Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.77 KB, 14 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐỒNG NAI
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)

HÀ VĂN SƠN

Người thực hiện:
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn:


(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm


 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2014 - 2015


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:

HÀ VĂN SƠN

2. Ngày tháng năm sinh:

07.4.1960

3. Nam, nữ:

Nam

4. Địa chỉ:

Số nhà 1021 tổ 5 KP2 Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai

5. Điện thoại: 061.3828813 (CQ)/ ĐTDĐ: 012 88 79 99 79
6. Fax:

E-mail:


7. Chức vụ:

Trưởng phòng Quản lý đào tạo

8. Đơn vị công tác:

Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP Kỹ Thuật
- Năm nhận bằng: 1992
- Chuyên ngành đào tạo: Điện Công Nghiệp
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh Vực Quản Lý
Số năm kinh nghiệm 04
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy vật lý
Số năm có kinh nghiệm: 20
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 04

2


BM03-TMSKKN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng
Nai, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ các cấp, giáo viên

ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp đã liên kết với Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai
(TTGDTX) tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, tạo điều kiện
thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thể học tập thường
xuyên, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người học, góp phần nâng cao dân trí và
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai tiền thân là Trung tâm đào
tạo mở rộng Tỉnh trực thuộc UBND Tỉnh được thành lập, hoạt động từ năm 1994.
Đến năm 1996, UBND Tỉnh có quyết định số 375/QĐ-UBT ngày 13/02/1996 “đổi
tên thành TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN (TTGDTX) giao Sở
GD&ĐT Đồng Nai quản lý và hoạt động theo Quyết định 42/2008/QĐBGDĐT do
Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành từ ngày 28/7/2008.
Trung tâm GDTX Tỉnh hiện nay được đầu tư xây dựng cơ sở mới nhưng vẫn
chưa có đầy đủ trang thiết bị, ký túc xá, v.v… CB.GV,CNV Trung tâm chỉ có 16
người kể cả hợp đồng. Do đó, việc tuyển sinh, liên kết đào tạo,v.v… và hoạt động
gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường đại học chỉ muốn tập trung liên kết đào tạo tại
Trung tâm, đi lại thuận tiện, học viên đông, khả năng thu học phí cao dẫn đến nhiều
học viên ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội học tập lên cao là vô cùng khó.
Từ những mâu thuẫn này và những quy định bất cập, nhiều trường liên kết đào
tạo không thực hiện đúng quy định, kế hoạch giảng dạy thường xuyên thay đổi,
buông lỏng quản lý và hồ sơ quản lý…
Việc chấn chỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần đưa công tác này đi vào nền nếp từ phía
cơ sở liên kết, để người học được hưởng lợi từ chất lượng đào tạo, giảm thiểu bức
xúc từ xã hội như ở công văn 743/SGD&-GDCN ngày 20/4/2007 mà lãnh đạo Sở
GD&ĐT Đồng Nai đã lên tiếng: “Tuy nhiên cũng có một số nơi chưa thực hiện đúng
những quy định của Luật Giáo dục cũng như những Điều lệ, Quy chế tổ chức hoạt
động của trường … Những vi phạm như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của
người học, uy tín của ngành và gây nên sự bất bình trong xã hội”.
Với lý do trên và qua thực tiễn công tác liên kết đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực tại Trung tâm GDTX Tỉnh trong những năm qua, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm
với tiêu đề “Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm giáo
dục thường xuyên tỉnh Đồng”.

3


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1.Cơ sở lý luận.
- Luật Giáo dục do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.7.2005
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12;
- Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban
hành ngày 02/01/2007 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo
dục thường xuyên, ở khoản 2, điều 4, chương I: “Cơ sở giáo dục đại học khi thực
hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt
nghiệp đại học được phép liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh…”;
- Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ở mục b, khoản 2, điều 7, chương II: “Đối với các
khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải là
các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”;
- Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày
23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại
học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh
quản lý hoạt động liên kết đào tạo...”;
- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội, ở
khoản 2, điều 4, chương I: “Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo
từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc
cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình
đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học”.

- Đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học là một chủ trương của Đảng
nhằm nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Hình thức đào tạo này có từ năm 1960 của thế kỷ XX, đến nay hơn nửa thế kỷ.
Mặc dầu còn có một số điểm bất cập cần được khắc phục nhưng nhìn chung hình
thức đào tạo này đã đạt được những thành tựu lớn, ngày càng khẳng định được chính
sách đúng đắn của Đảng.
2.Thực trạng các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX Tỉnh Đồng Nai.
2.1.Các lớp liên kết tại Trung tâm.

TT

1

Trường Đào tạo
& cấp bằng

ĐH
ĐÀ LẠT

TT

2

Học tại

NĂM HỌC

SỈ SỐ
hiện nay


ĐANG
THỰC HIỆN
CT HK/NĂM

1
2
3
4

Luật K35
Luật K36
Luật K37
Luật K38

Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm

101
78
83
109

2011-2015
2012-2016
2013-2017
2014-2018

61

52
46
61

HK 9
HK 8
HK 6
HK 4

5

Luật K39
BÁC SĨ THÚ
Y

Trung tâm

86

2015-2019

70

HK2

Trung tâm

69

2014-2019


53

HK 4

7

Nông học K3

Xuân Lộc

60

2011-2015

20

HK 9

8

Chăn nuôi K3

Xuân Lộc

59

2011-2015

45


HK 9

6
ĐH
NÔNG - LÂM
TP. HCM

Ngành học

Quyết
định
trúng
tuyển

4


3

ĐH
TÂY NGUYÊN

9

BÁC SĨ THÚ
Y K2

ĐH TRÀ VINH


10

ĐH
LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS II)

12

Công tác Xã
hội K1

ĐH MỞ
HÀ NỘI

13

E-LEARNING

Luật học K1

Định Quán

51

2011-2016

50

HK 2

Long Khánh


114

2012-2016

71

HK 8

Trung tâm

87

2013-2017

68

HK 6

Trung tâm

25

2015-2019

25

HK2

Trung tâm


114

2013-2016

87

HK 5

Trung tâm

112

2014-2017

84

Trung tâm

84

2014-2017

84

183

2015-2019

153


4
5

14
6

ĐH KINH TẾ LUẬT TP.HCM

15
16

ĐH MỞ TP
HCM
TỔNG SỐ HV,Sinh viên

Luật - Kinh tế
VB2
Luật - Dân sự
VB2- 13503
Luật - Dân sự
VB2- 14503
Luật KT

HK 3
HK 1

Nhơn Trạch

1407


HK4

1030

2.2.Về địa điểm đặt lớp:
Theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ở mục b, khoản 2, điều 7, chương II: “Đối với
các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải
là các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”. Trong khi đó, hiện có
06 lớp đặt ngoài Trung tâm. Nhu cầu người học ở những nơi đó là có thực và nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhân lực cho tốc độ xây dựng NÔNG THÔN
MỚI rất cần, mà cự ly đến Trung tâm thì quá xa, 06 lớp này việc học tại Trung tâm
là không thể. Để giải quyết mâu thuẫn này, Trung tâm có yêu cầu các cơ sở đặt lớp
tham mưu UBND các huyện, thị xã có công văn đề nghị mở lớp, việc làm này cũng
rất mơ hồ vì xem qua các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì không tìm thấy
sự chính danh nào cho việc ký “trung gian”, vì thế Trung tâm ký hồ sơ pháp lý với
trường ĐH, THCN rồi ký thuê mướn cơ sở vật chất ở các TTGDTX và TTDN ở các
huyện, TX để đặt các lớp này cũng chỉ là giải pháp tình thế.
3. Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX Tỉnh
Đồng Nai.
3.1.Về quy trình tuyển sinh
Điều tra nhu
cầu người học
(A)

Hồ sơ pháp lý
(B)


Tuyển sinh
và đào tạo
(C)

Nội dung (A): Là khâu quyết định trong toàn bộ quy trình(C)
này, thường là tìm
hiểu các sở, ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là các lớp ngân sách do tỉnh cấp, quan hệ
với Sở Nội vụ. Tuy nhiên, theo công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai
ban hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ
5


TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu
mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo...” thì trên địa bàn thường
xuyên xẩy ra tình trạng không tuân thủ quy định này nên rất khó khăn cho Trung tâm
trong việc tuyển sinh, vì do không hợp nhất được đầu mối cho nên việc “tranh giành”
tuyển sinh gây ra bất ổn cho người học. Ví dụ, cùng một ngành học trong một thời
điểm có đến 4 cơ sở giáo dục thông báo chiêu sinh, nên mỗi nơi chỉ được vài chục
người ghi danh và rồi cả 4 cơ sở đều không mở lớp được. Nếu như có sự điều phối
chặt chẽ từ 2 công văn này thì việc mở lớp ở 1 cơ sở là chắc chắn. Vì vậy, Trung tâm
chỉ còn ký kết với những trường truyền thống, khi đã chiêu sinh ở Trung tâm thì
không chiêu sinh với cơ sở giáo dục khác ở trong khu vực Trung tâm.
2.2.Về hồ sơ pháp lý:
- Tờ trình đăng ký liên kết đào tạo.
- Các điều kiện bảo đảm quy định về đăng ký liên kết đào tạo.
- Các điều kiện (ban đầu) bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản.
- Thực hiện quy trình đăng ký liên kết đào tạo.
Theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp

chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, khó khăn nhất là công văn đề nghị của UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ ngành có nhu cầu đào tạo. Do đó
Trung tâm thường dùng Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban
hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN,
cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp
UBND tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo...” cho các lớp ngoài ngân sách.
3.3.Về tổ chức tuyển sinh:
- Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương
tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa
điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình thức, các
phí (nếu có);
- Tổ chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối với
từng trình độ đào tạo.
Từ cơ sở thông tin trên và thực tế, Trung tâm quan tâm những vấn đề sau:
- Cơ sở pháp lý trong việc mở lớp.
- Năng lực của trường đào tạo.
- Năng lực của Trung tâm.
- Hồ sơ quản lý sinh viên.
- Công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo của Trung tâm.
3.4.Về đánh giá năng lực của các trường đang liên kết.
- Trường ĐH Đà Lạt: Lượng GV có học vị cao còn ít; do liên kết rộng khắp nên
vẫn còn tình trạng “mời giảng”, đặc biệt là khoa Luật – việc mời giảng chắc chắn sẽ
ảnh hưởng chất lượng đào tạo vì không gắn liền hoạt động chuyên môn, nghiên cứu
khoa học tại trường, rất may số lượng này còn ít.
6


- Trường ĐH Tây Nguyên: Do nằm xa địa bàn đào tạo lại đào tạo ngành Thú y nên
SV không tiếp cận được nhiều với thực hành thí nghiệm, ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng đào tạo.

- Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh: Có 2 lớp ở Xuân Lộc mà Trường thì
yêu cầu SV phải đến trường vào giờ thí nghiệm, rất tốt cho chất lượng đào tạo nhưng
khó khăn về vấn đề đi lại. Đây là Trường có chất lượng đào tạo tốt nhất.
- Trường ĐH Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh: Đây là trường có triển vọng vì
chuyên nghiệp trong điều hành và chất lượng đào tạo.
- Các trường còn lại: Do đặc thù của ngành đào tạo nên việc học tại Trung tâm là
thuận lợi.
3.5. Về năng lực của Trung tâm:
- Phối hợp với đơn vị chủ thể (ĐVCT) để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở
vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cho hoạt động dạy học; bố trí việc
ăn ở thuận tiện cho người dạy.
- Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học đối
với các lớp liên kết đặt tại Trung tâm và phản ảnh kịp thời với ĐVCT những biểu
hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.
- Phối hợp với ĐVCT để thực hiện chế độ chính sách đối với người học như các
lớp thuộc ngành Nông học và ngành Chăn nuôi của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Lớp Công tác xã hội của Trường ĐH lao động – Xã hội cơ sở II TP. HCM, quản lý
người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành..
- Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh.
- Minh bạch học phí và các khoản thu (có thông báo của lãnh đạo ĐVCT)
- Phân công giáo viên phụ trách các lớp, có chế độ báo cáo định kỳ.
3.6.Về hồ sơ quản lý sinh viên:
- Các văn bản giao nhiệm vụ của cơ quan quản lý có liên quan đến liên kết đào tạo
khoá học.
- Hồ sơ quản lý khóa đào tạo: Kế hoạch giảng dạy; Sổ lên lớp hàng ngày; Sổ đăng
ký học sinh, sinh viên (tập lý lịch trích ngang có dán ảnh của học sinh, sinh viên).
- Các loại hồ sơ thi, kiểm tra học phần, tốt nghiệp.
3.7.Về công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo của Trung tâm:
- Công tác quản lý: Phòng Quản lý đào tạo phân công lịch học dựa trên phòng học
hiện có của TTGDTX.

