Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.84 KB, 42 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
“HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ- XÃ HỘI
TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ”
( V.I.Lê-nin Toàn tập. Nxb. Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, t.11,1979. tr.1 - 168.)
PGS, TS. Trần Ngọc Linh
Lê Thị Thanh Hà
I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển
biến sang một thời kỳ phát triển mới, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản tài chính và chủ nghĩa đế
quốc. Từ đó các nước tư bản chủ nghĩa đấu tranh một cách quyết liệt với nhau
để giành giật thị trường, đặc biệt là thị trường khu vực châu Á Thái Bình
Dương, trong đó Trung Quốc là miếng mồi béo bở nhất, là mục tiêu mà hầu
hết các nước đế quốc đều tranh nhau xâu xé.
Thời gian này, nước Nga quân chủ chuyên chế, tuy so với các nước tư
bản chủ nghĩa châu Âu, vẫn là một nước chậm phát triển về kinh tế, nhưng đã
mang đầy đủ những đặc trưng của một nước đế quốc chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực chính sách đối nội, tư bản lũng đoạn nước Nga đã có
mối liên kết chặt chẽ với tư bản lũng đoạn nước ngoài chi phối toàn bộ nền tài
chính và nền công nghiệp của đất nước. Đồng thời, tư bản lũng đoạn Nga vẫn
tiếp tục cấu kết với chính quyền Nga hoàng quân chủ chuyên chế, bóc lột, áp
bức giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác một cách tàn
tệ.
Vào những năm 1900-1903, nước Nga Sa hoàng lâm vào một cuộc
khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Hàng nghìn công xưởng lớn nhỏ buộc phải
đóng cửa. Hàng chục vạn công nhân bị thất nghiệp. Những công nhân còn có
việc làm thì tiền lương thấp một cách thảm hại. Tuy chế độ nông nô đã được


tuyên bố bãi bỏ từ năm 1861, nhưng phần lớn ruộng đất (khoảng 1/5 số ruộng
đất phì nhiêu ở nước Nga) lúc này vẫn nằm trong tay giai cấp địa chủ, người


nông dân vẫn phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào bọn địa chủ.
Các dân tộc lệ thuộc vào nước Nga Sa hoàng cũng bị giai cấp đại tư sản
và chế độ Nga hoàng áp bức, bóc lột nặng nề. Có thể ví đế quốc Nga là “nhà
tù” đối với các dân tộc lệ thuộc và Nga hoàng cùng với tư bản lũng đoạn Nga
đóng vai tên đao phủ, luôn luôn sẵn sàng “hành hình” các dân tộc đó.
Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, nước Nga thực hiện chính sách
tranh giành quyền thống trị vùng Thái Bình Dương và Trung quốc cùng với
các đế quốc khác.
Năm 1900, nhân dân Trung quốc không chịu nổi ách thống trị, áp bức
của bọn xâm lược nước ngoài đã nổi lên đấu tranh. Quân đội Nga hoàng đã
cùng quân đội các nước Nhật, Đức, Anh, và Pháp đàn áp dã man cuộc bạo
động của nhân dân Trung quốc.
Chính phủ Nga hoàng, trước đó đã buộc chính quyền Trung quốc
nhượng cho nước Nga bán đảo Liêu Đông và pháo đài Lữ Thuận. Nước Nga
được quyền xây dựng đường xe lửa trên đất Trung quốc. Một đường xe lửa –
đường xe lửa Hoa đông - được đặt ở Bắc Mãn châu, và quân đội Nga được
phái đến bảo vệ đường xe lửa này. Trong khi chiếm đóng vùng Bắc Mãn
châu, nước Nga Sa hoàng tiến dần sang Triều Tiên với y đồ thành lập một
quốc gia “Nga vàng” ở khu vực này.
Trong quá trình thực hiện âm mưu đế quốc của mình, nước Nga Sa
hoàng đã đụng độ với một đối thủ đế quốc khác là nước Nhật đang nhanh
chóng trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa và đang thực hiện âm mưu xâm
chiếm đất đai trên lục địa châu Á, trước hết là Trung quốc. Cũng như nước
Nga Sa hoàng, nước Nhật cũng muốn chiếm đoạt khu vực Triều Tiên và Mãn
châu. Ngoài ra, nước Nhật còn mưu toan thâu tóm đảo Xa-kha-lin và toàn bộ
khu vực Viễn đông.


Những nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc đã chín
muồi.

Chính phủ Nga hoàng muốn tiến hành chiến tranh nhằm hai mục đích.
Một mặt, muốn sử dụng chiến tranh để đàn áp phong trào đấu tranh cách
mạng của nhân dân lao động Nga, củng cố địa vị chính trị trong nước đang bị
suy giảm. Mặt khác, bọn đại tư sản Nga đang khao khát thị trường mới cũng
như tầng lớp địa chủ phản động ra sức thúc đẩy chính phủ Nga hoàng tiến
hành cuộc chiến tranh với nước Nhật. Chính phủ Nga hoàng hy vọng cuộc
chiến tranh sẽ giúp chúng bành trướng được thế lực ra bên ngoài, đem lại
những nguồn lợi to lớn từ các thuộc địa mà chúng xâm chiếm được
Trong khi đó nước Nhật cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đánh đòn phủ
đầu bất ngờ đối với nước Nga. Nước Anh muốn ngăn cản sự phát triển của
nước Nga nên đã bí mật đứng về phía nước Nhật, ủng hộ Nhật trong cuộc
chiến tranh với nước Nga.
Tháng Giêng năm 1904, không tuyên chiến, quân đội Nhật hoàng đã
bất thình lình tấn công pháo đài Lữ Thuận của Nga và đánh cho hạm đội của
Nga tại khu vực pháo đài này bị thiệt hại nặng.
Cuộc chiến tranh nổ ra hoàn toàn bất ngờ đối với quân đội Nga. Đồng
thời, do trang bị vũ khí và huấn luyện kém, bọn tướng chỉ huy bất tài, chỉ nghĩ
đến việc vơ vét của cải, nên quân đội Nga thua liên tiếp hết trận này đến trận
khác.
Quân đội Nhật đã vây hãm rồi chiếm được pháo đài Lữ Thuận. Sau một
loạt chiến thắng, quân đội Nhật đã đánh tan quân đội Nga hoàng trong một
trận đánh quyết định ở Phụng Thiên. Trong trận này, quân đội Nga hoàng có
30 vạn, thì bị mất 12 vạn người chết, bị thương và bị bắt làm tù binh. Hạm đội
Nga hoàng từ biển Ban Tích kéo sang để cứu cho pháo đài Lữ Thuận đã bị
đánh bại và tiêu diệt hoàn toàn ở eo biển Đối Mã: trong 20 tàu chiến do Nga
hoàng điều đến thì 13 chiếc bị đánh đắm 4 chiếc bị bắt giữ. Quân đội Nga bị
sụp đổ, nước Nga Sa hoàng hoàn toàn bại trận.


