Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.13 KB, 66 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI
I. Những vấn đề chung
1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ
Thuật Hà Nội
Tên đầy đủ: Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội
Tên tiếng anh: College of Economics - Hanoi Engineering
Địa chỉ: Số 9 Trần Vĩ - Bắc Từ Liêm - Quận Từ Liêm - Hà Nội
Số điện thoại: 043 5577500 – 043 5577501 - Fax: 043 5576629
Website : www.hcet.edu.vn

Email:

1.1. Giới thiệu chung về Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Hà Nội là Trường chuyên đào tạo
cử nhân kinh tế và cử nhân công nghệ với các ngành nghề có yêu cầu lớn của thị
trường lao động hiện nay. Trường đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo kiến thứccông nghệ mới; Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ
vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh. Ngoài ra, Trường coi hoạt động
nâng cao dân trí và phát triển cộng đồng là một trong những nhiệm vụ của
Trường.
Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã
nhiều năm giảng dạy tại các Trường Đại học lớn, có uy tín trong nước như: Đại
học Bách Khoa Hà Nội; Đại học Kinh tế Quốc dân, Học Viện kỹ thuật Quân sự,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Học Viện Ngân Hàng, Học Viên Tài Chính… Phần
lớn giảng viên được đào tạo tại các nước như LiênXô (cũ), Đức, Hunggari,
Balan, Cộng hòa Czech, Trung Quốc, Anh…
Trụ sở của Trường Hiện nay tại 9 Trần Vĩ – Từ Liêm – Hà Nộ (Giảng
đường E, Học Viện Tư Pháp Đường Trần Vĩ – Từ Liêm - Hà Nội). Tại đây, có
Bộ phận lãnh đạo, quản lý của Trường với các phòng chức năng làm việc và một
số phòng học cho sinh viên. Trường đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới khang
trang trên diện tích 20.000m2 đất tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm thuộc Khu


vực các Trường Đại học- Cao đẳng Bắc Cổ Nhuế-Chèm.
Nguyễn Văn Qúi

1

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Đào tạo cử nhân trình độ Cao đẳng, có đức, có tài, nắm được kiến thức
khoa học ở trình độ cao, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng tập hợp, tổ chức,
giải quyết các vấn đề kinh tế- khoa học- xã hội một cách có hiệu quả.
- Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công nhân tay nghề cao, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Trường còn có chức năng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa
học với đào tạo nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
Cơ cấu tổ chức của trường hiện nay được xây dựng theo kết cấu theo cơ
cấu ma trận. Cơ cấu linh hoạt này, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
được đánh giá là một trong những trường năng động nhất trong khối cao đẳng
tại miền Bắc. Với cơ cấu này, các bộ phận phòng ban có thể hoạt động độc lập
nhưng lại dưới sự kiểm soát của bộ phận kiểm soát cấp trên từ đó tạo nên sự
thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường nhất là môi trường luôn cần
cập nhật như giáo dục. Làm việc trong Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà
Nội là đội ngũ các thầy cô giáo có thâm niên trong nghề và các thầy cô giáo trẻ
nhiệt tình trong công việc. Với sự kết hợp này, đôi ngũ giáo viên, cán bộ công
nhân viên của Trường rất năng động đáp ứng tốt mọi nhu cầu dạy và học của
sinh viên trong trường. Hiện nay, cơ cấu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Hà Nội như sau:
- Hội đồng sáng lập Trường:
1. TS. Phạm Gia Thiệu – Chủ tịch

2. CVCC Nguyễn Văn Thiêm – Phó Chủ tịch
- Hội đồng quản trị :
1. CVCC Nguyễn Văn Thiêm – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
2. ThS. Nguyễn Thị Hà – Phó Chủ tịch
3. KS. Phạm Gia Thắng - Ủy viên
- Ban Giám hiệu Nhà trường:
Nguyễn Văn Qúi

2

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


1. TS. Phạm Gia Thiệu – Hiệu trưởng
2. PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự - Phó Hiệu trưởng thường trực
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CỦA TRƯỜNG
1. Văn Phòng tổng hợp.
2. Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học.
3. Khoa Đào tạo thường xuyên.
4. Trung tâm Hợp tác phát triển đào tạo nghề (đào tạo Cao đẳng nghề).
5. Trung tâm tư vấn du học Hà Nội.
6 Trung tâm Tiếng Anh, Tin học Hà Nội.
TỔ CHỨC KHOA, BỘ MÔN HIỆN NAY
- Khoa Cơ bản, gồm các Bộ môn:
+ Bộ môn Chính trị
+ Bộ môn Tiếng Anh
+ Bộ môn Toán Lý
+ Bộ môn Kinh tế chung
- Bộ môn Kế toán;
- Bộ môn Tài chính – Ngân hàng;

- Bộ môn Quản trị - Du lịch ;
- Bộ môn Công nghệ thông tin.
CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
- Chi bộ Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội.
- Đoàn TNCSHCM Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội.
- Công đoàn Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội.

Nguyễn Văn Qúi

3

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
BAN GIÁM HIỆU

Các phòng ban chức
năng

Tổ chức Khoa, Bộ môn

VP tổng hợp

BM chính trị

Phòng ĐT&NCKH

BM Tiếng Anh


Các tổ chức CT - XH

Chi bộ Trường CĐ
KT – KT Hà Nội

BM Toán Lý

Đoàn TNCS HCM
Trường CĐ KT
KT Hà Nội

TT Đào tạo Hà Nội

BM Kinh tế chung

Công đoàn Trường
CĐ KT KT Hà Nội

TT tư vấn du học Hà
Nội

BM Kế toán

TT tiếng Anh & Tin
học Hà Nội

BM TC - NH

Khoa ĐTTX


BM Quản trị du lịch
BM CNTT

2.1. Cơ cấu các bộ môn của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
Để đảm bảo chất lượng dạy và học Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Hà Nội đã xây dựng đội ngũ giảng viên với chất lượng cao đáp ứng với tất cả
nhu cầu học hiện nay. Điều này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh không nhỏ của
HCET với các Trường Cao đẳng khác. Cơ cấu các bộ môn được thể hiện như
sau:

