Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Tìm hiểu về quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của người dân trong tài chính công tại xã duyên thái huyện thường tín thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.02 KB, 82 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta bước vào quá trình đổi mới kể từ đại hội Đảng VI năm
1986, làm cho mọi mặt đời sống kinh tế xã hội được cải thiện đáng kể, tạo
cho đất nước ta một diện mạo mới trong mắt bạn bè quốc tế. Trong những
năm tới đây, phát triển kinh tế vẫn là quan điểm chủ đạo của Đảng dựa trên
nội lực là chính. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm
tạo dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, cơ chế tài chính phù hợp với thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mặt khác, Đảng cũng chủ trương
phát triển toàn diện giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi, thu
hẹp tối đa khoảng cách giàu nghèo. Với phương châm quan tâm nhiều hơn
nữa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hướng
CNH - HĐH nhằm nâng cao đời sống người nông dân. So với trước đây, đời
sống của người dân được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên nếu so sánh với thành
thị thì nông thôn vẫn còn một khoảng cách. Có một nghịch lý thấy rõ rằng
phát triển cơ sở hạ tầng ở thành phố thì người dân không phải đóng góp
nhưng ngược lại ở nông thôn xây dựng cơ sở hạ tầng thì người dân phải tham
gia đóng góp. Vì vậy, giá cả dịch vụ ở nông thôn thường cao hơn nhiều so với
thành thị. Tính bình quân một hạt thóc nông dân làm ra đã phải "gánh" hàng
chục các khoản phí, lệ phí, tiền đóng góp.
Chính sách huy động sức dân dưới hình thức Nhà nước và nhân dân
cùng làm hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển nông
thôn, bên cạnh mặt tích cực một số địa phương còn nôn nóng, huy động quá
mức so với thu nhập của nhân dân vô tình tạo thành gánh nặng cho người dân
trong điều kiện thu nhập còn thấp, đời sống khó khăn. Nhiều khoản đóng góp
của dân còn chưa được công khai, sử dụng các khoản đóng góp của dân ở một

1



số nơi còn buông lỏng quản lý dẫn tới chi tiêu sai nguyên tắc, không đúng
mục đích, có biểu hiện tiêu cực.
Với bản chất của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, các cấp chính
quyền luôn có trách nhiệm lắng nghe ý kiến người dân và xử lý kịp thời
những điều băn khoăn thắc mắc cũng như những đơn khiếu nại, tố cáo của
nhân dân. Nhằm khắc phục tình trạng "loạn thu" những khoản phí không hợp
lý đối với người dân như phí an ninh quốc phòng; phí phòng chống thiên
tai…Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng
11 năm 2007 bãi bỏ những khoản đóng góp không đúng quy định hoặc không
đúng với tinh thần tự nguyện của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng thu phí tràn
lan vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn, gây ra nhiều khó khăn và tạo
nên sự bất bình của người dân.
Đứng trước thực trạng đó, tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu về
quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của người dân trong tài chính
công tại xã Duyên Thái huyện Thường Tín thành phố Hà Nội” nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của người dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát mà đề tài đặt ra là thông qua tìm hiểu, đánh giá thực
trạng các khoản đóng góp của người dân đối với tài chính công ở xã Duyên
Thái huyện Thường Tín thành phố Hà Nội, đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản đóng góp này của xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng
các khoản đóng góp của người dân trong tài chính công cấp cơ sở.
- Tìm hiểu thực trạng các khoản đóng góp của người dân xã Duyên Thái
trong tài chính công và đánh giá tình hình quản lý sử dụng các khoản đóng góp
của người dân trong các hoạt động tài chính công tại xã Duyên Thái.

2



- Đề xuất những định hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của người dân trong tài chính công
của xã.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu là công tác quản lý và sử dụng các khoản
đóng góp của người dân xã Duyên Thái huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Về không gian
Đề tài điều tra khảo sát trên địa bàn xã Duyên Thái huyện Thường Tín
thành phố Hà Nội.
1.4.2Về nội dung
Đề tài nghiên cứu các khoản đóng góp của người dân và tình hình huy
động quản lý, sử dụng các khoản đóng góp đó.
1.4.3 Về thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá từ tháng
01/2010 đến tháng 5/2010 với số liệu nghiên cứu tập trung trong 3 năm
(2007-2008-2009).

3


PHẦN 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA DÂN TRONG
TÀI CHÍNH CÔNG CẤP CƠ SỞ

2.1 Các khoản đóng góp của dân trong tài chính công cấp cơ sở:
2.1.1 Tài chính công cấp cơ sở:

2.1.1.1 Khái niệm tài chính công cấp cơ sở:
Từ cách nhìn nhận về tài chính công, thì khái niệm về tài chính công
cấp cơ sở được hiểu:
Tài chính công cấp cơ sở là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh
trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà
nước cấp cơ sở (Cấp xã, phường, thị trấn) nhằm phục vụ cho việc thực hiện
các chức năng của nhà nước ở cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công,
phân cấp quản lý.
Theo hệ thống công thì tài chính công cấp cơ sở chính là tài chính của
cấp xã, nó cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của
bộ máy nhà nước ở cấp xã và là một công cụ đặc biệt quan trọng để chính
quyền cấp xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa
phương.
Tài chính công cấp cơ sở chính là tài chính công cấp xã, phường, thị
trấn và được thống nhất gọi chung là tài chính công cấp xã.
2.1.1.2 Vai trò của tài chính công cấp xã:
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước trong thời đại mới, vai trò của
tài chính công cấp cơ sở ngày càng được coi trọng hơn. Tài chính công cấp cơ
sở có vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý tài chính địa phương, thực hiện
các mục tiêu của nhà nước tại cơ sở, giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước
với nhân dân trong các vấn đề có liên quan đến tài chính.
4


