Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại Ủy ban nhân dân huyện bảo thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.13 KB, 79 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
B. TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN..................................3
HUYỆN BẢO THẮNG.......................................................................................3
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Thắng...............................3
Phần I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN...............5
THỰC TẬP.........................................................................................................5
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
huyện Bảo Thắng...........................................................................................5
1. Chức năng:.................................................................................................5
2. nhiệm vụ, quyền hạn:................................................................................5
3. Cơ cấu tổ chức của cơ quan:....................................................................12
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy
ban nhân dân huyện Bảo Thắng:.................................................................15
1. Chức năng:...............................................................................................15
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:..............................................................................15
3.Cơ cấu tổ chức:.........................................................................................16
4. Sơ đồ tổ chức của văn phòng ( phụ lục 02).............................................25
5. Xây dựng bản mô tả công việc cho lãnh đạo văn phòng.........................25
III. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động công tác hành chính văn
phòng của Văn phòng UBND huyện Bảo Thắng........................................26
1.Khảo sát về tổ chức công tác văn phòng..................................................27
1.1. Đánh giá vai trò của văn phòng trong việc thực hiện chức năng tham
mưu tổng hợp, giúp việc và đảm bảo hậu cần cho cơ quan lấy ví dụ những
tình huống cụ thể:........................................................................................27
1.2. Sơ đồ hóa nội dung quy trình xây dựng chương trình công tác thường
kỳ của cơ quan ( xem phụ lục III )..............................................................28


1.3. Sơ đồ hóa công tác tổ chức 01 hội nghị ( hoặc hội thảo, cuộc họp) của
cơ quan mà trong quá trình thực tập được tham gia ( xem phụ lục IV)......28
1.4. Sơ đồ hóa quy trình tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan
( xem phụ lục V)..........................................................................................28
1.5. Đánh giá công tác tình hình triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước
về văn hóa công sở của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng:.....................28
2. Khảo sát về công tác văn thư...................................................................30
2.1. Tìm hiểu mô hình tổ chức văn thư của cơ quan...................................30
2.2.Nhận xét, đánh giá về trách nhiệm của lãnh đạo văn phòng trong việc
chỉ đạo thực hiện công tác văn thư..............................................................35
3. Khảo sát tình hình thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ.................................36
PHẦN II.CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH CỦA
CƠ QUAN..........................................................................................................39
Sinh viên: Vũ Thị Vân

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1. Giúp cơ quan xây dựng bộ mẫu lịch công tác tuần, kế hoạch công tác
tháng và năm................................................................................................39
2. Soạn thảo “ Quy chế công tác văn thư lưu trữ” của cơ quan...................41
3. Soạn thảo “ Quy chế văn hóa công sở” của cơ quan...............................51
4. Xây dựng quy trình tổ chức hội nghị của cơ quan..................................57
5. Xây dựng mô hình văn phòng hiện đại cho cơ quan. Nhận xét ưu điểm,
nhược điểm của mô hình văn phòng này.....................................................60
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.....................................64

I. Nhận xét , đánh giá chung về ưu, nhược điểm trông công tác hành chính
văn phòng của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng....................................64
II. Đề xuất những giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược
điểm.............................................................................................................67
KẾT LUẬN:.......................................................................................................70
PHẦN PHỤ LỤC.................................................................................................1
PHẦN PHỤ LỤC

Sinh viên: Vũ Thị Vân

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
A. LỜI MỞ ĐẦU

Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xứ lý
và tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước nên công tác văn phòng cũng góp phần
rất lớn vào công tác xây dựng đất nước. công tác văn phòng rất quan trọng đối
với hoạt động của cơ quan, công tác văn phòng tốt sẽ là động lực thúc đẩy cho
sự phát triển của cơ quan và ngược lại, nếu thực hiện không hiệu quả có thể tác
động tiêu cực đến quá trình phát triển.
Quản trị văn phòng là một ngành rất rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thực
tiễn của từng cơ quan, tổ chức. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và
kỹ năng trong quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động và quản lý điều
hành của cơ quan, tổ chức.
Là một sinh viên khoa Quản trị văn phòng Trường Đại Học Nội Vụ Hà

Nội sau 3 năm học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị những kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ nhất định với phương châm “ Học thật đi đôi với
làm thật”, “ Học đi đôi với hành”. Để hoàn thành khóa học 2012-2015 nhà
trường đã tổ chức cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng đi thực tập ngành nghề
tại các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho sinh viên.
Theo kế hoạch của Nhà trường em đã liên hệ với UBND huyện Bảo
Thắng, được sự giới thiệu của UBND huyện em đã được văn phòng UBND
huyện Bảo Thắng tiếp nhận và bắt đầu thực tập từ ngày 9/3/2015 đến hết ngày
29/4/2015.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu trường
Đại Học Nội Vụ Hà Nội nói chung, khoa Quản trị văn phòng nói riêng và Th.s
Lâm Thu Hằng giảng viên người trực tiếp hướng dẫn em đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua tại trường cũng như trong
suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cô chú lãnh đạo, các anh chị
đang công tác và làm việc tại UBND huyện Bảo Thắng nơi em đến thực tập đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan. Đặc biệt
Sinh viên: Vũ Thị Vân