Nguyễn Văn Qúi

4

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Bộ môn chính trị
Trưởng Bộ môn từ khi thành lập đến 31/1/2012: TS.Đinh Văn Phượng.
Đến ngày 1/2/2012: Th.S Khoa học xã hội và nhân văn, GVC Đinh Đăng
Định thay TS Đinh Văn Phượng làm Quyền trưởng Bộ môn và làm Trưởng Bộ
môn từ ngày 1/5/2012.
Biên chế hiện có : tổng số 4 giảng viên (3 cơ hữu, 1 HĐDH).
Bộ môn Toán – Lý
Tên gọi: Bộ môn cơ bản từ 12/2010 đến 27-9-2012; Bộ môn Toán – Lý
từ 28-9-2012 đến nay, Quyết định số 302/QĐ CĐKTKTHN ngày 28-9-2012.
Từ ngày thành lập đến 11-2010: PGS, TS, NGUT Phạm Ngọc Phúc ,
giảng viên hợp đồng là trưởng Bộ môn
Từ 2-12-2010 đến nay: TS.GVC Nguyễn Đức Nụ, giảng viên hợp đồng là trưởng
Bộ môn

Biên chế: Từ ngày thành lập đến 30/9/2012: Bộ môn không có giáo viên cơ
hữu, tất cả đều là giáo viên thỉnh giảng. Từ 1 – 10 – 2012 đến nay: Bộ môn có 01
giáo viên cơ hữu và 01 giáo viên hợp đồng có thời hạn.
Bộ môn Tiếng Anh
- Trưởng Bộ môn : ThS. GVC. Nguyễn Thị Liên.
- Biên chế: Tổng số : 07 ( trong đó có 4 cơ hữu và 3 hợp đồng dài hạn ).
Bộ môn Kinh tế chung
Trưởng Bộ môn: TS Kinh tế Trương Văn Phúc (từ 2009 đến tháng
10/2012);
Trưởng Bộ môn: TS Kinh tếVũ Thị Phương Thụy (từ tháng 10/2012 đến
nay).
Biên chế hiện có: 07người.Trong đó: 6 giảng viên cơ hữu và 1 hợp đồng
dài hạn).
Bộ môn Công nghệ Thông tin
Trưởng bộ môn: Thạc sỹ Mạc Văn Quang
Nguyễn Văn Qúi

5

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Biên chế hiện có ( bao gồm cơ hữu và hợp đồng dài hạn ) : 07 người, cụ
thể là:
+ GVC. Trần Kim Đính
+ GVC. Trần Văn Mận
+ Ths. Nguyễn Ngọc An
+ Ths. Lương Văn Nguyên
+ CN. Trương Công Định
+ CN. Ma Văn Hơn

Bộ môn Kế toán
Từ khi thành lập đến tháng 9/2012: ThS. Nguyễn Thị Chanh, sau đó là
ThS. Mai Ngọc Miên;
Từ tháng 10/2012 đến nay: NGUT. ThS. Nguyễn Thị Dung
- Phó trưởng bộ môn: CN. Trần Thị Miến
- Nhân sự: Hiện nay bộ môn có tổng số 07 giảng viên cơ hữu, trong đó có
01 giảng viên đang trong thời gian thử việc:
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng là một trong số các bộ môn được hình
thành sớm nhất của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội với 2 chuyên
ngành: Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng.
Năm học 2008-2009 bộ môn chưa có giảng viên cơ hữu, chỉ có 1 giảng
viên bán cơ hữu. Số giảng viên cơ hữu của bộ môn từ năm 2009, 2010, 2011 có
2 giảng viên (TS. Dương Thị Tuệ, ThS. Ngô Huy Cương). Đến tháng 5/2012 bộ
môn được bổ sung thêm một số giảng viên, hiện nay (tháng 12/2012) bộ môn có
4 giảng viên cơ hữu và 3 giảng viên hợp đồng dài hạn.
Bộ môn quản trị kinh doanh và du lịch
Quyết định thành lập số 31/QĐ-CĐKTKT ngày 02 tháng 6 năm 2008
Bộ môn được sát nhập từ Bộ môn Quản trị kinh doanh và Bộ môn Du lịch
Trưởng bộ môn:
+ Trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh:
Nguyễn Văn Qúi

6

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


PGS TS Nguyễn Nguyên Cự từ khi thành lập trường đến tháng 11/2011.
GVC Nguyễn Văn Quý từ tháng 12/2011 đến 04/2012.

+ Trưởng bộ môn Du lịch :
TS.Trịnh Quang Hảo từ khi thành lập trường đến tháng 04/2012.
+ Trưởng bộ môn Quản trị Kinh doanh và Du lịch từ 05/2012 đến nay:
GVC Nguyễn Văn Quý.
Biên chế Bộ môn hiện có (tính đến 1/12/2012) : 12 người.
Trong đó: 8 giảng viên cơ hữu và 4 hợp đồng dài hạn.
Các ngành đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
Với mục tiêu dài hạn là phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà
Nội theo hướng đa dạng, đáp ứng được mọi yêu cầu các ngành nghề trong thị
trường lao động nước ta. Trong những năm vừa qua, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội đã tích cực xây dựng mở rộng các ngành đào tạo của mình để
thực hiện mục tiêu trên.

