Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.03 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ

Người thực hiện: Lê Việt Hùng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

NĂM HỌC 2012-2013


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên: Lê Việt Hùng
2. Ngày tháng năm sinh: 25 - 05 - 1972
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613.726006; ĐTDĐ: 0913.564.164
6. E-mail:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1993
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 20 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
o Nâng cao chất lượng dạy – học Văn.
o Đổi mới phương pháp ôn tập môn Văn 12.
o Áp dụng CNTT trong soạn và dạy bài Luật thơ – Ngữ văn lớp 12.
o Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường ở trường
THPT Trần Phú.
o Ứng dụng CNTT trong thiết kế đồ dùng dạy học, soạn và lên lớp bài
Đàn ghi ta của Lor-ca – Ngữ văn lớp 12.

--------o0o--------



THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục đạo đức là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách cũng như tạo nên giá trị mỗi con người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục đạo đức. Người
cho rằng: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng” và coi giá trị của mỗi người
gồm hai mặt đức và tài: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài
mà không có đức là người vô dụng”. Trong nhà trường, Người cũng đă từng yêu
cầu: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả Tài lẫn Đức. Đức là đạo đức cách
mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”.
Trong tình hình hiện nay ở đất nước ta, vấn đề giáo dục toàn diện cho học
sinh, đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức càng trở lên cấp thiết. Trước xu thế mở
cửa, hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, một số giá trị và chuẩn mực đạo
đức truyền thống gặp những thách thức lớn trước sự xâm nhập của văn hoá nước
ngoài, của lối sống phương Tây cũng như sự tác động của cơ chế thị trường. Thanh
thiếu niên là lứa tuổi vốn nhạy cảm với cái mới, nhưng kinh nghiệm sống còn hạn
chế, nên rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những cám dỗ về vật chất, dễ mắc các tệ
nạn xã hội và sa vào vòng ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất,
muốn thoát ly khỏi sự kiểm soát của gia đình, nhà trường và xã hội. Tình trạng
thanh thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật
ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tệ nạn tiêu
cực xã hội, tình trạng bạo lực, lối sống buông thả,…bắt đầu xâm nhập vào học
đường gây rất nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đánh giá thực trạng này, văn

kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII của Đảng nhấn mạnh: “Đặc
biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo
đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai bản thân và đất nước”.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh trong
nhà trường THPT, căn cứ thực trạng công tác giáo dục đạo đức và công tác quản lý
giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Trần Phú hiện nay, bằng kinh nghiệm
công tác quản lý bản thân những năm qua, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung
học phổ thông Trần Phú”.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.
Cơ sở lý luận và thực tiễn.
a.
Cơ sở lý luận:
Luật giáo dục (2005) xác định mục tiêu của giáo dục Việt Nam là “giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân
chuẩn bị học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đại hội XI của Đảng đã đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục... Đổi mới mạnh mẽ
nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học”.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 (Dự thảo lần
thứ 14) cũng nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong
bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người
lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng
tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc
hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Để thực hiện được những điều đó đòi hỏi người quản lý trong trường THPT
phải có các biện pháp hữu hiệu phối hợp sức mạnh của nhiều lực lượng trong và
ngoài nhà trường nhằm giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có giáo dục đạo đức.
b.
Cơ sở thực tiễn:
Trường THPT Trần Phú có tiền thân là trường Vừa học Vừa làm Cấp III
Cao Su, được thành lập từ năm 1977 với mục tiêu giảng dạy, đào tạo con em công
nhân Công ty cao su Đồng Nai. Năm 2006, trường được UBND Tỉnh Đồng Nai
đầu tư xây dựng mới, tại một địa điểm thoáng mát, thuộc địa bàn xã Suối Tre, cạnh
Quốc lộ 1A, đường vào Khu du lịch Suối Tre. Đồng thời, UBND Tỉnh Đồng Nai
đã ra quyết định đổi tên trường THPT Cao Su thành trường THPT Trần Phú.
Trường có cơ sở vật chất khang trang, thoáng mát, cảnh quan đẹp vào loại nhất,
nhì trong các trường THPT của tỉnh Đồng Nai.
Do phạm vi tuyển sinh lớp 10 rộng (tuyển cả những học sinh ở các huyện
lân cận như Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ...) nên học sinh của trường Trần Phú
đa số nhà ở xa trường, gặp nhiều khó khăn trong việc đi học hàng ngày. Một số
học sinh được phụ huynh đưa đón, nhưng đa số các em đi xe buýt hoặc tự đi xe
máy đến trường, trong số đó, nhiều em chưa đủ tuổi chạy xe máy. Một số học sinh
thì thuê nhà trọ khu vực xung quanh trường để thuận tiện trong việc đi học hàng
ngày. Nhưng trong số này, nhiều em do thiếu sự quản lý nên ham chơi, không tự
giác học,...



