Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Chiến lược thâm nhập thị trường Ấn Độ của công ty Á Mỹ Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.93 KB, 31 trang )

DANH SÁCH NHÓM
1. Trần Thị Kim Chi
2. Nguyễn Thị Lệ Diễm
3. Lê Thị Hoa
4. Nguyễn Thị Thu Hằng
5. Đỗ Văn Kiên
6. Phan Thị Diễm My
7. Trần Thị Nhạn
8. Nguyễn Thị Kim Phụng
9. Cao Thị Quỳnh
10. Nguyễn Thị Minh Tâm
11. Phạm Thị Bích Trâm
12. Nguyễn Thị Thanh Trúc
13. Nguyễn Thị Tú Vàng
14. Trần Ngọc Hải Vy
15. Nguyễn Hữu Linh
16. Nguyễn Thị Thu Vân


I.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG:
1. Giới thiệu sản phẩm

-

Bình xịt côn trùng RED FOXX với các hoạt chất diệt côn trùng gia dụng sẽ
tiêu diệt các loại côn trùng như muỗi, gián…bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Công thức độc đáo làm tê liệt hệ thần kinh và giết côn trùng ngay khi tiếp
xúc nhưng rất an toàn cho người và vật nuôi với hương thơm dễ chịu.


-

Bình xịt côn trùng Red Foxx có tác dụng tiêu diệt côn trùng nhanh chóng và
hiệu quả tức thì giúp khách hàng gạt bỏ mọi nỗi lo về các chứng bệnh do
côn trùng gây ra như: sốt xuất huyết, nguồn bệnh từ gián, kiến khoang...

-

Sản phẩm mang đến cho khách hàng một không gian thông thoáng, đuổi
sạch ruồi muỗi và côn trùng với hương chanh thơm mát, trong lành đem lại
cảm giác thoải mái dễ chịu.

-

Thiết kế nhỏ gọn, tiện sử dụng cả ở những góc khuất khó di chuyển như
dưới gầm giường, góc tủ…


-

Sản phẩm không chứa thành phần gây hại cho sức khỏe của thành viên
trong gia đình.

-

-

Với 2 hương cho bạn chọn lựa:



Hương Lavender



Hương Chanh

Thể tích: 600ml/ chai

2. Giới thiệu thương hiệu

-

Công ty TNHH Á Mỹ Gia (AMG) được thành lập năm 2003, hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hóa phẩm tẩy rửa và vệ sinh gia dụng
với hai thương hiệu chính là Gift và Ami.

-

Hiện nay, với khuôn viên 14.000 m2, nhà máy của AMG tọa lạc tại khu
công nghiệp Nam Tân Uyên, (Bình Dương), cung cấp việc làm cho hơn 700
nhân viên của công ty trên toàn quốc.

-

Từ khi thành lập đến nay, AMG đã cho ra thị trường 7 dòng sản phẩm chăm
sóc vệ sinh nhà cửa phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng. Với chủng loại đa


đạng và chất lượng cao, sản phẩm của AMG được người tiêu dùng tin
tưởng, bình chọn đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” do báo

Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, liên tiếp nhiều năm liền từ năm 2008 đến nay.
-

Với những thành công đã đạt được, AMG cam kết không ngừng cải thiện,
nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng. Công ty
kính mong khách hàng và người tiêu dùng sẽ luôn tiếp tục quan tâm, tin cậy
và ủng hộ sản phẩm của AMG.

-

Từ khi thành lập đến nay, AMG đã cho ra thị trường 7 dòng sản phẩm chăm
sóc vệ sinh nhà cửa. Sản phẩm AMG liên tiếp nhiều năm liền đạt danh hiệu
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.

3. Khả năng cung cấp cho thị trường
-

Công ty Á Mỹ Gia cung cấp nhiều dòng sản phẩm khác nhau trên thị trường
Việt Nam. Đặc biệt là dòng sản phẩm Redfoxx. Hệ thống phân phối phát
triển thêm thị trường miền Tây với mức độ bao phủ là 54/64 tỉnh.

-

-

Một số đối tác trong chiến lược phân phối của công ty Á Mỹ Gia


Hệ thống Metro Cash & Carry VN.




Hệ thống siêu thị Saigon Coop.



Hệ thống siêu thị Lotte.



Hệ thống siêu thị Maximark.



Các nhà phân phối của AMG trong toàn quốc

Như vây cho thấy khả năng cung cấp sản phẩm của Công ty ra thị trường
mạnh, có độ bao phủ cả nước.

-

AMG vẫn bền bỉ với hành trình của những cam kết để trở thành một trong
những công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực chất tẩy rửa và vệ sinh
nhà cửa, không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn tầm ra quốc tế.

-

Bên cạnh đó, công ty luôn hiểu và tin rằng con người luôn luôn là tài sản
giá trị nhất đối với họ, là chìa khóa đưa đến sự thành công và phát triển lâu
bền cho AMG.



4. Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu:
-

Việc lựa chọn một số quốc gia đưa vào nghiên cứu, phân tích nhằm chọn thị
trường mục tiêu cho chiến lược đưa sản phẩm Redfoxx ra thị trường thế
giới là một việc làm khó khăn. Tuy nhiên, với việc định hướng người tiêu
dùng là người dân Ấn Độ, vì ở đây khí hậu thời tiết ẩm thấp khắt nghiệt và
do đặc tính khí hậu nên tạo sự phát triển cho côn trùng rất mạnh mẽ. Người
tiêu dùng có ý thức bảo vệ sức khỏe khỏi các côn trùng gây bệnh sốt xuất
huyết, côn trùng lây bệnh như muỗi, gián, ruồi,… Hơn nữa, nằm trong khu
vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP
của cả khu vực. Ấn Độ là một đối tác được các quốc gia ASEAN lựa chọn
để thiết lập khu vực thương mại tự do từ năm 2003 và Hiệp định Thương
mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được ký kết. Ấn Độ hiện đang có
mức thuế suất trung bình ở mức cao trên thế giới nên việc Ấn Độ cắt giảm
thuế theo cam kết sẽ tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước
ASEAN, trong đó có Việt Nam nhờ sự chênh lệch giữa thuế ưu đãi và thuế
thông thường.