Nguyễn Văn Qúi

7

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Bảng: Tổng hợp các hệ, các ngành và các chuyên ngành đào tạo của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
STT

Hệ

Ngành

Chuyên ngành

Kế toán

Tài chính - Ngân hàng
1

Cao đẳng chính
quy
Quản trị kinh doanh

Truyền thông và mạng
máy tính

2
3
4

Kế toán doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp
Ngân hàng
Tài chính doanh nghiệp
Thuế
Hải quan
Quản trị doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Quản trị khách sạn du lịch và
lữ hành
Quản lý khai thác máy tính
và mạng máy tính
Quản trị mạng và an ninh
thông tin mạng
Hướng dẫn du lịch


Việt Nam học
Liên thông
Kế toán
TCCN lên Cao Tài chính - Ngân hàng
Kế toán
Cao đẳng nghề
Quản trị mạng máy tính
Trung cấp
Kế toán doanh nghiệp
chuyên nghiệp Tài chính - Ngân hàng
(Nguồn: Phòng NCKH – ĐT)
Các chuyên ngành đào tạo
- Ngành quản trị kinh doanh
Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp

Kiến thức, kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về Quản trị kinh doanh; Có kiến
thức và kỹ năng hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động quản
trị tại các đơn vị và doanh nghiệp; Có Kỹ năng phân tích thị trường và nhận biết
vấn đề trong thực tế sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định, các giải pháp
giải quyết vấn đề hiệu quả; Có kỹ năng làm việc độc lập và làm viêc nhóm; kỹ
năng giao tiếp, thuyết trình; Kỹ năng khởi nghiệp; Có trình độ tiếng Anh B, trình
độ tin học B.
Nguyễn Văn Qúi

8

Lớp: Quản trị nhân lực K6A



Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng công tác tại các đơn vị của doanh nghiệp như: Phòng kế
hoạch, Tài chính, Nhân sự, Marketing, các đơn vị sản xuất, dịch vụ thuộc mọi
loại hình doanh nghiệp; Các bộ phận quản lý sản xuất và quản lý kinh tế tại các
cơ quan quản lý Nhà nước; Các Viện nghiên cứu, các trường.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo; Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành:Quản trị kinh
doanh với các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị kinh doanh tổng
hợp; Quản trị nhân lực; Quản trị chất lượng; Quản trị kinh doanh thương mại;
Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về kinh tế- xã hội Quản trị kinh doanh
tổng hợp để thực thi các chức năng quản trị liên quan đến các hoạt động sản
xuất, dịch vụ, kinh doanh của mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp; Có kỹ
năng phân tích, nhận biết vấn đề trong thực tế đưa ra các quyết định, các giải
pháp giải quyết vấn đề; Có kỹ năng làm việc độc lập và làm viêc nhóm; kỹ năng
giao tiếp, thuyết trình; Kỹ năng khởi nghiệp; Có trình độ tiếng Anh B, trình độ
tin học B.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng thích ứng rộng, đáp ứng nhu càu công việc quản trị tại các
đơn vị như: Phòng kế hoạch, Tài chính, Nhân sự, Marketing, hoặc tại các đơn
vị sản xuất, dich vụ , kinh doanh…thuộc mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp;
Các bộ phận quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước; Các Viện nghiên cứu,
các trường.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo; Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinh
doanh, với các chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị kinh doanh tổng
Nguyễn Văn Qúi


9

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


hợp; Quản trị nhân lực; Quản trị chất lượng; Quản trị kinh doanh thương mại;
Marketing…
Chuyên ngành quản trị khách sạn du lịch và lữ hành
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về kinh tế-xã hội, Quản trị kinh doanh
để thực thi các chức năng quản trị khách sạn, nhà hàng, du lịch và lữ hành của
mọi loại hình tổ chức và doanh nghiệp dịch vụ khách sạn và du lịch; Có kỹ năng
hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra; Kỹ năng phân tích thị trường và nhận
biết vấn đề trong thực tế sản xuất kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch, đưa
ra các quyết định, các giải pháp giải quyết hiệu quả; Có kỹ năng làm việc độc
lập và làm viêc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; Kỹ năng khởi nghiệp; Có
trình độ tiếng Anh B, trình độ tin học B.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức và doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ khách sạn và du lịch tại các bộ phận như: Phòng kế hoạch, Tài
chính, Nhân sự, Lễ tân; Tổ chức sự kiện, Quản lý các tuor du lịch. Marketing;
Các bộ phận quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước; Các Viện nghiên cứu,
các trường.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo;
Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinh
doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà
hàng và dịch vụ ăn uống; Marketing.

Chuyên ngành kế toán
Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
Kiến thức và kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về kinh tế-xã hội, kiến thức chuyên sâu
về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, kiểm toán, luật chuyên ngành. Có kiến
Nguyễn Văn Qúi

10

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


thức cơ bản về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu và tổ chức công tác kế toán trong
doanh nghiệp; Có kỹ năng thực hành thành thạo các nghiệp vụ kế toán; Có kỹ
năng hợp tác làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm
việc nhóm. Có trình độ tiếng Anh B; Trình độ học B, sử dụng thành thạo các
phần mềm tin học ứng dung trong nghiệp vụ kế toán và một số phầm mềm quản
lý khác
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Phòng Kế toán, Tài chính-Kế toán, Kế hoạch tiền lương… trong các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Các cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp ; Các cơ quan kiểm toán Nhà nước; Các viện nghiên cứu và các trường.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học theo đúng
chuyên ngành đào tạo;
Có thể học lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Kế toán, Tài chínhNgân hàng, Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Chuyên ngành kế toán tổng hợp
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức co bản về kinh tế-xã hội, tài chính-tiền
tệ, có kiến thức chuyên sâu về tài chính-kế toán, kế toán, pháp luật. tổ chức

công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán tại các loại hình tổ chức và doanh
nghiệp theo chế độ kế toán của Nhà nước; Có kỹ năng thực hành thành thạo các
nghiệp vụ kế toán: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng làm việc độc lập
và làm viêc nhóm; Có trình độ tiếng Anh B; trình độ tin học B, biết sử dụng các
phần mềm tin học ứng dung trong nghiệp vụ kế toán và một số phầm mềm quản
lý khác.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Phòng Kế toán, Tài chính-Kế toán, Kế hoạch tiền lương… trong các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;,Các cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp; Các cơ quan kiểm toán Nhà nước; Các viện nghiên cứu, các trường.
Nguyễn Văn Qúi

