Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.51 KB, 92 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, làm
cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nối dài cánh tay của con người
trong khai thác tự nhiên, làm biến đổi đời sống kinh tế - xã hội thế giới. Đối
với Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương tiện để đạt đến mục
tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp chúng ta đạt được những
thành tựu to lớn, có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đó cùng với sự tác động của những
yếu tố khác khiến chúng ta đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên và suy thoái môi trường.
Ở Việt Nam, đến giữa thế kỉ XX, vấn đề môi trường chưa có những
diễn biến phức tạp, chưa trở thành vấn đề nan giải cần phải được quan tâm.
Nhưng trong nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ môi trường. Đó chính là tầm nhìn vượt
trước trong tư tưởng của Người.
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phê phán sự tàn phá đối với tự nhiên
ở các nước thuộc địa và tố cáo tội ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức tầm quan trọng của môi
trường, bảo vệ môi trường và dặn dò nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, các cháu thanh
thiếu niên, nhi đồng phải có ý thức bảo vệ môi trường.
Hơn thế, Hồ Chí Minh đã đặt công tác bảo vệ môi trường vào sự tương
quan trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Công
cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, kiến thiết nước nhà được tiến hành
song song, đồng thời với sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong một chừng mực
nào đó, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường còn được Người


1


khẳng định là tiền đề, điều kiện cho phát triển. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc cả về phương
diện lý luận và phương diện thực tiễn.
Kế thừa và phát huy giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm sâu sắc đối với
vấn đề môi trường, thể hiện trong đường lối của Đảng qua các kỳ đại hội
trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII” vừa qua. Hầu hết các nội dung liên quan đến vấn đề môi trường đều
được nhìn nhận đúng sự thật và nghiêm túc; từ đó chỉ ra những thiếu sót, hạn
chế để có phương thức giải quyết tốt trong tương lai, đặc biệt là trong giai
đoạn Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Có
thể nói, việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai vấn đề quan trọng.
Chúng ta không thể vì sự phát triển kinh tế mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi
trường, hay ngược lại, không thể vì bảo vệ môi trường mà hạn chế các hoạt
động phát triển kinh tế. Chúng ta phải có những định hướng giải pháp đúng
để phát triển bền vững đất nước.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa hiện thời của nó” để triển khai luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào
việc tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa
hiện thời nó là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển bền
vững của Việt Nam. Hiện nay, vấn đề náy đã có nhiều nhà nghiên cứu và
nhiều công trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học… có giá trị đã được
công bố. Dưới đây là một số những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề

tài và được chia làm hai nguồn tư liệu:
2


Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Hiệ n nay, tư tưở ng Hồ Chí Minh đã đượ c nhiề u nhà lý luậ n, nhà
khoa họ c, quan tâm nghiên cứ u dướ i các gó c độ khá c nhau trong đó , liên
quan đế n tư tưở ng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường có những công
trì nh tiêu biể u sau:
Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội đã xuất bản cuốn
Về tài nguyên thiên nhiên của hai tác giả Lê Văn Yên và Vũ Thị Hương.
Trong công trình này, các tác giả đã tập hợp những bài viết, bài nói của Hồ
Chí Minh về vấn đề tài nguyên, môi trường từ những năm giữa thế kỉ XX.
Tuy nhiên, đây chỉ là tập hợp, hệ thống các bài báo, đoạn trích… từ các tác
phẩm của Hồ Chí Minh mà chưa có sự phân tích để làm nổi bật các giá trị
trong tư tưởng của Người về vấn đề bảo vệ môi trường.
Cuốn Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế của tác giả
Phan Ngọc Liên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành năm 1995.
Trong tác phẩm, tác giả đã phân tích tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có mối quan tâm của Người tới vấn đề bảo vệ môi
trường sống. Bằng việc phân tích “Tết trồng cây”, “Rừng vàng, biển bạc”… tác
giả đã chỉ ra ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học, thẩm mỹ trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường.
Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam do
Vũ Văn Hiền và Đinh Xuân Lý đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003, có bài viết “Giải quyết mối quan hệ phát triển xã hội với bảo vệ
môi trường thiên nhiên theo quan điểm Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Quang
Trường. Bài viết đã nêu lên sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên
trong quá trình phát triển kinh tế và vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển bền vững về kinh tế với phát triển

bền vững về môi trường.

3


Về chủ đề này còn có các bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Nguyễn Tấn
Phong, Chủ tịch Hồ Chí Minh với môi trường, Báo Nhân dân Chủ nhật, số 21
ngày 22/5/1994; Nguyễn Am (1996), Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo vệ môi
trường sinh thái, Tạp chí Cộng sản, số 10; Hồ Sỹ Quý (2002), Triết lý Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Tạp chí Ngiên cứu con người,
số 1; Nguyễn Đình Hòa (2005), Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
bảo vệ môi trường, Tạp chí Triết học, số 4; Nguyễn Đình Hòa (2007), Phát triển
bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người với tự nhiên, Tạp chí
Triết học; Nguyễn Thị Thấn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi
trường, Tạp chí Giáo dục số 114; Đỗ Trọng Hưng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo
vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, số 65; Vũ Ngọc
Lân (2012), Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên,
môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10 năm 2012;
Trương Xuân Mai, 1999, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí
Văn hóa - nghệ thuật, số tháng 8… Các tác giả trên đã phân tích, làm rõ sự vượt
trước thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh khi Người đưa ra những tư tưởng
về tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của việc phải bảo vệ môi trường sống.
Vấn đề bảo vệ môi trường
Vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân
loại và đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế
giới. Bởi lẽ, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng
bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Vấn đề bảo vệ môi trường
được tiếp cận, bàn luận từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong triết học Mác, vấn đề này đã được các nhà kinh điển phân tích
rất sâu sắc qua nhiều tác phẩm như: “Bản thảo kinh tế - triết học”, “Tư bản”,