1

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

bộ phận văn phòng UBND huyện là bộ phận được phân công phụ trách em. Mặc
dù trong quá trình thực tập em còn thiếu sót nhiều nhưng nhờ nhận được sự tận

tình dạy bảo của các cô chú anh chị nên em đẫ làm tốt công việc được phân công
tại cơ quan thực tập tại bộ phận Văn phòng UBND huyện, em đã tích lũy được
nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn về công tác Văn phòng.
Nhân dịp này em xin gửi tới các quý thầy cô Trường Đại Học Nội Vụ Hà
Nội , cô giáo Lâm Thu Hằng, các cô chú lãnh đạo, các anh chị làm việc tại
UBND huyện Bảo Thắng lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên: Vũ Thị Vân

2

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

B. TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BẢO THẮNG.
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Thắng.
Vị trí địa lý: Bảo Thắng là một vùng biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai.
Phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu ( Vân Nam – Trung Quốc) với đường biên
giới dài 15km; Phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường
Khương;Phía Nam giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn; Phía Tây giáp huyện Sa Pa
và Tây Bắc giáp thành phố Lào Cai. Dải đất này từ thời Hùng Vương thuộc đất
Tây Âu của Thục Phán, thời Bắc thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ, đến
đời Lí thuộc Châu Đăng, đời Trần Thuộc Quy Hòa. Từ thời nhà Lê đến khi thực
dân Pháp chiếm đóng ( 1428- 1886), Bảo Thắng thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy

Hòa, tỉnh Hưng Hóa.
Kinh tế-Xã hội: với diện tích trên 69 nghìn ha và trên 105 nghìn nhân
khẩu. Toàn huyện có 17 dân tộc anh em chung sống ở 264 thôn, khu phố thuộc
12 xã và 3 thị trấn. Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất canh tác
ít, tập trung ở các thung lũng ven sông, suối còn lại là đất feralit thuận lợi cho
trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Từ năm 1995, huyện đã có nông
trường Quốc doanh chè Phong Hải với diện tích 300ha và công suất 10 tấn/ngày,
ngày nay đang triển khai nhanh dự án vùng nguyên liệu chè trên 2000ha và hình
thành cơ sở chế biến 42 tấn/ngày. Bên cạnh địa hình, đất đai thuận lợi Bảo
Thắng còn là đầu mối giao thông có đường sông, đường bộ, đường sắt tỏa đi
khắp các khu vực Bắc Nam thuận lợi, thu hút các cư dân khắp mọi miền đến
sinh cư lập nghiệp ngày càng đông đúc hình thành 3 thị trấn sầm uất ( Phong
Hải, Phố Lu, Tằng Loong ) với số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và trở
thành huyện đông nhất tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế thương
mại.Đặc biệt cùng với thị xã Cam Đường, Bảo Thắng có nhiều mỏ khoáng sản
và khu công nghiệp Tằng Loong chế biến sản xuất các chất hóa học và phân bón
phục vụ sản xuất công nông nghiệp làm giàu cho tổ quốc, góp phần thay da đổi
thịt bộ mặt Kinh tế- Xã hội địa phương. Các địa hình, tài nguyên Bảo Thắng rất
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cơ cấu nông-lâm-công nghiệp-thương mạiSinh viên: Vũ Thị Vân

3

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

dịch vụ trong đó đặc trưng chủ yếu là trồng chè, mía, nhãn, vải buôn bán hàng

hóa và dịch vụ. Là vùng đất cổ Bảo Thắng có nhiều di sản văn hóa lâu đời là các
di tích khảo cổ học từ thời đại cổ đá cũ với nền văn hóa sơn vi cách đây vạn năm
đến văn hóa Hòa Bình, Phùng Nguyên và nền văn minh Đông sơn rực rỡ mà tiêu
biểu là di chí khỏa cổ học ngòi Nhũ ở Sơn Hà, ở đây có thể tìm thấy các loại rìu
đá mài nhẵn, rìu có vai, rìu đông , mũi lao đồng và cùng với nhiều nơi khác như
Phố Lu, Xuân Giao đã minh chứng địa bàn cư trú lâu đời của con người Bảo
Thắng.
Kết hợp nhiều tiềm năng Kinh tế- Xã hội tổng hợp của địa phương, Bảo
Thắng đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa
các loại cây trồng, vật nuôi với hướng đầu tư khác nhau một cách phù hợp như
mở rộng diện tích trồng mía, cây ăn quả, cây chè, góp phần năng cao tổng sản
phẩm giá trị kinh tế địa phương xây dựng huyện Bảo Thắng ngày càng một
vững mạnh toàn diện.