-

Mặc dù thị trường Ấn Độ cũng còn những khó khăn như khoảng cách địa lí
xa, giao thông không thuận tiện, thông tin thị trường còn thiếu, điều kiện cơ
sở hạ tầng chưa phát triển cân xứng giữ các vùng miền. Sự khác biệt về văn
hóa, tập quán, ngôn ngữ, cơ chế thanh toán cũng còn nhiều khó khăn, độ rủi
ro cao…

-


Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia với sức mua lớn của thị trường
cũng như những nỗ lực của Ấn Độ trong việc phát triển kinh tế cải thiện
môi trường kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư sẽ là các cơ hội tốt để các
DN Việt Nam hướng tới thị trường đầy tiềm năng này.

-

Theo nhận định của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Ấn Độ là một
trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng
rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường này. Đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh như


nông sản, cao su tự nhiên, hàng mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ
sinh, quần áo may sẵn...
-

Tại hội nghị kết nối DN Việt Nam - Ấn Độ do Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại
TP.HCM tổ chức tại TP.HCM gần đây, ông Manoj Kumar, lãnh sự Tổng
lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cũng đã kêu gọi doanh nghiệp hai nước
tăng cường giao lưu, hợp tác thương mại, đầu tư.

-

Theo ông Manoj Kumar, Việt Nam và Ấn Độ có rất nhiều điểm tương đồng
về kinh tế, chính trị, văn hóa. Các DN Ấn Độ cũng luôn tin tưởng vào chất
lượng hàng hóa cũng như uy tín của các DN Việt Nam. Do vậy, Ấn Độ cam
kết giúp đỡ các DN Việt Nam 24/24 giờ/ngày sẽ và hỗ trợ tối đa về mọi mặt

đặc biệt là vấn đề cấp thị thực nhằm khuyến khích cho các DN Việt Nam tới
Ấn Độ tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh.

II.

Do đó, Kế hoạch này sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường Ấn Độ là
thị trường mục tiêu cho sản phẩm.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1. Tổng quan về Ấn Độ.
-

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích lớn thứ 7 trên Thế giới và đứng
thứ nhì về dân số với 1,3 tỉ người (số liệu 2014).

-

Trước những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Ấn Độ được đánh giá là rất trì
trệ và kém phát triển do chủ trương tự cung tự cấp với môi trường kinh tế
tập trung và hướng nội. Nhưng chỉ sau 10 năm, nền kinh tế Ấn Độ đã từng
bước phục hồi nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa các
ngành công nghiệp thuộc sỡ hữu nhà nước, khuyến khích thúc đẩy đầu tư
trong và ngoài nước. Hiện nay, nền kinh tế Ấn Độ đứng 12 trên Thế Giới,
được xem là một trong số các nền tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất và
được nhận định là nước công nghiệp mới.

-

Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ
19 trên Thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản



phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ,
hóa chất và gia công đồ da thuộc. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm
máy móc, ngọc, đá quý, phân bón và hóa chất.
-

Do đó, Ấn Độ là thị trường có tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh
các mặt hàng hóa chất và sản phẩm công nghiệp như công ty Á Mỹ Gia.

2. Môi trường chính trị, pháp luật.
a. Chính trị
-

Từ khi giành lại độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc
gia. Điều đáng nói là các thách thức hiện nay của Ấn Độ chủ yếu liên quan
tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân và quản lý. Ấn Độ luôn từ
chối ký kết CTBT và NPT (các hiệp ước cấm sản xuất vũ khí hạt nhân) để
giữ chủ quyền đối với chương trình vũ khí hạt nhân của họ dù có những chỉ
trích và trừng phạt quân sự từ phía các cường quốc. Nhưng với sức mạnh
của mình, Ấn Độ có thể tự bảo vệ họ trước những đe dọa đó. Những cuộc
thương lượng gần đây của chính phủ Ấn Độ đã tăng cường các quan hệ của
họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pakistan. Trong những năm gần đây, Ấn Độ
đã đóng vai trò có tầm ảnh hưởng lớn tại ASEAN, SAARC và WTO. Ấn
Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Ấn Độ có rất nhiều Đảng phái chính trị.
Các Đảng chủ yếu là Đảng Quốc Đại, cầm quyền nhiều nhiệm kỳ; Đảng
Nhân dân Ấn Độ (BJP); Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI). Mặt dù có nhiều
Đảng cầm quyền thay thế nhau lãnh đạo nhưng chính sách ít thay đổi tạo
tính ổn định trong môi trường kinh doanh. Năm 2003, Việt Nam và Ấn Độ
ký một thỏa thuận, theo đó hai bên dự kiến tạo nên một "Vòng cung Lợi ích

và Thịnh vượng" ở Đông Nam Á. Tháng 7/2007, hai bên nhất trí chính thức
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền
thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ lên một tầm cao
mới.Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước đột phá mới
trong quan hệ hai nước ở tầm vĩ mô, mở đường cho sự phát triển sâu rộng
của quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực hai bên cùng quan
tâm, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước Việt Nam và Ấn


Độ, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh của
khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Ấn Độ được xem là
nền dân chủ đông dân nhất trên Thế giới. Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp
cận chủ nghĩa xã hội với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư
nhân, thương mại nước ngoài và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
-

Chính trị Ấn Độ đã dần ổn định hơn, các Đảng chính trị đã dần có trách
nhiệm hơn các nhà đầu tư có thể yên tâm khi gia nhập thị trường Ấn Độ.
 Việc đầu tư trực tiếp xây dựng công ty con bên Ấn Độ sẽ thuận lợi hơn

nhờ những chính sách hai bên đã ký kết cũng như mối quan hệ tốt đẹp
giữ hai nước.
b. Pháp luật
-

Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là quốc gia có thị trường rộng
lớn và đầy tiềm năng với các nước trong khu vực. Trong khi đó, quan hệ
hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam ngày càng phát triển và bền vững, do đó,
cả 2 nước đều tạo điểu kiện tốt nhất để các doanh nghiệp hai nước xuất
khẩu, trao đổi hàng hóa và công nghệ.


