Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã liễu đô huyện lục yên tỉnh yên bái giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.93 KB, 79 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRẦN THỊ VÂN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ LIỄU ĐÔ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khóa học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

TRẦN THỊ VÂN

Tên đề tài:


“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ LIỄU ĐÔ, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý Đất đai
: Quản lý Tài nguyên
: 43 - QLĐĐ - N02
: 2011 - 2015
: ThS. Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá
trình đào tạo sinh viên của nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinh viên
được tiếp cận thực tế, đồng thời củng cố những kiến thức đã được học trong
nhà trường.

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm và
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Liễu Đô,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2014”. Trong suốt quá trình
thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các ban lớp 43B QLĐĐ, các cô chú và các anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, và đặc biệt là thầy
giáo Th.s: Nguyễn Quang Thi người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ em suốt thời gian thực tập tại văn phòng.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu còn ngắn mặc dù đã cố gắng
song đề tài tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp
của bạn bè để đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Vân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) .................................... 14
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính

năm 2014 ........................................................................................ 34
Bảng 4.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2014 ...................................... 35
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Liễu Đô năm 2013 (ha) ....................... 41
Bảng 4.4: Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2012 - 2014 ...................... 42
Bảng 4.5. Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ...................... 49
Bảng 4.6. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn 2012 - 2014 ......... 50
Bảng 4.7. Tổng hợp các công trình được xây dựng tại xã theo Quy hoạch - Kế
hoạch sử dụng chi tiết năm 2012 đến năm 2014 ............................ 51
Bảng 4.8. Kết quả thu hồi đất giai đoạn 2012 đến năm 2014 ........................ 55
Bảng 4.9. Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2012 đến
năm 2014 ........................................................................................ 56
Bảng 4.10. Tổng hợp số hộ gia đình và số GCNQSD đất đã được cấp của
UBND xã LIễu Đô giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... 56
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản của UBND xã Liễu Đô giai đoạn 2010 - 2013 ................ 57
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai của
UBND xã Liễu Đô giai đoạn 2010 - 2013 ...................................... 58


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Chú giải

UBND

Uỷ ban nhân dân


HĐND

Hội đồng nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCN

Giấy chứng nhận

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

CP

Chính phủ

TT - BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

CT - TTg

Chỉ thị Thủ tướng

QĐ - BTNMT


Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ - UB

Quyết định Uỷ ban

VPĐK QSD

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng

CV - CP

Công văn chính phủ

HD - UB

Hướng dẫn uỷ ban

CT - UB

Chỉ thị uỷ ban

ĐKTK

Đăng ký thống kê

Nxb

Nhà xuất bản


QLNN

Quản lý nhà nước

SDĐ

Sử dụng đất

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

LĐĐ

Luật đất đai

V/v

Về việc


iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Những hiểu biết chung về quản lý nhà nước về đất đai .......................... 3
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ...................... 7
2.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước .............. 11
2.2. Sơ lược tình hình quản lý đất đai tỉnh Yên Bái........................................ 18
2.3. Những nội dung mới của Luật Đất đai2013…………………………….27
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28


v

3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28

3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 28
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 29
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ............................................... 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................................... 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 30
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 30
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................... 30
4.1.1.4. Nguồn tài nguyên ............................................................................... 31
4.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã .................................... 33
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 34
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế, các ngành ............................................ 34
4.1.2.2.Thực trạng phát triển khu dân cư……………………………………36
4.1.2.3.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng…………………………………37
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất .................................... 40
4.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.............................................. 40
4.2.2. Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2012 - 2014 ................................ 42
4.2.3. Tình hình biến động sử dụng đất của xã Liễu Đô ................................. 42
4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Liễu Đô, huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2014 ....................................................... 44
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ............................................................... 44
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 48
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ............................... 49
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 49



