Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận xuất khẩu lao động VN giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.43 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Ph¬ng híng chñ yÕu...................................................................................22
KẾT LUẬN..............................................................................................................26

1


LỜI NÓI ĐẦU
1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi mới
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm
cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.Tuy nhiên, một
trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc
làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập
cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp
giải quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm, và
khai thác tối đa.Thông qua xuất khẩu lao động các nước không chỉ giảm bớt
gánh nặng việc làm mà còn làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động, và
gia đình. Ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang thu được những kết quả quan
trọng: Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về hàng tỷ
USD, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện đáng kể,
góp phần xóa đóí giảm nghèo, bản thân người lao động sau khi lao động ở nước
ngoài về lại có được một nghề mới; cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao
động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động nói
riêng có sự chuyển đổi rõ rệt.
Tuy nhiên, XKLĐ đang đặt ra những vấn đề bất cập cần được giải quyết
như hiện tượng lừa đảo ngườI đi XKLĐ để lấy tiền: Người lao động mất không
tiền, cơ quan XKLĐ hứa một đằng làm một nẻo, cơ quan XKLĐ bóc lột nặng nề
người lao động, cơ quan XKLĐ “đem con bỏ chợ”…


Đẩy mạnh XKLĐ bằng cách tạo thị trường mới, phát triển thị trường hiện
có, đồng thời có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề bất cập
nêu trên là đòi hỏi vừa mang tính bức thiết vừa mang tính chiến lược mà các cơ
quan chức năng của Nhà Nước cần phải vào cuộc một cách tích cực. Đó cũng là
lý do mà em muốn tham góp ý kiến của mình về lĩnh vực này. Do vậy, em chọn
2


đề tài “Xuất khẩu lao động Việt Nam - Giải pháp tạo việc làm cho người lao
động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đề làm đề án chuyên ngành.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tầm quan trọng của xuất khẩu lao
động trong vấn đề tạo việc làm( xuất khẩu lao động là một hướng tạo việc làm).
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động về mặt số lượng và chất lượng từ đó
đánh giá đóng góp của xuất khẩu lao động trong vấn đề tạo việc làm. Và đề xuất
phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động- một hướng tạo
việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng của xuất khẩu lao động từ khi
Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động và chủ yếu trong 3 năm gần đây.
3.Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá công tác XKLĐ và hướng tạo việc làm trong những năm gần
đây. Từ đó đánh giá mặt tích cực và hạn chế, và đưa ra kiến nghị, giải pháp xuất
khẩu có hiệu quả, đóng góp tạo việc làm đầy đủ.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Đề án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
làm phương pháp luận chung trong nghiên cứu.
5.Kết cấu và nội dung của đề án:
Đề tài được chia làm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, tạo việc làm và tiến trình hộI
nhập kinh tế quốc tế.

Phần 2: Đánh giá thực trạng của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
Phần 3: Mục tiêu phương hướng, giảI pháp nhằm xuất khẩu lao động có
hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hộI nhập kinh tế quốc
tế.

3


Phần I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, tạo việc làm và tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.Xuất khẩu lao động( XKLĐ):
1.1.Khái niệm:
Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là
một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất khẩu là sức lao động
của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài.
Nói cách khác XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung
ứng lao động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người.
Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển đến các nước kém phát
triển đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển XKLĐ có trình độ
kỹ thuật cao. Các nước kém phát triển XKLĐ dư thừa, trình độ tay nghề thấp,
cải thiện điều kiện sống cho gia đình người lao động
1.2 Vai trò và lợi ích của XKLĐ:
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia.
-Thứ nhất: XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất
có ý nghĩa, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo.
Nguyên nhân của sự nghèo đói là nguồn lực hạn chế, nghèo do trình độ
học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định, dân số tăng nhanh…v.v Trong
các nguyên nhân đó thì tình trạng nguồn lực hạn chế và nghèo nàn, việc làm
thiếu và không ổn định có thể được cải thiện thông qua XKLĐ. Người lao động

đi làm việc ở nước ngoài không đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn nhưng có thu
nhập cao hơn làm việc trong nước, tạo khả năng hiện thực để giảm nghèo nhanh
chóng.
- Thứ hai: XKLĐ cho phép phát huy lợi thế so sánh về công nhân, khai
thác tối đa yếu tố ngoại lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và trẻ, giá nhân công tương đối thấp,
đây là lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được, là tiền đề quan trọng
4


cho XKLĐ. XKLĐ là quá trình tham gia và hội nhập thị trường lao động quốc tế
nhằm khai thác tối đa yếu tố ngoại lực, cho phép sử dụng lợi thế so sánh về nhân
công để di chuyển một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài, vừa giải
quyết việc làm, vừa tạo “ khoảng trống” để đưa công nghệ có hàm lượng vốn và
kỹ thuật cao vào sản xuất.
-Thứ ba: XKLĐ là một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất
nước.
XKLĐ làm tăng thu nhập quốc gia GNI ( Gross National Income) bằng
cách làm tăng GDP thông qua các khoản thu dịch vụ gia tăng như phí dịch vụ
XKLĐ, tiền bán vé máy bay, các khoản dịch vụ khác phục vụ người lao động và
làm tăng thu nhập yếu tố thuần, thông qua các khoản thu nhập của người lao
động xuất khẩu gửi về nước. XKLĐ còn góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ
và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng tích lũy và đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển.
-Thứ tư: XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: nâng cao
tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động.
Người lao động đi xuất khẩu sau 2, 3 năm ở nước ngoài, trình độ tay nghề
của người lao động được nâng cao, từ những nông dân hoặc thợ mới vào nghề,
họ trở thành những người thợ có tay nghề hoặc lành nghề. Mặt khác do người
lao động làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, buộc họ phải tuân thủ

