Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận cao học báo CHÍ CHÂU PHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.92 KB, 19 trang )

Phần A: Mở đầu
Đầu thế kỉ XVII, nền báo chí đã ra đời gắn liền với cuộc sống của
người dân, sự phát triển của báo chí đã đưa con người đến gần với xã hội văn
minh, hiện đại hơn, đó là một nền văn minh mới, tri thức. Khi báo chí phát
triển nó đã đưa chúng ta đến một cái nhìn toàn diện, đa chiều về cuộc sống
con người, điều đặc biệt là nó đã thể hiện sự phát hiện, khám phá từ mọi góc
cạnh của mỗi nhà báo. Báo chí là sản phẩm không thể thiếu ở mỗi quốc gia
dân tộc, được coi là thước đo của sự phát triển kinh tế mỗi đất nước. Báo chí
ra đời và phát triển thông qua sự tác động chi phối của nhiều yếu tố thống
nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau như nhu cầu thông tin trong xã hội, sự tiến
bộ khoa học kĩ thuật, các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và mối giao
lưu quan hệ quốc tế. Một xã hội thiếu đi sự phát triển của báo chí truyền
thông, phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là một xã hội văn minh tri
thức thật khó mà chúng ta có thể hình dung nổi.
Nghiên cứu về lịch sử phát triển báo chí thế giới là một bộ môn quan
trọng và cần thiết nhằm làm rõ tính chất cũng như hoạt động của báo chí từng
khu vực, từng quốc gia. Ở mỗi nền báo chí lại có những nét đặc sắc riêng, tính
hấp dẫn riêng biệt mang những dấu ấn khác nhau.
Báo chí châu Phi được coi là một nền báo chí “đặc biệt”. Đặc biệt bởi
nhắc đến báo chí châu Phi là nhắc đến những khó khăn rào cản đối với sự
phát triển của báo chỉ truyền thông. Khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, từ văn
hóa đến kinh tế, xã hội, con người. Một trong những đặc điểm nổi bật của báo
chí châu Phi là những rào cản đối với những bước đi của báo chí châu Phi.
Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới là tìm hiểu và tìm ra
những nguyên nhân làm cho nền báo chí châu Phi kém phát triển, để từ đó
đưa ra các giải pháp khắc phục, tìm bước đi cho nền báo chí, làm cho báo chí
là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân. Thông qua việc

1



nghiên cứu, tìm hiểu này, độc giả sẽ có cái nhận xét đánh giá đúng đắn khách
quan hơn về báo chí Châu Phi.

I: Mục đích nghiên cứu đề tài
- Cung cấp kiến thức cho độc giả, nắm bắt được lịch sử ra đời, những
khó khăn làm cho nền báo chí Châu Phi kém phát triển.
- Những nguyên nhân, yếu tố tác động làm cho nền báo chí châu Phi
kém phát triển.
- Nêu ra được giải pháp, hướng đi cho nền báo chi trong thời gian tới.

II. Nhiệm vụ đặt ra
Với những mục đích đã nêu ở trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài là:
- Trình bày một cách khái quát bối cảnh lịch sử hình thành nên nền báo
chí châu Phi
- Chỉ ra các nguyên nhân làm cho nền báo chí châu Phi còn nhiều yếu
kém.
- Phân tích, chỉ rõ được những khía cạnh trên từng lĩnh vực làm cho
báo chí châu Phi kém phát triển( cả nguyên nhân khách quan và chủ quan)
- Đưa ra và phân tích từng biểu hiện cụ thể, tác động của từng lĩnh vực,
những rào cản đối với nền báo chí châu Phi.
- Đưa ra nhận xét và đề ra giải pháp cho báo chí châu Phi phát triển,
đưa báo chí đi sâu vào cuộc sống người dân, báo chí tồn tại và phát triển trong
lòng cuộc sống người dân

2


Phần B: Nội dung
I. Diện mạo chung của châu Phi
Châu Phi trong hình, với châu Nam Cực ở phía Nam và sa mạc Sahara

cũng như bán đảo Ả Rập ở phía trên của Địa Cầu. Châu Phi là lớn nhất trong
số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm
trong khu vực bao quanh chung của nó một diện tích khoảng 30.244.050 km²
(11.677.240 mi²) tính cả các đảo.
Bị ngăn cách khỏi châu Âu bởi Địa Trung Hải, nó nối liền với châu Á
về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez)
có bề rộng 130 km (80 dặm). Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm
về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu
Phi).

