Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.33 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ KIM HOA

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2016


CÔNG TRINH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Đức

Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Chí Bảo
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Ngọc Long
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(477 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội) vào hồi ..... giờ ..... ngày
....tháng......năm......2016.



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa hoc xã hội


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Thị Kim Hoa. “Thực hiện dân chủ ở Việt Nam theo tinh thần Đại
hội XI của Đảng”, Tạp chí Triết học, số 8(255), 2012, tr. 12.
2. Đỗ Thị Kim Hoa. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng
của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã
hội, số 3, 2013(64), tr.36.
3. Đỗ Thị Kim Hoa. “Giá trị dân chủ truyền thống và phát triển bền vững
ở Việt Nam”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á, số 11(12), 2013, tr. 67.
4. Đỗ Thị Kim Hoa. “Về đặc trưng và bản chất của dân chủ”, Tạp chí
Triết học, số 10(281), 2014, Tr.70.
5. Đỗ Thị Kim Hoa. “Hồ Chí Minh bổ sung và phát triển lý luận Mác –
Lênin về dân chủ”. Tạp chí Triết học, số 5(288), 2015, tr.53.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của thời đại, sự hội nhập và giao
lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu dân chủ của nhân dân ta ngày càng
được nâng cao. Trong quá trình đổi mới đất nước, các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội đều cần được hoàn thiện, phát triển và mở rộng
cũng như đi vào chiều sâu. Dân chủ là động lực lớn cho sự phát triển của xã
hội. Như vậy, việc đẩy mạnh quá trình thực hiện dân chủ của đất nước cần

dựa trên những lý luận nền tảng về dân chủ. Cho nên, việc khảo cứu và làm
rõ các lý luận về dân chủ để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn đề
bức xúc đang đặt ra cần thiết hơn bao giờ hết.
Từ năm 1991 đến nay, Đảng ta đã khẳng định, “lấy Chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động”. Những
di sản Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta trong đó có tư tưởng về dân chủ
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là một trong những kho tàng lý luận
quý giá của dân tộc. Ở đó hàm chứa nhiều vấn đề về dân chủ liên quan
đến xây dựng, phát triển xã hội mà chúng ta chưa khai thác được một
cách triệt để.
Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển học thuyết Mác – Lênin.
Người đã bổ sung và làm phong phú thêm học thuyết Mác về dân chủ.
Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên cũng cần phải xem
xét và luận giải về sự kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
trong học thuyết Mác.
Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”, Đảng và
Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến thực thi dân chủ cho người dân. Thực
tế cho thấy, qua mỗi kỳ Đại hội, trong đường lối của Đảng càng ngày
càng quan tâm hơn đến vấn đề dân chủ. Để có được những định hướng
đúng và trúng thì đường lối, chính sách để thực thi dân chủ không thể
không dựa vào những lý luận dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Do
vậy, tư tưởng dân chủ của Người càng cần phải được nghiên cứu kỹ
lưỡng để Đảng và Nhà nước ta có cơ sở vận dụng một cách sáng tạo và
hiệu quả trong việc thực thi dân chủ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dân
chủ của người dân.
1


Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ có thực sự đã được

khai thác một cách triệt để chưa? Những lý luận mà Người để lại mà
chúng ta khai thác hiện nay đã được hiểu đúng và trúng chưa? Những vấn
đề về dân chủ và thực hành dân chủ của Người được hiểu đúng thì đã
được vận dụng tốt cho hoàn cảnh hiện nay của chúng ta chưa?... Từ
những điều này, cho thấy việc nghiên cứu là làm rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó là cần thiết và cấp bách
hơn bao giờ hết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
- Trên cơ sở phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ,
luận án nêu bật ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích đó, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Thứ hai: Trình bày khái niệm dân chủ và nêu lên cơ sở hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
- Thứ ba: Trình bày và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
- Thứ tư: Làm rõ ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
Trước hết, khái niệm dân chủ, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò và phương pháp dân chủ
là những đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, những giá trị tư tưởng
dân chủ của Hồ Chí Minh có ý nghĩa trong quá trình dân chủ hóa ở Việt
Nam hiện nay cũng sẽ được luận giải.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung khảo cứu các quan niệm

phương Đông, phương Tây về dân chủ, những tác phẩm của Hồ Chí Minh
về dân chủ ở Việt Nam và ý nghĩa của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh đối
với Việt Nam.
2


Thời gian nghiên cứu: Luận án chỉ khảo sát tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ và thực hành dân chủ từ 1912 đến 1969 và ý nghĩa của tư tưởng này
từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) đến nay ở Việt Nam
4. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở nghiên cứu
a/- Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở xuyên suốt cho toàn bộ
những luận giải của luận án. Trong quá trình nghiên cứu, luận án chủ yếu
dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ.
b/- Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu việc thực hành dân chủ ở
Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó luận giải về những giá trị tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng ấy trong
công cuộc đổi mới hiện nay với yêu cầu lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của
chân lý.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp phổ biến trong nghiên cứu
khoa học xã hội như: phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch, đi từ cụ thể đến trừu tượng, phương pháp so sánh, đối chiếu, lôgic –
lịch sử, hệ thống hóa, khái quát hóa, phương pháp văn bản học, phân loại,
thông kê và hồi cố để phân tích những giá trị trong tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh.
Luận án sử dụng cách tiếp cận tổng thể, liên ngành, đa dạng trên cơ
sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng xem xét vấn đề từ góc độ

triết học chính trị về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và nêu rõ ý
nghĩa hiện thời của tư tưởng ấy.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã trình bày và phân tích làm nổi bật các giá trị cốt lõi về dân
chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước đầu luận án đã góp phần bổ sung và
làm rõ những quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò, các phương
thức biểu hiện và phương pháp thực hành dân chủ trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Đặc biệt, Luận án góp phần phân tích, luận giải và làm sáng tỏ ý
nghĩa hiện thời tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong quá trình dân chủ
hóa của Việt Nam hiện nay.
3


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án khẳng định được tính đúng đắn, giá trị khoa học của tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy
và nghiên cứu chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
các công trình đã công bố, luận án được chia làm 4 chương, 12 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Qua sự tìm tòi, nghiên cứu và tiếp cận với những tư liệu liên quan đến
đề tài, tác giả tổng quan tư liệu chủ yếu trên ba nhóm chủ đề lớn như sau:
1.1. Công trình nghiên cứu về khái niệm dân chủ và cơ sở hình
thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm dân chủ.

