Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại ỦY BAN NHÂN dân HUYỆN bảo THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.01 KB, 90 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
PHỤ LỤC............................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN .................................3
HUYỆN BẢO THẮNG.......................................................................................3
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Thắng..................................................................3

PHẦN I.................................................................................................................6
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP.......6
I. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Bảo Thắng.......................6
1. Chức năng:..................................................................................................................................6
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:.................................................................................................................6
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Bảo Thắng................................................................13
4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Bảo Thắng (xem phụ lục I).........................................19
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng UBND huyện Bảo Thắng..19
1. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................................................19
1.1. Vị trí, chức năng:....................................................................................................................19
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:.............................................................................................................19
2. Cơ cấu, tổ chức của Văn phòng UBND huyện:..........................................................................21
3. Bản mô tả công việc..................................................................................................................30
III. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính Văn phòng của UBND
huyện Bảo Thắng..........................................................................................................................33
1. Khảo sát về tổ chức công tác văn phòng...................................................................................33
1.1. Đánh giá vai trò của văn phòng trong việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, giúp
việc và đảm bảo hậu cần cho cơ quan..........................................................................................33
1.2. Sơ đồ hóa nội dung quy trình xây dựng chương trình công tác thường kỳ của cơ quan (xem
phụ lục III).....................................................................................................................................35
1.3. Sơ đồ hóa công tác tổ chức 01 hội nghị (hoặc hội thảo, cuộc họp) của cơ quan mà trong quá
trình thực tập được tham gia. Lập hồ sơ hội nghị đó (xem phụ lục IV).........................................35


1.4. Sơ đồ hóa quy trình tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo cơ quan (xem phụ lục V).......37

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.5. Đánh giá công tác tình hình triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước về văn hóa công sở
của UBND huyện Bảo Thắng.........................................................................................................37
2. Khảo sát về công tác Văn thư....................................................................................................38
2.1. Tìm hiểu mô hình tổ chức văn thư của cơ quan.....................................................................38
2.2. Nhận xét, đánh giá về trách nhiệm của lãnh đạo văn phòng trong việc chỉ đạo thực hiện
công tác văn thư của cơ quan.......................................................................................................41
3. Khảo sát về tình hình thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ.............................................................42

PHẦN II..............................................................................................................44
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN
.............................................................................................................................44
1. Giúp cơ quan xây dựng bộ mẫu lịch công tác tuần, kế hoạch công tác tháng và năm..............44
2. Soạn thảo “Quy chế công tác văn thư, lưu trữ” của cơ quan. ..................................................47
3. Soạn thảo “Quy chế Văn hóa công sở” của cơ quan.................................................................60
4. Xây dựng quy trình tổ chức hội nghị của cơ quan.....................................................................67
5. Xây dựng mô hình văn phòng hiện đại cho cơ quan.................................................................69
6. Đánh giá về cơ cấu tổ chức, bộ máy văn phòng hoặc phòng Hành chính của cơ quan. Nhận xét
về ưu và nhược điểm của cơ cấu tổ chức, bộ máy của văn phòng hoặc phòng Hành chính.........69

PHẦN III............................................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ........................................................73
I. Nhận xét, đánh giá chung về những ưu, nhược điểm trong công tác hành chính văn phòng của

Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng..............................................................................................73
1. Ưu điểm....................................................................................................................................73
2. Nhược điểm..............................................................................................................................76
II. Đề xuất những giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.......................77

PHỤ LỤC...........................................................................................................81
PHỤ LỤC

