Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành thư viện tại tại trung tâm THƯ VIỆN BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI VÀ THƯ VIỆN
BỆNH VIỆN BẠCH MAI...................................................................................5
1.1.Khái quát về Bệnh viện Bạch Mai..............................................................................................5
Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Bạch Mai.....................................................................5
Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Bạch Mai năm 2013.............................................................................12
......................................................................................................................................................12
1.2.Khái quát Thư viện Bệnh viện Bạch Mai.................................................................................13
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Bệnh viện Bạch Mai...........................................13
2.Chức năng và nhiệm vụ của thư viện Bệnh viện Bạch mai.........................................................13
3.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thư viện Bệnh viện Bạch Mai................................................14
4.Vốn tài liệu của thư viện bệnh viện Bạch Mai............................................................................18
1.2.5. Chính sách và công tác bổ sung...........................................................................................19
1.2.6.Kinh phí................................................................................................................................22
1.2.7.Nhân lực..............................................................................................................................23
1.2.8.Về trang thiết bị và phần mềm.............................................................................................23

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI THƯ VIỆN
BỆNH VIỆN BẠCH MAI.................................................................................25
2.1. Nội quy, tác phong làm việc của cơ quan cá nhân..................................................................25
2.2. Công việc nghiệp vụ...............................................................................................................25
2.3. Các công việc khác.................................................................................................................31

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, LIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN......32
3.1. Nhận xét, đánh giá và một số đề xuất giải pháp....................................................................32


3.2. Kết luận.................................................................................................................................33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................35
PHỤ LỤC...........................................................................................................36

Sinh viên: Phan Thị Huyên

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian gần hai tháng thực tập tại thư viện bệnh viện Bạch Mai đã
giúp em hiểu hơn và thành thạo hơn những kiến thức các thầy, các cô chỉ dạy
trong trường. Được thực hành làm việc trực tiếp giúp em thành thạo kĩ năng
nghệ nghiệp và tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc sau khi kết thúc
khóa học tại trường.
Thời gian thực tập tại thư viên bệnh viện Bạch Mai tuy chỉ trong thời gian
ngắn, nhưng em đã nhận thức được vi trí của công tác thư viện. Giúp em nắm
được những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân. Tiếp xúc với môi trường thực
tế, giúp em làm quen với tác phong làm việc của một cán bộ thư viện trong
tương lai.
Để có được những điều đó, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Giám
đốc Trung tâm thư viện, chị Nguyễn Thị Lan phụ trách chung về chuyên môn
của thư viện bệnh viện Bạch Mai.
Quá trình tực tập tại thư viện bệnh viện Bạch Mai ngoài sự nỗ lực của bản
thân em đã được các cán bộ thư viện giúp đỡ nhiệt tình. Để hoàn thành bài báo

cáo này em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa - Thông
tin và Xã hội. Đặc biệt là cô Lê Thanh Huyền - Trưởng khoa, Thầy phạm Quang
Quyền, Thầy Lê Ngọc Diệp - giảng viên chuyên ngành thông tin thư viện đã
giúp đỡ em trong quá trình thực tập này.
Do còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế
chưa có nhiều nên trong quá trình thực tập và nghiên cứu viết báo cáo em còn
nhiều thiếu xót, kính mong cán bộ thư viện bệnh viện Bạch Mai và các thầy cô
giáo thông cảm, giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể rút ra kinh nghiệm cho
bản thân, hoàn thành tốt công việc được giao cũng như viết báo cáo được tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Phan Thị Huyên

1

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đều biết, thư viện được hình thành từ bốn yếu tố: cơ sở vật
chất, vốn tài liệu, cán bộ va bạn đọc. Nói tới không gian thư viện là nói tới việc
tạo lập, bố trí sắp xếp không gian thích hợp cho bốn yếu tố trên. Bất kỳ thay đổi
nào của bốn yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự thay đổi của không gian thư viện.
Lịch sử ra đời của các thư viện thế giới đã trải qua hàng ngàn năm - từ
một trong những thư viện đầu tiên - Thư viện Alexandria - ra đời thế kỷ III trước

Công nguyên cho đến các thư viện ngày nay. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, các yếu
tố cấu thành nên thư viện đều có nhiều đổi thay, đặc biệt những năm gần đây khi
thư viện ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Trước đây, khi nói tới trụ sở thư viện, thường người ta nghĩ tới một hoặc
vài toà nhà với các trang thiết bị chuyên dùng trong một khuôn viên nhất định có
giới hạn về mặt không gian. Điều này có nghĩa là không gian hạn chế của thư
viện đã bị phá vỡ, người sử dụng thư viện không nhất thiết phải đến trụ sở thư
viện như trước đây mà có thể sử dụng thư viện tại nhà, tại nơi làm việc hoặc bất
kỳ chỗ nào khác có kết nối mạng. Và như vậy, trụ sở thư viện không còn chỉ đơn
thuần là các toà nhà trong một khuôn viên mà còn bao gồm cả “trụ sở ảo” trên
mạng. Phương thức hoạt động thay đổi kéo theo trang thiết bị thay đổi và không
gian cho chúng cũ. Đơn cử như khi tổ chức phục vụ đóng, các toà nhà thư viện
được chia thành khu vực kho và khu vực phục vụ riêng biệt. Để tiết kiệm thời
gian và giảm nhẹ sức lao động, các hệ thống chuyển tài liệu như băng chuyền,
telelip, ống chuyển phiếu yêu cầu đã được lắp đặt. Nhưng khi chuyển sang phục
vụ mở thì các thiết bị trên tự mất công năng sử dụng.
Quan trọng nhất là cán bộ phải có kinh nghiệm làm việc. Những kinh
nghiệm này có được ở mỗi người người là nhờ vào cả một quá trình học hỏi,
trau dồi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế công việc. Do đó khi ra trường trong
hành trang tri thức của mỗi sinh viên nếu chỉ có lý thuyết không thì chưa đủ,
sinh viên ít nhiều phải được cọ sát với thực tế ngành nghề của mình trong tương
lai, từ đó đúc rút kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp cho bản thân trước khi
bước vào môi trường làm việc thực tiễn tại các cơ quan tổ chức.
Sinh viên: Phan Thị Huyên