Từ lâu, vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như chính trị học, triết học, luật học, xã
hội học… Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước phân
tích các khía cạnh khác nhau của dân chủ như: cuốn “Một số suy nghĩ về
xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” của Đỗ Trung Hiếu, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2000 đã trình bày các quan điểm trong lịch sử tư tưởng
nhân loại về khái niệm dân chủ và nhà nước, những đóng góp của chủ
nghĩa Mác đối với học thuyết về dân chủ và nhà nước. Cuốn “Dân chủ và
thiết chế dân chủ ở Việt Nam”, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006, Cuốn “Dân
chủ và tập trung dân chủ: Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tiến Phồn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, Đề tài cấp Bộ “Thực hiện quy chế dân
chủ ở các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội – thực trạng và giải
pháp” do Lưu Văn An làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2006 …
Ngoài những tài liệu nghiên cứu trong nước về dân chủ, các tài liệu
nghiên cứu nước ngoài cũng đã cho thấy sự phong phú, đa dạng trong
quan niệm của các học giả về dân chủ. Như tác giả Amartya Sen, nhà
Kinh tế học nổi tiếng đoạt giải Nobel năm 1998 đã đưa ra được khá nhiều
nhận định về dân chủ trong cuốn của Amartya Sen Development as
Freedom (Phát triển là quyền tự do), Nxb Alfred A.Knopf, New York,
4


1999. Cuốn Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội của tác giả N.M
Voskresenskaia và N.B. Davletshina do Phạm Nguyên Trường dịch cho
Nhà xuất bản Tri thức năm 2009 đã có những phân tích thế nào là dân
chủ, các giá trị khác nhau của dân chủ.
Ngoài ra, các công trình như Democracy (Dân chủ) của Harrison
Ross, Nxb. Routldge, London - New York, 1993; Cuốn Capitalism,
Socialism And democracy (Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Xã hội và Dân
chủ) của Joseph A.Schumpeter, Nxb. Routledge, London and New York,

2003 (xuất bản lần đầu năm 1943); David Held với cuốn Models Of
Democracy (Các mô hình Dân chủ), Stanford University Press, 2006;
Larry Diamond, All citizens are equal under the law (Tất cả công dân đều
bình đẳng trước pháp luật), Hilla University for Humanistic Studies,
2004; Michel Rosenfeld, The rule of law and the legitimacy of
constitutional democracy (Các quy tắc của luật pháp và tính hợp pháp của
nền dân chủ lập hiến), Southern California Law Review, vol 74, 2001.
Cuốn Tương lai của nền dân chủ xã hội của Thomas Meyer và Nicole
Breyer đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Nxb Lý luận chính trị,
2007…. đều đề cập đến rất nhiều quan niệm dân chủ.
1.1.2. Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ.
Cuốn “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia,
2003 phân tích nguồn gốc tư tưởng và điều kiện lịch sử tác động đến sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn “Phương pháp dân chủ Hồ Chí
Minh” Nxb Chính trị quốc gia, 2007 của tác giả Phạm Văn Bình đã nên
và phân tích 4 cơ sở hình thành phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh. Rồi,
những công trình: “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh” của Phạm
Thành – Nguyễn Khắc Mai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991; Bài “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về cơ chế thực hiện dân chủ” trên tạp chí Triết học số 1,
2003; Bài “Cách thức tiếp thu di sản tư tưởng nhân loại ở Hồ Chí Minh”
của tác giả Đỗ Huy… ít nhiều đề cập đến cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ.
1.2. Công trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
Trong cuốn “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh” của Phạm Thành
– Nguyễn Khắc Mai, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, bước đầu phân tích
những tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ. Cuốn “Dân chủ - di sản văn
5



hóa Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Khắc Mai, Nxb Lao động, Hà Nội,
1997, đã đưa ra 100 câu nói về dân chủ của Hồ Chí Minh. Từ sự thông kê
100 câu nói về dân chủ này, tác giả đã chia ra thành 6 phạm trù của tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Cuốn “Hồ Chí Minh nói về dân chủ, kỷ
luật và đạo đức cách mạng”, Nxb Sự thật, Hà Nội,1969 là cuốn tập hợp
một số bài nói chuyện và bài viết của Người về dân chủ, kỷ luật và đạo
đức cách mạng. Cuốn “Dân chủ và thiết chế dân chủ ở Việt Nam”, Nxb.
Quân đội nhân dân, 2006 đã trích dẫn các bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về dân chủ. Cuốn “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh” do
Phạm Văn Bính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2007, trình bày về
phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh.
Liên quan đến việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ,
cũng có rất nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành đề cập ở nhiều
khía cạnh và phương diện khác nhau về dân chủ.
Hiện nay, những tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về tư tưởng dân
chủ Hồ Chí Minh rất ít. Về những cuốn sách viết về Hồ Chí Minh có đề
cập đến tư tưởng dân chủ của Người, nhưng không đáng kể. Có thể kể
đến những cuốn: Following Ho Chi Minh: The Memoirs of North
Vietnamse Colonel, Nxb C. Hurst & Co, 1995, 202 trang. Cuốn Ho Chi
Minh: A Life của William J. Duker, Nxb Hyperion, 2000, 695 trang. Cuốn
Ho Chí Minh: A Biography của Pierre Brocheux, dịch sang tiếng Anh bởi
Claire Duiker, Đại học Cambridge xuất bản 2003 in tại Hoa Kỳ; Cuốn Ho
Chi Minh: The Missing Years, 1919 – 1941 của tác giả Sophie QuinnJudge, Nxb C. Hurst & Co,2003. Cuốn Ho Chi Minh: North Vietnamese
President của Kristin F. Johnson xuất bản năm 2012 bởi Công ty xuất bản
ABDO. … Nhìn chung các cuốn sách của Người nước ngoài thường viết về
cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, từ khi ra đi tìm đường cứu nước, học
tập ở nước ngoài. Các tác giả không đưa ra dẫn chứng về câu nói hay quan
điểm của Người cũng như có những phân tích sâu sắc về tư tưởng dân chủ
của Hồ Chí Minh.
1.3. Những nghiên cứu đánh giá ý nghĩa hiện thời tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh về dân chủ.
Hiện nay việc đi sâu đánh giá ý nghĩa hiện thời tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ còn ít được đề cập đến. Bài “Ý nghĩa và giá trị thời đại
của tư tưởng Hồ Chí Minh” trên báo điện tử Đảng Cộng sản ra ngày
6