Với những đặc điểm đó nên mặc dù những năm qua, công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh ở trường THPT Trần Phú đã được quan tâm nhưng thực tế, tình
hình đạo đức của học sinh vẫn còn nhiều điều “nhức nhối”. Vẫn còn tình trạng học
sinh vi phạm nội quy nhà trường như: thường xuyên đi học trễ, nghỉ học không lý
do, hút thuốc lá, đánh nhau, vi phạm luật giao thông...
Căn cứ nội dung các văn bản của Ngành: công văn số 1656/SGDĐT-GDTrH
ngày 04/9/2012 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học Phổ
thông năm học 2012-2013; công văn số 177/KH-SGD-ĐT ngày 28/01/2013 về
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống, kĩ năng sống cho học sinh trong
trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2015; căn cứ tình hình thực
tiễn về công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Trần Phú, với tư cách là một nhà
quản lý, tôi mạnh dạn đề ra một số nội dung biện pháp để thực hiện các giải pháp
của đề tài như sau:
2.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
a.
Nâng cao vai trò của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu trong công tác quản lý
giáo dục đạo đức học sinh.
i.
Vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng và tính tiên phong gương mẫu của đảng
viên.
Trường THPT Trần Phú có một chi bộ Đảng với 22 đảng viên. Cấp ủy Đảng
gồm 3 đồng chí. Nhìn chung, cấp ủy Đảng nhà trường đã phát huy được vai trò
lãnh đạo của mình. Các nhiệm vụ chính trị của nhà trường, trong đó có công tác
giáo dục đạo đức học sinh, đều được đem ra bàn bạc, thảo luận trong chi bộ và đưa
vào nghị quyết hàng tháng để thực hiện.
Vai trò, trách nhiệm của đảng viên được đề cao. Các đảng viên đều được
giao những trọng trách trong bộ máy nhà trường và phụ trách các mảng thi đua. Để
quản lý học sinh lớp 12 ôn tập thi tốt nghiệp kết quả cao, chi bộ giao cho mỗi đồng

chí đảng viên phụ trách một lớp, cùng với GVCN đôn đốc, nhắc nhở học sinh ôn
tập, nâng cao chất lượng sau mỗi lần thi thử do trường tổ chức.
ii.
Vai trò chỉ đạo, tổ chức của Ban Giám hiệu.
Trường THPT Trần Phú có 03 đồng chí trong Ban Giám hiệu (BGH) hoạt
động tương đối đều tay, phát huy được chức năng, vai trò của mình. Căn cứ nghị
quyết chi bộ và tình hình thực tế của trường, hàng tháng, BGH lên kế hoạch hoạt
động cụ thể.
Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, BGH chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ
chức nhiều hoạt động trong năm học cho ĐVTN theo chủ điểm hàng tháng. Chú ý
đến tính giáo dục khi tổ chức các hoạt động. Chẳng hạn, khi duyệt các chương
trình văn nghệ, loại những tiết mục không đúng chủ đề hoặc học sinh biểu diễn có
những trang phục, động tác…phản cảm. Trong thi đấu thể thao, yêu cầu đưa vào
điều lệ những quy định có tính giáo dục như loại đội thi đấu có lời nói, hành vi
không có văn hóa…
BGH cũng làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn
để góp phần giáo dục đạo đức học sinh. Phối hợp với công an thị xã Long Khánh
tổ chức nói chuyện chuyên đề trước cờ, tuyên truyền về Luật giao thông, Luật
Phòng chống ma túy và TNXH. Đồng thời, phối hợp với công an TX Long Khánh,


công an xã Suối Tre, kiểm tra việc chấp hành Luật giao thông của học sinh khi đi
xe máy đến trường, kiên quyết không cho những học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy
gửi xe trong trường, hạ bậc hạnh kiểm đối với những học sinh vi phạm luật giao
thông quá 01 lần khi có giấy thông báo của cơ quan công an…
Chỉ đạo sơn sửa các khẩu hiệu, panô, áp phích trong sân trường có nội dung
tuyên tuyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, ATGT, Ma túy - TNXH, vệ sinh môi
trường... để nâng cao ý thức chấp hành của học sinh.

Các khẩu hiệu, panô, áp phích trong sân trường


Chỉ đạo Quản sinh và BCH Đoàn trường thường xuyên kiểm tra việc chấp
hành đồng phục, tác phong của học sinh khi đến lớp. Theo đó, các thànhh viên
trong BCH Đoàn trường cắt cử lịch trực, phối hợp với Quản sinh, mỗi buổi học
đến trước 15 phút, đứng ở cổng trường để kiểm tra đồng phục, tác phong học sinh.
Những học sinh vi phạm kiên quyết không cho vào lớp học và mời CMHS để phối
hợp giáo dục.
Một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả là phương pháp nêu
gương. BGH nhà trường chỉ đạo Công đoàn làm tốt công tác thi đua, đồng thời,
động viên, nhắc nhở công đoàn viên thực hiện tốt nội quy cơ quan để học sinh noi
theo.