.
Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Maroc, nằm về phía
tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi
3


Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000
dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras
Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km (4.600
dặm). Độ dài của đường bờ biển là 26.000 km (16.100 dặm). Sự thiếu vắng
của các chỗ lõm sâu vào dọc theo bờ biển được thể hiện theo thực tế là châu
Âu có diện tích chỉ 9.700.000 km² (3.760.000 dặm vuông) nhưng lại có
đường bờ biển tới 32.000 km (19.800 dặm).
Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai
hướng Tây - Đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về
phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. Châu Phi vì
thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy
theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng Bắc - Nam.
Châu Phi được chia thành hai phần: Bắc Phi (phía Bắc sa mạc Sahara)
là nơi sinh sống của người Ả-rập, Nam Phi (phía Nam sa mạc Sahara) nơi

sinh sống của lực lượng dân cư khác.
Châu Phi có khoảng trên 800 triệu người chiếm 1/7 dân số thế giới,
sinh sống tại 54 quốc gia với nhiều màu da, ngôn ngữ, nền văn hóa pha tạp
lẫn nhau.
Tôn giáo: khoảng 40% dân số châu Phi theo đạo Kitô, khoảng 40%
theo đạo Hồi, khoảng 20% theo các tôn giáo châu Phi bản địa, một số nhỏ
theo tín ngưỡng của Do Thái Giáo.
Châu Phi là “cái nôi” đầu tiên của loài người, tuy nhiên châu Phi lại là
châu lục bị thực dân phương Tây xâm chiếm lâu nhất. Đến những năm 60 của
thế kỉ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập tuy nhiên xung đột sắ tộc
vẫn diễn ra và ngày càng gay gắt hơn.
Cho đến nay, việc hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cộng thêm
những dịch bệnh đã khiến châu Phi trở thành châu lục nghèo nhất trên thế giới
về kinh tế, về đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
4


=> Chính sự phức tạp nêu trên của đã gây nên rất nhiều khó khăn
trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là đối với truyền thông báo
chí.

II. Đặc điểm của báo chí châu Phi
1. Lịch sử phát triển báo chí châu Phi.
Lịch sử phát triển của châu phi gắn liền với lịch sử phát triển phức tạp
của chính trị, với dân số 800.000.000 người. Báo chí châu Phi chỉ thực sự bắt
đầu phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi các quốc gia ở châu lục
này lần lượt giành độc lập, chủ quyền từ tay các nước thực dân phương Tây.
Thế kỷ XIX, báo chí là phương tiện để các nước thực dân phương Tây bành
trướng xâm lược thuộc địa ở châu Phi. Khi đó họ đã:
- Đưa ra các ấn phẩm báo chí truyền đạo: Ine Irohi, Nigieria (18601867)

- Thành lập các tập đoàn độc quyền lớn về báo chí: African standart
(1902)…thể hiện sự quan tâm của nhà nước thực dân với nhân dân bản địa.
- Khi các tổ chức và các đảng chống thực dân ra đời, đã đưa ra những
ấn phẩm báo chí nhằm hướng dẫn và nâng cao nhận thức cho người dân về
cuộc chiến tranh giành độc lập, chủ quyền dân tộc.
- Tại Dagomee trong những năm 1939-1959, Đảng liên minh tiến bộ đã
cho xuất bản 8 ấn phẩm thường kỳ; liên minh Dân chủ châu Phi có 2 ấn
phẩm; các đảng khác thì đóng góp 5 ấn phẩm và công đoàn là 9 ấn phẩm.
Trong thập niên từ 1960-1970:
- Báo chí châu Phi còn non trẻ, thiếu rất nhiều kinh nghiệm và gặp
nhiều khó khăn từ thiếu thốn về kỹ thuật đến công nghệ…do sự thống trị lâu
dài của các nước thực dân phương Tây trước đó. Đây chính là lực cản lớn và
ngày càng đẩy sâu hơn khoảng cách giữa các quốc gia trong châu lục này.
- Những nỗ lực của các nước châu Phi:

5


• Xây dựng được các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc, các hãng thông tấn
quốc gia.
• Thành lập các tổ chức báo chí xuyên quốc gia: Liên đoàn các nhà báo
châu Phi, Liên đoàn các hãng thông tấn ẢRập-FANA…
Trong thập niên 70 của thế kỷ XX: Về cơ bản báo chí châu Phi không
có những biến đổi đặc biệt so với thập niên trước đó.
- Đài phát thanh được coi là phương tiện thông tin được người dân sử
dụng nhiều nhất
- Các hệ thống truyền hình PANA-Phi (PANA FTEL), Liên hiệp các
công ty phát thanh và truyền hình quốc gia, Liên minh quốc tế các nhà báo
châu Phi (MSAJ) lần lượt ra đời.
Thập niên 80 của thế kỷ XX:

- Nhiều tòa soạn phải xuất bản các bản tin thay cho báo hàng ngày do
khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về phương tiện kỹ thuật hiện đại, thiếu nhân
lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật, giá giấy, giá thiết bị ngành in tăng…
- Các nước có nền báo chí phát triển nhất châu Phi: Ai Cập, Maroc,
Tuynidi và một số quốc gia mới phát triển như: Nam Phi, Gamma hay
Camerun. Trong đó Algeria (>150 ấn phẩm thường kỳ), Ai Cập (300 ấn
phẩm)…
Thập niên 90 của thế kỷ XX:
- Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai sụp đổ, theo đó một loạt các đạo
luật nghiêm cấm và hạn chế quyền tự do báo chí bị dỡ bỏ như: “ Bộ luật ứng
xử”, Hội đồng tối cao về báo chí cũng bị giải tán...
- Từ 1997, nhà báo không còn bị đe dọa vào tù nếu từ chối để lộ nguồn
thông tin, bạn đọc có quyền phản hồi với những thông tin đã được nhận.

6


III. Nền báo chí kém phát triển do nhiều điều kiện
khách quan và chủ quan
1. Nguyên nhân khách quan:
a. Ngôn ngữ - rào cản đối với sự phát triển của nền báo chí.
Theo phần lớn các ước tính thì châu Phi có trên cả ngàn ngôn ngữ. Có 4
hệ ngôn ngữ chính có gốc bản địa ở châu Phi.
* Hệ ngôn ngữ Phi-Á là hệ ngôn ngữ của khoảng 240 thứ tiếng và 285
triệu người sử dụng trải khắp Bắc Phi, Đông Phi, Sahel và Tây Nam Á.
* Hệ ngôn ngữ Nil-Sahara bao gồm hơn 100 thứ tiếng được khoảng 30 triệu
người sử dụng. Các tiếng Nil-Sahara chủ yếu sử dụng ở Tchad, Sudan,
Ethiopia, Uganda, Kenya và bắc Tanzania

Bản đồ chỉ ra các hệ phân bổ trong hệ ngôn ngữ.


* Hệ ngôn ngữ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và
có lẽ là họ ngôn ngữ lớn nhất thế giới khi nói đến như là có nhiều thứ tiếng

7


khác nhau. Một điều đáng chú ý trong số đó là các tiếng Bantu được nói nhiều
nhất ở khu vực hạ Sahara.
* Hệ ngôn ngữ Khoisan có số lượng trên 50 thứ tiếng và được khoảng
120.000 người nói ở miền nam châu Phi. Nhiều thứ tiếng trong họ ngôn ngữ
này đang ở trong tình trạng mai một. Người Khoi và San được coi là những
cư dân nguyên thủy của vùng này.
Về mặt ngôn ngữ, các bộ tộc châu Phi đều có thổ ngữ riêng, nhưng về
chữ viết thì chỉ có chữ Ả - rập ở Bắc Phi, Amharique ở Ethiopia, Swahili ở
Đông Phi và Africaner của người Boer tại Nam Phi. Các ngôn ngữ châu Âu
cũng có ảnh hưởng đáng kể: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
được coi là ngôn ngữ chính thức tại một số nước do kết quả của quá trình thực
dân hóa. Tại Cộng hòa Nam Phi, nơi có một lượng đáng kể người gốc châu
Âu sinh sống, thì tiếng Anh và tiếng Afrikaan là ngôn ngữ bản địa của một bộ
phận đáng kể dân chúng.
=>Việc tồn tại nhiều ngôn ngữ đặt ra nhiều thách thức đối với châu
Phi trong việc tìm ra một thứ ngôn ngữ chung, phổ biến trên toàn lục địa.
Giải pháp đưa ra là sử dụng ngôn ngữ của các nước phương Tây: Ngôn
ngữ của các nước thực dân cũ tự động trở thành ngôn ngữ giao tiếp giữa các
dân tộc.
Tuy nhiên giải pháp này không mấy thực thi bởi đại đa số dân cư ở đây
đều không thể sử dụng các tiếng nước ngoài, trước hết vì họ không biết chữ,
chỉ có một lượng ít trí thức của các quốc gia này có khả năng nói được ngôn
ngữ của các nước phương Tây.

b.Tỷ lệ dân cư mù chữ lớn:
Châu Phi chiếm 20% diện tích đất và nơi này hiện có đến gần 800 triệu
con người sống chen chúc. Dân số châu Phi chiếm 14% dân số thế giới,
nhưng trong số gần 1 tỉ con người đó, giới trẻ dưới 25 tuổi chiếm tới 71%,
khiến đây là lục địa “trẻ” nhất thế giới.

