Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đang ký quyền sử dụng đất huyện yên lập, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ THU THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ THU THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Người KÝ PHÒNG QLĐTSĐH

KÝ KHOA CHUYÊN MÔN

Thái Nguyên - 2015

CHỮ KÝ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm, giúp
đỡ quý báu của tập thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Khoa Tài nguyên và

phongg quản lý sau đại học, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sự quan
tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ
dẫn tận tình của PGS.TS. Đỗ Thị Lan, người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn về vấn đề “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đang ký quyền sử dụng đất huyện Yên
Lập, tỉnh Phú Thọ”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo UBND và
các Phòng, ban UBND huyện Yên Lập đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian
điều tra số liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khuyến khích và giúp đỡ tôi trong thời gian học và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn đối với mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên
quý báu và kịp thời đó!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
2. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ....................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của đề tài ................................................4
1.1.1. Khái quát chung về đất đai ......................................................................4
1.1.2. Tổng quan các vấn đề về đăng ký đất đai ................................................4
1.2. Khái quát đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên thế giới.........7
1.2.1. Đăng ký đất đai ở Thụy Điển...................................................................7
1.2.2.Đăng ký đất đai ở Trung Quốc..................................................................8
1.2.3. Đăng ký đất đai, bất động sản ở Cộng hòa Pháp .....................................9
1.3. Khái quát về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam ...........11
1.3.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐK ...............................11
1.3.2. Hệ thống đăng ký đất đai .......................................................................13
1.3.3. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất........15
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................30
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................30
2.2. Về địa điểm, thời gian nghiên cứu: ...........................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................30
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Lập..........30
2.3.2. Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất huyện Yên Lập...................................................................31
2.3.3. Đánh giá của người dân về hoạt động của VPĐKQSDĐ huyện Yên
Lập....................................................................................................................31


2.3.4. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất, ......................................................................................31
2.3.5.Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất: Ứng dụng giải pháp để tổ chức thực hiện
trong 03 tháng để từ đó khẳng định các giải pháp đưa ra có hiệu quả áp
dụng tại địa phương..........................................................................................31

2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................31
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu....................................................31
2.4.2. Phương pháp thống kê, so sánh..............................................................32
2.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan.......................................32
2.4.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................32
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................33
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử
dụng đất đai của huyện Yên Lập......................................................................33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................33
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội........................................................................36
3.1.3. Tình hình quản lý đất đai và sử dụng đất đai huyện Yên Lập ...............39
3.2. Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất huyện Yên Lập...................................................................43
3.2.1. Tổ chức bộ máy.....................................................................................43
3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đât
huyện Yên Lập .................................................................................................45
3.2.3. Cơ chế tài chính cho hoạt động của Văn phòng ĐKQSD đất................46
3.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất.........................................................................46
3.2.5. Quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai..........................48
3.2.6. Kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.............53
3.3. Đánh giá của người dân về hoạt động của VPĐK huyện Yên Lập ..........71
3.3.1. Mức độ tiếp nhận các thủ tục hành chính công khai..............................71


3.3.2. Thời gian thực hiện các thủ tục..............................................................73
3.3.3. Mức độ hướng dẫn công dân lập hồ sơ của cán bộ................................74
3.3.4. Các khoản lệ phí phải đóng....................................................................75
3.3.5. Nhận xét .................................................................................................77
3.4. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất .......................................................................................79

3.4.1. Chính sách pháp luật đất đai, trình độ hiểu biết về pháp luật còn
hạn chế của người dân......................................................................................79
3.4.2. Nguyên nhân về tổ chức, cơ chế hoạt động ...........................................79
3.4.3. Nguyên nhân về cơ sở vật chất, kỹ thuật ...............................................80
3.4.4. Nguyên nhân về nguồn nhân lực............................................................81
3.4.5. Nguyên nhân về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của Văn phòng
còn chưa phù hợp .............................................................................................82
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất...............................................................................82
3.5.1. Giải pháp về chính sách pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật của
người dân..........................................................................................................82
3.5.2. Giải pháp về tổ chức, cơ chế hoạt động .................................................82
3.5.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ...........................................83
3.5.4. Giải pháp về nhân lực ............................................................................84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................85
1. Kết luận ........................................................................................................85
2. Đề nghị .........................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Tên đầy đủ