nghiêm ngặt kỷ luật công nghệ, tác phong công nghiệp, ý thức tuân thủ pháp
luật, đó cũng chính là quá trình rèn luyện tác phong cho người lao động theo tiêu
chuẩn của người công nhân hiện đại.
-Thứ năm:Góp phần vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội.
Các lao động xuất khẩu, nhiều ngườI khi về nước đã trở thành các nhà đầu
tư, các chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác đóng góp
vào sự phát triển và ốn định kinh tế xã hội
-Thứ sáu: XKLĐ là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước
ngoài.
5


-Thứ bảy: Tăng cường hội nhập mở rộng giao lưu và quan hệ hợp tác quốc
tế giữa các nước.
1.3.Các hình thức XKLĐ :
1.3.1. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm:
- Cá nhân người lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài.
- Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp XKLĐ .
- Lao động đi làm việc theo công trình thầu, khoán, liên doanh, liên kết,
hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài.
- Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hiệp định, thỏa thuận,
cam kết của chính phủ.
- Lao động đi làm việc thông qua các hoạt động học tập nâng cao tay
nghề.
1.3.2. XKLĐ tại chỗ:
Là hình thức các tổ chức kinh tế cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế
nước ngoài ở chính nước đó, bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; tổ chức, cơ quan
ngoại giao, văn phòng đại diện…của nước ngoài ở nước đó.
1.4 Một số đặc điểm cơ bản về XKLĐ:

- Thứ nhất: Lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển thông
thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao
động dễ bị xâm phạm nếu việc XKLĐ không được tổ chức chu đáo, không có sự
cam kết của doanh nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan của
nước sở tại
- Thứ hai: vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của
người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hóa, xã
hội nước ngoài. Ngoài ra, trình độ văn hóa của người lao động thấp thường dễ bị
bóc lột.
- Thứ ba: Nước XKLĐ hầu hết là những nước không thành công trong
chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân các nước này
6


không khỏi lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc.
- Thứ tư: Cho đến nay trong các nước XKLĐ chưa thấy nước nào đưa vấn
đề XKLĐ vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được
đưa đi sẽ đảm bảo rèn luyện tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được
dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập chủ nghĩa tư bản và có kế hoạch xuất
khẩu lao động trong tương lai.
2. Tạo việc làm:
2.1 Khái niệm:
-Việc làm : * Theo điều 13, chương II bộ luật lao động của nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “ mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập
không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”
Việc làm cần được thỏa mãn hai điều kiện: Tạo thu nhập, được pháp luật
công nhận.
* Theo ILO- tổ chức lao động quốc tế : “ việc làm là họat động lao động
được trả công bằng tiền và hiện vật”
- Tạo việc làm : Là tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng

và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư
liệu sản xuất và sức lao động .
- Cơ chế tạo việc làm: là cơ chế 3 bên:
• Người lao động: Người lao động luôn mong muốn tìm được công việc
phù hợp và thu nhập cao. Để đạt được mong muốn này người lao động cần phải
dầu tư cho phát triển nghề nghiệp nhất định nào đó như thông qua các lớp học
nghề, các khóa đào tạo…
• Nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi
trường pháp lý thuận lợi để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất, thông qua
việc tạo hành lang pháp lý, chính sách, luật lệ liên quan…
• Người sử dụng lao động: Cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu
ra để không chỉ tạo việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm cho người lao
động. Ngoài ra người sử dụng lao động cũng cần phát triển quy mô kinh doanh
7


và đầu tư cơ sở để tạo việc làm cho người lao động nhiều hơn và tốt hơn.
2.2 Vai trò của tạo việc làm :
- Giảm thất nghiệp:
- Đáp ứng nhu cầu, quyền lợi và nghĩa vụ làm việc cho người đang trong
độ tuổIi lao động
- Nâng cao thu nhập, vị thế cho người lao động trong xã hội và ngoài xã
hội.
- Nâng cao đời sống người lao động, làm bình ổn xã hội
2.3 Các hướng tạo việc làm :
• Phát triển ngành nghề phù hợp:
- Phát triển các ngành công nghiệp: để tạo được nhiều chỗ làm việc cho
người lao động, trong những năm trước mắt phải đưa vào các ngành nghề sử
dụng lao động.
- Phát triển mạnh các loại dịch vụ chất lượng cao phục vụ công nghiệp

hóa và đời sống của người dân, đồng thời tạo việc làm cho người lao động
- Phát triển nông nghiệp dựa vào thế mạnh của nước ta
• Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của
phát triển kinh tế xã hội, bao gồm:
- Phát huy vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và ban hành, hướng
dẫn thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học tập, tạo tiền đề cho
đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho ngườI lao động.
- Gắn đào tạo nghề vớI đào tạo việc làm cho người lao động
• Đẩy mạnh XKLĐ.
- Đây là một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan
tâm và khai thác tối đa.
- Thông qua XKLĐ, các nước không chỉ giảm bớt được gánh nặng công
việc mà còn làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động
- Mặt khác thông qua XKLĐ, người lao động học hỏi và tiếp cận kĩ thuật
8


hiện đại, phương pháp tiên tiến, tác phong công nghiệp.
• Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin của thị trường lao động
Việc đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin của thị trường lao động
để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau đúng thời gian và không
gian.
• Động viên giúp đỡ người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghề
thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực phi chính thức.
3.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ( HNKTQT):
3.1 Khái niệm:
HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp
tác khu vực và toàn cầu trong đó mỗí quan hệ giữa các thành viên nên có sự ràng
buộc theo những quy định chung của khối.

