Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận cao học Dự án tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng làm nông nghiệp vùng đồng bằng sông hồng và sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.58 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỉ XXI, toàn nhân loại phải đối mặt với hàng loạt những
thách thức và khó khăn. Một trong những thách thức đó chính là vấn đề môi
trường và biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên
thế giới, với khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa
lớn và lũ lụt. Bờ biển dài, địa hình rừng núi, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt
đới khiến bão, mưa lớn khiến Việt Nam sẽ phải chịu thiên tai và thời tiết khắc
nghiệt với tần suất ngày càng gia tăng. Thiên tai gây thiệt hại về người, phá
hủy nhà cửa, ruộng đồng khiến người dân mất phương tiện sinh sống và đẩy
họ trở lại cảnh nghèo đói.
Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại tương đương khoảng 1.5% giá trị
GDP.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với
thiên tai qua việc giảm thiểu rủi ro, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng
nhiều kịch bản khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chưa
có tiến bộ rõ rệt hoặc phương án cụ thể. Các cam kết chính trị rất rõ ràng và
mạnh mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây dựng khả năng
ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương.
I.

Tên và nội dung
Bước 1: tổng quan tài liệu về dự án
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính
bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình
quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình.
Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất

1




hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh
chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu
hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân
chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể
chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất
liền khác.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu khoa học đầu
ngành như như GS. Nguyễn Đức Ngữ, GS. Nguyễn Trọng Hiệu đã tiến hành
nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này chỉ thực sự
được quan tâm từ sau năm 2000. Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình
năm tăng khoảng 0.5 độ C trên phạm vi cả nước, bên cạnh đó lượng mua có
chiều hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Dự tính sự biến đổi của khí hậu tương lai theo hướng tiếp cận tổ hợp đa
mô hình. Việc xây dựng một hệ thống tổ hợp dự tính khí hậu đòi hỏi phải có
hệ thống máy tính mạng và phải tiến hành một khối lượng tính toán khổng lồ.
Một trong những hệ thống như vậy đã được xây dựng và hiện đang được vận
hành tại Bộ môn Khí tượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo kết quả tính toán
được thực hiện trên hệ thống máy tính, cho thấy nhiệt độ không khí trung
bình trên khu vực Việt Nam tăng lên đáng kể, có thể lên tới 0.3ºC/thập kỷ
trong giai đoạn 2000-2050, ngoại trừ một phần nhỏ ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Ngày 22/1/2013, tại Hà Nội, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE
và TS. Mats Eriksson, đại diện Viện nghiên cứu nước Quốc tế của Thụy Điển
(SIWI) đã chủ trì Hội thảo khởi động Dự án “Tăng cường năng lực ứng phó
với biến đổi khí hậu cho cộng đồng làm nông nghiệp vùng đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long”. Là Dự án đầu tiên hướng tới mục tiêu: nâng cao
năng lực và tạo thế chủ động cho cộng đồng, trong việc ứng phó với biến đổi

khí hậu. Vì thế, Hội thảo đã thu hút khá đông các nhà hoạt động môi trường,
2


đại diện tổ chức FAO, các cơ quan truyền thông, đại diện các ngành và địa
phương tham gia.
23/9/2014 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu năm 2014
được tổ chức tại New York (Hoa Kỳ) với sự tham gia của 125 quốc gia .Đây
là một diễn đàn đặc biệt để lãnh đạo của các quốc gia trên toàn thế giới nêu
các kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời là cơ hội để Liên Hợp
Quốc thúc đẩy các động lực chính trị nhằm tiến tới một hiệp định toàn cầu về
giảm khí thải vào năm 2015.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong
năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó
vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất. Nếu
mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn
thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25%
dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.
Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ giao Tổng cục KTTV (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)
làm cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công
ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.
Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu toàn cầu.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “ Vấn đề tuyên truyền BĐKH
trên báo in VN” của Nguyễn Thị Bích Hạnh – Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã trình bày những vấn đề cơ bản về BĐKH toàn cầu , thực trạng và dự
báo về BĐKH ở Việt Nam ; cơ sở pháp lý và tầm quan trọng của vấn đề tuyên

truyền BĐKH . Thực trạng công tác tuyên truyền BĐKH trên báo in về nội
dung và hình thức tuyên truyền