2

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thư viện còn góp phần vào phát triển giáo dục ở nhiều nước trên thế giới
thư viện được coi là cơ quan giáo dục ngoài trường học. Thư viện góp phần
không nhỏ vào việc xóa mù chữ và nâng cao trình độ dân trí, giúp cho mọi
người thực hiện việc học suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập suốt
đời, hình thành nền kinh tế tri thức.
Với chức năng giải trí đã được thư viện đảm nhận bằng việc cung cấp tài
liệu giúp bạn đọc có thể thư giãn sau những giờ lao động căng thẳng. Có thể nói
thư viện đã tham gia và có những đóng góp tích cực vào việc tổ chức sử dụng
thời gian rảnh rỗi của nhân dân, đáp ứng nhu cầu giải trí cho phép người đọc sự
dụng sách báo tài liệu và các phương tiện nghe nhìn.
Với những vai trò trên của thư viện ngày nay, sự phát triển của một quốc
gia phụ thuộc vào năng lực và kỹ năng của nguồn nhân lực. Các thư viện trường
học có nguồn tài liệu và trang thiết bị tốt đi đôi với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp
sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao nhận thức về mục tiêu cơ bản của đất nước
trong vấn đề xây dựng và phát triển những thế hệ công dân tương lai có tri thức, sáng
tạo, độc lập và năng động, những người sẽ làm chủ tương lai số hoá trong thế kỷ
XXI; những con người đó sẽ giúp cho Việt Nan nâng cao tính cạnh tranh trong nền
kinh tế tri thức toàn cầu và đảm bảo cho sự tăng trưởng, thành công bền vững của cả
dân tộc.
Xã hội phát triển vai trò của thư viện đã thay đổi. Thư viện ngày nay
không chỉ là nơi giữ sách, thư viện còn đóng vai trò quan trọng khác trong việc
hỗ trợ công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy. thư viện là nơi giữ gìn quá khứ
và ngày mỗi ngày trở thành con đường dẫn tới tương lai. Trong lịch sử tồn tại
của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trong quá trình giảng dạy, học tập của học sinh, sinh viên và giáo viên; đồng
thời đây còn là nơi thư giãn, giải trí của cán bộ, công nhân viên. Người ta thấy

rằng thư viện trường học có tác dụng tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau
của nhà trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập, tự mở rộng nâng
cao kiến thức. Các hoạt động thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả
học tập tốt hơn. Sự hợp tác, phối kết hợp giữa giáo viên và cán bộ thư viện có
Sinh viên: Phan Thị Huyên

3

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

ảnh hưởng sống còn đến việc học tập của học sinh, sinh viên, đặc biệt về mặt
chuẩn bị kiến thức trước khi lên lớp, việc bổ sung tài liệu của thư viện có thể
cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mọi người trong các tầng lớp của
xã hội.
Với khẩu hiệu “vì ngày mai lập thân - lập ngiệp” hay “ học thật, thi thật
để ra đời làm việc thật”. Chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện có năng
lực, trình độ ngiệp vụ của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức thực tập
cho sinh viên trong và ngoài cơ quan là một hoạt động quan trọng của chương
trình đào tạo. Qúa trình thực tập giúp sinh viên củng cố kiến thức lý luận về các
nghiệp vụ đã học và biết cách vận dụng vào quá trình thực tế của xã hội. Rèn
luyện và nâng cao kỹ năng tay nghề, hình dung một cách tổng thể các quy trình
trong nghiệp vụ thông tin thư viện cho sinh viên sau khi hoàn thành khoa học.
Được sự đồng ý của nhà trương và sự tiếp nhận của Thư viện BVBM em
đã có thời gian thực tập đúng quy định, đã giúp em học hỏi được rất nhiều kiến
thức về chuyên môn nghiệp vụ thư viện, đồng thời bổ sung cho phần lý luận

nghiệp vụ chuyên môn đã được học trên giảng đường.
Bản báo cáo kết quả thực tập tại thư viện bệnh viện Bạch Mai của em
gồm ba phần:
Chương I: Khái quát về bệnh viện Bệnh viện Bạch Mai và thư viện Bệnh
viện Bạch Mai.
Chương II: Nội dung và kết quả kiến tập tại thư viện Bệnh viện Bạch Mai.
Chương III: Nhận xét, đánh giá, kiến nghị và kết luận.

Sinh viên: Phan Thị Huyên

4

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI VÀ THƯ VIỆN
BỆNH VIỆN BẠCH MAI.
1.1. Khái quát về Bệnh viện Bạch Mai.
Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Bạch Mai.
Cách đây gần một thế kỷ nước ta đang bị thực dân chiếm đóng, nhân dân
ta sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu, bệnh tật phát triển. Các bệnh truyền
nhiễm đặc biệt là bệnh tả phát triển nhanh. Nhà chức trách Pháp đã có chỉ thị
ngày 8/12/1910 cho xây dựng một cơ sở điều trị dành cho những bệnh nhân bị
bệnh lây ở Cống Vọng thuộc tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ (nay là Hà Nội). Khu này
đuợc khởi công xây dựng năm 1911 và đuợc gọi là Bệnh viện Lây Cống Vọng
(Hopital des contagieux à Cống Vọng).

Năm 1929 được mở rộng thành một bệnh viện đa khoa mang tên Bệnh
viện Robin, vừa khám chữa bệnh cho người Việt Nam vừa là cơ sở thực hành
của Trường Y Dược, Khoa Đông Dương. Ngày 9-3-1945 sau đảo chính Nhật Pháp, Bệnh viện chính thức mang tên là Bệnh viện Bạch Mai.
Trong thời kỳ tạm chiếm, Bệnh viện Bạch Mai đã được tu sửa lại và tiếp
nhận bệnh nhân với các điều kiện khám chữa bệnh thiếu thốn và lạc hậu. Khu
điều trị bệnh nhân thần kinh cũng là nơi giam giữ tù chính trị. Người dân Hà Nội
gọi là Nhà thương làm phúc.
Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 2-9-1945 nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời. Bệnh viện Bạch Mai là một đơn vị của nền y tế cách mạng, các
thầy thuốc và nhân viên Bệnh viện đã hăng hái làm việc trong điều kiện tài
chính thiếu thốn, thầy thuốc ít, bệnh nhân đông, thuốc men hạn hẹp, để duy trì
hoạt động của bệnh viện, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Chưa được bao lâu thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19 tháng
12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cùng với
các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức Bệnh viện Bạch Mai đã hăng hái tham
gia kháng chiến, bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Bệnh viện, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong thời kỳ thủ đô bị tạm chiếm, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng cơ sở
bí mật hoạt động trong bệnh viện. Chi bộ Đảng và các tổ công đoàn kháng chiến
Sinh viên: Phan Thị Huyên