-

Ấn Độ sử dụng hệ thống thông luật và luật tôn giáo. Hai hệ thống luật trên,
vê hệ thống luật thông giáo không gay cản trở gì nhiều về đầu tư của doanh
nghiệp, còn hệ thống luật Hồi giáo có luật Sharia của Hồi giáo dựa trên tiền
lệ pháp và lập luận theo phép loại suy (tương tự luật) (Qiyas) và nó được
xem là tiền thân của thông luật.

-

Hệ thống pháp luật của Ấn Độ khá toàn diện, với những chính sách Thuế,
khuyến khích FDI, kế toán theo chuẩn mực phương Tây. Hệ thống Tòa án
công bằng, minh bạch.

-

Ấn Độ cũng đã tự do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị trường ngoại hối.
Đồng rupee có thể được tự do chuyển đổi với bất cứ tài khoản tiền gửi
thanh toán nào. Nó gần như có thể chuyển đổi đầy đủ được trong tài khoản
vốn của người không thường trú. Đối với lợi nhuận từ đầu tư trực tiếp nước


ngoài, cổ tức và tiền thu được phát sinh ngoài bán hàng của các dự án đầu
tư có thể được kết chuyển đầy đủ về nước. Phần lớn các rào cản liên quan
đến tài khoản vốn của dân Ấn Độ thường trú đối với các nguồn thu nhập từ
Ấn Độ cũng đã được xóa bỏ, vì nguồn dự trữ ngoại hối của Ấn Độ đã tăng
vọt lên
 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sản phẩm


sang Ấn Độ.
3. Môi trường kinh tế.
a. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Theo số liệu của bộ thống kê Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia
này đạt 7.9% trong quý I năm 2016. Trong đó dịch vụ là nguồn tăng trưởng chính,
chiếm gần 2/3 sản lượng của Ấn Độ.
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ tư Thế giới nếu tính theo sức mua tương đương
(PPP). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.091 nghìn tỷ USD năm 2015 nếu tính
theo tỉ giá hối đoái với USD. Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh với tốc độ
tăng trưởng thực GDP là 7.4% trong năm 2015, xếp thứ 12 thế giới. Tuy nhiên dân
số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 6.200 USD nếu tính
theo sức mua tương đương (2015).
=>Nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển, tỷ lệ GDP đầu người đang có xu hướng
tăng, sức mua tăng, tỷ lệ lạm phát giảm – đồng tiền Ấn Độ dần ổn định và lấy lại
giá trị: người dân Ấn Độ thoải mái hơn trong vấn đề chi tiêu, doanh nghiệp có
nhiều cơ hội hơn trong việc bán được nhiều hàng hóa hơn, mức giá đưa ra chấp
nhận được không quá thấp. Do đó những sản phẩm tiêu dùng thông thường sẽ dễ
dàng thâm nhập vào thị trường Ấn Độ hơn.
b. Lãi suất và xu hướng trong nền kinh tế
-

Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông
nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3
lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề


nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự tiến tới một thời đại
kĩ thuật số và một lượng lớn dân số trẻ, có học và thông thạo tiếng

Anh đang dần chuyển Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các
dịch vụ điều hành kinh doanh của các công ty toàn cầu khi họ tiến
hành outsoucring( đưa 1 phần hoặc toàn bộ công việc sang cho nước
khác thực hiện) các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kĩ thuật của họ.
Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công
nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không, đang thể hiện tiềm
năng mạnh và đạt mức tăng trưởng ngày càng cao.
-

Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất cho
các ngân hàng thương mại vay ở mức 6,5%. Tháng 04/2016, RBI đã
giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm
2011. Trong một cuộc khảo sát do Bloomberg News thực hiện, các
nhà kinh tế được hỏi ý kiến đều cho rằng ngân hàng trung ương sẽ
giữ nguyên mức lãi suất này.

c. Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái
-

Tỷ giá đồng Rupee so với đồng USD giao động mạnh theo chiều
hướng mất giá của đồng bản tệ, tạo áp lực lớn trên thị trường ngoại
hối. Quan ngại những rủi ro bất ổn trên thị trường ngoại hối ngày
càng tăng lên, có thể ảnh hưởng tới lộ trình kiểm soát lạm phát của
nền kinh tế, NHTW đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách và
thực hiện một số chính sách ngoại lệ để kiểm soát áp lực trên thị
trường ngoại hối. Trước hết, đó là việc tăng tỷ lệ lãi suất trên thị
trường tiền tệ và thắt chặt việc tiếp cận hỗ trợ thanh khoản từ NHTW.
Bên cạnh đó, NHTW cũng thực hiện một số biện pháp hành chính
mang tính hỗ trợ như các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối,
thiết lập cơ chế swap để hỗ trợ cho dự trữ ngoại hối và các thỏa thuận

swap đặc biệt đối với các công ty bán và phân phối dầu khí, sửa đổi
các quy định hướng dẫn việc nhập khẩu vàng. Và tình trạng căng


thẳng của thị trường ngoại hối đã dịu xuống và đi vào ổn định. Ngay
khi căng thẳng của thị trường ngoại hối giảm xuống, nhưng áp lực
lạm phát từ phía giá cả lương thực thực phẩm, nhiên liệu tiếp tục gia
tăng, NHTW đã quyết định truyền dẫn tín hiệu thắt chặt chính sách
với mục tiêu rõ ràng là hạn chế những ảnh hưởng bất lợi từ việc tăng
lương và ổn định kỳ vọng của lạm phát. Trên cơ sở đó, khi lạm phát
tiếp tục có dấu hiệu tăng ngay cả khi đã loại trừ yếu tố mùa vụ,
NHTW đã thực hiện các hành động chính sách nhằm phá vỡ vòng
xoáy của lạm phát, đảm bảo một môi trường thuận lợi cho tăng
trưởng và được giữ nguyên ở mức 8% đến thời điểm hiện nay. Theo
đó, lãi suất huy động vốn trên thị trường ở mức > 7,7%/năm và lãi
suất cho vay giao động từ 11 – 12%/năm.
-