“Chống Đuy rinh” và đặc biệt trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”. Trong
tác phẩm này, Ph.Ăng ghen đã cảnh tỉnh chúng ta về những nguy cơ mà con

4


người có thể gây ra và con người phải nhận lại hậu quả từ môi trường đáp trả.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của
môi trường và những ảnh hưởng to lớn của nó tới đời sống cũng như sức khỏe
của con người, hàng loạt các hội thảo, các công trình nghiên cứu của nhiều tổ
chức, cá nhân về vấn đề này đã được công bố.
UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) trong các Báo cáo
phát triển con người hàng năm đã liên tục gióng lên những hồi chuông
cảnh báo về bối cảnh tương lai của Trái đất. Báo cáo đã cung cấp rất nhiều
các bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng, biến đổi khí hậu là do con người
gây ra, đã và đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái và những tác
động xấu đến sự phát triển con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể giành
thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, khi
chính phủ các nước và người dân trên khắp thế giới đề ra được các giải
pháp chung tay bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, nhiều công trình, chuyên đề, bài báo khoa học có giá trị
của các nhà nghiên cứu đã được công bố về vấn đề này. Trong đó, có một số
công trình tiêu biểu về vấn đề bảo vệ môi trường như sau:
Tập thể tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh
Minh Trí (2010) với công trình“Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi
trường tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, đã phân tích
thực trạng môi trường và các chính sách pháp luật liên quan đến môi trường
làm thay đổi nhận thức và hành động của con người trong lao động sản xuất
góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
Với nhiều số liệu cụ thể, chi tiết về cuộc sống, đặc biệt là ô nhiễm môi

trường, tác giả Vũ Văn Bằng (2010), trong cuốn sách Con người và môi
trường sống, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, đã cho rằng, hãy xóa bỏ tư
tưởng ỷ vào sự may rủi trong cuộc sống, phải đối mặt với những “vật chất”

5


vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy của môi trường tự nhiên để tìm ra cách
thức, biện pháp, lối sống thích hợp nhất đảm bảo sức khỏe, công ăn việc làm,
hạnh phúc lâu bền. Tác giả đã khai thác và làm nổi bật những giá trị to lớn
của môi trường và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trong cuốn Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 2009, tác giả Vũ Trọng
Dung nhấn mạnh, hơn một thập kỷ qua, khi bàn về vấn đề môi trường và bảo
vệ môi trường, người ta chỉ chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật, công
nghệ, kinh tế, y học, luật pháp... còn những yếu tố nhân văn, đặc biệt là các
yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức, lối sống hầu như chưa được chú
ý đến, mặc dù đó là những yếu tố rất căn bản và quan trọng trong việc điều
chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi
trường sống cần nhìn nhận từ góc độ trách nhiệm đạo đức của mỗi nước và
của cả nhân loại.
Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013), với tác phẩm Đạo đức môi trường,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường
không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia hay toàn nhân loại mà còn là đạo
đức về cuộc sống bền vững. Tác giả cho rằng, hành động tốt là hành động
nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, sự ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật, còn
ngược lại thì đó là hành động xấu. Vậy nên, trong mối quan hệ với môi
trường cũng cần có những chuẩn mực đạo đức nhất định.
Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và vấn đề bảo

vệ môi trường hiện nay đã được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau,
nhưng tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
1- Nội dung cơ bản và tầm nhìn vượt trước của tư tưởng Hồ Chí Minh về
bảo vệ môi trường.

6


2- Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
hiện nay.
3- Ý nghĩa, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường đã được nhiều công
trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, do giá trị lý luận cũng như thực tiễn lớn
lao của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, nên vấn đề này vẫn cần
được tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nữa, nhất là trong điều kiện chúng ta đang
thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi
trường và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng đó đối với sự phát triển bền vững ở
nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết được những nhiệm vụ
sau:
Một là, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ môi trường.
Hai là, luận giải ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước
trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

7


Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu môi
trường tự nhiên, cụ thể là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi
trường tự nhiên và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với sự phát triển ở nước ta
hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, luận
văn còn kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đã được các tác giả đi
trước công bố có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp với
phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch...
nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn.
Về lí luận: Hệ thống hóa tương đối đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về
bảo vệ môi trường và phân tích ý nghĩa hiện thời của tư tưởng.
Về thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận văn bao gồm 02 chương, 06 tiết
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Chương 2: Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi
trường.