5

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đã vận động viên chức, nhân viên ủng hộ kháng chiến, chống âm mưu tuyên

truyền phản động của địch, đòi tăng luơng và cải thiện điều kiện làm việc. Trước
ngày giải phóng thủ đô, công chức và nhân viên bệnh viện đã đấu tranh không
cho địch di chuyển máy móc, dụng cụ và thuốc men vào Nam, bảo vệ người và
tài sản. Vì vậy, đến ngày tiếp quản thủ đô 10/10/1954, Bệnh viện Bạch Mai hầu
như vẫn còn nguyên vẹn, các hoạt động chuyên môn vẫn tiếp tục.
Một vinh dự rất lớn đối với Bệnh viện Bạch Mai: 17giờ ngày 15-12-1954
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Bệnh Viện. Bác khen ngợi và cảm ơn anh,
chị, em cán bộ nhân viên đã tích cực và bền bỉ đấu tranh với địch bảo vệ và giữ
gìn tài sản Bệnh viện được tương đối nguyên vẹn. Bác nói: “Bây giờ ta làm việc
cho ta, ta là chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đã là người tự do,
người chủ thì phải làm thế nào cho xứng đáng, từ công việc, thái độ đến tư
tưởng đều phải có tư cách làm chủ”. Người khuyên mọi người phải thật thà đoàn
kết và giúp đỡ nhau tiến bộ. “Ai làm việc gì tốt có kết quả thì được khen, ai có
sai sót thì góp ý sửa chữa. Làm đuợc như vậy mọi người sẽ đoàn kết hăng hái thi
đua hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có cơm ngon, thuốc đúng, người phục vụ
tận tụy nhất định bệnh nhân mau khỏi, nhà thương mau tiến.
Thực hiện lời dạy của Bác, Bệnh viện đã phân đấu không ngừng củng cố
tổ chức, tích cực sửa chữa cơ sở, bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết,
xây dựng và mở rộng thêm nhiều khoa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
nhân dân.
Năm 1965 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, Bệnh viện đã tiễn 16 bác
sỹ và nhân viên gia nhập bộ đội, 12 bác sỹ và y tá vào phục vụ chiến trường
miền Nam, 10 bác sĩ và y tá sang sát cánh với các bạn Lào và nhiều cán bộ Bệnh
viện đã lên đường chi viện cho các tỉnh khu 4 chống chiến tranh phá hoại của
giặc Mỹ trên miền Bắc. Bệnh viện cũng đã cử 5 đoàn phẫu thuật lưu động, tổ
chức hai đội cấp cứu phòng không khẩn trương về các nơi bị địch đánh phá ở Hà
Nội và các tỉnh lân cận, phục vụ kịp thời, cứu chữa thương binh và các nạn nhân
chiến tranh.
Từ năm 1965 đến những năm 1970-1972 Bệnh viện luôn luôn có phưong
Sinh viên: Phan Thị Huyên


6

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

án hoạt động phù hợp với thời chiến cũng như thời bình như “ngoại khóa hóa”
cán bộ và củng cố và mở rộng thêm một số cơ sở. Các khoa, phòng đã được tổ
chức lại, bổ sung thêm trang thiết bị. Đặc biệt trong hai năm 1970-1971, Chính
phủ Thụy Điển đã viện trợ cho Bệnh viện một số máy móc thiết bị cơ bản có giá
trị để trang bị cho nhiều khoa, phòng.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều các đống chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Chính phủ đã nhiều lần đến thăm và động viên cán bộ công chức Bệnh
viện.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế Quốc Mỹ, Bệnh viện
Bạch Mai đã 4 lần bị máy bay Mỹ ném bom. Trận ném bom ngày 22-12-1972 là
ác liệt nhất, trong lúc Bệnh viện có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới hầm.
Nhiều khu nhà làm việc và bệnh phòng bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có
nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học
Y khoa đang làm việc dưới hầm. Họ bị chấn thương nặng và bị ngạt. Việc tổ
chức cứu sập, cấp cứu rất khẩn trương, kịp thời và tích cực nhưng đã có 28 đồng
nghiệp hy sinh. Đài tưởng niệm các đồng nghiệp và tấm bia căm thù giặc Mỹ đã
đuợc xây dựng tại khuôn viên Bệnh viện đã hy sinh dũng cảm vì sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc.
Chỉ sau năm ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh
viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném

xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau
đó.
Từ năm 1974, Bệnh viện Bạch Mai được sửa chữa và xây dựng lại như
cũ. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, Bệnh viện
Bạch Mai đã cử nhiều cán bộ vào chi viện cho ngành y tế vào công tác tại các
vùng mới giải phóng.
Căn cứ quy hoạch và nhiệm vụ nhà nước giao cho. Bệnh viện đã thành lập
thêm nhiều khoa mới. Sau này một số chuyên khoa đã đuợc nâng cấp, một số
viện được thành lập như Viện Da liễu, Viện Huyết học truyền máu, Viện Lão
khoa, Viện Tim mạch, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Viện Sức khỏe
Sinh viên: Phan Thị Huyên

7

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tâm thần.
Hàng năm, trung bình có trên 100 sáng kiến cải tiến trong công tác khám
chữa bệnh điều trị chăm sóc bệnh nhân được áp dụng. Nhiều chuyên khoa đầu
ngành bệnh viện đã tham gia đào tạo hàng nghìn sinh viên, hàng nghìn cán bộ từ
các tỉnh về học với nhiều lớp bổ túc chuyên môn ngắn hạn cho hàng nghìn học
viên các tỉnh. Trường Trung học y tế Bạch Mai đã đào tạo nhiều y tá cung cấp
cho các bệnh viện.
Ngày 27-2-1991 nhân dịp ngày thầy thuốc Việt Nam , Bệnh viện Bạch
Mai lại vinh dự đuợc đón tiếp đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư Ban

chấp hành Trung ương Đảng đến thăm. Đồng chí biểu dương những thành tích
to lớn mà Bệnh viện đã đạt được trong nhiều năm qua trong việc khám chữa
bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúc sức khỏe cán bộ công chức Bệnh viện
nhân ngày thầy thuốc Việt Nam và nhân dịp tết Nguyên Đán.
Từ 1995 đến nay, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, được sự giúp
đỡ của bạn bè quốc tế đặc biệt là Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, Bệnh viện
đã phát triển vượt bậc về quy mô, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trở thành một
bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực,
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Hiện nay bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1400 giường bệnh với tổng số
cán bộ công chức là 2000 (bao gồm 1800 thuộc biên chế và hợp đồng của Bệnh
viện và 200 CBCC Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác tại Bệnh
viện).
Với chiều dày lịch sử gần một thế kỷ, phát huy truyền thống yêu nước
đoàn kết phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình xây
dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới bệnh viện Bạch Mai đã phát
triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao cho.
Với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, y tá điều
dưỡng, kỹ thuật viên có trình độ cao, với máy móc, trang thiết bị hiện đại và
đồng bộ, bệnh viện Bạch Mai luôn là nơi khám chữa bệnh có chất lượng hàng
Sinh viên: Phan Thị Huyên