BĐS

Bất động sản


ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

HSĐC

Hồ sơ địa chính

SDĐ

Sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐK

Văn phòng đăng ký

VPĐKQSĐ

Văng phòng đăng ký quyền sử dụng đất

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tình hình thành lập VPĐKQSDĐ các cấp ..........................................16
Bảng 1.2: Nguồn nhân lực của VPĐK theo chuyên môn ....................................18
Bảng 3.1: Các loại đất huyện Yên Lập ...............................................................35
Bảng 3.2: Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Yên Lập ...................................36
Bảng 3.3: Lao động huyện Yên Lập 2010 - 2015................................................37
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện yên Lập năm 2014 ..........42
Bảng 3.5 : Thiết bị công nghệ của văn phòng......................................................47
Bảng 3.6: Cơ sở vật chất phục vụ thực hiện nhiệm vụ ........................................47
Bảng 3.7: Hồ sơ và thủ tục xử lý hồ sơ................................................................50
Bảng 3.8: Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất từ 2011-2014 huyện
Yên Lập ................................................................................................54
Bảng 3.9: Kết quả cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân thuê
đất trên địa bàn huyện Yên Lập ...........................................................57
Bảng 3.10: Kết quả cấp GCN cho các cơ quan, tổ chức được nhà nước công
nhận quyền sử dụng đất không phải thuê đất trên địa bàn huyện .............58
Bảng 3.11: Kết quả hồ sơ địa chính theo CT 299/TTg trên địa bàn ....................59
Bảng 3.12: Kết quả lập hồ sơ địa chính chính quy ..............................................60
Bảng 3.13: Kết quả chỉnh lý biến động sử dụng đất năm 2013 ...........................62
Bảng 3.14: Diện tích các đơn vị hành chính theo hiện trạng kiểm kê 2014 ........64
Bảng 3.15: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Yên Lập............................68
Bảng 3.16: Mức độ công khai thủ tục hành chính ...............................................72
Bảng 3.17: Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của VPĐK ...................................73
Bảng 3.18: Đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ ...........................................75
Bảng 3.19: Đánh giá các khoản chi phí ngoài quy định ......................................76



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí VPĐK trong hệ thống cơ quản lý nhà nước
về đất đai ..............................................................................................19
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ ............................................34
Biểu đồ 3.1: Biểu đZồ thể hiện cơ cấu các loại đất trên địa bàn
huyện Yên Lập năm 2014 ....................................................................43
Hình 3.2: Quy trình đăng ký cấp GCNQSDĐ lần đầu.........................................48
Hình 3.3: Quy trình thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.......................................51
Hình 3.4: Quy trình đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất...............................................52
Hình 3.5: Quy trình xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất...............................................53
Biểu đồ 3.2: Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất từ 2011-2014
huyện Yên Lập .....................................................................................54


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh.
Với vai trò cực kỳ quan trọng nhưng đất đai lại bị giới hạn về diện tích
và có tính cố định không thể dịch chuyển của con người. Để nắm chắc và thực
hiện quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai, một trong những nội dung
quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai là đăng ký đất đai (ĐKĐĐ). Tuy
nhiên Hệ thống đăng ký đất đai hiện tại của Việt Nam đang chịu một sức ép ngày
càng lớn, từ yêu cầu hỗ trợ sự phát triển của thị trường bất động sản và cung cấp

khuôn khổ pháp lý để tăng thu hút đầu tư. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cơ bản hoàn thành nhưng nhu cầu giao dịch đất đai thì ngày càng
cao. Do vậy, một nguyên tắc cơ bản cho hệ thống đăng ký đất đai là đảm bảo
tính pháp lý, liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của
dữ liệu địa chính. Đặc biệt hoạt động đăng ký đất đai được Luật Đất đai 2003
quy định thống nhất tiến hành tại một cơ quan được thành lập mới là Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ).

Sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật đất đai năm 2003, đến nay đang
thực hiện Luật đất đai 2013, VPĐKQSDĐ đã được thành lập tại tất cả các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các huyện trực thuộc tỉnh. Hoạt động
của VPĐKQSDĐ gắn liền với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước về đất đai trên phạm vi cả nước. Bên cạnh hiệu quả thực sự đã đem lại
của hệ thống Văn phòng ĐKQSD đất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập đó là: Việc
cung cấp và thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đăng ký giao dịch đảm
bảo và chỉnh lý biến động đất đai đang là một trong những vấn đề bức xúc
chưa được giải quyết triệt để nên rất cần sự nỗ lực nhiều hơn khi triển khai hệ
thống đăng ký đất đai ở cấp địa phương.


2
Yên Lập là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay đang phát
triển đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH địa phương, cơ cấu kinh tế của huyện đang
chuyển dịch theo hướng giảm dần cơ cấu Nông nghiệp, tăng cơ cấu Công nghiệp
& Dịch vụ và xây dựng Nông thôn mới. Đất đai trở thành nguồn nội lực phát triển
của địa phương, nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngày càng
tăng, các giao dịch QSDĐ tăng. Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý nhà nước
về đất đai nói chung trong đó có việc tạo cơ chế thông thoáng, nhanh chóng trong
thực hiện các thủ tục hành chính để thu hút các nguồn lực đầu tư của các cơ quan,

tổ chức và cá nhân vào huyện góp phần nhanh chóng phát triển nền kinh tế, xã hội
của huyện và xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 và hoàn thành vào
năm 2020 nên đòi hỏi nhiệm vụ quản lý phải được coi trọng hơn bao giờ hết, Văn
phòng ĐKQSDĐ được thành lập bước đầu đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về
đất đai tại huyện Yên Lập thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đề ra.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”. Dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Lan – Giảng viên khoa Môi trường- Trường
Đại học Nông lâm Thái nguyên, cùng với sự giúp đỡ của Văn phòng ĐKQSD
đất huyện Yên Lập.
2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ từ khi được thành lập (9/2011) đến nay, đặc biệt là
sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 để tìm được những mặt
mạnh và tồn tại trong hoạt động Văn phòng.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập trong giai đoạn tới.
3. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chung về hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Yên Lập trên cơ sở các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy và
trung thực.


3
Đánh giá được các ưu, nhược điểm về hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất huyện Yên Lập.
Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn
phòng thông qua việc tham gia đánh giá của người dân trong quá trình tổ chức

thực hiện.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành trong việc
thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đăng ký giao dịch đảm bảo và chỉnh lý
biến động đất đai; thực trạng và tồn tại trong lĩnh vực trên nhằm đề xuất các giải
pháp phù hợp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp học viên củng cố những kiến thức đã học và tiếp
xúc thực tế với vấn đề nghiên cứu. Giúp cơ quan quản lý nắm chắc, quản chặt các
giao dịch, các dịch vụ công về đất đai, giảm khiếu kiện về đất đai, giảm các giao
dịch phi chính thức và tăng thu cho ngân sách nhà nước.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của đề tài
1.1.1. Khái quát chung về đất đai
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tài nguyên không thể
tái tạo. Đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc trưng là: Nơi ở, nơi xây dựng cơ sở hạ
tầng của con người và là tư liệu sản xuất đặc biệt. Do vậy, đất đai được định
nghĩa: “Đất là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các đặc
tính sinh quyển ngay trên hay dưới bề mặt đó gồm có: Yếu tố khí hậu gần bề mặt
trái đất; các dạng thổ nhưỡng và địa hình, thủy văn bề mặt (gồm: hồ, sông, suối
và đầm lầy nước cạn); lớp trầm tích và kho dự trữ nước ngầm sát bề mặt trái đất;
tập đoàn thực vật và động vật; trạng thái định cư của con người và những thành
quả vật chất do các hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại tạo ra” .
1.1.2. Tổng quan các vấn đề về đăng ký đất đai