8


Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Môi trường
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm môi trường.
Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu mà khái niệm môi trường được
phân tích thành các khái niệm hẹp, như môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội, môi trường nhân tạo, môi trường kinh tế - xã hội.
Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê cho rằng: “Môi trường là
toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy”
[69, tr. 61]. Như vậy, với định nghĩa này, tác giả đã quan niệm môi trường
theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng
đến sự tồn tại phát triển của con người, sinh vật.
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm 2014 đưa ra định nghĩa:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [72, tr. 6].
Tác giả Nguyễn Huy Côn và Võ Kim Long trong cuốn “Từ điển Tài
nguyên - Môi trường” cho rằng, “Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học bao
quanh sinh vật, là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (trong các
công trình kiến trúc - xây dựng, các đô thị) quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển

của con người, thiên nhiên” [14, tr. 182].
Theo định nghĩa của UNESCO: Môi trường của con người bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra tập quán, niềm
tin, đạo đức, pháp luật…, trong đó con người sống, lao động và khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Như

9


vậy, môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là khung cảnh của
cuộc sống, lao động và sự vui chơi, giải trí của con người.
Bách khoa toàn thư về môi trường (năm 1994) định nghĩa: Môi trường là
tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác
động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con
người trong thời gian bất kì.
Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm cho rằng: “Môi trường sinh thái bao gồm
tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể. Đối
với con người, môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã
hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan đến sự sống của con người, liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người” [79, tr. 16].
Có thể hiểu, môi trường, theo nghĩa rộng nhất, là tổng hợp các điều kiện
bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại , phát triển của con người và sinh vật.
Môi trường theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực
tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người.
Tóm lại, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
tùy theo cách tiếp cận của chủ thể nhưng trong giới hạn phạm vi nghiên cứu
của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu môi trường dưới góc độ tự nhiên hay còn
được gọi là môi trường tự nhiên.
1.1.2. Môi trường tự nhiên

Bàn về môi trường tự nhiên, có một số quan niệm như sau:
Thứ nhất, quan niệm về tự nhiên với tư cách là môi trường sống, tồn tại
của con người và các sinh thể khác.

10


Theo Từ điển Triết học: “Tự nhiên là thực tại khách quan, tồn tại bên
ngoài ý thức, độc lập với ý thức… biến đổi và vận động không ngừng”
[75, tr. 1316]”.
Như vậy, theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại
khách quan bên ngoài ý thức con người, vận động, biến đổi theo quy luật vốn
có, gồm các nhân tố đất đai, khí hậu, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động
thực vật… Tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho con
người, như không khí để thở, đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà ở,
các khoáng sản phục vụ cho sản xuất, nơi chứa đựng, đồng hóa chất thải, cung
cấp những cảnh đẹp cho con người giải trí. Tuy nhiên, sự tác động của con
người làm cho tự nhiên không còn tồn tại thuần túy như trước nữa, tức là con
người đã tạo ra “tự nhiên thứ hai”. Nhưng để tồn tại và phát triển, con người
không thể sống ngoài tự nhiên mà phải hoạt động theo quy luật tự nhiên.
Thứ hai, một số quan niệm bàn trực tiếp về môi trường tự nhiên.
Trong cuốn “Môi trường và phát triển”, do Nhà xuất bản Xây dựng phát
hành năm 2007, các tác giả Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành đã cho rằng:
“Môi trường tự nhiên gồm môi trường địa chất, môi trường địa hình - địa
mạo, môi trường đất, môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường
không khí. Đó là các yếu tố của tự nhiên được hình thành ngoài ý muốn của
con người, tác động qua lại với con người” [78, tr. 16]. Các tác giả đã quan
niệm môi trường tự nhiên gắn với các yếu tố của tự nhiên trong sự tác động
qua lại với con người.
Tác giả Đỗ Ngọc Lan trong cuốn “Môi trường tự nhiên trong hoạt động

của con người” đã cho rằng: “Môi trường tự nhiên là một tổng hòa những yếu
tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ, có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển
của mọi sinh vật” [44, tr. 20]. Như vậy, môi trường tự nhiên được đặt trong

11


mối quan hệ với hoạt động sống của con người, có ý nghĩa sống còn đối với
sự tồn tại và phát triển của sinh vật và con người.
Trong công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong sự phát triển xã hội”, tác giả Hồ Sỹ Quý đã quan niệm: “Môi trường tự
nhiên bao gồm đất đai, nguồn nước, không khí, rừng, biển và các loài sinh vật
tồn tại và phát triển trong mối quan hệ gắn bó với nhau. Tức là một tập hợp
các yếu tố tự nhiên cần thiết cho sự sống của con người, cho sự tồn tại của xã
hội” [73, tr. 107]. Khái niệm này, một mặt, mang tính khái quát; mặt khác, đã
cụ thể hóa được các yếu tố căn bản của môi trường tự nhiên, đồng thời nêu
bật được vai trò của môi trường tự nhiên không chỉ đối với con người mà còn
có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Quan niệm
này đã giúp cho nghiên cứu có thể tiếp cận được vấn đề từ tầng triết học
nhưng không xa rời những vấn đề mà khoa học cụ thể tiếp cận.
Các phân tích trên cho thấy, môi trường tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối
với con người và các loài sinh vật, là tổng hòa các yếu tố tự nhiên cần thiết
cho sự sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người, bao gồm đất
đai, nguồn nước, không khí, rừng, khoáng sản, sinh vật. Các yếu tố này có
quan hệ tác động, gắn bó với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của con người.
1.1.3. Bảo vệ môi trường
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội đã tiêu tốn một khối
lượng khổng lồ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên. Ngày nay, vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề cấp thiết. Môi

trường tự nhiên đang bị ô nhiễm trầm trọng với những diễn biến phức tạp.
Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa đến sự
tồn tại, phát triển của các loài sinh vật và chính bản thân con người. Để bảo vệ