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập, xử lý
và tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Hiện nay nước ta đã và đang phát triển
trên con đường hội nhập Quốc tế và đang bước vào cuộc cách mạng khoa học
công nghệ thông tin đã làm thay đổi quan niệm của xã hội về hoạt động của Văn
phòng. Ngày nay Văn phòng không đơn thuần là đơn vị quản lý hồ sơ, giấy tờ,
sổ sách mà Văn phòng đã trở thành bộ máy tham mưu, giúp việc đặc biệt quan
trọng cho Thủ trưởng cơ quan trong quá trình chỉ đạo, điều hành, thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
Văn phòng hiện nay được xem là cầu nối, là mắt xích quan trọng trong
các hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức. Do vậy, ngày nay trong hoạt động
Văn phòng cần phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo chuyên sâu, có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt để thu thập, xử lý kịp thời những thông tin,
nắm bắt kịp trình độ công nghệ thông tin và đưa đất nước phát triển cùng xu thế.
Quản trị văn phòng được hiểu là vận dụng những phương pháp khoa học
để quản trị, tổ chức và điều hành hoạt động hành chính văn phòng của các cơ

quan nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đã
đặt ra. Quản trị văn phòng là một công tác rất quan trọng đối với bất kỳ một cơ
quan nào, nó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt độn của cơ quan. Công tác này nếu
được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy sự tiến bộ nhiều mặt của tổ chức và ngược lại,
nếu thực hiện không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển.
Là một sinh viên của Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội sau ba năm học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị những
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nhất định. Với phương châm “Học đi đôi với
hành” và “Lý luận gắn liền với thực tiễn”, sau khi kết thúc chương trình học tập,
Nhà trường đã tổ chức và tạo điề kiện cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng
khóa 2012-2015 đi thực tập thực tế để học tập và trau dồi kinh nghiệm.
Theo kế hoạch của Nhà trường em đã liên hệ và thực tập tại Văn phòng
UBND huyện Bảo Thắng. sau gần hai tháng tiếp xúc với môi trường thực tế,
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

1

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bà Đỗ Thị Toàn – Cán bộ Văn thư – lưu trữ
của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng, em đã tích lũy được những kiến thức,
kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào thực tế. Do thời gian và phạm vi tiếp cận
công việc còn hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu xót, vì vậy mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung, khoa Quản trị văn phòng nói riêng và

ThS. Lâm Thu Hằng – Giảng viên hướng dẫn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình học tập vừa qua tại trường cũng như trong suốt quá trình
thực tập.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các cô chú lãnh đạo,
các anh chi đang công tác và làm việc tại UBND huyện bảo Thắng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt là sự hướng
dẫn nghiệp vụ tận tình của Bà Đỗ Thị Toàn – Cán bộ Văn thư lưu trữ của
UBND huyện Bảo Thắng. Một lần nữa em xin gửi tới quý thầy cô Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội, Giảng viên hướng dẫn ThS. Lâm Thu Hằng và các cô chú
lãnh đạo, các anh chị làm việc tại UBND huyện Bảo Thắng lời cảm ơn chân
thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

2

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

B. TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BẢO THẮNG
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Thắng
Vị trí địa lý: Bảo Thắng là một huyện biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai.
Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với đường biên giới dài
15km; phía đông và đông bắc giáp giới với huyện Bắc Hà và Mường Khương;
Phía nam giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn; phía tây giáp huyện Sa Pa và tây bắc

giáp thành phố Lào Cai. Dải đất này từ thời Hùng Vương thuộc đất Tây Âu của
Thục Phán, thời Bắc Thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ, đến đời Lý
thuộc Châu Đăng, đời Trần thuộc Quy Hoá. Từ thời nhà Lê đến khi thực dân
Pháp chiếm đóng (1428 - 1886), Bảo Thắng thuộc châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá,
tỉnh Hưng Hoá.
Kinh tế - Xã hội: Với diện tích trên 69 nghìn ha và trên 105 nghìn nhân
khẩu. Toàn huyện có 17 dân tộc anh em chung sống ở 264 thôn, khu phố thuộc
12 xã và 3 thị trấn. Bảo Thắng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Mỏ Apatít
với trữ lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km bên hữu ngạn sông
đồng. Apatít ở đây hầu như nguyên chất, trải rộng, không những là tài nguyên
quý mà còn giàu độ phì cho đất, rất thuận tiện cho trồng trọt. Bảo Thắng còn có
các mỏ cao lanh, mi ca, đất sét trắng vv... Về lâm sản có các loại gỗ quý như lát,
đinh, lim, sến vv...ngoài ra còn có trữ lượng khá lớn về nứa, vầu và các loại gỗ
tạp. Từ năm 1995 huyện đã có nông trường Quốc doanh chè Phong Hải với diện
tích 300ha và công suất là 10 tấn/ngày, hiện nay huyện đang triển khai dự án
vùng nguyên liệu chè trên 2000ha và cơ sở chế biến chè 42tấn/ngày. Bên cạnh
địa hình, đất đai thuận lợi thì Bảo Thắng còn là đầu mối giao thông có đường
sông, đường bộ và đường sắt kéo dài khắp Bắc Nam thuận lợi, thu hút cư dân
khắp mọi miền đến định cư lập nghiệp và sinh sống hình thành nên ba thị trấn
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