8

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đầu và tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước. Hàng năm số lượng bệnh
nhân đến khám là 350.000 đến 450.000 người. Số bệnh nhân điều trị nội trú
trung bình từ 50.000 đến 60.000 người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh lúc nào cũng
quá tải (trên 100%). Ngày điều trị trung bình đạt từ 10 - 12 ngày. Số xét nghiệm
và các kỹ thuật thăm dò chức năng tăng cao (2.000.000 - 2.500.000 lượt xét
nghiệm). Tỷ lệ tử vong hạ thấp so với những năm trước đây 2- 3% (trước 1995),
nay chỉ còn 0 ,82 %.
Đầu năm 2004, Bệnh viện trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bệnh
dịch SARS, không có trường hợp nào tử vong và khống chế không để lây nhiễm
trong bệnh viện và cộng đồng. Góp phần chủ yếu cùng cán bộ công chức ngành
y tế khống chế thành công dịch SARS đầu tiên trên thế giới.
Năm 2004 và đầu năm 2005 Bệnh viện lại điều trị và khống chế thành
công bệnh viêm phổi do virus cúm type A. Góp phần dập tắt dịch: “Cúm gà” H5N1 ở Việt Nam.
Nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại được ứng dụng có hiệu quả trong chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh như kỹ thuật sử dụng máy X-Quang tăng
sáng truyền hình, chụp mạch 2 bình diện, chụp cắt lớp vi tính CT Scanner, siêu
âm Doppler màu… sử dụng kỹ thuật nong mạch vành có giá đỡ, nong van tim,
mổ tim hở, điều trị ung thư gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, bằng phương pháp
nút mạch, kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán mô tế bào học, kỹ thuật
lọc máu…83 kỹ thuật cao đã được áp dụng trong những năm qua đã góp phần
chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo,
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện là cơ sở đào tạo cán bộ Trung học, Đại học và sau Đại học cho
ngành. Hàng năm Trường Trung học y tế Bạch Mai chiêu sinh 120 học sinh hệ
chính quy, đến nay nhà trường đã đào tạo được 35 khóa với chất lượng cao,
cung cấp y tá điều dưỡng cho các bệnh viện Trung ương và Hà Nội. Trường còn
có nhiệm vụ đào tạo lại cho nhiều đối tượng y tá, y tá trưởng, y sĩ chuyển đổi…
theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Bộ y tế giao cho bổ túc theo chuyên đề do các

tỉnh, các địa phương yêu cầu.
Sinh viên: Phan Thị Huyên

9

Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tiếp nhận 600-800 sinh viên (Đại
Học Y Hà Nội) đến thực tập tại Bệnh viện. Bệnh viện cũng đã tham gia đào tạo
300 lượt Bác sỹ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, cao học và
nghiên cứu sinh. Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhiều cán bộ
công chức các bệnh viện, địa phương trong cả nước, cũng như tiếp nhận nhiều
sinh viên nước ngoài (Pháp, Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Australia, Thụy Điển…) đến
học tập tại bệnh viện Bạch Mai.
Công tác chỉ đạo tuyến đã được thực hiên thường xuyên và có hiệu quả.
Hàng năm bệnh viện đã mở từ 50 - 70 lớp đào tạo cán bộ cho các tỉnh ngay tại
địa phương và từ 20 - 30 lớp tại bệnh viện Bạch Mai bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho tuyến dưới, cử nhiều giáo sư, bác sĩ, tăng cường cho bệnh viện
tỉnh và huyện chuyển giao nhiều kỹ thuật, cung cấp tài liệu và hỗ trợ một số
phương tiện nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân tuyến
dưới.
Bệnh viện là cơ sở nghiên cứu khoa học y học của ngành. Các Viện,
Trung tâm, Khoa, Phòng trong toàn bệnh viện hàng năm đã thực hiện nhiều đề
tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, trung bình mỗi năm đã hoàn thành trên
dưới 100 đề tài có giá trị ứng dụng thực tế vào công tác khám chữa bệnh, đào

tạo cán bộ. Nhiều đề tài đã nghiệm thu xuất sắc, nhiều giáo sư đã được nhận
những giải thưởng cao quý về nghiên cứu khoa học của Nhà nước, nhiều bằng
lao động sáng tạo, bằng khen cuả Bộ Khoa học công nghệ, Bộ y tế, Tổng liên
đoàn lao động VN đã được trao cho các tập thể và cá nhân, đánh giá cao những
thành quả nghiên cứu khoa học của cán bộ công chức bệnh viện.
Bệnh viện Bạch Mai có quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
Hàng năm Bệnh viện đón tiếp trung bình 100 - 150 đoàn khách nước ngoài,
khoảng 500 - 600 người đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm, học tập và hợp
tác khoa học. Bạn bè quốc tế đánh giá cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
quản lý của Bệnh viện. Bệnh viện đã triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án
nâng cấp và Tăng cường năng lực bệnh viện Bạch Mai, phối hợp với JICA (Nhật
Bản) hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nội dung của dự án nhằm tăng cường cơ
Sinh viên: Phan Thị Huyên