3


Trong đề án biên soạn tài liệu , tập huấn và xây dựng mạng lưới tuyên
truyền , nâng cao nhận thức về BĐKH cho đoàn viên , sinh viên trường
ĐHSP, ĐH Đà Nẵng cho thấy : 49% người được phỏng vấn không biết về
chính sách và quá trình của Nhà nước , 72% không biết các kế hoạch chuẩn bị
phòng chống thiên tai . Vì thế không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị
ứng phó với thiên tai do Đông Tây hội ngộ (EMWF) công bố trong kết quả
nghiên cứu việc thích ứng với BĐKH ở Quảng Nam , với mục đích là đưa ra
một bộ tài liệu hướng dẫn để lập kế hoạch cho các chương trình BĐKH.
Trong hội nghị thượng đỉnh các thành phố lớn ở C40 về BĐKH lần 3
diễn ra ngày 18-21/5/2009 ở Hàn Quốc , cựu Tổng thống Mỹ Bil Clinton đã
lên tiếng cảnh báo : “ Trái Đất sẽ phải đối mặt với tình huống chết người nếu
khí nhà kính không giảm xuống còn 80% năm 2050.
Theo nghiên cứu và đánh giá của chuyên gia về khí hậu Việt Nam hiện
nay có sự biến đổi trong một năm rất rõ rệt:
- Nhiệt độ. Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung
bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập
kỷ gần đây (1961 -2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó
(1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3
nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8 - 1,3oC và cao
hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5oC.
- Lượng mưa. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung
bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ
và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.

- Mực nước biển. Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở
các trạm Cửa âxu thế chung của toàn cầu.
- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong
hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm
4


2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7
trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp
dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994,
12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu
trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo
dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất
nông nghiệp.
- Bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều
hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
- Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ
1981 -1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
Mục tiêu của chiến lược quốc gia về BĐKH đến năm 2030 và nhìn đến
năm 2050 là làm thay đổi nhận thức , hành vi và cách ứng xử đúng đắn của
con người đối với thiên nhiên và quá trình phát triển kịnh tế xã hội trong bối
cảnh biến đổi khí hậu . Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là triển khai ngay một
số nhiệm vụ , dự án ứng phó tích cực , cấp bách nhất , gồm quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL , DDBSH ,
củng cố nâng cấp hệ thống đê , sông , đê biển , các dự án chống ngập tại các
thành phố lớn ; chống xấm nhập mặn cho những vùng bị nặng nhất , ảnh
hưởng tới an ninh lương thực. . Đến năm 2020 , các khu vực bị ảnh hưởng
sớm và nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng được bảo vệ và tiếp tục
phát triển , vùng ĐBSCL và sông Hồng tiếp tục phát triển bền vững theo quy

hoạch phù hợp với BĐKH và nước biển dâng.
Vì vậy thực hiện dự án : Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với
biến đổi khí hậu cho người dân tại xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa là một điều hết sức cần thiết để giúp người dân tại xã có kiến thức cũng
như những kỹ năng để ứng phó, tránh và giảm thiểu những hậu qua do thiên
tai gây ra.
5


Bước 2: Điều trả thử về nhu cầu và khả năng thực thi
dự án
a.


Nhu cầu
Biến đổi khí hậu trái đất gây ảnh hưởng đến thiên nhiên và con người. Nhất là
con người:
- Sức khỏe con người:
Những người dễ chịu sự ảnh hưởng nhất là những nông dân nghèo, các
dân tộc thiểu số, người già, phụ nữ và trẻ em
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc màu nhiệt. Ở miền Bắc ấm
dần lên dẫn đến làm thay đổi nhịp sinh học của con người
Nhiệt độ tăng làm tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người, làm
tăng một số nguy cơ đôi với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc
bệnh thần kinh.
Thiên tai như bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, mưa lớn…Tăng tần số và
cường độ đe dọa đến tính mạng cũng như sự an toàn của người dân, trực tiếp
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thông qua ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
tại xã Ngọc Khê.


-

Kinh tế:
Huyện Ngọc Lặc là một huyện chuẩn bị lên thị xã Miền Tây của tỉnh
Thanh Hóa, xã Ngọc Khê là một trong những xã nằm trong vùng quy hoạch
nên vấn đề rác thải và ô nhiễm. Mặc dù mức độ chịu ảnh hưởng về biến đổi
khí hậu còn thấp nhưng Việt Nam có đường bờ biển dài nên độ mưa nhiều
cao, lượng mưa lớn cùng với sự dâng lên của nước biển nên xã Ngọc Khê
cũng là một trong những vùng chịu tác động của sự biến đổi này như sạt lở
đất, lũ quét, lũ ống…