Thứ nhất: Tài chính công cấp cơ sở đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự
tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước cấp xã:
Trải qua quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước ra đời từ khi xã hội có
sự phân chia giai cấp. Nhà nước ra đời đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất
định để nuôi sống bộ máy và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng
đồng đối phó. Nguồn lực vật chất này chỉ có thể được đảm bảo từ nguồn tài

chính của xã. Tài chính công ở cấp cơ sở chính là ngân sách xã của địa phương.
Để đảm bảo nguồn lực vật chất này cung cấp cho toàn bộ các hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống của mọi người được đảm bảo.
Tài chính công cấp cơ sở phải khai thác triệt để các nguồn thu tại cơ sở
theo luật định. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu
cho các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ theo quy định của luật Ngân
sách Nhà nước như: Chi lương, sinh hoạt phí cho các công chức, các khoản
chi tiêu quản lý hành chính hay mua sắm trang thiết bị cho văn phòng mới
được thực hiện. Do vậy không có các khoản chi này của Ngân sách xã thì bộ
máy chính quyền Nhà nước cơ sở không tồn tại và phát triển được.
Thứ hai: Tài chính công cấp cơ sở là công cụ quan trọng để chính
quyền quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội tại địa
phương.
Với tư cách là chính quyền cấp cơ sở gắn liền với đời sống nhân dân và
thực hiện quản lý trực tiếp đối với nhân dân. Do vậy chức năng và nhiệm vụ
của ngân sách xã phải thực hiện là luôn đảm bảo quyền và lợi ích của nhân
dân trên địa bàn. Trực tiếp liên hệ và giải quyết các công việc của dân trên
mọi phương diện theo chính sách chế độ của Nhà nước đặt ra…. Nhằm đáp
ứng các nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Để giải quyết được các vấn đề
trên hiệu quả chính quyền xã phải có những công cụ đặc biệt thực hiện yêu
cầu này mà ngân sách xã là một trong các công cụ đó. Thông qua hoạt động
thu vào tài chính công cấp cơ sở mà các nguồn thu được tạo lập tập trung vào
quỹ ngân sách xã, đồng thời giúp chính quyền cơ sở thực hiện việc kiểm tra,
5


kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các hoạt
động khác được pháp luật cho phép. Việc kiểm soát thông qua tài chính công
cấp cơ sở được thể hiện qua việc phân loại các ngành nghề kinh doanh, các
chủng loại hàng hóa…mà qua đó chống các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn

lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác.
Thông qua thu vào tài chính công cấp cơ sở với các hình thức thu phù
hợp, công bằng, một mặt tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh
ở cơ sở, mặt khác góp phần thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương.
Thông qua chi mà các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, chính
trị, xã hội được duy trì và phát triển liên tục và ổn định, nhờ đó mà nâng cao
hiệu lực quản lý cơ sở.
Hoạt động thu – chi của tài chính công có vai trò quan trọng trong việc
khắc phục các khuyết tật của thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
ở địa phương….từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đưa khoa
học kỹ thuật vào từng làng xã giúp kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, từ
thuần nông sang nền kinh tế tổng hợp Nông – Công – Thương đáp ứng nhu
cầu của thị trường.
Thông qua chi cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế đã góp phần
vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe người dân, đảm bảo nâng cao trình độ
nhân dân và sức khỏe người dân, các xã không ngừng nâng cấp và xây dựng
mới các công trình cho giáo dục và y tế đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc
giảng dạy và khám chữa bệnh, giúp người dân yên tâm khi tham gia phát triển
sản xuất tại cơ sở. Từng bước xây dựng nông thôn mới theo đúng chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Từ phân tích trên cho ta thấy tài chính công cấp cơ sở là công cụ tài
chính quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Đảng và Nhà nước ở địa phương. Từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn và
rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, khắc phục dần tình trạng
bội chi xảy ra ở hầu hết các xã của nước ta, góp phần quan trọng thúc đẩy nền
6


kinh tế nước ta phát triển.
2.1.1.3 Cấu trúc của tài chính công cấp xã:

Tài chính công cấp cơ sở bao gồm hai nội dung cơ bản đó là ngân sách
xã, phường, thị trấn và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
Thứ nhất: Là Ngân sách xã, phường, thị trấn. Đây là một loại quỹ tiền
tệ của cơ quan chính quyền nhà nước cấp xã. Hoạt động của quỹ này này thể
hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ (thu ngân sách) và
phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó. Ngân sách cấp xã cung cấp các
phương diện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cơ
sở và ngân sách cấp xã chính là một công cụ đặc biệt quan trọng để chính
quyền phường, thị trấn thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã
hội địa phương.
Thức hai: Là các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn
theo quy định của pháp luật bao gồm:
Các quỹ công chuyên dùng của xã, phường, thị trấn.
Tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, phường, thị trấn.
Các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Các khoản đóng góp của dân trong tài chính công cấp cơ sở:
Khoản đóng góp: là những khoản được trích từ thu nhập của hộ (vật
chất, tiền và công lao động) được hộ tự nguyện hoặc bắt buộc đóng cho các tổ
chức, đơn vị mà hộ có quan hệ.
Hộ gia đình đóng góp bằng tiền đối với các quỹ phát động từ các tổ
chức đoàn thể như quỹ tình nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ bảo trợ trẻ, quỹ
khuyến học… Hộ đóng góp bằng ngày công lao động và vật liệu xây dựng để
xây dựng nhà văn hóa thôn bản, xây dựng kênh mương, bê tông đường giao
thông nông thôn…
Nếu phân theo tính chất bắt buộc và tự nguyện, các khoản đóng góp
được phân chia thành hai loại sau:
Khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc: là những khoản mà hộ nông
7



