Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp II tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 96 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HẢI PHÒNG

PHẠM VĂN SANG

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP II TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỨ KỲ - HẢI DƢƠNG NĂM 2013
Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số

: 62727605CK

LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. Dƣơng Thị Hƣơng

HẢI PHÒNG - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu nghiên trong luận văn này là của riêng tôi thu
thập từ 250 bệnh nhân (250 bệnh án và 250 phiếu thu thập thông tin) đang
được quản lý điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. Số
liệu này là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố. Nếu sai tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tháng

năm 2014



Tác giả

Phạm Văn Sang


LỜI CẢM ƠN
Qua hơn hai năm theo học hôm nay cuốn luận văn tốt nghiệp đã hoàn
thành. Trong ngày vui hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Sở Y tế
Hải Dương, ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Hải Phòng, ban giám hiệu
trường Trung cấp y tế Hải Dương đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và
nghiên cứu tại Hải Dương. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho tôi vừa có
điều kiện học tập vừa có điều kiện công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng đào tạo sau đại học,
bộ môn Y tế công cộng Trường đại học Y Dược Hải Phòng và các thầy cô đã
trực tiếp giảng dạy, đã trang bị cho tôi kiến thức và kỹ năng thực hành thiết
thực nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc các thầy, cô giáo
trong các hội đồng bảo vệ luận văn, đặc biệt là Tiến sỹ Dương Thị Hương đã
có nhiều góp ý và nhiệt tình giúp đỡ tôi về phương pháp trong nghiên cứu, tư
duy khoa học.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa
khám bệnh, khoa xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa Huyện Tứ Kỳ đã giúp đỡ
tôi thu thập số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi, động viên tôi để hoàn thành nhiệm vụ khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tháng


năm 2014

Tác giả

Phạm Văn Sang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
American Diabetes Association

CDC

: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Centers for Disease Control and Prevention

ĐH

: Đường huyết

ĐTĐ

: Đái tháo đường

ĐTĐ1

: Đái tháo đường týp 1


ĐTĐ2

: Đái tháo đường týp 2

IDF

: Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế
International Diabetes Federation

RLDNGM : Rối loạn dung nạp glucose máu
SL

: Số lượng

THA

: Tăng huyết áp THA

TL

: Tỷ lệ

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới
The World Health Organization


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Định nghĩa .......................................................................................... 3
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ. ................................................... 3
1.3. Biến chứng bệnh ĐTĐ ....................................................................... 4
1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ2 ........................................... 7
1.5. Tình hình bệnh và các nghiên cứu về ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam .... 13
1.6. Quản lý điều trị ĐTĐ2 ..................................................................... 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 21
2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 21
2.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 21
2.5. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 28
2.6. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang được quản lý
điều trị tại bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ, năm 2013. ............................. 30
3.2. Đánh giá công tác quản lý điều trị bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ.... 39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 51
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ2 đang điều trị tại bệnh viện đa khoa
Tứ Kỳ năm 2013 ............................................................................... 51
4.2. Thực trạng quản lý ĐTĐ 2 tại bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ ..... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Biến số nghiên cứu ..................................................................... 23

Bảng 2.2.

Đánh giá thể trạng theo BMI điều chỉnh cho người Châu Á ...... 24

Bảng 2.3.

Phân loại THA theo Hội Tim mạch Việt Nam 2007. ................. 26

Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới ............................ 30

Bảng 3.2.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh và giới tính. 32

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh và nhóm tuổi.33

Bảng 3.4.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng. .................. 33

Bảng 3.5.


Chỉ số đường huyết trung bình của đối tượng nghiên cứu ......... 34

Bảng 3.6.

Phân bố đường huyết của bệnh nhân theo mức độ khi điều trị và
nhóm tuổi .................................................................................... 34

Bảng 3.7.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân có tập thể dục theo tư vấn theo giới tính .. 36

Bảng 3.8.

Một số các biến chứng liên quan đến thời gian phát hiện bệnh. 37

Bảng 3.9.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo huyết áp ............................. 38

Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng và thời gian phát hiện bệnh ... 39
Bảng 3.11. Theo dõi chỉ số huyết áp của bệnh nhân theo thời gian điều trị . 40
Bảng 3.12. Tỷ lệ tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết sau 9
tháng và tập thể dục .................................................................... 43
Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhân tập thể dục và giới tính ................................ 44
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết sau 9 tháng
và thực hiện chế độ ăn kiêng theo khuyến cáo ........................... 45
Bảng 3.15. Phân bố bệnh nhân thay đổi chế độ ăn theo tư vấn và nghề nghiệp ... 45
Bảng 3.16. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết sau
9 tháng và thời gian phát hiện bệnh ............................................ 46
Bảng 3.17. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết sau

9 tháng và nghề nghiệp ............................................................... 46


Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết sau
9 tháng và thuốc sử dụng ............................................................ 47
Bảng 3.19. Theo dõi dùng thuốc của đối tượng nghiên cứu trong quá trình
điều trị ......................................................................................... 48
Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân quên không dùng thuốc theo nhóm tuổi ... 48
Bảng 3.21.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân và theo thời gian chờ cho 1 lần khám bệnh ...49

Bảng 3.22. Phân bố tần suất bệnh nhân đến khám theo tháng ...................... 49
Bảng 3.23. Trung bình chi phí điều trị trên một bệnh theo tháng ................. 50
Bảng 4.1.