12


sự sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững không còn con đường nào
khác là phải bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đang là một trong nhiều mối quan tâm mang tính
toàn cầu. Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục những nảy sinh trong
quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người
không phá vỡ cân bằng của tự nhiên.
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 khẳng định: “Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [72, tr. 6].
Theo định nghĩa trên, bảo vệ môi trường là bảo vệ sự cân bằng của các
yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên như không khí, đất, nước, sinh vật...
nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Bảo vệ môi trường là chống
lại tất cả những gì tác hại đến trạng thái thể chất và tinh thần của con người,
trả lại sự cân bằng vốn có của môi trường hoặc có thể xem bảo vệ môi trường
là hoạt động làm giảm đến mức thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường và hoạt
động xử lý môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và phục hồi môi trường tự nhiên: như
cải tạo đất, trồng rừng, gìn giữ và phát triển các giống loài sinh vật, làm sạch
môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái.
Bảo vệ môi trường không chỉ nhằm tạo nên một môi trường tốt đẹp, trong
sạch cho thế hệ hôm nay mà còn đảm bảo cho sự tồn tại của thế hệ mai sau. Nhìn

từ góc độ đạo đức môi trường: “Bảo vệ môi trường không có nghĩa là ngừng
hoặc hạn chế khai thác tự nhiên mà là khai thác tự nhiên một cách hợp lý - tức là
duy trì mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và con người” [70, tr. 24].

13


Như vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên là tất cả những hoạt động của con
người nhằm mục đích giữ gìn, bảo vệ, cải thiện, khai thác và sử dụng hợp lý
những yếu tố của tự nhiên cần thiết cho sự sống của chính mình, bao gồm đất
đai, nguồn nước, không khí, rừng, khoáng sản và các loài sinh vật, tức là toàn
bộ hệ sinh thái nói chung trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí tồn tại của mình
trong giới tự nhiên và trong mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: Vai trò và những nội
dung cơ bản
1.2.1. Vai trò của môi trường theo quan điểm của Hồ Chí Minh
Giới tự nhiên luôn tồn tại và vận động không ngừng từ khai thiên lập
địa cho đến nay và chắc chắn, sẽ còn đến muôn đời sau nữa. Nắm vững và am
tường sự tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật khách quan, Chủ tịch
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng, không
thể thay thế, đó là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên. Đồng thời là
đối tượng để con người thông qua hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động
sản xuất vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người cũng như
của xã hội loài người.
Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ một trong những điều
kiện thiết yếu cho sự tồn tại của xã hội, bảo vệ môi trường sống của con
người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân có tình cảm đặc biệt sâu sắc với môi
trường tự nhiên. Người khẳng định, môi trường tự nhiên chính là nơi con người
được sinh ra, là cơ sở và điều kiện tất yếu để con người và xã hội loài người

duy trì sự tồn tại và phát triển. Tự nhiên trong tư tưởng, tình cảm của Người
không phải cái gì khác xa lạ, không phải chỉ là đối tượng để cải tạo, chinh phục
mà còn là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống của con người, có mối quan
hệ khăng khít với cuộc sống của con người, “ thiên nhân hợp nhất”.

14


Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích theo quan điểm phương Đông: “Thiên
thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong đó “thiên thời, địa lợi” là những cái con người
có thể tranh thủ được, nếu cùng lúc mà có được ba yếu tố là điều tốt nhất
nhưng yếu tố giữ vai trò quyết định ở đây vẫn là “nhân hòa”. Cho nên bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường là việc mà con người hoàn toàn có thể
chủ động. Như vậy, cùng với việc nhận thức rõ vai trò vô cùng to lớn của môi
trường tự nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhìn thấy vai trò của bảo vệ môi
trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môi trường tự nhiên là
vô giá nhưng không là vô tận nên con người cần phải tôn trọng tự nhiên, khai
thác đi đôi với tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên, để đem lại cuộc sống tốt
đẹp cho chính con người.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, để phát triển xã hội, xây dựng cuộc
sống thực sự tốt đẹp và hạnh phúc, con người phải tác động vào môi trường tự
nhiên, khai thác các yếu tố của môi trường tự nhiên phục vụ cho cuộc sống
của mình. Chính môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những yếu tố
đảm bảo cho cuộc sống nên con người cần phải nhận thức đúng đắn về môi
trường tự nhiên, tức phải nắm được các quy luật khách quan của nó. Người đã
căn dặn: “Thế giới ngày nay đã tiến những bước tiến khổng lồ về mặt kiến
thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không
ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được
thiên nhiên cũng như làm chủ vận mệnh của xã hội và của bản thân mình”[64,
tr. 104]. Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ

nghĩa, Người nhắc lại và nhấn mạnh câu nói của C.Mác khi căn dặn nhân dân
cần hiểu biết thiên nhiên để buộc thiên nhiên phục vụ hạnh phúc của loài
người cũng như hiểu biết xã hội cũ, xấu xa từ đó xây dựng thành một xã hội
mới tốt đẹp, một xã hội cộng sản.
Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự nhiên là những thứ
dung dị, gần gũi như đất, nước… Người từng nói: “Tổ quốc là đất nước”.
15