11

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo;
Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Kế toán, Tài
chính-Ngân hàng. Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Ngành tài chính ngân hàng
Chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, tài chính- tiền
tệ; chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, biết cách phân tích báo cáo tài chính,
hoạch định ngân sách vốn đầu tư, lập mô hình tài chính hoặc đầu tư tài chính;
Có kỹ năng nghiệp vụ thực hành nghề nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động tài
chính của doanh nghiệp; Có khả năng vận dụng các kiến thức về tài chính doanh

nghiệp vào thực tế và trong một số công việc liên quan đến quản trị doanh
nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp.; Có kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng phân tích; Có trình độ tiếng Anh B;
Trình độ tin học B, thành thạo các phần mềm trong quản lý tài chính và một số
phần mềm ứng dụng khác.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Phòng Tài chính-Kế toán, Kế hoạch trong các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế; Các cơ quan Tài chính và thuế của Nhà nước; Các cơ quan
kiểm toán Nhà nước; Các viện nghiên cứu, các trường.
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo;
Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Tài chính-Ngân
hàng Kinh tế, kế toán và Quản trị kinh doanh.
Chuyên ngành ngân hàng
Kiến thức và kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về Tài chính-Tiền tệ, Kế toán –
Nguyễn Văn Qúi

12

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Kiểm toán; Ngân hàng thương mại; Quản trị hoạt động Ngân hàng, phân tích tài
chính doanh nghiệp, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; Nắm vững kỹ năng thực
hành cụ thể trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng và các tổ chức tín dụng như:
các kỹ năng về tài chính-tín dụng, kế toán Ngân hàng., thị trường chứng khoán,
thanh toán Quốc tế: Có kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc độc lập, kỹ năng phân tích; Có trình độ tiếng Anh B; Trình độ tin học

B, thành thạo các phần mềm trong quản lý Tài chính- Ngân hàng và một số phần
mềm ứng dụng khác.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Các Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại; Các tổ chức tín dụng;
Các công ty chứng khoán thuộc mọi thành phần kinh tế.;Có thể đảm nhận tư
vấn Ngân hàng, tư vấn chứng khoán và các dịch vụ Ngân hàng khác; Các viện
nghiên cứu, các trường .
Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo;
Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành Tài chính-Ngân
hàng. Kinh tế Kế toán và Quản trị kinh doanh.
Chuyên ngành thuế
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thuế sẽ có những kiến thức cơ bản về
kinh tế-xã hội, tài chính-tiền tệ, kiến thức chuyên sâu về thuế, am hiểu các vấn
đề về lý thuyết thuế, chính sách thuế, các quy trình hạch toán thuế và có kiến
thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế; Có kỹ năng nghiệp vụ
thực hành nghề nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động về thuế và tài chính của
doanh nghiệp. Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
độc lập. Có trình độ tiếng Anh B; trình độ tin học B, Sử dụng thành thạo các
phần mềm trong quản lý tài chính, thuế và một số phần mềm ứng dụng khác.
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
Nguyễn Văn Qúi

13

Lớp: Quản trị nhân lực K6A



đào tạo;
Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Tài chính-Ngân
hàng; Kinh tế, kế toán và Quản trị kinh doanh.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng nhận những công việc chuyên môn về kế toán thuế, tư vấn
thuế, thanh tra thuế, quản lý thu thuế trong các cơ quan thuế và các cơ quan
quản lý nhà nước khác; Các công việc có liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Kế
toán trong doanh nghiệp; Có khả năng làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước
về thuế và hải quan; các cơ sở cung cấp các dịch vụ về thuế; Các viện nghiên
cứu và các trường.
Chuyên ngành hải quan
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, về tài chínhtiền tệ, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu
hàng hóa, am hiểu quy trình thủ tục hải quan; kiểm tra sau thông quan, kiểm soát
hải quan, có kiến thức hỗ trợ về pháp luật trong lĩnh vực hải quan và các cam kết
quốc tế về hải quan: Có kỹ năng nghiệp vụ thực hành nghề nghiệp trong lĩnh
vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; Thành thạo kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập. Có trình độ tiếng Anh
B; Trình độ tin học B, sử dụng thành thạo các phần mềm trong quản lý tài chính,
thuế, hải quan và một số phần mềm ứng dụng khác.
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành: Tài chính-Ngân
hàng; Kinh tế, kế toán và Quản trị kinh doanh.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng đảm nhận những công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất
nhập khẩu tại doanh nghiệp, nghiệp vụ hải quan, thuế: Có khả năng làm việc ở
các cơ quan nhà nước Hải quan, các công ty xuất nhập khẩu hang hóa và dịch
vụ; Các viện nghiên cứu và các trường.

Nguyễn Văn Qúi

14

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Ngành Việt Nam học
Chuyên ngành hướng dẫn du lịch
Kiến thức và kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về : Lịch sử, văn hóa, phong tục tập
quán kinh tế- chính trị- xã hội của Việt Nam; Có kiến thức về chuyên ngành
hướng dẫn du lịch: Kiến thức về tổng quan du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du
lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ lễ tân, quản trị khách sạn, nhà hàng; Có kỹ
năng tổ chức, điều hành và giải quyết các tình huống trong nghiệp vụ hướng
dẫn, thiết kế chương trình du lịch; Kỹ năng phân tích, nhận biết vấn đề và đưa ra
giải pháp trong thực tế dịch vụ kinh doanh du lịch; Kỹ năng giao tiếp, văn hóa
ứng xử hiệu quả trong hoạt động hướng dẫn du lịch và dịch vụ du lịch; Kỹ năng
làm việc độc lập và làm viêc nhóm; Có trình độ tiêng Anh B có thể sử dụng
trong công việc hướng dẫn du lịch; Trình độ tin học B có khả năng sử dụng tin
học thành thạo phục vụ công tác quản trị du lịch.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Có thể làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, điểm tham
quan du lịch, hoặc các cơ sở du lịch khác thuộc mọi thành phần kinh tế với chức
danh hướng dẫn du lịch; Các bộ phận quản lý dịch vụ du lịch tại các cơ quan
quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương; Các đơn vị phù hợp trong các
Viện nghiên cứu, các trườg.
Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành
đào tạo;