NHTW Ấn Độ đã tăng lãi suất chính sách chủ đạo trong 2 tháng liên
tiếp trong tháng 9 và tháng 10/2013 và dừng đợt điều chỉnh lại cho
đến tháng 1/2014 để ngăn chặn những hành động chính sách quá
mức và để có đủ thời gian thu thập số liệu tính toán xu hướng của
lạm phát. Và chỉ đến khi Ủy ban sửa đổi và tăng cường khuôn khổ
CSTT NHTW công bố mục tiêu phấn đấu giảm lạm phát cho 2015 –
2016 lần lượt ở mức 8% và 6% thì lãi suất chính sách mới tiếp tục
được điều chỉnh tăng và đây cũng là đợt tăng cuối cùng của lãi suất
tính đến thời điểm hiện nay. Trên cơ sở xu hướng đi xuống của lạm
phát, mục tiêu dự kiến của lạm phát và tăng trưởng (5 và 6%) cho
giai đoạn 2015 – 2016, NHTW đã quyết định không thay đổi chính
sách lãi suất chủ đạo.


d. Lạm phát
-

Ấn Độ là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao hàng đầu thế giới
và cao nhất châu Á.

-

Tăng trưởng yếu và lạm phát cao tại Ấn Độ đã gây khó khăn cho sự lựa
chọn chính sách của Ngân hàng Trung ương nước này (Ngân hàng dự
trữ Ấn Độ-RBI).


-

Thống đốc RBI, ông Raghuram Rajan, nói rằng tỷ lệ lạm phát hiện nay
cao hơn mức dự định của ngân hàng, trong khi tăng trưởng yếu hơn ước
đoán, do đó, cần phải xem xét chính sách một cách thận trọng.

e. Hệ thống thuế và mức thuế
-

28 bang của Ấn Độ có thể đánh thuế hàng “nhập khẩu” từ các bang
khác. Về nguyên tắc, quyền đánh thuế thương mại khi xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa các bang đã phân đoạn nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt
động kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ Ấn Độ đã tìm cách
đơn giản hóa cơ cấu thuế bằng việc áp dụng chính sách thuế giá trị gia
tăng trên toàn quốc. Sự khác biệt trong biểu thuế thương mại giữa các
bang của Ấn Độ đã khiến hệ thống thuế của nước này không rõ ràng và

được cho là một nhân tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế.

-

Ấn Độ có cơ cấu thuế phát triển với mức thuế khác nhau do chính phủ
liên bang và giới chức các bang quy định. Chính phủ liên bang áp dụng
thuế trực thu, ví dụ thuế thu nhập cá nhân và tập thể, thuế gián thu như
thuế hải quan, thuế hàng hóa và thuế bán hàng. Chính quyền các bang có
quyền đánh thuế kinh doanh cùng với một số loại thuế khác như thuế
nhập bang.

-

Các mức thuế suất của Ấn Độ được giảm liên tục từ đầu những năm
1990 và mức thuế cao nhất được công bố trong ngân sách 2003 – 2004
đã được giảm xuống mức trần (trừ một vài trường hợp) xuống còn 25%
trong năm tài khóa trước đó. Thuế bổ sung đặc biệt sẽ tiếp tục được áp
dụng ở mức 4% đối với mọi sản phẩm, trừ các loại hàng được nhập khẩu
miễn thuế. Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với từng mặt hàng cụ thể
và có thể được thông báo thay đổi. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên
tham khảo mức thuế nhập khẩu tương ứng đối với các sản phẩm xuất
khẩu sang Ấn Độ của mình.

-

Biểu danh mục thuế của Ấn Độ gồm nhiều loại miễn, giảm và hoàn thuế
và được áp dụng dựa trên cơ sở từng mặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào


mục đích sử dụng cũng như vị thế của nhà nhập khẩu. Các mức thuế

suất cơ bản là 5%, 15%, 25% và 30%.
4. Môi trường văn hóa- xã hội.
-

Ấn Độ là quốc gia có nền văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, họ
luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch
sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục , truyền thống và tư tưởng từ phía
những kẻ xâm lược và những người dân cư nhập.

-

Các yếu tố văn hóa : ngôn ngữ, giáo dục, tôn giáo và cấu trúc xã hội:


Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652.
Đa số những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính:
Ấn-Aryan (được sử dụng bởi 74% dân số) và Dravidian (được 24%
sử dụng); 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến.
Tiếng Hindi và tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của
chính phủ, và trong giáo dục cao học. Tiếng Anh là một trong những
lợi thế mà Ấn Độ đang có được coi là sẽ đẩy quốc gia này lên vị trí
một siêu cường kinh tế. Một số người dân Ấn Độ có thể nói tiếng
Anh ở mức độ hoàn hảo. Đó là tiếng mẹ đẻ của tầng lớp xã hội cao
cấp nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ. Việc sử dụng
tiếng Anh rộng rãi của Ấn Độ giúp cho kinh doanh quốc tế dễ dàng
hơn khi giao tiếp cũng như đàm phán, giảm phức tạp trong dịch
thuật, tiết kiệm chi phí kinh doanh. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn
tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo
Jaini và đạo Sikh Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính
có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80%

người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo. Theo thuyết
Nghiệp của Ấn giáo, số phận mình do chính hành vi của bản thân
con người mình tạo nên. Ấn giáo khuyến khích làm phúc, làm việc
thiện. Việc kinh doanh của công ty không chỉ đơn thuần là tìm kiếm
lợi nhuận mà bên cạnh đó còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường
khi tận dụng phế liệu sản xuất và còn góp phần tạo công ăn việc làm


cho người dân địa phương. Những yếu tố này phù hợp với các giá trị
văn hóa Ấn độ giáo.


Tuy nhiên, việc ăn thịt bò ở nước ta là hết sức bình thường nhưng đối
với đạo này, bò là con vật thiêng liêng, chú ý không được mời dùng
thịt bò hoặc tránh ăn thịt bò khi dùng bữa với khách hàng.