vi

4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất ........................................................................................................... 55
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................ 56
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 57
4.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. ...................................................... 58
4.3.9. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ........................................................... 58
4.3.10. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản........................................................................................................... 58
4.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất .................................................................................................................... 59
4.3.12. Quản lý tài chính về đất đai ................................................................ 59
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai .................................. 59
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai xã Liễu Đô .................................................... 60
4.4.1. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đất đai ......................... 60
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về đất đai ......................................................................................................... 62
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 64
5.1. Kết luận .................................................................................................... 64
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho
con người, là một tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là sản phẩm
của tự nhiên, nó hình thành và độc lập với con người. Nhưng sự tồn tại và phát
triển của con người lại phụ thuộc rất lớn vào đất đai. Sự tồn tại và phát triển
của con người lại phụ thuộc vào ý thức và phương thức tổ chức khai thác sử
dụng đất đai của con người. Chính vì vậy mà từ trước tới nay ở bất kì xã hội
nào thì việc khai thác và sử dụng đất đai vẫn luôn là vấn đề mang tính quốc
sách. Luật đất đai khẳng định rõ: “Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tư
liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
công trình văn hóa, kinh tế xã hội an ninh quốc phòng” (Luật đất đai 1993).
Như vây, đất đai là điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển, song yếu tố mang
tính quyết định của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm
hay không, đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước.
Liễu Đô nằm ở phía Đông Nam của huyện Lục Yên, là một xã còn nhiều
khó khan nhưng trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên khiến cho quá trình sử
dụng đất có nhiều biến động lớn, dẫn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai
trên địa bàn cần được quan tâm nhiều hơn làm thế nào để sử dụng hợp lý và có
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai này. Chính vì vậy công tác quản lý nhà nước
về đất đai quy định rõ 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai 2003 và luật đất
đai 2013 luôn được đảng bộ và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên,
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên


2


Ths. Nguyễn Quang Thi, em tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Liễu Đô huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2014”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đưa ra được các khó khăn, tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu trung thực, khách quan, tin cậy.
- Nội dung kết quả nghiên cứu bám sát tình hình thực tế tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và
những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý số liệu và xử lý
thông tin trong quá trình làm đề tài.
- Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài hoàn thiện sẽ là tài liệu cụ thể mang tính định hướng quan
trọng cho việc đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương
nghiên cứu.
- Đưa ra được các giải pháp cụ thể giúp cho công tác quản lý Nhà nước
về đất đai tại địa phương nghiên cứu.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Những hiểu biết chung về quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối
với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đảm bảo
sử dụng hợp lý quỹ đất đai của đất nước; tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
đồng thời bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được những mục tiêu quan trọng về quản lý đất đai, Nhà
nước ta đề ra là: “Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Nhà nước ta đã ban
hành rất nhiều văn bản trong đó nội dung của các văn bản luôn đi đúng trọng
tâm, luôn định hướng phát triển theo con đường XHCN. Hiến pháp năm 1980
và Luật Đất đai 1993; Luật Đất đai 2003 đều ghi rõ “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Tại Luật Đất đai năm 1987 đã ban hành 07 nội dung về quản lý nhà
nước về đất đai như sau:
(1) Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính.
(2) Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất.
(3) Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực
hiện các chế độ, thể lệ đấy.
(4) Giao đất và thu hồi đất.
(5) Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai và cấp
GCNQSD đất.
(6) Thanh tra và chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý, sử dụng đất.
(7) Giải quyết các tranh chấp đất đai.