Có thể học tập lên Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành:Kinh tế du lịch ,
Quản trị kinh doanh du lịch và các ngành kinh tế ,Quản trị kinh doanh khác..
Mạng máy tính và truyền thông
Chuyên ngành quản lý khai thác máy tính và mạng máy tính
Kiến thức và kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý
hoạt động, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị mạng của máy tính và mạng máy
Nguyễn Văn Qúi

15

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


tính; Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức và quản lý máy tính và mạng máy
tính đảm bảo chất lượng, áp dụng các phương pháp và quy trình đảm bảo an
toàn cho hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu khai thác ứng dụng công nghệ
thông tin trong mọi hoạt động của đời sống xã hội; Có kỹ năng lắp ráp và khắc
phục các bộ phận của máy tính; Có khả năng xây dựng một mạng máy tính, vận
hành bảo trì hệ thống mạng; Có khả năng khai thác ứng dụng cho các hoạt động
xã hội dựa trên ứng dụng mạng máy tính (quản trị Web, tổ chức diễn đàn, quản
lý diễn đàn); Có kỹ năng làm việc độc lập, làm viêc nhóm; Có trình độ tiếng
Anh B phục vụ công tác chuyên môn.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc ở các cơ sở lắp ráp
máy tính, điều hành tin học hoặc đảm nhiệm các chức danh quản lý mạng máy
tính, công tác tại các cơ sở sản xuất phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin,
các cơ sở kinh doanh; Có thể làm nhân viên quản trị mạng (Admin); Cài đặt
mạng LAN với sử dụng nhều hệ điều hành, thực hiện các nhiệm vụ diên rộng
mạng WAN, PSTN,ISDN Fram, Relay 57…

Khả năng học tập nâng cao trình độ:
Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng chính quy được học liên thông lên Đại
học theo quy đinh của Bộ Giáo dục và đào tạo tại các trường Đại học có chuyên
ngành phù hợp; Có thể nâng cao chuyên môn theo chuẩn Quốc tế tại các cơ sở
đào tạo tại Việt Nam: NIIT: ACNA (Học viện mạng NIIT- Ấn Độ); Ciso:
CCNA,CCNP

(Học

viện

mạng

Cisco

System-

Mỹ);

Microsoft:

MCP,MCSA,MCSE ( Chuẩn quốc tế- Mỹ); Linux: LPC1,LPC2,LPC3 (Quản trị
mạng trên Linux chuẩn quốc tế); Network System: NSJ (Chuẩn kỹ sư mạng của
Nhật Bản)
Chuyên ngành quản trị mạng và kỹ thuật an ninh thông tin
Kiến thức và kỹ năng
Được trang bị kiến thức chuyên sâu về mạng máy tính: thiết bị mạng, các
phần mềm giao dịch mạng; Hiểu các nguyên tắc về truyền thông tin trong mạng;
Hiểu về an ninh mạng máy tính; Có kiến thức để xây dựng hệ thống mạng, có
Nguyễn Văn Qúi


16

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


khả năng đáp ứng được nhu ầu đảm bảo an ninh thông tin; Có kỹ năng lập
phương án quản trị mạng; Triển khai hệ thống áp dụng kỹ thuật an ninh thông
tin; Triển khai thiết kế mạng cục bộ, mạng diện rộng; Có kỹ năng làm việc độc
lập, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; Có tiếng Anh trình độ B có khả năng sử
dụng tiếng Anh trong chuyên môn.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực
hiện tại các cơ sở, các tổ chức có nhu cầu sử dụng mạng maý tính và an ninh
thông tin; Có thể làm việc tại mọi cơ sở có sử dụng mạng máy tính: LAN,
MAN, WAN, INTERNET.
Khả năng học tập nâng cao trình độ:
Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng chính quy được học liên thông lên Đại
học theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các trường Đại học có chuyên
ngành phù hợp.
Có thể nâng cao chuyên môn theo chuẩn Quốc tế tại các cơ sở đào tạo tại
Việt Nam: NIIT: ACNA (Học viện mạng NIIT- Ấn Độ); Ciso: CCNA,CCNP
(Học viện mạng Cisco System- Mỹ); Microsoft: MCP,MCSA,MCSE ( Chuẩn
quốc tế- Mỹ); Linux: LPC1,LPC2,LPC3 (Quản trị mạng trên Linux chuẩn quốc
tế); Network System: NSJ (Chuẩn kỹ sư mạng của Nhật Bản).