Trong bài phát biểu tại Hội nghị thủy lợi toàn miền Bắc tháng 9 năm 1959,
Người nhấn mạnh: “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là
đất nước; có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc” [64, tr. 283]. Đây là quan
niệm xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Chính vì vậy, cả cuộc
đời Người đã đấu tranh cho độc lập của đất nước, tự do của dân tộc là thể hiện
bảo vệ không gian sinh tồn của người Việt Nam và bảo vệ nơi cung cấp
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của người Việt Nam.
Thứ hai, bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn cung cấp nguyên vật liệu
cho quá trình sản xuất.
Môi trường tự nhiên chính là một trong những tiền đề, cơ sở quan trọng
để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Trong bài nói tại Hội
nghị cán bộ miền núi ngày 1/9/1962, Hồ Chí Minh đã nói: Tục ngữ ta có câu:
“Rừng vàng, biển bạc”, câu đó rất đúng. Miền núi có tài nguyên rất phong phú,
có nhiều khả năng mở mang nông nghiệp và công nghiệp. Những điểm đó nói
rõ rằng mỗi miền có một vị trí cực kì quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc
phòng. Trong tư tưởng của Người, rừng là vàng nên cần phải biết quý trọng và
bảo vệ thứ tài sản quý giá ấy. Người nhấn mạnh ý nghĩa “là vàng” của rừng - là
nơi cung cấp nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho đời sống nhân dân, là tấm chắn
vững chắc để bảo vệ mùa màng, làng quê khỏi những tác hại của mưa lũ, hạn
hán. Người đánh giá cao vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống con người,
đồng thời yêu cầu mọi người phải biết khai thác đúng mức, khai thác kết hợp

bảo tồn, xây dựng để rừng thực sự là “vàng”. Người nhấn mạnh: “Rừng vàng
vì rừng Việt Bắc có rất nhiều gỗ và lâm sản, có thể đổi lấy nhiều máy móc,
hàng hóa… núi bạc vì núi non… có nhiều quặng có thể xây dựng công nghiệp
để phát triển kinh tế”[64, tr. 230].
Trong quá trình lao động sản xuất, con người đã tiến hành khai thác,
biến đổi các yếu tố của tự nhiên phục vụ cho sự sống của mình, cho sự tồn tại

16


và phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, con người khai thác
rừng “lấy gỗ làm nhà”, khai thác các mỏ khoáng sản ở miền núi làm nguyên
liệu cho “nông nghiệp và công nghiệp” là tất yếu. Song việc khai thác môi
trường tự nhiên phải hợp lí, hiệu quả và tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường,
phải luôn quan tâm đến bảo vệ môi trường. Người xác định: “Đảng ta phải
làm nhiều chuyện: xây dựng nhà máy, xây dựng hợp tác xã; làm sao cho
người nông dân, người công nhân ăn no, mặc ấm; làm sao cho nước càng
ngày càng mạnh, dân càng ngày càng giàu. Ngày nay làm cả việc chống trời
nữa” [65, tr. 272]. Cụ thể hơn, là: “nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với
nước điều hoà với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Vậy ta phải làm sao cho dân có đủ nước để tăng gia sản xuất” [64, tr.
283]. Theo quan điểm của Người thì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần phải
biết nắm bắt, vận dụng quy luật tự nhiên để phục vụ cho đời sống của mình,
để từng bước nâng cao cuộc sống, tái tạo và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, bảo vệ môi trường tự nhiên giúp hình thành đời sống tinh thần
của con người Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.
Thấy được vai trò to lớn của môi trường tự nhiên, Hồ Chí Minh chủ
trương con người sống hòa hợp với môi trường. Theo Người, môi trường
sống là yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ và giúp cho
họ công tác tốt. Chính vì vậy Người luôn căn dặn cán bộ phải chọn những nơi

ở đảm bảo các “phương châm”, các “điều kiện” sau: “Trên có núi, dưới có
sông, có đất ta trồng, có bãi ta vui”… Nhà thoáng, ráo, kín, mát. Khi trở về
Hà Nội, trong khu nhà đơn sơ của mình, Người đã tạo ra một môi trường
thiên nhiên tuyệt đẹp, Người trồng nhiều cây, chăm chút khu vườn, chăm ao
cá. Nhà thơ Cuba P.Rodrighet sau khi đến thăm nhà sàn của Người tại Thủ đô
Hà Nội đã nhận xét: Chúng tôi được biết có hai điều Người yêu thích, đó là
hoa và tiếng chim ca. Hoa và chim luôn luôn ở bên Người. Ngôi nhà nhỏ của