8


Trình độ dân trí thấp: Tỉ lệ mù chữ cao > 50%, GDP/người rất thấp.
Cứ mỗi năm con số dân chúng trong các đô thị lớn lại tăng 3,5%. Thành phố
đông dân nhất là thủ đô Lagos của Nigeria với 16,9 triệu người. Đây cũng là
xứ có số dân đông nhất châu Phi với 131 triệu dân. Châu Phi có trên 2000
ngôn ngữ được nói. Người theo Hồi giáo là 358 triệu tín đồ, Thiên chúa là
410 triệu, nhưng trong số 53 quốc gia thì chỉ có 19 xứ là có nền chính trị thật
sự dân chủ.
Châu Phi chủ yếu vẫn là một châu lục nông nghiệp, vì có tới 66% số
dân phải sống bằng nghề nông. Có đến 50% người dân Phi châu sống với
dưới 1 đô la/ đầu người/ngày, khiến có thể nói đây là vùng đất nghèo nhất
hành tinh, nhưng cũng có xứ khá giàu như nước Mauritius với thu nhập bình
quân đầu người là 12,800 đô la/năm. Các xứ nghèo nhất có thể kể như
Burundi, Malawi, Sierra Leone, Somalia có mức GDP hàng năm là 600 đô la.
Đáng chú ý nhất là trong số 38 quốc gia trên thế giới được hai tổ chức
Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ IMF liệt kê là các xứ nghèo thì châu Phi có
đến… 32 quốc gia!

9


Số người biết chữ từ 15 tuổi trở lên là 60% dân số, trong số này thành

công nhất là Seychelles với 92% dân số biết chữ và tệ nhất là Burkina Faso
chỉ với 12,8% dân số biết chữ.
=> Trình độ dân trí thấp cộng với tỉ lệ mù chữ cao thực sự là một khó
khăn vô cùng lớn với châu Phi. Chính vì vậy mà đây cũng là những rào cản
đối với sự phát triển của báo chí. Khi việc đói ăn vẫn còn diễn ra thường
xuyên thì mua báo chí để đọc, hay quan tâm đến những điều bên ngoài miếng
cơm manh áo của họ thì là một điều quá xa xỉ với người dân Châu Phi. Tỉ lệ
mù chữ quá cao dẫn đến việc báo chí đến được với người dân thì tiếp thu chỉ
là con số rất nhỏ.
c. Khó khăn về điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên.
Châu Phi ở phía Tây Nam đại lục Á – Âu, nằm trên trục đường giao
thông quốc tế từ phía Đông sang phía Tây, là cầu nối của ba lục địa châu Á,
châu Âu và châu Mỹ, nối liền Đại Tây Duơng với Ấn Độ Dương.
Châu Phi được bao bọc đa phần bởi các đại dương lớn với độ dài của
đường bờ biển là 26.000km. Ở phía Bắc, châu Phi tiếp giáp với Địa Trung
Hải, phía Tây với Đại Tây Dương, phía Đông là Ấn Độ Dương và ở phía
Đông Bắc, châu Phi tiếp cận với khu vực Trung Đông, tách với bán đảo Ả –
rập bởi Hồng Hải.
Châu Phi là lục địa lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mỹ, với
diện tích trên 30 triệu km².
Do có vị trí khá đối xứng nhau về hai bán cầu Bắc và Nam, khí hậu của
châu Phi có thể được chia làm sáu vùng chính.Trước tiên là khu vực trung
tâm gần xích đạo và Ma-đa-gat-xca có khí hậu đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm,
với lượng mưa lớn và nhiệt độ cao quanh năm. Tiếp đó là hai vành đai nhiệt
đới ở phía Bắc và Nam với khí hậu savan, nhiệt độ cao và lượng mưa phân bố
chủ yếu vào mùa hè. Tiến về hai cực là vùng khí hậu thảo nguyên nửa sa mạc,
với lượng mưa cũng tập trung về mùa hè nhưng hạn chế hơn. Giáp với hai
10