Sinh viên: Vũ Thị Vân

4

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Phần I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN
THỰC TẬP.
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
nhân dân huyện Bảo Thắng.
1. Chức năng:

- Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm
bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở.
2. nhiệm vụ, quyền hạn:
a, Trong lĩnh vực kinh tế, ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán
ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong
trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp
luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
Sinh viên: Vũ Thị Vân

5

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

b, Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất
đai, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương
trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa
phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khái thác
lâm sản, phát triển nghành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia
đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp
luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn;
- Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình
thủy lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
c, Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ủy ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ ở các xã, thị trấn;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,
sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến

nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
d, Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây
dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện
Sinh viên: Vũ Thị Vân

6

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý
đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e, Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt
động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
f. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể
thao, y tế, phát thanh huyện thực hiên những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ
cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ
chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa
bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên,
quy chế thi cử;
- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong
trào về văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa – thông tin, thể dục thể
thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
Sinh viên: Vũ Thị Vân

7

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, quản lý các trung tâm y tế,

trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng, chống dịch
bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động,
tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giám nghèo, hướng dẫn hoạt động từ
thiện, nhân đạo.
g, Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và
chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn
huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại
địa phương.
h, Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau dây:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;
quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trương
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
Sinh viên: Vũ Thị Vân


8

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ
khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
i, Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền , giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế
hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
của công dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp
luật và chính sách của Nhà nước theo quy định cuả pháp luật.

j. Trong việc thi hành pháp luật, ủy ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên;
- Tổ chức và chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp
bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân;
Sinh viên: Vũ Thị Vân

9

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp
luật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ
chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn.
k, Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Ủy
ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp
luật;

- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thế của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban nhân
dân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp
của ủy ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính ở địa phương
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết
định.
l, Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại các Điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105,
106 và 107 của Luật này và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên phê duyệt;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quy hoạch tổng thể
xây dựng và phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở quy
hoạch chung, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, biện pháp bảo
đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng, chống, cháy, nổ, bảo vệ môi trường
và cảnh quan đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống dân cư
trên địa bàn;
- Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình công cộng được
Sinh viên: Vũ Thị Vân

10 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

giao trên địa bàn; việc xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp; việc xây

dựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao
thông nội thị, nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị ở địa phương;
- Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà
nước trên địa bàn theo sự phân công của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết
định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp
luật;
- Quản lý các cơ sở văn hóa – thông tin, thể dục thể thao của thị xã, thành
phố thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh do thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý.
m, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại các Điều 97 ,98, 99 ,100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107 của Luật
này và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội về quy hoạch đô thị của thành phố;
- Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên
địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị;
tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất
đai theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố
giao trên địa bàn huyện.
n, Ủy ban nhân dân huyện thuộc địa bàn hải đảo thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại các Điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 105, 106 và
107 của Luật này và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp xây dựng, quản lý, bảo vệ đảo, vùng biển theo
quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp để quản lý dân cư trên địa bàn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Sinh viên: Vũ Thị Vân


11 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3. Cơ cấu tổ chức của cơ quan:
- UBND huyện Bảo Thắng gồm 7 thành viên, có chủ tịch UBND huyện,
03 Phó chủ tịch UBND huyện và 03 Ủy viên UBND huyện.
- Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm
thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nhiệm vụ quyền hạn của UBND đã quy
định. Chủ tịch UBND huyện lãnh đạo công tác của tập thể UBND huyện, thử
trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã thị
trấn. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề có
tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND
huyện.
- 01 Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện, chủ trì điều phối hoạt động
của UBND huyện khi Chủ tịch UBND vắng mặt, phụ trách các lĩnh vực: Xây
dựng cơ bản, giao thông vận tải, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, tài
chính, tín dụng, chương trình thực hành tiết kiệm, chống láng phí.
- 01 Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệpPTNT, Lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp, khoa học công nghệ,
thương mại, dịch vụ, cụm, điểm công nghiệp, phụ trách công tác GPMB..
- 01 Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa xã hội: bao
gồm các lĩnh vực: Giáo dục – Đào tạo, Y tế, dân số, tôn giáo, dân tộc và các vấn
đề xã hội khác.
- 01 Ủy viên phụ trách công an.
- 01 Ủy viên phụ trách quân sự.
- 01 Ủy viên phụ trách Nội Vụ.