Nguyễn Văn Qúi

17


Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Bảng: Số lượng sinh viên hệ cao đẳng chính quy từ 2008 – 2013
Đơn vị tính: Sinh viên
Năm

2008

2009

2010

2011

2013

2014

Kế toán

302

475

445

350

32


23

Tài chính
ngân hàng

149

437

255

230

8

3

Quản trị
kinh doanh

58

93

100

75

5


3

Việt Nam
học

31

70

17

10

6

7

Máy tính

47

54

47

22

5


20

Ngành

(Nguồn: Phòng NCKH & Đào tạo)
Bảng: Số lượng sinh viên hệ cao đẳng chính quy từ 2008 – 2013
Đơn vị tính: Sinh viên
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

0

0

171

103

10


0

0

0

0

54

33

0

0

0

0

10

97

40

0

93


0

0

16

36

0

0

27

0

Kế toán

205

382

99

542

0

8


38

Ngân hàng

105

92

20

289

0

0

0

Năm
Ngành
Cao đẳng
nghề

Liên thông

Trung cấp
chuyên

Kế toán

Quản trị
mạng máy
tính
Kế toán
Tài chính
ngân hàng

(Nguồn: Phòng NCKH & Đào tạo)
2.2. Các hoạt động tiêu biểu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
Trong những năm vừa qua nhà Trường đó xây dựng được chiến lược phát
triển đúng đắn từ đầu và từng bước được điều chỉnh, bổ sung phự hợp yêu cầu
của tình hình mới, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, phát triển nội tại của Trường.
Từ việc đặt tên Trường đó tạo được sức hấp dẫn, thu hút nhiều người học;
Nguyễn Văn Qúi

18

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


đến xác định mục tiêu xây dựng phát triển Trường theo hướng phục vụ xã hội,
thực sự trở thành Trường đa ngành, đa cấp, liên thông; không ngừng hoàn thiện
bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, giảng viên; bảo đảm chất
lượng, hiệu quả, đúng kỷ cương pháp luật; đặc biệt quan tâm xây dựng cơ sở vật
chất đáp ứng yêu cầu đào tạo và môi trường sư phạm; mở rộng quan hệ với các
Trường tiên tiến trong và ngoài nước, tạo bước phỏt triển nhanh, vững chắc cho
Trường.
Công tác xây dựng tổ chức, quản lý của Trường có tính sáng tạo, phù hợp
với loại hình mới: Hệ thống Trường ngoài công lập, tự chịu trách nhiệm về tài
chính.

Thời gian qua, tổ chức của Trường được xây dựng từng bước, dần hoàn
thiện. Đến nay, bộ máy của Trường đứng đầu là Hội đồng quản trị, tiếp đến là
Ban Giám hiệu - Cơ quan điều hành quản lý đào tạo và các mặt hoạt động của
Trường. Giúp việc Ban Giám hiệu có 5 phòng chức năng, Khoa đào tạo thường
xuyên, Khoa Cơ bản (với 04 Bộ môn trực thuộc) và 4 Bộ môn trực thuộc
Trường, 2 Trung tâm đào tạo thuộc Trường và 4 cơ sở liên kết đào tạo với
Trường. Bộ máy hiện tại của Trường được phân cấp rõ ràng về trách nhiệm và
quyền hạn, bảo đảm được yêu cầu gọn, mạnh, hợp lý, đó và đang đảm đương
hoàn thành tốt nhiệm vụ của Trường.
Là một Trường ngoài công lập, nhưng Lãnh đạo Trường chúng ta rất quan
tâm xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, tạo điều
kiện cho các tổ chức này hoạt động, phát huy sức mạnh của từng tổ chức, hướng
vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường, đó làm phong phú thêm tổ chức
nhà Trường và đó cuốn hút lực lượng đông đảo Đảng viên, Đoàn viên thanh
niên, tích cực tham gia đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của Trường, thực sự đó có
đóng góp quan trọng vào thành tích xây dựng và phát triển chung của Trường.
Về công tác quản lý, nhà Trường đó đầu tư công sức, trí tuệ xây dựng
được “Bộ quy tắc” về các mặt hoạt động của Trường gồm: Các quy chế, quy
định về tổ chức nhân sự; Nội quy, quy chế làm việc; Quy chế, quy định về đào
Nguyễn Văn Qúi

19

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


tạo; Các quy chế, quy định về Cán bộ, giảng viên; Các quy chế, quy định về học
sinh - sinh viên; Quy chế, quy định về tài chính, chi tiêu nội bộ... với tổng số
137 văn bản các loại.
Bộ quy tắc núi trên là công trình trí tuệ của tập thể, vận dụng luật pháp và

các quy chế, quy định của các cơ quan quản lý cấp trên vào thực tiễn của
Trường, có giá trị tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của Trường, đó gúp
phần vào thành công của công tác quản lý, bảo đảm mọi nguồn lực của Trường
được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
Công tác xây dựng đội ngũ, Cỏn bộ, giảng viên
Từ nhận thức “Con người là yếu tố quyết định mọi thành công”, Lãnh
đạo nhà Trường rất quan tâm xây dựng đội ngũ Cán bộ, nhân viên, giảng viên cả
số lượng và chất lượng; tập trung xây dựng đội ngũ chủ chốt của Trưởng. Nhà
Trường đó xây dựng quy chế tuyển chọn chặt chẽ, xác định từ tiêu chuẩn, quy
trình tuyển chọn và có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, phân công giao trách
nhiệm kèm cặp giúp đỡ từng người, nên đó tập hợp được đội ngũ Cán bộ, nhân
viên, giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, tâm huyết, trách nhiệm,
đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay, số lượng Cỏn bộ, giảng
viên của Trường có 85 người (tăng gần 10 lần thời kỳ đầu thành lập). Chất
lượng Cán bộ, giảng viên được tăng lên rõ rệt. Trường hiện có 3 PGS, CVCC,
10 TS, 15 GVC, 15 THS, 54 CN. Tỉ lệ trình độ đào tạo trên Đại học chiếm tới
43%, tỉ lệ học sinh – sinh viên Cao đẳng chính quy/giảng viên là 20,8 sinh
viên/1 giảng viên. Tỉ lệ học sinh – sinh viên toàn trường/giảng viên là 29,7 học
sinh – sinh viên/1 giảng viên. So với quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo là 30
học sinh - sinh viên/1 giảng viên. Tỉ lệ này rất nhiều Trường, kể cả một số
Trường công cũng khó đạt được. Trường chúng ta phấn đấu đạt tỉ lệ như trên là
sự nỗ lực vượt bậc, gúp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Ngay từ khi thành lập Trường, Lãnh đạo nhà Trường đó chỉ đạo tìm kiếm
những cơ sở ổn định đào tạo lâu dài trong nội thành, đủ chỗ dậy và học tập
Nguyễn Văn Qúi

