Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TÌM HIỂU SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.26 KB, 11 trang )

TÌM HIỂU SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH GIA LAI
Trần Thị Xuân Hòa, Trần Thị Nguyệt
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đến điều trị tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Đánh giá tình trạng đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên mẫu chọn qua phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân.
Đối tượng: 112 bệnh nhân ĐTĐ tuổi từ 19 đến 97 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai từ
tháng 3/2012 đến tháng 9/2012.
Kết quả: Tỷ lệ nữ điều trị ĐTĐ nhiều hơn nam chiếm 60,7%. Tỷ lệ dân tộc Kinh điều trị ĐTĐ chiếm đa số
80,4 %. Đa số bệnh nhân tuân thủ điều trị: sử dụng thuốc thường xuyên 82%, tái khám định kỳ 89%, tập thể
dục thường xuyên 70%, thực hiện chế độ ăn kiêng 83%.Tỷ lệ bệnh nhân có đường huyết ổn định là 23%. Tuy
nhiên có sự chênh lệch đáng kể giữa sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân người đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS) và người Kinh.
Kết luận: Để cải thiện ý thức và tuân thủ điều trị góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa biến chứng
của bệnh ĐTĐ nhất là ở bệnh nhân người đồng bào DTTS cần phải nâng cao tuyên truyền ở tuyến cơ sở, đào
tạo nhân viên y tế kiến thức, phương pháp tư vấn giáo dục sức khỏe bằng ngôn ngữ và tài liệu phù hợp.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính do hậu quả của tình trạng thiếu Insulin
tuyệt đối hoặc tương đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng các rối
loạn về chuyển hóa khác.
Trong những năm gần đây, ĐTĐ đang càng ngày trở nên phổ biến và là vấn đề lớn
đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng. Nó ảnh hưởng đến hàng triệu người, cả
nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ học vấn. Gánh nặng bệnh tật do ĐTĐ đang tăng
lên trên toàn cầu, đặt biệt là các nước đang phát triển, nơi quá trình đô thị hóa đang làm
thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân.
Việt Nam có khoảng 4,5 triệu người đang mắc bệnh ĐTĐ, điều đáng lo ngại là 65%


trong số đó không biết mình bị bệnh, hậu quả là phát hiện và điều trị muộn dẫn đến nhiều
biến chứng nguy hiểm như: suy thận, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu


não, mù lòa, bất lực ở nam giới và nhiễm trùng… Ngay cả những bệnh nhân được chẩn
đoán cũng chưa điều trị đúng (số liệu của Hội Dinh dưỡng Việt Nam tháng 11/ 2011).
Việc điều trị bệnh ĐTĐ thường gặp khó khăn và phức tạp. Để kiểm soát tốt đường
huyết người bệnh phải cần đến 5 biện pháp thiết yếu, đó là:
- Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh ĐTĐ.
- Chế độ dinh dưỡng.
- Chế độ tập luyện.
- Sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định .
- Các xét nghiệm kiểm tra.
Trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày các thầy thuốc thường ít chú trọng đến
việc giáo dục bệnh nhân mà thường chú trọng đến việc kê đơn và kết quả điều trị sau mỗi
lần tái khám. Trong thực tế lâm sàng, hiệu quả điều trị tùy thuộc rất nhiều vào việc bệnh
nhân ĐTĐ có những nhận thức, thực hành đúng hay không. Tất cả những nhận thức và thực
hành không đúng góp phần làm gia tăng sự xuất hiện các biến chứng, làm gia tăng chi phí
điều trị, tỉ lệ tàn tật và tử vong. Tuy nhiên đây là bệnh có thể kiểm soát được khi người
bệnh có chế độ điều trị, chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Gia Lai.
2.1.2. Thời gian : Từ tháng 3/2012 đến tháng 9/2012
2.1.3. Địa điểm : Các khoa lâm sàng: Nội tổng hợp, Khám bệnh và Lão khoa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên mẫu chọn qua phỏng vấn
trực tiếp bệnh nhân điều trị ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
2.2.2. Cỡ mẫu: Gồm 112 bệnh nhân độ tuổi từ 19 đến 97 tuổi.

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm làm phiếu điều tra.
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo phiếu điều tra.