3

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
sầm uất và phát triển (Tằng Loỏng, Phố Lu, Phong Hải).
Văn hóa – Xã hội: Bảo Thắng cũng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình

văn hoá dân gian và nếp sống cộng đồng có tính chất dân chủ, bình đẳng. Đó là
sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo của đồng bào Dao Họ ở xã Sơn Hà. Cả hệ
thống múa nhảy (múa kiếm, múa sạp, múa hoá trang), đến hệ thống dân ca
phong phú (tử làn điệu du con, hát giao duyên, hát giáo huấn...) đã hoà quyện
vào nhau tạo thành các lễ hội dân gian độc đáo. Đặc biệt các nhạc cụ như trống
tăng sành, trống đất với những hình thức độc tấu, hoà tấu, làm nhạc đệm cho các
sinh hoạt văn hoá đã trở thành sản phẩm văn hoá tinh thần nhiều giá trị của Lào
Cai. ở những vùng đồng bào Tày có sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm
xuân, hội xuống đồng. Văn học dân gian phát triển khá mạnh với các loại hình
truyện cổ, dân ca,tục ngữ. Nhiều sáng tác dân gian được tuyển chọn trong các
tập "Dân ca Giáy , "Dân ca Mông”, "Truyện cổ Dao", Truyện cổ Phù Lá"...Các
dân tộc ở Bảo Thắng chung sống xen kẽ ở dải biên cương, nên đã tạo thành nếp
sống cộng đồng, đoàn kết, các gia đình đều quanh tụ trong làng bản.
Trước khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, Bảo Thắng là vùng đất nằm dưới
quyền cai trị của quan lại triều Nguyễn. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền nhà
Nguyễn mới ở định hình ở cấp châu, còn các tổng, xã ở bên dưới đều thuộc
quyền tự trị, cát cứ của các thổ hào địa phương, mỗi thổ hào cai quản một mường và trực tiếp thống trị bản Chiếng (bản trung tâm của mường). Mỗi mường
có lực lượng vũ trang, có bộ máy cai trị riêng. Nhân dân bị các chủ mường bóc
lột. Đó là bộ máy phong kiến ở vùng thấp. Còn ở vùng cao, tổ chức thành các
"Động", "Sách" do một số tầng lớp trên cầm đầu, cai trị. Trước Cách mạng
tháng Tám, cũng giống như các nơi khác của Lào Cai, ở Bảo Thắng tồn tại chế
độ lang đạo hà khắc. Người nông dân có nghĩa vụ phải phục vụ tuyệt đối các
nhà lang. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng vẫn cho duy trì chế độ
lang đạo, thiết lập bộ máy cai trị từ huyện đến xã. Dưới hai tầng áp bức, cuộc
sống của nhân dân lao động đã khổ cực lại càng cùng cực hơn, đã thiếu cơm ăn,
áo mặc lại phải nộp thêm rất nhiều loại thuế. Bọn thực dân, phong kiến còn thi
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