4

Đáp ứng với yêu cầu mới, thời đại mới trong công tác quản lý đất đai,
những nội dung trong Luật Đất đai năm 1987 đã có nhiều thiếu sót chưa thể

đáp ứng được yêu cầu phát triển về quản lý đất đai còn nhiều bất cập.( Luật
Đất đai 1987) [3].
Năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi đã được ban hành và tại điều 13 quy
định 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
(1) Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính.
(2) Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất.
(3) Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức
thực hiện các văn bản đó.
(4) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
(5) Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng
sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất và cấp GCNQSD đất.
(6) Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý và sử dụng đất
đai.
(7) Giải quyết các tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm việc quản lý sử dụng đất đai.
Bảy nội dung này đã tạo ra cơ sở khoa học và tính pháp lý vững chắc
cho công tác quản lý sử dụng đất. Mặt khác, các nội dung này có mối quan hệ
biện chứng với nhau tạo ra những tiền đề bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm thiết
lập một cơ chế quản lý đất đai chặt chẽ thống nhất từ Trung ương đến địa
phương đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, mang lại hiệu quả
cao và bền vững theo thời gian. Hiện nay, Luật đất đai luôn được hoàn thiện
để phục vụ cho hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch sử dụng đất,
các chính sách đất đai và chính sách xã hội. Đáp ứng yêu cầu trên, ngày
26/11/2003.( Luật Đất đai 1993) [4].


5

Luật Đất đai 2003 ra đời và tại điều 6 Luật Đất đai 2003 đã quy định 13
nội dung về quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể:

(1) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
(2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
(3) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
(4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất.
(6) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSD đất.
(7) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(8) Quản lý tài chính về đất đai.
(9) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
(10) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất đai.
(11) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.
(12) Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
(13) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.


6

Thông tư số 30/TT-BTN & MT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Các loại bản đồ: Bản đồ địa giới hành chính 364; bản đồ giải thửa; bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2015.( Luật Đất đai 2003) [5].
Luật đất đai năm 2013
(1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
(2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
(3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
(4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
(6) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
(7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(8) Thống kê, kiểm kê đất đai.
(9) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
(10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
(11) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
(12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
(13) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.


7


(14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
(15) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
(Nguồn: “Các quy định pháp luật về chấp nhà đất”, NXB Tư Pháp)[3][4] [5]
(Luật số: 45/2013/QH13, điều 22 Luật đất đai năm 2013)[6]
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Để có thể ban hành và thực hiện được tốt các nội dung của Luật Đất
đai, thể hiện được tính hiệu quả của Luật Đất đai và cụ thể hoá những nội
dung đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới luật phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Những văn bản dưới luật này có vai trò quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và tạo cơ sở vững chắc cho
cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành văn
bản quy định về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp.
- Luật đất đai 1993.
- Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban hành văn
bản quy định về giao đất nông nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về việc mua
bán và kinh doanh nhà ở.
- Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá đất.
- Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 12/2/1996 của Chính phủ về chế độ
quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
- Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.


8


- Nghị định số 22/1998 NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý sử
dụng đất tại đô thị.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 2/2/1998.
- Nghị định 17/1999-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất
và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSD đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1999 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về
giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp.
- Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001.
- Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/9/2001 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính
phủ về thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993.
- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của chính phủ về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về hoạt
động đo đạc, lập bản đồ.



9

- Luật đất đai ngày 26/9/2003
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP, ngày 22/9/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định 182/2004/NĐ - CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
giá đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc thống kê, kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai 2003.
- Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của
Chính phủ về việc thu tiền thuê đất.
- Quyết định số 04/2005/TT-BTNMT ngày 30/6/2005 ban hành quy trình
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, của cả vùng.
- Luật kinh doanh bất động sản 2006 Số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
- Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về GCNQSD đất.
- Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006
của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc công



10

chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện một số điều của Nghị định số
182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư 05/2007/TT-BTNMT ngày 30/5/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc
quản lý đất đai đối với các cơ sở Giáo dục - Đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học- công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình bảo vệ và
chăm sóc trẻ em.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐCP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD
đất thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Luật khoáng sản 2010 Luật số 60/2010/QH12 của Quốc hội.
- Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất thuê mặt.
- Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- TT số 153/2011/TT-BTC ngày 11-11-2011 hướng dẫn về thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.