13/5/2010 có đưa ra 4 ý nghĩa thời đại trong tư tưởng nói chung của
Người. Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa khi viết bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân chủ và vận động nhân dân trong tác phẩm dân vận”, trên Tạp chí
Lý luận Chính trị số 5, 2005 đã kết luận: “Ngày nay, những tư tưởng đó
vẫn còn nguyên giá trị, còn mang tính thời sự. Công cuộc đổi mới để phát
triển đất nước càng đi vào chiều sâu, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác
phẩm nói trên càng có ý nghĩa giáo dục sâu sắc”. Ngoài ra, tác giả Dương
Văn Duyên trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ chế thực hiện dân
chủ”. Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhân dân” của tác
giả Lại Quốc Khánh trên Tạp chí Triết học số 7, 2000. Bài của tác giả Lê
Văn Tuấn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ” trên Tạp chí
Thông tin Lý luận số 9/1992 … chỉ nêu một hai câu nói đánh giá chung về ý
nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, những đánh giá của các tác giả trong các công trình này
đều mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chung chung, không đi vào vấn
đề cụ thể ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Việc không đi sâu và
làm rõ ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ không phải là thiếu sót
của các tác giả, mà mục đích bài viết của họ không đi sâu làm rõ ý nghĩa
hiện thời tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Do đó, chủ đề này cần được
nghiên cưu cụ thể hơn.
1.4. Nhận xét tổng quát và hƣớng nghiên cứu
1.4.1. Nhận xét tổng quát
Qua việc khảo sát các công trình liên quan đến đề tài: “Tư tưởng Hồ

Chí Minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó” đã cho chúng ta thấy sự
đa dạng và phong phú trong các nghiên cứu về dân chủ
Trong tất cả các nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, đều có sự đánh
giá cao về những đóng góp của Người trong lý luận dân chủ. Hầu hết các
công trình đều nhận thấy tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, hợp thời đại trong
tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và nó đã tạo nên cuộc cách mạng dân chủ
mới của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng vì nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong
sự tiếp cận đa chiều cho nên cách giải quyết của mỗi một tác giả đáp ứng
được từng mảng vấn đề khác nhau phù hợp với chuyên ngành của họ. Về
mặt triết học, có thể nói, các công trình đó mới chỉ khai thác ở một mảng,
7


một khía cạnh và đặc biệt là chưa thấy được ý nghĩa hiện thời của tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ.
1.4.2. Hướng nghiên cứu
Việc triển khai đề tài này sẽ thực hiện và chú trọng vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án trình bày quan niệm dân chủ, đồng thời phân tích
cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
Thứ hai, luận án làm rõ nội hàm về bản chất, vai trò, các phương thức
biểu hiện dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và đặc biệt nêu bật phương
pháp thực hành dân chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội mà Người đã đưa ra trong quá trình lãnh đạo đất nước.
Thứ ba, nêu bật được ý nghĩa hiện thời tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam để chúng ta có được
nhận thức đúng đắn hơn, vận dụng tư tưởng của Người một cách căn bản
và toàn diện hơn trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Chƣơng 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
2.1. Cơ sở lý luận
Trước khi đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm dân chủ với
tính cách là nền tảng lý luận khoa học trọng tâm. Từ đây, những tư tưởng
phương Đông, học thuyết triết học Phương Tây và lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin sẽ được phân tích với tư cách là cơ sở hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ
2.1.1. Khái niệm dân chủ
Ngày nay, các trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại đã đưa ra được
những định nghĩa về dân chủ khá phong phú trong đó có William Anthony
Hay định nghĩa: “Dân chủ có nghĩa là sự hiện diện của một chính phủ đại
diện thông qua bầu cử tự do và tuân thủ pháp luật; được nuôi dưỡng bởi một
nền văn hóa chính trị biết chấp nhận những bất đồng công khai; và nền văn
hóa ấy còn phải có năng lực yêu cầu chính phủ giải trình”.
2.1.2. Tư tưởng phương Đông
Những tư tưởng nền tảng đó có ảnh hưởng ít nhiều đến sự hình
thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, tư tưởng dân chủ trong truyền thống Việt Nam
8


Thứ hai, tiếp thu những giá trị trong văn hóa phương Đông
Thứ ba, tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn
Thứ tư, tiếp thu tư tưởng dân chủ của các nhà trí sỹ yêu nước Phan
Bội Châu và Phan Chu Trinh.
2.1.3. Học thuyết triết học phương Tây về dân chủ tư sản
Tư tưởng dân chủ tư sản khởi đầu bằng luận thuyết của John Locke,
quan niệm dân chủ của Montesquieu và JJ. Rousseau là những tư tưởng căn
bản mà Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và kế thừa. Cho đến nay, chưa có một

khẳng định chính thức nào nói rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp đọc các tác
phẩm của các nhà khai sáng Pháp. Nhưng trong một số tư liệu ghi lại cũng
như những ghi chép của bản thân Nguyễn Ái Quốc cho thấy, Người đã tiếp
thu tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp.
2.1.4. Lý luận của các nhà triết học mácxít về dân chủ
Lý luận của các nhà triết học Mácxít về dân chủ có ảnh hưởng lớn
đến sự hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Những lý tưởng
dân chủ; chủ quyền dân chủ; lực lượng hưởng dân chủ; sự kiểm tra giám
sát quá trình thực hiện dân chủ; toàn thể nhân dân đều học tập được công
tác quản lý để được nhân dân trao quyền quản lý; đông đảo quần chúng
nhân dân có thể được tham gia vào đời sống chính trị - điều mà trước đó
chỉ là “hữu danh vô thực”… đều được Hồ Chí Minh lĩnh hội.
Tất cả những tư tưởng và lý luận về dân chủ nêu trên đều đã ảnh
hưởng không nhỏ đối với Hồ Chí Minh, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bối cảnh hiện thực Việt Nam
Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
Thứ hai, sự thất bại của các luồng tư tưởng phong kiến và dân chủ
tư sản trong thực tiễn đấu tranh
Thứ ba, làn sóng giao lưu văn hóa Đông Tây và quá trình tiếp biến
văn hóa của Việt Nam.
2.2.2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới
Các giá trị để lại trong các cuộc cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp và
đặc biệt Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự
hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
9