Chính phủ Nga hoàng buộc phải ky một hòa ước nhục nhã với nước

Nhật. Nhật chiếm đóng Triều Tiên, cướp của Nga cửa biển Lữ Thuận và một
nửa đảo Xa-kha-lin.
Qua thất bại thảm hại của chính phủ Nga hoàng trong cuộc chiến tranh
với nước Nhật, quần chúng nhân dân nước Nga càng thấy rõ hơn nữa tính
chất phản động, thối nát của chế độ Nga hoàng và ngày càng căm thù, càng
muốn lật đổ chế độ này. Trái với mưu đồ của Nga hoàng, muốn dùng chiến
tranh để ngăn chặn, bóp nghẹt cách mạng, cuộc chiến tranh Nga-Nhật lại làm
cho phong trào cách mạng ngày càng phát triển rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn.
Có thể nói, chính phủ Nga hoàng đã đẩy quần chúng nhân dân lao động Nga
vào tình thế không thể và không muốn sống như cũ nữa; đồng thời trong hoàn
cảnh nước Nga sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, giai cấp thống
trị của nước Nga Sa hoàng cũng không thể thống trị như cũ được nữa.
Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nga nổ ra ở khắp nơi trên
nước Nga, và những sự kiện xảy ra ngày 9 tháng Giêng năm 1905 đánh dấu
sự bắt đầu cơn bão táp cách mạng. Ngày hôm đó, cuộc biểu tình hòa bình của
14 vạn công nhân trước Cung điện Mùa Đông đã bị dìm trong bể máu. Vua
Nhi-cô-lai đệ nhị đã hạ lệnh cho binh lính bắn vào những người tham gia biểu
tình tay không vũ khí. 1000 người bị giết, 2000 người bị thương trong cuộc
tàn sát này. Ngày 9 tháng Giêng được ghi vào trong lịch sử nước Nga là
“Ngày Chủ Nhật đẫm máu”.
Với sự kiện này, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động
hiểu rằng chỉ có đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng thì mới có thể
giải phóng được mình. Và từ sau ngày 9 tháng Giêng năm 1905, các cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân đã ngày càng mang tính chất chính trị rõ rệt hơn.
Cùng với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng nổi
lên ở khắp mọi nơi để đấu tranh chống lại bọn địa chủ. Hàng ngũ quân đội
của Nga hoàng cũng bắt đầu phân hóa, tháng Sáu năm 1905, đã nổ ra cuộc


khởi nghĩa binh biến của binh sĩ trên chiến hạm Pô-tem-kin thuộc Hạm đội

Hắc Hải, báo hiệu quân đội cũng bắt đầu ngả theo phong trào cách mạng.
Trước tình hình cách mạng phát triển mạnh mẽ, chính phủ Nga hoàng,
bọn đại địa chủ, đại tư sản đã liên kết lại với nhau thành một khối phản động,
dùng mọi thủ đoạn từ đàn áp dã man đến những chính sách mị dân, những thủ
đoạn xảo quyệt v.v., để dập tắt phong trào cách mạng.
Trước tình hình khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở nước Nga lúc
đó, các đảng phái chính trị đại diện cho quyền lợi của các giai cấp khác nhau
đều cố gắng bày tỏ quan điểm, cương lĩnh chính trị của mình bày tỏ thái độ
của mình đối với các giai cấp khác và đối với chính phủ Nga hoàng.
Có thể điểm qua các đảng chính trị chủ yếu thời kỳ này như sau:
Đảng “Liên hiệp Nhân dân Nga” (đảng Trăm đen): đại biểu cho lợi ích
của giai cấp địa chủ quy tộc, là một thế lực bảo hoàng, công khai phản cách
mạng, ủng hộ Nga hoàng trong mọi chính sách cả đối nội lẫn đối ngoại.
Đảng “Tháng Mười”: đại diện cho lợi ích của bọn đại địa chủ, đại tư
bản, kiên quyết chống cách mạng, ra sức ủng hộ Nga hoàng.
Đảng “Dân chủ lập hiến” (đảng Ca-đê): đại diện cho lập trường của
giai cấp tư sản tự do (tư sản vừa và nhỏ, trí thức tư sản), là một tổ chức chính
trị nhỏ yếu, có xu hướng thỏa hiệp với chế độ Nga hoàng, rất sợ phong trào
công nông, muốn bằng con đường ôn hòa và cải lương để giành lấy quyền lực
chính trị.
Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng là đảng chính trị của giai cấp tiểu tư
sản. Mục tiêu của đảng này cũng nhằm xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi
phong kiến, nhưng bằng những biện pháp của những người cộng hòa dân chủ
tư sản và dễ dàng ngả theo lập trường của đảng Dân chủ lập hiến. Thực chất,
mục đích chính trị của đảng này không vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa tư
bản.
Xét trong xu thế phát triển cách mạng của nước Nga lúc đó, chúng ta
thấy tất cả những đảng phái chính trị nói trên đều là những đảng phái phản



động, hoặc chống lại, hoặc cản trở phong trào cách mạng của giai cấp công
nông.
Đại biểu cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động Nga thời kỳ
này duy nhất chỉ có Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga.
Đảng này được thành lập vào tháng Ba năm 1898 tại Min-xcơ, khi V.I.
Lê-nin đang bị lưu đày ở Xi-bê-ri.
Tuy nhiên, trong nội bộ đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga cũng còn
có nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Sau khi thành lập, đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga bị những phần
tử men-sê-vích, cơ hội chủ nghĩa thuộc “phái kinh tế” thao túng, chi phối,
đảng chưa có cương lĩnh và điều lệ đảng; Ban Chấp hành Trung ương do Đại
hội I bầu ra đã bị chính phủ Nga hoàng bắt giam, đưa đi đày. Không còn ai có
thể khôi phục được lại Ban chấp hành Trung ương. Đồng thời, sau đại hội I,
sự bất đồng về tư tưởng và sự phân tán về mặt tổ chức lại cảng tăng thêm. Có
thể nói, trên thực tế, một đảng vô sản thực sự theo chủ nghĩa Mác coi như
chưa được thành lập
Để xây dựng một đảng chân chính của giai cấp công nhân, V.I. Lê-nin
đã cùng với những đồng chí của mình phải tiến hành một cuộc đấu tranh gay
go, phức tạp, không khoan nhượng chống lại những người cơ hội chủ nghĩa
trong đội ngũ công nhân, cả trên lĩnh vực hoạt động thực tiễn cách mạng lẫn
hoạt động lý luận.
Năm 1902, V.I. Lê-nin đã cho xuất bản tác phẩm “Làm gì?”, góp phần
quan trọng và có nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh xây dựng cơ sở ly
luận và tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng vô sản kiểu mới. Trong
tác phẩm này, V.I. Lê-nin đã luận chứng và phát triển những tư tưởng của C.
Mác và Ph. Ăng-ghen về vai trò của đảng trong phong trào công nhân. V.I.
Lê-nin đã đưa ra lời giải đáp cho những vấn đề mà phong trào công nhân Nga
nói riêng và phong trào cách mạng toàn nước Nga nói chung đưa ra: vấn đề
quan hệ giữa những yếu tố tự phát và tự giác trong phong trào công nhân, vấn