1.1.2.1. Khái niệm về đăng ký đất đai
Trước hết chúng ta đều thấy rằng trong thực tế đời sống xã hội có rất nhiều
công việc phải đăng ký (sinh tử, kết hôn, nuôi con nuôi...), hoặc phát sinh nhu
cầu sở hữu, nhu cầu sử dụng tài sản (đăng ký nhà ở, xe...) và khi phát sinh các
nhu cầu khác .... Trong các việc đăng ký trên có những việc phải đăng ký với cơ
quan nhà nước, song cũng có việc đăng ký theo tự nguyện của người có nhu cầu.
Đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai thì công tác Đăng ký đất đai
là yêu cầu bắt buộc, bởi:
- Theo Luật đất đai 2003 đã quy định: Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Việc đăng ký đất đai sẽ cung
cấp cho Nhà nước mọi thông tin về đất đai để từ đó có thể đưa ra những biện
pháp quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm. Do vậy, mọi đối
tượng sử đụng dất phải thực hiện trong các trường hợp: Đang sử đụng dất chưa


5
được cấp giấy chứng nhận QSD đất; thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại QSD đất; thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền SDĐ; người nhận quyền sử dụng đất; người sử dụng đất đã có giấy chứng
nhận QSD đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển
mục đích, thay đổi thời hạn và thay đổi ranh giới thửa đất hoặc thay đổi những nội
dung quyền sử dụng đất (Điều 46 Luật đất đai 2003)[15].
- Theo Luật Đất đai 2013 quy định [16]: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với
người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Đăng ký đất đai,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được
thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức
đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau..
- Theo Bộ Luật Dân sự [14]: Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất khi thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại VPĐK, quyền sở hữu được
Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều
164); Việc đăng ký quyến sở hữu tài sản (điều 167). Việc đăng ký quyền sở hữu
tài sản (Điều 167); Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168);
Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173). Trên
cơ sở đó, pháp nhân, thể nhân tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình về bất
động sản hợp pháp (trong đó có quyền sử dụng đất) đối với Nhà nước và cơ quan
có thẩm quyền.
Như vậy, Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa
chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập
mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất để làm cơ sở cho Nhà
nước có thể nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật cũng như
bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của người sử dụng đất.


6
Tuy nhiên đăng ký đất đai không chỉ là công tác đăng ký ban đầu để thành lập
hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn cả công tác đăng
ký biến động. Bởi trong quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, sự biến
động của đất đai tất yếu sẽ diễn ra với mức độ và hình thức ngày càng đa dạng như:
chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, cho thuê…Do vậy, đăng ký đất đai
phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc để đảm bảo nhà nước
luôn nắm vững hiện trạng sử dụng đất, người sử dụng đất được thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật.
1.1.2.2. Cơ sở đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
Theo Nguyễn Thị Lợi (2011) [9], cở sở để đăng ký đất đai bao gồm:
a. Hồ sơ đất đai, tài sản gắn liền với đất
Hồ sơ đất đai, tài sản gắn liền với đất chứa đựng những thông tin liên quan
tới thuộc tính, chủ quyền và chủ thể có chủ quyền đối với đất đai, bất động sản.

Hồ sơ đất đai, vất động sản được lập để phục vụ cho lợi ích của nhà nước và
phục vụ quyền lợi của công dân.
- Đối với Nhà nước : để thực hiện việc thu thuế cũng như đảm bảo cho việc
quản lý, giám sát, sử dụng và phát triển đất đai một cách hợp lý và hiện quả.
- Đối với các tổ chức cá nhân, việc lập hồ sơ đảm bảo cho nguời sở dụng có
các quyền thích hợp để họ có thể giao dịch một cách thuận lợi, nhanh chóng, an
toàn và với một chi phí thấp.
b. Nguyên tắc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất dựa trên những nguyên tắc :
- Nguyên tác đang nhập hồ sơ;- Nguyên tắc công khai;
- Nguyên tắc chuyên biệt hóa.- Nguyên tắc đồng thuận.
Các nguyên tắc này giúp các hồ sơ đăng ký đất đai, bất động sản được
công khai, thông tin chính xác và tính pháp lý của thông tin được pháp luật
bảo vệ. Đối tượng đăng ký được xác định một cách rõ ràng, đơn nghĩa, bất
biến về pháp lý.