4


Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hành chính sách ngu dân, tuyên truyền văn hoá phản động, chia rẽ khối đoàn kết
dân tộc Kinh - Mường nhằm dễ bề cai trị, bóc lột nhân dân ta. Đời sống nhân
dân vô cùng khổ cực, ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào cướp hết để lập đồn
điền. Người dân lao động bị bần cùng hoá, mất hết ruộng đất nên phải đi làm
thuê, cuốc mướn với tiền công rẻ mạt, lại phải đi phu để khai phá đường giao
thông, khai thác lâm thổ sản... cuộc sống vô cùng lầm than, khổ cực. Thâm độc
hơn, chúng còn tìm cách khuyến khích các tệ nạn rượu chè, nghiện hút, cờ bạc
phát triển khiến đời sống nhân dân càng thêm tăm tối.
Kết hợp nhiều tiềm năng về Điều kiện tự nhiên, Kinh tế, Văn hóa – Xã
hội. Bảo Thắng đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
tập trung sang sản xuất tập trung, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp
phần xây dựng huyện Thắng ngày càng phát triển và vững mạnh toàn diện.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

5

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN I
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Bảo

Thắng.
1. Chức năng:
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính
nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Trong lĩnh vực kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội
đồng nhân dân cung cấp thông qua để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi, chi
ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, quyết
toán ngân sách địa phương, lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương
trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và
báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;; hướng dẫn, kiểm tra Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị
quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

6


Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
theo quy định của pháp luật;
- Phê duyệt kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
b. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất
đai, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương
trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa
phương và thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, thi trấn thực hiện các biện pháp
chuyển dịch cơ cấu kinhh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng
và khai thác lâm sản, phát triển nghành, nghề đánh bắt, nuôi trông và chế biến
thủy sản;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia
đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của
phát luật;

luật.

c. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ ở các xã, thị trấn;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,
sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến

nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
d. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch
xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc
thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

7

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ
tầng theo sự phân câp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở, quản
lý đất ở và quỹ nàh thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo
phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm
tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ
và du lịch trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn vệ sinh trong hoạt
động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
f. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và thể dục
thể thao, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao , y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ
cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề,
tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên
địa bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn
giáo viên, quy chế thi của;
- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các
phong trào về văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa – thông tin, thể
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

8

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y
tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng,
chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi
không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách

dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở
nghành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phim;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao
động; tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt
động từ thiện, nhân đạo.
g. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Ủy
ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức và thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường
và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa
bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất
lượng tại địa phương.
h. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ
huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng
dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

9

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các
trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giũa gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà
nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội
và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiệc các quy định của pháp luật về quản
lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo
vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
i. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy
ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế
hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh đối với vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào của công dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của
pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
j. Trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra
việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

10

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước;
tổ chức tiếp dân, giả quyết kịp thời để khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công
dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn.
k. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Ủy
ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban
nhân dân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lướng theo phân
cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành

chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp
trên xem xét, quyết định.
m. Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thộc tỉnh thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105,
106 và 107 của Luật này và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên phê duyệt;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quy hoạch tổng
thể xây dựng và phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

11

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
quy hoạch chung, kế hoạch xây dựng kết cấu haj tầng kỹ thuật đô thị, biện
pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ
môi trường và cảnh quan đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị và tổ chức
đời sống dân cư trên địa bàn;
- Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà
nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các
quyết định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của
pháp luật;
- Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trình công cộng được
giao trên địa bàn; việc xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp; việc xây
dựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước,
giao thông nội thị, nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị ở địa phương;

- Quản lý các cơ sở văn hóa – thông tin, thể dục thể thao của thị xã,
thành phố thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh do thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý.
m. Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ , quyền hạn quy
định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107 của
Luật này và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;
- Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên
địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô
thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn
chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;
- Quản lý kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố
giao trên địa bàn huyện.
n. Ủy ban nhân dân huyện thuộc địa bàn hải đảo thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105,
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