đề đảng với tính cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp vô sản, vấn đề vai trò
của đảng dân chủ-xã hội Nga trong cuộc cách mạng dân chủ-tư sản đang chín
muồi, vấn đề các hình thức tổ chức, cách thức và phương pháp thành lập đảng
cách mạng chiến đấu của giai cấp vô sản.
Tác phẩm “Làm gì?” đã đóng vai trò to lớn trong việc đoàn kết, thống
nhất đội ngũ cán bộ đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác; cho việc chuẩn bị Đại hội
II của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga, tiến tới việc thành lập đảng mácxít cách mạng chân chính ở Nga.
Đại hội II của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga khai mạc ngày 17
tháng 7 năm 1903. Tới dự đại hội có 43 đại biểu của 26 tổ chức. Mỗi ban
chấp hành có quyền cử 2 đại biểu tới đại hội, nhưng một số ban chấp hành chỉ
cử một đại biểu. Do đó 43 đại biểu lại có 51 phiếu có quyền quyết nghị.
Tại đại hội II này, đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga đã chính thức
được thành lập, đã thông qua cương lĩnh, điều lệ đảng, bầu ra các cơ quan
lãnh đạo trung ương của đảng.
Cũng tại đại hội này đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai nhóm
trong đảng: nhóm bôn-sê-vích (nhóm Tia lửa, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin) và nhóm men-sê-vích (gồm Mác-tốp, ….)
Sau đại hội II, nội bộ đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga bị phân liệt
sâu sắc đến mức hai phái men-sê-vích và bôn-sê-vích đều có cơ quan trung
ương và cơ quan ngôn luận riêng. Sự bất đồng quan điểm giữa bôn-sê-vích và
men-sê-vích đã thể hiện một cách rõ rệt trong vấn đề tổ chức. Bôn-sê-vích và
men-sê-vích đã trở thành hai nhóm chính trị khác biệt.
Trước tình hình phân liệt trong đảng, V.I. Lê-nin đã viết tác phẩm “Một
bước tiến, hai bước lùi”, trong đó nêu lên những nguyên tắc tổ chức cơ bản
của một đảng mác-xít cách mạng, chống lại những quan điểm của bọn cơ hội
chủ nghĩa, bọn men-sê-vích, nhằm xây dựng một đảng thống nhất về tổ chức
và tư tưởng.


Tuy nhiên, cho đến năm 1905, tình hình phân liệt của đảng Công nhân

dân chủ-xã hội Nga lại càng trầm trọng hơn. Phái men-sê-vích không những
bất đồng với đa số trong đảng về vấn đề tổ chức mà còn bất đồng cả về vấn đề
đường lối cách mạng, tức là vấn đề sách lược theo quan niệm của V.I. Lê-nin.
Theo Lê-nin, “sách lược của một đảng là thái độ chính trị của đảng đó, hay
là tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt động chính trị của đảng đó” 1.
Chiến lược và sách lược chính trị của một đảng, có thể hiểu đó là thái độ,
hành vi chính trị của một chính đảng. Hành vi này được quy định trước hết
bởi tính chất giai cấp của đảng đó (gắn hoạt động của đảng với giai cấp
nào?, thể hiện đầy đủ đến mức nào những lợi ích của giai cấp đó…) Hành vi
chính trị của một đảng bao gồm những yếu tố thường xuyên, cố định, giữ
nguyên ý nghĩa trong suốt một thời kỳ dài, đồng thời với những yếu tố biến
đổi, mềm dẻo, cơ động, những biện pháp có hiệu quả trong việc thực hiện
đường lối chính trị.
Tuy sự phân liệt trong đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga chưa phải
là sự phân liệt hoàn toàn, hai phái chưa chính thức trở thành hai đảng riêng
biệt, nhưng trên thực tế, hai phái đã gần như là hai đảng khác nhau song song
tồn tại.
Những diễn biến của tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của nước Nga
sau khi Nga thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật như trên đã trình bày
đòi hỏi đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga phải đưa ra được Cương lĩnh
hành động thống nhất của mình để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách
mạng đề ra: vấn đề tổ chức vũ trang khởi nghĩa, vấn đề đánh đổ chính phủ
Nga hoàng, thành lập chính phủ cách mạng lâm thời, và đảng dân chủ-xã hội
tham gia vào chính phủ đó như thế nào, thái độ với các giai cấp khác trong xã
hội: giai cấp nông dân, giai cấp tư sản tự do v.v..
Muốn có một Cương lĩnh duy nhất, đề ra chiến lược, sách lược cách
mạng đúng đắn cần phải có một đảng thống nhất. Việc triệu tập đại hội III của
đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga đã trở thành một nhu cầu tất yếu, cấp
1


V.I.Lê-nin Toàn t?p, t.11., NXb. Ti?n b?, Mát-xco-va, 1978., tr.11.


bách, bởi vì, nếu triệu tập ngay được đại hội, và tại đại hội này khẳng định
được một sách lược duy nhất đúng đắn, và buộc phái thiểu số (men-sê-vích)
phải tuân theo quyết nghị của đa số thì đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga
có thể đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Nga, xứng đáng giữ vai
trò lãnh đạo tiến trình cách mạng, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế Nga
hoàng, xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.
Đứng trước nhu cầu tất yếu, cấp bách đó, những người bôn-sê-vích đã
quyết định đứng ra triệu tập đại hội III của đảng vào tháng Tư năm 1905. Tất
cả các tổ chức của đảng, không phân biệt men-sê-vích hay bôn-sê-vích, đều
được mời đến dự. Nhưng những người men-sê-vích đã từ chối không tham
gia đại hội III do những người bôn-sê-vích triệu tập. Không những thế, những
người men-sê-vích còn tự ý triệu tập một đại hội riêng của họ cũng vào thời
điểm tháng Tư năm 1905. Vì số đại biểu của họ quá ít, nên họ gọi đại hội của
họ là Hội nghị đại biểu, nhưng thực chất đây là một đại hội, hơn nữa là đại hội
đảng của những người men-sê-vích, những quyết nghị của đại hội này tất cả
những người men-sê-vích buộc phải tuân theo.
Như vậy, vào tháng Tư năm 1905, đã đồng thời diễn ra hai đại hội: đại
hội III của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga họp ở Luân Đôn, tham gia đại
hội III của đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga có 24 đại biểu của 20 đảng bộ
bôn-sê-vích. Có thể nói, hầu hết các tổ chức lớn của đảng đều có đại biểu đến
dự. Còn đại hội (hội nghị) của phái men-sê-vích họp ở Giơ-ne-vơ.
V.I. Lê-nin đã nhận định tình hình như vậy của đảng Công nhân dân
chủ-xã hội Nga lúc đó là: “Hai đại hội, hai đảng”.
Thật ra, cả hai đại hội của hai phái đều bàn đến những vấn đề sách lược
(khái niệm sách lược được V.I. Lê-nin sử dụng trong thời kỳ này có nghĩa
rộng, bao gồm cả những vấn đề chiến lược lẫn những vấn đề sách lược theo
nghĩa hẹp). Tuy nhiên, những nghị quyết của hai đại hội thì lại hoàn toàn trái

ngược nhau. Những nghị quyết của đại hội III ở Luân Đôn (bôn-sê-vích) là
những nghị quyết mang tính cách mạng. Còn những nghị quyết của Hội nghị


đại biểu tại Giơ-ne-vơ (men-sê-vích) mang tính chất cải lương. Cả hai loại
nghị quyết này đều được phổ biến rộng rãi trong phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Tình hình “vàng thau lẫn lộn” như vậy
đòi hỏi V.I. Lê-nin phải giải thích rõ đường lối cách mạng của đại hội III
(bôn-sê-vích) để giác ngộ đảng viên và quần chúng cách mạng về tính chất,
nhiệm vụ và đường lối chiến lược, sách lược của cuộc cách mạng mà đại hội
II của đảng đã thông qua.. Nhằm mục đích này, vào tháng 7 năm 1905, V.I.
Lê-nin đã cho xuất bản tác phẩm "Hai sách lược của đảng dân chủ-xã hội
trong cách mạng dân chủ".
Trong tác phẩm này, V.I. Lê-nin đã lên án toàn bộ đường lối cơ hội chủ
nghĩa của những người men-sê-vích, tố cáo chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II,
đồng thời tập trung giải thích rõ đường lối chính trị của đảng Công nhân dân
chủ-xã hội Nga, nhằm giải quyết những vấn đề mà cách mạng đặt ra cho giai
cấp công nhân và những người dân chủ-xã hội chân chính. Vận dụng một
cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga, Lênin đã luận chứng một cách đầy thuyết phục về cuộc cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới - cuộc cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, từ đó đã phát triển và hoàn chỉnh luận điểm của Mác về cách mạng
không ngừng. V.I. Lê-nin đã khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản
trong cách mạng dân chủ tư sản và cụ thể hóa nguyên lý của chủ nghĩa Mác
về liên minh công nông. Hơn nữa, trong tác phẩm này, lần đầu tiên V.I. Lênin đã nêu ra vấn đề chính quyền nhà nước trong cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới. Theo Lê-nin đó là chính quyền dân chủ cách mạng của giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân. Trong tác phẩm, V.I. Lê-nin còn nhấn mạnh
quan điểm khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản dựa trên khối liên
minh công nông, nhằm bảo đảm tính chất triệt để của cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới và sự tiếp tục chuyển cuộc cách mạng này sang cách mạng xã
hội chủ nghĩa.