Điều 34, Điều lệ trường Trung học phổ thông quy định hành vi, ngôn ngữ
ứng xử, trang phục của giáo viên: “Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải
mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh”; “Trang phục của giáo viên phải
chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang
phục của viên chức Nhà nước”.
Theo đó, nhà trường yêu cầu CB, GV, CNV phải có hành vi, ngôn ngữ, ứng
xử mẫu mực; thực hiện tốt giờ giấc làm việc, lên lớp; trang phục khi đến trường
đúng quy định; không được hút thuốc lá trong trường…Cho lắp hệ thống gương
soi ở các lối lên cầu thang, vào lớp học để nhắc nhở cả giáo viên và học sinh luôn
thực hiện nghiêm túc tác phong, trang phục khi đến trường.

Hệ thống gương soi trong trường
Phát huy vai trò trách nhiệm và không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng
lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trong giáo dục đạo đức
học sinh.
i.
Phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ GVCN.

GVCN có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. GVCN là cầu nối
giữa Hiệu trưởng, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học
sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt
đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể
học sinh.
Với tư cách là đại diện cho tập thể các nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm
truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà
trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh
mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ
nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện.
Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, GVCN có khả năng biến những chủ
trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể
lớp và của mỗi học sinh.
Để phát huy vai trò quan trọng đó của GVCN, cần xây dựng một số biện
pháp cụ thể sau:
b.


Thứ nhất, xây dựng quy chế đối với GVCN. Từ năm học 2012-2013, nhà
trường đã xây dựng quy chế đối với GVCN. Kết quả thực hiện quy chế này sẽ là
căn cứ để xếp thi đua đối với giáo viên. Căn cứ kết quả công tác chủ nhiệm, công
tác chuyên môn và các công tác khác, Hiệu trưởng sẽ quyết định việc khen thưởng
cuối học kỳ, cuối năm, ký quyết định tăng lương theo định kỳ đối với giáo viên
hoàn thành tốt hoặc quyết định đình chỉ công tác chủ nhiệm của GV vi phạm quy
chế hoặc không thực hiện được các yêu cầu giáo dục của nhà trường; không được
học sinh và phụ huynh tín nhiệm. Những giáo viên bị đình chỉ công tác chủ nhiệm
xem như không hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Thứ hai, chọn lựa đội ngũ GVCN phù hợp với khối lớp và đối tượng học
sinh. Ở trường THPT Trần Phú, nhà trường chú trọng 2 khối lớp đầu và cuối cấp.
Lớp 10, các em học sinh chuyển cấp, còn bỡ ngỡ nhiều cái trước môi trường mới,

chương trình học mới. Lớp 12, học sinh phải nỗ lực hết mình để vượt qua kỳ thi
Tốt nghiệp THPT và sau đó là các kỳ thi đại học, cao đẳng. Vì vậy, nhà trường bố
trí ở hai khối lớp này những giáo viên chủ nhiệm “cứng” nhất, nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
Thứ ba, có chế độ ưu đãi, khen thưởng, động viên đối với GVCN. Vai trò,
trách nhiệm của GVCN rất lớn và để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên
tốn rất nhiều công sức. Thế nhưng, hiện tại, chế độ cho GVCN chỉ là trừ 4 tiết
trong 17 tiết tiêu chuẩn của giáo viên THPT. Trong những năm học vừa qua, nhà
trường luôn khen thưởng, động viên kịp thời đối với những GVCN có thành tích
trong công tác chủ nhiệm lớp như: duy trì tốt sĩ số, đưa lớp vươn lên các thứ hạng
cao trong thi đua…biểu dương trước hội đồng sư phạm và học sinh toàn trường.
ii.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN.
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi có nhiều chuyển biến phức tạp về mặt tâm
sinh lý. Ở lứa tuổi này, các em không còn nhỏ, nhưng cũng chưa phải là người lớn.
Các em đã tự ý thức bản thân và luôn muốn khẳng định mình nhưng vẫn còn bồng
bột trong suy nghĩ, việc làm. Chính vì vậy, trong nhà trường phổ thông, việc giáo
dục học sinh luôn là vấn đề khó, nhất là đối với các GVCN tuổi đời, tuổi nghề
chưa cao.
Để nâng cao năng lực đội ngũ GVCN, trong các năm học qua, trường đã tổ
chức cho GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về công tác GVCN do Sở GD&ĐT
Đồng Nai tổ chức. Tổ chức tốt việc tập huấn tại đơn vị cho đội ngũ GVCN. Phân
công các GVCN có thâm niên trong nghề, kèm cặp, giúp đỡ các GVCN còn thiếu
kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục học sinh…
Bên cạnh đó, BGH nhà trường cũng tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề
GVCN để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những giáo viên thiếu trách nhiệm, buông
lỏng việc quản lý học sinh, để nhiều học sinh trong lớp vi phạm nội quy nhà
trường, không duy trì tốt sĩ số, phong trào thi đua của lớp kém…
c.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn (GVBM) trong công

tác giáo dục đạo đức học sinh.
Căn cứ nhiệm vụ của giáo viên bộ môn được quy định trong Điều lệ trường
THPT, hiệu trưởng xây dựng quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của