HNKTQT là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở tự
nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận
lợi hóa và tự do hớa thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đất nước
khác.
3.2. Lợi ích của quá trình HNKTQT :
- Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên.
- Tạo nên sự ổn định trong quan hệ giữa các nước
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu Khoa học công
nghệ mới.
- Điểu chỉnh các chính sách phát triển cho phù hợp với chính sách phát
triển của toàn thể kiên kết.
- HNKTQT tạo ra sự khơi thông các dòng chảy nhân lực trong và ngoài
nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ và các kinh
nghiệm quản lý.
4.XKLĐ một hướng tạo việc làm cho người lao động:
Ngày 09/11/1991, HộI đồng bộ trưởng ra Nghị định 370/HĐBT ban hành
9


quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
với mục tiêu: “Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…”
Ngày 22/9/1998, Bộ chính trị tiếp tục ra chỉ thị số 41-CT/TW về đẩy mạnh
XKLĐ và chuyên gia nhấn mạnh: “ XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh
tế - xã hộI góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập
và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước và tăng cường hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước”
XKLĐ từ lâu là một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế và giải

quyết việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nước ta. XKLĐ đang mở ra một
hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.Bình quân mỗi năm nước ta
có hơn một triệu người bước vào tuổi lao động cộng với số lao động trước đó
chưa tìm được việc làm chuyển sang và số lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước dẫn đến tổng nhu cầu về chỗ làm việc mới cho khoảng 8 triệu
người trong khi khả năng của nền kinh tế chỉ tạo việc làm được khoảng 6 triệu
người, nên sức ép về việc làm còn lớn.Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới
ngày càng mở rộng, việc chuyển lao động từ nước này qua nước khác là điều
không quá khó khăn. Do vậy, có thể thấy rằng XKLĐ là một hướng tạo việc làm
cho người lao động.

Phần II: Đánh giá thực trạng của XKLĐ ở Việt Nam:
2.1 Thực trạng của XKLĐ ở Việt Nam giai đoạn từ 1980 đến 2003:
2.1.1 Giai đoạn từ 1980 đến 1990:
Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động ra nước ngoài làm việc có
10


thời hạn từ năm 1980.
Trong giai đoạn này lao động Việt Nam được đưa sang các nước thông qua
việc nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp. Thị trường chủ yếu là
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô( cũ), Cộng hòa dân chủ Đức(
cũ), Tiệp Khắc(cũ) và Bungari. Trong 10 năm( 1980- 1990), Việt Nam đã đưa
được 244.186 lao động , 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc, và 23.713 thực tập
sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài .Ngân sách nhà nước thu được khoảng 800
tỷ đồng, hơn 300 triệu USD. Đồng thời người lao động và chuyên gia đã đưa về
nước một lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
2.1.2 Giai đoạn từ 1991 đến 2004:
Trong giai doạn này nước ta đã đưa 320.699 lao động đi làm việc ở nước
ngoài với mức lương bình quân khoảng 400 USD/tháng/ người.

Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động XKLĐ và sự gia tăng số lượng các doanh
nghiệp tham gia vào dịch vụ XKLĐ làm cho số lượng lao động và chuyên gia
của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gia tăng nhanh chóng: Năm
1991: 1022 người; năm 2000: tăng lên 31.500 người; năm 2003: 75.000 người.
Có thể nói, số lao động đưa đi hàng năm có xu hướng tăng lên, ngành nghề làm
việc đa dạng.
- Đánh giá khái quát:
• Về ưu điểm:
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đã và đang đổi mới
từng bước phương thức hoạt động.
- Lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài với nhiều ngành
nghề đa dạng như: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may,chế biến thủy sản, nông
nghiệp, tin học,…v.v
- Dịch vụ XKLĐ của các doanh nghiệp làm cho hàng vạn người có việc
làm với thu nhập cao.
- Thị trường XKLĐ của nước ta từng bước ổn định và mở rộng
• Hạn chế:
11


- Số lượng lao động và chất lượng đưa đi của các doanh nghiệp nhìn
chung còn thấp so với yêu cầu. Ví dụ, trong số gần 96.000 lao động đang làm
việc ở nước ngoài năm 2004, chỉ có 19% tốt nghiệp trung học phổ thông, 63,5%
tốt nghiệp trung học cơ sở và số còn lại đã tốt nghiệp tiểu học.
- Chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn
thấp so vớI đòi hỏi của thị trường.Nhiều trường hợp lao động tự bỏ hợp đồng
trốn ra ngoài sống bất hợp pháp. Ví Dụ: Theo số liệu thống kê, tính hết năm
2004, tỷ lệ Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật Bản là 34%, chiếm 42,1
tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này, tại Hàn Quốc tỷ lệ lao động
Việt Nam bỏ trốn là 59,25% đứng thứ 3 trên 15 nước được phép đưa lao động