II. Nội dung chủ yếu của tác phẩm:


Kết cấu của tác phẩm bao gồm 01 lời tựa, 13 đề mục, 01 lời bạt, chia
làm 3 phần chính. Có thể khái quát những luận điểm quan trọng trên khía
cạnh chính trị, thông qua việc trình bày nội dung hai nghị quyết đối lập nhau
của hai phái trong đảng Dân chủ-xã hội Nga mà V.I. Lê-nin đề cập trong tác
phẩm, như sau:
1- Luận điểm về đảng chính trị của giai cấp vô sản.
Xuất phát từ tình hình chính trị-xã hội của nước Nga năm 1905, phân
tích so sánh hai nghị quyết của hai phái trong đảng Dân chủ-xã hội Nga trên
cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, trong tác phẩm “Hai sách
lược….”, V.I. Lê-nin đã đưa ra những luận điểm về vai trò, nhiệm vụ của
đảng của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ. Những luận điểm
này một mặt thể hiện sự trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác, mặt khác
cũng thể hiện sự vận dụng sáng tạo, sự bổ sung, làm phong phú thêm chủ
nghĩa Mác về vấn đề đảng chính trị của giai cấp vô sản
a. Về vấn đề chuẩn mực đường lối chiến lược, sách lược, cương lĩnh
chính trị của đảng.
Cần lưu ý là trong tác phẩm, Lê-nin sử dụng thuật ngữ sách lược với
nghĩa rộng, bao hàm cả đường lối chiến lược thể hiện mục tiêu lý tưởng cuối
cùng, cả những biện pháp, cách thức, những sách lược phù hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành
những mục tiêu chiến lược. Do đó, trong những câu trích từ tác phẩm “Hai
sách lược …” của V.I. Lê-nin, khái niệm sách lược cần được hiểu theo nghĩa
rộng nói trên.
Trước hết, trong tác phẩm V.I. Lê-nin đưa ra định nghĩa khái niệm sách
lược và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảng phải đưa ra những
đường lối sách lược đúng đắn.
Định nghĩa khái niệm sách lược, Lê-nin viết: “Sách lược của một đảng

là thái độ chính trị của đảng đó, hay là tính chất, phương hướng, phương
pháp hoạt động chính trị của đảng đó. Đại hội của đảng thông qua những


nghị quyết sách lược là để định ra cho đúng toàn bộ thái độ chính trị của đảng
đối với những nhiệm vụ mới hay một tình hình chính trị mới” 2.
Lê-nin khẳng định rằng, việc đưa ra được đường lối sách lược đúng đắn
có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ một đảng chính trị nào, đặc biệt
là đối với đảng chính trị của giai cấp vô sản. Muốn giữ vai trò lãnh đạo giai
cấp vô sản cũng như lãnh đạo phong trào cách mạng, đảng chính trị của giai
cấp vô sản phải đưa ra được những đường lối sách lược đúng đắn. V.I. Lê-nin
viết: “việc thảo ra những nghị quyết sách lược đúng lại có một ý nghĩa trọng
đại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản theo tinh thần
những nguyên tắc mác-xít kiên định, chứ không phải chỉ có chạy lẽo đẽo theo
đuôi các sự kiện” 3.
Đồng thời V.I. Lê-nin cũng đã chỉ ra những chuẩn mực của một đường
lối sách lược đúng đắn, và chỉ ra làm thế nào để đảng của giai cấp vô sản có
thể đưa ra được một đường lối sách lược chính trị đúng đắn.
Trước hết, Lê-nin khẳng định, khi đề ra đường lối sách lược đảng phải
trung thành, kiên định với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác. V.I. Lê-nin
đặc biệt nhấn mạnh, “trong thời kỳ cách mạng thì không còn có gì nguy hiểm
bằng việc hạ thấp ý nghĩa của những khẩu hiệu sách lược có tính kiên định về
nguyên tắc” 4.
Trên cơ sở những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác, việc đề ra
đường lối sách lược đúng đắn phải xuất phát từ việc phân tích cụ thể, đúng
đắn tình hình hoàn cảnh lịch sử khách quan của xã hội - môi trường diễn ra
cuộc đấu tranh cách mạng. V.I. Lê-nin viết: “Các nhiệm vụ chính trị cụ thể
phải được đặt vào một hoàn cảnh cụ thể. Mọi cái đều tương đối, mọi cái đều
trôi qua, mọi cái đều thay đổi….Không có chân lý trừu tượng. Chân lý bao
giờ cũng cụ thể” 5.


sđd. tr.11.
sđd. tr.6.
4
sđd. tr.6.
5
sđd. tr.95-96.
2
3


Trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình chính trị, mối quan hệ
giữa các lực lượng xã hội, các giai cấp trong xã hội Nga năm 1905, đảng Dân
chủ-xã hội Nga đã xác định vấn đề chính trị bức thiết trước mắt mà các đảng
chính trị, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội cần phải đưa ra đường
lối sách lược để giải quyết. Đó là vấn đề triệu tập Quốc hội lập hiến. Và đã có
ba xu hướng chính trị biểu hiện ra về vấn đề này: thứ nhất là chính phủ Nga
hoàng, “thừa nhận là cần phải triệu tập các đại biểu nhân dân, nhưng dù sao
cũng không muốn cho quốc hội ấy trở thành có tính chất toàn dân và lập hiến”
6

; thứ hai là giai cấp vô sản do đảng Dân chủ-xã hội lãnh đạo, “đòi hỏi phải

chuyển toàn bộ quyền bính vào tay Quốc hội lập hiến; nhằm mục đích ấy nó
không phải chỉ muốn có quyền đầu phiếu phổ thông và có quyền hoàn toàn tự
do cổ động, mà nó còn muốn lật đổ ngay lập tức chính phủ Nga hoàng và thay
thế bằng một chính phủ cách mạng lâm thời” 7; thứ ba là giai cấp tư sản tự do
chủ nghĩa, “không đòi hỏi phải đánh đổ chính phủ Nga hoàng, không nêu ra
khẩu hiệu thành lập chính phủ lâm thời, không yêu cầu có những đảm bảo
thực sự để cho cuộc bầu cử được hoàn toàn tự do và theo đúng thủ tục đã quy