GVBM trong việc tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Theo đó, GVBM, bên cạnh
nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn còn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh.
Đối tượng học sinh ở trường THPT Trần Phú khi tuyển vào lớp 10 điểm
chuẩn thấp, đồng nghĩa với chất lượng học lực và hạnh kiểm không cao. Do vậy,
GVBM khi vào lớp không chỉ chăm chú vào việc dạy để hoàn thành giáo án mà
phải quan sát học sinh để chấn chỉnh, nhắc nhở những sai phạm của các em về mặt
đạo đức, tác phong thể hiện qua ăn mặc, đầu tóc, lời nói, hành vi…
Trong quá trình giảng dạy, GVBM cần có sự lồng ghép, liên hệ thực tế để
giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt, đối với môn Giáo dục công dân, GVBM cần
khai thác triệt để các nội dung giáo dục đạo đức trong các tiết học.
Cuối năm, chỉ những giáo viên thực hiện tốt hai nhiệm vụ giảng dạy và giáo
dục thì mới được xét các danh hiệu: Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua.
d.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong giáo dục đạo đức học sinh.
i.
Chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh qua các nội dung thi đua
Mỗi đầu năm học, chỉ đạo cho Đoàn trường lập kế hoạch và phát động thi
đua giữa các lớp. Thành lập đội Cờ đỏ để kiểm tra thực hiện nội quy nhà trường
của ĐVTN học sinh và chấm điểm thi đua các lớp. Cuối tuần có tổng hợp kết quả
và công bố xếp loại, đánh giá thi đua vào buổi chào cờ đầu tuần. Biểu dương
những tập thể lớp đạt các thứ hạng cao, đồng thời phê bình và phân công lao động
đối với những lớp bị xếp loại yếu, kém trong tuần.
Tổ chức cho ĐVTN ký kết đầu năm học cam kết không thử, không tàng trữ,
không sử dụng, buôn bán ma túy và các chất gây nghiện khác. Vận động 100%

ĐVTN tham gia cuộc thi tìm hiểu ATGT với chủ đề: “An toàn giao thông cho nụ
cười ngày mai” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Honda Việt Nam tổ chức.

Các bản cam kết của học sinh


Bài thi tìm hiểu ATGT của học sinh
Tổ chức nhiều phong trào VHVN-TDTT như thi văn nghệ, thi cắm hoa, báo
tường, báo ảnh, thi đấu bóng chuyền, bóng đá, các trò chơi dân gian…nhằm tạo
không khí vui tươi, sôi nổi, đồng thời qua những hoạt động này, giáo dục học sinh
về truyền thống dân tộc, truyền thống nhà trường, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống…

Thi đấu bóng chuyền giữa các lớp


Thi cắm hoa chủ đề “Ơn thầy”
Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (HĐNGLL).
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện
học sinh. Thông qua HĐNGLL, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, năng lực hoạt động
chính trị - xã hội, tổ chức quản lý và bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông;
có thái độ đúng đắn trước những vấn đề trong cuộc sống, chịu trách nhiệm về
những hành vi của mình và đấu tranh trước những vấn đề sai trái.
Tuy nhiên, nội dung HĐNGLL theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT
khá nặng, việc thực hiện hoạt động này bước đầu còn gặp một số khó khăn, bất cập
như về tổ chức, quản lí, chất lượng giáo dục,… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
nâng cao chất lượng HĐNGLL một cách toàn diện, đồng bộ.
Do vậy, nhà trường đã chỉ đạo cho GVCN, tùy chủ đề từng tháng mà có
những nội dung và hình thức tổ chức phù hợp. Riêng đối với học sinh lớp 10, chỉ

đạo Đoàn trường phối hợp với GVCN tổ chức HĐNGLL tập trung tại hội trường.
Thông qua các buổi HĐNGLL này, Đoàn trường lồng ghép giáo dục đạo đức học
sinh, giúp các em có ý thức, trách nhiệm của bản thân về sự nghiệp Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; có quan niệm
đúng đắn về tình bạn, tình yêu và gia đình; có tinh thần tôn sư trọng đạo; ý thức
trách nhiệm vì cộng đồng…
e.
Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.
i.
Phát huy vai trò của Ban đại diện CMHS trong giáo dục đạo đức học sinh:
Sự tồn tại của các Ban đại diện CMHS với vai trò là cầu nối giữa nhà
trường với các gia đình học sinh là không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của
các nhà trường. Chính vì thế, ngay đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã có kế
hoạch tổ chức Đại hội CMHS sớm để bầu ra Ban đại diện CMHS với những ông,
bà có đủ tư cách, tâm huyết và thời gian thực hiện vai trò “cầu nối” giữa nhà
trường và gia đình học sinh.
Về công tác giáo dục đạo đức, trong năm học vừa qua, nhà trường đã cùng
với Ban đại diện CMHS phối hợp giáo dục thông qua sinh hoạt chào cờ đầu tuần
khen ngợi, biểu dương các học sinh đạt thành tích trong học tập rèn luyện, phê
bình các học sinh vi phạm nội quy nhà trường. Những trường hợp cá biệt, có đề
nghị của GVCN và Quản sinh, được nhà trường đưa ra hội đồng kỷ luật để xử lý
theo Điều lệ trường phổ thông.

ii.