17


Người nhìn ra phía nào cũng có một ô cửa sổ, một bức tranh bằng ánh sáng,
trong đó hiện ra những cành cây, và khi gió nhẹ thổi qua, bức tranh như có
sức sống.
Không những thế, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn, một tâm hồn thi
sĩ tài hoa với cốt cách ung dung tự tại hòa mình vào thiên nhiên và xem thiên
nhiên là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo của mình. Viết về thiên nhiên cũng
chính là viết về con người với mối giao cảm thân thiện và tinh tế của tầm vóc
một người chiến sỹ cách mạng vĩ đại nhưng vẫn gần gũi, bình dị. Thiên nhiên
luôn ùa vào trong thơ Hồ Chí Minh với sự non tươi một tương lai tươi sáng,
với sự ấm áp đầy dào dạt của cảm hứng cuộc sống phát triển, với một tâm hồn
hòa với thiên nhiên nhưng không gò ép mà hoàn toàn tự nhiên.
Có hai hình ảnh giống như hai biểu tượng luôn hiện lên trong thơ Hồ Chí
Minh là nắng và trăng. Nắng ban ngày và trăng ban đêm như hai thái cực:
nóng và lạnh, dương và âm. Nắng và trăng cũng xuất hiện rất nhiều trong tập
thơ “Nhật ký trong tù” sưởi ấm tâm hồn người khao khát tự do. Thơ Hồ Chí
Minh luôn có cái nhìn biện chứng - biện chứng ngay cả trong những phát hiện
tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trong các áng thơ văn của Người, đã không ít lần ta bắt gặp người và
thiên nhiên giao hòa:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Hay:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Và trong hoàn cảnh éo le vẫn với tư thế ung dung, vẫn giao cảm cùng
chim muông, thiên nhiên, rừng núi:
“ Mặc dù bị trói chân tay

18


Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng”.
Hay trong nhà ngục tối mịt mùng:
“ Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất
Đốt tan khói đặc với sương dày”.
Người là bầu bạn của trăng, nắng, chim muông, hoa lá… con người
dường như không còn ở vị trí “chế ngự thiên nhiên” mà dường như đang giao
hòa, trở về một bộ phận của tự nhiên, của nguồn cội.
Những tư tưởng, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu
thiên nhiên và đất nước đến vô cùng. Thiên nhiên, đất nước trong đời sống
tinh thần của Người không đơn giản chỉ là một thái độ ứng xử tích cực của
con người đối với cuộc sống xung quanh, hơn thế, sự quan tâm, bảo vệ và hòa
đồng với thiên nhiên và đất nước đã trở thành một phần máu thịt, gắn quện
với nhân sinh quan và thế giới quan của một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, thể
hiện trình độ nhận thức cực kỳ sâu sắc của Người đối với môi trường tự nhiên
và vai trò chủ động, tích cực của con người trong tiến trình biến “cái tự nhiên
tự nó” thành “cái tự nhiên cho ta”. Đó vừa là một tình cảm cao quý, vừa là
một bài học lịch sử vô giá mà trước lúc đi xa Người muốn để lại cho con cháu
mai sau.

Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học - kĩ thuật cùng với nền
kinh tế thị trường phát triển. Song song với sự tăng trưởng về kinh tế là nạn ô
nhiễm môi trường mang tính cấp thiết. Đó không phải là vấn đề của một quốc
gia nào nữa mà là vấn đề mang tính toàn cầu. Vấn nạn ô nhiễm môi trường và
cạn kiệt tài nguyên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con
người. Nếu con người không có biện pháp bảo vệ thì hậu quả thật khó lường.
Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy từ lâu.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ
môi trường

19


1.2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường thông qua việc
lên án, phê phán hành vi phá hoại môi trường tự nhiên
Một là, Hồ Chí Minh lên án tội ác chiến tranh của chủ nghĩa thực dân,
đế quốc phá hoại môi trường
Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, Nguyễn Tất Thành Hồ Chí Minh rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước, dũng cảm, kiên
cường của các bậc tiền bối, nhưng với sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, Người
nung nấu quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước đưa đất nước thoát khỏi
cảnh lầm than nô lệ, năm 1911, Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Trong
quá trình bôn ba, Người đã đi nhiều nơi, biết nhiều điều, Người thấu hiểu sự
cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa. Người đã lên án, tố cáo chủ nghĩa
thực dân, đế quốc không chỉ đàn áp, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa gây
cho họ bao đau thương, cực khổ, mà còn tàn phá môi trường, ảnh hưởng xấu
đến con người và muôn loài. Tội ác chiến tranh dã man đến mức không thể
nào kể hết được. Điều đó thể hiện:
Hình ảnh các dân tộc thuộc địa dưới ách đô hộ, áp bức, bóc lột của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc bị tàn phá tan hoang, xơ xác, tiêu điều, nhân dân vô
tội bị giết hại như nhau, đường sá, đồng ruộng đầy xác chết, những khu dân

cư đông đúc, những thành phố lớn chỉ còn là những đống đổ nát, hoang tàn:
“Nam Thị ( Khu Nam Thượng Hải) đã bị đốt phá, 80% nhà cửa bị thiêu hủy
sau ngày bị chiếm đóng” [55, tr. 124]. Những thị trấn và thành phố đó nay
đều bị phá trụi sau trận càn quét: “Khai Phong, trung tâm tơ lụa, đã trở thành
một thành phố chết. Tùng Giang ngày nay chỉ còn là một đống tro tàn” [55, tr.
125]. Và bọn thực dân tàn sát đến mức giết hại cả vùng từ già, trẻ, lớn, bé,
gái, trai không còn ai sống sót, khói đen nghi ngút của các đám cháy che kín
bầu trời. Những hình ảnh chân thực mà Hồ Chí Minh ghi lại đã tố cáo tội ác