định, để cho quốc hội này trở thành thực sự có tính chất toàn dân và thực sự
lập hiến. Kỳ thực giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa…..lại muốn tìm cách đạt
được một sự thỏa hiệp hết sức hòa bình giữa Nga hoàng và nhân dân cách
mạng, hơn nữa, nó muốn đạt được sự thỏa hiệp đưa lại cho giai cấp tư sản
nhiều quyền bính nhất và cho nhân dân cách mạng, tức giai cấp vô sản và
nông dân, ít quyền bính nhất” 8.
Nghị quyết về đường lối sách lược được đánh giá là đúng đắn là nghị
quyết đánh giá được tình hình chính trị đúng như nó vốn có, và từ đó quy định
được đúng đắn thái độ chính trị, tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt
động chính trị của đảng phản ánh đúng, và phù hợp với tình hình chính trị.
Nói một cách cụ thể, đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội trong điều

sđd. tr.9.
sđd. tr.9.
8
sđd. tr.9-10.
6
7


kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 phải giải đáp được đầy đủ vấn đề
chính phủ cách mạng lâm thời.
So sánh hai nghị quyết, một nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã
hội Nga (phái cách mạng dưới sự lãnh đạo của Lê-nin), một nghị quyết của
hội nghị (phái cải lương, chịu ảnh hưởng của Mác-tư-nốp), Lê-nin chỉ ra rằng,
nghị quyết của đại hội III đã đưa ra được một đường lối, đạt được những
chuẩn mực của một đường lối sách lược đúng đắn, “làm sáng tỏ cả tầm quan
trọng của vấn đề mới, cả thái độ của đảng của giai cấp vô sản đối với vấn đề
ấy và cả chính sách của đảng ở bên trong cũng như ở bên ngoài chính phủ
cách mạng lâm thời” 9. Trong khi đó, đường lối sách lược mà nghị quyết của

hội nghị đưa ra là một đường lối sách lược sai lầm, “xét về ý nghĩa khách
quan của nó, đang tiếp tay cho phái dân chủ tư sản,….là thứ chính sách đánh
lạc hướng giai cấp vô sản, phá hoại tổ chức của giai cấp vô sản và gieo rắc sự
mơ hồ lẫn lộn vào trong ý thức của giai cấp vô sản, hạ thấp sách lược của
đảng Dân chủ-xã hội xuống, mà đáng lẽ ra là phải chỉ rõ con đường duy nhất
dẫn tới thắng lợi và tập hợp dưới khẩu hiệu của giai cấp vô sản tất cả những
phần tử cách mạng và cộng hòa trong nhân dân” 10.
b. Vấn đề thực hiện đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội.
Cùng với việc đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề đường lối sách lược của
đảng và những chuẩn mực để đánh giá tính đúng đắn của đường lối sách lược,
V.I. Lê-nin cũng đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề thực hiện đường lối
sách lược đúng đắn đó để thực sự đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề
ra.
Theo Lê-nin, để thực hiện có hiệu quả đường lối sách lược đúng đắn,
trước hết cần phải làm công tác tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nội
dung của đường lối sách lược, làm cho quần chúng đồng tình với cương lĩnh,
đường lối sách lược của đảng.

9

sđd. tr.22.
sđd. tr.60.

10


Lê-nin chỉ ra, đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội Nga trong
điều kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 chỉ có thể là tiến hành cuộc cách
mạng dân chủ, thực hiện chuyên chính dân chủ cách mạng, chuyên chính của
giai cấp vô sản và nông dân chứ chưa thể là thực hiện cách mạng xã hội chủ

nghĩa được. Đó là vì những điều kiện khách quan và chủ quan của phong trào
cách mạng nước Nga lúc đó. V.I. Lê-nin viết: “Trình độ phát triển kinh tế của
nước Nga (điều kiện khách quan) và trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của
quảng đại quần chúng vô sản (điều kiện chủ quan liên hệ chăt chẽ với điều
kiện khách quan) khiến không thể thực hiện được ngay tức khắc việc giải
phóng hoàn toàn giai cấp công nhân” 11.
Lê-nin nhấn mạnh rằng, “quần chúng công nhân còn chưa biết gì mấy
về những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và về những phương pháp để thực
hiện chủ nghĩa xã hội” 12, cần phải tiến hành công tác tổ chức, giáo dục quần
chúng thông qua phong trào đấu tranh cách mạng, bởi vì “giải phóng công
nhân chỉ có thể là sự nghiệp của chính bản thân công nhân; nếu quần chúng
không giác ngộ và không được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấu
tranh giai cấp công khai chống toàn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dục
thì không thể nói đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được” 13.
Trong quá trình thực hiện đường lối sách lược, tiến hành cuộc cách
mạng dân chủ, đảng Dân chủ-xã hội luôn luôn phải giữ vững tính chất giai
cấp, phải ghi dấu ấn vô sản trên các sự biến. V.I. Lê-nin chỉ ra, tuy giai cấp vô
sản tham gia vào chính phủ cách mạng lâm thời, tham gia cách mạng dân chủ
là cuộc cách mạng tư sản, nhưng giai cấp vô sản phải bảo vệ tính độc lập giai
cấp của mình.
2- Luận điểm về chính phủ cách mạng lâm thời (nhà nước trong cách
mạng dân chủ):

sđd. tr.18.
sđd. tr.18.
13
sđd. tr.18.
11
12



Đây là luận điểm hoàn toàn mới, lần đầu tiên được V.I. Lê-nin đưa ra,
là sự bổ sung, phát triển sáng tạo học thuyết Mác về vấn đề nhà nước, về vấn
đề quyền lực chính trị.
Khi phân tích hoàn cảnh lịch sử của nước Nga năm 1905, V.I. Lê-nin
đã chỉ ra rằng, trong những điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị-xã hội nước
Nga lúc đó, vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời đã nổi lên trở thành “điểm
trung tâm của những vấn đề sách lược hiện nay của Đảng dân chủ-xã hội” 14.
Đại hội của đảng cần thông qua nghị quyết để định ra cho đúng toàn bộ thái
độ chính trị của đảng đối với những nhiệm vụ chính trị mới hay một tình hình
chính trị mới, để giải quyết những vấn đề do những điều kiện hiện thời và do
tiến trình khách quan của sự phát triển xã hội, có ý nghĩa chính trị trọng đại.
V.I. Lê-nin đã nhấn mạnh, nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hội
Nga đã “hoàn toàn và chỉ chuyên nói về chính phủ cách mạng lâm thời”. Đó
là vì, tại thời điểm đó, “toàn thể nhân dân đã đề ra việc lật đổ chế độ chuyên
chế và triệu tập Quốc hội lập hiến thành vấn đề trước mắt” 15, đó là vấn đề có
ý nghĩa chính trị trọng đại cần phải giải quyết ngay lúc này.
a. Bàn về ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời. V.I. Lê-nin đã chỉ
ra, muốn giải đáp một cách đầy đủ về vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời,
trước hết cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời
trong cuộc cách mạng đang diễn ra (cách mạng dân chủ) và trong toàn bộ
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nói chung.
Đối với giai cấp vô sản, tự do chính trị, sự tồn tại của một chế độ cộng
hòa, là một đòi hỏi tất yếu bảo đảm lợi ích trực tiếp cũng như lợi ích lâu dài
của toàn bộ cuộc đấu tranh của nó. Mà muốn lập nên một chế độ cộng hòa cần
phải có một hội nghị đại biểu nhân dân, do toàn dân bầu ra, trên cơ sở đầu
phiếu phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, và quan trọng nhất là
phải có quyền lập hiến. Hội nghị đại biểu nhân dân đó chính là Quốc hội lập
hiến. V.I. Lê-nin khẳng định rằng, Nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủ14
15


sđd. tr.98.
sđd. tr.14.