Phối hợp chính quyền địa phương trong giáo dục đạo đức học sinh:
Trường THPT Trần Phú đóng chân trên địa bàn xã Suối Tre, lại tọa lạc ngay
sát UBND xã, vì vậy, rất được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương,

nhất là Ban công an.
Ngoài việc mời đại diện công an dự các buổi chào cờ để thông tin về tình
hình tội phạm trên địa bàn, tuyên truyền giáo dục về việc chấp hành pháp luật Nhà
nước cho học sinh, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với công an xã Suối Tre
trong việc xử lý những vi phạm của học sinh về luật giao thông, bạo lực học
đường. Những trường hợp học sinh đánh nhau (có sử dụng hoặc ý định sử dụng
hung khí) đều được giao cho công an xã phối hợp điều tra, đấu tranh, khai thác.
Ngoài việc xử phạt hành chính, Ban công an còn mời cha, mẹ học sinh vi phạm
đến để bảo lãnh con. Kết quả xử lý của Ban công an được gửi cho BGH nhà trường
để nhà trường có những biện pháp tiếp theo. Nhờ đó, tình trạng bạo lực học đường
trong năm học vừa qua đã giảm đáng kể so với các năm học trước.
iii.
Phát huy vai trò của Quản sinh trong giáo dục đạo đức học sinh.
Nhà trường hợp đồng 01 lao động làm công tác Quản sinh để theo dõi nề
nếp học sinh, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng để uốn nắn những
trường hợp học sinh vi phạm, liên lạc với cha mẹ học sinh trong từng giờ, từng
buổi.
Nhà trường bố trí 01 phòng cho Quản sinh làm việc với học sinh và tiếp phụ
huynh học sinh. Tất cả học sinh vi phạm nội quy nhà trường đều được cập nhật
trong hồ sơ của Quản sinh để có cơ sở làm việc với phụ huynh. Nhờ cách làm việc
bài bản, khoa học, tình trạng học sinh vi phạm nội quy nhà trường cũng đã giảm
đáng kể.
f.
Giáo dục đạo đức học sinh bằng việc xây dựng văn hóa học đường.
Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Văn hóa học đường là hệ thống các
chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ
huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động
tốt đẹp”.
Thực tế cũng cho thấy, văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để
rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất

nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân
cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp
xây dựng đất nước phồn vinh. Vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải
được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường,
vì nếu học đường mà thiếu văn hóa học đường thì không thể làm tốt được chức
năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Để xây dựng văn hóa học đường, ngoài việc phải xây dựng cơ sở vật chất
khang trang, đạt chuẩn, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy và học, thì xây dựng
môi trường giáo dục và xây dựng văn hóa ứng xử, giao tiếp là hai nhiệm vụ quan
trọng.
Ở trường THPT Trần Phú, các giáo viên được quán triệt phải gương mẫu,
luôn là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Từ việc thực hiện giờ giấc đến cơ
quan, ra vào lớp đến việc ăn mặc, giao tiếp, ứng xử…tất cả đều nghiêm túc, chuẩn
ii.


mực. Đối với học sinh, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách theo quy định
của Điều lệ trường phổ thông, giáo viên luôn phải có những ứng xử khéo léo, linh
hoạt, thể hiện người có trình độ văn hóa cao, khiến học sinh phải kính trọng, nể
phục. Nhà trường cũng đề ra các nội dung chủ yếu để thực hiện chuẩn mực đạo
đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tất
các cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường thực hiện.

Bảng những nội dung chủ yếu để thực hiện chuẩn mực đạo đức
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với những biện pháp trên, trong năm học 2012-2013 vừa qua, tình hình đạo
đức học sinh ở trường THPT Trần Phú đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Năm học 2011-2012, trường THPT Trần Phú đã gặt hái được những kết

quả đáng khích lệ: tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%, tỷ lệ đầu đại học cao đẳng đạt 40%.
Tuy nhiên, tình hình đạo đức học sinh vẫn còn những điều đáng lo ngại: số học
sinh vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật còn nhiều, tỷ lệ học sinh xếp
loại hạnh kiểm yếu còn cao.
- Năm học 2012-2013, nhờ áp dụng một số biện pháp quản lý như đã trình
bày ở trên, công tác giáo dục đạo đức học sinh đã có những chuyển biến tích cực.
Số học sinh vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật đã giảm, tỷ lệ học sinh
xếp loại hạnh kiểm yếu ít hơn so với năm học trước.
Bảng thống kê so sánh chất lượng giáo dục về mặt hạnh kiểm
* Năm học 2011-2012:
Xếp loại
Khối lớp
Khối 12
Khối 11
Khối 10
Toàn trường