vào Hàn Quốc.
2.2 Đánh giá thực trạng XKLĐ ở Việt Nam 3 năm qua trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.1 Thực trạng về mặt số lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Theo tính toán của Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội, tổng nhu cầu giải quyết việc làm thời kỳ 20062010 là khoảng 8 triệu người, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội chỉ có
thể thu hút tối đa 5,8- 6 triệu người lao động, như vậy vẫn còn 2-2,2 triệu lao
động cần được giải quyết việc làm thông qua chương trình, dự án tạo việc làm
và đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. XKLĐ được coi là giải pháp quan trọng
nhằm giải quyết một số lượng lớn việc làm ngoài nước. Trong 3 năm qua,
XKLĐ đã đóng góp rất quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động.Tuy nhiên, lao động đưa đi làm việc ngoài nước chỉ bằng xấp xỉ 3% số
lao động được giái quyết việc làm mới hàng năm.
Hiện nay, có hơn 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…Tập trung ở các thị trường truyền thống
như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số thị trường mới giàu tiềm năng
như các nước thuộc khu vực Trung Đông, Mỹ, Canada…Tỷ lệ lao động XKLĐ
trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 khoảng
12


3,42%.
Lược đồ 1: Tỷ lệ lao động xuất khẩu trong số lao động được giải quyết
việc làm hàng năm giai đoạn 2001-2005(%)
5
4
3
2
1
0


Series1
Năm Năm Năm Năm Ư?c 5 năm
2001 2002 2003 2004 năm
2005

• Năm 2005: Theo thống kê, năm 2005 cả nước đã tạo việc làm cho 1,6
triệu lượt người, trong đó đã đưa trên 70.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
chiếm hơn 4%/năm; chủ yếu là Maylaysia ( 24,6 nghìn ngườI), Đài Loan(22,7
nghìn người), Hàn Quốc( 12,1 nghìn người),Lào( 6 nghìn người) và các nước
khác trên( 2,1 nghìn người).
• Năm 2006: Cả nước đã tạo việc làm cho 1,572 triệu người, trong đó đã
đưa được 78.855 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch
đề ra( vượt 12% kê hoạch so vớI năm 2005).Trong tổng số 78.855 lao động
được các doanh nghiệp đưa đi trong năm 2006, 4 thị trường truyền
thống( Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm tới 68.000 người, trong
đó riêng Malaysia là gần 38.000 người. Vì vậy trong kế hoạch đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài trong năm 2007, Malaysia vẫn được coi là thị trường
chiến lược bởi hiện nay Malaysia đang có nhu cầu tiếp nhận thêm khoảng
100.000 lao động Việt Nam…
• Năm 2007: Theo cục quản lý lao động nước ngoài , tổng số lao động và
chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 8 tháng đầu năm là 55.501
ngườI, đạt 69% so với kế hoạch cả năm và bằng 111% so với cùng kì năm trước,
chỉ tính riêng trong tháng 8/2007 số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước

13


ngoài là 6.713 người.
Chỉ tiêu năm 2007 mà Bộ Lao động – Thương binh Xã hội đã đề ra là tạo

việc làm cho 1.6 triệu lao động, trong đó tạo việc làm trong nước là 1,52 triệu
lao động và XKLĐ là 80.000 người; và đến hết quý I, cả nước đã tạo việc làm
cho 350.000 lao động bằng 21,87% kế hoạch năm; trong số đó có khoảng
18.500 đi XKLĐ, như vậy là đã đóng góp 5.3% trong tạo việc làm cho người lao
động. Còn theo báo cáo của Bộ Khoa học và Đầu tư, 9 tháng đầu năm 2007, cả
nước đã giải quyết việc làm cho 1,18 triệu người bằng 74% kế hoạch năm,
XKLĐ đạt 6,2 vạn người bằng 77,5% kế hoạch năm.
Năm 2007, XKLĐ sang nhiều nước mới
Hiện nay, ngoài các thị trường Hàn Quốc, Nhật, Autraylia… Bộ Lao động
Thương binh- Xã hội đã triển khai mở thêm thị trường Macao, Slip, Cộng hòa
Czech, Canada, Mỹ, Austraylia, với mức thu nhập tương đối cao

( trên 500

USD/ tháng).
Trong những thị trường mới thu hút được sự quan tâm nhất của người lao
động vẫn là thị trường Mỹ, thế nhưng tại đây hiện chỉ có khoảng 10 lao động
Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, làm theo thời vụ. Số lao
động này sang được Mỹ là do họ ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ
chứ không phải thông qua các doanh nghiệp XKLĐ. Hơn thế, theo tổng thư ký
hiệp hộI XKLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân An, Mỹ là thị trường rất nhạy cảm;
không những thế, theo luật của Mỹ những lao động giản đơn làm theo thời vụ
chỉ được ký hợp đồng 10 tháng; thậm chí ít hơn và thời hạn visa cũng theo thời
gian hợp đồng.
Với thị trường Austraylia và Canada cũng không dễ. Hiện nay, do cả hai
nước này chưa ký hiệp định vớI Việt Nam về công nhận văn bằng, chứng chỉ
của Việt Nam. Để được công nhận, các doanh nghiệp phải phối hợp với họ đào
tạo nghề để họ cấp chứng chỉ rồI mới được cấp visa sang các nước này. Mà để
học được chương trình của họ thì yêu cầu người lao động phải có trình độ, nhất
là thông thạo tiếng anh. Đây quả là điều không dễ với phần đông những ngườI đi