dân phải đóng góp theo văn bản pháp quy của Chính phủ, các Thông tư
hướng dẫn của các Bộ và các cơ quan ban ngành có liên quan. Như các khoản
phí, lệ phí,… theo quy định của Nhà nước và hội đồng nhân dân các tỉnh,
thành phố các khoản thu có tính chất như một loại thuế mà bất kể người dân
nào cũng phải nộp.
+ Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính
chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang
trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
+ Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ
chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban
hành (Điều 2 – pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL – UBTVWH10)
+ Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan
Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý được quy
định trong danh mục lệ phí (điều 3 – pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL –
UBTVWH10)
Khoản đóng mang tính chất tự nguyện (phi chính thống): là những
khoản hộ dân tự nguyện đóng góp theo quy chế dân chủ do thôn bản đề xuất
được hội đồng nhân dân xã quyết định. Như các quỹ phòng chống bão lũ, quỹ
xây dựng trường học, quỹ xây dựng giao thông nông thôn, quỹ tình nghĩa…
Những khoản đóng góp vào tài chính công cấp xã là những khoản đóng góp được
Hội đồng nhân dân cấp xã cho phép thu và được theo dõi ghi thu – ghi chi, đây là
một trong những khoản thu nằm trong ngân sách của địa phương.
2.1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến các khoản đóng góp của dân:
Một số vấn đề được dư luận xã hội rất quan tâm trong thời gian qua là
gánh nặng đóng góp của người nông dân hiện nay. Khảo sát của các cơ quan
chức năng mới đây cho thấy đang có hàng chục loại phí “đè đầu” nông dân,
“một hạt thóc gánh hàng chục khoản thu”. Câu chuyện về gánh nặng đóng
góp của người nông dân nói lên khá nhiều điều, vấn đề đặt ra cho các cấp cần
8



xem xét những khoản nào hợp lý, những khoản nào cần loại bỏ cho phù hợp
với đời sống của người dân hiện nay.
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một vấn đế rất lớn đã được nêu
trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10. Hiện nay, cán bộ ngành chức năng
đang hoàn thiện phương án miễn giảm các khoản đóng góp bất hợp lý để trình
chính phủ. Cần khẳng định rằng, thực hiện khoan sức dân là hợp lý, những
cách thức tiến hành như thế nào phải được nghiên cứu kỹ và làm một cách
khoa học, phù hợp với xu hướng đất nước ta đang thực hiện.
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã ra một số quy định về
huy động các khoản đóng góp của dân và chính sách quản lý và sử dụng các
khoản đóng góp, nội dung một số Quy định, Thông tư như sau:
Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 16/04/1999 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự
nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn và Thông
tư số 85/1999/TT-BTC ngày 7/7/1999 của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
quy chế.
Thông tư số 29/1999/TT-BTC ngày 19 tháng 03 năm 1999 về việc
hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ
khoản đóng góp của nhân dân.
Thông tư số 118/1000/TT-BTC ngày 22/12/200 của Bộ Tài chính quản
lý ngân sách phường xã và hoạt động tài chính khác ở phường xã, thị trấn.
Thông tư số 41/2001/TT-BTC ngày 12/6/2001 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định
05/2001/NQ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ, việc quyết định chủ trương
đầu tư, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công
cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hóa,
thể thao…) do nhân dân ở xã, thôn bản và quy định trực tiếp.
Thông tư 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số

điều của nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định
9


chi tiết thu hành pháp lệnh phí, lệ phí.
Chỉ thị số 10917/BTC-CST ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính
về việc đề nghị rà soát, bãi bỏ các khoản thu phí, lệ phí không đúng quy định.
Chỉ thị số 24/2007/CT-TTG ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí, chính
sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.
Công văn số 6189/BTC-NSNN ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài
chính về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, rà soát việc huy động đóng góp
của nhân dân.
Quyết định số 04/2007/QĐ-UB ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Sở Tài
chính về việc hướng dẫn thực hiện miễn một số khoản phí, lệ phí theo Chỉ thị
số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2 Quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân trong tài chính công
cấp xã
2.2.1 Khái niệm về công tác quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của
dân trong tài chính công cấp xã:
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà
chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp
thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển
phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.
Trong hoạt động quản lý các vấn đề: chủ thể quản lý, đối tượng quản
lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung
tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn.
Quản lý tài chính công là sự tác động của hệ thống các cơ quan của
Nhà nước đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định. Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập kế

hoạch tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động thu, chi của Nhà nước
nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước một
cách hiệu quả nhất.
10