Từ những ảnh hưởng trên nên thực hiện điều tra thử nhu cầu của người dân và
cán bộ lãnh đạo tại xã Ngọc Khê:
Sử dụng các phương pháp để điều trả thử nhu cầu của người dân và
chính quyền địa phương tại xã này như: phỏng vấn sâu, sử dụng bảng hỏi
6


anket…sử dụng điều tra thử 50 người dân trong xã và 5 cán bộ UBND xã
Ngọc Khê.
-

Nhu cầu của người dân tại xã:
+ Học hỏi các kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh cũng như kinh tế của xã Ngọc Khê.
+ Học sử dụng các dụng cụ, phương pháp phù hợp với ứng phó biến
đổi khí hậu
+ Biết cách ứng phó cụ thể với từng trường hợp cụ thể

+ Nguồn tài trợ
+ Xây dựng phương án ứng phó phù hợp
+ Giảm rủi ro, hậu quả của biến đổi khí hậu

-

Nhu cầu của cán bộ lãnh đạo xã:
+ Tuyên truyền phổ biến, trang bị kiến thức, đào tạo kỹ năng được cho
các hộ dân trong địa bàn triển khai chương trình thông qua các lớp tập huấn
và các chương trình truyền thông trên địa bàn dân cư.
+ Hỗ trợ các cộng đồng trong xã xây dựng mô hình ứng phó với BĐKH
+ Tổ chức hội thảo để tìm kiếm các ý tưởng, kinh nghiệm của các nhà
khoa học, các chuyên gia về BĐKH và người dân đã sống lâu năm trong vùng
thường xuyên bị thiên tai. Qua đó xây dựng cơ sở kiến thức và tài liệu trang bị
kỹ năng hành động cho cộng đồng dân cư trong xã Ngọc Khê.

b.

Khả năng thực thi dự án
Từ điều tra về nhu cầu của người dân cũng như cán bộ - lãnh đạo của
xã, ta thấy được khả năng thực thi dự án khá cảo, có khả năng đạt được.
Người dân cũng như cán bộ xã đều có nhu cầu nâng cao nhận thức và có năng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều tra thử 50 người dân và 5 cán bộ xã
cho thấy họ đều hưởng ứng và đánh giá nhu cầu gần giống nhau.
Dự án này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cũng như kinh tế của
người dân. Là một xã toàn là người dân tộc thiểu số chiếm nhiều phần tram

7



dân số của xã như mường, thái, giao…điều kiện kinh tế chưa phát triển nên
nhận thức về BĐKH chưa cao.

Bước 3: Đề xuất khởi động dự án
a.

Tầm quan trọng
Xã Ngọc Khê là một trong những xã khó khăn nằm trong danh sách của
tỉnh và cả nước, hơn 96% người là dân tộc thiểu số, trong đó có một số vùng
có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, đa số người dân
chưa hiểu biết thế nào là biến đổi khí hậu, các tác động của biến đổi khí hậu
từ đó có những biện pháp thích ứng, giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí
hậu gây ra, do đó Ban chỉ đạo Chương trình xác định việc nâng cao nhận thức
người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ hàng đầu.
Theo thống kê tình hình thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra
trên địa bàn xã mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng và ngày một tăng cao.
Trong xã thực hiện dự án thì có 5 làng (Cao Hòa, Cao Vân, Tân Thành,
Ngọc Lan, Cao Yên) là các làng đặc biệt khó khăn của cả xã và nằm trong cả
huyện, trình độ dân trí thấp, dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương cao, còn cả
huyện có khu dự trữ nước thiên nhiên của cả khu vực huyện Ngọc Lặc là Hồ
Cống Khê vì vậy việc triển khai thực hiện dự án tại xã này là hết sức cấp thiết.

b.
-

Mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chiến lược
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH, tăng cường khả năng
ứng phó với thiên tai gia tăng trong bối cảnh BĐKH cho cộng đồng.


-

Mục tiêu cụ thể:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo kỹ năng hành động và tính chủ
động của cộng đồng người dân trong xã ứng phó với BĐKH.
- Xây dựng các mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với thiên tai trong
điều kiện BĐKH, xây dựng các mô hình giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí
hậu.
- Góp phần tích cực với cộng đồng cả nước trong ứng phó với BĐKH.
8


c.

Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp kế thừa: thu thập thông tin, dữ liệu, hồi cứu, tập hợp tài
liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của chương trình.
+ Phương pháp phân tích, đánh giá: Tiến hành điều tra, phân tích những
loại thiên tai thường xuyên xẩy ra, hiện trạng và giải pháp ứng phó với thiên
tai của người dân trong xã.
+ Phương pháp cùng tham gia: Tiến hành phỏng vấn các đối tượng
(giàu, nghèo), các nhà quản lý địa phương (lãnh đạo xã, thôn...) về kinh
nghiệm phòng chống thiên tai, nguyện vọng của họ. Tổng kết các kinh
nghiệm và tài liệu hóa;
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức các hội thảo, trao đổi trực tiếp
hoặc qua điện thoại, email... nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học,
các nhà quản lý...
+ Phương pháp xây dựng mô hình ứng phó với thiên tai dựa vào cộng
đồng: Được tiến hành theo nguyên tắc mọi hoạt động đều có sự tham gia đóng
góp của người dân địa phương, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của