2.2.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

Có thể nói, nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Chỉ có
Hồ Chí Minh mới đưa ra được tư tưởng dân chủ mới và thực hành dân chủ
theo tư tưởng của Người mới có thể thành hiện thực tại Việt Nam. Đó
chính là do tư chất thông minh, sắc sảo, cách nhìn xa trông rộng, bản lĩnh,
sự nhạy cảm chính trị bẩm sinh cộng với sự thừa hưởng phong cách và
nền giáo dục của gia đình và hơn hết là tình yêu thương con người vô bờ
của Hồ Chí Minh.
Như vậy, điểm nổi bật trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ đó là từ sự biết cách kết hợp một cách nhuần nhuyễn tất
cả các cơ sở trên đây. Dù tiếp thu từ nhiều nguồn, nhiều cơ sở khác nhau,
nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ hoàn toàn không phải là con số
cộng đơn giản từ những cơ sở ấy, mà bằng yếu tố thiên tài trong Hồ Chí
Minh tất cả trở thành cái mới đầy sáng tạo, sinh động đặc sắc.
Kết luận Chƣơng 2
Liên quan đến cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ,
cho đến nay, vẫn là một vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy vậy, khi
xem xét cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ chúng ta xem
xét khái niệm dân chủ để có cái nhìn khoa học trọng tâm, từ đó khảo cứu
và làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho sự hình thành tư tưởng
của Người về dân chủ là rất cần thiết.
Chƣơng 3
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ, PHƢƠNG
THỨC BIỂU HIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HÀNH DÂN CHỦ
3.1. Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò và phƣơng
thức biểu hiện của dân chủ
Dù không có chuyên khảo nhưng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
Minh chứa đựng đầy đủ khái niệm mang tính hệ thống, có nội hàm phong
phú và logic nội tại, nó in đậm trong tư duy tạo ra một phong cách rất
riêng của Hồ Chí Minh.

3.1.1. Bản chất của dân chủ
Về bản chất của dân chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh không khác nhiều
với những quan niệm của những bậc tiền bối, vì đã là bản chất thì nó chỉ
có một bản chất duy nhất đó là quyền lực thuộc về nhân dân.
10


Hồ Chí Minh đã khẳng định “Dân là chủ” tức là dân có mọi quyền
hạn trong tay đối với khách thể là nhà nước và xã hội. Hơn nữa, “dân là
chủ” đó còn là một sự thừa nhận về mặt chính trị về vị thế, về quyền lợi
của người dân trong kết cấu tổ chức xã hội. Bản chất về dân chủ trong
quan niệm Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó. “Dân là chủ” mới chỉ là
một vế trong bản chất của dân chủ. Củng cố cho quan niệm của mình về
bản chất của dân chủ, Hồ Chí Minh khẳng định dân làm chủ nhà nước,
làm chủ xã hội.
Nhìn chung, về cơ bản, Hồ Chí Minh đã nêu bản chất của dân chủ
một cách cô đọng và xúc tích nhất. Dân chủ nghĩa là “dân là chủ” và “dân
làm chủ”. Nó không những khẳng định được vị thế và năng lực quyền lực
của dân mà còn giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, quyền
và trách nhiệm.
3.1.2. Vai trò của dân chủ
Với tinh thần nhân văn cao cả và ước vọng mong muốn dân tộc
được hưởng những quyền dân chủ tự do, Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi
trọng dân chủ. Người cố gắng xây dựng một nhà nước dân chủ mà sao
cho “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ”. Vì dân chủ có một vai
trò không nhỏ trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Nó là lợi ích
thiết thực đóng vai trò động lực cho cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.1.3. Các phương thức biểu biện dân chủ
3.1.3.1. Dân chủ với tư cách là một thể chế chính trị

Do Hồ Chí Minh có kế thừa tư tưởng dân chủ của Montesquier, JJ
Rousseau, cho nên Hồ Chí Minh đã đề cập rất nhiều việc nắm chính
quyền của nhân dân. Khi đã khẳng định địa vị cao nhất là dân, được triển
khai từ hai vế về bản chất “dân là chủ” tức là “ông chủ nắm chính quyền”
và “dân làm chủ” tức “dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính
quyền ấy”.
Thể chế dân chủ mà Hồ Chí Minh tạo dựng đó là một nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Nguồn gốc sức mạnh, trí tuệ, sáng kiến vô tận là từ
nhân dân giúp cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nhà nước được thành lập ra nhờ vào sự trao quyền ủy thác của dân không
phải là làm thay nhân dân mà là sử dựng cái quyền được trao đó để phục
vụ nhân dân. Một thể chế nhà nước dân chủ thì Pháp luật là tối thượng.
11


3.1.3.2. Dân chủ với tư cách là phương thức tổ chức, quản lý
Bên cạnh việc xem xét dân chủ như một thể chế, trên phương diện
là phương thức quản lý, tổ chức, cũng phản ánh được bản chất của dân
chủ. Với tư cách là phương thức quản lý thì “dân làm chủ” được triển
khai một cách cụ thể. Đó là nguyên tắc dân chủ trong tổ chức, quản lý.
Nguyên tắc này gồm có:
Thứ nhất, nguyên tắc xây dựng bộ máy nhà nước, các tổ chức nhà nước
Thứ hai, quản lý trên nguyên tắc thống nhất giữa dân chủ và tập trung
Thứ ba, cách quản lý dân chủ còn là sự thống nhất giữa quyền lợi và
nghĩa vụ.
Thứ tư, Dân chủ trong quản lý còn là dân chủ với nhân dân nhưng
chuyên chính với kẻ địch, kẻ thù của nhân dân.
3.1.3.3. Dân chủ với tư cách là phong cách lãnh đạo
Khi “dân là chủ” và “dân làm chủ” thì Đảng, Chính phủ lãnh đạo
phải thực sự là “đầy tớ” của nhân dân. Một phong cách lãnh đạo thực sự

lo cho dân. Đường lối, chính sách phản ánh ý chí, nguyện vọng của dân,
vì lợi ích của nhân dân thì đó mới chính là dân chủ. Người “đầy tớ” trong
bộ máy công quyền không thể quên là mình có chức năng và nhiệm vụ
phục vụ nhân dân, người lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước “là phải
dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự kiểm soát của nhân dân”.Dân chủ trong phong cách lãnh đạo nổi bật
nhất chính là phải chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Nhìn chung, người lãnh đạo cần phải thấu suốt chính sách của Đảng
và Chính phủ, phải đi đúng đường lối quần chúng, phải thật sự gần gũi
nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh
nghiệm của nhân dân, phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành
quyết tâm của quần chúng và ngược lại.Người lãnh đạo phải thiết thực
quan tâm đến đời sống của nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính, phải
gương mẫu, phải có tinh thần trách nhiệm cao độ, phải chống quan liêu,
mệnh lệnh, hình thức, chống tham ô lãng phí. Làm đúng những điều đó,
người lãnh đạo mới xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân,
người cán bộ tốt của Đảng và Chính phủ.
3.2. Phƣơng pháp thực hành dân chủ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
3.2.1. Thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị
12


