Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp văn thư lưu trữ tại Ngân hàng techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 33 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
B.PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC................4
I. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.......4
1.Lịch sử hình thành Ngân hàng Techcombank...............................................................................4
2.Chức năng, nhiệm vụ của Techcombank......................................................................................7
3.Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................................8
II. Tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Khối dịch vụ Nội bộ. 10
1.Chức năng của Khối dịch vụ Nội bộ............................................................................................10
2. Nhiệm vụ, quyền hạn...............................................................................................................10
3. Cơ cấu tổ chức của Khối dịch vụ Nội bộ...................................................................................10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC..........................................................................................................11
I. Khảo sát thực trạng quản lý.......................................................................................................11
1. Xây dựng, ban hành văn bản về công tác lưu trữ......................................................................11
2. Quản lý phông lưu trữ cơ quan, tổ chức...................................................................................13
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động
lưu trữ của cơ quan, tổ chức........................................................................................................13
4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ, quản lý công tác thi đua, khen
thưởng trong hoạt động lưu trữ...................................................................................................13
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý vi phạm quy chế công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức
......................................................................................................................................................14
6. Hợp tác quốc tế về lưu trữ........................................................................................................14
II. Khảo sát thực trạng hoạt động nghiệp vụ.................................................................................14
1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ.........................................................................14
2. Công tác xác định giá trị tài liệu................................................................................................15
3. Công tác chỉnh lý tài liệu...........................................................................................................16


4. Công tác thống kê và xây dựng công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ.................................................17
5. Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ............................................................................................18

Sinh viên: Lê Thị Tâm
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
6. Công tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ..............................................................................18

CHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QỦẢ THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN, TỔ
CHỨC VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ........................................................19
I.Những công việc đã làm trong thời gian thực tập và kết quả đạt được......................................19
II. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chát lượng công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức.............20
III.Một số khuyến nghị đối với cơ quan và nhà trường.................................................................20
1.Đối với Ngân hàng Techcombank...............................................................................................20
2. Đối với trường Đại học Nội vụ...................................................................................................20

.............................................................................................................................21
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................22
D. PHỤ LỤC......................................................................................................24

Sinh viên: Lê Thị Tâm
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Công tác lưu trữ ra đời là do đòi hỏi khách quan đối với việc bảo quản và
tổ chức sử dụng tài liệu. Nhà nước ta luôn coi công tác này là một ngành hoạt
động trong công tác quản lý nhà nước đồng thời là mắt xích không thể thiếu
trong bộ máy quản lý của mình. Ngày nay, những yêu cầu mới của công tác
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, công tác lưu trữ có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội bởi thông tin trong tài liệu lưu trữ là
loại thông tin có độ tin cậy cao do nguồn gốc hình thành, do đặc trưng pháp lý
và tính chất làm bằng chứng lịch sử của tài liệu lưu trữ quy định.
Công tác lưu trữ là công tác nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu
trong hình thành và phát triển của một đơn vị, nó ghi nhận các hoạt động của các
cơ quan Đảng và Nhà nước. Là nghiệp vụ quan trọng để giữ gìn bảo quản thông
tin lâu dài, nhằm mục đích phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta
trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
Công tác lưu trữ bao gồm tất cả những vấn đề lý luận thực tiễn và pháp
chế liên quan tới việc tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản và tổ chức khai thác,
sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và
các nhu cầu cá nhân
Công tác lưu trữ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia. Điều đó được chứng minh bằng
những cứ liệu lịch sử, các tài liệu khoa học lưu trữ, các hình ảnh sinh động về
phim ảnh… đã phản ánh sự thật về lịch sử qua 2 thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là cơ sở cung cấp thông tin cần thiết quan
trọng làm tư liệu lịch sử quý báu để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay
cũng như mai sau.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mỗi lĩnh vực
đều được hiện đại hóa, nền hành chính của nước ta cũng có sự phát triển để phù
hợp với sự phát triển của đất nước. Với vai trò quan trọng của công tác lưu trữ
Sinh viên: Lê Thị Tâm