12

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
106 và 107 của Luật này thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp để xây dựng, quản lý, bảo vệ đảo, vùng biển
theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp để quản lý dân cư trên địa bàn;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Bảo Thắng.
UBND huyện Bảo Thắng nhiệm kỳ 2010 – 2015 do HĐND huyện
nhiệm kỳ 2010 – 2015 bầu ra và cơ quan chấp hành của HĐND huyện là cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và
UBND.
a. Về cơ cấu:
- Hiện tại UBND huyện Bảo Thắng gồm 07 thành viên, trong đó gồm
có Chủ tịch UBND huyện, 03 Phó Chủ tịch UBND huyện và 03 Ủy viên
UBND huyện.
+ Chủ tịch UBND huyện: Lãnh đạo và quản lý toàn diện các hoạt động của
UBND huyện theo luật định và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH và đầu tư, tài chính - ngân hàng, đối ngoại, tổ
chức cán bộ, nội chính, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng. Trực tiếp
chỉ đạo hoạt động của HĐND các xã, thị trấn và các nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ
quan trọng thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, đối ngoại, an ninh - quốc
phòng, giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo.... Trưởng các Ban chỉ đạo thuộc lĩnh
vực phụ trách. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thị trấn Phố Lu, xã Sơn Hà, xã Phú
Nhuận.
+ 01 Phó Chủ tịch UBND huyện: giúp Chủ tịch UBND huyện phụ trách các
lĩnh vực: Nông ngiệp và phát triển nông thôn, chương trình 134, sắp xếp dân cư,
phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, tài nguyên môi trường, doanh nghiệp vừa
và nhỏ, Hợp tác xã, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp
Tằng Loỏng, dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn đi qua địa bàn huyện).
Quản lý đầu tư -xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực phụ trách và các chương trình dự
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

13

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
án theo phân công của Chủ tịch, Trưởng các Ban chỉ đạo và giải quyết đơn thư
khiếu nại - tố cáo thuộc lĩnh vực được giao phụ trách. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của Chủ tịch UBND huyện. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xã Thái
Niên, thị trấn Tằng Loỏng và Văn phòng UBND huyện.
+ 01 Phó Chủ tịch UBND huyện: phụ trách công tác Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, giao thông
vận tải, công tác an toàn giao thông, quản lý đô thị; công tác giải phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện (trừ cụm công nghiệp Tằng Loỏng, dự án đường cao tốc Nội Bài
- Lào Cai). Quản lý đầu tư -xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực phụ trách và các
chương trình dự án theo phân công của Chủ tịch. Trưởng các Ban chỉ đạo và giải
quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo thuộc lĩnh vực được giao phụ trách. Thực hiện các
nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND huyện. Trực tiếp theo dõi,
chỉ đạo xã Gia Phú, Trì Quang.
+ 01 Phó Chủ tịch UBND huyện: phụ trách khối Văn hóa -xã hội, bao gồm
các lĩnh vực: Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục và đào tạo, y tế - dân
số KHHGĐ, công nghệ thông tin - truyền thông, LĐTB&XH, dân tộc tôn giáo,
Ngân hàng chính sách xã hội, công tác Tư pháp -Thi hành án dân sự. Trưởng các
Ban chỉ đạo và giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo thuộc lĩnh vực được giao phụ
trách. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND huyện.
Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xã Xuân Quang, thị trấn Phong Hải.
+ 01 Ủy viên UBND huyện là Trưởng Công an huyện: phụ trách công tác an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo dõi, đôn đốc chỉ đạo xã Xuân Giao, xã
Sơn Hải.
+ 01 Ủy viên UBND huyện là Chỉ huy Trưởng BCH quân sự huyện: phụ
trách công tác quân sự, quốc phòng. Theo dõi, đôn đốc chỉ đạo xã Bản Phiệt, xã
Bản Cầm.