20

Lớp: Quản trị nhân lực K6A



trung, có môi trường giáo dục tốt như: Học viện Chính trị hành chính Khu vực1,
cơ sở Trường Đại học Thăng Long cũ (333 Khương Trung), Trường Cao đẳng
nghề công nghệ cao Hà Nội. Hiện nay Nhà trường được ; tuy chi phí bỏ ra khá
lớn, trong khi học phí Trường ta thu rất thấp. Chủ trương đúng đắn trên, gúp
phần nâng cao chất lượng dậy và học, thu hút học sinh vào Trường. Đồng thời
với việc chọn thuê cơ sở đào tạo, việc tìm đất xây dựng Trường lâu dài được
Lãnh đạo nhà Trường rất quan tâm. Đây là việc khó khăn nhất của các Trường,
kể cả công lập và ngoài công lập. Ngay cả các Trường Đại học công lập ở Hà
Nội, con cưng của Nhà nước, đó có lịch sử 50 – 60 năm mà vẫn không thể giải
quyết nổi vấn đề đất đai. Chính phủ đó ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP về
chính sách xó hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, trong đó có
quy định phải giao đất sạch cho các cơ sở giáo dục, không kể công hay tư, lại
còn cho vay tín dụng ưu đãi, nhưng chưa Trường nào được giải quyết. Với tinh
thần chủ động, tích cực, kiên trì khắc phục khó khăn, Trường chúng ta đến nay
đó cơ bản hoàn tất các thủ tục pháp lý 15ha đất xây dựng Trường (Đông Ngạc
2ha, Mê Linh 13ha), đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng đất Đông
Ngạc để sớm xây dựng cơ sở Trường. Việc có được đất xây dựng Trường ở Thủ
đô Hà Nội là 1 thành công, có giá trị lớn, khi nhiều Trường Đại học lớn ở Hà
Nội đang phải di chuyển ra xa thành phố theo quy hoạch mới của Thủ đô đó
được Thủ tướng Chính phủ phờ duyệt.
Xây dựng được sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ Trường
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cú nhiều phức tạp, khó khăn, nhưng
tập thể Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu đều thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao,
nêu gương về tinh thần trách nhiệm, tận tụy, hy sinh, cống hiến cho Trường, nên
đó tập hợp đoàn kết cán bộ, giảng viên toàn Trường, không quản gian khó,
không tính toán cá nhân, luôn tìm tòi sáng kiến hoàn thành tốt nhiệm vụ, gúp
phần vào thắng lợi chung của Trường


Kết quả thu được
Nguyễn Văn Qúi

21

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Những thành công trên đưa đến kết quả rất đáng tự hào
Bốn mùa Tuyển sinh đều đạt và vượt chỉ tiêu Bộ giao
Nhà Trường coi công tác tuyển sinh là nhiệm vụ trọng tâm số 1, đó
tích cực, chủ động, bằng nhiều biện pháp sáng tạo, huy động mọi nguồn lực,
nhiều đối tác phối hợp tham gia tuyển sinh cho Trường. Kết quả tuyển sinh 4
năm đó qua đều đạt được kết quả đáng khích lệ.
- Năm học đầu (2008 - 2009) Trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu 18%
- Năm thứ 2 (2009 - 2010) tuyển sinh vượt chỉ tiêu 41%
- Năm thứ 3 (2010 - 2011) tuyển sinh vượt chỉ tiêu 8%
- Năm thứ 4 (2011 - 2012) tuyển sinh khó hơn, nhiều Trường tuyển sinh
đạt chỉ tiêu rất thấp; Trường ta đó phấn đấu tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quy
đạt 98%, Cao đẳng nghề đạt thấp hơn, nhưng bù lại tuyển sinh Trung cấp
chuyên nghiệp vượt gần 2 lần.Tính chung các hệ đào tạo của Trường tuyển sinh
vượt chỉ tiêu 9%. Rõ ràng kết quả tuyển sinh những năm qua của Trường ta rất
có ý nghĩa, thể hiện năng lực và tư duy sáng tạo của Trường, đó đưa quy mô của
Trường sau 4 mùa tuyển sinh lên gần 5.000 HSSV. Đây là kết quả tổng hòa của
những thành công đó nêu trên, mà yếu tố quyết định là chất lượng đào tạo, với
uy tín, thương hiệu của Trường.
Triển khai kết quả mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành, liên kết, liên thông,
đáp ứng yêu cầu xã hội
Trường thành lập, được Bộ giáo dục & Đào tạo giao đào tạo 5 ngành với
12 chuyên ngành khác nhau thuộc hệ Cao đẳng chính quy, 3 ngành hệ TCCN

chính quy, 3 ngành liên thông từ TCCN lên Cao đẳng chính quy. Từ năm 2009,
Trường được Tổng cục dạy nghề (Bộ lao động thương binh xã hội) cho phép
đào tạo 2 ngành hệ Cao đẳng nghề chính quy. Bộ quốc phòng cho phép Trường
được tham gia đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Từ năm 2010, Trường bắt đầu
tham gia quản lý đào tạo trình độ Đại học hệ chính quy theo hình thức liên kết
đào tạo với Đại học Trà Vinh; tham gia quản lý đào tạo hệ Đại học vừa học vừa
làm với Đại học Kinh tế quốc dân; hệ liên thông từ TCCN lên Đại học và từ Cao
đẳng lên Đại học với Đại học Thương mại và Học viện tài chính. Lãnh đạo nhà
Nguyễn Văn Qúi