10 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện đã có nhiều sáng kiến cải tiến trong công tác quản lý, ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc quản lý bệnh viện …
Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới, được sự đầu
tư của Bộ Y tế và Nhà nước, Đảng ủy, Ban Giám Đốc, bệnh viện đã rất quan
tâm đến việc nâng cấp, xây dựng mới bệnh viện. Với sự giúp đỡ của Chính phủ
và Nhân dân Nhật Bản, bệnh viện đã được nâng cấp xây mới 1 toà nhà 6 tầng
(khu điều trị), 1 toà nhà 4 tầng (khu kỹ thuật) và 1 tòa nhà 1 tầng (khu cơ khí ),

với máy móc trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Nhiều Viện, Trung tâm,
Khoa/Phòng, các đơn vị hậu cần, dịch vụ cũng được nâng cấp xây dựng nhằm
hiện đại hóa bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe
nhân dân như các công trình khử khuẩn, tiệt khuẩn (khoa chống nhiễm khuẩn
hiện nay), hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường, vườn hoa cây cảnh, khu
dịch vụ dinh dưỡng, nhà ăn nhân viên, nhà ăn bệnh nhân, siêu thị... các Viện lão
khoa, Da liễu, Trung tâm Chống độc, Khoa Cấp cứu, Khoa Thận nhân tạo (A9
cũ), Khoa Y học hạt nhân và điều trị ung bướu, Trung tâm đào tạo, nhà để xe
cao tầng hiện đại, một phần khoa Thần kinh và Viện sức khỏe tâm thần (kế
hoạch xây dựng năm 2005). Đồng thời bệnh viện đã bổ sung nhiều máy móc,
trang thiết bị cơ bản và hiện đại cho các Viện/Khoa/Phòng, bảo đảm nâng cao
chất luợng khám chữa bệnh, phục vụ người bệnh tốt hơn, xây dựng bệnh viện
trở thành một trung tâm y tế hiện đại, khang trang, ngang tầm với các nước
trong khu vực.

Sinh viên: Phan Thị Huyên

11 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Bạch Mai năm 2013

Sinh viên: Phan Thị Huyên

12 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.2.Khái quát Thư viện Bệnh viện Bạch Mai
1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Bệnh viện Bạch

Mai
Trong thời gian thực tập tại thư viện và hỏi cán bộ thư viện và một số bác
sĩ tại bệnh viện thì hiện nay thư viện không còn giữ được văn bản nào cụ thể về
sự hình thành của thư viện. Thư viện Bạch Mai tồn tại gần như là song song với
sự hình thành và phát triển của bệnh viện. Tuy nhiên thư viện chỉ tồn tại đơn
thuần là một kho sách không sử lý nghiệp vụ thư viện. Sách trong thư viện lúc
đó chỉ được xếp thành đống hoặc xếp trên giá. Bạn đọc đến với thư viện thì trực
tiếp vào kho sách và tìm tài liệu mình cần. Thư viện lúc đó chỉ có một cán bộ
không học chuyên ngành thư viện, có nhiệm vụ trông coi kho sách.
Qua tìm hiểu sổ sách thì thư viện hoạt động theo mô hình thư viện chuyên
ngành và bắt đầu xử lý tài liệu, phục vụ bạn đọc năm 2000. Hiện nay Thư viện
Bệnh viện Bạch Mai năm trong trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến.
2.

Chức năng và nhiệm vụ của thư viện Bệnh viện Bạch mai.

• Chức năng:
Thư viện Bệnh viện Bạch Mai là thư viện chuyên ngành y học.
Phòng Thư viện có chức năng bổ sung, lưu giữ, bảo quản, tổ chức khai
thác, sử dụng và phục vụ bạn đọc những tài liệu và thông tin của các trung tâm,

khoa, viện …trong bệnh viện. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và
đào tạo của bệnh viện.
• Nhiệm vụ:
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc quản lý các tài liệu, kết quả công
trình nghiên cứu khoa học, luận văn luận án của các khoa trung tâm, khoa,
viện… trong bệnh viện. Tham gia các hoạt động nghiên cứu và đào tạo của
trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, các khoa, trung tâm của bệnh viện Bạch Mai
và các nghiệp vụ công tác của thư viện.
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bạn đọc sử dung vốn
tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ hoặc photo.. phù hợp với
nội quy của thư viện.
Sinh viên: Phan Thị Huyên

13 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm của thư viện,
bệnh viện và đối tượng phục vụ của thư viện như:
• Thu thập tàng trữ, bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản trong
bệnh viện và các tài liệu về y học…
• Bổ sung trao đổi tài liệu của các khoa, trung tâm, viện, cá nhân… tổ
chức trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
• Nhận các xuất bản phẩm, lưu chiểu của thư viện như tạp chí của bệnh
viện, các bản khoa luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh, các công trình nghiên cứu khoa hoc và nghiên cứu về bệnh
viện.


• Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông

của một số thư viện cùng lĩnh vực như việc trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy
tính.

• Thực hiện thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dung

theo quy định.
Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời vốn tài liệu
của thư viện, xây dựng phong trào đọc sách, báo …
Thực hiện ứng dung công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện,
tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin thư viện chuyên ngành.
Tổ chức một số hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với chức năng nhiệm
vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc bệnh viện giao.
3.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thư viện Bệnh viện Bạch Mai.

a. Cơ sở vật chất:
Thư viện bệnh viện Bạch Mai là thư viện chuyên ngành được thành lập
cùng với sự ra đời của bệnh viện Bạch Mai. Thư viện có trụ sở tại tầng 2 bệnh
viện Bạch Mai tại số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Thư viện là một phòng chức năng nằm trong cơ cấu tổ chức của Trung
tam Đào tạo và Chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai. Hiện nay thư viện bệnh viện
Bạch Mai được bố trí gồm 02 phòng với tổng diện tích khoảng 80 mét vuông
bao gồm phòng đọc với 4 tủ trưng bày các loại sách tiếng Anh, sách tiếng Việt,
Sinh viên: Phan Thị Huyên


14 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tạp chí, phim, ảnh, đĩa, luận văn, luận án…Máy tính hỗ trợ việc tra tìm tài liệu,
xử lý tài liệu, máy in, máy ép plastic, máy scan.
-Phòng đọc được tổ chức theo hình thức kho mở, tài liệu ngoại văn
khoảng 1519 cuốn; luận văn, luận án khoảng 731 cuốn; sách tiếng Việt khoảng
657 cuốn, kỷ yếu công trình nghiên cứu khao học bệnh viện Bạch Mai khoảng
36 cuốn, đề tài nghiên cứu khoa học 168 cuốn, tạp chí y học lâm sàng bệnh viện
Bạch Mai 110 cuốn. vi phim, vi phiếu khoảng 50 bản…
-Phòng kho:gồm 10 giá sách, 01 tủ sách di động trong đó có tài liệu ngoại
văn, sách tiếng Việt, tạp chí… với số lượng khoảng 2300 cuốn.
-Phòng tin học: gồm 04 máy tính, 04 bộ bàn ghế.
b. Cơ cấu tổ chức.
Hiện nay thư viện bệnh viện Bạch Mai có 01 cán bộ biên chế chuyên
ngành thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Ngoài các kiến thức về chuyên
ngành thư viện, cán bộ còn được trang bị các kiến thức về chuyên ngành y học
và ngoại ngữ để thực hiện các chức năng nhiệm vụ cần được đảm bảo trong một
thư viện của bệnh viện.