xã hội Nga đã chỉ ra một cách rõ ràng những điều kiện vật chất bảo đảm cho
Quốc hội lập hiến thực sự làm tròn được nhiệm vụ đại biểu nhân dân của
mình, “thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”, bảo đảm cho “một Quốc hội
lập hiến trên lời nói có thể trở thành lập hiến trên thực tế”. Một trong những
điều kiện vật chất đó phải là sự tồn tại của chính phủ cách mạng lâm thời, kết
quả của cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân.
Phân tích Nghị quyết của đại hội III, V.I. Lê-nin khẳng định tính đúng
đắn không thể chối cãi được của luận điểm “chỉ có một chính phủ cách mạng
lâm thời, - vả lại, chính phủ đó phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân dân
thắng lợi, - mới có thể bảo đảm cho việc cổ động tuyển cử được hoàn toàn tự
do và triệu tập được một Quốc hội thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của bộ
máy chính quyền nhà nước, V.I. Lê-nin khẳng định rằng, chính phủ Nga
hoàng nhất định sẽ chống lại việc tổ chức tuyển cử tự do và triệu tập một
Quốc hội thật sự đại diện cho ý chí của nhân dân. Còn chính phủ của phái tự
do (của giai cấp tư sản), thỏa hiệp với Nga hoàng và không dưạ vào cuộc khởi
nghĩa của nhân dân thì không muốn và nếu có muốn thì cũng không thể đứng
ra triệu tập Quốc hội lập hiến, không thể bảo đảm việc tiến hành cuộc tuyển
cử tự do và theo đúng thủ tục đã quy định, không thể giao lại toàn bộ sức
mạnh và quyền hành cho Quốc hội 16.
V.I. Lê-nin nhấn mạnh, muốn lập hiến được thì phải có sức mạnh lập
hiến. Chừng nào chính quyền còn ở trong tay Nga hoàng, thì chừng đó những
“quyết định” về Quốc hội lập hiến của các đại biểu, dù là đại biểu như thế nào
đi chăng nữa, cũng chỉ là những lời ba hoa, trống rỗng và đáng thương mà
thôi 17.

Từ những phân tích nói trên, V.I. Lê-nin đã rút ra kết luận về tầm quan
trọng của chính phủ cách mạng lâm thời. Theo V.I. Lê-nin, để có được tự do
chính trị, có được chế độ cộng hòa dân chủ thực sự, trong điều kiện của nước
16
17

xem sđd. tr.15-16.
Xem sđd. tr.24.


Nga năm 1905, trước hết phải có được chính phủ cách mạng lâm thời, một
chính phủ thay thế cho chính phủ Nga hoàng, được thành lập do kết quả của
cuộc khởi nghĩa nhân dân lật đổ chính phủ Nga hoàng.
V.I. Lê-nin khẳng định rằng, nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủxã hội Nga đã hoàn toàn làm sáng tỏ tính chất và mục đích của chính phủ
cách mạng lâm thời. V.I. Lê-nin viết: “Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất cơ
bản của nó mà nói, chính phủ ấy phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân
dân. Căn cứ vào sứ mệnh chính thức của nó mà nói, nó phải là công cụ để
triệu tập một Quốc hội lập hiến của toàn dân. Căn cứ vào nội dung hoạt động
của nó mà nói, nó phải thực hiện cương lĩnh tối thiểu của phái dân chủ vô sản,
vì chỉ có cương lĩnh đó mới có thể bảo đảm được lợi ích của nhân dân đã nổi
dậy chống chế độ chuyên chế” 18.
Trong khi phân tích ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời đối với
tiến trình cách mạng của nước Nga, cụ thể là trong cách mạng dân chủ, V.I.
Lê-nin đồng thời cũng nhấn mạnh tính giai cấp của cách mạng dân chủ. V.I.
Lê-nin chỉ ra rằng, cuộc cách mạng dân chủ “sẽ tăng cường sự thống trị của
giai cấp tư sản”, và coi đó là “điều không tránh khỏi trong chế độ kinh tế và
xã hội hiện tại, nghĩa là trong chế độ tư bản chủ nghĩa” 19.
Phê phán luận điểm của nghị quyết hội nghị (phái men-sê-vích) về
những nhiệm vụ của chính phủ cách mạng lâm thời, cho rằng chính phủ cách
mạng lâm thời phải đảm nhiệm những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản

và phải điều tiết cuộc đấu tranh lẫn những giai cấp đối kháng trong nước, V.I.
Lê-nin đã một lần nữa khẳng định nguyên lý của chủ nghĩa Mác về tính giai
cấp của nhà nước, nhấn mạnh rằng nhà nước, chính phủ, trong đó có chính
phủ cách mạng lâm thời, hoàn toàn không phải là cơ quan điều tiết cuộc đấu
tranh giai cấp mà là cơ quan đấu tranh giai cấp 20, “chính phủ cách mạng lâm

sđd. tr.17.
sđd. tr.16.
20
xem sđd. tr.36-37.
18
19


thời là cơ quan của cuộc đấu tranh nhằm làm cho cách mạng thắng lợi ngay
tức khắc, nhằm trấn áp ngay lập tức những âm mưu phản cách mạng” 21.
V.I. Lê-nin đã chỉ ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản để giành chính quyền trong cuộc cách mạng dân chủ
này, trong cuộc đấu tranh này, giai cấp tư sản luôn tìm mọi cách để “cướp lại
những thành quả mà giai cấp vô sản đã giành được trong thời kỳ cách mạng”,
coi đó là “kết quả của việc tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản đối với
giai cấp vô sản đã được ít nhiều quyền tự do chính trị” 22.
Liên quan đến vấn đề chính quyền, trong tác phẩm, V.I. Lê-nin còn bàn
về sự khác nhau, nói cho đúng hơn, sự đối lập nhau giữa quan điểm tư sảntầm thường và quan điểm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính, về mối quan
hệ giữa cách mạng và chuyên chính.
Lê-nin chỉ ra, theo quan điểm tư sản-tầm thường (mà nghị quyết của
hội nghị men-sê-vích đã tán thành và thể hiện) thì khái niệm chuyên chính và
khái niệm dân chủ loại trừ nhau; quan điểm này hiểu chuyên chính có nghĩa là
hủy bỏ tất cả mọi quyền tự do và tất cả những bảo đảm về quyền dân chủ, là
mọi sự độc đoán, mọi sự lạm dụng quyền hành cho lợi ích cá nhân kẻ độc tài.

Trong khi đó, quan điểm của chủ nghĩa Mác (mà nghị quyết của đại hội III đại hội của những người bôn-sê-vích tán thành và thể hiện) khẳng định rằng,
chuyên chính là biện pháp tất yếu của mọi chính quyền cách mạng để tiêu
diệt, xóa bỏ những tàn dư, vết tích của chế độ cũ. Phân tích tình hình lịch sử
khách quan nước Nga năm 1905, V.I. Lê-nin nhấn mạnh rằng: “Những vấn đề
to lớn trong đời sống của các dân tộc chỉ giải quyết bằng sức mạnh. Chính các
giai cấp phản động thường là những kẻ đầu tiên hay dùng đến bạo lực, nội
chiến, hay “đưa lưỡi lê vào chương trình nghị sự” như chế độ chuyên chế Nga
đã từng làm như thế, và đang tiếp tục làm như thế một cách thường xuyên,
triệt để, luôn luôn và khắp mọi nơi, từ ngày 9 tháng Giêng đến nay. Và một
khi đã có tình hình như thế, một khi lưỡi lê đang thực sự được đưa lên hàng
21
22

sđd. tr.36.
sđd. tr.16.