14


XKLĐ.
Còn về phía Thị trường tiềm năng Trung Đông sẽ tiếp tục được khai
thác.Thị trường Trung Đông là một thị trường nhiều tiềm năng có thể tiếp nhận
khoảng 50.000 nghìn lao động: lao động phổ thông, lao động kĩ thuật, lao động
giúp việc nhà với mức thu nhập trung bình khá. Tuy nhiên, các thị trường Trung
Đông cũng bắt đầu bộc lộ một nỗi lo giống như Thị trường Đài Loan trước đây,
đó là nhiều doanh nghiệp đưa lao động không có đại diện thị trường, chất lượng
lao động chưa cao, ngoại ngữ kém, dẫn đến những sự cố không đáng có trong
quá trình làm việc. Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, hiện
nay có 50 Doanh nghiệp được phép đưa người lao động sang thị trường Trung
Đông; Tuy nhiên trong đó chỉ có 3 doanh nghiệp có văn phòng đại diện ở các
nước này. Dẫn đến việc lao động Việt Nam tại nước ngoài không có người quản
lý, sống và làm việc vô tổ chức.
Như vậy ta có thể thấy rằng, trong những năm gần đây,những thị trường có
mức thu nhập cao đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của những ngườI có
nhu cầu đi xuất khẩu. Nhưng đến nay, ngoài những thị trường truyền thống ở
Đông Nam Á, Trung Đông vốn chỉ đem lại thu nhập kiểu “xóa đói giảm nghèo”
thì lao động Việt Nam lại khó tiếp cận với những thị trường thu nhập cao và cần
nhiều lao động nước ngoài. Mỗi năm các nước này cũng cần tới hàng trăm nghìn
lao động nước ngoài.Tuy nhiên, cho đến thời điểm này lao động Việt Nam sang
được các thị trường này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay,do:
- Phần lớn những thị trường này có thu nhập cao nên cũng có những quy
định khắt khe riêng.
- Các thị trường này đòi hỏi lao động Việt Nam phải có trình độ tay nghề
nhất định. Phải có trình độ tay nghề nhất định thì người lao động mớI đáp ứng
được yêu cầu và đòi hỏi của doanh nghiệp
- Ngoài ra ngoại ngữ vẫn là rào cản lớn nhất cho các lao động phổ thông

Việt Nam.Ví dụ, muốn vào được thị trường Hàn Quốc, người lao động phải trải
qua kì kiểm tra tiếng Hàn. Để trúng tuyển các kỳ phỏng vấn sang Canada,
15


Autraylia, Mỹ… người lao động phải nói được tiếng anh lưu loát. Điều này rất
khó đối với số lao động phổ thông.
- Về phía các doanh nghiệp, thực chất cũng chưa mặn mà với các thị
trường này lắm vì khó tuyển chọn lao động.
2.2.2 Thực trạng về mặt chất lượng lao động xuất khẩu Việt Nam.
Năm 2007,thị trường XKLĐ tiếp tục phát triển, có thể đạt được mục tiêu
xuất khẩu 80.000 lao động ra nước ngoài. Tuy nhiên, yêu cầu về lao động trong
xu thế hội nhập không chỉ dừng lại ở chỗ mở rộng thị trường, phát triển số lượng
mà song song với việc đó cần quan tâm đến chất lượng của lao động xuất khẩu.
Theo đánh giá của nhiều chủ sở hữu lao động, lao động Việt Nam có ưu
điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, năng động và có khả năng tiếp thu nhanh với
các công việc khác nhau. Mặc dù vậy, nhược điểm nổi bật của lao động xuất
khẩu là chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng vói yêu cầu ngày
càng cao của thị trường tiếp nhận lao động, đặc biệt là thị trường có thu nhập
cao: phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, chưa có nghề, ngoại ngữ yếu,
dân trí thấp, không có tác phong công nghiệp, nhận thức về quan hệ chủ thợ
chưa đầy đủ, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán… Do vậy có nhiều trường
hợp đáng tiếc xảy ra: lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, bị đuổi về trước thời
hạn…v.v. Tại một số thị trường lao động Việt Nam đã không còn được ưa
chuộng như trước đây nữa, do sự thiếu ý thức kỷ luật của các lao động, đặc biệt
là lao động nam. Chất lượng lao động xuất khẩu có những mặt hạn chế như vậy
nằm ở cả phía người lao động, cả phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động, v à
phía nhà nước
Về phía doanh nghiệp XKLĐ: Doanh nghiệp XKLĐ tuy nhiều nhưng phần
đông ở quy mô nhỏ, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kém. Theo

báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh xã hội thì trong số 141 doanh nghi ệp
XKLĐ, chỉ có 18 doanh nghiệp họat động có tính chuyên doanh, đó là những
doanh nghiệp có chức năng chính là hoạt động XKLĐ. Nhiều doanh nghiệp có
quy mô quá nhỏ: Trong số những doanh nghiệp XKLĐ nói trên, có t ới 89 doanh
nghiệp có số lao động bình quân đưa được ra nước ngoài hàng năm dưới 200
người và họ không đủ năng lực để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tiếp cận thị
16