1

Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trong lĩnh vực quản lý hành chính, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đã và
đang có những chủ trương, chính sách ngày càng giúp cho công tác này phát
triển hơn nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động quản lý Nhà nước trong mỗi cơ
quan.
Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác lưu trữ cho xã hội nói chung
cũng như các đơn vị, tổ chức nói riêng. Cùng với niềm đam mê, yêu thích
chuyên ngành lưu trữ học. Em cũng như tất cả các bạn sinh viên đang theo học
chuyên ngành đều mong muốn làm thế nào để vận dụng được những kiến thức
mà thầy cô trong khoa cũng như trong trường đã tận tình dạy dỗ chúng em. Đó
là hành trang cơ bản không thể thiếu của mỗi sinh viên thì kiến thức thực tế là
kinh nghiệm, bài học trong cuộc sống rất cần thiết để sinh viên bước vào đời và
qua quá trình kiến tập sẽ giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế
nhất. Em đã được tiếp cận thực tế công việc trong vòng 2 tháng, đây là dịp em
được áp dụng những kiến thức đã học vào công việc và thu được những bài học
kinh nghiệm quý báu về cách giao tiếp ứng xử nơi công sở, phong cách làm việc
của cán bộ làm công tác văn phòng, cũng như nghiệp vụ chuyên môn một cách
khoa học và đồng thời nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên.
Được sự đồng ý của nhà trường và sự tiếp nhận của Ngân hàng thương
mại cổ phần kỹ thương – Techcombank, em đã có đợt thực tập tại bộ phận văn
thư lưu trữ - hành chính văn phòng – khối dịch vụ nội bộ của Ngân hàng và thực
hiện theo đúng quy định về thời gian cũng như việc thực hành các nội dung mà
bản đề cương thực tập đã nêu ra.
Với thời gian thực tập không phải là dài nhưng đã đem lại cho em những
kết quả ý nghĩa quý giá, nhất là những kinh nghiệm thực tế mà em đã đúc rút
được để bổ sung vào phần nghiệp vụ chuyên môn của mình dưới sự giúp đỡ tận

tình của cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Trong đợt thực tập này em đã học
được phong cách làm việc của một cán bộ lưu trữ, một công việc đòi hỏi sự nhẹ
nhàng, khéo léo, tế nhị, giúp đỡ đắc lực cho lãnh đạo trong việc giải quyết công
việc hằng ngày.
Sinh viên: Lê Thị Tâm

2
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Là một cán bộ lưu trữ trong tương lai, đợt thực tập này đã trang bị cho
em một số kiến thức cơ bản. Trước hết là sự nhận thức rõ ràng về công tác lưu
trữ cũng như nhận thức được tầm quan trọng của công tác lưu trữ đối với sự phát
triển của đất nước, thấy được những bất cập trong công tác này ở cơ quan. Từ đó
thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ cán bộ trẻ như chúng em là rất lớn.
Qua đợt thực tập này đã giúp em nhận ra những điểm yếu của mình trong
các khâu nghiệp vụ chuyên môn, sự thiếu kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
các thao tác nghiệp vụ lưu trữ, từ đó em có thể khắc phục được những lỗ hổng
về kiến thức chuyên môn mà chương trình lý thuyết không thể đáp ứng đủ.
Có thể nói đợt thực tập này đã giúp cho chúng em cụ thể hóa và nắm chắc
hơn kiến thức của mình, trưởng thành hơn sau đợt thực tập này.
Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là cô chủ nhiệm lớp Trần Thị Mai
cùng với cô Trịnh Thị Kim Oanh và các thầy cô trong khoa Văn thư – Lưu trữ
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành
tốt đợt thực tập này. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, toàn
thể cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng, chị Phùng Thị Phương Liên đã tiếp
nhận, bố trí, sắp xếp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện tốt những

nghiệp vụ lưu trữ và đặc biệt là sự hướng dẫn của chị Lê Thị Thuận đã giúp em
học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn và thực hành một số nghiệp vụ lưu trữ của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Tâm

Sinh viên: Lê Thị Tâm

3
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC
I. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của cơ quan, tổ chức
1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Techcombank
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam gọi tắt là Techcombank được
thành lập vào ngày 27/09/1993, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang
chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở
chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép
hoạt động số 0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 06/08/1993 trong thời hạn 30
năm. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt
động của Ngân hàng đã được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 330/QĐ-NH5 ngày 08/10/1997.

Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao
gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dìa hạn từ các tổ chức, cá nhân, cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức, cá nhân tùy theo tính chất và
khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá,
cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi được
Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Các cột mốc lịch sử của Ngân hàng
• Năm 1994-1995
- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá
trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
• Năm 1996
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng giao dịch
Sinh viên: Lê Thị Tâm

4
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội
- Thành lập Phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí
Minh
- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng
• Năm 1998
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ,
Hà Nội
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng

• Năm 1999
- Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng
- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội
• Năm 2000.
- Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.
• Năm 2001
- Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng
• Năm 2002
- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà
Nôi
- Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng
- Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng
- Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng
• Năm 2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác
với Vietcombank)
- Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ
• Năm 2004
- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng
Sinh viên: Lê Thị Tâm

5
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng

- Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng
• Năm 2005
- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu
- Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh
(Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất
Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí
Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim
Liên (Hà Nội)
-

21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ

đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.
• Năm 2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks,
Citibank, Wachovia
- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa
• Năm 2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights
công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị
trường
- Nhận giải thưởng "Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007" giải
thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực
Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ
Công thương trao tặng
• Năm 2008
- Tháng 02/2008: Nhận danh hiệu "Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008"

do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
Sinh viên: Lê Thị Tâm

6
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit - 05/2008:
Triển khai máy gửi tiền tự động
- 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên
20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
- 19/10/2008: Nhận giải thưởng "Thương hiệu chứng khoán uy tín" và
"Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam" do UBCK trao tặng
• Năm 2009
- Tháng 07/2009: Tăng vốn điều lệ lên 4.337 tỷ đồng
- Tháng 09/2009: Tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng
• Năm 2010
- Tháng 6/2010: Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng, đạt giải sao vàng đất
việt
• Năm 2011
- Là một Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam
• Năm 2012
- Techcombank tăng số lượng khách hàng lên mức kỷ lục 2,8 triệu
• Năm 2013
- Là năm ngân hàng nhận được nhiều giải thưởng quốc tế với 13 giải,
trong đó nổi bật nhất là ngân hàng quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại tốt nhất
Việt Nam và nhà tuyển dụng tốt nhất Châu Á
2. Chức năng, nhiệm vụ của Techcombank

- Huy động vốn. nhận tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ, phát
hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiếp nhận vốn đầu tư
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
- Cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế theo thời hạn
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh của các tổ chức doanh nghiệp
- Thực hiện thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác lien quan đến thanh
toán quốc tế
Sinh viên: Lê Thị Tâm

7
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Mở L/C, cung cấp các sản phẩm xuất nhập khẩu
- Nhờ thu, bao thanh toán
- Thực hiện cung ứng tiền tệ và các nghiệp vụ phát sinh
3. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo của ngân hàng bao gồm Hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
và Tổng giám đốc, giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có 9 thành viên với 1
Chủ tịch hội đồng quản trị, 4 Phó Chủ tịch và 4 thành viên. Ban giám đốc gồm
10 thành viên với 1 Tổng giám đốc và 9 Phó Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có 4
thành viên với 1 Trưởng ban và 3 thành viên cùng với 12 khối thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng. Ngoài ban lãnh đạo còn có Trưởng, phó
các phòng ban. Theo thống kê thì đến thời điểm này Techcombank có khoảng
gần 8.000 nhân viên.


Sinh viên: Lê Thị Tâm

8
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sinh viên: Lê Thị Tâm

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

9

Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
II. Tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Khối dịch vụ Nội bộ
1. Chức năng của Khối dịch vụ Nội bộ
- Cung cấp và đảm bảo chất lượng các dịch vụ tập trung cho toàn ngân hàng
như mua sắm, hành chính văn phòng (hoạt động Văn thư – Lưu trữ)
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng và thực hiện các cam kết chất lượng dịch vụ (SLAs), đảm bảo
cung cấp đầy đủ dịch vụ nội bộ cho tất cả các đơn vị trong ngân hàng
- Liên tục cải tiến nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng thông qua các
sáng kiến giảm chi phí, nâng cao năng suất đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ
- Quản lý hành chính (hoạt động Văn thư – Lưu trữ) đối với toàn bộ các bộ

phận thuộc Hội sở không có cán bộ quản lý đầu mối trực tiếp tại miền Nam
- Các chức năng, nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Ban điều hành
3. Cơ cấu tổ chức của Khối dịch vụ Nội bộ
Trung tâm Hành chính bao gồm: 01 Giám đốc Văn thư lưu trữ, 01 Giám
đốc hành chính chi tiêu, 05 nhân viên Văn thư lưu trữ, 02 nhân viên dịch vụ văn
phòng, 05 nhân viên Hành chính chi tiêu, 09 nhân viên lễ tân

Sinh viên: Lê Thị Tâm

10
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

KHỐI DỊCH VỤ NỘI BỘ

TRUNG TÂM
HÀNH CHÍNH

TRUNG TÂM
MUA SẮM TẬP
TRUNG

TRUNG TÂM
QUẢN LÝ TÀI
SẢN

…………


...............