- Thu thập kết quả cận lâm sàng từ phòng xét nghiệm, hồ sơ bệnh án
2.2.5 .Nội dung thu thập
- Điều tra sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ (ý thức sử dụng thuốc, chế độ ăn
bệnh lý, chế độ luyện tập, tái khám định kỳ…).
- Kết quả Glucose huyết tương lúc đói, HbA1c.
2.2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
- HbA1c ≥ 6,5%..
- Xét nghiệm phải được làm ở labo sử dụng phương pháp chuẩn.
+ Đường máu đói ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL). Đường máu đói đo khi đã nhịn
không ăn ít nhất 8 giờ.
+ Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200
mg/dL).
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô hình của Tổ
chức Y tế thế giới WHO, sử dụng 75 gram glucose.
+ Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL).
- Trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển.
- Bệnh nhân được xem là tình trạng đường huyết không ổn định khi : HbA1c ≥ 7%
hoặc đường máu lúc đói ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL).
2.2.7. Xử lý số liệu: Tất cả số liệu thu thập được đều được xử lý bằng Exel 2003.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả: Qua thực tế phỏng vấn 112 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, nhóm nghiên cứu
chúng tôi có những kết quả và bàn luận sau:
3.1.1. Tỷ lệ giới

Bảng 1. Tỷ lệ giới
Giới

Số lượng

Tỷ lệ

- Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 39,3%

Nam

44

39,3%

- Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 60,7 %

Nữ

68

60,7%

Tổng số

112

100%



3.1.2. Phân bố theo địa dư
Bảng 2. Phân bố theo địa dư
- Số lượng bệnh nhân ở nông thôn chiếm

Địa dư

Số lượng

Tỷ lệ

Thành thị

57

50,9%

49,1 %

Nông thôn

55

49,1%

- Số lượng bệnh nhân ở thành thị chiếm

Tổng số

112


100%

50,9 %

3.1.3. Tỷ lệ dân tộc
Bảng 3. Tỷ lệ dân tộc
Dân tộc

Số lượng

Tỷ lệ

Kinh

90

80,4%

- Bệnh nhân là người Kinh chiếm đa số 80,4%

Jarai

17

15,2%

- Bệnh nhân là người DTTS chiếm tỷ lệ thấp, cụ

Bana


3

2,6%

thể: Jarai 15,2% ; Bana 2,6% ; Nùng 1,8%

Nùng

2

1,8%

Tổng cộng

112

100%

3.1.4. Trình độ học vấn
Bảng 4. Trình độ học vấn
Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ

Mù chữ

11


9,8%

- Tỷ lệ mù chữ chiếm 9,8 %

Tiểu học

27

24,1%

- Tỷ lệ cao nhất là THCS 33,9% ; tiếp

THCS

38

33,9%

THPT trở lên

36

32,2%

Tổng cộng

112

100%


đến là THPT trở lên 32,9% ; tiểu học
24,1%


3.1.5. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường
Bảng 5. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ
Số lượng

Tỷ lệ

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ

Không biết

6

5,4%

lệ từ cao đến thấp: cao nhất từ 2 – 5

Mới phát hiện

6

5,4%

năm 34,8% ; dưới 2 năm 24,1% ; từ

Dưới 2 năm


27

24,1%

5 – 10 năm 20,5% ; trên 10 năm

Từ 2 – 5 năm

39

34,8%

9,8% ; mới phát hiện hoặc không

Từ 5 – 10 năm

23

20,5%

biết mình mắc bệnh 5,4%.

Trên 10 năm

11

9,8%

112


100%

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ

Tổng cộng

3.1.6. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Bảng 6. Phương pháp điều trị
Phương pháp

Số lượng

Tỷ lệ

Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ

90

90%

Thực hiện chế độ ăn kiêng

83

83%

Chế độ luyện tập thể dục

70


70%

Uống thuốc nam, châm cứu

33

33%

Nhân điện, ngồi thiền

7

7%

Không dùng phương pháp nào

3

3%

Đa số các bệnh nhân ĐTĐ đều tuân thủ chế độ điều trị như: Dùng thuốc theo đơn
của bác sỹ là 90%; thực hiện chế độ ăn kiêng 83%; thực hiện chế độ luyện tập thể dục 70%
Bảng 7. Thực hành sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc

Số lượng

Tỷ lệ

Đa số bệnh nhân ĐTĐ dùng thuốc


Thường xuyên

82

82%

thường xuyên theo đơn 82

Không thường xuyên

8

8%

Không

10

10%

Tổng số

100

100%


Bảng 8. Khám bệnh định kỳ
Khám bệnh định kỳ


Số lượng

Tỷ lệ



89

89%

Không

11

11%

Tổng số

100

100%

Đa số bệnh nhân ĐTĐ đi khám
bệnh định kỳ chiếm 89%

Bảng 9. Chế độ ăn
Chế độ ăn

Số lượng


Tỷ lệ

Ăn ít hơn lúc chưa mắc bệnh

4

4%

Ăn như bình thường

16

16%

Ăn nhiều hơn lúc chưa mắc bệnh

2

2%

Ăn nhiều bữa, lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn

34

34%

Ăn 3 bữa, lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn

44


44%

Tổng cộng

100

100%

Bệnh nhân ĐTĐ thực hiện:
- Ăn 3 bữa, lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn 44%
- Ăn nhiều bữa, lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn 34%
- Ăn như bình thường 16%, Ăn ít hơn lúc chưa mắc bệnh 4%
- Ăn nhiều hơn lúc chưa mắc bệnh 2%
Bảng 10. Thực phẩm hạn chế sử dụng
Loại thực phẩm

Số lượng

Tỷ lệ

Mỡ động vật

95

95%

Dầu thực vật

5


5%

Đường, bánh kẹo, nước ngọt

95

95%

Rau xanh

1

1%

Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích

78

78%

Các loại trái cây tươi, ít ngọt

3

3%

Các loại trái cây sấy khô, đóng hộp

89


89%

Không hạn chế

1

1%


Hầu hết các bệnh nhân đều hạn chế các loại thực phẩm không có lợi cho bệnh ĐTĐ
như: Mỡ động vật 95%; đường, bánh kẹo, nước ngọt 95%; rượu bia, thuốc lá, chất kích
thích 78%; các loại trái cây sấy khô, đóng hộp 89%
3.1.7. Tình trạng đường huyết
Bảng 11. Tình trạng đường huyết
Số lượng

Tỉ lệ

Đa số đường huyết của bệnh

Đường huyết ổn định

23

23%

nhân không ổn định 77%

Đường huyết không ổn định


77

77%

Tình trạng đường huyết

3.1.8. Sự tuân thủ điều trị và tình trạng đường huyết
Bảng 12. Sự tuân thủ điều trị và tình trạng đường huyết
Đường huyết

Đường huyết k

ổn định (n=23)

ổn định (n=77)

Dùng thuốc theo đơn BS

23 (100%)

Tập thể dục thường xuyên

Tổng

p

67 (87,01%)

90


0,03

21 (91,3%)

49 (63,64%)

70

< 0,00005

Tái khám định kỳ

21 (91,3%)

68 (88,31%)

89

0,27

Chế độ ăn kiêng

20 (86,96%)

63 (81,82%)

83

0,09


- Tất cả bệnh nhân dùng thuốc theo đơn của bác sĩ ở nhóm bệnh nhân đường huyết
ổn định (100%) cao hơn ở nhóm bệnh nhân có đường huyết không ổn định (87,01%) có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Tỷ lệ bệnh nhân tập thể dục thường xuyên ở nhóm bệnh nhân đường huyết ổn định
(91,3%) cao hơn ở nhóm bệnh nhân có đường huyết không ổn định (63,64%) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,00005).
- Tỷ lệ bệnh nhân tái khám định kỳ và thực hiện chế độ ăn kiêng ở nhóm bệnh nhân
đường huyết ổn định cao hơn ở nhóm bệnh nhân có đường huyết không ổn định không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.2. Bàn luận
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu


- Qua khảo sát 112 bệnh nhân mắc và điều trị ĐTĐ, số lượng bệnh nhân nữ (60,7%)
nhiều hơn nam giới, tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị và nông thôn tương đương nhau.
- Tỷ lệ dân tộc Kinh điều trị ĐTĐ chiếm đa số 80,4% mặc dù tỷ lệ dân tộc thiểu số
chiếm xấp xỉ 50% trong dân số Tỉnh Gia lai.
- Trình độ học vấn : tỷ lệ bệnh nhân mù chữ chiếm 9,8% đều là dân tộc thiểu số
sống ở vùng nông thôn, chiếm tỷ lệ cao nhất là THCS 33,9%.
3.2.2. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
- Khảo sát 112 bệnh nhân thì có 6 bệnh nhân (5,3%) mới phát hiện bệnh khi nhập
viện điều trị lần đầu tiên; 6 bệnh nhân DTTS (5,3%) đang điều trị nội trú khi được hỏi
không biết mình mắc bệnh ĐTĐ, mặc dù có những bệnh nhân đã điều trị nhiều đợt và trong
quá trình điều trị bệnh nhân chỉ biết uống thuốc phát hàng ngày chứ không tuân thủ chế độ
ăn hay chế độ luyện tập nào.
- Trong số 100 bệnh nhân ĐTĐ có điều trị tại bệnh viện thì có 82% dùng thuốc
thường xuyên theo đơn của bác sĩ; 8% có dùng thuốc nhưng không thường xuyên; 10%
không dùng thuốc.
Một số nguyên nhân khi được hỏi bệnh nhân cho biết:

+ Không biết phải dùng thuốc thường xuyên tại nhà.
+ Không biết phải lấy thuốc ở trạm y tế.
+ Trạm y tế không có insulin.
+ Không có điều kiện tiêm Insulin ( không biết tiêm, không có người tiêm….)
+ Không có điều kiện kinh tế, phương tiện, thời gian để đi khám định kỳ lấy thuốc.
- Có nhiều bệnh nhân dù biết phải dùng thuốc tại nhà nhưng vẫn chủ quan không
tuân thủ vì kiến thức về đái tháo đường của bệnh nhân còn hạn chế, chưa biết được mức độ
nguy hiểm của những biến chứng do bệnh ĐTĐ có thể gây ra. Những hạn chế này bắt
nguồn từ việc thiếu tài liệu giáo dục hợp lý, nhân viên y tế thiếu thời gian hướng dẫn, tư
vấn cho người bệnh, số lượng bệnh nhân lớn, bản thân nhân viên y tế cũng chưa được đào
tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho bệnh nhân và bất đồng ngôn ngữ giữa nhân viên y tế và
người bệnh.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc thường xuyên là
82%, ăn kiêng là 83%, luyện tập thể dục 70%, có đường huyết ổn định 23%. Trong nghiên


cứu ở bệnh viện Bạch Mai của Nguyễn Văn Khôi 2011, tỷ lệ luyện tập thể dục là 65%. So
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo ở HCM 2009 thì tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc
thường xuyên 63,4% ; luyện tập thể dục 16,8% ; tỷ lệ bệnh nhân có đường huyết ổn định
18,6% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, nhưng sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khỏe
tỷ lệ tăng lên đáng kể 85,7% ; 41% ; 29,8%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vai trò
truyền thông, giáo dục sức khỏe trong điều trị bệnh đái tháo đường, giúp người bệnh hiểu
rõ mối nguy hiểm của bệnh, sửa đổi nhận thức và hành vi không đúng, tuân thủ điều trị
nhằm làm giảm tỷ lên tử vong và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
- Những người bị ĐTĐ cần phải phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để không
gây tăng đường huyết sau khi ăn. Trong 100 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú được điều
tra chỉ có 34% bệnh nhân phân chia khẩu phần ăn đúng cách, còn lại 16% ăn như bình
thường thậm chí ăn ít hơn lúc chưa mắc bệnh 48 %. Điều này sẽ làm tăng đường máu nhiều
sau ăn, hạ đường máu lúc xa bữa ăn: bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt ….
dễ gây nguy hiểm và không đảm bảo năng lượng cho các hoạt động thường ngày của bệnh

nhân. Trong nghiên cứu 95% bệnh nhân tuân thủ việc hạn chế mỡ động vật và các loại
đường, bánh kẹo, nước ngọt; vẫn còn 22% bệnh nhân sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất
kích thích; 11% bệnh nhân sử dụng các loại trái cây sấy khô, đóng hộp. Tỷ lệ này vẫn còn
cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Khôi, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bia rượu 7,8% ;
hút thuốc lá 5%.
- Trong số 58 bệnh nhân ( 51,8%) mắc bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú được phỏng vấn
tại khoa khám bệnh bệnh viện Tỉnh Gia Lai, thì chỉ có 2 bệnh nhân là đồng bào dân tộc
thiểu số đi khám bệnh định kỳ chiếm 3,4%. Trong số 22 bệnh nhân DTTS điều trị ĐTĐ tại
bệnh viện, chỉ có 3 BN đi khám sức khỏe, kiểm tra đường huyết định kì 1 tháng/ lần. Vấn
đề không tuân thủ yêu cầu điều trị là do kiến thức về bệnh ĐTĐ của bệnh nhân còn hạn
chế, bắt nguồn từ việc thiếu tài liệu giáo dục hợp lý, nhân viên y tế thiếu thời gian hướng
dẫn, tư vấn cho người bệnh với số lượng bệnh nhân lớn tập trung ở tuyến Tỉnh, và bản thân
nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo kỹ về phương pháp tư vấn cho bệnh nhân nhất là ở
các tuyến Y tế cơ sở. Mặc khác, trình độ dân trí của đồng bào DTTS còn thấp, điều kiện
kinh tế, địa lí còn khó khăn….