11

- Luật Đất đai năm 2013 (Luật số 45/2013/QH13) Nghị định số 44/2014/NĐCP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về giá đất
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy
định về thu tiền sử dụng đất
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về
GCNQSDĐ, QSHNƠ, và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ
địa chính
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ
địa chính
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Tống kê,
kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của UBND xã
Liễu Đô qua các năm.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2015.
2.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước
Từ những năm 1980 trở lại đây, Nhà nước ban hành hàng loạt các văn
bản pháp luật để tăng cường quản lý đất đai. Đặc biệt là sự ra đời của Luật
Đất đai 1988, Luật Đất đai 1993, Luật đất đai năm 2003 và đến nay là Luật
Đất đai 2013 đã góp phần vào việc quản lý đất đai trong từng thời kì phát
triển của đất nước.
Kết quả công tác quản lý đất đai đạt được trong thời gian qua:



12

- Công tác đo đạc bản đồ, lập bản đồ địa chính
Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống ảnh hàng không, vệ tinh trùm
phủ 90% diện tích cả nước, một mặt đáp ứng đo vẽ bản đồ địa hình, mặt
khác sử dụng để thành lập nền bản đồ địa chính. Hệ quy chiếu quốc gia VN 2000, hệ thống các điểm tọa độ, độ cao Nhà nước đã được hoàn thành và
được Thủ tướng ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày 12/9/2000. Đến nay,
đã hoàn thành và bàn giao lưới tọa độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo vẽ và thành lập
bản đồ địa chính nói riêng và các loại bản đồ khác. Trong đó đã hoàn thành
và bàn giao sản phẩm dự án Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ
lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm toàn quốc; dự án Thành lập
cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị,
khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm cho 56/61 tỉnh, thành phố sử
dụng phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
tại địa phương .
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chính phủ đã trình Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất (QH, KHSDĐ) cả nước 5 năm từ 1996 - 2000. Đến năm
2000, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo xây dựng QHSDĐ đến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước để trình Quốc hội.
Đến ngày 09/5/2006, theo Báo cáo số 66/BC - CP của Chính phủ về tình
hình thực hiện QH, KHSDĐ đất theo Luật Đất đai thì kết quả đạt được như sau:
- Trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành:
Kết quả thực hiện QHSDĐ đến năm 2010 và KHSDĐ 5 năm 2000 2005 của cả nước:
Cấp tỉnh có 57 tỉnh đã có QH, KHSDĐ đạt 89%;
Cấp thành phố có 411 đơn vị đạt 62%;
Cấp xã có 5.878 đơn vị có QH, KHSDĐ đạt 55%.



13

- Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành:
Theo tờ trình số 576/CP - NN ngày 04/5/2004 của Chính phủ, Quốc hội
khóa XI, kỳ họp thứ 5 đã thong qua QHSDĐ đến năm 2010 và KHSDĐ đến
năm 2005 của cả nước tại Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004,
Chính phủ cũng đã chỉ đạo triển khai lập KHSDĐ 5 năm 2006 - 2010 của cả
nước và trình Quốc hội tại kì họp thứ 9.
Kết quả thực hiện QHSDĐ đến năm 2010 và KHSDĐ 5 năm 2006 - 2010:
Có 27 tỉnh hoàn thành việc lập và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2010 và
KHSDĐ 5 năm giai đoạn 2006 - 2010.
Có thêm 119 đơn vị hành chính cấp thành phố triển khai lập QHSDĐ
đến 2010 và KHSDĐ 5 năm 2006 - 2010, còn lại 138 thành phố chưa có QH,
KHSDĐ (chiếm 20% tổng số đơn bị hành chính cấp thành phố). Cả nước có
20 tỉnh đã hoàn thành việc xét duyệt QH, KHSDĐ cấp thành phố. Một số tỉnh
tiếp tục triển khai, còn 3 tỉnh chưa triển khai lập QHSDĐ cấp thành phố.
Ở cấp xã có thêm 1.204 đơn vị triển khai lập QH, KHSDĐ, còn lại
3.679 xã chưa lập (chiếm 34% tổng số đơn vị hành chính cấp xã). Có 9 tỉnh
đã hoàn thành xét duyệt QH, KHSDĐ cấp xã, 5 tỉnh chưa triển khai lập QH,
KHSDĐ chi tiết cấp xã.
Vậy đã có 4 tỉnh hoàn thành QH, KHSDĐ cả ba cấp, 14 tỉnh lập xong
QH, KHSDĐ cấp tỉnh và cấp thành phố.
- Công tác giao đất, cho thuê đất
Theo Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội
dung pháp luật về giao đất, cho thuê đất quy định về các vấn đề: căn cứ giao
đất, cho thuê đất; hình thức giao đất, cho thuê đất; thẩm quyền giao đất, cho
thuê đất; thời hạn giao đất, cho thuê đất; quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê
đất; giá đất.