đầu trong chương trình nghị sự chính trị, một khi khởi nghĩa đã rõ ràng là tất
yếu và bức thiết, thì những ảo tưởng lập hiến và những bài thực tập về chủ
nghĩa đại nghị theo lối nhà trường chỉ còn dùng để che đậy sự phản bội của
giai cấp tư sản đối với cách mạng…..Lúc đó giai cấp chân chính cách mạng
phải đề ra chính là khẩu hiệu chuyên chính” 23.
b. Bàn về thái độ của giai cấp vô sản đối với chính phủ cách mạng lâm
thời, V.I. Lê-nin khẳng định, trước hết, giai cấp vô sản cần xác định đúng tính
chất giai cấp của cách mạng dân chủ và xác định được thế nào là thắng lợi
quyết định của cuộc cách mạng này đối với chính phủ Nga hoàng. Như phần
trên đã phân tích, cách mạng dân chủ là phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư
sản, tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, cũng vì lợi ích
giai cấp nên giai cấp tư sản không muốn tiến hành cách mạng dân chủ một
cách triệt để, không muốn đạt tới thắng lợi quyết định của cách mạng đối với

chính phủ Nga hoàng, cụ thể là không muốn lật đổ chính phủ Nga hoàng mà
muốn thỏa hiệp với chính phủ Nga hoàng chống lại phong trào đấu tranh của giai cấp
vô sản.
Vì lợi ích giai cấp của mình cũng như vì lợi ích của toàn bộ phong trào
cách mạng, giai cấp vô sản cần phải thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ phát
triển mạnh mẽ và đi tới thắng lợi cuối cùng, quyết định: lật đổ chính phủ Nga
hoàng, thành lập chính phủ cách mạng lâm thời. Đó chính là câu trả lời cho
câu hỏi “thái độ của giai cấp vô sản đối với chính phủ cách mạng lâm thời
phải như thế nào?”. V.I. Lê-nin viết: “Giải đáp vấn đề đó, nghị quyết của đại
hội trước hết chỉ rõ cho toàn đảng là phải ra sức thuyết phục cho giai cấp công
nhân nhận thấy sự tất yếu phải có một chính phủ cách mạng lâm thời. Giai
cấp công nhân cần nhận thức rõ sự tất yếu đó. Trong lúc giai cấp tư sản “dân
chủ” lờ đi không nói đến vấn đề lật đổ chính phủ Nga hoàng thì chúng ta phải
đặt vấn đề đó lên hàng đầu và nhấn mạnh vào sự tất yếu phải có một chính
phủ cách mạng lâm thời”.

23

sđd. tr.157-158.


Hơn nữa, trong những điều kiện khách quan về kinh tế-xã hội cũng như
về chính trị-xã hội, giai cấp vô sản với vai trò “là người đi đầu và lãnh đạo tất
cả mọi người trong cuộc đấu tranh cho dân chủ” 24, giai cấp vô sản không chỉ
thuyết phục mọi người về tính tất yếu của chính phủ cách mạng lâm thời mà
còn phải khẳng định một cách dứt khoát “về nguyên tắc thì đảng Dân chủ-xã
hội có thể tham gia chính phủ cách mạng lâm thời (trong thời kỳ cách mạng
dân chủ, trong thời kỳ đấu tranh cho chế độ cộng hòa)” 25.
Đồng thời V.I. Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng, “vấn đề có thể thừa nhận
về nguyên tắc đó, đương nhiên chưa phải là vấn đề hợp lý trong thực tế” 26.

Chính vì thế mà nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hội Nga không
đưa ra những điều kiện cụ thể quy định cho việc tham gia chính phủ cách
mạng lâm thời. Nhưng điều mà giai cấp vô sản cần và có thể làm đối với vấn
đề tham gia chính phủ cách mạng lâm thời là xác định mục đích và tính chất
của việc tham gia. Nghị quyết đại hội III đã làm được điều đó, đã “chỉ rõ hai
mục tiêu của việc tham gia: 1) đấu tranh không khoan nhượng chống những
mưu đồ phản cách mạng và 2) bảo vệ những lợi ích riêng của giai cấp công
nhân” 27. Chính là ở đây đã thể hiện sự vận dụng đúng đắn nguyên lý của chủ
nghĩa Mác nói về bản chất của nhà nước là công cụ của một giai cấp này trấn
áp một giai cấp khác để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Lê-nin viết:
“Trong lúc mà bọn tư sản tự do chủ nghĩa bắt đầu say sưa nói về tâm lý của
phái phản động …., đang ra sức uy hiếp tinh thần của nhân dân cách mạng và
khuyên nhân dân phải nhân nhượng đối với chế độ chuyên chế, thì việc đảng
của giai cấp vô sản nhắc nhở đến nhiệm vụ tiến hành một cuộc chiến tranh
thực sự chống thế lực phản cách mạng, là điều đặc biệt hợp thời. Những vấn
đề lớn về tự do chính trị và đấu tranh giai cấp chung quy chỉ có dùng sức
mạnh mới giải quyết được, và chúng ta phải quan tâm chuẩn bị và tổ chức sức

sđd. tr.16.
sđd. tr.19.
26
sđd. tr.20.
27
sđd. tr.20.
24
25


mạnh đó và sử dụng nó một cách tích cực, không những để phòng ngự, mà
còn để tấn công nữa” 28.

V.I. Lê-nin nhấn mạnh rằng, trong thời kỳ những cuộc đảo lộn chính trị
và cách mạng đã bắt đầu, giai cấp vô sản không được phép chỉ dùng những
khuôn sáo cũ mà phải sử dụng những hình thức đấu tranh mới. Một trong
những hình thức đấu tranh mới đó là phải tham gia vào chính phủ cách mạng
lâm thời, một hành động “từ trên xuống”. Bởi vì, như V.I. Lê-nin đã chỉ ra,
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, cách mạng là dùng bạo lực để phá đổ một
kiến trúc thượng tầng chính trị lỗi thời mà đến một thời kỳ nhất định thì mâu
thuẫn giữa nó với những quan hệ sản xuất mới đã đưa nó đến chỗ sụp đổ.
Tình hình nước Nga năm 1905 cho thấy điều đương nhiên là kiến trúc thượng
tầng cũ, chế độ chuyên chế Nga hoàng đã trở nên vô dụng đáng bị xóa bỏ,
mọi người đều thừa nhận cách mạng. Vấn đề là ở chỗ phải chỉ ra giai cấp nào
phải xây dựng kiến trúc thượng tầng mới, và phải xây dựng kiến trúc thượng
tầng mới ấy như thế nào. Sau khi phân tích bản chất của từng giai cấp trong
xã hội Nga lúc đó, V.I. Lê-nin đã chỉ ra chỉ có giai cấp vô sản mới có thể làm
tròn nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ, chỉ có giai cấp vô sản mới có thể
phá đổ kiến trúc thượng tầng cũ, xóa bỏ chế độ chuyên chế Nga hoàng một
cách triệt để, và thiết lập kiến trúc thượng tầng mới, thiết lập nền chuyên
chính dân chủ cách mạng. Lê-nin cũng nhấn mạnh, “chuyên chính, nghĩa là
dùng bạo lực đập tan sự phản kháng bằng bạo lực, vũ trang cho các giai cấp
cách mạng trong nhân dân” 29. Đó là sức mạnh mà giai cấp vô sản cần phải có
để giải quyết những vấn đề lớn về tự do chính trị và đấu tranh giai cấp trong
thời kỳ cách mạng. Đó chính là chuyên chính dân chủ-cách mạng, chuyên
chính của giai cấp vô sản và nông dân. Lê-nin khẳng định rằng, “người nào
ngày nay không thừa nhận khẩu hiệu chuyên chính dân chủ cách mạng, khẩu
hiệu thành lập đội quân cách mạng, chính phủ cách mạng, các ủy ban nông
dân cách mạng, thì người ấy hoặc là hoàn toàn không hiểu biết chút gì về
28
29

sđd. tr.20-21.