Bộ phận
cung cấp
dấu pháp
nhân của
Ngân
hàng

Bộ phận
cung cấp
số (công
văn ra
ngoài, ủy
quyền nội
bộ)

Bộ phận
tiếp nhận
và xử lý
văn bản
đến

Bộ phận
tiếp nhận
thư, bưu
phẩm,
chuyển
phát

nhanh

Bộ phận
ban hành
văn bản
trên
Internet(
bộ phận
VT - LT)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC
I. Khảo sát thực trạng quản lý
1. Xây dựng, ban hành văn bản về công tác lưu trữ
Sinh viên: Lê Thị Tâm

11
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước. Để thực
hiện tốt công tác lưu trữ cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định
những vấn đề quản lý về công tác lưu trữ trong phạm vi toàn quốc gia. Hệ thống
những văn bản quy phạm pháp luật của ngành góp phần tạo một hành lang pháp
lý cho việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước về việc quản lý và phát triển ngành lưu trữ đồng thời hệ thống văn bản đó
cũng góp phần thực hiện thống nhất về nghiệp vụ lưu trữ trong phạm vi toàn
quốc.

Cho đến nay Ngân hàng Techcombank Ngân hàng Techcombank đã xây
dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy định những điều cơ bản liên quan
đến công tác lưu trữ như:
- Quy định số 0028/2012/QĐ1 ngày 09 tháng 10 năm 2012. Quy định về
hệ thống văn bản nội bộ của Techcombank
- Quy định số 0064/2014/QĐ1 ngày 25 tháng 08 năm 2014. Quy định về
công tác văn thư lưu trữ, quản lý và sử dụng con dấu
- Hướng dẫn số 0174/2013/HD ngày 17 tháng 12 năm 2013. Hướng dẫn
về công tác văn thư lưu trữ, quản lý và sử dụng con dấu
- Quy định số 0042/2012/QĐ1. Quy định quản lý hồ sơ của Techcombank
- Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ văn thư lưu trữ
Ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng một số văn bản của Nhà nước về công
tác văn thư lưu trữ như:
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 04 năm 2004
về công tác văn thư
- Quyết định 1913/2005/QĐ-NHNN. Quy định về ban hành chế độ lưu trữ
tài liệu kế toán trong ngành Ngân hàng
- Luật Lưu trữ 2011
- Nghị định 09/2010/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2004 về công tác văn
thư
- Nghị đinh 58/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng con
dấu
Sinh viên: Lê Thị Tâm

12
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2. Quản lý phông lưu trữ cơ quan, tổ chức
Phông lưu trữ Ngân hàng TMCP kỹ thương – Techcombank được quy
định chung trong Quy định về công tác văn thư lưu trữ của Ngân hàng
Phông lưu trữ được quản lý theo nguyên tắc không phân tán phông và
được thực hiện theo quy định của Nhà nước
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ trong hoạt động lưu trữ của cơ quan, tổ chức
Ngân hàng sử dụng phần mềm E – Office vào hoạt động lưu trữ của cơ
quan.
E – Office – Văn phòng điện tử là hệ thống phần mềm trao đổi thông tin,
điều hành tác nghiệp và quản lý trình duyệt công văn, văn bản, hồ sơ công việc
trên mạng máy tính
Tính năng của E – Office rất đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người
sử dụng máy tính văn phòng như gửi nhận mail, gửi thông báo trong cơ quan tới
từng cá nhân hay tới nhóm, phòng ban
Phần mềm này có chức năng:
- Quản lý lịch làm việc, nhắc việc, giao việc qua mạng
- Quản lý các thông báo chung
- Duyệt bài viết cho các trang web
- Quản lý gửi nhận mail, chia sẻ file
- Trưng cầu ý kiến
- Quản lý, trình duyệt công văn đến
- Quản lý, trình duyệt, phát công văn đi
- Công cụ định nghĩa luồng công việc
- Khai thác thông tin
- Quản trị hệ thống
4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ, quản lý
công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động lưu trữ
Cán bộ lưu trữ của Ngân hàng chỉ là cán bộ kiêm nhiệm không có cán bộ

chuyên trách. Hàng năm Techcombank tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ lưu
trữ nhằm nâng cao các nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra các cán bộ lưu trữ
thường xuyên được đi tập huấn về công tác lưu tác lưu trữ
Sinh viên: Lê Thị Tâm