So sánh tỷ lệ ĐTĐ2theo giới với một số tác giả......................... 53


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ..................................... 31

Hình 3.2.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ....................... 31

Hình 3.3.


Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ2 ...32

Hình 3.4.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ kiểm soát đường huyết ... 35

Hình 3.5.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo BMI ............................................. 35

Hình 3.6.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo chỉ số eo/hông cao ....................... 36

Hình 3.7.

Phân bố bệnh nhân THA theo mức độ........................................ 38

Hình 3.8.

Tỷ lệ bệnh nhân có đường huyết đạt mục tiêu theo thời gian điều trị ..... 39

Hình 3.9.

Theo dõi tỷ số eo hông của bệnh nhân theo thời gian điều trị .... 41

Hình 3.10. Theo dõi thể trạng của bệnh nhân theo thời gian điều trị ........... 42
Hình 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân tập thể dục theo thời gian khuyến cáo ............. 43
Hình 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi chế độ ăn theo tư vấn ......................... 44



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một nhóm bệnh lý chuyển hóa với đặc trưng tăng
glucose huyết mạn tính do giảm bài tiết insulin của tụy nội tiết hoặc hoạt động
kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợp cả hai, thường kèm theo có rối loạn
chuyển hóa protid hoặc lipid [34], [39].
Hiện nay ĐTĐ2 là một bệnh phổ biến, một bệnh không lây và đang có
xu thế phát triển với tốc độ nhanh, có thể trở thành đại dịch ở châu Á trong
thế kỷ 21. Đây là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người cả nam và
nữ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau,
bệnh phát triển khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt nam. Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã lên tiếng báo động về mối lo ngại này trên toàn thế giới. Theo
công bố của Tổ chức Y tế Thế giới: năm 1985 có 30 triệu người trên thế giới
bị ĐTĐ2 thì năm 1994 là 98,9 triệu người. Theo IDF, năm 2007 thế giới có 246
triệu người và dự đoán đến năm 2025 có khoảng 380 triệu người, tăng 55%.
Bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm, vì vậy khi phát hiện bệnh thì thường
đã muộn và kèm theo nhiều biến chứng trầm trọng như: tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim, biến chứng thận, mắt, thần kinh ngoại vi, bệnh lý bàn chân
thậm chí phải cắt cụt [39].
Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế.
Liên quan rõ rệt với chế độ ăn nhiều năng lượng, hạn chế vận động. Tỷ lệ mắc
bệnh giữa các lãnh thổ khác nhau. Ở Châu Á 1995 có khoảng 62 triệu người
bị bệnh ĐTĐ, dự đoán đến năm 2010 có khoảng 130 triệu người bị ĐTĐ2 tại
Châu Á [63]. Ở Việt Nam bệnh ĐTĐ2 thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong
cao nhất trong các bệnh nội tiết. Hà Nội năm 1990: 1,1%, Huế 1993: 0,96%,
TP Hồ Chí Minh 1992: 2,52% [24].



2

Ngày nay, Y học tiến bộ có phương pháp chẩn đoán sớm, chăm sóc, điều
trị tích cực đã làm thay đổi bệnh cảnh lâm sàng, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do
những biến chứng cấp, mãn tính và nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ. Điều quan
tâm hiện nay không những phải kiểm soát đường huyết tốt, phát hiện sớm để
quản lý bệnh ĐTĐ2 mà còn phải theo dõi điều trị biến chứng cấp tính, mãn tính
của bệnh; Hy vọng phòng và điều trị kịp thời tổn thương, hạn chế tàn phế và tử
vong đồng thời nâng cao chất lượng sống của người bệnh [30], [46].
Bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ là bệnh viện đa khoa tuyến huyện có
nhiệm vụ khám chữa bệnh cho 164.000 dân trong huyện. Hiện nay đang quản
lý điều trị cho hơn 700 người bị bệnh ĐTĐ, tỷ lệ mắc 37/10.000 dân. Bệnh
nhân phát hiện ĐTĐ2 và đăng kí điều trị tại bệnh viện xu hướng gia tăng.
Việc quản lý điều trị ĐTĐ2 tại bệnh viện huyện là nhu cầu thiết yếu và đáp
ứng chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở, giảm chi phí đi lại cho người bệnh. Từ
tháng 6 năm 2006 bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ đã tổ chức khám phát hiện và
quản lý theo dõi, cấp thuốc điều trị bệnh ĐTĐ2 cho bệnh nhân trong toàn
huyện. Việc nghiên cứu “Thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân ĐTĐ2
tại bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ, Hải Dƣơng, năm 2013” nhằm mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) đang được
quản lý điều trị tại bệnh viện đa khoa Tứ kỳ, Hải Dương, năm 2013.