Phương pháp đòi quyền dân chủ. Tinh thần dũng cảm, liên tục, kiên
trì, không ngừng nghỉ trong việc đấu tranh đòi quyền dân chủ cùng với sự
sắc sảo và khéo léo của Người chính là cái mà chúng ta phải học tập trong
đấu tranh để việc thực hành dân chủ thành hiện thực.
Thực hành dân chủ trong chính trị phải có một hiến pháp dân chủ.
Hơn nữa, ngoài việc củng cố Hiến pháp, phải tăng cường thực hiện
Pháp luật thật nghiêm minh. Nhờ có pháp luật nghiêm minh, dân mới dám
nói, dám làm, dám kiểm soát, dám tố cáo.

Xây dựng tổ chức Đảng sao cho Đảng luôn phải là một tổ chức
thống nhất, sáng suốt, tập hợp các thành phần ưu tú trong đảng, phải thực
hành dân chủ mới có thể có được một Đảng trong sạch, mạnh mẽ, đủ sức
chiến đầu xây dựng đất nước.
Vậy, chỉ có thực hành dân chủ trong Đảng mới có thể chữa được các
loại bệnh. Thực hành dân chủ bằng cách phê bình và tự phê bình sẽ giúp
cho Đảng loại bỏ được những tính xấu, phát triển được những tính tốt.
Phê bình và tự phê bình là phương cách tốt nhất để lắng nghe ý kiến
của dân cũng như của các đảng viên.
3.2.2. Thực hành dân chủ trong phát triển kinh tế
Hồ Chí Minh chủ trương phát triển kinh tế, trong đó cố gắng thực hành
dân chủ trong kinh tế để tạo thành động lực phát triển kinh tế nước nhà
Điều thể hiện căn bản nhất ở Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ
trong kinh tế là tất cả các thành phần kinh tế được thừa nhận tồn tại trong
nền kinh tế của đất nước. Có nghĩa thừa nhận nhiều thành phần sở hữu tư
liệu sản xuất. Đây là một sự thừa nhận trên nguyên tắc dân chủ. Sự đối xử
bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế còn được luật hóa trong Hiến pháp
Việt Nam năm 1959.
Không chỉ thừa nhận sự bình đẳng trong sở hữu tư liệu sản xuất, Hồ
Chí Minh còn chủ trương trong chính sách kinh tế thể hiện sự công bằng
trong đối xử với các thành phần kinh tế và hun đúc tình đoàn kết giữa các
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ
Vượt lên hẳn những lý luận của chủ nghĩa Mác về thực hiện công
bằng trong lao động, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến những đối tượng yếu
thế trong xã hội. Đó là những thành phần thiểu số nhưng họ vẫn phải có
những quyền lợi riêng của mình.
13


Trong quản lý kinh tế, nhất thiết phải chú ý đến việc tham gia góp ý

kiến của nhân dân, phải công khai thu chi tài chính và đặc biệt phải có sự
kiểm soát của nhân dân tránh các bệnh quan liêu mệnh lệnh.
3.2.3. Thực hành dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Văn hóa dân tộc thể hiện trình độ phát triển văn minh của quốc gia,
việc bảo tồn và phát triển văn hóa sẽ giúp cho quốc gia có tiếng nói có
chất lượng hơn trên trường quốc tế. Về nguyên tắc dân chủ, người dân có
quyền tham gia vào mọi hoạt động của đời sống văn hóa. Hồ Chí Minh lại
cho ta thấy vai trò to lớn của nhân dân trong hoạt động sáng tạo nghệ
thuật. Nhân dân có quyền được hưởng thụ văn hóa. Dân chủ trong văn
hóa chính là quyền của quần chúng nhân dân được tham gia một cách
bình đẳng vào đời sống văn hóa. Người dân tự chủ trong suy nghĩ, mọi
người có quyền đưa ra suy nghĩ, phát kiến của mình.
Thực hành dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, Hồ Chí Minh rất
coi trọng quyền tự do, “tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự
do lập hội, tự do biểu tình, tự do xuất dương”… Đặc biệt, tự do tôn giáo
được Người quan tâm hơn cả. Nó là nền tảng gắn kết tình đoàn kết dân tộc
tạo nên sức mạnh thống nhất của dân tộc.
Để việc thực hành dân chủ trong xã hội được thực hiện có hiệu quả,
Hồ Chí Minh chủ trương, phải nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.
Quan tâm quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân. Ngoài việc nâng
cao thể lực và trí lực, Hồ Chí Minh còn chủ trương xây dựng các tổ chức
đoàn thể quần chúng, và các tổ chức này có chức năng và nhiệm vụ bảo
vệ lợi ích của quần chúng nhân dân, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân,
kiểm soát quyền lực của Nhà nước. Tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do
tư tưởng… tất cả những quyền ấy làm cơ sở cho việc thiết lập nên các tổ
chức xã hội, đoàn thể quần chúng.
Kết luận chƣơng 3
Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ có tầm bao quát và
tính thực tiễn cao. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ chúng ta
hiểu được bản chất, vai trò của dân chủ, các phương diện biểu hiện bản

chất dân chủ và đặc biệt hiểu được những chủ trương của Người về việc
thực hành dân chủ ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.