Hệ quả kinh tế của niềm tin tôn giáo này là thiếu tích cực bởi lối tư
duy khá thụ động của người theo đạo này. Với những ảnh hưởng của
Phật Giáo đến con người Ấn Độ và sự phát triển tôn giáo này ở Việt
Nam, có thể xem là một lợi thế của chúng ta trong việc tiến hành
kinh doanh tại Ấn Độ bởi cơ bản con người Việt Nam cũng đã thấm
nhuần tư tưởng Phật giáo Với những quan niệm chân thực, bình dị:
Đạo đức là giải thoát, bình đẳng, từ bi, vô thần và hướng nội. Chủ
trương sống từ bi, bác ái, không ủng hộ chế độ đẳng cấp và cuộc
sống khổ hạnh... Miền đất Phật giáo là nơi dễ phát triển kinh doanh.




Ấn Độ cũng là đất nước có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn thứ ba trên
thế giới. Lịch Hijra được dùng cho lễ giáo của toàn thế giới Hồi
giáo, và là lịch chính thức ở Ảrập Xêút và Yemen. Bởi thế, sang công
ở quốc gia này, mang theo một cuốn lịch túi của ta để... đối chiếu cho
dễ cũng là điều cần thiết. Đạo Hồi yêu cầu tuyệt đối thừa nhận sự
duy nhất sức mạnh quyền lực của đấng tối cao. Kinh Koran chi phối
đời sống xã hội Hồi giáo, tín đồ Hồi giáo phải sống theo nguyên tắc
của đạo Hồi. Chi phí kinh doanh cao nhưng kinh doanh là thuận lợi.
Vì vậy khi gặp gỡ đối tác bàn bạc công việc, xã giao trong công việc,
tiệc tùng, không ăn những thức ăn cấm như thịt heo. Tuyệt đối không
mời họ dùng bất cứ gì vào ban ngày trong tháng ăn chay Ramadan.

5. Môi trường tự nhiên.


Trước hết xét về vị trí địa lý của Ấn Độ.
-

Ấn Độ là đất nước ở Nam Á, diện tích rộng lớn, giáp với Pakistan,
Afganistan, Trung Quốc, Nepal, Butan, Bangladesh và Myanmar. Thuộc Ấn
Độ còn có quần đảo Laccadiv ở biển Ả Rập, các quần đảo Andaman và
Nicobar ở vịnh Bengal. Với một đất nước rộng lớn cộng điều kiện tự nhiên
thích hợp trồng điều nên nguồn cung dồi dào. Việc tiếp giáp với nhiều nước
đặc biệt là Trung Quốc và tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho công ty có thể
xuất khẩu sang nhiều nước nếu có đối tác. Maharashtra là một trong những
bang trồng điều nhiều nhất và sản xuất điều nhân lớn nhất ở Ấn Độ. Vị trí
địa lý: giáp các bang Gujarat, Andhra Pradesh, Karnataka, Goa… Phía Tây
giáp với biển Ả Rập. Goa, Karnataka cũng là một bang có nhiều điều, nên
ngoài việc thu mua điều tại Maharashtra, chúng tôi có thể thu mua điều ở cả
hai nơi trên. Giáp với Mumbai cũng tạo những điều kiện thuận lợi nhất

định.Mumbai là thành phố lớn nhất của Ấn Độ, bên cạnh sự phát triển của
dịch vụ thì công nghiệp ở thành phố cũng rất phát triển, cần nhiều nguyên
nhiên liệu. Tại Mumbai, có sân bay quốc tế Chhatrapati, sân bay bận rộn
nhất ở Ấn Độ, phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa. Với địa hình duy
nhất của mình, Mumbai có một trong những bến cảng tự nhiên tốt nhất thế
giới, giống như đầu mối giao thông, rất thuận lợi cho vận chuyển nên xuất
khẩu dầu vỏ hạt điều sang các quốc gia trong khu vực châu Mỹ, châu Âu
khá là thuận tiện. Ngoài ra, Maharashtra là bang đứng thứ 3 Ấn Độ về diện
tích và thứ 2 về dân số.
 Một thị trường có nguồn lao động dồi dào, tuy không có tay nghề nhưng

việc đào tạo không khó, bên cạnh đó tận dụng được nguồn nhân công
giá rẻ
-

Nằm ở phía Nam Châu Á, Ấn Độ có bờ biển dài 7,516 km nên có cơ hội
phát triển du lịch biển, xây dựng các cảng biển, giao thông vận tải biển, dễ
dàng vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài qua đường biển.

-

Phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp
biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp vịnh Bengal về phía Đông và Đông


Nam. Diện tích là 3.287.240 km2, xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích trong
đó phần đất liền chiến 90,44% diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Diện tích
đất liền lớn với vị trí địa lý thuận lợi sẽ dễ dàng hơn trong việc phân phối
hàng hóa ra khắp thị trường Ấn Độ.
Khí hậu.

-

Ấn Độ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa kéo dài khá lâu và có độ ẩm
cao. Điều này làm cho nền sinh thái ở Ấn Độ vô cùng đa dạng, nhất là
những loại côn trùng nhỏ, dễ phát triển như muỗi, ruồi,… Ấn Độ sẽ là thị
trường tiềm năng của dòng sản phẩm Red Foxx của công ty.

Môi trường.
-

Sự ô nhiễm không khí và nước tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ ngày càng
nghiêm trọng đã đến mức nguy hiểm như chất lượng không khí tại bang
Delhi, do cục kiểm soát ô nhiễm trung tâm theo dõi cho thấy mức độ chất
độc hại lên đến 2,5 lần vượt quá giới hạn về chất lượng không khí của
WHO.

-

Ấn Độ là nước thải khí CO2 nhiều thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ),
nên đã làm cho khí hậu ở Ấn Độ tăng lên rất nhiều, chỉ 1/3 người dân Ấn
Độ có điện sinh hoạt đầy đủ.

-

Bên cạnh đó các vấn đề về môi trường như suy thoái rừng và suy thoái đất
nông nghiệp, can kiệt nguồn tài nguyên nước, khoáng sản, rừng và cát đá…
các hệ sinh thái mất khả năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo
ngày càng tăng. Sự ô nhiễm không khí và nước cũng tạo điều kiện cho các
công ty vấn đề về ô nhiễm môi trường sẽ tìm thấy cơ hội cho một thị trường
rộng lớn về các giải pháp kiểm soát ô nhiễm này như máy lọc nước, xử lý

chất thải, tái sinh nguyên liệu, sản xuất bao bì dễ phân hủy, các sản phẩm
không gây hại cho môi trường,...