2.

Đánh giá công tác quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ2 tại bệnh viện.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc
tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn
insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động
của insulin” [34], [63].
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại
bệnh ĐTĐ Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về ĐTĐ: “Đái tháo
đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu,
hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong trong hoạt động
của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự
hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu” [39], [38].
1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ.
- Chẩn đoán xác định [29]: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế
Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được
chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
+ Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc
bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
+ Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó.
Theo ADA năm 2012, ĐTĐ xác định khi có 3 tiêu chuẩn trên và thêm
tiêu chuẩn HbA1c > 6,5% [39].



4

- Phân loại bệnh đái tháo đƣờng
ĐTĐ typ 1: do bệnh tự miễn dịch làm tế bào Beta tụy bị phá hủy nhanh
hoặc chậm. Bệnh tiến triển nhanh ở người trẻ < 30 tuổi với triệu chứng lâm
sang rầm rộ khát nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi; Nguyên nhân 85-90%
do tự kháng thể kháng đảo tụy (ICA: islet cell autoantibodies), tự kháng thể
kháng insulin và tự kháng thể kháng GAD (gluctamic acid decarboxylase);
điều trị bằng insulin, tỷ lệ gặp 10%. Bệnh tiến triển chậm hơn ở người lớn hay
còn gọi là ĐTĐ tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn (LADA: latent autoimmune
diabetes in adults) [34].
ĐTĐ typ 2: trước đây gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ người
lớn, bệnh có tính chất gia đình. Đặc trưng của bệnh là thiếu insulin tương đối.
Tuổi trên 30, triệu chứng bệnh âm thầm, thường phát hiện muộn. Biến chứng
cấp hay gặp là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Có thể điều trị bằng chế độ ăn,
thuốc uống và hoặc insulin. Tỷ lệ gặp 90-95% [34]
ĐTĐ thai kỳ: là tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra trong thời kỳ
mang thai.
Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác: giảm chức năng tế bào
beta do khiếm khuyết gen: MODY 1, MODY 2, MODY 3, ĐTĐ ti lạp thể,
giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. Bệnh lí tuyến tụy, viêm tụy, xơ,
sỏi tụy, ung thu tụy…Một số bệnh nội tiết: to các viễn cực, hội chứng
Cushing…do thuốc, do hóa chất, do nhiễm khuẩn [34], [49]
1.3. Biến chứng bệnh ĐTĐ
ĐTĐ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Trong nghiên cứu
UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã có các biến chứng
[57]. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này. Kể cả khi bệnh nhân
được kiểm soát tốt thì biến chứng của bệnh ĐTĐ là điều không thể tránh khỏi.



5

Nhưng có thể can thiệp để giảm mức độ các biến chứng và làm chậm quá
trình xảy ra biến chứng ở người bệnh ĐTĐ [43].
- Biến chứng cấp tính: thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn
mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm do tăng đường huyết. Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng
của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng
phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức, hay gặp người trẻ, tỷ
lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối
loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao, chiếm 5 - 10%, gặp ở
bệnh nhân ĐTĐ nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% [61]. Có thể gặp bệnh
nhân hôn mê do hạ đường huyết khi sử dụng thuốc không hợp lý [35]. Trong
nghiên cứu của Lawrence SP và David CZ, nghiên cứu 500 bệnh nhân ĐTĐ2
bị hạ glucose huyết cho thấy nguyên nhân hạ glucose huyết chủ yếu là bệnh
nhân bỏ bữa hoặc ăn ít ngày thường, trong khi đó vẫn sử dụng thuốc uống hạ
glucose huyết, một số trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc có bệnh lý tim mạch
đi kèm [47].
- Biến chứng mạn tính
+ Biến chứng tim mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy
hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các
nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh
mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người ĐTĐ có bệnh tim mạch
là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường.
Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở
người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên
nhân gây tử vong lớn nhất [63].