thiên tai và có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với thiên tai.
+ Phương pháp tập huấn: Thực hiện thông qua các mô hình trình diễn,
bên cạnh cung cấp kiến thức lý thuyết có sự minh họa của các mô hình trình
diễn và có tổ chức diễn tập thực hành.
+ Phương pháp xây dựng mô hình chuẩn: Đầu tư, xây dựng mô hình
chuẩn cộng đồng ứng phó với thiên tai một cách chủ động, tích cực, có hiệu
quả và dài hạn. Từ đó rút kinh nghiệm và tiến hành nhân rộng mô hình.

d.
-

Điều kiện thực hiện dự án
Nguồn vốn, nguồn tài trợ
Nhà quản lý dự án
Chương trình hành động
Nguồn nhân lực
Chuyên gia về BĐKH
Truyền thông, phương tiện truyền thông
Kỹ thuật cũng như phương thức thực hiện phù hợp

9


-

Lựa chọn các thay thế nếu cần thiết

Bước 4: Định nghĩa dự án, nội dung dự án
Dự án: là sự cố gắng để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ theo đơn đặt
hàng của tổ chức quản lý dự án.

Dự án nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
cho người dân tại xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là dự án
nâng cao năng lực, nhận thức và tạo thế chủ động cho cộng đồng, trong việc
ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tối đa mức thiệt hại cũng như hậu
quả của thiên tai gây ra. Đây là dự án nhỏ, nên tận dụng những kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học, cũng như kiến thức bản địa và kinh nghiệm lâu đời
của người dân để xây dựng được các mô hình thật sự, phù hợp với địa
phương.


Nội dung dự án:
Thời gian thực hiện dự án: 2 năm
Kinh phí hoạt động: 1 tỷ
- Tổ chức hội thảo tại ủy ban xã, tại các thôn để tìm kiếm các ý tưởng,
kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia về BĐKH và người dân đã
sống lâu năm trong vùng thường xuyên bị thiên tai. Qua đó xây dựng cơ sở
kiến thức và tài liệu trang bị kỹ năng hành động cho cộng đồng dân cư (thực
hiện trong 1 tháng)
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng nhận thức, kiến thức của người dân về
BĐKH, cách ứng phó với thiên tai. Xác định nhu cầu người dân trong xã
(thực hiện 1 tháng)
- Tuyên truyền phổ biến, trang bị kiến thức, đào tạo kỹ năng cho các hộ
dân trong địa bàn triển khai chương trình thông qua các lớp tập huấn và các
chương trình truyền thông trên địa bàn dân cư (thực hiện trong 2 tháng, mỗi
thôn thực hiện trong 1 tuần)

10


- Hỗ trợ các cộng đồng xây dựng mô hình ứng phó với BĐKH (theo

suốt trong quá trình thực hiện dự án để đánh giá luôn mức độ thành công của
dự án)
- Việc xây dựng mô hình cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu bao
gồm cả việc đầu tư, xây dựng cho người dân và chính quyền địa phương các
sản phẩm công trình, giúp cộng đồng ứng phó một cách chủ động và hiệu quả
với biến đổi khí hậu (xây dựng trong 2 tháng và triển khai trong 2 năm thực
hiện dự án)

Bước 5: Thiết kế và lập kế hoạch cho dự án
Vai trò lãnh đạo của cán bộ xã sẽ được phát huy trong việc xây dựng
năng lực ứng phó tại địa phương nhằm giảm nhẹ rủi ro do thảm họa thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ khả năng bị tổn thương của cộng
đồng. Dự án này cũng sẽ bắt tay tập hợp và nhân rộng những hoạt động tốt và
thực hiện hiệu quả những giải pháp đối phó và thích ứng với biến đổi khí
hậu/thiên tai lấy con người làm trung tâm. Xác định, thúc đẩy và áp dụng rộng
rãi các phương pháp lấy con người làm trung tâm trong việc chuẩn bị và ứng
phó, cũng như các ứng phó của người dân trước tác động của biến đổi khí hậu
với sự tham gia của thanh niên, giới truyền thông, các nhà hoạch định chính
sách, các doanh nghiệp, giới khoa học và các nhà tài trợ. Dự án cần được thực
hiện một cách công bằng và toàn diện trong toàn xã, đảm bảo tính khả thi và
mang lại kết quả cao, đạt mục tiêu đã đề ra như trong kế hoạch.
Các bên liên quan: Sở tài nguyên và môi trường Thanh Hóa, Sở văn
hóa và thông tin Thanh Hóa, sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa, các doanh
nghiệp, nhà đầu tư.