Thư viện

Phòng
phục vụ
bạn đọc


Phòng
kho

Phòng
tin học

- Phòng phục vụ bạn đọc có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
thông tin – Thư viện đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong Thư viện
thông qua cán bộ thư viện. Bảo quản vốn tài liệu Thư viện, chuyển dạng tài liệu,
tu sửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng hoặc do
nguyên nhân khác.
Sinh viên: Phan Thị Huyên

15 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phòng kho có nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản vốn tài liệu của thư viện như
sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học…
- Phòng Tin học có nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động Thư viện; quản trị mạng; quản lý, bảo trì, bảo
dưỡng máy tính và các trang thiết bị hiện đại khác. Trực tổ chức và khai thác sử
dụng phòng đọc đa phương tiện.
c. Đặc điểm người dùng tin.
Người dùng tin tại thư viện bệnh viện Bạch Mai hầu hết đều có trình độ
cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành y học. Nên người dùng tin tại thư viện
bệnh viện Bạch Mai được chia làm 3 nhóm.





Cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm khoảng 8,2 %
Cán bộ nghiên cứu, giảng viên chiếm khoảng 30 %
Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên chiếm khoảng 61,8 %
Theo như thực tế thì đặc điểm người dùng tin được thể hiện theo sơ đồ

sau:

Sơ đồ thể hiện đặc điểm người dùng tin thư viện bệnh viện Bạch Mai năm 2015

Sinh viên: Phan Thị Huyên

16 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

d .Nhu cầu tin.
Dựa theo nhóm đối tượng cụ thể nhu cầu tin được khái quát như sau:
• Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Nhóm đối tượng này bao gồm các chức danh giám đốc bệnh viện, phó
giám đốc bệnh viện, trưởng phó phòng các khoa/trung tâm, trưởng phó các
viện… Nhóm người dùng tin này chiếm tỉ lệ không nhiều (8,2%) song lại rất
quan trọng vì họ là những người lãnh đạo, tổ chức thực hiện các kế hoạch
nghiên cứu của cơ quan, góp phần xây dựng đường lối chính sách, chủ trương

của Đảng và Nhà nước. Họ cần thông tin phải thật đầy đủ và có độ chính xác
cao, cô đọng, xúc tích, đặc biệt các thông tin mang tính tổng quan, dự báo. Tuy
nhiên, trong quỹ thời gian làm việc họ lại ít có thời gian để tìm kiếm thông tin
tại các thư viện. Nhóm người dùng tin này cần những thông tin về những chủ đề
như khoa học quản lý, lý thuyết và tình hình nghiên cứu của từng vấn đề nghiên
cứu mà họ quan tâm (chủ yếu y học), những thông tin mới về chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hoá… trong và ngoài nước, thông tin về yêu cầu phát triển của
ngành, những văn bản nghị quyết của Đảng và Nhà nước…. Đặc biệt lãnh đạo
bệnh viên và các đơn vị trực thuộc thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác với
nước ngoài nên họ có thể sử dụng thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Một đặc điểm riêng của nhóm người dùng tin lãnh đạo quản lý tại Thư
viện BVBM là hoạt động quản lý của họ không tách rời hoạt động nghiên cứu
khoa học. Chính vì vậy họ cũng có nhu cầu cao về tài liệu chuyên môn phục vụ
thiết thực các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ.
Vấn đề cập nhật thông tin theo sát các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối
với nhómngười dùng tin này vì vậy họ cần những thông tin mới nhất, mang tính
thời sự.
- Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng viên.
Đây cũng là nhóm người dùng tin chính của thư viện bệnh viện Bạch Mai,
nhóm người dùng tin này chiếm tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu thành phần người
dùng tin (30%). Họ đều là những người có trình độ đại học trở lên. Công việc
nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực đặc thù của con người phụ thuộc rất nhiều
Sinh viên: Phan Thị Huyên

17 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


vào lao động cá nhân nhà nghiên cứu. Trong phần lao động ấy, họ phải dành
một thời lượng không ít cho việc tra cứu, tìm kiếm và xử lý thông tin. Những
người dùng tin thuộc nhóm này tại thư viện bệnh viện Bạch Mai học thường
quan tâm đến những vấn đề cơ bản về y học như: phương pháp nghiên cứu về
một chuyên khoa cụ thể như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, điều
trị, hóa sinh, đông y.... Dạng tài liệu xám được nhiều người trong nhóm này rất
quan tâm, tập trung vào các thể loại: báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài
cấp nhà nước, cấp bộ, tài liệu thông tin các hội nghị, hội thảo khoa học trong và
ngoài nước về lĩnh vực y học, thông tin dự báo về những vấn đề y học, chính trị
mang tính toàn cầu. Họ luôn luôn đòi hỏi thông tin phải mới, đầy đủ và chính xác.
Ngoài những tài liệu gốc như sách, báo, tạo chí nhóm đối tượng này đều có
nhu cầu dạng tài liệu cấp 2 như các chuyên đề, tổng quan, tổng luận,… Những tài
liệu này giúp họ nhanh chóng nắm bắt tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước,
giúp họ lựa chọn, khai thác tài liệu được thuận tiện, nhanh chóng. Đồng thời họ
mong muốn các thư viện có những cơ sở dữ liệu trực tuyến (online), những sách
điện tử (ebook) mới nhất, chuyên sâu có tính thời sự về lĩnh vực nghiên cứu cử họ
để khai thác.
- Nhóm người dùng tin là các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh
viên.
Đây là nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ nhiều nhất (61,8%). Mặc dù họ là
những đối tượng thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau nhưng có chung một mối
quan tâm đó là tìm tài liệu về y học phục vụ cho việc học tập là chủ yếu. Những
đối tượng này có nhu cầu chính là tìm tài liệu cấp 1. Loại hình tài liệu mà đối
tượng này quan tâm nhiều nhất là luận án, luận văn, tài liệu xám và một số sách
chuyên ngành. Phần lớn họ sử dụng tài liệu là ngôn ngữ tiếng Việt.
4.

Vốn tài liệu của thư viện bệnh viện Bạch Mai.