14


Chƣơng 4
Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tư tưởng về dân chủ mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là vô
cùng có ý nghĩa. Chúng ta có thể khảo sát bốn ý nghĩa nổi bật như sau:
4.1. Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về dân chủ
4.1.1. Bổ sung bản chất của dân chủ
Dân chủ trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là dân
chủ cho đại đa số nhân dân, do giai cấp công nhân nắm quyền kiểm soát
và do vậy, dân chủ ấy mang tính giai cấp. Tiếp nối tư tưởng dân chủ của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã làm rõ hơn bản chất của
dân chủ. Hồ Chí Minh làm rõ khái niệm Dân trong “dân là chủ và dân
làm chủ” đối với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam để dân chủ không có đặc
trưng giai cấp, dân chủ là cho toàn thể nhân dân.
Khái niệm Dân của Hồ Chí Minh trong từ dân chủ không còn bó hẹp
ở tính giai cấp của nó. Dân chủ không phải chỉ dành cho tuyệt đại đa số
nhân dân, mà là dành cho toàn thể nhân dân, không phân biệt giai cấp,
tầng lớp.
4.1.2. Bổ sung vai trò của dân chủ
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã không ít lần nói đến vai
trò của dân chủ. Tuy nhiên, về cơ bản, các ông mới chỉ nhìn nhận dân chủ
như một công cụ, một phương tiện để đạt tới chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản.
Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển quan điểm này của các ông và đi đến

khẳng định rằng, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
4.1.3. Bổ sung phương pháp thực hành dân chủ
Khi tiến hành quá trình dân chủ hóa, trong mỗi một hoàn cảnh khác
nhau, các phương pháp tiến hành cũng không thể giống nhau. Để có thể
thực hiện được cuộc cách mạng dân chủ, theo Hồ Chí Minh, không những
phải đánh đuổi thực dân giành lấy chính quyền từ tay chúng, mà còn phải
xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu, xóa bỏ tầng lớp địa chủ, cường hào.
Trước hết phải thiết lập được cương lĩnh hành động, vạch trần tội ác
và những bất công trong một chế độ không dân chủ. Phương pháp dân chủ
của Người không chỉ lột tả sự chiếm đoạt tư liệu sản xuất và của cải vật
chất của tầng lớp địa chủ, mà còn bóc trần bộ mặt giả dối và sự áp bức, đàn
15


áp dã man cả về thể xác lẫn tinh thần của thế lực phong kiến, thực dân đối
với người dân An Nam.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin xây dựng lý luận về
phương pháp thực hành dân chủ trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã phát
triển ở các nước châu Âu. Ở nước Nga, đang ở giai đoạn tiền tư bản, dân
chúng cũng đã được trang bị kiến thức về dân chủ trong chế độ phong
kiến Nga. Thêm nữa, tầng lớp công nhân Nga cũng đã phát triển tương
đối đông. Còn ở Việt Nam, trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong
kiến, nhân dân Việt Nam bị đè nén dưới hai tầng áp bức của bọn thực dân
và phong kiến; họ không hiểu và không được hưởng những quyền dân
chủ cơ bản. Phương pháp thực hành dân chủ của Người là những giải
pháp rất cụ thể trong từng trường hợp cụ thể nhằm hướng đến sự giải
phóng con người, giành quyền dân chủ về tay nhân dân.
Hồ Chí Minh đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa phương Đông và
phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, giữa trình độ nhận thức yếu
kém và tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Người chủ trương thực hiện công

tác dân vận vì đặc điểm của dân ta, nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu,
không kinh qua dân chủ tư sản, tâm lý tiểu nông dễ bị kích động, dễ quá đà
manh động… nên chỉ có dân vận mới nâng cao được sự hiểu biết của
người dân về dân chủ. “Dân vận” của Hồ Chí Minh chính cũng là một
phương pháp thực hành dân chủ mang một sắc thái mới đóng góp thêm cho
phương pháp thực hành dân chủ trong học thuyết Mác.
Chính bởi Hồ Chí Minh hiểu rằng: “Mác đã xây dựng học thuyết của
mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu
Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn nhân loại”. Điều này cho thấy,
hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam khác xa với ở châu Âu khi đó. Nên, phương
pháp thực thi dân chủ sẽ không thể giống hoàn toàn với phương pháp của các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác.
4.2. Góp phần làm cơ sở cho quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về dân chủ
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cố gắng vận dụng một cách sáng tạo
tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong việc đề ra chủ trương, đường
lối, quyết sách dân chủ ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

16


4.2.1. Lĩnh vực chính trị
Thật sáng suốt khi Đại hội VI của Đảng đã nhận ra nhiều yếu kém,
khuyết điểm trong việc thực thi dân chủ của nước nhà trước đó. Có thể nói
đây là một bước đột phá so với những kỳ Đại hội. Chủ trương “lấy dân làm
gốc”; “phát huy quyền làm chủ của nhân dân” “giữ vững nguyên tắc tập
trung dân chủ” “người đầy tớ trung thành của nhân dân” … đều được đưa ra
dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
Rồi những quan niệm về thực hành dân chủ trong Đảng như phê
bình, tự phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý dân chủ, sự tôn

trọng quyền của nhân dân, quản lý nhà nước bằng pháp luật, quan tâm xây
dựng pháp luật… là những điều tiếp thu từ Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trên cơ
sở tư tưởng “dân làm chủ” của Hồ Chí Minh, Đảng đã đề xuất khẩu hiệu:
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành nếp hàng ngày.
Đến Đại hội VII, Đảng đã có một bước tiến lớn trong nhận thức về
dân chủ. Đảng đã tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh luôn coi dân chủ vừa là
mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển
Đến Đại hội VIII, đã cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đề ra sau 10 năm.
Tuy nhiên, trong khẩu hiệu đặt ra mục tiêu xây dựng đất nước, Đảng
lại không đề cập gì đến dân chủ, chỉ nêu xây dựng một nước “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Có thể thấy một sự tụt hậu so
với Đại hội VII. Tại thời điểm này, nhận thức của Đảng về dân chủ trong
tư tưởng Hồ Chí Minh là chưa đầy đủ. Nó cho thấy một sự thiếu hụt, hiểu
chưa thấu đáo của Đảng ta về vị trí và vai trò của dân chủ trong tư tưởng
của Người.
Đến năm 2001, Đại hội IX của Đảng đã mạnh dạn bổ sung từ “dân
chủ” vào mục tiêu chung của công cuộc cách mạng nước ta.
Có thể thấy việc hoàn thiện cơ chế chính sách đường lối dân chủ của
Đảng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang dần
hiện thực hóa tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
4.2.2. Lĩnh vực kinh tế
Hồ Chí Minh chủ trương dân chủ trong kinh tế với việc thừa nhận
sự tồn tại các thành phần kinh tế, với sở hữu hàng hóa nhiều thành phần,
thực hiện công bằng trong phân phối, công khai tài chính, kiểm tra giám
sát và minh bạch trong quản lý kinh tế, chống tham ô, lãng phí…
17


