Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: THỰC TRẠNG QUẢN lý NHÀ nước về hộ TỊCH xã ĐÔNG cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.47 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.........................................1
1.Lịch sử hình thành và phát triển xã đông cơ................................................................................1
2.Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đông Cơ.........................................................................................3
3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn................................................................................................3

PHẦN II:QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH............................................7
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HỘ TỊCH..........................................................................................7
I/ Hộ tịch.........................................................................................................................................7
1.Quan niệm về hộ tịch...................................................................................................................7
2. Đặc điểm của hộ tịch..................................................................................................................7
II/Quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch.....................................................................................8
1. Quản lý hành chính nhà nước.....................................................................................................8
2. Quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch và đăng ký hộ tịch.......................................................8
3. Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch........................................................................................9
4. Vai trò quản lý hành chính nhà nước và đăng ký hộ tịch...........................................................10
III/ Nội dung quản lý nhà nước và đăng ký hộ tịch........................................................................12
1.Nội dung quản lý của nhà nước đối với hộ tịch.........................................................................12
2. Nội dung quản lý và đăng ký hộ tịch.........................................................................................13
2.1 Đăng ký khai sinh và khai sinh quá hạn...................................................................................13
2.2 Đăng ký khai tử và khai tử quá hạn.........................................................................................16
2.3 Đăng ký kết hôn......................................................................................................................18
2.4 Đăng ký nuôi con nuôi............................................................................................................21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH XÃ


ĐÔNG CƠ..........................................................................................................25
I/Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch.....................................................................................25
1.Ban hành các văn bản quản lý....................................................................................................25
2.Phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch......................................................................................25

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

II/Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch..................................................26
1.Ưu điểm.....................................................................................................................................26
2.Hạn chế......................................................................................................................................27
III/Nguyên nhân gây ra những hạn chế về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch............................27

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HƠN TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH.......................................29
1.Các giải pháp có thể áp dụng trên địa bàn xã Đông Cơ..............................................................29
2.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Tư pháp hộ tịch...................................................................29

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.Lịch sử hình thành và phát triển xã đông cơ
Ngày 21-3-1890 toàn quyền Đông Dương Giuynlơ – Bíchkê ký quyết
định chính thức thành lập tỉnh Thái Bình. Lúc đầu đất Thái Bình gồm đất của
phủ Kiến Xương và phủ Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định và huyện Thần Khê
của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Đến năm 1894 chúng lại cắt tiếp 2
huyện Duyên Hà và Hưng Nhân của phủ Tiên Hưng về Thái Bình. Khi địa giới
Thái Bình ổn định có 12 huyện, 96 tổng, 802 làng, xã , số đinh là 161.927 người,
ruộng đất 365.787 mẫu. Lúc này các làng của xã Đông Cơ tách khỏi địa hạt tỉnh
Nam Định chuyển sang đơn vị hành chính mới – tỉnh Thái Bình.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, 4 làng: Đức Cơ, Trinh Cát, Cam
Lai và Lương Điền mỗi đơn vị là một xã.
Tháng 4-1946, 4 thôn thuộc 2 xã: thôn Đức Cơ thuộc xã Phùng Hưng,
thôn Cam Lai,Trinh Cát, Lương Điền thuộc xã Lý Bôn.
Tháng 7-1947, 4 thôn sáp nhập lập xã mới: xã Phùng Hưng.
Tháng 8-1949, 4 thôn lại chia đôi về 2 xã: xã Ngọc Thụ gồm 2 thôn:
Lương Điền, Trinh Cát; xã Phùng Hưng gồm 2 thôn: Đức Cơ và Cam Lai.
Cuối năm 1955 – Thời kỳ đấu tranh thực hiện giảm tô, giảm tức lại tách
ra, nhập lại, thành lập xã mới – xã Đông Cơ gồm 4 thôn: Đức Cơ, Cam Lai,
Trinh Cát và Lương Điền; đơn vị hành chính này ổn định cho đến nay.
Xã Đông Cơ nằm ở khu đông của Tiền Hải, phía Tây Giáp xã Tây Sơn,
phía đông giáp biển, phía Bắc giáp xã Đông Phong, phía nam giáp xã Đông
Lâm, ngăn cách bằng con đường 39B, chạy thẳng từ huyện lỵ Tiền Hải ra biển.
Theo tổng điều tra năm 1989, dân số Đông Cơ có 5.450 người (trong độ
tuổi lao động là 2.300 người );diện tích tự nhiên có 7.320 ha; diện tích canh tác
có 5.300 ha. Qua nhiều lần điều chỉnh, diện tích canh tác của Đông Cơ hiện có
1.687 mẫu, bình quân nhân khẩu khoảng 3sào Bắc Bộ.