khu vực này là vùng khí hậu sa mạc đặc trưng với sa mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc
và sa mạc Kalahari ở phía Nam. Tận cùng của hai vùng sa mạc này là vành
đai khí hậu thảo nguyên bán sa mạc với lượng mưa tập trung về mùa đông.
Cuối cùng ở hai cực Bắc và Nam của châu lục là những dải dất hẹp có khí hậu
cận nhiệt đới kiểu Địa Trung Hải với thời tiết ôn hòa. Do có sự phân chia của
điều kiện tự nhiên và các vùng khí hậu theo khu vực địa lý như vậy đã ảnh
hưởng phần nào đến sự phân hóa về kinh tế của các nước trong mỗi khu vực,
dẫn đến có nước có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng đồng thời cũng tồn tại
nhiều quốc gia không thể tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của mình về lương
thực thực phẩm.
d. Đặc điểm văn hoá xã hội
- Về lịch sử
Châu Phi là lục địa có lịch sử phát triển lâu đời và các vùng cao nguyên
miền Nam châu Phi đuợc coi là nơi sinh sống đầu tiên của loài người trên Trái
Đất cách đây 2 – 5 triệu năm.
Thế kỷ 16 – 17, người châu Âu bắt đầu công cuộc khai phá châu Phi.
Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên dọc theo
bờ biển Ghi-nê ở Elmina (thuộc lãnh thổ Ghana) với các hàng hóa được trao
đổi chính là vàng, ngà voi và hồ tiêu.
Trong các thế kỷ 18 – 19, do nhận thấy nguồn tài nguyên giàu có của
lục địa này, các nước châu Âu bắt đầu đẩy mạnh các cuộc khai phá châu Phi,
đến cuối thế kỷ 19, hầu như toàn bộ châu Phi đã bị làn sóng thực dân châu Âu
đô hộ, trong đó hai thực dân lớn nhất là Pháp và Anh.
Pháp đô hộ chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc lục địa, chinh phục các
nước như châu Phi xích đạo, Ca-mơ-run, An-giê-ri, Ma-rốc và Tuy-ni-di…
Anh chủ yếu đô hộ khu vực Đông và Nam châu Phi, bao gồm các nước
như Xu-đăng, Xô-ma-li, Uganda, Kê-ni-a…và một số nước ở Tây Phi như
Găm-bia, Sierra Leon, Ni-giê-ri-a…


11


Tuy xuất hiện ở châu Phi sớm nhất nhưng người Bồ Đào Nha chỉ đô hộ
một phần nhỏ ở châu Phi là các nước Ghi-nê, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và
một số đảo ở bờ biển Tây Phi; Bỉ chiếm giữ Công-gô, Ru-an-đa và Bu-run-di;
Tây Ban Nha chiếm một phần Ghi-nê, một phần sa mạc Xa-ha-ra, lập chế độ
bảo hộ một phần lãnh thổ Ma-rốc. Ngoài ra Đức, Italia cũng chiếm cho mình
một số vùng đất ở khu vực Tây, Nam và Đông châu lục.
Chính cách chính sách áp đặt phân chia biên giới lãnh thổ, áp bức bóc
lột, chia để trị mà chủ nghĩa thực dân để lại là nguyên nhân sâu xa dẫn đến
các tranh chấp, xung đột ở châu Phi mà hậu quả nặng nề của nó còn để lại cho
đến ngày nay.
Thế kỷ XX là thời kỳ của quá trình đấu trành giành độc lập của các
quốc gia Châu Phi. Một vài quốc gia đã bắt đầu độc lập từ đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, chỉ đến sau chiến tranh Thế giới thứ hai, cùng với sự hình thành
của phe xã hội chủ nghĩa, sự suy yếu của chủ nghĩa thực dân, sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, thì
các nước châu Phi mới thực sự bắt đầu quá trình giành lại độc lập từ tay các
đế quốc thực dân châu Âu.
Nhờ quá trình đấu tranh giành độc lập, đến nay, tất cả 53 nước châu Phi
đều là các quốc gia độc lập. Tuy nhiên đói nghèo, bệnh tật đe doạ cuộc sống
người dân: sốt rét, HIV/AIDS: chiếm 2/3 số người nhiễm HIV thế giới, các hủ
tục lạc hậu, các xung đột dân tộc là những thách thức lớn đối với các quốc gia
này.
=> Với lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp, lại bị xâm chiếm và đô
hộ trong một thời gian dài đã làm cho Châu phi kiệt quệ. Những khó khăn về
ngôn ngữ, tỉ lệ mùa chứ lớn, trình độ dân trí thấp cộng thêm sự áp bức bóc
lột của chủ nghĩa thực dân trong một thời gian dài đã làm cho châu Phi khó
khăn trên tất cả mọi mặt. Và do đó đây là nguyên nhân dẫn đến việc báo chí