- Một điểm đặc biệt là trong số 22 bệnh nhân DTTS điều trị ĐTĐ, có 7 bệnh nhân
(31,8%) đang được điều trị nội trú trong đó thậm chí có một số bệnh nhân điều trị nhiều đợt
tại bệnh viện, nhưng khi được hỏi lại không biết mình mắc bệnh gì và chế độ điều trị, chế
độ ăn uống ra sao. Vì vậy để cải thiện việc tuân thủ yêu cầu điều trị là nâng cao giáo dục
sức khỏe cho bệnh nhân.
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân mắc ĐTĐ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia
Lai từ tháng 3/2012 đến tháng 9/2012, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đặc điểm chung:
+ Tỷ lệ nữ điều trị ĐTĐ nhiều hơn nam chiếm 60,7%.
+ Tỷ lệ dân tộc Kinh điều trị ĐTĐ chiếm đa số 80,4 %.
+ Thời gian mắc bệnh nhiều nhất là từ 2 – 5 năm chiếm 34,8%.
- Sự tuân thủ điều trị:

+ Sử dụng thuốc thường xuyên 82%.
+ Tái khám định kỳ 89%.
+ Tập thể dục thường xuyên 70%.
+ Thực hiện chế độ ăn kiêng 83%.
- Đánh giá tình trạng đường huyết: tỷ lệ bệnh nhân có đường huyết ổn định là 23%.
- Qua nghiên cứu, có sự chênh lệch rõ rệt giữa sự tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ của
đồng bào DTTS và người Kinh, tỷ lệ DTTS điều trị ĐTĐ chỉ chiếm 19,6%. Để cải thiện ý
thức và tuân thủ điều trị là nâng cao tuyên tuyền ở tuyến y tế cơ sở, đào tạo cho nhân viên y
tế kiến thức, phương pháp tư vấn giáo dục sức khỏe hiệu quả; phát triển ngôn ngữ và tài
liệu phù hợp. Thành lập phòng tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh viện. Để thuận tiện cho
việc điều trị của bệnh nhân ĐTĐ ở vùng sâu vùng xa, cần trang bị các phương tiện và thuốc
đầy đủ hơn nữa cho các tuyến y tế cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Beran (2008), Báo cáo chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận Insulin tại
Việt Nam.
2. Tạ Văn Bình (2006), “Nghiên cứu các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường mới phát
hiện ở Bệnh viện Nội tiết trung ương”, Nhà xuất bản Y học 2006


3. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thanh Minh (2009), “Đánh giá ảnh hưởng truyền thông
giáo dục về kiến thức, thái độ thực hành và các chỉ số kiểm soát trên bệnh nhân đái tháo
đường type II”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 13/2009, trang 71-78
4. Nguyễn Khoa Diệu Vân, “Nội tiết học trong thực hành lâm sàng”, Nhà Xuất bản y học
2012.
5. Phạm Văn Khôi (2011), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường và thực
trạng nuôi dưỡng, tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai.

RESEARCH THE COMPLIANCE WITH OUTPATIENT TREATMENT
OF DIABETES PATIENTS AT GENERAL HOSPITAL OF GIA LAI PROVINCE
Tran Thi Xuan Hoa, Tran Thi Nguyet

General Hospital of Gia Lai Province
ABSTRACT
Objectives: Learn the compliance with outpatient treatment and assessment blood suger
level of diabetes patients at General Hospital of Gia Lai Province.
Methods: Cross sectional study.
Subjective: 112 diabetes patients age from 19 - 97 treated at General Hospital of Gia Lai
Province from March to September 2012.
Results: Proporton of female folow up treatment for diabetes geater than male is 60.7%.
Most of people folow up treatment for diabetes are Kinh ethnic (80.4%). Most of patients
folow of treatment: patients used medicine in daily (82%), patients had recurrent
examination (89%), frequency exercise (70%), folow up diet (83%). Proportion of patients
has stable blood suger level 23%. However, there are difference the compliance of treament
between minority group and Kinh group.
Conclusions: To improve awareness and compliance of treatment to help to reduce death
rate and prevent complication of diabetes in minority poeple, we need to increase health
propaganda and education in primary health care system, training for medical staffs about
knowledge and method to health consult or education by languge and documet
appropriation.



×