13
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Vì cán bộ lưu trữ là cán bộ kiêm nhiệm nên vẫn chưa có nhiều kinh
nghiệm để xử lý mọi công việc được chính xác nhất
Ngoài ra, Ngân hàng còn tổ chức các cuộc thi đua khen thưởng làm động
lực cho cán bộ nhân viên bộc lộ khả năng của mình trong các khâu nghiệp vụ
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý vi phạm quy chế công tác
lưu trữ của cơ quan, tổ chức
Việc tổ chức quản lý lưu trữ tại các đơn vị có sự giám sát, kiểm tra và
đánh giá định kỳ của trưởng đơn vị và được thực hiện theo Hướng dẫn 0174
ngày 17/12/2013 về công tác văn thư lưu trữ, quản lý và sử dụng con dấu
6. Hợp tác quốc tế về lưu trữ
Trong công tác lưu trữ của Ngân hàng việc hợp tác với các quốc gia khác
vẫn chưa được thực hiện
Ngoài ra việc quản lý công tác lưu trữ còn được quy định tại số
0064/2014/QĐ1 ngày 25/08/2014 về công tác văn thư lưu trữ, quản lý và sử
dụng con dấu
II. Khảo sát thực trạng hoạt động nghiệp vụ
1. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ
Thu thập tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp có liên quan tới việc
xác định nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Phông lưu trữ cơ

quan và Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, lựa chọn và chuyển giao tài liệu vào
các kho lưu trữ theo quyền hạn và phạm vi đã được Nhà nước quy định
Bổ sung tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp liên quan đến việc
xác định những tài liệu cần bổ sung hàng năm và những tài liệu còn thiếu để tiến
hành tìm kiếm và bổ sung nhằm hoàn thiện phông lưu trữ cơ quan và phông lưu
trữ quốc gia Việt Nam theo những quy định hiện hành của nhà nước
Thu thập, bổ sung của các lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia có quan
hệ đến hầu hết các nghiệp vụ của công tác lưu trữ. Giải quyết tốt nhiệm vụ thu
Sinh viên: Lê Thị Tâm

14
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
thập, bổ sung tài liệu vào các kho lưu trữ sẽ góp phần làm phong phú thêm thành
phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Điều đó giúp cho việc tổ chức khai thác
và sử dụng tài liệu có khả năng đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi đang ngày
càng phong phú, đa dạng của xã hội
Thu thập, bổ sung tài liệu là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các
lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia Việt Nam nhằm mục đích hoàn chỉnh phông
lưu trữ quốc gia.
Ở Ngân hàng, hàng năm các cán bộ lưu trữ tổ chức thu thập hồ sơ, tài
liệu từ các phòng ban, bộ phận trong Ngân hàng đã đến hạn nộp lưu vào kho lưu
trữ của cơ quan. Nhìn chung các tài liệu thu về từ các phòng, bộ phận đã được
lập hồ sơ theo sự việc, vấn đề
Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu như: tài liệu
chưa được sắp xếp khoa học, chưa biên mục hồ sơ và thành phần tài liệu của
nhiều hồ sơ còn thiếu nhưng không tìm được tài liệu bổ sung và vẫn còn tình

trạng giữ lâu dài tài liệu ở các bộ phận
Khi tiếp nhận tài liệu lưu trữ từ các phòng ban, bộ phận, cán bộ lưu trữ
lập biên bản giao nhận tài liệu, có sự ký nhận giữa cán bộ lưu trữ và người đại
diện của các phòng ban, bộ phận
2. Công tác xác định giá trị tài liệu
Xác định giá trị tài liệu là dựa trên những nguyên tắc, phương pháp và
tiêu chuẩn nhất định để nghiên cứu và quy định thời hạn bảo quản cho từng loại
tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan theo giá trị của chúng về các
mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và các giá trị khác, từ đó lựa chọn
để bổ sung những tài liệu có giá trị cho Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
Lý luận và thực tiễn của công tác lưu trữ đã chỉ ra rằng, giá trị của tài liệu
lưu trữ có thể được đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo giá trị của
chúng về từng mặt. Để các lưu trữ có thể lựa chọn, bảo quản những tài liệu thật
sự có giá trị thì các cơ quan sản sinh ra tài liệu cần phải trực tiếp tiến hành công
Sinh viên: Lê Thị Tâm

