Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.14 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN HOÀNG THU OANH

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN HOÀNG THU OANH

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TH.S VÕ THỊ HỒNG TRƯỚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô ở các
trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Khoa học giáo dục đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản và kĩ năng hữu
ích, giúp em có cơ hội ứng dụng trong học tập và thực tiễn nghiên cứu của
mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Võ Thị Hồng Trước đã nhiệt
tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em kính mong quý thầy cô chỉ bảo và góp ý để khóa luận
được hoàn thiện hơn.

Nguyễn Hoàng Thu Oanh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 5

1.1.1

Lịch sử nghiên cứu vấn đề hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ

nhiệm và cha mẹ học sinh ............................................................................. 5
1.1.2

Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức phối

hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh ..................................................... 7
1.2

Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................................. 10

1.2.1


Quản lý ........................................................................................... 10

1.2.2

Quản lý giáo dục ............................................................................ 11

1.2.3

Cán bộ quản lý ............................................................................... 12

1.2.4

Hoạt động phối hợp ....................................................................... 13

1.2.5

Giáo viên chủ nhiệm ...................................................................... 14

1.2.6

Ban đại diện cha mẹ học sinh ........................................................ 14

1.2.7

Quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ

học sinh ....................................................................................................... 14


1.3


Chức năng quản lý ................................................................................ 15

1.3.1

Kế hoạch hóa (lập kế hoạch) ......................................................... 15

1.3.2

Tổ chức ........................................................................................... 18

1.3.3

Lãnh đạo (chỉ đạo) ......................................................................... 20

1.3.4

Kiểm tra .......................................................................................... 22

1.4

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm........................................................... 25

1.4.1

Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học .................................... 25

1.4.2

Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp ........... 26


1.4.3

Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ..... 26

1.5

Vai trò, trách nhiệm của cha mẹ học sinh ............................................ 27

1.6

Chức năng, nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh ..................... 28

1.7

Ý nghĩa, vai trò của hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và

cha mẹ học sinh.............................................................................................. 28
1.8

Nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và gia đình ................................... 29

1.8.1

Giáo dục đạo đức ........................................................................... 29

1.8.2

Giáo dục trí tuệ .............................................................................. 30


1.8.3

Giáo dục thẩm mỹ .......................................................................... 30

1.8.4

Giáo dục thể chất ........................................................................... 30

1.8.5

Giáo dục lao động, hướng nghiệp ................................................. 30

1.9

Nội dung về hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ

học sinh .......................................................................................................... 31
1.9.1

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh ................ 31

1.9.2

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ...... 32

1.9.3

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh ...................... 33

1.9.4


Giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho

cha mẹ học sinh .......................................................................................... 33
1.10 Nội dung công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh ở trường trung học phổ thông ............................. 34
1.10.1 Chức năng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm
và cha mẹ học sinh trường trung học phổ thông ........................................ 34


1.10.2 Quản lý hoạt động chuẩn bị và tổ chức hội nghị giữa giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh ........................................................................... 36
1.10.3 Quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và ban đại
diện cha mẹ học sinh................................................................................... 37
1.10.4 Quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ
học sinh ....................................................................................................... 38
1.10.5 Quản lý hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho
cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm .................................................. 39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
2.1

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo thành phố Đà

Lạt, tỉnh Lâm Đồng ........................................................................................ 40
2.1.1

Địa lý, dân số ................................................................................. 40


2.1.2

Khái quát tình hình kinh tế, xã hội ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng

........................................................................................................ 41

2.1.3

Khái quát tình hình giáo dục, đào tạo ở thành phố Đà Lạt, tỉnh

Lâm Đồng .......................................................................................................
43
2.2

Thực trạng hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ

học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng48
2.2.1

Thực trạng hoạt động tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh của giáo

viên chủ nhiệm ............................................................................................ 49
2.2.2

Thực trạng hoạt động phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh

của giáo viên chủ nhiệm ............................................................................. 53

2.2.3

Thực trạng hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên

chủ nhiệm .................................................................................................... 56
2.2.4

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho

cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm .................................................. 59


2.2.5

Đánh giá chung thực trạng hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ

nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ............................................................................... 61
2.3

Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và

cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng ..........................................................................................................
64
2.3.1

Thực trạng hiệu trưởng quản lý việc chuẩn bị và tổ chức hội nghị

giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ............................................ 66

2.3.2

Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên

chủ nhiệm với ban đại diện cha mẹ học sinh .............................................. 68
2.3.3

Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên

chủ nhiệm và cha mẹ học sinh .................................................................... 70
2.3.4

Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng nhận thức và

lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm ................ 74
2.3.5

Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo

viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh của hiệu trưởng ở một số trường trung
học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ...................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 78
1. Kết luận ................................................................................................ 78
2. Kiến nghị giải pháp .............................................................................. 81
2.1

Kiến nghị đối với giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ

thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ................................................ 81
2.2


Kiến nghị đối với cấp quản lý, ban giám hiệu trường trung học phổ

thông thành phố Đà Lạt ........................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
BGH

Viết thông thường
Ban giám hiệu

CMHS

Cha mẹ học sinh

ĐTB

Điểm trung bình

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS


Học sinh

HT

Hiệu trưởng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Kí hiệu

Tên bảng

Trang

1

Số lượng cán bộ giáo viên và học sinh ở một
Bảng 2.1 số trường THPT thành phố Đà Lạt năm học
2014 – 2015.


45

2

Bảng tổng hợp học lực học sinh ở một số
Bảng 2.2 trường THPT thành phố Đà Lạt năm 2014 –
2015.

47

3

Bảng tổng hợp hạnh kiểm học sinh ở một số
Bảng 2.3 trường THPT thành phố Đà Lạt năm 2014 –
2015

47

4

Bảng 2.4 Mẫu khảo sát thực trạng

49

5

Bảng 2.5

Thực trạng hoạt động tổ chức hội nghị cha mẹ
học sinh của giáo viên chủ nhiệm


50

6

Bảng 2.6

Thực trạng hoạt động phối hợp với ban đại
diện cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm

53

7

Thực trạng thực hiện hoạt động hoạt động
Bảng 2.7 phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên
chủ nhiệm

56

8

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nhận thức và
Bảng 2.8 lý luận giáo dục cho cha mẹ học sinh của giáo
viên chủ nhiệm

59

9


Bảng 2.9

Thâm niên công tác của giáo viên chủ nhiệm
được khảo sát

65


10

Bảng
2.10

Thực trạng hiệu trưởng quản lý việc chuẩn bị và
tổ chức hội nghị giữa giáo viên chủ nhiệm và
cha mẹ học sinh

66

11

Bảng
2.11

Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động
phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban
đại diện cha mẹ học sinh

68


12

Bảng
2.12

Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động
phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha

71

mẹ học sinh

13

Bảng
2.13

Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động
bồi dưỡng nhận thức và lý luận giáo dục cho
cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm

74


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kỹ thuật thì tri thức chính là nền tảng của sự phát triển đó. Vì thế giáo

dục và đào tạo đóng một vai trò thiết yếu trong đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao để đáp ứng được những thách thức của xã hội hóa. Do đó, Đảng ta
đã khẳng định “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” cũng như điều 3 chương
I luật giáo dục 2005 ghi rõ “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội” [7]. Ngoài ra trong Luật giáo dục 2005 chương VI:
Nhà trường, gia đình, xã hội cũng đã quy định rõ ràng và thể hiện trách
nhiệm, ý nghĩa của sự phối hợp ba môi trường đó trong quá trình hình thành
và giáo dục nhân cách học sinh [7].
Quá trình hình thành và giáo dục nhân cách học sinh thường chịu ảnh
hưởng bởi nhiều tác động từ môi trường bên ngoài như: phim ảnh, sách báo,
thông tin đại chúng, mạng Internet… của môi trường xã hội; giáo viên, tập
thể lớp, nội quy nhà trường… của môi trường nhà trường hay cha mẹ, anh
chị em, nếp sinh hoạt gia đình… của môi trường gia đình. Do đó, cần tổ
chức phối hợp tất cả các tác động đó theo chiều hướng tích cực nhất, hạn chế
những tác động tiêu cực đến quá trình giáo dục nhân cách học sinh.
Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, ngoài
giảng dạy thì đội ngũ giáo viên nhà trường còn phải kiêm nhiệm công tác
chủ nhiệm lớp. Họ thay mặt ban giám hiệu làm công tác quản lý, giáo dục
học sinh, tổ chức tập thể lớp học cũng như là cầu nối giữa gia đình và nhà
trường trong công tác giáo dục học sinh: thống nhất mục đích, nội dung,


2

phương pháp giáo dục; thông tin liên lạc kịp thời những vấn đề nảy sinh
trong quá trình giáo dục…. như chương IV: Giáo viên trong điều lệ trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày

28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định.
Nhưng, vẫn còn một số bậc cha mẹ học sinh, bộ phận xã hội quan niệm
môi trường giáo dục duy nhất cho con cái họ là nhà trường hay một số bộ
phận giáo viên chủ nhiệm chỉ tập trung vào chất lượng học tập, thành tích thi
đua mà chưa chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Do đó, công
tác quản lý của hiệu trưởng hay ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động
phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở trường trung học
phổ thông là điều hết sức cần thiết để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong giáo
dục học sinh.
Xuất phát từ những yếu tố trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng
quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh
ở một số trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”
nhằm có cái nhìn thực tế cũng như kinh nghiệm cho bản thân, cho nghề
nghiệp sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường
trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở
trường trung học phổ thông.