14

Việc giao đất và cho thuê đất phải đảm bảo các nguyên tắc là phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đúng thẩm quyền; đúng đối tượng;theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; đúng hạn mức, thời hạn; do UBND
các cấp có thẩm quyền thực hiện. Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện
thông qua các hình thức Nhà nước có thu tiền và không thu tiền sử dụng.
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Việt Nam (2011 - 2015)
Diện tích theo
Kế hoạch sử
Chỉ tiêu
dụng đất 5
năm (2011 2015)
Đơn vị tính: 1000 ha
1. Đất nông nghiệp
26.732
26.550
- Đất trồng lúa
3.812
3.951
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)
3.222
3.258
- Đất rừng phòng hộ
5.842
5.826
- Đất rừng đặc dụng
2.271
2.220

- Đất rừng sản xuất
8.132
7.917
- Đất làm muối
15
15
- Đất nuôi trồng thủy sản
790
750
2. Đất phi nông nghiệp
4.880
4.448
- Đất quốc phòng
388
372
- Đất an ninh
82
78
- Đất khu công nghiệp
200
130
- Đất phát triển hạ tầng
1.578
1.430
Trong đó:
+ Đất cơ sở văn hóa
20
17
+ Đất cơ sở y tế
10

8
+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
82
65
+ Đất cơ sở thể dục - thể thao
45
27
- Đất di tích, danh thắng
28
24
Diện tích theo
Quy hoạch sử
dụng đất đến
năm 2020


15

Chỉ tiêu

- Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử
lý, chôn lấp chất thải nguy hại)
- Đất ở tại đô thị
3. Đất chƣa sử dụng
- Đất chưa sử dụng còn lại
- Diện tích đưa vào sử dụng

Diện tích theo
Quy hoạch sử
dụng đất đến

năm 2020

Diện tích theo
Kế hoạch sử
dụng đất 5
năm (2011 2015)

21

16

202

179

1.483
1.681

2.097
1.06

(Nguồn: 17/2011/QH13)
Theo tài liệu tổng kết thi hành Luật đất đai (2011) của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công
nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng là 24.996 nghìn ha,
chiếm 75,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phân theo đối tượng sử
dụng thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 14.878 nghìn ha, chiếm 59,52%
tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó diện tích đất nông nghiệp là
13.915 nghìn ha, chiếm 93,53% diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước đã
giao, cho thuê cho các đối tượng sử dụng. Các tổ chức trong nước sử dụng

9.735 nghìn ha chiếm 38,95 % tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó
diện tích đất phi nông nghiệp 1.021 nghìn ha, chiếm 59,50% diện tích đất
phi nông nghiệp Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng. Tổ chức, cá
nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56 nghìn ha (chỉ chiếm 0,22% tổng
diện tích đã giao, cho thuê), trong đó đất nông nghiệp 30 nghìn ha
(53,57%), đất phi nông nghiệp 26 nghìn ha (46,43%). Cộng đồng dân cư
được giao 325 nghìn ha (chiếm 1,30% tổng diện tích đã giao, cho thuê),
trong đó đất nông nghiệp 274 nghìn ha (1,10%), đất phi nông nghiệp 6
nghìn ha (0,20%).