* Các phòng chuyên môn:
1.Văn phòng UBND huyện:
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bảo Thắng, có chức năng
tham mưu tổng hợp cho UBND huyện về hoạt động của UBND; tham mưu cho
chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo, điều hành của chủ tịch UBND huyện; cung
cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của UBND huyện và các cơ quan
nhà nước ở địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của
Sinh viên: Vũ Thị Vân

12 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

UBND huyện.
2. Phòng Tài chính- Kế hoạch:
Tham mưu về việc tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và kế
hoạch XDCB hằng năm, cổng tác quản lý thu, chi ngân sách địa phưởng và
các nguồn quỹ của huyện trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
3. Phòng Kinh tế:
Tham mưu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân trên địa bàn bao gồm: Các cơ sở y tế, công tác y tế dự phòng;
hoạt động khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng
bệnh; chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; trang thiết bị
y tế.
4. Phòng Nội vụ:
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, cải

cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội , tổ chức phi Chính
phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen thưởng.
5 Phòng Quản lý đô thị:
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây
dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị ( gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi
trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
6. Phòng Tài nguyên- Môi trường:
Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
7. Phòng Tư pháp:
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiên chức năng quản lý nhà nước về:
công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực;
hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác theo quy
Sinh viên: Vũ Thị Vân

13 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

định của pháp luật.
8. Phòng Lao động thương binh& Xã hội:
Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện các quy định về lĩnh vực quản lý nhà
nước được giao. Quản lý người có công, đối tượng chính sách xã hội khác; thực

hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền cảu UBND huyện và theo
quy định của pháp luật.
9. Phòng Văn hóa và thông tin:
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; báo chí, xuất bản; bưu chính và chuyển
phát, viễn thông và internet, cộng nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát
thanh trên địa bàn.
10.Phòng Y tế:
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám,
chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh cho người;
mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế.
11.Thanh tra huyện:
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước
của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
12.Phòng Dân tộc:
Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các
lĩnh vực công tác dân tộc tại địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện.
* 07 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Bảo Thắng là:
1. Trung tâm văn hóa;
2. Đài truyền thanh truyền hình;
3. Hội chữ thập đỏ;
Sinh viên: Vũ Thị Vân

14 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4. Ban quản lý chợ;
5. Ban quản lý dự án các công trình xây dựng cơ bản;
6. Ban quản lý rừng phòng hộ số 5;
7 Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên;
4. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan ( phụ lục 01)
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng
Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng:
1. Chức năng:
Văn phòng UBND huyện là cơ quan tham mưu tổng hợp cho UBND
huyện( UBND huyện bảo Thắng là huyện thí điểm không có HDND cấp huyện);
tham mưu thường trực UBND huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy
định; giúp ỦY ban nhân dân huyện về công tác dân tộc; đảm bảo cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho hoạt động Ủy ban nhân dân huyện.
Hoạt động của Văn phòng UBND huyện đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện,
trực tiếp của Thường trực UBND huyện; chịu sự quản lý hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ của Văn phòng cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Tổ chức các hoạt động của UBND, Thường trực Ủy ban nhân dân huyện
trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính Nhà
nước; Giúp chủ tịch UBND huyện tổ chức điều hành, phối hợp hoạt động của
các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn để thực hiện chương trình, kế
hoạch công tác UBND và Chủ tịch UBND huyện; Đảm bảo các điều kiện vật
chất kỹ thuật cho hoạt động của UBND huyện; Tham mưu giúp UBND huyện
về công tác ngoại vụ, công tác quản trị mạng.
Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện tốt chức năng quản lý,điều hành
mội hoạt động như: Kinh tế, Xã hội, An ninh, Quốc phòng….Tổ chức và phục

vụ tốt các hội nghị, kỳ họp do UBND huyện triệu tập và chủ trì.
Tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên
địa bàn huyện ( Như chương trình 134, chương trình 112 trong chương trình
135; các chính sách khác đối với đồng bào dân tộc).
Sinh viên: Vũ Thị Vân

15 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thu thập, xử lý thông tin, cung cấp thông tin, nắm chắc tình hình mọi mặt
hoạt động trên địa bàn huyện để tham mưu đề xuất trong hoạt động của UBND
huyện theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện trong quá trình soạn
thảo văn bản. Tham gia thẩm định về thể thức, nội dung đối với các loại văn bản
do các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND huyện ban hành.
Chủ trì soạn thảo các văn bản theo sự phân công của UBND huyện và
trực tiếp in ấn, phát hành văn bản đó.
Tham mưu cho UBND huyện đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn
thực hiện nội dung thông báo kết luận và công văn chỉ đạo của UBND huyện
theo quy định.
Có trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định. Quản
lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, đi lại và các tài sản
khác được UBND giao. Dự trù kinh phí, quản lý tiền mặt và đáp ứng đầy đủ các
nhu cầu chi tiêu, phục vụ cho các mặt hoạt động của UBND huyện.
Quản lý công văn, giấy tờ và hồ sơ lưu trữ của UBND huyện, Tiếp nhận
và sao lục các loại văn bản hướng dẫn của các cấp gửi tới các cơ quan, đơn vị có