Quy trình tổ chức quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân trong
tài chính công cấp xã. Nơi nào có phát sinh các quỹ từ nguồn thu đóng góp của
dân thì Chủ tích UBND cấp xã sẽ phải tiến hành thực hiện công việc sau:
Thứ nhất: Mọi quyết định đóng góp phải do dân và vì dân, tất cả mọi
việc đều do dân quyết định – Hội đồng nhân dân cấp xã tiến hành tổ chức lấy
ý kiến của đại đa số nhân dân về nội dung đóng góp, mục đích và lợi ích đóng
góp của nhân dân.
Thứ hai: Việc quản lý và sử dụng phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo
trình tự sau:
+ Huy động nguồn vốn dưới hình thức nào, số lượng bao nhiêu, thời
gian huy động.
+ Việc thu tiền dân phải có biên lại.
+ Phải mở sổ kế toàn đúng theo quy định, chế độ kế toàn, thống kê Nhà nước.
+Thực hiện thanh toán qua tài khoản kho bạc Nhà nước cấp huyện.
+ Phản ánh cân đối thu – chi qua tài chính cấp xã.
+ Quyết toán đầy đủ rõ ràng.
+ Thực hiện công khai tài chính trước dân.
2.2.2 Yêu cầu về công tác quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân
trong tài chính công cấp xã:
Công tác quản lý và sử dụng các nguồn thu trong tài chính công cần
phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Bảo toàn nguồn vốn, quỹ của tài chính cấp xã: Phát huy tính chủ động
của địa phương trong việc tự cân đối ngân sách, chống lại tư tưởng ỷ lại,
trông chờ vào nguồn bổ sung từ cấp trên điều tiết xuống. Tổ chức động viên

quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và quản lý ngân sách cấp xã, nhất là
trong việc kiểm tra và quản lý các nguồn thu và chi trên địa bàn làm đầy đủ
nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho nhà nước.
Công tác quản lý và sử dụng các khoản đóng gióp phải mang tính hiệu
quả: Thực hiện triệt để quan điểm tiết kiệm và hiệu quả kinh tế - xã hội trong
11


quản lý ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ ngân sách; chi đúng việc, tiết
kiệm đem lại hiệu quả cao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại địa phương,
phát huy và đề cao tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong
công tác quản lý ngân sách xã.
Công tác quản lý và sử dụng phải đảm bảo mang lại cho người dân tại
địa phương được hưởng lợi: Yêu cầu trong công tác quản lý phải đảm bảo
nguyên tắc mọi quyết định đóng góp phải do dân – Hội đồng nhân dân cấp xã
tiến hành tổ chức lấy ý kiến của đại đa số nhân dân về nội dung đóng góp đó,
mục đích và lợi ích đóng góp của người dân trong dự án đó. Nếu người dân
thấy việc đóng góp của mình mang lại lợi ích, họ được hưởng lợi nhiều thì
không những người dân tại địa phương đóng mà họ còn tích cực vận động
những người xung quanh tham gia đóng góp nhằm xây dựng quê hương ngày
càng giàu đẹp.
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng:
Một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng các
khoản đóng góp của dân trong tài chính công cấp cơ sở là việc xác định mức
đóng góp và lĩnh vực đóng góp một các đúng đắn, hợp lý. Mức đóng góp và
lĩnh vực đóng góp lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã
hội. Có các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng.
Chính sách, quan điểm của Nhà nước, chính quyền đại phương: Đây là
nhóm nhân tố vĩ mô phản ánh tình hình kinh tế - xã hội nói chung của một
quốc gia nếu các chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước phù hợp nhằm

phát triển kinh tế của xã hội cũng như của người dân sẽ có tác động rất lớn
đến việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp của người dân … Trong những năm
gân đây Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách hợp lòng dân như
cho rà soát lại toàn bộ các khoản dân phải đóng góp ở tất cả các đại phương
trong cả nước, ra chính sách xóa bỏ nhiều khoản đóng góp bất hợp lý (CV
6189/BTC-NSNN ngày 4/2009 của Bộ Tài chính về việc tăng cường chỉ đạo,
kiểm tra, rà soát việc huy động đón góp của nhân dân)…
12


Lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở: Khi lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở
được nhận thức là người đại diện và hoạt động vì lợi ích Nhà nước và cộng
đồng thì người dân sẽ tích cực tham gia đóng góp cho chính quyền nhằm làm
thay đổi bộ mặt nông thôn. Một chính quyền không đại diện cho quyền lợi
chung sẽ giảm sự hợp tác và tăng sự chống đối đóng góp của người dân. Mặt
khác, sự đại diện của một cấp lãnh đạo còn được người dân nhận thức ở sự
công tâm, trong sạch, không tham những, vụ lợi; quản lý – công khai minh
bạch các nguồn lực tài chính tại địa phương.
Công tác tuyên truyền: Đây là công tác quan trọng nhằm giúp người
dân hiểu hơn về chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước, đây trở thành
công cụ nâng cao tính tự giác của người dân. Do vậy, muốn thực hiện tốt công
tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì công tác
này phải được đổi mới và tăng cường cả về nội dung và hình thức.
Quan điểm và lợi ích của người dân: Nếu các khoản đóng góp mà người dân
được hưởng lợi nhiều thì họ sẽ sẵn sàng đóng góp cho địa phương. Ngược lại
nếu người dân thấy các khoản đóng góp mặc dù ít nhưng không hiệu quả hoặc
có nhưng không đáng kể người dân sẽ không tuân thủ đóng góp cho chính
quyền địa phương dẫn đến nợ đọng tăng lên. Vì vậy, công tác quản lý và sử
dụng như thế nào? Để người dân thấy được lợi ích được hưởng từ việc đóng
góp thì họ sẽ thực hiện đóng góp tự nguyện làm cho công tác thu nộp và quản

lý được tốt hơn.
2.2.4 Nguyên tắc quản lý và sử dụng các khoản đóng góp:
Quản lý và sử dụng các nguồn thu trong tài chính công được thực hện
theo ba nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thống nhất: Mọi khoản thu – chi từ các nguồn đóng góp
của dân phải đều được phản ánh vào trong sổ sách kế toán xã, phải gửi vào
kho bạc nhà nước, phải lập dự toán và được hội đồng nhân dân xã quyết định.
Thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua
trong quản lý tài chính công. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình
13


đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có
tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu mang tính chất công.
Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai, minh bạch
trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giàm sát, kiểm soát các
quyết định về thu – chi tài chính, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính
hiệu quả.
Mọi khoản thu chi của xã phường, thị trấn phải được phản ánh vào
ngân sách để hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và kiểm tra việc thực
hiện. Xã, phường, thị trấn không được tùy tiện đặt ra các chế độ thu, chi riêng
hoặc giữ nguồn thu để lập quỹ ngoài ngân sách trái quy định của nhà nước.
Các khoản thu, chi tài chính khác của xã, phường, thị trấn phải hoạch
toán rõ ràng, minh bạch theo từng loại hoạt động.
2.3 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu về công tác quản lý và sử dụng
các khoản đóng góp của dân trong tài chính công cấp cơ sở:
Thứ nhất: Nghiên cứu những quy định về các khoản đóng góp.
Tìm hiểu thực trạng các khoản đóng góp. Bao gồm những khoản đóng
góp gì? Các cấp quy định thu, hình thức thu và thủ tục thu được thực hiện như
thế nào? Từ đó xem xét các khoản đóng góp đó có phù hợp hay không, xem

xét mức tỷ lệ đóng góp so với tổng thu nhập của người dân là bao nhiêu?
Thứ hai: Nghiên cứu về công tác quản lý các khoản đóng góp của dân
trong tài chính công cấp cơ sở.
Tìm hiểu quy trình quản lý tài chính công tại cấp xã được thực hiện như
thế nào và nguyên tắc quản lý? Từ đó thấy được thực trạng quản lý các khoản
đóng góp của dân trên địa bàn xã Duyên Thái huyện Thường Tín thành phố
Hà Nội như thế nào? Có thực hiện đúng quy trình quản lý.
Thứ ba: Nghiên cứu về công tác sử dụng các khoản đóng góp của dân
trong tài chính công.
Từ thực trạng công tác quản lý, tìm hiểu nguyên tắc sử dụng các khoản
đóng góp như thế nào? Việc sử dụng có hiệu quả không? Từ đó thấy được
14


mức độ người dân được hưởng lợi từ việc đóng góp của họ?
2.4 Thực tiễn quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân trong tài
chính công cấp cơ sở ở Trung Quốc và ở nước ta:
2.4.1 Thực tiễn tại Trung Quốc:
Để có những chính sách phù hợp với công tác quản lý và sử dụng các
khoản đóng góp của dân trong tài chính công cấp cơ sở ở nước ta, với kinh
nghiệm học tập ở nước bạn láng giềng có nhiều nét tương đồng với ta.
Về cơ chế quản lý:
Trung Quốc hiện đang thực hiện chế độ quản lý tài chính cấp xã trực
tiếp từ cấp huyện (việc quản lý tài chính cấp xã chỉ mang tính chất đại diện,
không trực tiếp tiến hành hoạch toán và phê chuẩn). Mục tiêu của việc quản lý
này là nhằm tránh những sai phạm trong việc thu chi sai chế độ và thu chi
không đúng mục đích của các cấp quản lý tài chính cấp xã. Hiện các huyện
thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng theo cơ chế chuyên môn, tức cơ quan quản
lý tài chính cấp huyện sẽ phân thành các quầy chuyên môn: quầy quản lý các
khoản thu, quầy thu – chi bù trừ, quầy quản lý ngân sách giáo dục, quầy quản

lý quỹ bảo hiểm, quầy quản lý quỹ dự án, quầy quản lý tài chính thôn bản và
quầy quản lý tiền lương (7 cửa giao dịch).
Tuy nhiên việc lập dự toán sử dụng các nguồn tài chính của xã vẫn
thuộc bộ môn quản lý tài chính cấp huyện quản lý tập trung việc phê duyệt dự
toán ngân sách cấp xã, quản lý tập trung các nguồn thu và hệ thống tài khoản,
hóa đơn.
Chế độ thu:
Các khoản thu từ thuế: 25% thuế giá trị gia tăng, 40% thuế thu nhập cá
nhân và doanh nghiệp; 100% thuế nhà đất, thuế sử dụng đất, thuế nông
nghiệp, thuế vận tải, thuế tài nguyên và thuế thủy điện nhỏ.
Các khoản thu khác: nếu tổng thu trong năm vượt kế hoạch đặt ra hoặc
không đạt mức kế hoạch thì:
- Vượt < 25% thì được giữ lại 50%.
15


- Vượt 25 – 30% thì được giữ lại 60%.
- Vượt > 30% thì được giữ lại 70%.
Nếu không đạt chỉ tiêu kế hoạch thì tùy điều kiện cụ thể mà có được
những sự hỗ trợ khác nhau.
Chế độ chi:
Chi thủy lợi phí, chi giáo dục, chi văn hóa, chi thể dục thể thao, chi bảo
vệ môi trường, chi cho các dịch vụ công cộng.
2.4.2 Thực tiễn tại Việt Nam:
Tổng hợp các khoản đóng góp của dân trong cả nước:
Trong thời gian qua, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng
góp của nhân dân đã được nhiều địa phương, đơn vị thực hiện có kết quả tích
cực, góp phần quan trọng vào việc huy động các nguồn lực tài chính, không
những đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng mà còn giúp nhau xóa đói giảm
nghèo, khơi dậy được sức mạnh của cộng đồng với những việc làm hết sức