6

THA thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của THA ở
bệnh nhân ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong ĐTĐ2, 50% ĐTĐ2
mới được chẩn đoán có THA. THA ở người ĐTĐ2 thường kèm theo các rối
loạn chuyển hoá và tăng lipid máu. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở
bệnh nhân ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so
với người bình thường [58], [59].
+ Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp,
tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng
protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ
trong máu. Ngày nay, nhiều phòng xét nghiệm chọn phương pháp định lượng
protein niệu trong mẫu nước tiểu qua đêm. Theo CDC Mỹ năm 1997 (Center
for Disease Control and Prevention- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ)
cho thấy nguyên nhân tử vong do suy thận do ĐTĐ2 chiếm hàng thứ 7 trong
số bệnh nhân tử vong thường gặp ở Mỹ [39].
+ Biến chứng mắt do ĐTĐ: Biến chứng sớm nhất như giảm thị lực, đục
thủy tinh thể, glaucome. Đặc biệt là gây mù mắt, đây là nguyên nhân chủ yếu
gây mù lòa hành năm ở tuổi 20 – 74 ở Mỹ (Diabetes care 2003). Thời gian
mắc bệnh ĐTĐ càng dài thì tỷ lệ và mức độ nặng của bệnh lý võng mạc càng
tăng [24], [6].
+ Bệnh thần kinh do ĐTĐ hay gặp như; Viêm đa dây thần kinh do
ĐTĐ, bệnh có tính chất đối xứng, tỷ lệ gặp hai chi dưới nhiều hơn hai chi
trên, biểu hiện thường gặp rối loạn cảm giác, giảm phản xạ gân xương hai chi
dưới, teo cơ, rối loạn vận động, thiểu dưỡng và loét do thiếu dinh dưỡng.
Bệnh lý đơn dây thần kinh biểu hiện liệt dây thần kinh sọ gây sụp mi, liệt dây
thần kinh số 7 gây liệt mặt. Hay là bệnh lý thần kinh tự động do ĐTĐ [34].



7

- Một số biến chứng khác
+ Bệnh lý bàn chân ĐTĐ2 ngày càng được quan tâm do tính phổ biến
của bệnh. Bệnh lý bàn chân ĐTĐ2 do sự phối hợp của tổn thương mạch máu,
thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao. Một
thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh
ĐTĐ2 có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do
nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ2 phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp
15 lần so với người không bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp
cắt cụt chân [5]. Theo Martin năm 2001 cho thấy ở Tây Ban Nha tỷ lệ biến
chứng nhiễm trùng bàn chân là 14% [39].
+ Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn
do có nhiều yếu tố thuận lợi nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm
khuẩn là một nhân tố quan trong thúc đẩy bệnh nhân bị ĐTĐ tăng đường
huyết và đi vào hôn mê. Các loại nhiễm khuẩn hay gặp như: Nhiễm trùng
đường tiết niệu: Viêm bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến viêm đài bể thận
cấp dần đến viêm mãn và suy thận [34].
+ Các nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng hay gặp như: lao phổi là biến
chứng được y văn mô tả như là bạn đồng hành của ĐTĐ. Viêm phổi: viêm
phổi ở bệnh ĐTĐ thường nặng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng. Thường
gây các biến chứng nặng như: áp xe, nhiễm trùng huyết. Viêm phổi do vi
khuẩn Gr(-) thường gặp ở bệnh ĐTĐ hơn người bình thường [34].
+ Các biến chứng nhiễm khuấn khác như ở da và niêm mạc: mụn nhọt
(tụ khuấn, nấm), viêm cơ hậu bối, viêm lợi- rụng răng [63].
1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ2 [24] [6]
Theo các tác giả có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ2, chẳng hạn
như: tuổi cao, yếu tố di truyền, lối sống ít luyện tập thể lực và chế độ ăn giàu
calo [37], [55].



8

- Tuổi
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh
ĐTĐ2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 càng cao. Ở châu Á, ĐTĐ2 có
tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, thường xảy ra sau tuổi 50
chiếm 85 - 90% các trường hợp ĐTĐ2 [63]. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh
ĐTĐ2 lên tới 16% [63]. Sự gia tăng ĐTĐ2 theo tuổi có nhiều yếu tố tham gia,
các thay đổi chuyển hóa hydrat liên quan đến tuổi, điều này giải thích tại sao
nhiều người mang gen di truyền ĐTĐ2 mà lại không bị ĐTĐ2 từ lúc còn trẻ
đến khi về già mới bị bệnh. Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện
nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc ĐTĐ2. Quan sát sự xuất hiện
bệnh ĐTĐ2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở
thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 - 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh
giảm xuống còn 40 - 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đoán ĐTĐ2 dưới
20 tuổi không còn là hiếm [51].
- Giới
Tỷ lệ mắc ĐTĐ2 ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng
dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ2 không theo
quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung
Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc ĐTĐ2 ở cả hai giới tương đương nhau. Tại
Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc ĐTĐ2
ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [27]. Nghiên cứu về tình hình ĐTĐ2 và yếu tố
nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 - 2003 cho thấy không có sự
khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới [1], [2].
- Địa dư
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ2 đều cho thấy lối sống công nghiệp

hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ2. Tỷ lệ mắc ĐTĐ2


9

tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với những người sống ở ngoại
thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc...[32]. Một số nghiên
cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Trần Hữu
Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với
ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p <0,01 [6]. Yếu tố địa dư ảnh
hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ2 thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn
uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra [63].
- Chỉ số nhân trắc
Theo định nghĩa của WHO thì thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá
cân nặng so với chiều cao; béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không
bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ. “Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể” [26]. Theo các chuyên gia
của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng
mắc ĐTĐ2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì ở người
trưởng thành dinh dưỡng hợp lý, cân nặng nói chung cần ổn định và duy trì
trong một giới hạn theo cân nặng thích hợp. WHO khuyên dùng chỉ số khối
cơ thể BMI để nhận định về tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.
Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với khối lượng mỡ trong cơ thể do đó WHO
khuyến nghị dùng để đánh giá mức độ gầy béo của người trưởng thành. Cho
tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất [63]. Tuy
nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy
giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số
thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, ĐTĐ lâm sàng
thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương. Béo

bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà
phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo


10

bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì
hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu,
THA và rối loạn chuyển hóa đường. Béo phì dạng nam: khi tỷ lệ vòng
bụng/vòng hông lớn hơn hoặc bằng 0,90 đối với nam và 0,85 đối với nữ.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng
nhất dẫn đến sự kháng insulin [24], [47]. Theo nghiên cứu của Thái Hồng
Quang ở những người có béo phì độ I tỷ lệ mắc ĐTĐ2 tăng lên 4 lần, béo phì
độ II tỷ lệ tăng lên đến 30 lần so với người bình thường. Ở người béo phì,
lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng bụng/vòng hông lớn,
béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng Insulin do thiếu hụt sau
thụ thể trong tác dụng của Insulin. Béo đưa đến sự thiếu Insulin tương đối do
giảm số lượng thụ thể ở tổ chức cần Insulin. Do tính kháng Insulin cộng sự
giảm tiết Insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ
chức cơ và mỡ, ức chế quá trình photphotrin hoá và oxy hoá glucose, làm
chậm quá trình chuyển hoá hydratcacbon thành mỡ, giảm tổng hợp glycozen ở
gan, tăng cân tạo đường mới và ĐTĐ2 xuất hiện [30]. Nghiên cứu của Colditz
G.A và cộng sự kết luận béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của
ĐTĐ2 [44]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người
có BMI > 23 có nguy cơ đái tháo đường týp 2 gấp 2,89 lần so với người bình
thường [27]. Wald NJ và cộng sự [62] cho nghiên cứu trọng lượng cơ thể và
ĐTĐ2 cho thấy giảm trọng lượng sẽ làm giảm nguy cơ ĐTĐ2.
- Tăng huyết áp (THA):
Bệnh tim mạch, THA, béo phì được coi là những nguy cơ phát triển
thành ĐTĐ2 nhất là ở thành thị. Theo một số tác giả thì 50% số người ĐTĐ1

bị THA và hầu hết những người ĐTĐ2 bị THA tỷ lệ THA ở người ĐTĐ2 cao
hơn rất nhiều so với người bình thường. THA có thể xuất hiện trước hay sau
khi bị ĐTĐ2 lâm sàng, tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ2 đều tăng theo tuổi đời,


11

số năm bị bệnh và BMI, nồng độ glucose máu và một số biến chứng tim mạch
hoặc biến chứng thận. Vấn đề THA ở bệnh nhân ĐTĐ2 còn nhiều tranh cãi,
THA là biến chứng của ĐTĐ2 hay ĐTĐ2 xuất hiện sau THA [61], [46]. Tuy
nhiên trên thực tế cũng có những bệnh nhân THA có ĐTĐ2, có những bệnh
nhân ĐTĐ2 có biến chứng là THA. Qua nghiên cứu của Trần Hữu Đàng tỷ lệ
ĐTĐ2 trên bệnh nhân THA là 31,5% [6]; Có tác giả chứng minh rằng thay
đổi lối sống và chế độ tập thể dục làm giảm rõ rệt huyết áp ở bệnh nhân
ĐTĐ2 [64].
- Tiền sử rối loạn dung nạp glucose máu (RLDNGM)
RLDNGM là nguy cơ tiềm ẩn của ĐTĐ2 thực sự cao. Tỷ lệ giữa
ĐTĐ2 và tiền sử RLDNGM là một chỉ số của giai đoạn dịch bệnh tiềm
tàng trong dân số. Ở những người giảm dung nạp glucose máu nếu biết
sớm chỉ cần can thiệp bằng chế độ ăn uống và luyện tập thì ít có nguy cơ
trở thành ĐTĐ2 thực sự.
Theo quan điểm của các chuyên gia ĐTĐ thì 1/3 số người bị
RLDNG sẽ tiến triển thành ĐTĐ2, 1/3 sẽ tiếp tục tình trạng này và 1/3 trở
về tình trạng bình thường [12]. Nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ2 ở
những người RLDNG rất lớn và đặc biệt ở đối tượng cao tuổi, vì vậy cần
quản lý, tư vấn về chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để tránh tiến triển
thành bệnh ĐTĐ2 thực sự [2].
- Lối sống và môi trường, chế độ ăn, thuốc lá và bia rượu.
Các yếu tố lối sống và môi trường có thể làm tăng hoặc giảm khả năng
bị bệnh ĐTĐ. Ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà nhiều