Tốt
SS
205
262
396
863

SL
114
87
129
330


%
55.6
33.2
32.7
38.3

Khá
SL
71
111
137
319

%
34.6
42.4
34.7
37.0

T.Bình
SL
%
20
9.8
57
21.8
117
29.6
22.5
194


Yếu
SL
0
7
12
19

%
0.0
2.7
3.0
2.2


* Năm học 2012-2013:
Xếp loại
Khối lớp
Khối 12
Khối 11
Khối 10
Toàn trường

Tốt
SS
243
291
324
858


SL
117
108
118
343

%
48.1
37.1
36.4
40.0

Khá
SL
100
124
120
344

%
41.2
42.6
37.0
40.1

T.Bình
SL
%
26
10.7

52
17.9
83
25.6
18.8
161

Yếu
SL
0
7
3
10

%
0.0
2.4
0.9
1.2

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận
chủ yếu sau đây:
Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi
thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng
luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường
THPT là giáo dục đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác
quản lý giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
nhà trường phổ thông hiện nay.
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

trường THPT Trần Phú cho thấy: Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt
về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một
bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo
dục đạo đức, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi
phạm nội quy, quy chế như: nghỉ học, cúp tiết, đánh nhau, quay cóp, hút thuốc lá
trong trường,… Cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên nhà trường đã có nhận
thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn
diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp
ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ở trường THPT Trần
Phú, tôi xin đề xuất 6 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Thứ nhất, nâng cao vai trò của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu trong công tác
quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Thứ hai, phát huy vai trò trách nhiệm và không ngừng bồi dưỡng, nâng cao
năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh.
Thứ ba, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong công tác
giáo dục đạo đức học sinh.
Thứ tư, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong giáo dục đạo đức học sinh.
Thứ năm, tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các
lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.
IV.


Thứ sáu, giáo dục đạo đức học sinh bằng việc xây dựng văn hóa học đường.
Sáu biện pháp trên áp dụng ở trường THPT Trần Phú bước đầu có hiệu quả.
Thiết nghĩ, tình hình giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT khác trong tỉnh
cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi mong rằng, những kinh nghiệm trên của tôi

sẽ được đồng nghiệp đón nhận. Tất nhiên, thời gian công tác quản lý chưa nhiều
nên những điều phân tích, lý giải ở trên của tôi không thể không có thiếu sót, rất
mong quý đồng nghiệp chia sẻ, cảm thông và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện
chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này.
Tháng 5/2013
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Việt Hùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trường THPT Trần Phú.
2. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020, Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
3. Luật Giáo dục, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).
4. Nghị quyết Chi bộ trường THPT Trần Phú, năm học 2012-2013.
5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, Ths-GVC Đỗ
Thiết Thạch, trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh.


6. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của trường THPT Trần
Phú.
7. Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng được trường học thân thiện,
học sinh tích cực” của trường THPT Trần Phú năm học 2012-2013.
8. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học Phổ thông năm học
2012-2013 của Sở GD&ĐT Đồng Nai.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp xếp loại giáo dục học sinh năm học 2011-2012:
* Xếp loại hạnh kiểm:
Xếp loại
Khối lớp

Khối 12
Khối 11
Khối 10
Toàn
trường

Tốt
205
262
396

SL
114
87
129

%
55.6
33.2
32.7

SL
71
111
137

%
34.6
42.4
34.7


T.Bình
SL
%
20
9.8
57
21.8
117 29.6

863

330

38.3

319

37.0

194

SS

Khá

Yếu
SL
0
7

12

%
0.0
2.7
3.0

22.5

19

2.2

* Xếp loại học lực:
Xếp loại
Khối lớp
Khối 12
Khối 11
Khối 10
Toàn
trường

SS
205
262
396
863

Giỏi
SL

%
1
0.5
1
0.4
4
1.0
6

0.7

Yếu

Khá
SL
%
40 19.5
62 23.7
61 15.4

T.Bình
SL
%
126 61.5
166 63.4
170 42.9

SL
38
31

142

%
18.5
11.8
35.9

Kém
SL
%
0
0.0
2
0.8
19
4.8

164

463

209

24.2

20

19

53.7


2.3

Phụ lục 2: Quy chế giáo viên chủ nhiệm trường THPT Trần Phú.

QUY CHẾ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là lực lượng quan trọng trong công
tác giáo dục của nhà trường, giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, giúp học
sinh hình thành, điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách. GVCN là người tổ chức, hướng
dẫn và quản lý mọi hoạt động của học sinh và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng
về mọi mặt của lớp mình được giao phụ trách.
Quy chế giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT Trần Phú được cụ thể hóa
từ Điều lệ trường THPT về công tác chủ nhiệm lớp, nhằm quy định trách nhiệm,


quyền hạn, nghĩa vụ và các quy tắc làm việc và quan hệ giữa GVCN với các bộ
phận trong trường.
Quy chế này được áp dụng từ năm học 2012-2013.
CHƯƠNG I - THỜI GIAN LÀM VIỆC:
Điều 1:
GVCN phải thường xuyên bám sát lớp mình phụ trách bằng nhiều cách khác
nhau. Trong những thời điểm nền nếp của lớp chưa ổn định, GVCN cùng tham gia
sinh hoạt 10 phút đầu giờ với học sinh.
GVCN phải khai thác triệt để thời gian tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tránh
sinh hoạt qua loa, chiếu lệ, không mang lại hiệu quả giáo dục.
Điều 2:
Ở bất cứ nơi nào và thời gian nào có hoạt động tập thể của học sinh lớp chủ
nhiệm do nhà trường điều động, GVCN đều phải có mặt để hướng dẫn, theo dõi và
quản lý.