Hiện nay, thư viện bệnh viện Bạch Mai có tổng số vốn tổng số vốn tài liệu
khoảng 3700 cuốn
- Sách chuyên khóa tiếng việt chiếm khoảng 840 cuốn.
- Sách ngoại văn chiếm khoảng 1630 cuốn.
- Luận văn, luận án chiếm 731 cuốn.
Sinh viên: Phan Thị Huyên

18 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, tài liệu hội nghị, hội thảo
chiếm khoảng 200 cuốn
- Tài liệu đào tạo liên tục chiếm 164 cuốn.
- Giáo trình đào tạo kỹ năng mềm chiếm 58 cuốn.
- Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai chiếm 110 cuốn.
- Vi phim, vi phiếu chiếm khoảng 50 bản.
1.2.5. Chính sách và công tác bổ sung.
a. Chính sách bổ sung.
Công tác bổ sung là một trong những khâu quyết định chất lượng hoạt
động của thư viện. Là cơ quan nghiên cứu chuyên ngành về y học nên thư
viện bệnh viện Bạch Mai đặc biệt chú trọng công tác bổ sung tạo nguồn tư liệu
mà trước hết là việc xây dựng và phát triển nguồn sách, báo, tạp chí trong và
ngoài nước.
Bổ sung tư liệu trong Thư viện là một quá trình tìm kiếm, thu thập, lựa
chọn và đưa về những tài liệu phù hợp với nhu cầu của người sử dụng Thư viện,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với chiến lược phát triển của Thư viện và của

cơ quan chủ quản. Đây là hoạt động nhằm xây dựng cho Thư viện một bộ sưu
tập riêng biệt. Chính vì thế, nhiệm vụ và mục đích của công tác bổ sung cần phải
đạt tới là phải xuất phát từ nhiệm vụ và mục đích hoạt động, chiến lược phát
triển Thư viện, của cơ quan chủ quản, phải hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ
của cơ quan chủ quản bằng cách tạo lập một vốn tài liệu, xử lý và đảm bảo việc
truy cập tới các tư liệu có trong bộ sưu tập của Thư viện cũng như các nguồn lực
thông khác ngoài bộ sưu tập của Thư viện một cách hiệu quả, giá cả phải chăng,
trong thời gian ngắn nhất, thông tin tìm được phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và
thuận tiện cho người sử dụng. Công tác bổ sung là một công việc phải được tiến
hành thường xuyên, liên tục và không có điểm kết thúc. Nhân viên làm công tác
bổ sung phải hiểu rõ bối cảnh hoạt động Thư viện trong môi trường tồn tại, đặc
điểm của loại hình Thư viện, những nguồn lực có được của Thư viện và điều
quan trọng là phải hướng đến người sử dụng như là khách hàng của Thư viện.
Hoạt động bổ sung tư liệu phải luôn là cầu nối liên kết giữa hai hoạt động xử lý
kỹ thuật tư liệu và hoạt động phụ vụ trong Thư viện.
Sinh viên: Phan Thị Huyên

19 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trong công tác xây dựng nguồn lực thông tin, việc bổ sung tài liệu là
nhằm kiểm soát được các nguồn tư liệu, trên cơ sở bảo đảm nguồn bổ sung
thường xuyên và tạo lập các bộ sưu tập tư liệu khoa học tương ứng với chức
năng và nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo của bệnh viện.
Hiện nay, các thư viện đều gặp khó khăn trong điều kiện kinh phí dành
cho thư viện không nhiều. Trong khi đó, giá tài liệu ngày cũng càng tăng. Do

đó, Thư viện luôn xác định chính sách bổ sung phải phù hợp với nguồn kinh
phí được cấp, lại vừa đáp ứng nhu cầu tin của cán bộ nghiên cứu. Vì vậy, cơ
sở để xây dựng chính sách bổ sung của Thư viện phải căn cứ vào các yếu tố
sau:
- Xây dựng diện đề tài bổ sung phù hợp với lĩnh vực chủ đề của bệnh
viện
- Xác định các loại hình tư liệu phù hợp với vốn sách, báo của Thư viện
mình để đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng Thư viện.
- Xác lập mục tiêu và hướng ưu tiên trong việc thu thập các tài liệu liên
quan đến diện đề tài dựa vào khả năng thiết lập quan hệ trao đổi, bổ sung tư liệu
trong và ngoài nước.
- Căn cứ vào ngân sách được cấp, tổng số kinh phí, khả năng vật chất
hiện có của Thư viện, diện tích kho tàng, thiết bị bảo quản, số lượng và trình độ
của đội ngũ cán bộ.
- Tình hình xuất bản của đất nước, trong đó đặc biệt là các đơn vị trong
bệnh viện.
Việc đảm bảo vốn tài liệu luôn phù hợp với hệ thống đề tài với nhu cầu
của cán bộ trong bệnh viện là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cho
công tác bổ sung. Có như vậy mới sử dụng thiết thực nguồn kinh phí được cấp
mua tài liệu phục vụ nghiên cứu. Công tác bổ sung cần phải được tiến hành theo
kế hoạch, tránh tình trạng bổ sung ồ ạt vào cuối năm. Khi tiến hành công tác bổ
sung cần phải đạt được những mục tiêu sau:
+ Tăng cả chất lượng và số lượng tài liệu;
+ Đảm bảo tính cập nhật và tính hệ thống của nội dung tài liệu;
Sinh viên: Phan Thị Huyên

20 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Nội dung của tài liệu phải bám sát những vấn đề của các hệ thống đề
tài;
+ Cố gắng bổ sung đồng đều tài liệu từ các nguồn khác nhau và các loại
hình ngôn ngữ khác nhau.
b.Công tác bổ sung.
- Nguồn mua.
Công tác tạo nguồn lực thông tin tại Thư viện bệnh viện Bạch Mai được
thực hiện chủ yếu là bằng kinh phí của Nhà nước cấp cho và thay đổi theo từng
thời gian nhất định. Hiện nay, căn cứ vào danh mục tài liệu của các cơ quan phát
hành gửi đến, Thư viện lựa chọn tài liệu cần mua theo hướng các đề tài nghiên
cứu khoa học của phòng chỉ đạo tuyến để lãnh đạo Viện duyệt. Vì vậy, sách
được lựa chọn tương đối kỹ lưỡng về nội dung và giá trị khoa học.
Nguồn mua là nguồn bổ sung chủ đạo của Thư viện. Kinh phí để bổ sung
sách báo, tạp chí hàng năm, kể cả nội tệ và ngoại tệ đều do bệnh viện Bạch Mai
cấp. Tài liệu được mua gồm tài liệu ngoại văn là chủ yếu và sách, báo, tạp chí…
• Nguồn tặng biếu.
Nguồn sách, báo, tạp chí, tư liệu… mà Thư viện nhận được thông qua con
đường tặng biếu từ giáo sư, tiến sĩ trong bệnh viên. Nhìn chung đây đều là
những tài liệu quý, không lưu hành rộng rãi. Đây là nguồn quan trọng để tăng
cường số lượng tài liệu ngoại văn cho Thư viện do không có đủ ngoại tệ để bổ
sung.
Tuy số lượng tài liệu nhận được qua con đường này không nhiều bởi Thư
viện nhưng tất cả đều được xử lý về mặt nội dung và đưa vào phục vụ.
• Nguồn nội sinh.
Thư viện Viện bệnh viên Bạch Mai hiện đang lưu giữ một khối lượng khá
lớn tài liệu được hình thành trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu của
bệnh viện. Ước tính nguồn tin nội sinh của Thư viện có khoảng 1000 cuốn,