đường có tỷ lệ ĐTĐ2 cao ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin
góp phần vào quá trình phát triển của bệnh ở người trẻ cũng như người cao
tuổi. Ở người già ĐTĐ2 có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất
chống ôxy hoá như vitamin C, vitamin E thì cải thiện được hoạt động của


12

Insulin và quá trình chuyển hoá một số người cao tuổi ĐTĐ2 thiếu magie và
kẽm khi được bổ sung cải thiện tốt chuyển hoá glucose. Chế độ ăn nhiều chất
xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế như khoai củ, ăn nhiều rau giảm nguy cơ
mắc bệnh ĐTĐ. ĐTĐ2 tăng nhanh ở các quốc gia, ở các cộng đồng dân cư
đang trong thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống, người ta thấy rằng tỷ
lệ ĐTĐ2 ở trung quốc là 2% trong khi đó người Trung Quốc ở Mauritius có
tỷ lệ mắc bệnh là 13% qua đó cho thấy bên cạnh yếu tố di truyền sự gia tăng
của bệnh theo điều kiện phát triển kinh tế và vùng sinh thái nói lên tầm quan
trọng của yếu tố dinh dưỡng và môi trường đối với sự xuất hiện của bệnh
ĐTĐ. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng: Thuốc lá và bia rượu là những chất
gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn chuyển hoá [33], [63], [53].
Tác giả Lahamakshmy T. (2014), thì cho rằng có thể phòng ngừa bệnh này
bằng chế độ ăn và tập luyện [40].
- Thể dục
80% số bệnh nhân ĐTĐ2 thiếu vận động. Có nhiều nguyên nhân làm
người bệnh thiếu vận động như kém tin tưởng vào hiệu quả của việc vận
động, do sợ hạ đường huyết, do các biến chứng của bệnh. Lợi ích vận động
thường xuyên giúp, giảm huyết áp, cải thiện chức năng tim mạch, giảm bệnh
mạch vành, béo phì, giảm nguy cơ rối loạn đông máu, giảm cholesterol toàn
phần và triglycerid, tăng HDL-c, cải thiện chứng đi cách hồi, cải thiện khả
năng làm việc, sáng tạo, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm stress, giảm đau
và cứng khớp (thoái hóa khớp), phòng ngừa loãng xương, chậm xuất hiện sa

sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, cải thiện tình trạng đề kháng insulin, tăng tiêu
thụ glucose, giảm sản xuất glucose từ gan, kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Chỉ cần giảm cân khoảng 7% là có thể cải thiện đáng kể tình trạng đề kháng
insulin [39], [47]...Tác giả Armstrong MJ (2014), nghiên cứu thấy rằng tập
thể dục có thể kiểm soát và hỗ trợ bệnh nhân ĐTĐ2 [54].


13

1.5. Tình hình bệnh và các nghiên cứu về ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
- Trên thế giới
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ2 gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu,
WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới bởi tỷ
lệ tử vong, tàn phế cũng như chi phí kinh tế cho nó ngày càng lớn. Ở Mỹ, theo
Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ2 tăng 14% trong hai năm từ
18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [63]. Theo một thông báo
của Hiệp hội ĐTĐ2 quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246 triệu người mắc
bệnh, trong đó bệnh ĐTĐ2 chiếm khoảng 85 - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ2.
Năm 1996 tại Mỹ, Bộ Y tế và Chính phủ Mỹ đã chi trên 90 tỷ USD cho chăm
sóc và quản lý bệnh nhân ĐTĐ2, Theo báo cáo của Bộ Y tế Phần Lan trong
năm 1996 riêng chi phí cho điều trị và quản lý ĐTĐ2 chiếm 14% ngân sách
của ngành y tế [24]. Đối với các nước phát triển chi phí cho điều trị và chăm
sóc bệnh ĐTĐ2 chiếm 6 – 14% kinh phí toàn bộ ngành y tế [24]. Ở các nước
đang phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước phát triển [17].
Các nước châu Á hiện nay có khoảng 62 triệu người bị ĐTĐ, khu vực
Tây Thái Bình Dương, theo ước tính hiện nay có ít nhất 30 triệu người bị
ĐTĐ2 [26], tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 ở người lớn chiếm khoảng 4% vào năm
1995, dự kiến tăng đến 5,4% vào năm 2025, nghĩa là 135 triệu bệnh nhân
ĐTĐ2 vào năm 1995, sẽ đạt 300 triệu bệnh nhân vào năm 2025. Tỷ lệ ĐTĐ2
ở khu vực Đông Nam Á là 5,3%) [47]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh

nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra
thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt
động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối,
nhiều mỡ. ĐTĐ2 gây ra nhiều biến chứng, các biến chứng tim mạch có tỷ lệ
tử vong và tàn phế rất cao. ĐTĐ2 biến chứng nổi bật là tổn thương các mạch
máu, suy thận phải chạy thận nhân tạo, ngoài ra 5 – 15% bệnh nhân phải cắt
cục chi dưới mà trên 50% không phải do chấn thương [24], [6]. Cortez – Dias N