Ngược dòng lịch sử cách đây gần 200 năm, mảnh đất Đông Cơ ngày nay
và hầu hết các xã của huyện Tiền Hải lúc đó còn là bãi biển rộng mênh mông,
đầy lau sậy, sú vẹt. Bãi biển Triều Tiên là quá trình của quá trình bồi tụ phù sa
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

1

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Trà Lý,sông Lân.Cồn đất của các làng trong
xã có độ cao khoảng 0,6m đến 0,7m so với mực nước biển, đất thường bị úng
ngập và nhiễm mặn, chỉ đào sâu 0,6 đến 0,7m đã bắt gặp lớp vỏ sò, lớp đất cát
thuần xen lẫn với phế tích các loại cây sú vẹt.
Theo gia phả, tộc phả, văn bia, lời kể của những người cao tuổi Đức
Cơ,Lương Điền, Cam Lai, Trinh Cát, người có mặt sớm và có công lập ra các
thôn Đức Cơ là ông Nguyễn Cầu người làng Minh Giám huyện Vũ Tiên; thôn
Trinh Cát là ông Nguyễn Tòng (con ông Nguyễn Cầu); thôn Lương Điền là ông
Vũ Thắng người thôn Bổng Điển huyện Thư Trì, thôn Cam Lai là Phạm Bường
người thôn Thái Lai, huyện Thư Trì. Các ông Nguyễn Cầu, Nguyễn Tòng, Phạm
Bường, Vũ Thắng- người đầu tiên triêu mộ dân nghèo khẩn hoang, lập ấp –
được nhân dân địa phương suy tôn là nguyên mộ.
Theo khảo sát thực tế, dân cư các làng Trinh Cát, Lương Điền, Cam Lai,
Đức Cơ đa số từ các làng cựu nội đồng tách ra. Các gia đình, các dòng họ đều
thực hiện sự phân cư theo mội thói quen hoàn toàn tự nguyện là “anh cựu; em
tân”. Rồi việc đặt tên làng mới cũng mang đậm dấu ấn truyền thống bằng việc

lấy một từ tổ trong tên làng cựu mà đặt cho làng mới: dân cư từ Minh Giám
xuống lập làng mới Đức Minh, sau đổi là Đức Cơ, làng Bồng Lai, Thái Lai lập
làng mới lấy tên là Cam Lai; làng Bổng Điền lập làng mới là Lương Điền.Ngoài
bộ phận dân cư chủ yếu từ các làng cựu tách ra, các làng ấp mới thành lập luôn
mở rộng cửa đón tiếp dân nghèo ở những nơi khác vì những lý do khác nhau
phải bỏ quê hương phiêu tán đến đây cùng khẩn hoang. Nhiều dân cư nghèo khổ
từ Nam Định, Trà Lũ đến mua suất đất sinh cơ lập nghiệp. Ngoài ra còn có
nhiều người ở nơi khác bị bọn địa chủ, cường hào bóc lột phải bỏ làng ra đi tha
phương cầu thực.Có người trước kia là mưu sĩ, là nghĩa quân của cuộc khởi
nghĩa Phan Bá Vành cũng đến đây thay tên, đổi họ để yên phận làm ăn.Nhân
dân các làng đã phải lien tiếp đương đầu với biết bao trận bão to, gió lớn, những
trận đê vỡ lũ lụt. Rồi những trận hạn hán kéo dài, người không có nước ăn, trâu
chẳng có nước uống, cây lúa héo hắt, đất bạc phếch như vôi vì nhiễm mặn, mùa
màng thất thu, cuộc sống của nhân dân cực nhọc. Sự đấu tranh để sinh tồn ấy đã
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

2

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

rền luyện cho nhân dân địa phương đức tính cần cù, chịu đựng khó khan gian
khổ. Đặc biệt là sự đoàn kết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, ý chí dung cảm trog lao
động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai ấy được truyền lại cho con cháu
đời này qua đời khác.
2.Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đông Cơ