16

- Công tác thống kê, kiểm kê
Thực hiện điều 53 Luật Đất đai năm 2003 về thống kê đất đai hàng năm
và kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, ngày 15/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị 618/CT-TTg v/v kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010, Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác kiểm kê đất
đai 1/1/2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn cả nước
với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 693 đơn vị hành chính cấp thành phố và
11.076 đơn vị hành chính cấp xã.
Qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.093.857 ha
bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp
3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10% diện
tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng.
So với năm 2005, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1.277.600 ha, trong
đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha, vượt so với quy hoạch 10,33% nhưng giảm
37.546 ha, bình quân hàng năm giảm 7.000 ha; Đất lâm nghiệp tăng 571.616
ha, riêng Quảng Nam tăng 135.000 ha do giao đất trồng rừng, bổ sung đất
rừng tự nhiên đặc dụng, khu bảo tồn đặc dụng; Cơ cấu 3 loại rừng của cả

nước có sự thay đổi lớn là đất rừng sản xuất tăng 1.954.606 ha, rừng phòng hộ
giảm 1.484.350 ha, rừng đặc dụng tăng 71.361 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản
giảm 9.843ha; Đất làm muối tăng 3.487 ha; Đất nông nghiệp khác tăng
10.015 ha; Đất ở nông thôn tăng 54.054 ha, đạt bình quân 91m2 /người; Đất ở
đô thị tăng 27.994 ha, đạt bình quân 21m2/người; Đất chuyên dùng tăng
410.713 ha, tăng nhiều nhất là cho mục đích công cộng, giao thông, thuỷ lợi,
an ninh, quốc phòng; Đất tôn giáo tăng 1.816 ha; Đất nghĩa trang nghĩa địa
tăng 3.887 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 61.709 ha; Đất
chưa sử dụng giảm 1.742.372 ha.


17

Bộ TN&MT, các Bộ ngành khác ở Trung ương và các cấp Ủy đảng,
chính quyền địa phương cùng nỗ lực nên công tác thống kê, kiểm kê đã đạt
được thực hiện theo đúng quy trình và đạt kết quả tốt.
- Công tác quản lí giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất: đây là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước về
đất đai từ Trung ương đến địa phương. Từ khi có Luật Đất đai ra đời thì công
tác này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, giúp cho việc quản lý và
sử dụng đất đai đi vào ổn định.
- Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai:
Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về
đất đai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến tháng 11-2012, trong 528 vụ việc
tồn đọng kéo dài có 509 vụ khiếu nại, 19 vụ tố cáo. Khiếu nại về đất đai là 422
vụ việc (chiếm 79,9%), trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án thu hồi
đất là 217 vụ việc (chiếm 51%); tranh chấp đất đai 115 vụ việc (chiếm 27%);
đòi lại đất cũ 78 vụ việc (chiếm 18%) và các khiếu nại khác có liên quan về đất
đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thu hồi giấy phép... 12 vụ

việc; khiếu nại về nhà ở 42 vụ việc (chiếm 7,9%). Theo thống kê, có những vụ
việc kéo dài trên 20 năm, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành và hầu hết đều có tới
03 đến 04 quyết định giải quyết hành chính nhưng do không thỏa mãn với
quyết định nên người dân tiếp tục khiếu kiện lên cấp cao hơn.
Nội dung khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý đất đai chủ yếu tập
trung vào các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư (chiếm 70%); về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất (chiếm 20%); về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(chiếm 10%). Trong tổng số quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại, tố
cáo thì tỷ lệ khiếu nại, tố cáo đúng và có đúng, có sai chiếm 47,8%. Trong số


×