3


4

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm
và cha mẹ học sinh ở trường trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận công tác quản lý hoạt động phối
hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở trường trung học phổ
thông.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ
thông thành phố Đà Lạt.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học
sinh trong giáo dục học sinh đã được các cán bộ quản lý, giáo viên chủ
nhiệm, cha mẹ học sinh ở trường trung học phổ thông quan tâm và chú ý
thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định từ phía cha mẹ học
sinh như thiếu sự chủ động phối hợp, bất lực trong giáo dục con cái hay từ
phía cán bộ quản lý chưa chú trọng hoạt động bồi dưỡng nhận thức, lý luận
giáo dục cho cha mẹ học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số trường trung học phổ thông thành
phố Đà Lạt, Lâm Đồng bao gồm các trường:
a/ THCS THPT Tây Sơn, phường 03, Đà Lạt;
b/ THPT Trần Phú, phường 10, Đà Lạt;
c/ THPT chuyên Thăng Long, phường 04, Đà Lạt.
7. Phương pháp nghiên cứu


5

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập và phân tích các tài

liệu khoa học, các văn bản (Điều lệ, thông tư…) và những vấn đề lý luận có
liên quan đến sự quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động phối hợp giữa
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với ban giám hiệu, giáo viên, cha
mẹ học sinh và học sinh để có những nhận xét đánh giá về thực trạng thực
hiện hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. Đồng
thời nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn của nhà trường cũng như thu
thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng bảng khảo sát và
tiến hành khảo sát trên hai đối tượng là giáo viên chủ nhiệm và ban giám
hiệu nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh ở các trường
trung học phổ thông.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: dùng toán thống kê
để tính điểm trung bình về mức độ thực hiện, kết quả thực hiện một số hoạt
động quản lý và phối hợp giữa các giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các sản
phẩm của giáo viên chủ nhiệm như: kế hoạch, báo cáo, sổ chủ nhiệm…; các
sản phẩm của cán bộ quản lý như: kế hoạch, bảng tổng kết…. để đánh giá
thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ
học sinh.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI
HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề hoạt động phối hợp giữa giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam từ xưa đã có rất nhiều câu nói
khẳng định vai trò của người thầy trong giáo dục:
“Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Hay “Không thầy đố mày làm nên”. Nhưng cũng có những câu đề cao vai trò
của người cha, người mẹ trong giáo dục con cái của họ:
“Con ơi muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”
Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học
sinh trong giáo dục học sinh đã được khẳng định từ xưa. Cả những nhà giáo
dục lỗi lạc như Khổng Tử từ châu Á đến J.A Komenxki từ Châu Âu cũng đã
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường
và cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh, thực hiện mục đích giáo
dục con người: Khổng Tử (551 – 479 TCN) coi trọng việc giáo dục đạo đức
trong nhân cách con người, đó là việc giáo dục long nhân ái và biết sống có
trên dưới, trung trực, thủy chung có kỉ cương từ gia đình đến xã hội [10]; J.A
Komenxki (1592 – 1670) coi lòng ham học của các em cần được kích thích


7

từ bố mẹ, nhà trường, bản thân môn học, phương pháp dạy học phải thống
nhất làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh [10].
Trong những năm gần đây, để khẳng định một lần nữa vai trò của gia
đình, của cha mẹ học sinh và tác động của lực lượng giáo dục này đến kết
quả học tập rèn luyện của học sinh thì đã có hang loạt các đề tài nghiên cứu
về thực trạng đã được nhiều thạc sĩ thực hiện. Nhằm, thông qua đó xây dựng

hệ thống cơ sở lý luận vững chắc; nhấn mạnh tầm vai trò của cha mẹ học
sinh trong hoạt động phối hợp; đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp
duy trì, phát huy mối quan hệ, hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm,
nhà trường và cha mẹ học sinh trong xây dựng, duy trì, thống nhất môi
trường giáo dục góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Với nhóm đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường
và gia đình ở các trường mầm non, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” của tác
giả Tạ Thị Thanh An; “Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha
mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa
Vũng Tàu” của tác giả Dương Văn Thạnh; “Thực trạng quản lý sự phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường
trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An” của tác giả Hồ Văn
Thơm; “Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình
ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương” của Trương Hải
Thanh…. đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình theo từng cấp học (mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông)
với các nội dung hoạt động, quản lý phối hợp tương ứng. Qua các khảo sát,
đánh giá tác giả đã khái quát và làm rõ thực trạng quản lý, thực trạng phối
hợp trong giáo dục giữa nhà trường và gia đình, cha mẹ học sinh theo nhiều
phương diện khác nhau. Ở mỗi đề tài, các tác giả cũng đã nêu rõ ưu điểm,