không đến được với người dân, không có điều kiện để phát triển.
- Về dân cư
12


Dân cư châu Phi rất đa dạng, bao gồm trên 1.000 nhóm nhỏ khác nhau.
Ở Bắc Phi chủ yếu là người A-rập, ở phía Nam Sahara chủ yếu là các tộc
người Phi da đen. Ngoài ra còn có một bộ phận người gốc châu Âu và châu Á
sống ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới.
Năm 2007, dân số châu Phi ước tính đạt trên 973 triệu người, chiếm
14% dân số thế giới, đứng thứ hai sau châu Á, mật độ dân số là 32,27
người/km².
Dân số châu Phi tăng trưởng nhanh, hiện nay đạt khoảng 1,8% năm và
được dự đoán sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Ước tính đến năm
2015, dân số châu Phi sẽ đạt khoảng 1.050 triệu người.
=>Dân cư đông đúc, phát triển nhanh nhưng đó chỉ là sự phát triển về
số lượng còn về chất lượng thì rất thấp, sự phát triển không đồng đều dẫn
đến rất nhiều khó khăn cho châu Phi. Dân số thì tăng nhanh nhưng song song
với sự tăng nhanh về dân số thì tồn tại thêm các vấn đề rất phức tạp. Đây chỉ
là sự phát triển về bên ngoài, dân tăng nhưng thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã
hội, sự bất đồng về ngôn ngữ, đời sống người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn. Khi trình độ dân trí thấp, người dân chỉ biết lo cho miếng cơm manh áo
thì việc báo chí truyền thông phát triển là một điều rất khó.
- Về tôn giáo
Tính chất đa dạng về văn hóa của các bộ tộc đã dẫn đến các hình thức
tín ngưỡng ở châu Phi cũng rất phong phú, bắt rễ lâu đời trong đời sống của
các dân tộc và còn ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay. Từ thế kỷ thứ 15, đạo
Hồi bắt đầu xâm nhập vào châu Phi từ phía Bắc, đến thế kỷ thứ 16 là sự xuất
hiện của đạo Tin lành và đạo Thiên chúa cùng với quá trình bành trướng của
chủ nghĩa thực dân châu Âu. Hiện nay có khoảng 40% dân số châu Phi theo

đạo Hồi, tập trung phần lớn ở khu vực Bắc Phi, 40% theo đạo Tin lành và đạo
Thiên chúa, còn lại 20% dân số chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa,
đuợc gọi là đạo Cổ truyền hay Vật kinh giáo, là những tôn giáo có xu hướng
tiến hóa quanh thuyết vật kinh và tục thờ cúng tổ tiên.
13


=>Các hình thức tín ngưỡng phong phú, tính chất đa dạng về văn hóa,
nhưng đây lại không phải là điều kiện để báo chí châu Phi phát triển. Chính
sự phát triển sâu rộng của tôn giáo dẫn đến những khó khăn rào cản cho báo
chí truyền thông.
- Chính trị - xã hội
Đối với châu Phi, vấn đề cấp bách hiện nay là giải quyết các xung đột
sắc tộc , tôn giáo, tranh giành quyền lực để có hoà bình, ổn định và phát triển
kinh tế bằng chính nỗ lực của bản thân mình chứ không phải trông chờ can
thiệp từ bên ngoài. Tình hình mới đòi hỏi các nước châu Phi phải điều chỉnh
chính sách, thực hiện cải cách dân chủ, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa
đảng, thi hành chính sách kinh tế thị trường, đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã có một số nước theo chế
độ đa nguyên, đa đảng, kinh tế thị trường, nhưng cũng không ít nước châu Phi
theo chế độ một đảng, kinh tế tập trung. Từ cuối thập kỷ 80, do tác động của
cục diện tình hình thế giới, mô hình kinh tế theo kiểu tập trung quan liêu bao
cấp không còn cơ sở để tồn tại ở châu Phi, trong khi đó mô hình kinh tế thị
trường theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, trào lưu tự do dân chủ xâm nhập
mạnh vào khu vực; nhiều nước đã chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng,
kinh tế thị trường như An-giê-ri, Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, Bê-nanh, Ghi-nê,
Cáp-ve, Công-gô v.v...
Việc chuyển sang chế độ đa đảng, kinh tế thị trường có mặt tích cực là
làm cho đời sống chính trị dân chủ hơn, tránh được tình trạng độc tài, quân
phiệt, gia đình trị đã từng xẩy ra tại nhiều nước châu Phi, đồng thời tạo điều

kiện phát huy năng lực sáng tạo của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, trình độ
dân trí còn thấp, tính chất bộ tộc, bộ lạc, tôn giáo còn rất nặng nề, ý thức về tự
do dân chủ còn chưa đầy đủ thì đa nguyên, đa đảng đã gây phức tạp ở nhiều
nơi, một số nước lâm vào tình trạng nội bộ lục đục, tình hình đất nước bị xáo
trộn, xung đột phe phái, tôn giáo, sắc tộc lại bùng lên như ở An-giê-ri, Công14