trường. Người lao động trước khi đi XKLĐ sang các n ước không được đào t ạo
ngoại ngữ, tay nghề, chuyên môn kỹ lưỡng và có hiệu quả.
Về phía người lao động: phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, chưa
có nghề, ngoại ngữ yếu, dân trí thấp, không có tác phong công nghiệp, nhận thức
về quan hệ chủ thợ chưa đầy đủ, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán… Thêm
nữa,người lao động chưa có đủ những thông tin cần thiết về chủ chương chính
sách pháp luật về XKLĐ. Vì vậy, người lao động chưa thấy hết quyền và nghĩa
vụ của mình khi đi làm ở nước ngoài. Nên xảy ra nhiều trường hợp xảy ra không
đáng có như: bị đuổi về khi chưa hết hạn hợp đồng, người lao động tự bỏ trốn…
v.v Ý thức làm việc và kỷ luật của lao động xuất khẩu Việt Nam ch ưa cao. Ý th ức
tổ chức kỷ luật của người lao động hiện đang là thách thức đối với công tác
XKLĐ Việt Nam. Tỷ lệ lao động Việt Nam ở nước ngoài vi phạm hợp đồng, ra
ngoài làm ăn cao hơn nhiều so với lao động từ các nước khác trong khu v ực. Tại
Nhật Bản, con số lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng lên đến 30 - 40%, H àn
Quốc là 25 - 30%, Đài Loan là khoảng gần 10%. Bên cạnh đó, một bộ phận
người lao động Việt Nam ở nước ngoài sa vào m ột số thói h ư, t ật x ấu, sinh ho ạt
thiếu văn minh, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của người Việt Nam, l àm t ăng
nguy cơ mất thị trường lao động, đặc biệt là ở thị trường có chất lượng, thu nhập
cao như Nhật Bản, Hàn Quốc ...
Theo Bộ LĐ-TB&XH, lực lượng lao động của nước ta chủ yếu là lao động
nông nghiệp nông thôn (chiếm trên 50%). Lực lượng lao động chưa qua đào tạo

là hơn 72,5%. Trình độ chuyên môn, tay nghề lao động cũng chưa cao, ý thức tổ
chức kỉ luật, tác phong công nghiệp kém. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa đáp
ứng yêu cầu thị trường, thiếu lao động kĩ thuật cao. Thể lực người lao động yếu
(cả chiều cao, cân nặng), không phù hợp với việc sử dụng máy móc, thiết bị theo
tiêu chuẩn quốc tế. Đó là những yếu kém của lao động Việt Nam. Do vậy, khả
năng cạnh tranh yếu, nhất là ở thị trường yêu cầu lao động có trình độ kĩ thuật
cao như các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao
động có tay nghề trước khi đưa đi xuất khẩu có xu hướng giảm xuống từ năm
2000 đến 2003, nhưng năm 2004 đến nay có xu hướng tăng lên. Hiện nay cả
nước có 40 trường cao đẳng nghề, 232 trường trung cấp nghề, 599 trung tâm dạy

17


nghề và hàng ngàn cơ sở khác tham gia dạy nghề. Sự phát triển mạnh hệ thống
cơ sở dạy nghề góp phần tăng chỉ tiêu đào tạo. Chỉ riêng năm 2006, có 1,08 triệu
lao động được dạy nghề ngắn hạn, tăng gần 1,7 lần so với năm 2001. Góp phần
nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực và từ đó gớp phần
nâng cao tay nghề của lao động xuất khẩu. Bộ LĐTB-XH đặt ra mục tiêu đến
năm 2010, nâng tỉ lệ LĐXK có nghề lên mức tối thiểu 75% trong tổng số LĐđưa
đi hằng năm, trong đó LĐ có trình độ từ trung cấp nghề tr ở lên chi ếm 40%. Đến
năm 2015, chủ yếu XKLĐ có nghề, LĐ có trình độ chuyên môn k ỹ thuật và
chuyên gia; 100% LĐ xuất khẩu được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
2.2.3 Thực trạng XKLĐ nữ ở Việt Nam hiện nay.
Lao động nữ của Việt Nam luôn được đánh giá khá cao: do bản tính cần
cù chịu khó trong quá trình làm việc.
Lao động nữ xuất khẩu sang nước ngoài chủ yếu làm các công việc trong
các ngành công nghiệp nhẹ: dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, giúp việc gia
đình.
Tỷ lệ nữ trong XKLĐ thờI kỳ từ 1990 đến nay đang có xu hướng ngày

càng tăng.
Tỷ lệ nữ xuất khẩu tăng hay giảm phụ thuộc vào đặc điểm thị trường lao
động :
- Tỷ lệ cao thời kỳ từ 1980 đến 1990( khoảng 40%) do thị trường thời kỳ
này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ, phù hợp với nữ
- Từ năm 1990 đến nay xuất hiện thêm nhiều ngành nghề phù hợp vớI
nam giới.
Trong thời gian qua lao động nữ vẫn chiếm ưu thế trong một số lĩnh vực:
dệt may( 68.8%). điện tử 80%..
Tuy nhiên trong vấn đề XKLĐ nữ còn nhiều hạn chế:
- Ngoại ngữ kém.
- Nhận thức chưa đúng hoặc thiếu nhận thức về quan hệ chủ thợ.
- Lao động chỉ phù hợp với các thị trường có công việc phù hợp như: Dệt
may, da giầy, chế biến thực phẩm, giúp việc gia đình.
18


- Sức khoẻ và tâm sinh lý của lao động nữ cũng có nhiều hạn chế so với
lao động nam.