-

Tuy nhiên, người dân Ấn Độ lại có thói quen sử dụng thảo dược, các thành
phần tự nhiên để bảo vệ sức khỏe, do đó, sản phẩm của công ty có nhiều lợi
thế là sản phẩm không có hại cho môi trường sống và sức khỏe con người.

6. Môi trường công nghệ.

Dân số Ấn Độ là dân số trẻ đa phần có kiến thức và Tiếng Anh thành thạo tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động địa phương mà
không lo lắng nhiều về sự chuyển giao, huấn luyện, chi phí nhân công thấp. Đồng
thời sử dụng nguồn lao động địa phương giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận với
người tiêu dùng Ấn Độ hơn.
7. Môi trường dân số.
-

Dân số Ấn Độ là dân số trẻ. Ấn Độ là quốc gia đông dân đứng thứ 2 trên thế
giới với dân số là 1,251,695,584 người. Trong cuộc điều tra hậu thuộc địa
đầu tiên, tiến hành vào năm 1951 Ấn Độ có 361,1 triệu người. Các tiến bộ
về y tế trong suốt 50 năm vừa qua cùng với năng xuất nông nghiệp gia tăng
(Cách Mạng Xanh) khiến dân số Ấn Độ gia tăng nhanh chóng. Dân số đông
là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu
dùng thông thường.

-


Số người Ấn Độ sinh sống tại thành thị chiếm 32,7% tổng số dân và đang
có xu hướng tăng lên do người dân di cư từ nông thôn ra thành thị gây bùng
nổ dân số đô thị không có quy hoạch dẫn đến nhà ở không đáp ứng đủ và hệ
thống y tế công cộng kém. Vấn đề xử lý nước mưa, nước thải và quản lý
chất thải không tương ứng với thực tế sử dụng. Kiểm soát véc-tơ kém, đặc
biệt như những khu vực ao, hồ và các vùng đọng nước giúp cho muỗi sinh
sản, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng phát dịch sốt xuất huyết, trong 10
tháng đầu năm 2015, tại Ấn Độ ghi nhận 6.500 trường hợp mắc bệnh sốt
xuất huyết, trong đó có ít nhất 25 trường hợp tử vong. Ấn Độ tiếp tục phải
đối mặt với một số thách thức liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Từ những
vấn đề về sức khỏe và dân số của người dân Ấn Độ, người dân sẽ càng quan
tâm sức khỏe của mình hơn, quan tâm đến việc sử dụng các sản phẩm diệt


công trùng tránh sốt xuất huyết và đó chính là thị trường tiềm năng cho Red
Foxx.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ gặp một vài khó khăn:
-

Thách thức địa lý có nhiều vùng miền khác nhau, nhu cầu sản phẩm tại mỗi
vùng miền cũng khác nhau nên khó khăn trong việc phân phối và vận
chuyển sản phẩm theo từng vùng miền dẫn đến giá thành cao.



Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và thử thách trước sự can thiệp và kiểm soát
của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính trị khác về môi

trường, nguồn nguyên liệu và năng lượng.
• GDP tăng nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Doanh



nghiệp cần phải xem xét mức giá sản phẩm khi đánh vào thị trường Ấn Độ.
Vì có nhiều luật lệ khắc khe của tôn giáo nên gây cản trở rất nhiều trong các
hoạt động ngoại giao, hợp tác kinh doanh.



Khó khăn trong việc xác định chiến lược thâm nhập thị trường.
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
Để đưa ra chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp có rất nhiều nhân tố ảnh

hưởng:
-

Đặc điểm của thị trường: đặc điểm của thị trường mục tiêu, ở đây thị trường
mục tiêu là người dân Ấn Độ, thường thì đánh vào khách hàng có thu nhập
trung bình và thấp, chủ yếu là dân thành thị.

-

Đặc điểm của sản phẩm: tính thương phẩm của hàng hóa, thuốc diệt côn
trùng Red Foxx rất có tiềm năng trong môi trường của nước Ấn độ với tính
năng và chất lượng tốt, diệt côn trùng rất hiệu quả mà không có gây môi
khó chịu cho người sử dụng, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

-

Đặc điểm của khách hàng: khách hàng mà chúng ta đánh vào là người dân
Ấn Độ, và ở đây khí hậu thời tiết ẩm thấp khắt nghiệt và do đặc tính khí hậu

nên tạo sự phát triển cho côn trùng rất mạnh mẽ. Người tiêu dùng có ý thức


bảo vệ sức khỏe khỏi các côn trùng gây bệnh sốt xuất huyết, côn trùng lây
bệnh như muỗi, gián, ruồi,…
-

Đặc điểm của hệ thống trung gian: hệ thống trung gian thì còn hạn chế,
nhưng doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trực tiếp ra nước ngoài ban
đầu thì khá là khó khăn cho sản phẩm mới như thuốc xịt côn trùng Red foxx
của AMG.

-

Tiềm lực các doanh nghiệp: là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều
kiện của doanh nghiệp trong tiến trình thâm nhập thị trường. Công ty AMG
có tiềm lực khá mạnh về các sản phẩm của mình ở trong nước, các sản
phẩm của công ty thì được nhiều người tiêu dung biết đến và liến kết với
các kênh phân phối rất chắc chẽ, mạng lưới sản phẩm dày đặc trong nước
việt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ra nước ngoài.

-

Công ty AMG là công ty sản xuất kinh doanh hóa phẩm tẩy rửa và vệ sinh
gia dụng, các sản phẩm của công ty thì được phân phối rộng khắp. Nhưng
công ty AMG không phải là công ty đa quốc gia trên thế giới, các sản phẩm
của công ty chỉ phân bố rộng khắp trong nước nhưng chưa xuất khẩu ra
nước ngoài.

-


Theo như quy mô của doanh nghiệp AMG là một doanh nghiệp khá lớn
mạnh trong nước nhưng so với thị trường thế giới thì công ty AMG là công
ty có quy mô trung bình, trình độ khoa học kĩ thuật của nước ta còn hạn
chế.