8

hạn chế trong tổ chức thực hiện phối hợp và chức năng quản lý của cán bộ
quản lý. Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý.
Với nhóm đề tài “Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu
trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”
của tác giả Phan Duy Khánh; “Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp
của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông quận 2, thành phố Hồ Chí

Minh” của Nguyễn Thị Huỳnh Cúc; “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các
trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Trần Thị Thúy;
“Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học
cơ sở trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”của Trần Kiều
Dung….đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng về công tác
chủ nhiệm lớp, hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, về quản lý của hiệu
trưởng đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Các đề tài này cũng đã có đề
cập, đánh giá về hoạt động phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực
lượng giáo dục khác.
Như vậy, các vấn đề phối hợp giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và
gia đình, cha mẹ học sinh đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trên
các bậc học, phương diện. Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu sâu về quản
lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trên địa
bàn thành phố Đà Lạt. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý
hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở một số
trường trung học phổ thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” là cần thiết.
1.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức phối
hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định giáo dục trong nhà trường dù
tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì: “…Trẻ em


9

trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà
trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt
tới trẻ em, và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu
thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã hội đều phải kết hợp
chặt chẽ với nhau…” Do đó, trong hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung
ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp giữa

các lực lượng giáo dục: “…Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội,
của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Cần kết
hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh; người lớn làm gương cho con trẻ noi
theo…”
Ở Chương VI: nhà trường, gia đình và xã hội của luật Giáo dục năm 2005
cũng đã quy định sự phối hợp giữa ba môi trường, lực lượng giáo dục này.
Trong đó, điều 94 quy định trách nhiệm của gia đình: “Cha mẹ hoặc người
giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho
con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các họat
động của nhà trường. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia
đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm
giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục” [7]. Điều 95 quy định về quyền của cha mẹ hoặc người giám
hộ của học sinh: “Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có quyền yêu
cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người
được giám hộ; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà
trường và các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường; yêu cầu nhà
trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có
liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ” [7].


10

Ở chương VII: quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), điều 45 cũng đã quy
định trách nhiệm của nhà trường: “Nhà trường phải chủ động phối hợp

thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường
giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục” [3], điều
47 quy định mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: “Nhà trường
phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học
sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: Thống nhất
quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã
hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực
của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật
chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi
trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh
hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động
văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi” [3]...
Ở nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy
mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo duc, y tế, văn hoá và thể dục thể thao,
trong đó có định hướng về công tác giáo dục đào tạo: “Tăng cường quan hệ
của nhà trường với gia đình và xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn
ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo
dục toàn diện” [5]. Ngoài ra, còn có một số văn kiện của Đảng và văn bản
pháp quy của Nhà nước có quy định về sự phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội như: Luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, điều lệ ban


11

đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TTBGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)…
Như vậy, có thể thấy sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình,
xã hội được nhà nước, Đảng rất quan tâm và chú trọng.
1.2 Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1 Quản lý

Thuật ngữ “Quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) gồm hai quá trình tích hợp với
nhau: quá trình “Quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái ổn định; quá
trình “lý” là sựu sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ phát triển . Do đó,
tùy theo cách tiếp cận đối tượng của mỗi môn khoa học, của từng tác giả mà
có nhiều định nghĩa về quản lý:
Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định” [21].
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học: “Quản lý là trông coi
và giữ gìn các hoạt động theo những nhu cầu nhất định, tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những nhu cầu nhất định” [20].
Theo tác giả Hoàng Tâm Sơn: “Quản lý là quá trình tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng,
các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động
của môi trường” [22].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích
của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [14] .
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là
khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [22].