15
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tác xác định giá trị tài liệu
Công tác xác định giá trị tài liệu là để lựa chọn những tài liệu có giá trị
đưa vào bảo quản trong các kho lưu trữ, chứ không phải mục đích đầu tiên là
loại ra tài liệu, việc loại ra chỉ là hệ quả mà thôi.
Tại Ngân hàng công tác xác định giá trị tài liệu được các cán bộ làm công
tác lưu trữ hết sức thận trọng, vì xác định giá trị tài liệu chính là quyết định số
phận tài liệu, những tài liệu nào được lưu giữ lại và bảo quản trong kho lưu trữ
thì chúng có giá trị lịch sử cao

Các cán bộ làm lưu trữ của Ngân hàng đã tiến hành công tác xác định giá
trị tài liệu một cách khách quan, chính xác và khoa học
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm chưa có nhiều các cán bộ lưu trữ vẫn
chưa nghiên cứu và làm sáng tỏ những nguyên tắc, phương pháp cần thiết của
công tác xác định giá trị tài liệu để từ đó xây dựng nên một hệ thống các tiêu
chuẩn hợp lý để làm thước đo cho quá trình xác định giá trị tài liệu. Vẫn chưa
ban hành được bảng thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ
Khi tiến hành xác định giá trị tài liệu cán bộ làm lưu trữ cũng đã lựa chọn
những tài liệu có giá trị để giữ lại phục vụ cho việc nghiên cứu và khai thác.
Loại bỏ những tài liệu hết giá trị, tài liệu trùng thừa để tiến hành lập danh mục
tài liệu hết giá trị và viết biên bản tiêu hủy tài liệu. Việc tiêu hủy tài liệu phải
được Hội đồng xác định giá trị tài liệu xem xét và cho phép tiêu hủy bằng văn
bản thì mới được tiến hành
3. Công tác chỉnh lý tài liệu
Chỉnh lý tài liệu là tổ chức lại tài liệu theo một phương án phân loại khoa
học, trong đó tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện, phục hồi hoặc lập mới hồ sơ, xác
định giá trị, hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu và làm các công cụ tra cứu đối với
phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý
Chỉnh lý tài liệu nhằm tổ chức sắp xếp hồ sơ, tài liệu của Phông hoặc khối
tài liệu đưa ra chỉnh lý một cách khoa khọc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý, bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu đòng thời loại ra những tài liệu
hết giá trị để tiêu hủy, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kho tàng và trang
thiết bị, phương tiện bảo quản
Sinh viên: Lê Thị Tâm

16
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Ở Ngân hàng tài liệu lưu trữ đã được chỉnh lý kịp thời và hoàn chỉnh, kết
thúc mỗi năm công tác, cán bộ lưu trữ tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu từ các
phòng ban, bộ phận trên cơ sở đó tổ chức phân loại dựa trên phương án đã lựa
chọn
Tại Ngân hàng Techcombank, phương án được lựa chọn để phân loại tài
liệu lưu trữ là phương án thời gian – thẩm quyền ban hành – mặt hoạt động.
Theo phương án này tài liệu của Tổng giám đốc, tài liệu của Hội đồng quản trị,
công văn đi, đến, các loại sổ sách và các loại sổ sách khác được phân loại theo
từng năm, tài liệu mỗi năm thành các nhóm và từ các nhóm lớn phân loại thành
nhóm nhỏ hơn, sắp xếp tài liệu trong mỗi nhóm theo ngày văn bản
4. Công tác thống kê và xây dựng công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ
Thống kê lưu trữ để nắm được số lượng tài liệu hiện có, thành phần và
chất lượng tài lệu, cố định việc tổ chức sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ theo
các phương án phân loại, phương án hệ thống hóa tài liệu và bảo đảm khả năng
tra tìm tài liệu nhanh chóng, thuận lợi
Trong một kho lưu trữ, với hàng ngàn các hồ sơ, tài liệu, người nghiên
cứu có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin tài liệu mình đang cần tìm
nằm trong khối tài liệu nào, cụ thể là hồ sơ nào thông qua hệ thống công cụ tra
tìm tài liệu
Công cụ tra tìm tài liệu là một trong những phương tiện quan trọng không
thể thiếu trong các phòng, kho lưu trữ. Việc xây dựng các công cụ tra cứu phù
hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của các đối tượng độc giả đang là vấn đề đặt ra đối
với ngành lưu trữ
Ở Ngân hàng Techcombank công tác thống kê trong kho lưu trữ dựa trên
nguyên tắc tập trung, thống nhất và bảo đảm tính kế thừa trên các giai đoạn công
việc. Tất cả tài liệu được bảo quản trong kho lưu trữ đều được phản ánh vào các
loại sổ sách thống kê
Công cụ tra tìm tài liệu trong kho lưu trữ gồm 2 loại:
Sinh viên: Lê Thị Tâm