Với những điều Hồ Chí Minh đã nói và làm từ những ngày thành

lập nước nhưng Đảng ta lại có những bước áp dụng “thụt lùi” để mãi đến
Đại hội VI (1986) Đảng ta mới sửa chữa cho những sai lầm về quản lý
kinh tế trước đó. Đại hội VI đã có một bước đột phá trong nhận thức về
dân chủ trong kinh tế, thừa nhận kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Đại hội VIII, IX, X vấn tiếp tục củng cố và hoàn thiện chính sách về
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó tại đại hội X
đã bổ sung “đảng viên được làm kinh tế tư nhân”.
Như vậy thì với việc đổi mới trong kinh tế, “phát triển nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối”cho thấy những
chủ trương, đường lối của Đảng đề ra đã dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ. Đây là một sự vận dụng sáng tạo và gắn liền với tình hình
cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay của đất nước.
4.2.3. Lĩnh vực văn hóa, xã hội
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta đã
đặt ra 5 mục tiêu về kinh tế xã hội phát triển đất nước. Về mặt văn hóa xã
hội, cần “tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội”.
Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng tự do tín ngưỡng và
tôn giáo, trong văn kiện Đại hội VII của Đảng có khẳng định: “Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. Đến
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã có một
khâu đột phá về những chủ trương, đường lối dân chủ trong văn hóa.
Những tư tưởng dân chủ trong văn hóa của Hồ Chí Minh như: mọi người
dân có quyền tham gia vào đời sống văn hóa; Tạo ra những điều kiện
thuận lợi về khoa học kỹ thuật về trình độ nhận thức và cảm thụ nghệ
thuật cho người dân vì người dân có quyền hưởng thụ những giá trị nghệ
thuật; Tự do tư tưởng; Nâng cao dân trí, chăm sóc y tế… đã được Đảng
hiện thực hóa trong chủ trương, đường lối của mình.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng nhấn mạnh dân chủ trong
văn hóa phải hướng vào quần chúng nhân dân – chủ thể văn hóa và người

thụ hưởng các giá trị văn hóa.
Tuy nhiên, đánh giá về việc lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở cho
việc hoạch định chủ trương đường lối dân chủ của Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay nổi lên một số điểm như sau:
18


Thứ nhất, quá trình hoạch định chủ trương đường lối dân chủ của
Đảng càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng bám sát được tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ.
Thứ hai, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về dân
chủ đã phản ánh được phần nào tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
Thứ ba, trong quá trình hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách
dân chủ của Đảng đã thể hiện sự vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của nước ta.
Thư tư, Đảng ta chưa khai thác hết các giá trị trong tư tưởng dân chủ
của Người. Và, chưa cụ thể hóa, hiện thực hóa hết các yếu tố tích cực trong
tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
4.3. Góp phần định hƣớng cho hoạt động thực tiễn
Dân chủ hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh có một đóng góp to lớn trong
việc đẩy mạnh tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính trị
Thứ nhất, dân chủ hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác bầu
cử sẽ có được người lãnh đạo sáng suốt, có tổ chức chính trị vững mạnh.
Thứ hai, dân chủ hóa tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc kiện toàn cơ
cấu các tổ chức chính trị sẽ có được hệ thống kiểm soát quyền lực Nhà
nước chặt chẽ.
Thứ ba, thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây
dựng và củng cố Hiến pháp pháp luật dân chủ sẽ có được Hiến pháp và pháp
luật nghiêm minh bảo đảm quyền lợi cho nhân dân lao động.

Thứ tư, thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt
động của các tổ chức chính trị, đặc biệt là tổ chức Đảng sẽ đẩy mạnh công
tác lý luận, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, nâng cao bản lĩnh
chính trị cho người dân.
4.3.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tái
cấu trúc nền kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, ban hành những chính sách, nghị định, thông tư, sắc lệnh về
dân chủ trong kinh tế giúp mở rộng tự do kinh doanh, tự do giao thương, tự
do buôn bán hội họp đã trở thành động lực cho phát triển kinh tế.
Thứ ba, thực hiện tài chính công khai, tăng cường kiểm tra giám sát,
kiểm thảo theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh tạo nên một môi trường
19


kinh doanh dân chủ lành mạnh sẽ có tầm ảnh hưởng to lớn đối với bạn bè
quốc tế và khu vực.
4.3.3. Phát triển văn hóa, xã hội
Hồ Chí Minh chính là Người đã làm nên một cuộc cách mạng lớn tạo
ra cho Người Việt Nam một nền văn hóa mới. Thực hiện dân chủ theo tư
tưởng Hồ Chí Minh đã làm cho văn hóa Việt Nam khởi sắc.
Trước hết, nhờ có thực hiện dân chủ trong kinh tế đã làm cho thay
đổi phong cách và lối sống, văn hóa ứng xử của người Việt.
Hai là, luồng gió dân chủ mới mà Hồ Chí Minh mang lại đã dần làm
biến đổi trong văn hóa gia đình
Ba là, những quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng,
tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng, nam nữ bình quyền …
những quyền dân chủ mà Hồ Chí Minh luôn nhắc đến thì nay đang được
phát huy, mặc dù chưa được tuyệt đối nhưng nhờ có tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ đã được đưa vào cuộc sống mà người dân đã phần nào