11


Kế hoạch dự án tại xã Ngọc Khê
Cấp


Tháng 1

Huyện



Tháng 6

Tháng 12

UBND huyện ra
chỉ thị về công tác
LKH (đầu tháng 1)

Hội nghị định hướng nâng
cao Nâng cao nhận thức và
năng lực ứng phó với BĐKH
do UBND huyện chủ trì (cuối
tháng5 hay tháng6

Bước1:
họp
UBND xã: TCT
lên kế hoạch
triển khai LKH
năm (đầu tháng
1)

Bước 3 TCT tổng hợp

thông tin từ các cấp,
ngành, nhu cầu từ các
xóm và viết dự thảo KH
dự án Nâng cao nhận
thức và năng lực ứng phó
với BĐKH (20/1 – 8/2)

Bước 7: Phòng TCKH lấy ý kiến các
bên liên quan rà
soát các bản KH và
dự toán ngân sách


Bước 5 TCT hoàn
thiện dự thảo KH
dự án nâng cao
nhận thức và năng
lực ứng phó với
BĐKH (10-15/6)

Bước 4 Hội
nghị LKH
Nâng cao nhận
thức và năng
lực ứng phó
với BĐKH

Bước 6 UBND xã b/c
ĐU, HĐND xã thông
qua và trình tự dự

thảo Nâng cao nhận
thức và năng lực ứng
phó với BĐKH

Năm
2016
+1

UBND Huyện
phê duyệt KH –
NS năm 2016 +1
của xã trước
31/12

Bước 8 UBND
xã nhận KH-NS
phê duyệt từ
huyện, TCT xã
hoàn thiện bản kế
hoạch

Bước 9 Họp
UBND xã thông
qua KH và NS
chính thức năm
2017+1

Bước 10 Họp xã
thông tin và phản
hồi KH phê

duyệt tới cán bộ
xã và người dân

Thôn
Bước 2 Lập kế hoạch
nhu cầu xóm

Bước 1 Họp Uỷ Ban Nhân Dân xã: Tổ công tác lên kế hoạch triển khai
lập kế hoạch năm (đầu tháng 1)
-

Triển khai kế hoạch hoạt động
Xây dựng kế hoạch cụ thể
Phân công nguồn lực thực hiện dự án
Lên kế hoạch quản lý, rà soát, đánh giá dự án
Mục tiêu đặt ra trong kế hoạch năm

12

UBND
xã triển
khai kế
hoạch,
giám
sát, đánh
giá


Bước 2 Lập kế hoạch nhu cầu xóm
-


Lập kế hoạch thực hiện đảm bảo giải quyết nhu cầu người dân trong thôn,

-

xóm được thực hiện
Rà soát đánh giá, tổng hợp nhu cầu cụ thể của người dân
Lập kế hoạch hoạt động cho xóm, thôn
Lập mục tiêu thực hiện nhu cầu
Bước 3 Tổ công tác tổng hợp thông tin từ các cấp, ngành, nhu cầu từ
các xóm và viết dự thảo kế hoạch dự án nâng cao nhận thức và năng lực ứng
phó với BĐKH cho người dân tại xã (20/1 – 8/2)

-

Thu thập thông tin về sự biến đổi khí hậu, sự thay đổi của thiên tại thời gian 3

-

năm trở lại đây của tỉnh, huyện, xã
Thu thập nhu cầu của người dân trong thôn, xóm để viết kế hoạch dự thảo cho

-

dự án
Viết dự thảo cụ thể, công việc dự định sẽ thực hiện trong dự án này
Bước 4 Hội nghị lập kế hoạch nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó
với BĐKH

-


Lập kế hoạch cụ thể cho người dân hiểu và nâng cao năng lặc để ứng phó với
BĐKH như: tổ chức các buổi phổ biến kiến thức, đào tào kỹ năng ứng phó

-

với các trường hợp cụ thể…
Lập kế hoạch cho cả năm để người dân tăng nhận thức về mức nguy hiểm của
BĐKH, nhận thức tăng cao, giảm giảm thiểu sử dụng các chất gây ảnh hưởng
đến khí hậu
Bước 5 Tổ công tác hoàn thiện dự thảo kế hoạch dự án nâng cao nhận
thức và năng lực ứng phó với BĐKH (10-15/6)