Sđd. tr.153.


nhiệm vụ của cách mạng, không biết xác định những nhiệm vụ cách mạng
mới và cao hơn do thời kỳ hiện tại đề ra, hoặc là lạm dụng khẩu hiệu “cách
mạng” mà lừa dối nhân dân, mà phản bội cách mạng” 30.
V.I. Lê-nin cũng chỉ ra sự khác nhau giữa chuyên chính dân chủ-cách
mạng (chuyên chính của giai cấp vô sản và nông dân) với chuyên chính xã hội
chủ nghĩa (chuyên chính của giai cấp vô sản). Chuyên chính dân chủ-cách
mạng là yêu cầu của các giai cấp cách mạng trong cách mạng dân chủ, và mới
chỉ là một bước trong sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân khỏi mọi sự áp
bức và bóc lột. Thực hiện đầy đủ và kiên quyết chuyên chính dân chủ-cách
mạng của giai cấp vô sản và nông dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu
tranh thực sự của giai cấp vô sản cho chủ nghĩa xã hội, chuyên chính của giai
cấp vô sản, chuyên chính xã hội chủ nghĩa mới thực sự giúp cho giai cấp công
nhân thực hiện được mục tiêu cách mạng cuối cùng của mình, đó là hoàn toàn
giải phóng giai cấp công nhân khỏi mọi sự áp bức và mọi sự bóc lột.
3- Luận điểm về vai trò của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủtư sản.
V.I. Lê-nin khẳng định, giai cấp vô sản có thể và phải là người lãnh đạo
cách mạng dân chủ-tư sản. Có thể nói đây là luận điểm chủ yếu xuyên suốt
nội dung toàn bộ tác phẩm.
Mục tiêu của cuộc cách mạng dân chủ-tư sản là lật đổ chế độ quân chủ
chuyên chế, xóa bỏ quan hệ sản xuất và mọi đặc quyền, đặc lợi phong kiến,
thực hiện tự do, dân chủ.
Đứng trước tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của nước Nga vào năm
1905, đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga đã xác định là cần phải tiến hành
cách mạng dân chủ-tư sản nhằm mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên giữa những
người bôn-sê-vích - những người mác-xít chân chính - , và những người mensê-vích cơ hội chủ nghĩa, hữu khuynh lại có những quan điểm đối lập nhau được thể hiện trong nghị quyết của đại hội III và nghị quyết của hội nghị -, về

30


sđd. tr.153.


cuộc cách mạng dân chủ-tư sản, về vai trò của giai cấp vô sản trong cuộc cách
mạng này.
Nghi quyết của hội nghị men-sê-vích cho rằng, đã là cách mạng dân
chủ-tư sản thì về nguyên tắc, cuộc cách mạng ấy là của giai cấp tư sản, phải
do giai cấp tư sản lãnh đạo và chính quyền nhà nước sẽ phải thuộc về giai cấp
tư sản. Do đó giai cấp vô sản chỉ nên đóng vai trò phụ trợ cho giai cấp tư sản,
đi theo giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng chứ không nên đóng vai trò chủ
yếu, vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng dân chủ-tư sản.
Lê-nin đã kịch liệt phê phán quan điểm men-sê-vích cơ hội chủ nghĩa,
hữu khuynh nói trên.
Trong khi thừa nhận tính chất tư sản của cuộc cách mạng dân chủ-tư
sản, thừa nhận cuộc cách mạng dân chủ-tư sản “là một loại cách mạng không
vượt ra khỏi khuôn khổ chế độ tư sản, nghĩa là chế độ kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Cách mạng tư sản biểu hiện nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó
chẳng những không tiêu diệt cơ sở của chủ nghĩa tư bản đi, mà trái lại còn
làm cho những cơ sở ấy được mở rộng và sâu thêm” 31, Lê-nin đã chỉ ra rằng
mặc dù “người ta có đầy đủ lý do để nói rằng cách mạng tư sản biểu hiện lợi
ích của giai cấp vô sản ít hơn là lợi ích của giai cấp vô sản. Nhưng nếu quan
niệm rằng nó hoàn toàn không biểu hiện lợi ích của giai cấp vô sản thì thật
hoàn toàn vô lý” 32. Nguồn gốc của quan niệm vô lý về cách mạng tư sản như
vậy, theo Lê-nin, có từ “lý luận dân túy cổ xưa, cho rằng cách mạng tư sản
mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp vô sản, rằng vì thế chúng ta không cần đến
tự do chính trị tư sản” 33, đồng thời quan niệm đó cũng được bắt nguồn từ
“chủ nghĩa vô chính phủ, phủ nhận bất cứ một sự tham gia nào của giai cấp
vô sản vào đời sống chính trị tư sản, vào cách mạng tư sản, vào nghị trường tư
sản” 34.


sđd. tr.44.
sđd. tr.44.
33
sđd. tr.44.
34
sđd. tr.44.
31
32


Lê-nin khẳng định rằng, trên cơ sở những nguyên lý chủ nghĩa Mác về
chủ nghĩa tư bản có thể rút ra kết luận: “tư tưởng muốn tìm lối thoát cho giai
cấp công nhân ở bất kỳ một chỗ nào khác chứ không phải trong sự phát triển
hơn nữa của chủ nghĩa tư bản, là tư tưởng phản động. Trong những nước như
nước Nga, giai cấp công nhân khổ vì chủ nghĩa tư bản ít hơn là khổ vì chủ
nghĩa tư bản không được phát triển đầy đủ. Cho nên giai cấp công nhân tuyệt
đối quan tâm muốn cho chủ nghĩa tư bản được phát triển hết sức rộng lớn, hết
sức tự do và hết sức nhanh chóng…” 35.
Lê-nin nhấn mạnh, “cách mạng tư sản hết sức có lợi cho giai cấp vô
sản. Xét về mặt lợi ích của giai cấp vô sản thì cách mạng tư sản là tuyệt đối
cần thiết. Cuộc cách mạng tư sản càng đầy đủ vầ kiên quyết bao nhiêu, càng
triệt để bao nhiêu, thì cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cho chủ nghĩa xã hội,
chống lại giai cấp tư sản sẽ càng được bảo đảm bấy nhiêu” 36. Lê-nin còn chỉ
ra, ngay cả trong cách mạng dân chủ thì cuộc cách mạng tư sản càng triệt để
cũng sẽ càng đem lại nhiều lợi ích cho giai cấp vô sản và nông dân 37.
Từ đó, Lê-nin chỉ ra, “chủ nghĩa Mác không dạy người vô sản xa lánh
cách mạng tư sản, bỏ việc lãnh đạo cách mạng ấy cho giai cấp tư sản, mà trái
lại dạy phải tham gia cách mạng ấy một cách hết sức kiên quyết, phải hết sức
quyết tâm đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa dân chủ vô sẩn triệt để, để đưa

cách mạng đến cùng” 38.
Trong tác phẩm Lê-nin đã phân tích, khẳng định giai cấp tư sản không
thể và không muốn tiến hành cuộc cách mạng dân chủ-tư sản một cách triệt
để 39. Đồng thời Lê-nin cũng phân tích và chỉ ra những yếu tố để giai cấp vô
sản cần và có thể trở thành người lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ-tư sản.
V.I. Lê-nin viết: “…điều có lợi cho giai cấp tư sản là dựa vào một số
vết tích của quá khứ để chống giai cấp vô sản, chẳng hạn như dựa vào chế độ
quan chủ, vào quân đội thường trực v.v.. Điều có lợi cho giai cấp tư sản là ở
sđd. tr.45.
sđd. tr.45.
37
sđd. tr.48.
38
sđd. tr.48.
39
sđd. tr.47.
35
36


×