14

và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 16.856 người có tuổi trung bình là 58,1 ±15,1;
61,6% là nữ giới, với 3.215 người mắc bệnh ĐTĐ. Kết quả cho thấy trong
nhóm người bệnh ĐTĐ, 90,2% được điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết
và 51,7% có nồng độ HbA1C <7%. Trong số những bệnh nhân cao HA bị
ĐTĐ, 78,4% được dùng thuốc hạ HA nhưng chỉ 9,3% có chỉ số HA <
130/80mmHg. Hiệu quả của việc kiểm soát bệnh ĐTĐ có tác động mạnh tới
nguy cơ biến chứng lâu dài. Việc quản lý bệnh ĐTĐ tại cơ sở chăm sóc sức
khoẻ ban đầu ở Bồ Đào Nha có thể và nên được cải thiện, vì 9,8% số người
bệnh không được điều trị và 48,3% không được kiểm soát bệnh [45]. Braga
M. và cộng sự (2010) nghiên cứu 3.002 bệnh nhân điều trị ngoại trú mắc bệnh
ĐTĐ týp 2 tại cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Canada và thấy rằng 46%
bệnh nhân có chỉ số huyết áp ở trên mức được khuyến nghị, trong số này,
11% không được điều trị, 28% dùng đơn trị liệu [41]. Johnson-Spruill và cộng
sự (2009) nghiên cứu 1.276 người bệnh ĐTĐ týp 2 thấy rằng 55,6% người
bệnh có tập luyện, nhưng chỉ 27,7% tự kiểm soát glucose máu [50]. Frei A và
cộng sự [48] nghiên cứu đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được
kiểm soát không tốt tại cơ sở chăm sóc ban đầu của Thụy Sỹ là điều trị không
đúng phác đồ và hành vi sức khỏe không đúng. Chew BH và cộng sự [42]
nghiên cứu người dân tộc thiểu số Malaysia cho thấy: người già và quá cân

mới được chẩn đoán ĐTĐ, không có bác sỹ theo dõi, dùng thuốc giảm huyết
áp không hợp lý là yếu tố liên quan đến THA ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2. Ở Nhật Bản, Umegaki H và cộng sự nghiên cứu thấy: bệnh nhân
ĐTĐ2, mắc thêm bệnh thận, THA, tăng triglycerid máu liên quan đến giảm
nhận thức [60].
- Tại Việt Nam
Ở Việt Nam thống kê ở một số bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ2 là bệnh
thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết.


15

Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện
Bạch Mai, tỷ lệ ĐTĐ2 chiếm 81,5%; tỷ lệ ĐTĐ1 chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm
61,2%; tỷ lệ nam chiếm 38,8% [7]. Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh
Hóa [27]; Vũ Huy Chiến tại Thái Bình [4], Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An [17]
cho tỷ lệ mắc ĐTĐ2 lần lượt là 4%; 4,3% và 3%.
Năm 2004, Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước
nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận ĐTĐ2 là bệnh gặp chủ yếu ở người
có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội [7], [1], [2]. Đó là
một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ
cộng đồng.
Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang [3]; Hoàng Thị Đợi,
Nguyễn Kim Lương tại Thái Nguyên [7] cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao
hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều.
Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao
nhất thế giới, nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh nhất thế
giới. Tuy nhiên nhận thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường, nhất là kiến
thức phòng bệnh lại rất thấp. Do nhận thức về bệnh tật thấp cũng như những
hạn chế của mạng lưới y tế nên tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường không được

phát hiện trong cộng đồng còn cao, chiếm 64,5%. Vào thời điểm bệnh ĐTĐ
được chẩn đoán, 50% số bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng. ĐTĐ thường
được phát hiện muộn, nhất là ĐTĐ2. Thường khi phát hiện, khoảng 20% bệnh
nhân đã có tổn thương thận, 8% có tổn thương võng mạc, 9% có tổn thương
thần kinh và 50% đã có bệnh tim mạch [19]. Theo tác giả Nguyễn Văn Quynh
(2003)- Bệnh Viện Trung ương Quân Đội 108, đã nghiên cứu các biến chứng
và đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ2; Qua nghiên cứu 218 bệnh
nhân ĐTĐ2 nhận thấy: ĐTĐ2 thường có nhiều biến chứng phối hợp và tăng