-

Hoàn thiện để bước tiếp theo thực hiện triển khai dự án, hoàn thiện dự thao
trong thời gian nhanh nhất, ngắn nhất có thể nhưng khả năng hiệu quả cao.
Bước 6 UBND xã b/c ĐU, HĐND xã thông qua và trình tự dự thảo
nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH

-

Thông qua dự thảo, trình tự thực hiện để triển khai dự án tới người dân trong


13


Bước 7 Phòng tổ chức – kế hoạch lấy ý kiến các bên liên quan rà soát
các bản kế hoạch và dự toán ngân sách xã

-

Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia BĐKH về kế hoạch thực hiện dự án
Lấy ý kiến đánh giá của người dân, cán bộ lãnh đạo về kế hoạch thực hiện dự

-

án
Lấy ý kiến các thành viên, người liên quan đến tổ chức thực hiện dự án
Bước 8 UBND xã nhận kế hoạch - ngân sách phê duyệt từ huyện, tổ
công tác thực hiện dự án xã hoàn thiện bản kế hoạch

-

UBND xã nhận kế hoạch và ngân sách, nguồn vốn, kinh phí và thực hiện triển

-

khai kế hoạch
Tổ công tác thực hiện sửa đổi những chỗ chưa phù hợp với xã của mình và

-

báo có cho người lập kế hoạch biết
Tổ công tác xã lên kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án, có chương trình thực
hiện cụ thể, khoa học, đảm bảo yêu cầu.
Bước 9 Họp UBND xã thông qua kế hoạch và ngân sách chính thức
năm 2017 và 2018

-


Thông báo kế hoạch và ngân sách cho người dân cũng như cán bộ lãnh đạo xã

-

biết
Thông qua về kế hoạch thực hiện dự án cho người dân, cán bộ địa phương
biết để cùng phối hợp thực hiện dự án
Bước 10 Họp xã thông tin và phản hồi kế hoạch phê duyệt tới cán bộ xã
và người dân

-

Đưa ra thông tin cho mọi người biết và nhận lại kết quả phản hồi của người

-

dân cũng như cán bộ xã.
Đưa ra kết quả mà thực hiện dự án và phản hồi cho người dân
Nhận phản hồi từ người dân, người nhận dự án và phản hồi lại kết quả cho tổ
công tác

Bước 6: Phát triển dự án
-

Thực hiện với nguyên tắc chủ đạo: huy động tối đa sự tham gia của các thành
viên cộng đồng vào mọi tiến trình của nhiệm vụ, từ việc lên kế hoạch cho đến

14



thực hiện và duy trì kết quả. Thực hiện công bằng, dân chủ, đảm bảo như
-

trong kế hoạch đã đưa ra.
Thực hiện nghiêm túc và phải có kế hoạch kiểm soát, đánh giá dự án chặt chẽ
Phát huy vai trò của người tham gia dự án để đạt hiểu quả cao nhất
Kêu gọi đầu tư, nguồn vật lực hỗ trợ dự án
Sử dụng các phương pháp phù hợp để thực hiện dự án:
+ Phương pháp kế thừa: thu thập thông tin, dữ liệu, hồi cứu, tập hợp tài
liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của chương trình ;
+ Phương pháp phân tích, đánh giá: Tiến hành điều tra, phân tích những
loại thiên tai thường xuyên xẩy ra, hiện trạng và giải pháp ứng phó với thiên
tai của người dân khu vực ;
+ Phương pháp cùng tham gia: Tiến hành phỏng vấn các đối tượng
(giàu, nghèo), các nhà quản lý địa phương (lãnh đạo xã, thôn...) về kinh
nghiệm phòng chống thiên tai, nguyện vọng của họ. Tổng kết các kinh
nghiệm và tài liệu hóa;
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức các hội thảo, trao đổi trực tiếp
hoặc qua điện thoại, email... nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học,
các nhà quản lý...
+ Phương pháp xây dựng mô hình ứng phó với thiên tai dựa vào cộng
đồng: Được tiến hành theo nguyên tắc mọi hoạt động đều có sự tham gia đóng
góp của người dân địa phương, những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của
thiên tai và có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với thiên tai.
+ Phương pháp tập huấn: Thực hiện thông qua các mô hình trình diễn,
bên cạnh cung cấp kiến thức lý thuyết có sự minh họa của các mô hình trình
diễn và có tổ chức diễn tập thực hành.
+ Phương pháp xây dựng mô hình chuẩn: Đầu tư, xây dựng mô hình
chuẩn cộng đồng ứng phó với thiên tai một cách chủ động, tích cực, có hiệu

quả và dài hạn. Từ đó rút kinh nghiệm và tiến hành nhân rộng mô hình.