- lịch học từng Khoa/Trường mà trực tiếp là giáo viên phụ trách các lớp đã được
phân công cung cấp kịp thời kế hoạch giảng dạy cho sinh viên. Đây là khâu quan
trọng trong điều kiện thực tại của Trung tâm.
- Công tác kiểm tra: Lập quy chế phối hợp quản lý hoạt động liên kết đào tạo để
tạo cơ sở pháp lý cho việc giám sát công tác thực hiện kế hoach, thúc đẩy nâng cao
hiệu quả đào tạo. Trên cơ sở của quy chế phối hợp, công tác giảng dạy học tập đi vào
nền nếp, chất lượng đào tạo được cải thiện và nâng cao
- Công tác báo cáo: Giáo viên phụ trách các lớp báo cáo theo định kỳ các mặt hoạt
động dạy và học lắng nghe các ý kiến của học viên để giúp Trung tâm phối hợp với
7


các trường liên kết chấn chỉnh uốn nắn kịp thời quá trình giảng dạy của giảng viên,
nắm bắt các thiếu sót để bổ sung khắc phục các yếu tố tham gia vào quá trình đào tạo.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Hồ sơ mở lớp: Dựa vào các văn bản pháp lý, khi Trung tâm cần mở lớp đều xin
phép cơ quan hữu quan nhằm tránh những rũi ro về sau mà đặc biệt người học sẽ
gánh chịu.
- Kiểm soát được quá trình đào tạo và định hướng được việc phát triển ngành học.
- Đơn vị chủ trì và đơn vị hỗ trợ phối hợp bình đẳng.
- Giảm thiểu bức xúc từ người học và xã hội vì quá trình đào tạo được minh bạch.
- Quy mô đào tạo ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực của các địa phương trong cả nước.
- Hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu
và trình độ của người học.
- Chương trình đào tạo đã có nhiều cải tiến phù hợp với nhu cầu của người học và
đáp ứng nguồn lực của xã hội trong từng thời kỳ phát triển của đất nước.
- Hệ thống học liệu ngày càng phong phú, đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo có
chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật thông tin, đổi mới nội dung,
hình thức đào tạo.

- Hình thức, chương trình và nội dung thi tuyển, thời gian, hình thức đào tạo,
phương pháp kiểm tra đánh giá có nhiều cải tiến phù hợp với người học, đảm bảo
chất lượng.
- Đã thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục. Nhà nước và cá nhân đều có nghĩa vụ trong
đào tạo góp phần thay đổi mặt bằng văn hóa của các địa phương.
- Huy động được hầu hết tiềm lực của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo.
- Đội ngũ quản lý đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, các Sở Giáo dục và Đào
tạo, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã trưởng thành hơn về mặt quản lý theo
hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo.
- Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới đối với hình thức đào tạo này cần
phải được phát huy vì học viên ở hình thức này đã có trải nghiệm thực tiễn, tích lũy
được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế người dạy chưa tận dụng được thế
mạnh vốn có của học viên.
- Việc quản lý chất lượng học, chất lượng đào tạo có sự phối kết hợp nhịp nhàng
của các cơ sở giáo dục đại học với các Sở Giáo dục & Đào tạo, các Trung tâm giáo
dục thường xuyên. Trong chương trình đào tạo loại hình này đã tính đến đặc điểm
kinh tế giáo dục của từng địa phương đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, tạo nguồn
nhân lực có chất lượng và sát với thực tiễn địa phương.
- Trong quá trình đào tạo, các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp có những chuẩn đào tạo chung được thiết kế trên chương trình,
giáo trình chung nhất để tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng đồng đều, tiện lợi cho
việc sử dụng nguồn nhân lực với một phổ rộng.
- Việc mở rộng và tăng cường hợp tác liên kết với các trường đại học có uy tín, có
chương trình giảng dạy phù hợp, có đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có đạo
8


đức nghề nghiệp từ đó vị trí và vai trò của Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai ngày
càng được khẳng định xứng đáng là địa chỉ tin cậy của mọi người và của toàn xã hội.