20


man rợ, hung ác và tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã tàn phá sự
sống, tàn phá môi trường.
Hồ Chí Minh tố cáo chính sách khai thác tài nguyên của thực dân, đế
quốc đã làm cạn kiệt, phá hủy tài nguyên môi trường của các nước thuộc địa.
Tội ác mà chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho môi trường sống của các
nước thuộc địa là không thể nào dung thứ, Người viết: “Bộ chỉ huy Pháp ra
lệnh phá hoại tất cả và biến cả vùng này thành một vùng sa mạc. Tất cả các
làng mạc đều bị đốt cháy ra tro. Tất cả các súc vật, gà vịt đều bị giết sạch,
vườn tược bị cướp phá và cây cối đều bị chặt trụi. Đồng ruộng, thóc lúa cũng
đều bị đốt cháy. Suốt mấy ngày liền khói đen của các đám cháy che kín cả
một bầu trời” [59, tr. 303 - 304]. Đây là sự hủy diệt môi trường của chủ nghĩa
thực dân.
Hồ Chí Minh lên án chế độ thực dân với những lời mỉa mai đanh thép:
“Người ta không bao giờ muốn nói xâm chiếm thuộc địa là việc đốt nhà, tàn
sát hay cướp bóc; và cũng không muốn nói đó là việc làm cho kiệt quệ một
đất nước chỉ mong muốn được phát triển. Mà đó là triệt hạ sự sống của một
vùng khi đặt nó vào tay một vài ông lớn chứ không phải để dân chúng canh
tác trên mảnh đất đó” [53, tr. 169]. Tội ác chiến tranh đó cho đến tận ngày

nay vẫn còn để lại những hậu quả nặng nề về sự tàn phá về môi trường cho
những nước thuộc địa.
“Chế độ thực dân” đã được Hồ Chí Minh vạch trần với bản chất của
“con đỉa hai vòi”, của những kẻ buộc các thuộc địa phải làm ra nhiều hơn, vì
lợi nhuận tối đa của các công ty tư bản mà bất chấp, tàn phá tất cả của cải tự
nhiên của các nước thuộc địa. Mục đích của thực dân, đế quốc là, “xâm chiếm
đất đai rộng mênh mông, nguồn của cải không bao giờ cạn, địa hạt vô biên”
[53, tr. 168]. Chúng bóc lột tài nguyên thiên nhiên để giải quyết các vấn đề
kinh tế của chính quốc: “Sự bóc lột ích kỷ đó chỉ có thể thực hiện bằng cách

21


tước đi mọi quyền độc lập của các thuộc địa. Tài nguyên thiên nhiên của các
thuộc địa đủ để họ thế chấp các khoản vay nợ” [53, tr. 169]. Đây là sự khai
thác môi trường tự nhiên một cách tước đoạt, làm môi trường tự nhiên nghèo
nàn, mất cân bằng và gây suy thoái về môi trường.
Trong “Đời sống kinh tế Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã đưa ra những
bằng chứng không thể chối cãi về sự vơ vét tài nguyên thiên nhiên của “nước
mẹ Pháp” với các nước thuộc địa Đông Dương như Việt Nam: Theo số liệu
thống kê Đông Dương có những nguồn khoáng sản đáng kể. Người ta ước
lượng mỏ than ở Bắc Kỳ có đến 12 tỷ tấn… Năm 1920, 63 công ty khai thác
19 mỏ được 7.000.000 tạ than đá trị giá 45.000.000 phrăng. Tất cả những
nguồn của cải này đều bị thực dân vơ vét: “Họ chỉ vơ vét những cái gì dễ vơ
vét, như một kẻ vội khoắng sạch những cái gì tiện tay để chuồn đi cho nhanh”
[53, tr. 380]. Chủ nghĩa thực dân dưới ngòi bút của Người lúc bấy giờ hiện
lên chẳng khác nào như những kẻ cướp hủy diệt môi trường sống và tồn tại
của nhân dân các nước thuộc địa. Sự cướp giật, trắng trợn nguồn tài nguyên
phong phú, giàu có và làm cạn kiệt tài nguyên, phá hủy môi trường ở các
nước thuộc địa đã khiến thực dân Pháp hiện nguyên hình là “bọn cá mập” như

Người đã từng ví trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Tội ác chiến tranh của thực dân, đế quốc không chỉ là tàn phá môi
trường tự nhiên mà còn là giết hại dân thường ở các nước thuộc địa một cách
dã man và tàn bạo. Hồ Chí Minh đã lên án chế độ khai hóa: “Trên mảnh đất
bằng phẳng trước kia là ruộng muối, ba cái xác chết nằm đó. Còn xác ông cụ
già thì, ghê gớm làm sao, cũng trần truồng như thế, nhưng bị thiêu cháy, nên
không nhận ra hình thù được nữa, mỡ chảy lênh láng, đã đọng lại và da bụng
thì phồng lên, chín vàng, óng ánh; giống như da con lợn quay vậy” [53, tr.
67]. Chính những kẻ xâm lược cũng đã thừa nhận tội ác đó khi người sĩ quan
Pháp nhìn thấy người chết, bị đốt cháy, đã chín, mỡ chảy ra, da bụng trương