thiết thực ở địa bàn dân cư. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện các quy
định về phí, lệ phí và huy động các khoản đóng góp của nhân dân vẫn còn
những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01
tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh
việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động
đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc
tự nguyện, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp không được ra văn
bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới,
không việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người
dân được hưởng.
Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính – ngân sách Quốc hội, một số địa
phương nông nóng, huy động đóng góp quá mức so với thu nhập của người
dân vô hình tạo gánh nặng cho người dân trong điều kiện thu nhập còn thấp,
đời sống khó khăn. Mức huy động đóng góp của người dân còn được thực
hiện tùy tiện tại nhiều nơi, gây ra bất hợp lý giữa các vùng. Những vùng kinh
16


tế khó khăn thì mức đóng góp có xu hướng cao hơn vùng thuận lợi.
Theo báo cáo của 46 tỉnh, thành phố, kết quả điều tra ở 135 xã và 117
hợp tác xã nông nghiệp cho thấy số lượng và mức thu của các khoản đóng
góp từ hộ nông dân rất khác nhau giữa các địa phương, các vùng. Bình quân 1
hộ có khoảng 30 khoản với mức đóng góp từ 250.000 đồng đến 800.000
đồng/năm. Trong đó, có trên 20 khoản phải đóng góp do xã và các tổ chức
thu, với mức thu từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/hộ/năm và khoảng 10
khoản chi dịch vụ do hợp tác xã thu, với mức thu từ 200.000 đồng đến
400.000 đồng/hộ/năm.
Nếu thống kê theo báo cáo của địa phương về các khoản thu chính thức
là loại trừ mức tăng đột xuất của một số khoản thu (so với đa số các địa phương
trong vùng) thì số lượng các khoản thu và mức thu của các vùng như sau:

Trung du miền núi phía Bắc: có 28 khoản đóng góp chính thức, mức
thu từ 250.000 đến 450.000 đồng hộ/năm, trong đó có 18 khoản do xã khác tổ
chức thu và 10 khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Đồng bằng sông Hồng: có 26 khoản đóng góp chính thức, với mức từ
350.000 đến 500.000 đồng hộ/năm, trong đó có 15 khoản do xã và các tổ chức
thu và 11 khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Bắc Trung bộ: có 24 khoản đóng góp chính thức, với mức thu 500.000
đến 800.000 đồng hộ/năm, trong đó có 14 khoản do xã và các tổ chức khác
thu và 9 khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Duyên hải Nam Trung bộ: có 28 khoản đóng góp chính thức, với mức
thu từ 400.000 đồng đến 700.000 đồng hộ/năm, trong đó có 19 khoản do xã
và các tổ chức thu và 9 khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Tây nguyên: có 17 khoản đóng góp chính thức, với mức từ 400.000
đồng đến 600.000 hộ/năm, trong đó có 10 khoản do xã và các tổ chức thu và 7
khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Đông nam bộ: có 22 khoản đóng góp chính thức, với mức thu 350.000
đến 550.000 đồng hộ/năm, trong đó có 13 khoản do xã và các tổ chức thu và 9

17


khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Đồng bằng sông Cửu Long: có 25 khoản đóng góp chính thức, với mức
thu từ 300.000 đến 700.000 đồng hộ/năm, trong đó có 13 khoản do xã và các
tổ chức thu và 12 khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu.
Các khoản đóng góp của nông dân vào tài chính công cấp cơ sở hiện
nay được phân loại như sau:
Các khoản đóng góp do các tổ chức đoàn thể thu, gồm:
Các khoản đóng góp do các tổ chức quy định theo hướng dẫn của cấp
trên hoặc được xác định trên cơ sở bàn bạc, thống nhất trong các thành viên

để đảm bảo các hoạt động của tổ chức đó như: Quỹ Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ… với mức thu không lớn, bình quân mỗi thành viên nộp khoảng 7.000
đồng/năm.
Các khoản đóng góp mang tính chất xã hội như Quỹ chăm sóc người
cao tuổi, Quỹ xóa đói giảm nghèo hoặc Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ
em, Quỹ khuyến học… với mức đóng góp bình quân 1 hộ khoảng 5.000 đến
10.000 đồng/năm.
Các khoản đóng góp do xã thu:
Các khoản do xã thu chủ yếu là thực hiện theo nhiệm vụ được cấp trên
giao: nghĩa vụ lao động công ích, Quỹ an ninh – quốc phòng, Quỹ phòng
chống bão lụt, xây dựng trường học, xây dựng giao thông nông thôn… Hiện
nay quỹ An ninh – quốc phòng được miễn thu theo Chỉ thị số 24/2007/CTTTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Mức thu: Các khoản thu cố định được thực hiện theo các văn bản quy
định của Nhà nước như nghĩa vụ lao động công ích, Quỹ an ninh – quốc
phòng, Quỹ phòng chống bão lụt… Các khoản thu để xây dựng cơ sở hạ tầng
phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Trong trường hợp để đầu tư mới, các khoản
thu thường lớn. Trường hợp để sửa chữa thường xuyên các hạng mục cơ sở hạ
tầng thì khoản thu không nhiều những ổn định trong thời gian dài.
Hình thức thu:
Các khoản đóng góp do các tổ chức thu chủ yếu theo đối tượng là các
18


thành viên của tổ chức đó như nông dân, Phụ nữ… Các khoản đóng góp mang
tính chất xã hội như Quỹ chăm sóc người cao tuổi, Quỹ xóa đói giảm nghèo
hoặc Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ khuyến học… chủ yếu thu
theo hộ.
Các khoản đóng góp do xã thu chủ yếu theo hộ, trừ những khoản đóng
góp được quy định cụ thể đối tượng thu: lao động công ích thu theo lao động
trong độ tuổi quy định của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích, các hội thu