CHƯƠNG II - YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC SƯ PHẠM:
Điều 3:
Hết lòng thương yêu học sinh, tự nguyện công tác với đối tượng học sinh
của trường, tâm huyết với nghề sư phạm, có trách nhiệm trong công việc, có ý thức
tổ chức kỷ luật, có phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng với yêu cầu công tác
chủ nhiệm.
Điều 4:
Biết tổ chức và có kế hoạch chu đáo tổ chức mọi hoạt động của lớp. Phải
gương mẫu trước học sinh và phụ huynh về mọi mặt ứng xử giao tiếp. Tạo được
niềm tin yêu của học sinh và cha mẹ học sinh. Đối xử công bằng và nhân ái với
mọi học sinh. Không được xâm phạm thân thể học sinh, không được hạ nhục học
sinh và xúc phạm nhân cách phụ huynh học sinh.
CHƯƠNG III - ĐỐI VỚI LỚP CHỦ NHIỆM:
Điều 5:
Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ hoạt động học tập và giáo
dục của lớp mình phụ trách. Cụ thể:
1. Phải có kế hoạch công tác chủ nhiệm từng tháng, học kỳ và cả năm.
2. Hoàn chỉnh tổ chức lớp gồm hệ thống cán bộ lớp, tổ, cán bộ Đoàn. Tổ chức
hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp tự quản lý lớp.
3. Theo dõi chặt chẽ mọi mặt về nề nếp kỷ luật, học tập của mọi học sinh trong
lớp.
4. Có biện pháp giữ vững sĩ số lớp hàng ngày và từng học kỳ, phải báo cáo cụ
thể từng trường hợp học sinh nghỉ học, thôi học.


5. Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt hàng tuần theo kế hoạch chung hoặc theo kế
hoạch riêng cho phù hợp với tình hình từng lớp.
6. có thể dự giờ các tiết học bộ môn, để nắm chắc tình hình học tập của từng
môn học của lớp. Có trách nhiệm thu đủ các khoản đóng góp của học sinh
lớp chủ nhiệm.

7. Vận dụng các hình thức thưởng, phạt theo đúng Điều lệ trường THPT.
8. Tổ chức các hoạt động NGLL theo quy định của Bộ GD-ĐT; tham gia tổ
chức, theo dõi các hoạt động ngoại khoá (văn nghệ, TDTT), tham quan dã
ngoại do trường tổ chức.
9. Có kế hoạch đi thăm hỏi gia đình, cha mẹ học sinh, nhất là đối tượng học
sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Điều 6:
Thường xuyên quan tâm giáo dục học sinh. Lập hồ sơ, đánh giá diễn biến
các mặt yếu kém của học sinh qua từng thời kỳ. Chỉ được đình chỉ học tập của học
sinh trong phạm vi không quá 03 ngày. Khi đình chỉ, phải báo cáo Ban giám hiệu
trực, đồng thời báo cáo Quản sinh để trừ sĩ số.
Điều 7:
Tham gia hội đồng xét kỷ luật học sinh của lớp mình. Việc đưa học sinh ra
Hội đồng kỷ luật nhà trường phải đảm bảo đúng, đủ quy trình. Phối hợp với Quản
sinh để lập hồ sơ đầy đủ về sai phạm của học sinh trước khi trình hội đồng kỷ luật.
Điều 8:
Ngoài những qui định thưởng phạt chung đối với học sinh của nhà trường,
GVCN được quyền thống nhất với cha mẹ học sinh có những hình thức thưởng
phạt cho phù hợp với lớp chủ nhiệm, nhưng không được trái với qui định của nhà
trường.
CHƯƠNG IV - QUAN HỆ VỚI LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC TỔ
CHỨC, BỘ PHẬN PHỐI HỢP:
Điều 9 : Với lãnh đạo nhà trường
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương của nhà trường đề ra và có trách
nhiệm vận động học sinh, CMHS cùng thực hiện. Tuyệt đối chấp hành sự
chỉ đạo của Ban giám hiệu, phải hoàn thành các yêu cầu của Ban giám hiệu
đúng thời hạn quy định (nộp kế hoạch, báo cáo, thống kê, tổng kết, chỉ đạo
các hoạt động tập thể...).
2. Phải kịp thời báo cáo kết quả những việc đã làm tốt hoặc chưa làm tốt của
lớp chủ nhiệm để xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.