*UBND xã:
Huỳnh Văn Đán – Chủ tịch UBND xã
Vũ Đức Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã
Vũ Xuân Tiêm – Phó Chủ tịch HĐND xã
Vũ Duy Ty – Phó Công An xã
Nguyễn Xuân Thủy – Chỉ huy trưởng Quân Sự
Lưu Cơ khuây – Phó chỉ huy trưởng Quân Sự
Phạm Xuân Bài – Cán Bộ Văn hóa xã
Vũ Việt Chương – Cán Bộ Lao động thương binh xã hội
Hoàng Thế Vương – Cán Bộ Địa Chính
Nguyễn Đăng Huỳnh – Kế toán ngân sách
Phạm Thị Thu Thủy – Tài chính kế toán
Nguyễn Xuân Phương – Cán Bộ văn phòng
Đỗ Xuân Điện – Cán Bộ Tư pháp
*Khối Đảng:
Hoàng Ngọc Oanh – Bí thư đảng bộ
Bùi Xuân Đoàn – Phó Bí thư đảng bộ
*Khối Đoàn thể:
Trần Thế Mỹ - Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc xã
Trần Văn Nhưng – Chủ tịch Hội CC công binh
Phạm Thị Huế - Chủ tịch Hội phụ nữ
Lê Công Huân – Bí thư đoàn Thanh niên
Vũ Thành Liêm – Chủ tịch Hội nhân dân xã
3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
* Nhiệm vụ,quyền hạn Chủ tịch UBND xã
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

3

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Nhiệm vụ quyền hạn: Là người đứng đầu điều hành lãnh đạo công việc
của UBND xã.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý chung hoạt động của UBND và các
thành viên UBND xã. Chịu trách nhiệm về hoạt động an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, kinh tế xã hội trong phạm vi toàn phường.
Chịu trách nhiệm chính trước UBND huyện Tiền Hải, HĐND xã và chịu
trách nhiệm chính trị trước Đảng ủy xã.
Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND đến các
thành viên UBND và phối hợp các tổ chức đoàn thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội tại địa phương.
Có quyền đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật
cán bộ, công chức nhà nước theo phân cấp mình quản lý. Phối hợp với chủ tịch,
phó chủ tịch HĐND xã hoạt động theo Luật tổ chức HĐND và UBND.
Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: nội chính, quản lý công tác quy
hoạch đô thị, tư pháp hộ tịch, Chủ tịch hội đồng NVQS xã, Trưởng ban chỉ đạo
PCCC, thuế.
*Nhiệm vụ, quyền hạn Phó chủ tịch UBND xã
Nhiệm vụ và quyền hạn: Là cấp phó của chủ tịch UBND xã, thay thế chủ
tịch khi đi vắng. Điều hành toàn bộ hoạt động của UBND theo nhiệm vụ được
uỷ quyền, trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn được giao.
Trực tiếp phụ trách công tác quản lý nhà nước về: Kinh tế, xây dựng công
trình cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, quản lý tổ trật tự đô thị, nhà đất, phòng
chống lụt bão.
Trưởng ban chỉ đạo an toàn giao thông và trật tự đô thị.

Trực tiếp làm tổ trưởng tổ trật tự đô thị, phối hợp cùng công an xã thực
hiện nhiệm vụ trật tự lòng lề đường, trật tự an toàn giao thông.
*Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã
Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của công an huyện, chịu trách nhiệm chính về mặt An ninh chính trị –
Trật tự an toàn xã hội.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

4

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, UBND xã đề ra các chủ trương biện pháp
và kế hoạch phát động phong trào quần chúng, xây dựng và củng cố vững chắc
nền tảng An ninh trật tự ở xã.
- Hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng, các tổ chức
Kinh tế – Xã hội và nhân dân trong xã, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ An ninh
trật tự ở xã.
- Làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, trực
tiếp thực hiện làm các mặt công tác phòng ngừa, bảo vệ An ninh trật tự trong xã
theo quy định của pháp luật về hướng dẫn của công an cấp trên.
Trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng công an chấp hành nhiệm vụ của
trưởng ban chỉ đạo 138, ban chỉ đạo an toàn giao thông, Ban chỉ đạo phòng cháy
chữa cháy, Ban chỉ đạo 814, 87, 88, làm chủ công nòng cốt cho liên tịch các
ngành, đoàn thể trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.