22


phồng lên, sém vàng. Chính sĩ quan của họ cũng cảm thấy rùng rợn trước
những tội ác do họ gây ra.
Bọn xâm lược không loại trừ một ai, chúng gây tội ác với tất cả mọi
người từ già, trẻ, gái, trai, các thế hệ, thành viên của gia đình: “Chúng đang
tàn sát cha mẹ, vợ con, anh em ta, đốt phá mùa màng ta, triệt hạ làng mạc ta.
Chúng đang gây ra biết bao tang tóc, khốn khổ cho nhân dân ta” [59, tr. 163].
Tội ác của chúng chất cao như núi. Đó là những hình ảnh độc ác và man rợ,
hình ảnh người già và thanh niên bị bắt, bị giết: “Bắt được người già và thanh
niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng
lọng trên cành cây, chất củi thui” [58, tr. 85]. Hành động giết hại dân thường
vô tội của chủ nghĩa thực dân vừa là sự độc ác vô nhân tính vừa là hành vi
gây ô nhiễm môi trường khi mà xác chết ngổn ngang mà người dân có thể gặp
ở bất cứ nơi nào.
Sau năm 1954, do âm mưu xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ, đất nước
ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án một
cách sâu sắc việc đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược và hủy diệt ở

miềm Nam Việt Nam: “Chúng tăng cường những trận đánh càn quét ở hậu
phương của chúng. Chúng thi hành chính sách tiêu diệt và hủy hoại hàng loạt
sức người và sức của dự trữ (giết hại nhân dân, phá sạch nông thôn và đốt
sạch đồng ruộng)" [59, tr. 300]. Người lên án tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra
cho đất nước, con người Viêt Nam là tội ác “trời không dung, đất không tha”
khi chúng càn quét, khủng bố, rải chất độc đioxin, "ấp chiến lược", đốt phá
làng mạc, giết hại đồng bào vô tội của ta gây bao cảnh tang tóc và đau khổ
cho đồng bào miền Nam, đồng thời cũng làm chết và bị thương hàng nghìn
thanh niên Mỹ: Cuộc "chiến tranh đặc biệt" ấy đang đốt cháy làng mạc, phá
hoại đồng ruộng, đang giày xéo một nửa đất nước chúng tôi, đã làm hao tổn
hàng nghìn triệu đôla của nhân dân Mỹ” [66, tr. 327]. Người lên án đế quốc

23


Mỹ đã trắng trợn vi phạm Hiệp nghị Giơnevơ khi đưa quân đội và vũ khí vào
miền Nam, đã đốt phá hàng nghìn làng mạc, giết hại hàng vạn nhân dân miền
Nam: “Chỉ trong một năm 1963, máy bay quân sự Mỹ đã bay 30 vạn lượt,
226.000 tiếng đồng hồ, xối 10 triệu bom đạn xuống thôn xóm và nhân dân
miền Nam”[66, tr. 350]. Sự tàn phá môi trường thật là khủng khiếp, cho đến
ngày nay có rất nhiều nơi trên đất nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng bởi chất độc
hóa học, môi trường không thể phục hồi được.
Tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai là sự huỷ hoại tàn khốc đối với môi
trường tự nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án tội ác của Mỹ - ngụy trong sự
so sánh với thái độ, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên của quân và dân
ta ở miền Bắc. Người nhấn mạnh: “Trong lúc bọn Mỹ - Diệm dã man bỏ
thuốc độc phá hoại cây cối, núi rừng ở miền Nam, thì ở miền Bắc nhân dân ta
thi đua trồng cây gây rừng. Chỉ một việc đó cũng đủ làm cho người ta so sánh
giữa hai chế độ ta và địch và nhận rõ sự tốt đẹp của chế độ ta. Ta trồng cây
cho ta và cho cả đồng bào miền Nam nữa” [66, tr. 20 - 21]. Qua sự so sánh

của chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa ta và địch, giữa chính và tà, giữa thiện và ác
cũng thể hiện sự khác nhau rõ ràng qua cách đối xử với môi trường tự nhiên.
Hai là, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án sự nguy hại của chất độc màu da cam
Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ rất tàn
khốc. Đặc biệt, quân đội Mỹ đã sử dụng nhiều chất độc hóa học, chất độc da
cam, bom khinh khí, bom napan để tàn phá những cánh rừng, giết chết các
loài động, thực vật, phá hoại mùa màng, làm môi trường suy thoái, ảnh hưởng
lớn và lâu dài tới sức khỏe và đời sống của người dân Việt Nam. Nguy hại
hơn khi chúng sản xuất và sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, ngoài triệt phá
tài nguyên thiên nhiên lúc hiện thời còn hủy hoại môi sinh trong tương lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án gay gắt những kẻ chế tạo và âm mưu
sử dụng vũ khí giết người hàng loạt gây tác hại lớn với môi trường sống.

24


×