thấu hiểu về quyền dân chủ của mình như là:
Thứ nhất, quyền dân chủ như tự do lập hội phát huy được tác dụng,
nhờ đó các tổ chức xã hội, các đoàn thể và các tổ chức phi chính phủ
được ra đời và hoạt động có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Thứ hai,
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình đã phát huy dân chủ
trực tiếp đến cao độ, tăng cường ổn định xã hội, đưa xã hội trở lại hoạt
động đúng quỹ đạo của nó. Thứ ba, tự do kinh doanh, tự do làm giàu
chính đáng không những giúp cho tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện
thuận lợi cho tính hình an ninh chính trị của quốc gia. Thứ tư, tôn trọng tự
do tín ngưỡng và tôn giáo không chỉ giúp con người hướng thiện mà con
đảm bảo tình đoàn kết tôn giáo trong quốc gia dân tộc, phát triển con
người toàn diện. Thứ năm, bảo đảm quyền tự do dân chủ, người dân có
quyền được học hành được chăm sóc y tế, quan tâm đến giáo dục, nâng
cao trình độ dân trí cho người dân
4.4. Góp phần xây dựng và đổi mới văn hóa dân chủ
Văn hóa dân chủ bao gồm hai mặt, một là, các biểu hiện dân chủ có
văn hóa, trình độ dân chủ được do bằng tính từ văn hóa, trình độ văn
minh của các quốc gia; Hai là, giá trị dân chủ tạo nên một yếu tố cấu
thành trong hệ giá trị văn hóa, nó là một giá trị trong bảng giá trị văn hóa.
20


Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh xuất hiện đã làm nên một chất men
làm sinh sôi, nảy nở, chuyển biến mạnh mẽ trong nền văn hóa Việt Nam
và văn hóa dân chủ đã được hun đúc làm thành một yếu tố cấu thành nên
văn hóa của người Việt. Đó chính là một trong những đóng góp của Hồ
Chi Minh vào mặt thứ hai trong văn hóa dân chủ - một giá trị văn hóa của
người Việt
Thực thi dân chủ Hồ Chí Minh chính là biểu trưng cho một trình độ
dân chủ mới trong văn hóa dân chủ Việt Nam. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí

Minh là một sự thức tỉnh ý thức đấu tranh đòi dân chủ của dân tộc để tạo
nên một nét văn hóa về dân chủ rất riêng. Đó là đóng góp vào mặt thứ
nhất của văn hóa dân chủ
4.4.1. Xây dựng văn hóa dân chủ trong Đảng
Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho việc xây dựng văn hóa dân
chủ trong Đảng. Đảng thực hiện dân chủ tốt thì dân chủ sẽ được thực hiện
tốt trong nhân dân.
Trước mắt, dân chủ trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới được
thực hiện triệt để mới phát huy được sức mạnh đoàn kết trong Đảng, trên
dưới một lòng, Đảng mới vững mạnh, mang lại lợi ích cho nhân dân, nhân
dân tin tưởng vào tổ chức Đảng. Hồ Chí Minh đã tạo dựng được văn hóa
dân chủ trong nội bộ Đảng và thực hành nó một cách hiệu quả trong thời kỳ
kháng chiến. Đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nâng
cao tinh thần phụ trách trước tổ chức, vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Dân
chủ trở thành nề nếp, nguyên tắc hoạt động trong nội bộ Đảng.
Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ sẽ góp phần tạo
dựng được văn hóa dân chủ trong quy chế làm việc của các cơ quan lãnh
đạo và tham mưu của Đảng, văn hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa
Đảng và Nhà nước, văn hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa Đảng và Mặt
trận tổ quốc, văn hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân
sẽ ngày càng được nâng cao.
Thực hiện dân chủ trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh tạo thành
một nét văn hóa dân chủ trong Đảng từ đó có những ảnh hưởng không
nhỏ đối với văn hóa dân chủ trong quần chúng nhân dân.
4.4.2. Đổi mới căn bản văn hóa dân chủ trong quần chúng nhân dân
Hiện thực hóa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đã làm cho văn
hóa dân chủ trong truyền thống đã được nâng lên một tầm cao mới. Các
21



phong tục, tập quán lạc hậu đè nén tư duy và lối sống dân chủ đã dần
được cải tạo, đẩy lùi. Các tàn dư của phong kiến chuyên chế, độc quyền
để lại như bất bình đẳng giới tính, coi thường phụ nữ, ăn bám, bóc lột, bất
bình đẳng giữa các tầng lớp… Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
đánh giá, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo dựng, đặc biệt ở chỗ “cởi cái ách
thực dân, cái ách phong kiến, cái ách luật lệ lễ giáo cũ kỹ đời trước, cái
giặc đói, cái giặc dốt, cái ách tam tòng tứ đức trói buộc người đàn bà” tạo
nên một nét văn hóa dân chủ mới trong lòng dân tộc Việt Nam.
Nhiều năm gần đây, nhờ có sự chỉ đạo tăng cường nghiên cứu học
tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta,
tư tưởng Hồ Chí Minh đã được phổ cập nhiều hơn trong quần chúng nhân
dân. Mặt khác, phát huy dân chủ Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta cố
gắng xây dựng quy chế dân chủ, và nay có quy chế dân chủ cơ sở đã phát
huy tác dụng nâng cao trình độ văn hóa dân chủ trong nhân dân, tạo lập
được phong cách dân chủ trong nhân dân, nhân dân ngày càng nói thẳng,
nói thật, dám nghĩ, dám làm trong khuôn khổ pháp luật. Nhân dân mạnh
dạn phê bình và kiểm thảo, mạnh dạn nêu ý kiến trái chiều. Đảng và Nhà
nước cũng đã ra sức lắng nghe không có thái độ e dè như trước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là cơ sở đánh giá văn hóa dân chủ
trong nhân dân, làm thước đo trình độ dân chủ trong quần chúng nhân dân.
Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo nhiều đến quyền
làm chủ của nhân dân, nhưng nhiều khi họ không những không biết dùng
quyền dân chủ mà lại còn lạm quyền vi phạm đến những quy định của
Hiến pháp và pháp luật. Thực tế ấy cho thấy, trình độ văn hóa dân chủ của
ta chưa thực sự đáp ứng với những gì mà Hồ Chí Minh đã nêu.
Kết luận chƣơng 4.
Qua những phân tích, bốn ý nghĩa hiện thời của tư tưởng dân chủ
Hồ Chí Minh đã được làm nổi bật. Việc bổ sung và phát triển lý luận chủ
nghĩa Mác – Lênin là nhiệm vụ của những người mácxít. Hồ Chí Minh –
người mácxít chân chính - đã bổ sung và phát triển được bản chất, vai trò

và phương pháp dân chủ trong học thuyết Mác.
Trong quá trình hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng luôn
cần có một nền tảng lý luận cơ bản để định hướng và lấy đó làm cơ sở để
có thể đề ra được chủ trương, đường lối. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
22


×