*Nhiệm vụ, quyền hạn của chỉ huy quân sự
Trực tiếp chỉ huy lực lượng dân quân, chịu trách nhiệm chính trong quản
lý, huấn luyện lực lượng dân quân, bảo đảm phối hợp với công an trong giữ gìn
An ninh trật tự tại địa phương. Nắm và quản lý tốt quân dự bị 1, xây dựng lực
lượng dân quân mạnh. Bảo đảm công tác tuyển quân hàng năm đúng Luật, hoàn
thành chỉ tiêu trên giao.
Tham mưu giúp cho chủ tịch UBND, chủ tịch hội đồng Nghĩa vụ quân sự
xã về công tác quân sự địa phương. Xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân
tự vệ, quân dự bị, tuyển sinh quân sự, tuyển quân hàng năm. Quản lý chắc thanh
niên trong độ tuổi Nghĩa vụ quân sự. Công khai dân chủ trong thực hiện Luật
Nghĩa vụ quân sự trên địa bàn để dân biết và thực hiện.
*Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
- Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự
kiện hộ tịch.
- Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà
không được đăng ký.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

5

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư
pháp;

- Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân
dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng
năm;
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của
pháp luật về hộ tịch;
- Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ
nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

6

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN II:QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
I/ Hộ tịch
1.Quan niệm về hộ tịch.
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một
người từ khi sinh ra đến khi chết.
Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện
+ Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận
cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới

tính; xác định lại dân tộc;
+ Ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch;
ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
2. Đặc điểm của hộ tịch
Từ quan niệm trên về hộ tịch, có thể thấy, hộ tịch có những đặc điểm chủ
yếu sau:
-Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con
người, bởi vì, mỗi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết. Các dấu
hiệu về cha đẻ, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính là những dấu hiệu giúp người ta phân
biệt từng cá nhân con người. Do đó, đây là các giá trị nhân thân gắn với một con
người cụ thể từ khi sinh ra đến khi chết.
-Thứ hai, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển đổi cho
người khác. Đặc điểm này là hệ quả của của đặc điểm thứ nhất. Do đó, việc thực
hiện các sự kiện hộ tịch phải do trực tiếp cá nhân người đó thực hiện, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác (như: khai sinh có thể do bố, mẹ đi đăng ký khai
sinh; khai tử do người thân của người chết đăng ký khai tử).
-Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện nhân thân không lượng hoá được thành
tiền.Chính vì vậy, hộ tịch không phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên
thị trường.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

7

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


II/Quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch
1. Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính nhà nước lên
đối tượng là con người hoặc là các mối quan hệ xã hội để đạt mục tiêu của chính
phủ. Phương pháp quản lý và cách tiếp cận cụ thể phụ thuộc vào từng thể chế
chính trị tại các nước, cũng như mục tiêu cần đạt được.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động của các cơ quan nhà nước
trong lĩnh vực hành pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của
nhà nước. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành
Hiến pháp, luật và tổ chức đời sống xã hội theo hiến pháp, luật của các chủ thể
có thẩm quyền.
2. Quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch và đăng ký hộ tịch
Đăng ký và quản lý hộ tịch là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có
ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của nhân dân. Trong thời gian vừa qua, với
sự phân cấp thẩm quyền mạnh mẽ, cùng với cải cách hành chính và cải cách tư
pháp đã làm cho công tác hộ tịch ở cơ sở đạt kết quả cao. Điều đó góp phần làm
tốt công tác quản lý nhà nước về dân số, phản ánh được thực trạng dân số. Từ đó
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể đưa ra những chính sách đúng
dắn về dân số.
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền
các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo
hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây
dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch
hóa gia đình.
Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Mọi sự kiện hộ tịch phải
được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Đăng ký hộ tịch có hai nhóm hành vi:Nhóm hành vi xác nhận lại sự kiện
về hộ tịch và nhóm hành vi căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để ghi vào sổ hộ tịch những thay đổi về hộ tịch.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

8

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nơi cư trú, thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định như sau:
-Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được
thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó
đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật và đăng ký hộ khẩu.
-Đối với ,người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch
được thực hiện tại nơi người đó dăng ký thương trú; nếu không có nơi đăng ks
thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm
trú.
3. Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch
- Từ nay mọi việc thuộc về thủ tục đăng ký hộ tịch đề do Uỷ ban hành
chính các cấp phụ trách.
- Việc đăng ký hộ tịch thuộc quyền hạn và nhiệm vụ của các Ủy ban hành
chính cấp cơ sở tức là Uỷ ban hành chính cấp xã, thị xã, thị trấn, khu phố.
- Mọi việc sinh, tử, kế hôn đều phải khai xin đăng ký với Ủy ban hành
chính sở tại có xuất mtrinhf các chứng cớ cần thiết và không được để lâu quá
thời gian tói đa quy định. Áp dụng cho từng loại việc hộ tịch nguyên tắc này cần
được giải thích thêm và cụ thể hóa trong trường hợp sau:
+ Đăng ký việc sinh: Nếu nơi đứa trẻ mới sinh ra khác với nơi hiện cư trú