16

theo thời gian bị bệnh. Sau 15 năm bị bệnh: 100% có tổn thương tim mạch;
76,1% tổn thương mắt; 71,1% tổn thương thận. Tổn thương thận tăng theo
thời gian bị bệnh, biểu hiện sớm nhất là protein niệu. Sau 15 năm có 100%
THA và 93,3% suy thận trong đó có 26,7% suy thận độ IV [10], [13].
Nguyễn Thị Ngọc Hân và cộng sự (2010) nghiên cứu 165 bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 và nhận thấy rằng 62,4% số bệnh nhân chấp hành tốt việc điều trị.
65,5% số bệnh nhân kiểm soát tối ưu BMI, 40% về huyết áp, 32,1% về
cholesterol, 33,3% về triglycerid, 30,3% về Glucose máu và 31,5% về
HbA1C [14].
Tại Hải Dương, số bệnh nhân ĐTĐ2 ngày một tăng nhưng nhiều người
khi được phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng. Năm
2013, theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, qua điều tra, tổ chức khám sàng lọc
ĐTĐ2 cho hơn 3.600 người, tại 10 phường của thành phố Hải Dương, đã phát
hiện 298 trường hợp ĐTĐ (chiếm 8,3%) và 900 trường hợp bị tiền ĐTĐ
(chiếm gần 25%). Theo Vũ Thị Tuyết Mai [22], nghiên cứu tại thị xã Chí
Linh năm 2011 cho thấy 29,7% bệnh nhân được kiểm tra glucose 1 tháng/lần,
49,4% được kiểm tra HA 1 tháng/lần, 58,8% người bệnh kiểm tra glucose
máu chưa tốt, 46,9% điều trị bệnh bằng đơn trị liệu. Tác giả cũng cho thấy

thuận lợi trong quản lý là 100% được khám và điều trị theo bảo hiểm y tế,
43,8% có sự trợ giúp của gia đình và người thân trong quá trình khám và điều
trị, 71,6% tập luyện thể lực thường xuyên, 90,7% không hút thuốc lá, thuốc
lào, 88,3% không uống rượu, bia, hạn chế ăn đồ ngọt…
Cũng như nhiều huyện thuộc tỉnh Hải Dương, hiện tại chúng tôi chưa
biết tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Tính đến tháng 10 năm 2012, bệnh viện
đa khoa huyện Tứ Kỳ đang khám và điều trị cho hơn 700 bệnh nhân ĐTĐ2.


17

1.6. Quản lý điều trị ĐTĐ2
Huyện Tứ Kỳ thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc
Bộ. Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình,
phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình), phía Tây
Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây giáp huyện Gia Lộc, phía Tây Nam
giáp huyện Ninh Giang - đều thuộc tỉnh Hải Dương. Phía Đông Nam giáp
huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc), phía Đông giáp huyện Tiên Lãng
(ranh giới là một đoạn sông Thái Bình) - đều là các huyện của thành phố Hải
Phòng. Huyện có 26 xã và 1 thị trấn với diện tích: 170,03 km², dân số:
168.790 người (tháng 3/2008), mật độ: 970 người/km², nghề nghiệp chủ yếu
là nông dân, thu nhập bình quân đầu người là 12 triệu người/ năm (2013), tỷ
lệ tham gia bảo hiểm y tế là trên 50%.
Bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ là bệnh viện duy nhất của huyện Tứ Kỳ.
Khám chữa bệnh cho không chỉ nhân dân trong huyện mà cả một số xã của
huyện Thanh Hà và Ninh Giang. Bệnh viện Tứ Kỳ là bệnh viện hạng 3, có
150 giường bệnh, với 26 bác sĩ. Bệnh viện đã khám điều trị và quản lý ĐTĐ2
từ nhiều năm nay. Hiện nay, việc quản lý và điều trị bệnh nhân ĐTĐ2 đã và
đang được thực hiện. Các bác sĩ của bệnh viện và điều dưỡng thường xuyên
đi tập huấn về điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ. Khám chữa bệnh ngoại

trú có 2 phòng khám tư vấn riêng với 2 bác sĩ chuyên khoa 1 và 6 điều dưỡng
có trách nhiệm khám bệnh tư vấn về chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc cho
mỗi bệnh nhân. Các bệnh nhân ĐTĐ2 nặng được điều trị nội trú tại khoa Hồi
sức cấp cứu và khoa Nội - Nhi. Là một bệnh viện tuyến huyện nên cở sở và
trang thiết bị y tế còn hạn chế. Trong chẩn đoán bệnh nhân ĐTĐ2 chúng tôi
chủ yếu dựa vào lâm sàng (khám và hỏi bệnh tỉ mỉ) và xét nghiệm đường
huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, đường huyết tại thời điểm bất kỳ, xét
nghiệm đường máu là một xét nghiệm thường quy đối với bệnh nhân đến


×