+ 01 Ủy viên UBND huyện là Trưởng phòng Nội vụ: phụ trách công tác Nội
vụ. Theo dõi, đôn đốc chỉ đạo xã Phong Niên, xã Phố Lu.
b. Về bộ máy: Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ – CP ngày 04/02/2008 của
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

14

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hiện nay UBND huyện Bảo Thắng có 13 phòng
và 07 đơn vị sự nghiệp.
- 13 Phòng chuyên môn là:
1. Văn phòng UBND huyện:
- Văn phòng UBND huyện là cơ quan tham mưu tổng hợp cho UBND
huyện; tham mưu, phục vụ Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện nhiệm
vụ theo quy định; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban
nhân dân huyện. Hoạt động của Văn phòng UBND huyện đặt dưới sự chỉ đạo
toàn diện, trực tiếp của UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng cấp trên.
2. Phòng Nội vụ huyện:
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính
phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. Phòng Nội vụ có

tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo
dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
Giáo dục và Đào tạo.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

15

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
4. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch là một cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và
đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Phòng Tài chính - Kế hoạch có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo; hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và
đầu tư.

5. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà
nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Phòng
Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
Tài nguyên và Môi trường.
6. Phòng Văn hóa – Thông tin huyện:
- Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện, có chức chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu
chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh;
báo chí; xuất bản. Phòng Văn hóa và Thông tin có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân
huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
7. Phòng Tư pháp huyện:
- Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

16

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý

văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự;
chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác
theo quy định của pháp luật. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
8. Phòng Dân tộc huyện:
- Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác dân tộc. Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh.
9. Phòng Thanh tra huyện:
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là Thanh tra huyện) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra huyện có con dấu riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp
huyện mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra
tỉnh.
10. Phòng Y tế huyện:
- Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

17


Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn bao gồm: Các cơ sở y tế,
công tác y tế dự phòng, hoạt động khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược
cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, vệ sinh an toàn
thực phẩm, trang thiết bị y tế.
11. Phòng Kinh tế huyện:
- Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức
năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
lĩnh vực Công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; Khoa học và công
nghệ. Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện. Đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của ngành dọc cấp trên.
12. Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền
lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã
hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân huyện. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
13. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Nông nghiệp,

lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hộ, kinh tế
trang trang trại nông thôn, kinh tế hộ tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với
nghành nghề và làng nghề ở nông thôn trên địa bàn huyện.
* 07 Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Bảo Thắng là:
1. Trung tâm Văn hóa;
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

18

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2. Đài Truyền thanh Truyền hình;
3. Hội Chữ Thập đỏ;
4. Ban Quản lý chợ;
5. Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng cơ bản;
6. Ban Quản lý Rừng phòng hộ số 5;
7. Trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên;
4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Bảo Thắng (xem phụ lục I).
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng
UBND huyện Bảo Thắng.
1. Chức năng, nhiệm vụ.
1.1. Vị trí, chức năng:
a. Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan tham mưu tổng hợp cho
UBND huyện; tham mưu, phục vụ Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện
nhiệm vụ theo quy định; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy
ban nhân dân huyện;
b. Hoạt động của Văn phòng UBND huyện đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện,

trực tiếp của UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng cấp trên.
c. Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Bảo thắng có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng.
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Tổ chức các hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Thường trực Uỷ ban nhân
dân huyện trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành
chính Nhà nước;
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức điều hành, phối hợp hoạt
động của các cơ quan chuyên môn. Đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật cho
hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức điều hành, phối hợp hoạt
động, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

19

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
dân các xã, thị trấn để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Uỷ ban
nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
công tác ngoại vụ, biên giới, công tác quản trị mạng.
b. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện tốt chức năng quản
lý, điều hành về mọi mặt hoạt động như: Kinh tế, Xã hội, An ninh, Quốc
phòng…..Tổ chức và phục vụ tốt các hội nghị, cuộc họp do Uỷ ban nhân dân
huyện triệu tập và chủ trì.