chiếm 28% tổng số vốn tài liệu. Nguồn tài liệu này bao gồm các loại hình: Luận
án, luận văn, giáo trình, tài liệu dịch, xuất bản phẩm định kỳ (tạp chí, bản tin), báo
cáo, kỷ yếu hội nghị khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học…
Sinh viên: Phan Thị Huyên

21 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Luận án, công trình
Bệnh viện Bạch mai là một trong những cơ sở đào tạo sau đại học đầu
ngành về y học của nước ta
Thư viện là đơn vị chịu trách nhiệm thu nhận, bảo quản luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại viện. Hiện tại số luận án, luận văn mà Thư viện
đang lưu giữ khoảng hơn700 đầu luận án, luận văn.
- Báo cáo, kỷ yếu hội nghị, hội thảo của Viện Dân tộc học học.
Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học,
đưa các kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng và đem lại hiệu quả cao trong
thực tế, bệnh viên Bạch Mai đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo. Các báo cáo
tham luận được trình bày tại hội nghị, hội thảo đã được tập hợp lại và xuất bản
thành các tập kỷ yếu. Hiện nay, Thư viện mới lưu giữ bảo quản và phục vụ hơn
200 tài liệu thuộc dạng này.
- Đề tài nghiên cứu khoa học
bệnh viên Bạch Mai là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn thuộc các
lĩnh vực y học. Các kết quả nghiên cứu khoa học đạt được từ khi thành lập bệnh
viện đến nay không chỉ phát huy hiệu quả đối với các ngành khoa học mà còn đóng
góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay tại Thư

viện đang lưu giữ và phục vụ hơn 200 cuốn đề tài, chủ yếu được thu thập trong
những năm gần đây.
1.2.6. Kinh phí.
Hoạt động của thư viện phụ thuộc vào kinh phí do bệnh viên Bạch Mai
cung cấp. Hiện nay, kinh phí bổ sung vốn tài liệu của phòng còn hạn hẹp, không
ổn định. Số kinh phí được cung cấp cho thư viện hàng năm theo tùy theo dự án.
Với kinh phí hạn hẹp như vậy thư viện phải tính toán phân bổ cho từng
loại tài liệu để phù hợp với nguồn kinh phí được cấp vừa đáp ứng nhu cầu, kịp
thời, phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin.
Kinh phí dành cho bổ sung tài liệu tại thư viện bệnh viên Bạch Mai hàng
năm có tăng lên song không đáng kể so với kinh phí cấp cho công tác nghiên
cứu khoa học. Vì vậy, với nguồn kinh phí hạn hẹp việc các tài liệu được lựa
Sinh viên: Phan Thị Huyên

22 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chọn một cách cẩn thận về nội dung để tránh trùng lặp là rất cần thiết. Ý thức
được tình hình khó khăn Thư viện đã cố gắng sử dụng nguồn bổ sung hợp lý.
1.2.7. Nhân lực.
Hiện nay, Thư viện có 01 biên chế chuyên ngành Thông tin – Thư viện.
Ngoài các kiến thức về chuyên ngành thông tin thư viện, cán bộ còn được trang
bị các kiến thức về chuyên ngành y học và ngoại ngữ để thực hiện các chức
năng nhiệm vụ cần được đảm bảo trong một thư viện của bệnh viện.
Lãnh đạo Viện rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ cán bộ thư viện. Cán bộ thường xuyên được cử đi học các

lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ do các cơ quan thông tin thư viện đầu được tổ chức
hàng năm. Do được đào tạo cơ bản, đội ngũ cán bộ trong phòng đã đảm nhiệm
toàn bộ các khâu trong hoạt động thông tin- thư viện, từ việc bổ sung, thu thập
tài liệu đến xử lý thông tin, phục vụ người dùng tin.
Trình độ ngoại ngữ của cán bộ trong Thư viện khá tốt, có khả năng hỗ trợ
tìm kiếm và dịch các tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu tin
của người dùng tin.
1.2.8. Về trang thiết bị và phần mềm.
a. Về trang thiết bị.
Trong hệ thống thư viện chuyên ngành của bệnh viên Bạch Mai, Thư viện
đã được chú trọng đầu tư để có cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết.
Hiện nay, Thư viện là một phòng nằm trong cơ cấu tổ chức của bệnh viện,
được bố trí 01 phòng với tổng diện tích là 80 mét vuông, bao gồm:
- Phòng đọc với 04 tủ trưng bày các loại sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án. Kho lưu trữ sách, tư liệu, luận án, luận văn… (trên 3000 cuốn sách các loại)
được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, máy hút ẩm và quạt thông gió.
- Kho lưu trữ tạp chí, được bố trí dưới dạng kho đóng.
- Phòng làm việc của cán bộ thư viện với đầy đủ trang thiết bị phục vụ
cho công tác.
Ngoài các tủ mục lục phục vụ việc tra tìm tài liệu theo phương pháp
truyền thống thì hiện nay Thư viện đã được trang bị 05 máy tính có kết nối
Sinh viên: Phan Thị Huyên

23 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Internet, 01 máy ép plastic, 01 máy in và 01 máy scan để cán bộ thư viện tiến
hành các công tác xử lý, lưu trữ thông tin và tra tìm trên máy tính được thuận
tiện.
b. Về phần mềm.
Việc ứng dụng những công nghệ mới trong xử lý thông tin ảnh hưởng rất
nhiều đến việc tạo lập, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin. Bên cạnh đó
phần mềm quản lý thư viện cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển
nguồn lực thông tin. Do không có kinh phí nên hiện nay, tại Thư viện vẫn đang
sử dụng phần mềm do công ty Netlink Việt Nam cung cấp.

Sinh viên: Phan Thị Huyên

24 Lớp: CĐ Khoa học Thư viện 12A


×