19


Phn III: Mc tiờu, phng hng, gii phỏp XKL cú hiu qu,
to vic lm cho ngi lao ng trong tin trỡnh hi nhp kinh t
quc t.
3.1 Mc tiờu, phng hng XKL- mt hng to vic lm ti nm
2010.
Trong nhng nm ti cn nõng cao c s lng v cht lng lao ng
xut khu. ng v nh nc ó ra mc tiờu c th cho hot ng XKL t

nay n nm 2010 l phn u t c quy mụ xut khu trờn 80.000 lao ng/
nm.Phn u luụn cú khong 400.000- 500.000 lao ng v chuyờn gia lm
vic thng xuyờn nc ngoi. nh hng XKL cho cỏc nm ti l y
mnh XKL k thut thay th lao ng ph thụng, tng t l lao ng cú ngh
35,5% hin nay lờn 50-55% vo nm 2010.
Theo chớnh ph thỡ trong nhng nm ti cựng vi vic nõng t l a
ngi lao ng Vit Nam ra nc ngoi tng, m rng th trng lao ng, nõng
cao cht lng, thỡ sit cht qun lý, nht l i vi cỏc doanh nghip xut khu
lao ng cng c t ra cp thit.Chin lc lõu di m B Lao ng Thng
binh Xó hi ra l õu cú lao ng Vit Nam, ú s cú ban qun lý. C th
cỏc phng hng:
3.1.2 Phơng hớng chính.
- Xác định xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động quan trọng
có tính chiến lợc lâu dài: xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động
kinh tế xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm. Cho nên cùng
với việc giải quyết việc làm trong nớc là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia
phải đợc xác định là một chiến lợc lâu dài và phải có chơng trình và chính sách
thích hợp.
Chiến lợc về sử dụng thị trờng xuất khẩu lao động và chuyên gia:
+ Củng cố thị trờng truyền thống: Nga, một số nớc thuộc SNG, Đức, Séc,
các nớc Trung Đông
+ Giữ và phát triển thị trờng hiện có: Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, LiBi, Côoét, Li Băng, một số nớc Châu Phi
+ Khai thông thị trờng mới: Singapo, Malaysia, Brunay, các nớc Trung
20


Đông, Đài Loan, các nớc Châu Mỹ nh: Hoa Kỳ, Canada, Braxin, Mêhicô
- Thực hiện việc xuất khẩu lao động và chuyên gia theo phơng thức đa dạng
hoá nhiều mặt:
+ Đa dạng hoá thị trờng xuất khẩu lao động và chuyên gia: cung cấp lao

động cho mọi thị trờng cần lao động và chuyên gia Việt Nam, miễn là phù hợp
với đờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nớc.
+ Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động: cung cấp lao động cho mọi
ngành nghề với trình độ tay nghề khác nhau. Nhìn chung chỉ cấm xuất khẩu lao
động một số ngành đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc không hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Đa dạng hoá thành phần tham gia xuất khẩu lao động: bên cạnh việc
củng cố các tổ chức xuất khẩu lao động và chuyên gia, mở rộng các doanh
nghiệp Nhà nớc và các loại hình có đủ điều kiện trực tiếp xuất khẩu lao động và
chuyên gia dới các hình thức nhận thầu công trình, khuyến khích các tổ chức
và cá nhân đang công tác, học tập và nghiên cứu, ngời Việt Nam sinh sống và
định c ở nớc ngoài tìm việc và thu hút thêm lao động ở trong nớc. Thí điểm cấp
giấy phép cho một số tổ chức xuất khẩu lao động ngoài quốc doanh. Trớc hết là
các doanh nghiệp thuộc các đoàn thể Trung ơng nh: Tổng Liên Đoàn Lao động
Việt Nam, Trung đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ
Nữ Việt Nam đợc đăng ký hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.
+ Đa dạng hoá các hình thức lao động đi làm việc ở nớc ngoài theo các hớng: đi tập thể do các doanh nghiệp tổ chức dới các hình thức nhận thầu công
trình ở nớc ngoài; đa chuyên gia đi làm việc trong một số lĩnh vực mà ta có điều
kiện, đa công nhân có tay nghề làm việc theo hợp đồng ký giữa các doanh
nghiệp trong nớc với các tổ chức, cá nhân ngoài nớc; đa lao động phổ thông đi
làm việc trong một số lĩnh vực theo yêu cầu của phía nớc ngoài và theo quy định
của Chính phủ.
- Tăng cờng trách nhiệm của các bên trong hoạt động xuất khẩu lao động
và chuyên gia.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia trớc hết là trách nhiệm của
Nhà nớc.Các cơ quan quản lý Nhà nớc từ trung ơng đến địa phơng phải có sự
phối hợp đồng bộ trong việc đầu t mở rộng thị trờng, đào tạo ngời lao động xuất
khẩu, cụ thể hoá chủ trơng, chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh xuất khẩu lao
động và chuyên gia.
+ Cùng với cơ quan Nhà nớc, tổ chức chính trị, các đoàn thể, đoàn thanh