c. Thu thập, xử lý thông tin, cung cấp thông tin, nắm chắc tình hình mọi
mặt hoạt động trên địa bàn huyện để tham mưu đề xuất trong hoạt động của Uỷ
ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật.
d. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp cho cán bộ văn phòng thống kê UBND
các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tham mưu cho UBND
huyện xây dựng chương trình công tác cho hàng tuần, tháng, quý, năm. Theo
dõi, tổng hợp việc thực hiện chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân huyện
đã đề ra, phối kết hợp với các phòng ban chuyên môn để tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, chính xác theo quy định
của Nhà nước.
e. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND huyện trong quá
trình soạn thảo văn bản. Tham gia thẩm định về thể thức, nội dung đối với các
loại văn bản do các cơ quan chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện
ban hành (trừ dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật).
f. Chủ trì soạn thảo các văn bản theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân
huyện và trực tiếp in ấn, phát hành văn bản đó.
g. Tham mưu cho Thường trực UBND huyện đôn đốc các cơ quan, đơn
vị, các xã, thị trấn thực hiện nội dung các thông báo kết luận và công văn chỉ
đạo của Thường trực UBND huyện theo quy định.
h. Có trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định.
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, đi lại và các tài
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

20

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

sản khác được Thường trực Uỷ ban nhân dân giao. Dự trù kinh phí, quản lý tiền
mặt và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu, phục vụ cho các mặt hoạt động của
Thường trực Uỷ ban nhân dân huyện.
i. Quản lý công văn, giấy tờ và hồ sơ lưu trữ của Uỷ ban nhân dân huyện.
Tiếp nhận và sao lục các loại văn bản hướng dẫn của các cấp gửi tới các cơ
quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện.
k. Trực tiếp theo dõi, quản lý Tổ tiếp công dân của UBND huyện, quản lý
và duy trì hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”.
Tổ chức quản lý hoạt động của bộ phận nhà khách.
l. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất với Thường
trực Uỷ ban nhân dân huyện và ngành dọc cấp trên.
m. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thường trực Uỷ ban nhân dân
huyện giao.
2. Cơ cấu, tổ chức của Văn phòng UBND huyện:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng (xem phụ lục II).
- Số lượng nhân sự hiện có của Văn phòng UBND là 14 người, gồm:
Chánh Văn phòng, 03 Phó Chánh văn phòng và 19 cán bộ.
- Nhiệm vụ của các cán bộ, viên chức trong cơ quan:
1. Đ/c Nguyễn Trọng Hiếu – Chánh Văn phòng.
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về công
tác tổ chức cán bộ, tài chính, thi đua khen thưởng và toàn bộ hoạt động của cơ
quan Văn phòng.
Đại diện cơ quan, quan hệ với các cơ quan, đoàn thể huyện và tỉnh để
phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được Huyện ủy, UBND huyện giao.
Chủ tài khoản và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thu, chi tài chính
của cơ quan. Chịu trách nhiệm công tác pháp chế các văn bản, đảm bảo mọi điều
kiện trong thẩm quyền để phục vụ cho các mặt hoạt động của Thường trực
UBND huyện. Chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định trước khi trình ký ban hành
các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách, nội chính, công tác quy
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt


21

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hoạch, kế hoạch đối ngoại… Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết ăn phòng UBND huyện.
Tham dự các Hội nghị, cuộc họp của Thường trực UBND huyện. Chủ trì
các cuộc họp cơ quan Văn phòng.
2. Đ/c Nguyễn Vĩnh Hoàng – Phó Chánh văn phòng.
Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chuyên viên tổng hợp thực hiện tốt
công tác soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính… do
Thường trực UBND huyện và Chánh Văn phòng giao. Giúp Chánh Văn phòng
thẩm định các văn bản thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản; lĩnh vực Công nghiệp –
Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại – Dịch vụ; Quản lý đô thị; Giao thông vận
tải; Văn hóa – Xã hội… Phối hợp, đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực
hiện kế hoạch giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thường trực HĐND,
các ban HĐND tỉnh giám sát về nội dung, lĩnh vực được giao như trên. Giúp
Chánh Văn phòng chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác văn
thư lưu trữ của cơ quan. Chỉ đạo Bộ phận chuyên viên tổng hợp theo dõi, đôn
đốc các cơ quan, đơn vị các xã, thị trấn thực hiện các Kết luận, công văn chỉ đạo
của UBND huyện (trực tiếp chỉ đạo các chuyên viên: Ngô Hữu Tưởng, Lê Thị
Thanh Tâm, Vũ Thế Trung, Lục Thị Thoa thực hiện nhiệm vụ). Tham dự các
Hội nghị, cuộc họp của UBND huyện thuộc lĩnh vực được giao. Được ủy quyền
giải quyết các công việc của cơ quan khi Chánh Văn phòng đi công tác hoặc
vắng mặt (có văn bản ủy quyền cụ thể) và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được
phân công.

3. Đ/c Vũ Thị Bạch Yến – Phó Chánh Văn phòng phụ trách bộ phận
HCQT.
Có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản của cơ quan, dự trù
kinh phí sửa chữa nhỏ, mua sắm văn phòng phẩm trang thiết bị phục vụ cho các
đồng chí lãnh đạo làm việc, phục vụ các hội nghị, đón tiếp khách của huyện…
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cán bộ, viên chức thực hiện tốt công tác
đảm bảo vệ sinh trong và ngoài trụ sở làm việc, hội trường, nhà khách, nhà ăn,
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

22

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
các công trình phụ… Kiểm tra, đôn đốc công tác sản xuất văn bản, văn thư lưu
trữ, điều vận xe, quản lý xăng xe cho các đồng chí Thường trực UBND huyện đi
công tác và bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan. Báo cáo Chánh Văn phòng số
lượng xuất xe đi công tác, hoạt động của nhà khách vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Quản lý hội trường, chỉ đạo chuẩn bị chu đáo về các điều kiện phòng họp, trang
âm, ánh sáng phục vụ cho các hội nghị, cuộc họp của UBND huyện.
Chỉ đạo, theo dõi hoạt động của nhà khách UBND huyện và thực hiện
nhiệm vụ khác khi được phân công. Giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo Kế toán,
thủ quỹ, thủ kho theo dõi vào số xuất, nhập văn phòng phẩm hàng tháng đúng
quy định.
4. Đ/c Lê Quốc Phú – Phó Chánh Văn phòng.
Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chuyên viên tổng hợp thực hiện tốt
công tác soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính… do
Thường trực UBND huyện và Chánh Văn phòng giao. Giúp Chánh Văn phòng

thẩm định các văn bản khối kinh tế, nông lâm nghiệp, tài nguyên môi trường,
khoa hoạc công nghệ, chương trình xây dựng nông thôn mới; Phụ trách Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế 1 cửa. Chỉ đạo các chuyên viên tổng hợp
theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện các Kết luận,
công văn chỉ đạo của UBND huyện về lĩnh vực được giao (trực tiếp chỉ đạo các
chuyên viên: Nguyễn Tiến Sỹ, Dương Thanh Xuân, Đàm Thị Xuân Thu, Trần
Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Kim Loan thực hiện nhiệm vụ).
Đôn đốc các cơ quan, các xã, thị trấn thực hiện kế hoạch giám sát của
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh giám sát
về nội dung, lĩnh vực được giao phụ trách tham mưu. Tham dự các Hội nghị,
cuộc họp của UBND huyện thuộc lĩnh vực được phân công tham mưu và thực
hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
5. Đ/c Ngô Hữu Tưởng – Chuyên viên tổng hợp.
Theo dõi, tổng hợp thông tin và trực tiếp tham mưu, giúp việc cho đồng
chí Chủ tịch UBND huyện về lĩnh vực nội chính, tài chính, ngân sách, công tác
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyệt

23

Lớp: CĐ Quản trị Văn phòng K7C


×