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
--Việc liên kết đào tạo hiện nay cần phải thực hiện nghiêm túc: Luật Giáo dục
hiện hành; 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
28/7/2008 và 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002; Công
văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011 về việc
Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn
tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động
liên kết đào tạo...”. Tuy nhiên, 42/2008/QĐBGDĐT cần phải được điều chỉnh vì lắm
rườm rà, khó thực hiện (nhất là hồ sơ mở lớp).
--Về hồ sơ mở lớp, phải có “công văn đề nghị của UBND tỉnh (thành phố) trực
thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành có nhu cầu đào tạo” gửi đơn vị chủ trì đào tạo.
Xem ra rất khó thực hiện. Chỉ cần công văn của Trung tâm xin mở lớp gửi Sở
GD&ĐT như tinh thần công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày
14/01/2002 về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình
thức giáo dục không chính quy.
- Chuẩn đánh giá hệ đào tạo VLVH chưa được các trường Đại học chú ý nên chất
lượng các ngành học không giống nhau, từng môn học cũng khác nhau. Các đề kiểm
tra đánh giá chưa thật sự coi trọng việc liên hệ thực tiễn, mới chú trọng đánh giá khả
năng tiếp nhận tri thức mà ít coi trọng đến đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp.
- Hệ VLVH chưa có sự cân đối trong đào tạo giữa các ngành nhất là đối với đào
tạo cao đẳng và trung cấp nghề. Vì vậy, các trường cần khảo sát thống kê nhu cầu
nghề để tự điều chỉnh vi mô giúp Nhà nước thực hiện được sự cân đối vĩ mô.
- Cần có hành lang pháp lý thông thoáng cho việc Trung tâm được bảo trợ pháp lý
mở lớp ở các huyện và TX. Long Khánh nếu nơi nào bảo đảm được năng lực quản lý
và CSVC, tạo điều kiện cho nhu cầu người học ở xa Trung tâm.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học công lập có chất lượng cao
mở rộng liên kết đào tạo sau đại học tại các Trung tâm khi có đủ các điều kiện.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học tự chủ thời gian tuyển sinh
hệ vừa làm vừa học để giúp CBCCVC và người dân có điều kiện thuận lợi tham gia
dự thi tuyển sinh.

- Trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo không bao giờ là bằng phẳng cũng gặp
những trở ngại khó khăn nhất định, tuy nhiên cần phải trải qua thực tế mới rút ra
những bài học bổ ích cho các bước tiếp theo. Nếu chúng ta luôn cầu thị biết lắng
nghe tìm nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm thì việc liên kết đào tạo sẽ ngày
càng hiệu quả.
Cách trình bày và lập luận của Tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những góp ý của các quí đồng nghiệp để Trung tâm đã, đang và
sẽ luôn là địa chỉ tin cậy với người học, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho địa phương ngày một hoàn hảo hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
9


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG TRÊN ĐƯỢC THAM KHẢO

- Luật Giáo dục do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.7.2005 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12.
- Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành ngày
02/01/2007
- 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008
- 62/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25/11/2008
- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội
- 15/2011/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 09/04/2011
- 743/SGD&ĐT-GDCN do Sở GD&ĐT Đồng Nai ban hành ngày 20/04/2007
- Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011
- Báo cáo tổng kết học kỳ 1 năm học 2015- 2016 của Trung tâm GDTX tỉnh Đồng
Nai.
- Tập san CLB giám đốc các Trung tâm GDTX Tỉnh ngày 14/3/2016 tại Lào Cai.


NGƯỜI THỰC HIỆN

HÀ VĂN SƠN

10


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX TỈNH
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Đồng Nai, ngày
tháng 5 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIÊN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI
Họ và tên tác giả: HÀ VĂN SƠN

Chức vụ:Trưởng phòng Quản lý đào tạo

Đơn vị:Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................

Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào
tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh
nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

11



BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX TỈNH
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Đồng Nai, ngày
tháng 5 năm 2016

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIÊN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI
Họ và tên tác giả: HÀ VĂN SƠN

Chức vụ:Trưởng phòng Quản lý đào tạo

Đơn vị:Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi
đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước
Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

12


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trung tâm GDTX Tỉnh
Đồng Nai
–––––––––––


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Đồng Nai, ngày 15 tháng 5 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIÊN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH ĐỒNG NAI
Họ và tên tác giả: HÀ VĂN SƠN

Chức vụ:Trưởng phòng Quản lý đào tạo

Đơn vị:Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay

tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện
tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo
quy định.

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng
dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)

13


14



×