liên quan để triển khai thực hiện.
Trực tiếp theo dõi, quản lý Tổ tiếp công dân của UBND huyện, quản lý và
duy trì hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Tổ
chức quản lý hoạt động của bộ phận nhà khách.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo các định kỳ và đột xuất với UBND
huyện và ngành dọc cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND huyện giao.
3.Cơ cấu tổ chức:
* Văn phòng UBND huyện Bảo Thắng gồm có:
01 Chánh văn phòng.
03 phó Chánh văn phòng.
- Các bộ phận chuyên môn:
Chuyên viên tổng hợp.
Sinh viên: Vũ Thị Vân

16 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Hành chính phục vụ.
Bộ phận một cửa.
* Nhiệm vụ công tác của mỗi cán bộ, công chức trong phòng:
1. Đ/c Nguyễn Trọng Hiếu, Chánh Văn phòng.
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về công
tác tổ chức cán bộ, tài chính, thi đua khen thưởng và toàn bộ hoạt động của cơ
quan Văn phòng.
Đại diện cơ quan, quan hệ với các cơ quan, đoàn thể huyện, đoàn thể

huyện và tỉnh để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được Huyện ủy, UBND
huyện giao.
Chủ tài khoản và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thu, chi tài chính
của cơ quan. Chịu trách nhiệm công tác pháp chế các văn bản, đảm bảo mọi điều
kiện trong thẩm quyền để phục vụ cho các hoạt động của Thường trực UBND
huyện. Chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định trước khi trình ký ban hành các
văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách, nội chính, công tác quy
hoạch, kế hoạch, đối ngoại... Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả theo cơ chế một cửa của huyện; Ban tiếp công dân của UBND
huyện. Người phát ngôn của cơ quan Văn phòng UBND huyện.
Tham dự các Hội nghị, cuộc họp của Thường trực UBND huyện. Chủ trì
các cuộc họp cơ quan Văn phòng.
2. Đ/c Nguyễn Vĩnh Hoàng, Phó Chánh Văn phòng.
Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chuyên viên tổng hợp thực hiện tốt
công tác soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ban hành chính...
do Thường trực UBND huyện và Chánh Văn phòng giao. Giúp Chánh Văn
phòng thẩm định các văn bản thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản; lĩnh vực Công
nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp; thương mại-dịch vụ; Quản lý đô thị; giao thông
vận tải; văn hóa xã hội... Phối hợp đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực
hiện kế hoạch giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thường trực HDND,
các Ban HDND tỉnh giám sát về nội dung, lĩnh vực được giao như trên. Giúp
Chánh Văn phòng chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác văn
Sinh viên: Vũ Thị Vân

17 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


thư lưu trữ của cơ quan. Chỉ đạo Bộ phận chuyên viên tổng hợp theo dõi, đôn
đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện các Kết luận, công văn chỉ
đạo của UBND huyện ( trực tiếp chỉ đạo các chuyên viên: Ngô Hữu Tưởng, Lê
Thị Thanh Tâm, Vũ Thế Trung, Lục Thị Thoa thực hiện nhiệm vụ). Tham dự
các Hội nghị, cuộc họp của UBND huyện thuộc lĩnh vực được giao. Được ủy
quyền giải quyết các công việc của cơ quan khi Chánh Văn phòng đi công tác
hoặc vắng mặt ( có văn bản ủy quyền cụ thể) và thực hiện các nhiệm vụ khác khi
được phân công.
3. Đ/c Vũ Thị Bạch Yến, Phó Chánh Văn phòng phụ trách bộ phận
HCQT.
Có trách nhiệm chỉ đạo quản lý, bảo vệ tài sản của cơ quan, dự trù kinh
phí sửa chữa nhỏ, mua sắm văn phòng phẩm trang thiết bị phục vụ cho các đồng
chí lãnh đạo làm việc, phục vụ các hội nghị, đón tiếp khách của huyện...Thường
xuyên kiểm tra đôn đốc CBVC thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong và
ngoài trụ sở làm việc, hội trường, nhà khách, nhà ăn, các công trình phụ... Kiểm
tra, đôn đốc công tác sản xuất văn bản, văn thư lưu trữ, điều vận xe, quản lý
xăng xe cho các đồng chí Thường trực UBND huyện đi công tác và bảo vệ an
ninh trật tự trong cơ quan. Báo cáo Chánh Văn phòng số lượng xuất xăng xe đi
công tác, hoạt động của nhà khách vào chiều thứ 6 hàng tuần. Quản lý hội
trường, chỉ đạo chuẩn bị chu đáo các điều kiện phòng họp, trang âm, ánh sáng
phục vụ cho các hội nghị, cuộc họp của UBND huyện.
Chỉ đạo, theo dõi hoạt động của nhà khách UBND huyện và thực hiện các
nhiệm vụ khác khi được phân công. Giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo Kế toán,
thủ quỹ, thủ kho theo dõi và vào sổ xuất, nhập văn phòng phẩm hàng tháng theo
đúng quy định.
4. Đ/c Lê Quốc Phú, Phó Chánh Văn phòng.
Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chuyên viên tổng hợp thực hiện tốt
công tác soan thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính... do
Thường trực UBND huyện và Chánh Văn phòng giao. Giúp Chánh Văn phòng