của các đối tượng là hội viên.
Thực trạng công tác thu và sử dụng các khoản đóng góp của dân
tại một số địa phương:
Tại tỉnh Thanh Hóa: (Theo PV báo Nhân dân đăng ngày 25/6/2009)
Chấn chỉnh việc thu, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Thực
hiện chỉ thị 24/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường
chấn chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy
động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, tỉnh Thanh hóa đã và đang
chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát, chấn chỉnh việc thu, sử dụng các
khoản đóng góp của nhân dân.
Qua khảo sát, các xã trong tỉnh đang thực hiện 29 khoản thu. Riêng
năm 2008, tổng số tiền cấp xã thu được 104 tỷ 583 triệu đồng, gồm: Thu đóng
góp xây dựng cơ sở hạ tầng 90 tỷ 120 triệu đồng chiếm 86%; thu đóng góp
quỹ xã hội, từ thiện 3 tỷ 530 triệu đồng, chiếm 3% tổng thu đóng góp tại xã.
Nguyên tắc thu đóng góp của dân phải trên tinh thần dân chủ, tự nguyện
nhưng nhiều khoản thu thực chất là bắt buộc thực hiện. Nhiều địa phương huy
động đóng góp xây dựng hạ tầng không theo dự án mà ấn định mức thu hằng
năm, tạo quỹ chung để UBND xã điều hành. Một số địa phương ra chỉ tiêu
các quỹ xã hội, từ thiện tới từng hộ, quản lý qua ngân sách là không đúng
chức năng quy định về quản lý ngân sách xã. Nhiều loại quỹ, phí đặt ra từ
nhiều năm trước không còn phù hợp cơ chế hiện hành, không có trong danh
mục được cấp có thẩm quyền ban hành, những các địa phương vẫn thu của
dân. Quá trình tổ chức thực hiện còn mất dân chủ, áp đặt, không ít địa phương
19


thực hiện cưỡng chế thu qua việc khấu trừ vào tiền chính sách bảo trợ xã hội
hoặc bắt buộc phải đóng góp các khoản còn nợ chính quyền mới xác nhận các
thủ tục hành chính gây bức xúc, phản ứng gay gắt trong dân sinh.
Kết quả kiểm tra cho thấy, có tới 17 khoản thu do cấp xã ban hành

không đúng thẩm quyền, hoặc thu cả những khoản cấp có thẩm quyền đã bãi
bỏ. Ngoài ra, các thôn hiện tại đang thực thu 11 khoản đóng góp với tổng số
thu 19 tỷ 34 triệu đồng. Tỉnh chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bãi bỏ
ngay các khoản đóng góp của nhân dân không đúng quy định, dừng ngay việc
huy động đóng góp các loại quỹ đã được bãi bỏ, miễn giảm như quỹ lao động
công ích, quỹ phòng, chống bão lụt, quỹ dân nuôi, quỹ kiến thiết xã hội, quỹ
tu bổ trường lớp, quỹ an ninh tự quản, quỹ đắp đất dự trữ, quỹ văn hóa xã hội,
quỹ quản trang, quỹ chỉ đạo sản xuất, quỹ phòng bệnh gia súc, tiêm phòng thú
y, quỹ dịch vụ bảo nông, quỹ bảo vệ đồn điền, hỗ trợ lương giáo viên mầm
non… Chỉ có ngành tài chính là đơn vị tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban
hành các khoản thu, quản lý nguồn thu. Yêu cầu các địa phương thực hiện
nghiêm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quản lý,
sử dụng các khoản thu đóng góp của nhân dân.
Trong khi những cơ chế, chính sách của Nhà nước đang hướng tới việc
miễn, giảm những khoản phí, đóng góp nhằm giảm gánh nặng cho người dân,
thì tại xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), người dân thường xuyên
phải oằn mình với các khoản đóng góp trái với quy định của Nhà nước, khiến
nhân dân bất bình.
Qua điều tra, chúng tôi được biết, hiện nay UBND xã Xuân Lộc đang
thu các khoản đóng góp của dân trái với quy định của Nhà nước gồm: phí an
ninh quốc phòng (1,6kg thóc/hộ/năm); đóng góp hỗ trợ các tổ chức đoàn thể
(10kg thóc/khẩu/năm); đóng góp làm đường giao thông nông thôn được
UBND xã này thu với phương thức rất “không giống ai” là 5kg thóc/tạ/năm
(mỗi sào ruộng được tính là 3 tạ/vụ); tiền xây dựng cơ sở hạ tầng là 80.000
đồng/hộ/vụ tức là 160.000 đồng/hộ/năm).3
Tại Thành phố Đà Nẵng:
20