-

Lựa chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài

15


Trong Kiểm soát có thể thực hiện được cả 5 mô hình trong nghiên cứu,
nhưng có 2 mô hình phổ biến nhất là định tính và định tính  định lượng.
Trong nghiên cứu đề tài này chỉ chọn mô hình nghiên cứu định tính bởi
vì:
+ Trong nghiên cứu này phục vụ cho người dân, nguồn kinh phí không
nhiều cho thực hiện kiểm soát việc thực hiện dự án.
+ Nghiên cứu này không có nhiều thời gian để thực hiện việc kiểm soát
bởi vừa thực hiện đề tài vừa phải thực hiện dự án vừa phải kiểm soát dự án
+ Là dự án cấp xã nên chưa có năng lực trong việc thực hiện nghiên
cứu dự án, nguồn nhân lực huy động cho đề tài hầu như là hạn hẹp, nguồn
kiến thức cũng như trình độ, sự hiểu biết về phương pháp để thực hiện chưa
cao.
+ Có thể có nhiều các phương án nghiên cứu khác nhau về kinh phí
thực hiện nghiên cứu và hiệu quả các thông tin thu thập được từ trung tâm
BĐKH, trên mạng, các tài liệu
+ Chấp nhận thông tin khi thực hiện đề tài này không có độ chính xác
cao bởi đây chỉ sử dụng đa số các phương pháp nghiên cứu tài liệu. Đã có
những nghiên cứu về nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi
khí hậu
+ Phương pháp này dễ sử dụng, dễ tìm thông tin, nguồn tài liệu phong
phú, đã có các đề tài nghiên cứu về nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó

với biến đổi khí hậu, dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí
hậu cho cộng đồng làm nông nghiệp” do VACNE phối hợp với SIWI.

Bước 7: Triển khai thực hiện, bảng phân công lao động chi
tiết
-

Triển khai thực hiện toàn diện trên toàn xã, thực hiện theo đúng kế hoạch của
dự án, đảm bảo chất lượng hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu cao nhất mà dự
án đã đề ra trong bản kế hoạch. Triển khai có khoa học, tư duy logic xác thực

16


với điều kiện kt-xh của xã, đảm bảo phù hợp với trình độ của người dân, giúp
người dân ứng phó với mọi trường hợp mà BĐKH gây ra.
BẢNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
Bước Hoạt động Nội dung công việc

Trách
nhiệm

Thành phần Thời
tham gia
gian(tháng)
1 6 12

1

Chủ

tịch
UBND

Ngọc
Khê

UBND và
TCT kế
hoạch xã,
trưởng thôn
(xóm)

Tổ
trưởng
dự án
lập kế
hoạch


Một số cán
bộ cán bộ xã
được giao
nhiệm vụ,
các trưởng
thôn (xóm),
người dân
trong thôn

Tổ
trưởng

dự án
lập kế
hoạch


Tổ công tác
lập kế hoạch
xã (cụ thể,
chi tiết, dễ
hiểu…)

2

3

Họp
UBND xã
(lên kế
hoạch
triển khai)

-Phổ biến kế hoạch
cần thực hiện
-Triển khai dự án
đúng thời gian, tiến
trình
-Đặt ra mục tiêu,
nhiệm vụ
-Phân công công
việc cụ thể cho từng

người trong TCT
Lập kế
-Công tác chuẩn bị
hoạch nhu thực hiện dự án
cầu các
-Công tác triển khai
thôn
dự án
(xóm)
- Công tác xác định
nhu cầu xóm về
nâng cao nhận thức
và năng lực ứng phó
với BĐKH
Tổ công
-Tổng hợp cụ thể
tác lập kế nhu cầu các xóm
hoạch xã vào bảng biểu mẫu
tổng hợp đánh giá nhu cầu
thông tin, (biểu 3)
nhu cầu
-Tổng hợp thông tin
các xóm
cơ bản, xây dựng
và dự thảo chỉ tiêu của xã từ
nâng cao các bộ phận liên
nhận thức quan vào các bảng
và năng
biểu mẫu (biểu 3, 4)
lực ứng

-Dự thảo kế hoạch
phó với
dự án nâng cao
BĐKH
nhận thức và năng
lực ứng phó với
BĐKH (dùng cách
17

X

X

x

x


4

nào để giúp người
dân dạt mục tiêu
như kế hoạch,
phương pháp thực
hiện…) biểu 4, 5,
6,7,8
Hội nghị -Công tác chuẩn bị
lập kế
(tổ chức hội nghị ở
hoạch dự đâu, những ai tham