thẩm định các văn bản khối kinh tế nông lâm nghiệp, tài nguyên môi trường,
Sinh viên: Vũ Thị Vân

18 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

khoa học công nghệ, chương trình xây dựng nông thôn mới; Phụ trách Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế 1 cửa. Chỉ đạo các chuyên viên: Nguyễn
Tiến Sỹ, Ngô Văn Bàng, Dương Thanh Xuân, Đàm Thị Xuân Thu, Trần Thị
Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kim Loan thực hiện nhiệm vụ).
Đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực hiện kế hoạch giám sát của
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thường trực HDND, các Ban HDND tỉnh giám sát
về nội dung, lĩnh vực được giao phụ trách tham mưu. Tham dự các Hội nghị,
cuộc họp của UBND huyện thuộc lĩnh vực được phân công tham mưu và thực
hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
5. Bộ phận tổng hợp.
5.1. Đ/c Ngô Hữu Tưởng- Chuyên viên.
Theo dõi, tổng hợp thông tin và trực tiếp tham mưu giúp việc cho đồng
chí Chủ tịch UBND huyện về lĩnh vực nội chính, tài chính, ngân sách, công tác
quy hoạch, kế hoạch, đối ngoại...Kịp thời, nắm bát thông tin, tham mưu, đề xuát
cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực trên. Đồng thời, đôn
đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của
thường trực UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện về lĩnh vực được giao tham
mưu, giúp việc. Tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản định
hướng chỉ đạo hoạt động của HDND các xã, thị trấn. Tham mưu giúp UBND
huyện phối hợp với Tổ đại biểu HDND tỉnh ( tại Bảo Thắng) thực hiện nhiệm vụ

của Tổ đại biểu tại địa phương.
Làm thủ quỹ cơ quan: Có trách nhiệm rút tiền mặt ở kho bạc về cơ quan,
bảo quản chặt chẽ tiền mặt. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chi tiêu, chỉ xuất
tiền mặt khi có chứng từ, sổ sách, kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu sổ sách với kế
toán. Nếu mất tiền không có lý chính đáng thủ quỹ phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
5.2. Đ/c Vũ Thế Trung- Chuyên viên.
Theo dõi, tổng hợp và tham mưu giúp việc cho đ/c Phó Chủ tịch thường
trực UBND huyện về lĩnh vực xây dựng cơ bản-GPMB; Công nghiệp- Tiểu thủ
công nghiệp; Quản lý đô thị; giao thông vân tải, thương mại-dịch vụ... Kịp thời,
Sinh viên: Vũ Thị Vân

19 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nắm bắt thông tin, tham mưu, đề xuất cho UBND huyện ban hành các văn bản
chỉ đạo về lĩnh vực trên. Có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn
thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Thường trực UBND huyện về lĩnh vực
được tham mưu, giúp việc.
Thực hiện nhiệm vụ quản trị mạng nội bộ của UBND huyện và có trách
nhiệm phụ trách kỹ thuật phục vụ hội nghị giao ban trực tuyến giữa UBND
huyện với tỉnh. Phối hợp với chuyên viên công nghệ thông tin Phòng văn hóa có
trách nhiệm cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh,
các huyện đầy đủ, kịp thời lên cổng thông tin điện tử của huyện. Tham mưu, đề
xuất việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết hồ sơ công việc
trong nội bộ cơ quan và áp dụng chung cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Tham mưu triển khai nội dung chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về thực hiện
phần mềm chữ ký số.
5.3. Đ/c Lê Thị Thanh Tâm- Chuyên viên.
Theo dõi, tổng hợp và tham mưu giúp việc cho đ/c Phó Chủ tịch UBND
huyện phụ trách khối Văn hóa xã hội. Kịp thời, nắm bắt thông tin, tham mưu, đề
xuất cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực trên. Có trách
nhiệm đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết
luận cho thường trực UBND huyện về lĩnh vực văn hóa xã hội.
5.4. Đ/c Nguyễn Tiến Sỹ- Chuyên viên và ông Ngô Văn Bàng, cán bộ
biệt phái.
Theo dõi , tổng hợp thông tin và trực tiếp tham mưu giúp việc cho đ/c Phó
Chủ tịch UBND huyện ( phụ trách khối kinh tế, nông lâm nghiệp) về lĩnh vực
quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, GPMB trồng cây cao su, sắp
xếp dân cư, thủy lợi, phòng chống lụt bão, chương trình xây dựng nông thôn
mới... Kịp thời, nắm bắt thông tin, tham mưu, đề xuất cho UBND huyện ban
hành các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực trên. Đồng thời, đôn đốc các cơ quan, các
xã, thị trấn thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của thường trực UBND huyện
về lĩnh vực được giao tham mưu, giúp việc.