17
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Công cụ tra tìm truyền thống: Mục lục hồ sơ
- Công cụ hiên đại: tra tìm trên Cơ sở dữ liệu máy tính
5. Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ
Ngân hàng Techcombank đã bố trí 1 phòng tại tầng 18 của Ngân hàng
làm Kho lưu trữ, với diện tích kho là 25 m2, gồm 6 dãy tài liệu tương ứng với 6
giá tài liệu và 80m tài liệu . Mỗi mét giá có 11file tài liệu tương ứng với 900 file
tài liệu. Các trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ giá compac, tủ, hộp để
đựng tài liệu, bình chữa cháy… đảm bảo cho việc bảo quản tài liệu
Tuy phòng kho chưa được trang bị máy điều hóa hút bụi…nhưng cán bộ
lưu trữ có sự kiểm tra, vệ sinh kho tàng thường xuyên nhằm tránh cho tài liệu bị
mối mọt, chuột gặm nhấm, vì vậy mà tài liệu được bảo quản tương đối tốt
6. Công tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
Tất cả các đơn vị, cá nhân có nhu cầu chính đáng đều được phép khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, trừ các tài liệu có độ Mật được thực hiện theo
“Chính sách An ninh thông tin hiện hành của Techcombank”
Hình thức khai thác, sử dụng tài liệu chủ yếu là: Tài liệu thường được
cung cấp cho các đơn vị, cá nhân dưới dạng Photocopy hoặc sao y bản chính.
Ngân hàng vẫn chưa xây dựng được phòng đọc riêng cho người đến khai thác,
sử dụng tài liệu
Trường hợp mượn tài liệu lưu trữ đưa về nơi làm việc phải thực hiện thủ
tục vào sổ, ghi rõ ngày tháng mượn, lúc trả có ký nhận. Thời gian mượn về
không quá 10 ngày. Nếu công việc chưa giải quyết xong người mượn có thể đề
nghị gia hạn, nhưng không quá 05 ngày làm việc


Sinh viên: Lê Thị Tâm

18
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QỦẢ THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN, TỔ
CHỨC VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
I. Những công việc đã làm trong thời gian thực tập và kết quả đạt
được
Trong thời gian vừa qua em đã được thực tập tại bộ phận văn thư lưu trữ
của Ngân hàng Techcombak. Căn cứ váo khà năng của mình cũng như sự phân
công của trường của cơ quan, em đã thực hiện được một số công việc như:
• Chỉnh lýcác nhóm tài liệu :
- Văn bản của Tổng giám đốc từ 2001-2007
- Văn bản của Hội đồng quản trị từ 1993-2013
- Công văn đi từ 1993-2001
- Công văn đến từ 1993-2001
- Các loại sổ sách từ 1993-2013
- Các loại tài liệu khác
• Đóng file và biên mục bên ngoài
• Nhập file excel theo các nhóm tài liệu đã phân loại
• Scan các văn bản đã chỉnh lý
Và kết quả đạt được như sau:
• Chỉnh lý hoàn chỉnh các văn bản của Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị ,
công văn đi, đến, các loại sổ sách và các loại sổ sách khác
• Đóng file và biên mục bên ngoài các tài liệu đã được chỉnh lý

• Nhập file excel các loại tài liệu của Tổng giám đốc từ năm 2001-2007,
các văn bản của Hội đồng quản trị, các văn bản ủy quyền của Tổng giám đốc từ
2010-2011, văn bản chất lượng năm 2008-2009
• Scan xong các nhóm tài liệu từ 2007-2009

Sinh viên: Lê Thị Tâm

19
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
II.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chát lượng công tác lưu trữ

của cơ quan, tổ chức
Để hoàn thiện công tác lưu trữ tại Ngân hàng, em xin đưa ra một số giải
pháp sau:
- Đào tạo đội ngủ cán bộ trẻ, thường xuyên cử cán bộ lưu trữ đi học
chuyên môn để ngày càng nắm vững nghiệp vụ chuyên môn của mình trong quá
trình giải quyết công việc có khoa học và đạt hiệu quả cao nhất, nhanh nhất
- Giáo dục ý thức kỷ luật và tính tích cực trong công việc cho cán bộ lưu
trữ
- Lãnh đạo Ngân hàng cần quan tâm hơn đến môi trường làm việc như:
ánh sáng, màu sắc, điều kiện làm việc. Đảm sự thoải mái khi làm việc cho cán
bộ nhân viên để họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc
- Hiện đại hóa công tác lưu trữ: cải tiến các quy trình nghiệp vụ, thay đổi
các trang thiết bị…