niên, hội phụ nữ tuỳ từng vị trí, chức năng tham gia vào việc quản lý hoạt động

21


xuất khẩu lao động, nhất là đối với các đơn vị trực thuộc đợc quyền thực hiện
xuất khẩu lao động và chuyên gia.
+ Các tổ chức xuất khẩu lao động và chuyên gia cần đợc nâng cao tính chủ
động và tạo mọi điều kiện để mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên
gia nghiên cứu khai thác thị trờng. Mặt khác, cần có những quy định cụ thể để
ngăn ngừa, xử lý đối với các tổ chức xuất khẩu lao động và chuyên gia không
chấp hành nghiêm túc pháp luật, đặt ra các lệ trái với quy định chung làm ảnh hởng xấu đến xuất khẩu lao động và chuyên gia.
+ Đối với lao động chuyên gia và xuất khẩu, một mặt, cần phải đảm bảo
các quyền lợi hợp pháp và chính đáng trong khi họ lao động và làm việc ở nớc
ngoài. Đồng thời cần phải có những biện pháp kiên quyết xử lý đối với những
ngời chạy theo lợi ích kinh tế trớc mắt dẫn đến vi phạm hợp đồng lao động, vi
phạm pháp luật, phong tục tập quán của nớc sở tại. Nhất là cần phải chuẩn bị tốt
về nghề nghiệp, sự hiểu biết pháp luật, phong tục tập quán của nớc mà ngời lao
động và chuyên gia sẽ đến làm việc.
- Tăng cờng đầu t để phát triển hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên
gia.
+ Trớc hết cần đầu t để nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nớc đối
với hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đồng thời, cũng cần thiết đầu t
cho các tổ chức thực hiện xuất khẩu lao động, trong đó cả việc đầu t cho ngời lao
động về đào tạo, về ngoại ngữ, tay nghề và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thị
trờng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trờng quốc tế về lao động.
+ Hiện nay, Nhà nớc tuy đã quan tâm đầu t cho hoạt động xuất khẩu lao
động và chuyên gia nhng so với yêu cầu đòi hỏi thì việc đầu t còn cha tơng xứng.
Phơng hớng chủ yếu.
- Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động cho các nớc có nhu cầu sử dụng lao

động Việt Nam.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo hình thức "xen ghép".
- Tăng cờng quan hệ và ký kết các hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ.
Từng bớc tiếp cận học tập kinh nghiệm của các nớc phát triển.
- Mở rộng và tạo điều kiện cho mọi cá nhân có thể đi làm ở nớc ngoài.
3.2 Gii phỏp nhm XKL cú hiu qu, to vic lm cho ngi lao
ng trong tin trỡnh hi nhp kinh t quc t.
3.2.1 Gii phỏp v phớa nh nc:
- Tng cng v nõng cao hiu qu cụng tỏc qun lý lao ng trong thI

22


gian lao động làm việc ở nước ngoài: tăng cường bảo vệ lợi ích của người lao
động ở nước ngoài, các doanh nghiệp có lao động ở nước ngoài.
- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan lãnh sự nước ngoài với ban quản
lý lao động tại nước ngoài. Để quản lý người lao động ở nước ngoài tránh và
hạn chế những “ sự cố” xảy ra. Mặt khác nữa là Nhà nước cần làm cho người lao
động xuất khẩu yên tâm khi ra đi thuận lợi cũng như được bảo vệ về quyền lợi
và sự an toàn của họ tại nước ngoài thông qua hệ thống đại sứ quán Việt Nam ở
các nước và thông qua Hiệp định song phương về hợp tác và xuất khẩu lao
động…
- Nhà nước cần quản lý:đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động cần phải
có chính danh là một doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp,
thực hiện công khai minh bạch trong lĩnh vực này, đồng thời có trách nhiệm và
phải chịu trách nhiệm đối với số lao động do mình đưa đi xuất khẩu; nghiêm trị
những đơn vị làm ăn lừa đảo; vô trách nhiệm đem con bỏ chợ...
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ và chuyên gia, bổ sung
và sửa đổi những cơ chế chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp. Sửa đổi quy
trình, thủ tục XKLĐ.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn Luật ngườI lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài .
- Nhà nước cần có chiến lược đầu tư một cách bài bản cho lĩnh vực đầu tư
xây dựng trường dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi ra nước
ngoài làm việc.
- Tăng cường ký kết các chương trình hợp tác lao động với các nước nhập
khẩu lao động: chương trình cấp phép mới, chương trình cấp thẻ vàng.
3.2.2 Về phía các doanh nghiệp:
- Nâng cao chất lượng và số lượng lao động xuất khẩu, cụ thể:
• Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc
ở nước ngoài
• Nâng cao chất lượng công tác đào tạo giáo dục, định hướng cho người
23


lao động
• Liên kết, phối hợp với phía bạn đào tạo nghề cho ngườI lao động rồi cấp
chứng chỉ cho họ
• Chú trọng hơn nữa về mặt đào tạo ngoại ngữ cho người lao động
- Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm
dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Các doanh nghiệp cần có văn phòng đại diện tại các nước mà mình
XKLĐ sang.
- Triển khai có hiệu quả mô hình liên kết về XKLĐ nhằm giảm phiền hà
tốn kém cho người lao động.
- Doanh nghiệp cần đầu tư vốn, cơ sở vật chất phục vụ cho XKLĐ, từng
bước nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp làm dịch vụ XKLĐ.
3.2.3 Về phía người lao động:
Người đi xuất khẩu lao động là người hơn ai hết nhận thức đầy đủ về việc
đi xuất khẩu của mình: khi đi phải biết tiếng nước ngoài, phải có tay nghề, phải

có chí…Do vậy, người lao động cần:
- NgườI lao động cần tự trau dồi vốn ngoại ngữ, tự học tập để nâng cao kỹ
năng, tay nghề, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài
- Tìm hiểu các quy trình XKLĐ để tránh những bỡ ngỡ, tránh bị lừa trong
quá trình xuất khẩu.Tìm hiểu rõ các chủ chương chính sách XKLĐ.Tìm hiểu và
học tập rõ về phong tục tập quán của nước nhận lao động xuất khẩu, để tránh
tâm lý lo ngại, tránh bỡ ngỡ trong quá trình giao tiếp, làm việc ở nước bạn.
- Có ý thức phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ trong việc học tập, rèn
luyện kỹ năng tay nghề.

24


25


×