-

Vậy chiến lược phù hợp cho việc xuất khẩu thuốc diệt côn trùng Red Foxx
là thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước: công ty AMG xuất
khẩu thông qua hình thức gián tiếp.Vì sản phẩm bình xịt côn trùng Red
Foxx của công ty AMG có kích thước nhỏ gọn nên công ty sẽ áp dụng
phương thức xâm nhập thị trường Thế Giới từ sản xuất trong nước , các sản
phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ sẽ được đóng gói tại Việt Nam
trước khi xuất khẩu.


-

Đây là sản phẩm mới trên thị trường Ấn Độ và công ty AMG chưa được nổi
tiếng lắm trên thị trường trong nước và Thế Giới nên công ty sẽ áp dụng
hình thức xuất khẩu gián tiếp làm ăn với công ty chuyên nhập khẩu nước
ngoài hoặc thiết lập quan hệ với các cửa hàng chuyên bán đồ gia dụng như
Partaloon để sản phẩm dễ dàng đi vào thị trường Ấn Độ và tạo sự hiểu biết ,
lòng tin đối với người dân nơi đây.

III. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM QUỐC TẾ
1. Chiến lược sản phẩm
-


Tiêu chuẩn hóa: Bình xịt côn trùng Red Foxx của Công ty TNHH Á Mỹ Gia
(AMG) được sản xuất tại Việt Nam, theo đúng quy trình, tiêu chuẩn Global
Gap, đảm bảo kích thướt sản phẩn đồng đều. Đặc quyền thương hiệu và chỉ
dẫn địa lý của bình xịt Redfoxx.
Phương châm “Chất lượng thương hiệu sản phẩm” là hàng đầu. Về bảo
quản sản phẩm : không ngừng tìm kiếm các loại chất bảo quản tốt, đáng tin
cậy, phù hợp với các tiêu chuẩn thị trường Ấn Độ.

2. Bao bì sản phẩm
Đặc điểm bao bì sản phẩm bình xịt trùng Red Foxx:
-

Vỏ bình xịt được chế tạo từ thép không gỉ, có độ bền và chịu được áp
lực cao. Có 2 loại kích cỡ vỏ: bình xịt loại 300ml và bình xịt loại 600ml.

-

Có thêm bao bì nilon trong suốt bọc kín vỏ bình xịt côn trùng.

-

Bao bì vận chuyển là thùng giấy carton chứa 30 chai bình xịt. Được thiết
kế để bảo quản và giúp vận chuyển sản phẩn một cách thuận tiện.

Công dụng của bao bì






Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm:

Tên sản phẩm
Tên nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà phân phối
Thành phần
Ngày sản xuất- hạn sử dụng








Thể tích
Điều kiện bảo quản
Mã số, mã vạch
Các chú ý, thận trọng.
Hướng dẫn sơ cứu,..
-

Giúp bảo vệ sản phẩm tránh hư hỏng, bảo đảm an toàn cho sản phẩm
trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

-

Giúp thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công ty.

-


Tiện dụng,vỏ bao bì có hình thức cân đối với màu đỏ là nền chủ đạo,với
kiểu dáng thon gọn, thông tin về sản phẩm được trình bày rõ ràng, có
hình ảnh minh họa đơn giản nhưng linh động mang tính thẩm mỹ cao.
Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực đến hành vi của khách hàng.
Điều đó giữ vai trò qua trọng đối với việc khách hàng dễ dàng nhận diện
bình xịt côn trung Red Foxx của công ty AMG.

 Mã số, mã vạch:

EAN (European Article Numbering)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh
nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra
3. Nhãn hiệu sản phẩm
-

Tên gọi của nhãn hiệu: Bình xịt côn trùng Red Foxx (Aerosol
Insecticide). “Red Foxx” là ngôn ngữ tiếng Anh nên dễ dàng phổ biến
không chỉ thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.


-

Biểu tượng của nhãn hiệu: sản phẩm bình xịt côn trùng Red Foxx có một
biểu tượng rất đặc trưng và độc đáo với một biểu tượng hình đầu con
cáo màu đỏ nổi bật rất dễ hình dung qua tên gọi nhãn hiệu sản phẩn Red
Foxx tức là “con cáo đỏ”. Những yếu tố này giúp sản phẩm của doanh

nghiệp nổi bật trước sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, giúp cho khách
hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm của công ty.



Các yêu cầu về nhãn hiệu:

Tên nhãn hiệu dễ phát âm bởi vì ngắn gọn và từ ngữ quen thuộc dễ nhận diện

và dễ nhớ.
• Dễ dàng phân biệt vì tên nhãn hiệu độc đáo bằng ngôn ngữ tiếng Anh mang ý
nghĩa gắn liền với biểu tượng hình đầu con cáo đỏ được thiết kế theo kiểu đặc
thù.
4. Định vị sản phẩm quốc tế
Công ty TNHH Á Mỹ Gia (AMG) thực hiện định vị sản phẩm bình xịt côn
trùng Red Foxx bằng việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm vào
trong tâm trí của khách hàng thông qua chiến lược định vị dựa vào lợi ích sản phẩm
“Diệt nhanh- hiệu quả”
-

“Diệt nhanh- hiệu quả”: Bình xịt côn trùng Red Foxx Power với các hoạt
chất diệt côn trùng gia dụng chẳng những sẽ ngăn ngừa các loại côn trùng
như muỗi, gián, các loại côn trùng khác xâm phạm ngôi nhà mà còn tiêu
diệt chúng nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Công thức độc
đáo làm tê liệt hệ thần kinh và giết côn trùng ngay khi tiếp xúc nhưng rất an
toàn cho người và vật nuôi với hương thơm dễ chịu và được ưa chuộng như
hương Lavender Pháp và hương Chanh.