gô (B), Da-i-a v.v... Điều đáng chú ý là một số nước duy trì được ổn định
chính trị, khôi phục và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá như Bốtxoa-na, Kê-ni-a, Dim-ba-bu-ê, Cốt-đi-voa, Ga-bông, trong khi chỉ có một
đảng cầm quyền và rất ít đảng phái đối lập; vì vậy đa nguyên đa đảng không
đồng nghĩa đem lại hoà bình ổn định và phát triển kinh tế, mà ngược lại, trong
một số trường hợp, dân chủ, đa đảng trở thành một trong những yếu tố gây
mất ổn định như đã xảy ra ở An-giê-ri, Công-gô (B), Xô-ma-li v.v...
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các xung đột khu vực ở châu Phi
đã dần được hòa dịu. Tuy nhiên, một số điểm nóng mới đã xuất hiện, các
xung đột nội bộ, mâu thuẫn sắc tộc – tôn giáo, tranh giành quyền lực lại bùng
nổ ở nhiều nơi.
Từ năm 1990 đến nay đã có hơn 40 quốc gia châu Phi thực thi chế dân
chủ đa đảng, thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, điều chỉnh cơ cấu lãnh đạo,
tiến hành các cuộc bầu cử tự do. Việc chuyển đổi này có mặt tích cực là giảm
thiểu được chế độ độc tài quân phiệt tại các nước châu Phi, phát huy các tiềm
năng sẵn có, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, việc áp đặt những giá trị dân chủ theo mô hình phương
Tây vào các quốc gia kém phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán chính trị
lạc hậu với những đặc thù văn hóa riêng không những mang lại kết quả khả
quan mà còn đẩy nhiều nước châu Phi vào tình trạng bất ổn định hơn. Sau
nhiều thập kỷ dưới chế độ độc tài, khi chuyển sang dân chủ đa nguyên đa
đảng, ở châu Phi đã xuất hiện hàng loạt các đảng phái hoạt động theo tiêu chí
địa phương, tôn giáo, bộ tộc. Những mâu thuẫn, thù địch giữa các bộ tộc, tôn

giáo và tranh chấp lãnh thổ, biên giới quốc gia lại được dịp bùng phát. Nhiều
cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, tôn giáo và các cuộc chiến tranh đã nổ ra tại
Xu-đăng, Xô-ma-li, Ethiopia, Trung Phi, Ăng-gô-la, Burundi, Li-bê-ria,
khủng hoảng vùng Hồ lớn….đã một lần nữa tàn phá nền kinh tế các nước này,
tác động tiêu cực đến tình hình chính trị và môi trường phát triển kinh tế của
châu Phi.
15


Với nền kinh tế kém phát triển: Qui mô nền kinh tế rất nhỏ, chiếm
1,9% GDP của thế giới (năm 2004). Cơ cấu kinh tế: bất hợp lí, chủ yếu là
nông nghiệp. Nền kinh tế phụ thuộc: Nợ nước ngoài nhiều nhưng không có
khả năng trả nợ .
Nguyên nhân của những yếu kém trên là do: Khó khăn của điều kiện tự
nhiên. Dân số đông nhưng trình độ dân trí thấp. Hậu quả của chiến tranh, sự
thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân. Năng lực quản lí còn hạn chế.
Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện một số quốc gia có những bước đi thận
trọng, khôn khéo trong cải cách, tránh được vòng xoáy của bạo lực, xung đột
và duy trì được ổn định, tăng trưởng như Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Marốc, Tuy-ni-di, Xê-nê-gan, Ai Cập….
=> Vì vậy, tất cả những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội…cũng tác động lớn tới việc giáo dục họ học và sử dụng ngôn ngữ của các
nước phương Tây nói riêng và sự phát triển của báo chí nói chung. Sự cạnh
tranh gay gắt giữa các nền báo chí với nhau, đặc biệt ở sự chênh lệch giữa
quốc gia có nền báo chí phát triển với các quốc gia có nền báo chí kém phát
triển hoặc đang phát triển.
b.Nguyên nhân chủ quan:
Trình độ khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế, chưa có chính sách đổi
mới tích cực và kịp thời, đặc biệt trong vấn đề cải tiến kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ…
1.