án nâng
gia, tài liệu…)
cao nhận -Thông qua dự thảo
thức và
kế hoạch dự án và
năng lực
trình bày Biểu
ứng phó
3,4,5,6,7
với
-Bổ sung hoạt động
BĐKH xã ưu tiên cấp xóm
(biểu 2), cấp xã giai
đoạn (biểu 3), KH
và giải pháp đề xuất
năm 2017 (biểu 6)
và theo tổng kết, kết
luận của hội nghị
- Đánh giá lại chung
nhất về kết quả thu
được của hội nghị

Chủ
tịch
UBND


Đại diện
Đảng ủy,
HĐND,

chính quyền
và đoàn thể
xã, tất cả các
trưởng thôn
(xóm/ phụ nữ
xóm) các
thành viên
TCT lập kế
hoạch xã, đại
diện huyện,
các nhóm sở
thích, các tổ
chức doanh
nghiệp, các
nhà tài
trợ,các nhà
nghiên cứu
BĐKH

x

Bước 8 Giai đoạn theo dõi
a.

Duy trì
Nếu dự án đạt kết quả tốt, đảm bảo mục tiêu và mục đích của dự án
sau 6 tháng triển khai thực hiện, sau 2 năm kết thúc dự án thi tiếp tục duy trì
dự án. Dự án cần được duy trì khi có nguồn vốn, nguồn nhân lực, kế hoạch cụ
thể thì mới có thể duy trì lâu dài


b.

Kiểm tra, giám sát
Khi dự án đi vào hoạt động cần lên kế hoạch kiểm tra, giám sát dự án
cụ thểm cần có một chương trình giám sát từng bước, từng khâu thực hiện dự

18


án. Lập tổ kiểm tra giám sát gồm có: cán bộ UBND xã, tổ công tác, người
thực hiện kế hoạch, chuyên gia đánh giá BĐKH, người dân tại các thôn
(xóm). Thực hiện kiểm tra, giám sát theo tuần, theo tháng, theo quỹ của
năm…nhằm đảm bảo dự án đi đúng kế hoạch.
c.
-

Điều chỉnh hoạt động theo mục đích
Khi hoạt động kiểm tra, giám sát dự án mà không đi theo đúng mục tiêu, mục
đích cũng như quy trình hoạt động của dự án thì cần thực hiện điều chỉnh cho

-

phù hợp nhằm đảm bảo tính đúng đắn thực thi dự án.
Khi dự án phù hợp với điều kiện kt – xh của người dân mà không phù hợp

-

với mục đích của dự án thì cần điều chỉnh lại cho phù hợp và ngược lại.
Khi có sai xót trong thực hiện dự án cần điều chỉnh lại cho phù hợp với mục
tiêu cũng như mục đích hoạt động của dự án.


Bước 9 Kết thúc dự án


Báo cáo kết quả, nghiệm thu
- Cần có bản báo cáo kết quả chi tiết về các chương trình hoạt động
trong dự án cụ thể, những sai phạm cũng như những mục tiêu, mục đích, các
hoạt động chưa làm được và những gì mà dự án đã làm được. Nội dung dự án
thực hiện có đảm bảo, tính phù hợp của dự án với người dân, người dân đánh
giá sự thành công của dự án.
- Công bố nguồn tài chính thu – chi của dự án thật cụ thể, chi tiết cho
người dân, tổ công tác, người thực hiện dự án, những người có liên quan và
thẩm quyền được biết, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Dự án đã thực
hiện các chi phí theo đúng kinh phí dự án đã đƣợc phê duyệt
- Báo cáo những kết quả đạt được, nghiệm thu dự án công khai cho
người dân biết và các bài học và kinh nghiệm được đúc kết khi dự án kết thúc
như:
+ Các báo cáo đánh giá hiện trạng nhận thức và năng lực ứng phó
của người dân về BĐKH, cách ứng phó với thiên tai.
+ Tài liệu được soạn thảo (dùng cho tập huấn và các tài liệu liên
quan...);
19


+ Hương ước và cam kết (đã được lồng thông tin BĐKH);
+ Quy trình hành động ứng phó khi có thiên tai xảy ra;
+ Tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về kỹ năng, phương thức tổ chức
cuộc sống thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Báo cáo đánh giá hiện trạng nhận thức, năng lực ứng phó của
người dân về BĐKH, cách ứng phó với thiên tai.

+ Mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân;
+ Hệ thống cung cấp, chứa nước sạch;
+ Mô hình tiết kiệm năng lượng;
+ Cung cấp nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Dự án đã thực hiện và hoàn thành tất cả hoạt động của dự án một
cách tốt đẹp: đúng tiến độ, sản phẩm đầy đủ, đạt chất lượng cao. Dự án này
những cơ sở để các địa phương nghiên cứu soạn thảo chương trình hành động
tại địa phương khác.

20


MỤC LỤC

21



×