của cha mẹ nó, thí dụ ở làng ra tỉnh đẻ, đẻ trong khi đi đường, đẻ trên tàu thủy,
xe lửa, thì có thể khai với Ủy ban hành chính nơi cha mẹ hiện cư trú. Có một
giấy chứng nhận hợp lệ thì cha hoặc mẹ, hoặc bà con bạn bè ai cầm đi khai xin
đăng ký cũng được, không càn thêm người làm chứng nữa. Nếu không có giấy
chứng nhận hợp lệ thì cha hay mẹ phải đến khai và phải có một người làm
chứng.
+ Đăng ký việc tử: Trừ các trường hợp riêng biệt đã ghi rõ trong điều lệ,
việc cho phép mai táng do Công an sở tại phụ trách, kể cả đối với các việc tử
xảy ra trong các bệnh viện công, các nhà hộ sinh công; khi nào cần thiết sẽ mời
bác sĩ, y sĩ khám nghiệm và cho ý kiến ve’è phương diện chuyên môn khoa học,
thí dụ khi có bệnh dịch tễ, khi có tình nghi án mạng.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

9

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Muốn xin đăng ký việc tử thì nhất định phải có giấy phép mai táng và chỉ
xuất trình giấy ấy, là đủ.Theo điều 24 thì trể ,con đẻ ra chết ngay cũng phải xin
phép mai táng như thường lệ, nhưng không phải khai sinh, cũng không phải khai
tử. Trường hợp để ra chưa được 24 tiếng đồng hồ đã chết cũng coi như là chết
ngay.
Nếu đẻ ra sống được 24 tiếng đồng hồ rồi mới chết mà chưa kịp khai sinh
thì phải đồng thời khai sinh và khai tử.Quy định chi tiết như vậy là để có thể
thống kê được số trẻ ,hữu sinh vô dưỡng và có kế hoạch bảo vệ nhi đồng cho

thích đáng.
+ Đăng ký kết hôn: Muốn xin đăng ký việc kết hôn thì một hoặc hai bên
nam nữ phải đế báo cho Ủy ban biết sáu ngày trước ngày định xin đăng ký. Mục
đích của việc báo trước này là để cho Ủy ban hành chính có đủ thì giờ điều tra,
nhận xét trước khi tuyên bố cho hai bên nam nữ chính thức thành vợ chồng
trước pháp luật. Ngoài hình thức yết thị, Ủy ban có thể dung mọi phương tiện
công bố hay điều tra khác; nếu có điều gì trở ngại hoặc có người phản kháng thì
việc điều tra càng thận trọng nhưng không được cố ý kéo dài. Giải quyết các
việc trở ngại hay phản kháng nào, phaior báo cho hai bên nam nữ và các người
phản kháng biết; nếu họ không đồng ý thì phải báo cáo lên Ủy ban hành chính
cấp trên trực tiếp quyết định. Gặp trường hợp hai bên nam nữ yêu cầu cấp bách
và có lý do chính đáng, nếu Ủy ban hành chính xét không có gì nghi ngại thì
thời hạn 8 ngày có thể rút ngắn.
4. Vai trò quản lý hành chính nhà nước và đăng ký hộ tịch
Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch không những liên quan đến nhân thân
của con người mà còn liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của công tác đăng ký và quản
lý hộ tịch mà trong 7 năm qua từ khi thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, trên địa bàn Thành
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