22

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


Trường đó và đang chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hình thức đào
tạo, mở rộng đào tạo ngắn hạn nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng học sinh từ
THCS, THPT đều có thể tìm được chỗ học thích hợp tại Trường; đồng thời
chuẩn bị lập Đề án sớm đưa Trường trở thành Trường Đại học phát triển chất
lượng.
Xây dựng đổi mới chương trình, bài giản, giáo trình giảng dạy chất lượng
thiết thực
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Lãnh đạo Trường quan tâm chỉ đạo
xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, với các chương trình môn học đồng bộ,
theo 1 quy trình chuẩn, tuân thủ khung chương trình của Bộ quy định; đồng thời
có đặc trưng riêng của Trường là gắn lý thuyết với thực tế, tăng khả năng thực
hành, cập nhật trí thức thời đại, đảm bảo tính liên thông và hội nhập. Với sự nỗ
lực của các Lãnh đạo và các nhà giáo, đến nay Trường đó ba lần hoàn thiện
chương trình đào tạo xây dựng được bộ đề cương chi tiết các học phần, đồng
thời viết được nhiều bài giảng, một số giáo trình, hệ thống bài tập, hệ thống câu

hỏi ôn tập mang nét đặc trưng của Trường, đưa vào áp dụng đào tạo các chuyên
ngành. Đây là sản phẩm mang đặc trưng của Trường, có giá trị thực tiễn, gúp
phần tạo uy tín và thương hiệu của Trường .
Phát huy được tinh thần tự chủ, ý thức tự giác học tập của học sinh - sinh viên
Đi đôi với việc hoàn thiện các văn bản về quản lý học sinh – sinh viên,
nhà Trường luôn tìm tòi đổi mới công tác học sinh – sinh viên. Thành lập và
từng bước kiện toàn Phòng Chinh trị & Công tác học sinh sinh viên; thử nghiệm
mô hình giáo viên chủ nhiệm chuyên trách, duy trì nề nếp, kỷ cương, giờ giấc
học tập. Sau một thời gian, đó chuyển đổi kịp thời giao đội ngũ giảng viên thuộc
các bộ môn kiêm nhiệm làm giáo viờn chủ nhiệm, cố vấn học tập cho học sinh –
sinh viên. Xây dựng mô hình quản lý lấy tập thể các lớp học sinh – sinh viên
làm chủ thể tự quản lý, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng tự học, tự
giác của học sinh - sinh viên. Trường còn tổ chức các Trung tâm tư vấn, các Câu
lạc bộ của học sinh – sinh viên; mở các lớp tập huấn bồi dưỡng các kỹ năng cho
Nguyễn Văn Qúi

23

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn và học sinh – sinh viên. Chi bộ Đảng, Đoàn thanh
niên, cùng Phòng Chính trị & Công tác học sinh sinh viên tổ chức phong trào
thanh niên rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu vươn lên Đảng, đó giới thiệu 316 Đoàn
viên ưu tú được học tập các lớp tìm hiểu về Đảng và bước đầu kết nạp được 12
Đảng viên mới, có 24 hồ sơ kết nạp Đảng viên đang trình cấp trên xét duyệt,
trong số Đảng viên mới kết nạp và chuẩn bị kết nạp Đảng có 8 học sinh - sinh
viên.
Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh - sinh viên đạt thành tích cao
Đối tượng đầu vào của Trường ta thấp, nhưng yêu cầu đầu ra của thị

trường lao động xó hội đòi hỏi cao, học sinh - sinh viên ra Trường phải làm
được việc theo trình độ được đào tạo. Trường ta đó bằng nhiều biện pháp thiết
thực đào tạo học sinh - sinh viên theo chuẩn đầu ra nhà Trường đó công bố rộng
rãi trên trang web của Trường.
Tổng hợp chung toàn trường về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sinh viên các hệ, các khóa, hàng năm của Trường 5 năm qua đều đạt thành tích
tốt. Điểm tổng kết cuối năm, số học sinh đạt điểm từ trung bình khá trở lên tới
trên 80%; kết quả năm sau cao hơn năm trước, năm học đầu kết quả thấp hơn,
đến năm cuối khóa các hệ Cao đẳng chính quy, Cao đẳng nghề chính quy,
TCCN đều đạt kết quả cao, điểm trung bình khá trở lên đạt trên 90%
Đến nay đó có 2 khóa Cao đẳng chính quy, 1 khóa Cao đẳng nghề chính
quy và 3 khóa TCCN ra Trường với tổng số 2841sinh viên. Trong đó Cao đẳng
chính quy ra Trường 1716 sinh viên, tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi chiếm 52%. Cao
đẳng nghề khóa 1 ra Trường là 222 sinh viên, tỉ lệ tốt nghiệp khá giỏi trên 40%.
Hệ TCCN đó ra Trường 3 khóa, 903 sinh viên, tỉ lệ khá giỏi 51,5%. Số HSSV ra
Trường phần lớn đó thi học liên thông lên Đại học và tìm được việc làm phự
hợp.
Qua 5 năm, số HSSV có thành tích suất xắc trong học tập và rèn luyện và
số HSSV nghèo, có tinh thần vượt khó học giỏi, ren luyện tốt được nhà Trường
khen thưởng 789 HSSV và cấp học bổng cho 617 HSSV với tổng số tiền là
Nguyễn Văn Qúi

24

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


682.950.000 VNĐ.
Trong 5 năm đầu thành lập từ 2008 – 2013 trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Hà Nội đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn góp phần tạo môi
trường học tập thân thiện cho sinh viên và cung cấp cho nước ta những lao động

có chuyên môn cao và đạo đức tốt. Giai đoạn từ 2013 – 2015 do thay đổi về cơ
chế, chính sách của Bộ giáo dục và Đào tạo với hệ thống các trường Cao đẳng
nên việc tuyển sinh của Trương đang gặp những khó khăn nhất định. Nhưng
Ban giám hiệu nhà trường đã và đang cố gắng hết sức để đưa ra các phương án
tuyển sinh phù hợp để đảm bảo việc phát triển bền vững của nhà trường

Nguyễn Văn Qúi

25

Lớp: Quản trị nhân lực K6A


×