- Có chính sách tiền lương và tiền thưởng hợp lý
III. Một số khuyến nghị đối với cơ quan và nhà trường
Sau khi kết thúc 2 tháng thực tập tại Ngân hàng Techcombank em có một
số khuyến nghị sau:
1. Đối với Ngân hàng Techcombank
- Các lãnh đạo của Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến công tác lưu trữ
- Cần tăng cường đội ngũ làm công tác lưu trữ, cũng cố kiến thức nghiệp
vụ nhiều hơn nữa cho cán bộ lưu trữ; các cán bộ làm công tác lưu trữ tiếp cận,
làm quen với các phương pháp lưu trữ mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được
đề ra
-Ngân hàng cần có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
vào công tác lưu trữ, tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác lưu trữ được tiếp
cận với khoa học công nghệ giúp cho công tác lưu trữ được phát triển hơn nữa
-Cần mở rộng diện tích kho lưu trữ thuận lợi cho việc khai thác, tra tìm tài
liệu
2. Đối với trường Đại học Nội vụ
Sinh viên: Lê Thị Tâm

20
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Cần trang bị cho sinh viên những kiến thức nghiệp vụ về lưu trữ để thực
hiện công việc hiệu quả hơn
- Cần tổ chức cho sinh viên những buổi đi thực tế về các tỉnh, địa phương
để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên bằng sự va chạm thực tế

Sinh viên: Lê Thị Tâm


21
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
C. PHẦN KẾT LUẬN
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì việc học tập trên ghế
nhà trường là chưa đủ mà còn phải học tập kinh nghiệm kiến thức qua trải
nghiệm thực tế. Là một sinh viên chuẩn bị ra trường em ý thức được để
trang bị kiến thức và sự hiểu biết của mình thì luôn phải cố gắng trau dồi,
học hỏi kiến thức trong lý thuyết cũng như thực tế để sau này làm tốt công
việc của mình.
Sau 2 tháng thực tập tại Ngân hàng Techcombank, với sự cố gắng của bản
thân và đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các cán bộ, nhân
viên trong cơ quan bản thân em đã được trang bị thêm những kiến thức bổ ích
làm cơ sở cho công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
Em đã nhận thức được rằng: Công tác lưu trữ là một ngành nghề đòi hỏi
người làm phải có một lượng kiến thức nghiệp vụ dồi dào, không ngừng học hỏi
để nâng cao kinh nghiệm. Phải luôn trau dồi những phương pháp mới, tác phong
thậm chí cả hình thức của một cán bộ lưu trữ.
Không chỉ thu nhận được kiến thức, điều quan trọng là sau đợt thực tập
vừa qua chúng em đã được bồi dưỡng về tinh thần say mê nghề nghiệp. Để làm
tốt bất cứ công việc gì thì trước hết phải có niềm yêu thích, say mê. Em ý thức
được rằng, bản thân phải không ngừng nổ lực, cố gắng tiếp thu kiến thức và tìm
hiểu đời sống thực tiễn.
Những kết quả nêu trên của đợt thực tập đối với bản thân em cũng như
các bạn sinh viên cho thấy kế hoạch của Trường tổ chức cho sinh viên đi thực
tập tại các cơ quan là hết sức cần thiết và mang lại ý nghĩa thiết thực cho sinh

viên
Hy vọng rằng, nhà trường sẽ quan tâm hơn nữa đến công tác kiến tập,
thực tập cũng như các hoạt động thực tế của sinh viên, vì đây thực sự là hoạt
động bổ ích, cần thiết cho sinh viên.

Sinh viên: Lê Thị Tâm

22
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trên đây là toàn bộ bài báo cáo thực tập trong thời gian em thực tập tại
Ngân hàng Techcombank. Vì đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với công việc
thực tế nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Em kính mong quý
thầy cô đánh giá, nhận xét để giúp em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Lê Thị Tâm

23
Lớp: CĐ Lưu trữ học K6


×