12

Theo tác giả Trần Anh Tuấn: “Quản lý là những hoạt động cần thiết phải
được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt
được những mục tiêu chung” [22].
Mặc dù các định nghĩa về quản lý có khác nhau nhưng nhìn chung chúng
đều chứa đựng bản chất, nét đặc trung của chức năng quản lý: kế hoạch, tổ

chức, chỉ đạo, kiểm tra hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể và
đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục
đích đã đề ra.
1.2.2 Quản lý giáo dục
Về khái niệm thuật ngữ quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác
nhau. Nếu xét phạm vi quản lý thì sẽ có quản lý nhà nước của các cấp: Bộ,
Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo và quản lý cấp trường, cấp cơ sở giáo dục.
Đối với cấp quản lí nhà nước: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy
luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao
nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội
[17, 51] Hoặc quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội của
hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống
nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm
sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động [17, 51].
Đối với cấp quản lý trường, cơ sở giáo dục: Quản lý nhà trường xem như
quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác
động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con
người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở


13

vật chất, tài chính, thông tin…), đền các ảnh hưởng ngoài nhà trường một
cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lí, quy
luật kinh tế, quy luật xã hội..) nhằm đạt mục tiêu giáo dục [17, 52].
Như vậy, có thể nói quản lý giáo dục là một quá trình có chủ thể quản lý
(cá nhân: giám đốc Sở Giáo dục & Đào Tạo, hiệu trưỏng… hay một tổ chức

tập thể: Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ban giám hiệu…) và đối tượng bị quản lý
(nhân tố mà chủ thể quản lý nhằm vào để tác động); với thông tin hai chiều
từ chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lý hoặc thông tin phản hồi từ đối
tượng bị quản lý đến chủ thể quản lý và chủ thể quản lí cùng đối tượng bị
quản lý phải có khả năng thích nghi. Đồng thời, quản lý giáo dục nằm trong
phạm trù quản lý xã hội với các đặc trưng riêng: là loại quản lý nhà nước, là
quản lý con người, thuộc phạm trù phương pháp, có các thuộc tính quản lý
xã hội (thuộc tính tổ chức kỹ thuật, thuộc tính kinh tế xã hội), là hệ tự quản
lí, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
1.2.3 Cán bộ quản lý
Theo nghĩa rộng, cán bộ quản lý bao gồm tất cả những người tham gia
vào hệ thống quản lý và hình thành những chức năng nhất định. Đó là tất cả
những người không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Là những
người chỉ huy trong bộ máy quản lý với vai trò là lãnh đạo, có một chức
danh nhất định do nhà nước cấp hoặc do cấp trên bổ nhiệm. Phải chịu trách
nhiệm trước nhà nước và cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức
do mình phụ trách. Hoạt động đặc trưng của họ là đề ra các quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định quản lý. Theo nghĩa hẹp thì cán bộ quản lý
tương ứng với người lãnh đạo cao nhất trong tổ chức.
Như vậy, ở trường trung học phổ thông, cán bộ quản lý chính là đội ngũ
ban giám hiệu với các chức danh: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Trong đó


14

hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường chịu trách nhiệm quản lý các hoạt
động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công
nhận, hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: tổ chức bộ máy
nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiệm vụ năm học; quản lý giáo
viên, nhân viên học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra

đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; quản lý tổ chức
giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực
hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học
sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
được học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Và, phó hiệu trưởng là người thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu
trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công; cùng với hiệu trưởng chịu
trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; thay mặt hiệu trưởng
điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền; được học các lớp
chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
1.2.4 Hoạt động phối hợp
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động
ăn khớp để hỗ trợ cho nhau”. Ngoài ra, còn có một số khái niệm liên quan và
gần nghĩa như: “Hợp tác là chung sức, trợ giúp qua lại với nhau”; “Kết hợp
là gắn chặt với nhau để bổ sung cho nhau”; “Thống nhất là hợp lại thành một
khối”; “Liên kết là kết hợp nhiều thành phần, nhiều tổ chức để thực hiện”
[21].
Sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh được hiểu là các thầy cô
trong trường và cha mẹ học sinh có sự hợp tác, cùng thống nhất hành động
và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. Chủ thể phối hợp là


15

hiệu trưởng (phạm vi toàn trường), giáo viên chủ nhiệm (từng lớp) và cha
mẹ học sinh (kể cả tổ chức hội cha mẹ học sinh).
1.2.5 Giáo viên chủ nhiệm
Theo chương VI: Giáo viên trong điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm
theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo) thì có thể khái quát giáo viên chủ nhiệm là một trong
những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện
đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp
theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp
học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo
dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và
xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.
1.2.6 Ban đại diện cha mẹ học sinh
Theo điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo Thông tư
số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) và điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) đã quy định các nội dung về: Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh;
ban đại diện cha mẹ học sinh trường phối hợp với nhà trường để xây dựng
môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo
dục; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ
học sinh thực hiện.
1.2.7 Quản lý hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha
mẹ học sinh


×