“Hiện thành phố Đà Nẵng chỉ còn duy nhất một quỹ đóng góp từ nhân

dân được huy động dưới hình thức giao chỉ tiêu là quỹ đền ơn đáp nghĩa” –
Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Võ Duy Khương khẳng định. Theo
đó, tổng mức vận động cho quỹ đền ơn đáp nghĩa của toàn thành phố trong
năm 2009 là trên 5,33 tỉ đồng. “Số tiền này được phân bổ đều cho tất cả các
khối từ doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và khối cấp
quận huyện, xã phường. Với cách phân bổ này thì khi về đến địa phương,
bình quân mỗi người trong độ tuổi lao động sẽ phải đóng góp 10.000
đồng/năm.
Ngoài quỹ đền ơn đáp nghĩa, các quỹ khác là quỹ “Vì người nghèo”,
quỹ “Khuyến học” và quỹ “Bảo trợ trẻ em nghèo bất hạnh” đều được huy
động dưới hình thức vận động không bắt buộc. Theo ông Đặng Công Nhật –
chủ tịch phường Bình Thuận (quận Hải Châu), người dân vẫn còn tham gia
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng
làm. “Tuy nhiên khoản tiền mà người dân đóng góp không lớn, chiếm khoảng
5% giá trị công trình, số còn lại do ngân sách địa phương bỏ ra. Việc xây
dựng hạ tầng như bê tông hẻm hay mắc điện chiếu sáng công cộng đều phải
được người dân đồng thuận mới triển khai”. Theo ông Đỗ Duy Khương, trong
thời gian tới thành phố sẽ dần dẹp bỏ mô hình “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, thay vào đó là ngân sách nhà nước.

21


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm xã Duyên Thái
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý:

Xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội có diện tích tự
nhiên là 388,43 ha, phía Tây, Bắc tiếp giáp với hai xã Đông Mỹ; xã Liên Ninh
của huyện Thanh Trì; phía Đông, Nam tiếp giáp với ba xã Ninh Sở; Văn
Bình; Nhị Khê của huyện Thường Tín; xã cách trung tâm huyện 5 km và cách
trung tâm thành phố 17km.
3.1.1.2 Địa hình đất đai:
Xã Duyên Thái huyện Thường Tín thành phố Hà Nội thuộc đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Vùng đất có cấu tạo địa chất tương đối đơn giản do lớp
thổ nhưỡng được hình thành bởi lượng phù sa sông Hồng bồi đắp.
3.1.1.3 Khí hậu thời tiết:
Duyên Thái là xã đồng bằng với khí hậu đặc thù vùng nhiệt đới quanh
năm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai:

22


Bảng 3.1 Tình hình biến động đất đai của xã qua 3 năm 2007- 2009
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Diện tích đất tự nhiên
1. Diện tích đất nông nghiệp
1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.3 Diện tích NTTS
2 Đất chuyên dung
2.1Đất cụm công nghiệp
2.2Đất điểm công nghiệp làng nghề
2.3Đất ở

3 Đất chưa sử dụng

2007

2008

388,43
201
145
25
31
153
17,2
12,5
123,3
34,43

388,43
203
145
25
33
160
18
12,5
129,5
25,43

23


So sánh (%)
BQ (%)
08/07
09/08
388,43
100,00
100,00
100,00
209,5
100,99
103,20
102,09
145
100,00
100,00
100,00
25
100,00
100,00
100,00
39,5
106,45
119,69
113,07
169,46
104,57
105,91
105,24
18,7
104,65

103,88
104,26
12,5
100,00
100,00
100,00
138,26
105,02
106,76
105,89
9,47
73,86
37,23
55,54
(Nguồn: Ban thống kê xã Duyên Thái)
2009


Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không
thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động.
Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi
trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất
cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Do vậy, đất đai
là một tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Đất đai ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống dân sinh – kinh tế - xã
hội, trở thành mối quan tâm hàng đầu vì đất có hạn trong khi đó các nhu cầu
sử dụng đất ngày càng tăng, đặc biệt là ở các vùng đô thị. Đất đai sản xuất
nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khi
đô thị, đây chính là một bài toán khó đối với Nhà nước nói chung và chính

quyền địa phương nói riêng.
Diện tích đất nông nghiệp của xã 209,5ha chiếm 53,94%; diện tích đất
chuyên dùng 169,46ha chiếm 43,63% (Trong đó: đất cụm công nghiệp 18,7
ha chiếm 4,8%, đất điểm công nghiệp làng nghề 12,5ha chiếm 3,2%); đất
chưa sử dụng 9,47ha chiếm 2,44%.
3.1.2.2 Tình tình dân số và lao động:
Hiện xã có 2535 hộ với 9840 nhân khẩu làm ăn sinh sống trên địa bàn
(số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009); 99,8% là người thuộc dân tộc
kinh có đời sống tinh thần tín ngưỡng hướng đạo phật; lực lượng lao động
trong độ tuổi của xã chiếm 53,6% với 5269 lao động (trong đó lao động
chuyên về nông nghiệp chiếm 17% với 896 lao động; lao động kết hợp nông,
công, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề, thương mại, dịch vụ chiếm 65% với
3424 lao động; lao động chuyên về công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng
chiếm 18% với 949 lao động).

24


Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2007 – 2009
Chỉ tiêu
I. Tổng số nhân khẩu
II. Tổng số hộ
1.Theo ngành nghề
1.1 Hộ nông nghiệp
1.2 Hộ nghề thủ công nghiệp
1.2 Hộ kiêm
III. Tổng số lao động
1. LĐ nông nghiệp
2. LĐ CN, thủ CN, XD
2. LĐ kiêm


2007

2008

2009

(người)
9385
2279

(người)
9537
2487

(người)
9840
2535

441
321
1517
4756
866
911
2979

438
353
1696

5056
883
921
3252

448
375
1700
5269
896
949
3424

So sánh (%)
08/07
09/08
BQ
101,6
103,17
102,38
109,12 101,93
105,52
99,31
109,96
111,79
116,90
101,96
101,09
109,16


102,28
106,23
100,23
104,21
101,47
103,04
105,28

100,79
108,09
106,10
110,55
101,71
102,06
107,22

(Nguồn:Thống kê xã Duyên Thái)

25


×