Sinh viên: Vũ Thị Vân

20 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

5.4. Đ/c Dương Thanh Xuân, cán bộ tổng hợp.
Theo dõi, tổng hợp thông tin và trực tiếp tham mưu giúp việc cho đ/c Phó

Chủ tịch UBND huyện ( phụ trách khối kinh tế, nông lâm nghiệp) về lĩnh vực
kinh tế, nông lâm, thủy sản, khoa học công nghệ...Kịp thời, nắm bắt thông tin,
tham mưu, đề xuất cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực
trên. Đồng thời đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực hiện các ý kiến chỉ
đạo, kết luận của thường trực UBND huyện về lĩnh vực được giao tham mưu,
giúp việc...
5.5. Đ/c Đàm Thị Xuân Thu, chuyên viên.
Theo dõi, tổng hợp ( thu thập thông tin từ các cơ quan, các xã, thị trấn,
các chuyên viên tổng hợp) tổng hợp các báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, năm
của UBND huyện. Giúp Chánh Văn Phòng UBND huyện theo dõi, tổng hợp
soạn thảo các văn bản của cơ quan Văn phòng; theo dõi, tổng hợp công tác thi
đua, khen thưởng của cơ quan. Phối hợp với các chuyên viên tổng hợp các lĩnh
vực cung cấp các thông tin, bài viết thường xuyên, đầy đủ, kịp thời trên các lĩnh
vực để gửi Phòng Văn hóa thông tin cập nhật đưa lên cổng thông tin điện tử của
huyện.
6. Bộ phận hành chính quản trị.
6.1. Đ/c Trần Văn Vũ- Kế toán.
Lập dự trù, dự toán, đảm bảo kinh phí phục vụ cho các hoạt động của
UBND huyện, của các cơ quan Văn phòng, đảm bảo các khoản tiền lương, phụ
cấp, công tác phí cho CBVC trong cơ quan.
Có trách nhiệm tham mưu cho Chánh Văn phòng lập chứng từ thu- chi do
các cơ quan đặt cơm khách và mở hội nghị, đảm bảo chất lượng bữa ăn phục vụ
hội nghị. Tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng công tác tài chính hàng tháng vào
mùng 5 tháng sau liền kề. Thực hiện việc nhập, xuất kho văn phòng phẩm hàng
tháng theo quy định.
6.2. Đ/c Đỗ Thị Toàn- nhân viên văn thư.
Tiếp nhận phân loại công văn đến, chuyển Chánh Văn phòng xử lý và
chuyển giao cho đ/c Trần Thị Thúy phô tô để Bộ phận liên lạc gửi các cơ quan,
Sinh viên: Vũ Thị Vân


21 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đơn vị cá nhân có liên quan thực hiện ngay trong ngày, đặc biệt là đối với các
văn bản khẩn, giấy mời họp phải vào sổ theo dõi và chuyển ngay cho Chánh
Văn phòng xử lý hoặc Phó Chánh văn phòng được ủy quyền xử lý.
Tuyệt đối giữ bí mật các nội dung trong văn bản, quản lý chặt chẽ con
dấu, giấy giới thiệu, giấy đi đường, chỉ đóng dấu khi có chữ ký của lãnh đạo.
Tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ xem nội dung các
văn bản có dấu chỉ mức độ mật hoặc các văn bản có liên quan đến công tác tổ
chức cán bộ khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo. Đối với trường hợp các cơ
quan đến đóng dấu văn bản đi của UBND huyện nếu không có bản gốc tuyệt đối
không được đóng dấu để tránh trường hợp có sự sai lệch giữa bản chính và bản
phô tô, Thường trực nghe điện thoại, ghi chép các thông tin cần thiết, báo cáo
các lãnh đạo Văn phòng để kịp thời xử lý. Chịu trách nhiệm chính trong việc
phân phát văn bản đi.
6.3. Đ/c Trần Thị Thúy- Chuyên viên.
Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác lưu trữ, sắp xếp tài liêu, công
văn đi đến đảm bảo khoa học, đúng quy định. Có trách nhiệm phô tô, in ấn văn
bản đi và các văn bản đến ( Yêu cầu, việc phô tô in ấn văn bản phải hết sức lưu
ý sắp xếp các văn bản có mức độ khẩn phải được phô tô trước để chuyển Bộ
phận liên lạc chuyển phát ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan).
6.4. Đ/c Lục Thị Thoa- Chuyên viên.
Phối hợp với đ/c Đàm Thị Xuân Thu, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tuần
của UBND huyện. Chịu trách nhiệm đưa, gửi công văn đi đảm bảo kịp thời, đặc
biệt là đối với công văn khẩn, giấy mời họp phải gửi ngay sau khi lãnh đạo đã