10

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sự kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân
cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng quy định của pháp luật; công tác phổ
biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng triển khai đến tận cơ sở. Nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân được nâng lên; đội
ngủ cán bộ làm công tác hộ tịch cơ sở được quan tâm, củng cố về số lượng và kỹ
năng thực hiện nghiệp vụ; các loại sổ sách, biễu mẫu hộ tịch được hỗ trợ và
cung cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.
Nhưng hiện nay trên thực tế, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn
một số tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải
cách tư pháp trong giai đoạn mới, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa
xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho
công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ
quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của một bộ phận cán bộ,
công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu
quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản
lý hộ tịch chưa thực sự sâu rộng; năng lực của một số công chức còn hạn chế.
Tuy công việc liên quan đến nhân thân của một con người và cũng liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác của xã hội, nhưng nhìn từ gốc độ bên ngoài thì rất “thầm
lặng” và cũng được ít ai quan tâm.
5. Chủ thể thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch
Chủ thể thực hiện quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay gồm:
- Chính phủ
- Bộ, cơ quang ngang Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao).
- Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
Chủ thể thực hiện đăng ký hộ tịch gồm:
- Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và cơ quan chuyên

môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân về vấn đề này (Sở Tư pháp, Phòng
Tư pháp)
- Công chức trực tiếp làm công tác hộ tịch.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

11

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Ở cấp xã, chủ thể thực hiện việc đăng ký hộ tịch có:
- Công chức Tư pháp- hộ tịch là công chức cấp xã giúp Ủy ban nhân dân
cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối
với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch
nhiều, thì phải có công chức chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm
nhiệm các công tác tư pháp khác.
Công chức tư pháp- hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công
chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm
các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên
+ Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch
+ Chữ viết rõ ràng
Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với công
chức tư pháp-hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với
công chức xã.
- Chủ tịch UBND cấp xã (hoặc Phó chủ tịch được phân công) cấp xã thực

hiện việc ký các giấy tờ hộ tịch mà công chức hộ tịch đã tổ chức thực hiện.
III/ Nội dung quản lý nhà nước và đăng ký hộ tịch
1.Nội dung quản lý của nhà nước đối với hộ tịch.
Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch tập trung chủ yếu vào các hoạt
động:
- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về hộ tịch;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt
động hộ tịch;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch;
- Thực hiện đăng ký hộ tịch;
- Quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong
hoạt động hộ tịch;
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch;
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

12

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động hộ tịch;
- Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho một số hoạt động hộ
tịch;
- Hợp tác quốc tế về hộ tịch;

- Thống kê nhà nước về hộ tịch;
- Tổng kết hoạt động hộ tịch; báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt
động hộ tịch.
2. Nội dung quản lý và đăng ký hộ tịch
2.1 Đăng ký khai sinh và khai sinh quá hạn
*Đăng ký khai sinh
Đăng ký khai sinh là biện pháp đầu tiên của quản lý hành chính nhà nước
trong lĩnh vực đăng đăng ký hộ tịch. Thông qua việc đăng ký khai sinh đã giúp
cho nhà nước theo dõi được sự biến động tự nhiên của dân số, từ đó đề ra các
chính sách phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước cũng như từng địa
phương.
-Thẩm quyền đăng ký khai sinh:
Ủy ban nhân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện
đăng ký khai sinh.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người cha thì Ủy ban
nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký
khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh cho ,trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ
sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng tre;r em đó.
-Thời hạn đi khai sinh:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi
khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những
người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
-Thủ tục đăng ký khai sinh:
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

13

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy
định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ
của trẻ em có đăng ký kết hôn).


Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh

ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của
người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi
khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của
cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ
đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy
khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định
được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy
khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì
Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.


Theo số liệu của UBND xã Đông Cơ


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số người

166

160

214

194

169

51

đăng ký
khai sinh

Nhận xét: Bảng số liệu trên đã cho ta thấy số người đăng ký khai sinh vài
năm gần đây cao hơn so với những năm trước.Trong đó 50,5% giới tính nữ;
45% giới tính nam,vấn đề giới tính mấy năm trở lại đây không bị mất cân
đối.Tuy nhiên, nhìn vào bảng chúng ta có thể thấy người dân vẫn chọn những
năm đẹp cho con em mình.Năm 2012 ( người ta vẫn gọi là năm rồng vàng) số
trẻ được sinh ra là 214 trẻ nhiều hơn các năm khác.

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

14

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

*Đăng ký khai sinh quá hạn
Những trường hợp sinh chưa được đăng ký trong thời hạn theo đúng quy
định của pháp luật (60 ngày) thì phải đăng kýtheo thủ tục quá hạn. Người có
trách nhiệm đi đăng ký khai sinh mà không theo đúng thời hạn đã quy định mà
không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính chính theo quy định của
pháp luật.
-Thẩm quyền đăng ký khai sinh quá hạn
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ban đầu
thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn.
Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho
mình, thì có thể đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký
khai sinh ban đầu hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.

-Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn
Người đi đăng ký khai sinh quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định
như trường hợp đăng ký khai sinh lần đầu tiên.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký
khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và
cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của
Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký quá hạn” Trường hợp cần phải xác
minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.
Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch
cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đă có sự thống nhất về
họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng
ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh;
dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó
không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong
trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa
danh hiện tại.

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

15

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

• Theo số liệu của UBND xã Đông Cơ

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số người

4

38

54

52

48

9

đăng ký
khai sinh

lại
Nhận xét: Theo số liệu trên cho thấy số trường hợp đi khai sinh lại cũng
khá nhiều, người đi khai sinh lại càng ngày càng tăng.Người dân chưa ý thức
được việc cần phải tuân thủ pháp luật.Do đó những cán bộ công chức xã cần
phải phổ biến cho người dân hiểu biết hơn về pháp luật để đảm bảo quyền lợi
cho trẻ em khi được sinh ra.
2.2 Đăng ký khai tử và khai tử quá hạn
*Đăng ký khai tử:
Đăng ký khai tử là một trong những lĩnh vực quản lý của nhà nước ta về
đăng ký hộ tịch nhằm theo dõi sự biến động tự nhiên dân số. Đăng ký khai tử là
việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện chết của một người và
ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Trên cơ sở đó, chấm dứt quan hệ của người đó đối
với gia đình, xã hội đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người
chết.
-Thẩm quyền đăng ký khai tử
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện
việc đăng ký khai tử.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người
chết, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng kýkhai
tử.
-Thời hạn đi khai tử
Khi có người chết tại nhà hoặc khi nhận được giấy báo tử ,người thân
thích của người chết phải đi khai tử.Nếu người chết không có người thân
thích,thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị,tổ chức nơi
người đó chết đi khai tử.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

16

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đối với khu vực thành phố thị xã, thị trấn, thì thời hạn đăng ký khai tử là
48 giờ, kể từ khi người đó chết.
Đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên
không quá 15 ngày.
-Thủ tục đăng ký khai tử
Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử và xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Sổ hộ khẩu gia đình của người chết;
+ Chứng minh nhân dân của người đi khai tử.
Trong trường hợp không có đủ giấy tờ nêu trên, thì phải có giấy tờ hộp lệ
thay thế.
Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp
ngay cho người đến khai tử một bản chính Giấy khai tử và Giấy cho phép mai
táng, cán bộ hộ tịch tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Bản sao và số lượng
bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.
Nếu một người cư trú một nơi, nhưng chết ở một nơi khác mà không có
điều kiện mai táng tại nơi cư trú, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết
có trách nhiệm cấp Giấy cho phép mai táng.
Trong trường hợp cấp Giấy khai tử cho người chết không rõ tung tích,nếu
không có cơ sở để xác định ngày chết, thì ngày phát hiện ra người đó chết là
ngày chết, nơi chết là nơi lập biên bản, nguyên nhân chết được ghi theo văn bản
xác định nguyên nhân chết của cơ quan Công an Những phần còn lại trong Giấy
chứng tử và trong Sổ đăng ký khai tử được để trống. Phần ghi chú trong Sổ đăng
ký khai tử phải ghi rõ “người chết không rõ tung tích” và ghi chính xác địa điểm
đã mai táng người chết.

Trẻ em sinh ra mà sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì vừa phải đăng
ký khai sinh, vừa đăng ký khai tử, nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết
ngay thì không phải đăng ký khai tử.

Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

17

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

• Theo số liệu của UBND xã Đông Cơ
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015


Số

41

42

41

42

42

10

người đi
đăng ký
khai tử
Nhận xét:Những trường hợp khai tử trên chủ yếu là người già trên 60 tuổi,
số người trẻ chiếm 36% ( trong đó rất nhiều người chết do tai nan giao thông ).
Do đó, công tác an toàn giao thông cần trú trọng hơn.
*Đăng ký khai tử quá hạn
-Thẩm quyền đăng ký khai tử quá hạn
Ủy ban nhân dân cấp xã,nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định
của nghị định 158 thực hiện việc đăng ký khai tử quá hạn.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người
chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai
tử.Nơi cư trú cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trong trường
hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người
đó sinh sống (Điều 52 mBooj luật Dân Sự năm 2015).
-Thủ tục đăng ký khai tử quá hạn