Người dân châu Phi không có truyền thống đọc sách báo:

Đa số các dân tộc bản xứ ở châu Phi có nền văn minh truyền khấu.
Chính vì vậy họ không coi trọng báo chí, nhất là khi báo chí lại có quá nhiều
chữ. Đây là một châu luc đặc biệt, nơi mà số đông người dân không tiếp cận
thông tin, không có khả năng kinh tế thì việc phá vớ truyền thống mặc dù là
tuyền thống có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển là việc vô cùng khó
khăn. Ngay cả những người được xem là có khả năng kinh tế có khả năng đọc
và viết thì họ cũng không bỏ tiền ra để mua báo về đọc, đơn giản là họ coi
16


việc đọc báo và mua báo là một điều hết sức tri thức, là công việc bàn giấy.
Họ không coi trọng báo chíNhất là báo chí lại thường xuất bản bằng tiếng
nước ngoài. Do vậy với trình độ dân trí thấp, tỉ lệ mù chữ cao việc đọc báo
đối với người dân châu Phi là điều rất hiếm. Và hậu quả tất yếu là nhiều co
quan báo chí không có tiềm năng kinh tế đã phải đóng cửa do số lượng người
mua quá ít, mà chi phí sản xuất cho báo chí lại rất cao. Hầu hết các ấn phẩm
số lượng phát hành không lớn nên các cơ quan báo chí không có khả năng
giảm giá cho các ấn phẩm để thu hút bạn đọc. Thị trường yếu kém không thu
hút quảng cáo vào lĩnh vực báo chí. Đây là nguyên nhân rất lớn, tạo ra rào cản
cho báo chí truyền thông.
2. Phát thanh là loại hình báo chí phát triển nhất ở châu Phi.
Do phát thanh phù hợp với truyền thống truyền khẩu, máy thu thanh có
giá thành rẻ phù hợp với kinh tế của người dân châu Phi…Chỉ cần một máy
thu thanh, gười dân có thẻ theo dõi tin tức một cách dơn giản. Do đó nó được
sử dụng phổ biến.
Trong khi đó Phát thanh-truyền hình chỉ là một loại phương tiện thông
tin dành cho giới tại nhiều nước châu Phi xích đạo. Nguyên nhân là do kinh

phí để đầ tư cho studio truyền hình rất lớn, cộng với việc thu hình có giá
thành cao nên không phù hợp với điều kiện kinh tế châu Phi. Và đặc biệt là
loại phát thanh – truyền hình kĩ thuật số qua vệ tinh có khả năng phát triển
song nó chỉ dành cho giới thượng lưu. Cùng chịu chung số phận với truyền
hình và báo in báo internet cũng không mấy phát triển ở châu Phi. Nó cũng
chỉ là loại hình dành cho giới thượng lưu, tầng lớn tri thức trong xã hội.
Tóm lại, có thể thấy nguyên nhân chính của tình trạng kém phát triển
của báo chí châu Phi là vấn đề kinh tế và vấn đề con người. Kinh tế kém phát
triển kéo theo đó là nhiều hệ lụy liên quan. Muốn có nền báo chí phát triển,
trước hết chính phủ của mỗi quốc gia châu Phi cần phát triển kinh tế, đưa đất
nước thoát khỏi đói nghèo. Khi đã thoát khỏi đói nghèo, cuộc sống no đủ thì

17


họ mới có điều kiện tiếp cận với báo chí. Nhưng điều dó không có nghĩa là họ
có thể tam thời bỏ việc phát triển báo chí để tập trung phát triển kinh tế.

IV. Giải pháp cho việc báo chí châu Phi phát triển.
Giải pháp cho châu Phi là phải biết sử dụng báo chí là công cụ để
tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo.
Quan trọng hơn nữa là để người dân bình đẳng trong quá trình tiếp nhận
thông tin với nhân dân thế giới. Muốn đạt được điều này, các chính phủ châu
Phi phải hiểu được thói quen, phong tục tập quán của người dân châu Phi
trong việc tiếp nhận thông tin, mà cụ thể là phát triển loại hình báo phát
thanh. Đó sẽ là bước đệm để tạo thói quen theo dõi thông tin cho người dân,
có thế như vậy họ mới tự giác và chủ động tỏng quá trình tiếp nhận thông tin.
Khi đó báo chí Châu Phi mới có chỗ xứng đáng trong đời sống sinh hoạt của
người dân châu Phi và có được sự phát triển.
Hơn nữa báo chí phải đi sâu sát vào cuộc sống người dân, phản ánh

thực trạng của cuộc sống người dân. Báo chí phải phán ánh hiện thực khách
quan, đúng với thực trạng đang diễn ra. Các thông tin trên báo chí phải trở
thành món ăn tinh thần không thế thiếu trong cuộc sống người dân. Phải
mang lại những thông tin bổ ích cho người dân, mở rộng kiến thức, truyền đạt
nhiều kinh nghiệm, hiểu biết trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội,
…cho người dân. Do vậy Báo chí phải luôn giữ được vai trò của mình, là phải
sống trong lòng người dân, tồn tại và phát triển vì cuộc sống người dân.

18


MỤC LỤC



×