ký, đóng dấu phát hành. Đồng thời, phải lập sổ theo dõi việc gửi văn bản cho các
cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn ( ghi rõ thời gian gửi, người nhận). Đối với các
văn bản khẩn, giấy mời họp gửi qua đường bưu điện, qua hộp thư điện tử hoặc
Fax cho các xã, thị trấn phải điện thoại kiểm tra xem xét cụ thể các xã, thị trấn
đã nhận được hay chưa.
6.5. Đ/c Đỗ Thị Hà- Hợp vụ tạp vụ.
Thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ các
Sinh viên: Vũ Thị Vân

22 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

cuộc họp, hội nghị, các phòng làm việc của lãnh đạo UBND huyện, Lãnh đạo
Văn phòng; các phòng họp giao ban thường trực, phòng họp số 2, phòng họp
tầng 3, phòng tiếp dân. Đồng thời, có trách nhiệm quản lý tài sản được giao.
6.6. Trần Đại Nghĩa, Trần Văn Hội, Hoàng Văn Tuấn- Lái xe ô tô.
Giao cho đ/c Trần Văn Hội quản lý, điều khiển xe ô tô Toyota-Fotuner;
đ/c Trần Đại Nghĩa quản lý, điều khiển xe Kia; đ/c Hoàng Văn Toản, điều khiển
xe Toyota-Atis. Các đ/c lái xe có trách nhiệm giữ gìn xe ô tô được giao, thường
xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, lau rửa sạch sẽ, quản lý chặt trang thiết bị hiện có
trên xe, tuyệt đối không được tự ý thay đổi các trang thiết bị của xe khi chưa
được sự đồng ý của Lãnh đạo Văn phòng. Đảm bảo lái xe an toàn, vận hành xe
ra khỏi ga ra phải có ý kiến của lãnh đạo, xe hoạt động phục vụ công tác của
lãnh đạo UBND huyện phải có phiếu điều vận xe do Phó Văn phòng phụ trách
hành chính ký. Xe hoạt động ra ngoài tỉnh phải có ý kiến cuat Chủ tịch UBND
huyện. Xe hoạt động trong tỉnh do các cơ quan và cá nhân có nhu cầu mượn

phải có ý kiến của Chánh Văn phòng. Khi cần sửa chữa phải báo cáo lãnh đạo
văn phòng xem xét. Xe hoạt động ngoài tuyến quy định trong điều vận, nếu xảy
ra sự cố, lái xe phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định. Trong khi thực
hiện nhiệm vụ lái xe phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đưa lãnh đạo đi công tác
phải đúng giờ, nói năng khiêm tốn, lịch sự và đúng mực. Chấp hành nghiêm
chỉnh Luật giao thông đường bộ. Hàng tháng phải xuất trình nhật trình chạy xe
cho Phó Văn phòng phụ trách hành chính.
6.7. Đ/c Chu Văn Hùng, đ/c Lê Quyết Định- Hợp đồng bảo vệ.
Có trách nhiệm bảo vệ trong phạm vi cơ quan, thực hiện nghiêm túc thời
gian thường trực bảo vệ, không cho người lạ mặt không có nhiệm vụ vào cơ
quan ( Nhiệm vụ cụ thể theo nội dung hợp đồng đã ký kết). Có trách nhiệm
chính khi xảy ra mất mát tài sản cơ quan hoặc xảy ra các vụ việc gây mất trật tự
an ninh trong khu vực làm việc của cơ quan. Khi có vụ việc xảy ra phải báo cáo
ngay cho lãnh đạo cơ quan hoặc công an biết để có biên pháp giải quyết kịp thời.
Nếu xảy ra mất mát tài sản của cơ quan không có lý do chính đáng thì bảo vệ
phải chịu trách nhiệm bồi thường,
Sinh viên: Vũ Thị Vân

23 Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


×