Nếu người chết chưa có Giấy chứng tử thì thân nhân của họ có thể tiến
hành thủ tục đăng ký khai tử quá hạn để được cấp Giấy chứng tử.
Người đi đăng ký khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng
ký khai tử và bản chính Giấy chứng tử. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và
cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy chứng tử. Trong cột ghi chú của
Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ “Đăng ký quá hạn” Trường hợp cần phải xác
minh, thh thời hạn xác minh không quá 5 ngày.
• Theo số liệu của UBND xã Đông Cơ thì không có trường hợp nào đi
đăng ký khai tử quá hạn.
2.3 Đăng ký kết hôn
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

18

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Kết hôn chính là hai người khác giới lấy nhau vì yêu thương và sau đó họ
đi đăng ký kết hôn.
Quyền kết hôn là một trong những quyền đầu tiên trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình của mỗi con người. Từ đó phát sinh ra những quan hệ pháp lý giữa
vợ, chồng, cha, mẹ, con, giữa ông bà nội, ngoại và cháu.
Trước đây quan hệ hôn nhân hầu hết chỉ xuất hiện trong phạm vi của một
quốc gia nhưng vài năm trở lại đây với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ mối quan
hệ hôn nhân không chỉ phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc qia mà còn có cả

hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
-Thẩm quyền đăng ký kết hôn
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện
việc đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong
thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đă
cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên
nam, nữ.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực
hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.trong
trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú,
nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực
hiện đăng ký việc kết hôn giữa người đó với người nước ngoài. Trong trường
hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện việc
đăng ký kết hôn.
+ Cơ quan Ngoại giao, Lãn sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của
công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài cư trú tại nước đó.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

19

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở
khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới
với công dân Việt Nam.
-Thủ tục đăng ký kết hôn
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy
định) và xuất tŕnh Giấy chứng minh nhân dân.
Trong trường hợp một người cư trú tại xă, phường, thị trấn này, nhưng
đăng ký kết hôn tại xã phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước
ngoài về nước đăng ký kết hôn, thh phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao,
Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ
trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào
Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy
định tại chương V của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai
bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia
đình, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong
trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không
quá 5 ngày.
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Uỷ ban nhân
dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng
ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng
nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký
kết hôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một

bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ
của vợ, chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng
nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

20

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

• Theo số liệu của UBND xã Đông Cơ
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số đôi


57

70

47

61

63

17

đăng ký
kết hôn
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy số vụ kết hôn có chiều
hướng gia tăng.Số độ tuổi đăng ký kết hôn vào khoảng 25 tuổi ( chiếm 70%).Ở
các khu vực nông thôn thường kết hôn sớm hơn so với khu vực thành thị.
2.4 Đăng ký nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một việc làm nhân đạo mang tính xă hội cao, mục đích
của việc đăng ký nhận nuôi con nuôi là nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, tìm mái
ấm gia đình cho trẻ em khi trẻ em đó không nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng
từ cha mẹ, họ hàng hay người thân thích. Việc nuôi con nuôi nhằm gắn bó thnh
cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm
quyền được chăm sóc, nuôi dạy cho người con nuôi chưa thành niên. Việc nuôi
con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi đă được đăng ký lại tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
-Thẩm quyền nuôi con nuôi
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện
đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Uỷ ban nhân
dân cấp xă, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi
con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Uỷ ban nhân dân
cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi.
-Thủ tục và điều kiện nhận nuôi con nuôi
Tại Điều 14, Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi phải có
đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

21

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Những người sau đây không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở
chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,

cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo,
chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của
chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì
không áp dụng quy định “Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên” và “Có điều kiện về sức
khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”.
• Người được nhận làm con nuôi:
Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi như
sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú,
bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả
hai người là vợ chồng.
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
• Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định).
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

22

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Nếu người xin nhận con nuôi là
vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con
nuôi là người độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do
UBND cấp xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có
bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án; nếu người đó có
vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản
xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND
cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp người xin nhận
con nuôi thuộc diện được miễn các điều kiện này theo quy định tại khoản 3 Điều
14 của Luật Nuôi con nuôi).
- Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh
gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước
chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ
tại UBND cấp xã.
• Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm:
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 6 tháng;
- Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ sau:
+ Biên bản do UBND xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em
bị bỏ rơi;
+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố
cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi;
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích
đối với trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án
tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với

trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Sinh viên: Trần Thị Thanh Thủy

23

Lớp: CĐ Dịch vụ Pháp lý 12A


×