IV. CHIẾN LƯỢC GIÁ QUỐC TẾ.


Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá của sản phẩm bình xịt Redfoxx
của công ty Á Mỹ Gia.
-

Yếu tố bên trong:


a. Chi phí: Chi phí sản xuất là yếu tố không thể không kể đến khi định giá

cho bất kỳ một sản phẩm. Về mặt cơ bản, để kinh doanh 1 mặt hàng có
lời phải thỏa mãn điều kiện: giá sản phẩm - (chi phí sản xuất/1 đơn vị
sản phẩm + chi phí khác/1 đơn vị sản phẩm) > 0. Do yếu tố lợi nhuận
ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của Công ty nên khiến việc xác định
chi phí sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định
giá. Chi phí của sản phẩm cuối phụ thuộc vào chi phí sản xuất và chi phí
kinh doanh. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên liệu, chi phí sản
xuất, trong khi chi phí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý.
Chi phí nguyên liệu = Số lượng nguyên liệu x chỉ tiêu sản xuất x Giá
trung bình
Chi phí chế biến= Tiền điện + tiền nước + tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ bao bì tạm thời + Hóa chất và phụ gia + Vật liệu và nhiên liệu + công
cụ dụng cụ + khấu hao.
Chi phí bán hàng = Chi phí vận chuyển nguyên liệu + phí vận chuyển
quốc tế + bảo hiểm + Bao bì + Lưu trữ + Thủ tục xuất nhập khẩu + Lãi +
một số chi phí khác.
Các loại thuế:
Thuế Hải quan Ấn Độ: Thuế Hải quan của Ấn Độ được thiết kế và tính
toán khá phức tạp. Mức thuế suất và số tiền phải nộp luôn là số lẻ. Theo
quy định hiện hành của Ấn Độ, có các suất thuế cơ bản khác nhau 0, 5,

10, 30, 35, 70, 100%...Ngoài ra, một số hàng nhập khẩu như lương thực,
thực phẩm chế biến và hàng nhạy cảm còn chịu thêm thuế phụ thu, quản
lý bằng hạn ngạch hoặc các quy định chuyên ngành riêng biệt.
b. Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp:

Nhằm mở rộng thị trường nên mặc dù trong thời kì nên kinh tế đang khó
khăn nhưng Á Mỹ Gia luôn tìm các biện pháp nhằm giảm chi phí đầu


vào để giữ mức giá ổn định cho sản phẩm, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
trên thị trường quốc tế nói chung và Ấn Độ nói riêng. Trong một số
trường hợp, Công ty có thể có chiến lược tăng giá sản phẩm vượt cao
mức chi phí nhằm khẳng định giá trị sản phẩm hoặc trong 1 số trường
hợp khác, Công ty có thể tìm cách giảm chi phí để giảm giá thành để
tăng khả năng cạnh tranh..
-

Yếu tố bên ngoài:
a. Nhu cầu thị trường: Theo quy luật giá cả và cầu thị trường trong trường

hợp các yếu tố môi trường không thay đổi, nếu giá của 1 loại sản phẩm
tăng sẽ khiến lượng cầu giảm, và ngược lại nếu giá sản phẩm đó giảm sẽ
khiến lượng cầu tăng. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như lãi suất, thu
nhập người tiêu dùng, giả cả và sự ra đời của các mặt hàng thay thế,
v.v... cũng ảnh hưởng đến cầu thị trường. Vì vậy Á Mỹ Gia cần phải tính
toán, xác định đúng lượng cầu thị trường hiện tại và xu hướng tăng giảm
lượng cầu của sản phẩm để hỗ trợ cho việc định giá sản phẩm. Hiện nay,
trên thị trường Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng về đồ gia dụng bảo vệ sức
khỏe đang dần tăng bởi người dân dần có ý thức về việc bảo vệ sức khỏe
của mình đặc biệt họ tự ý thức môi trường xung quanh của họ nhiều sinh

vật gây hại cho họ ngày càng nhiều, vì vậy số lượng bình xịt Redfoxx dự
kiến khi xâm nhập vào Ấn Độ dự kiến sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
b. Tình hình cạnh tranh:

Cạnh tranh đang trở thành một yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc định giá
thành sản phẩm trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Khi công ty
xâm nhập sản phẩm vào thị trường Ấn Độ cũng sẽ có những công ty
cạnh tranh về mặt hàng bình xịt côn trùng như FMC Fortuna…đây là
một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh và đối thủ đáng gờm của Á
Mỹ Gia.
c. Ảnh hưởng của chính trị và pháp luật:


Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại(TBT) gồm các tiêu chuẩn
sản xuất/chế biến sản phẩm, tiêu chuẩn quy định đối với việc đóng gói,
quảng bá sản phẩm, và các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa.
Thông tư 94/62/EC về bao bì và phế liệu bao bì. Thông tư 2001/95/EC
về an toàn của sản phẩm. Chỉ thị số 1907/2006(REACH): Quy định về
đang kí, đánh giá, cấp phép nhập khẩu.
-

Chiến lược định giá:
Khác hàng là người dân có thu nhập bình quân đầu người trung bình, với
mức thu nhập này, sức mua của người dân là tương đối và đang được xem là
một thị trường lớn đối với Việt Nam.
Thực hiện chiến lược giá phân phối tương đương ngang hoặc bằng các loại
bình xịt công trùng tại Ấn Độ, tuy nhiên, kết hợp với những thế mạnh và thế
yếu trong chính bản thân doanh nghiệp trong chiến lược giá “định giá thâm
nhập thị trường” được áp dụng là một xu hướng tất yếu của doanh nghiệp.
Vì vậy Công ty Á Mỹ Gia sẽ chọn chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Ấn Độ cho dòng sản phẩm Redfoxx
CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI QUỐC TẾ.

V.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI QUỐC TẾ.
1. Môi trường kinh doanh:
Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên Thế giới, là nước nhập
khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên Thế giới. Tuy nhiên Ấn Độ bị
chi phối bởi khí hậu nhiệt đới mưa và cận nhiệt đới ẩm và được chia làm ba mùa
chính: mùa đông, mùa hè và mùa mưa tạo điều kiện cho nhiều côn trùng phát triển
hơn.
Bên cạnh đó sự ô nhiễm không khí và nước tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ
ngày càng nghiêm trọng đã đến mức nguy hiểm, mối lo ngại về các chất thải công
nghiệp như chất hóa học, phóng xạ, độ thủy ngân trong nước biển và các hóa chất


×