3. Phải lưu giữ các văn bản chỉ đạo của nhà trường đã ban hành để có căn cứ
thực hiện. Khi thuyên chuyển công tác hoặc thôi không chủ nhiệm phải bàn
giao đầy đủ hồ sơ cho Ban giám hiệu và những người thay thế.
Điều 10: Đối với các GVBM dạy lớp mình:


1. Phải thường xuyên liên hệ, trao đổi với GVBM để nắm chắc tình hình học
tập môn học, cung cấp thông tin về ý kiến học sinh phản ảnh để giáo viên bộ
môn điều chỉnh phương pháp.
2. Có kế hoạch tổ chức rèn kỹ năng tự học cho học sinh, dự giờ các bộ môn
của lớp để nắm chắc tình hình học tập và giảng dạy các bộ môn của lớp.
3. Phản ảnh các thông tin về học tập các bộ môn với Ban giám hiệu khi có
những bất thường.
Điều 11 : Đối với Đoàn trường:
1. GVCN phải có trách nhiệm hợp tác với Đoàn trường trong công tác thi đua.
Kết quả xếp loại lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học của Đội Cờ
Đỏ Đoàn trường là căn cứ để đánh giá, xếp loại GVCN.
2. Kết hợp chặt chẽ với Đoàn trường, làm công tác giáo dục học sinh qua các
hoạt động, phải coi công tác Đoàn chính là công tác giáo dục học sinh, có ý
thức chủ động trong việc tổ chức và vận động Đoàn viên của lớp mình thực
hiện các yêu cầu của công tác Đoàn.
3. GVCN có trách nhiệm trong công tác xây dựng chi đoàn lớp, củng cố và
phát triển Đoàn trong lớp theo một kế hoạch đã thống nhất với Ban chấp
hành Đoàn trường.
4. Giúp đỡ cán bộ chi đoàn, tổ chức chi đoàn lớp thực hiện mọi kế hoạch hoạt
động do Đoàn trường chỉ đạo.
Điều 12 : Đối với Quản sinh:
1. Phải liên hệ chặt chẽ với Quản sinh trong công tác thi đua của lớp để theo
kịp các yêu cầu chung của nhà trường.
2. Kết hợp để giáo dục học sinh cá biệt thông qua việc chấp hành kỷ luật hàng

ngày của học sinh.
3. Có trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ minh chứng cho Quản sinh để
phối hợp xử lý kỷ luật học sinh (nếu có).
Điều 13 : Đối với cha mẹ học sinh:
1. Có trách nhiệm tổ chức và phối hợp hành động với chi hội CMHS lớp theo
một kế hoạch nhất định nhằm đẩy mạnh các hoạt động học tập, giáo dục học
sinh và các hoạt động tập thể khác của lớp.
2. Vận động các CMHS và các cơ quan, đoàn thể xã hội khác tham gia ủng hộ,
giúp đỡ xây dựng nhà trường và lớp chủ nhiệm về mọi mặt vật lực, trí lực.
3. Kết hợp chặt chẽ với CMHS để giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh cá
biệt.
4. Chỉ được phép mời CMHS khi thực sự cần thiết, khi tiếp CMHS phải nhã
nhặn, lịch sự tạo điều kiện để phụ huynh cộng tác chặt chẽ trong công tác
giáo dục học sinh.


5. Không được lạm dụng quyền hạn của GVCN để trách cứ, mỉa mai, có thái
độ thiếu lịch sự, thiếu văn minh trong giao tiếp với phụ huynh.
6. Không được dùng lối truy bức, gây khó dễ cho phụ huynh học sinh, đòi hỏi
vật chất, làm mất danh dự của giáo viên và nhà trường.
Điều 14: Tự học tập, tự bồi dưỡng
Thường xuyên tìm hiểu sách báo, thông tin khoa học giáo dục để áp dụng
công tác giáo dục học sinh. Lưu giữ các tài liệu bồi dưỡng GVCN, tìm cách thường
xuyên vận dụng vào công tác chủ nhiệm.
Điều 15: Khen thưởng và kỷ luật
Kết quả thực hiện quy chế này sẽ là căn cứ để xếp thi đua đối với giáo viên.
Căn cứ kết quả công tác chủ nhiệm, công tác chuyên môn và các công tác khác,
Hiệu trưởng sẽ quyết định việc khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm, ký quyết định
tăng lương theo định kỳ đối với giáo viên hoàn thành tốt hoặc quyết định đình chỉ
công tác chủ nhiệm của GV vi phạm quy chế hoặc không thực hiện được các yêu

cầu giáo dục của nhà trường; không được học sinh và phụ huynh tín nhiệm. Những
giáo viên bị đình chỉ công tác chủ nhiệm xem như không hoàn thành nhiệm vụ
năm học.
HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Đình Thiện


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Trần Phú

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Khánh, ngày 26 tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Trần Phú.
Họ và tên tác giả: Lê Việt Hùng

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị: Trường THPT Trần Phú
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục




- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 


Trong Ngành

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới



-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 


- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao

-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao



- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Xếp loại: Tốt
(đã ký)
Nguyễn Hữu Công

(đã ký)
Nguyễn Đình Thiện



×