7
c. Đơn vị đăng ký - thửa đất
Trong các hệ thống đăng ký giao dịch cổ điển, đơn vị đăng ký - thửa đất
không được xác định một cách đồng nhất, đúng hơn là không có quy định, các
thông tin đăng ký được ghi vào sổ một cách độc lập theo từng vụ giao dịch.
Trong hệ thống đăng ký văn tự giao dịch, nội dung mô tả ranh giới thửa đất chủ
yếu bằng lời, có thể có hoặc không kèm theo sơ đồ.
Như vậy, “Thửa đất” được hiểu là một phần bề mặt trái đất, có thể liền
mảnh hoặc không liền mảnh, được coi là một thực thể đơn nhất và độc lập để
đăng ký vào hệ thống hồ sơ với tư cách là một đối tượng đăng ký có một số hiệu
nhận biết duy nhất. Việc định nghĩa một cách rõ ràng đơn vị đăng ký là vấn đề
quan trọng cốt lõi trong từng hệ thống đăng ký.
1.2. Khái quát đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên thế giới

1.2.1. Đăng ký đất đai ở Thụy Điển
Theo Đặng Anh Quân (2011) [13]: Tại Thụy Điển, pháp luật đất đai về cơ
bản là dựa trên việc sở hữu tư nhân về đất đai và nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, sự giám sát chung của xã hội tồn tại trên rất nhiều lĩnh vực, ví dụ như phát
triển đất đai và bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát là một hoạt động phổ biến
trong tất cả các nền kinh tế thị trường cho dù hệ thống pháp luật về chi tiết được
hình thành khác nhau.
Hệ thống pháp luật về đất đai của Thụy Điển gồm có rất nhiều các đạo luật,
luật, pháp lệnh phục vụ cho các hoạt động đo đạc địa chính và quản lý đất đai. Các
hoạt động cụ thể như hoạt động địa chính, quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai,
bất động sản và việc xây dựng ngân hàng dữ liệu đất đai v.v. đều được luật hoá. Dưới
đây là một số điểm nổi bật của pháp luật, chính sách đất đai của Thụy Điển:
- Việc đăng ký quyền sở hữu: Việc đăng ký quyền sở hữu khi thực hiện chuyển
nhượng đất đai: Toà án thực hiện đăng ký quyền sở hữu khi có các chuyển nhượng
đất đai. Người mua phải đăng ký quyền sở hữu của mình trong vòng 3 tháng sau khi
mua. Bên mua nộp hợp đồng chuyển nhượng để xin đăng ký. Toà án sẽ xem xét, đối
chiếu với Sổ đăng ký đất. Nếu xét thấy hợp pháp, sẽ tiến hành đăng ký quyền sở hữu


8
để người mua là chủ sở hữu mới. Các bản sao của hợp đồng chuyển nhượng sẽ lưu tại
toà án, bản gốc được trả lại cho người mua. Toà án cũng xem xét các hạn chế về
chuyển nhượng của bên bán (ví dụ cấm bán).
Đăng ký đất là bắt buộc nhưng hệ quả pháp lý quan trọng lại xuất phát từ
hợp đồng chứ không phải từ việc đăng ký. Vì việc chuyển nhượng là một hợp
đồng cá nhân (không có sự làm chứng về mặt pháp lý và không có xác nhận của
cơ quan công chứng) nên rất khó kiểm soát việc đăng ký. Nhưng ở Thụy Điển,
hầu như tất cả các chuyển nhượng đều được đăng ký. Vì việc đăng ký sẽ tăng
thêm sự vững chắc về quyền sở hữu của chủ mới, tạo cho chủ sở hữu mới quyền
được ưu tiên khi có tranh chấp với một bên thứ ba nào đó và quan trọng hơn,

quyền sở hữu được đăng ký rất cần thiết khi thế chấp.
1.2.2.Đăng ký đất đai ở Trung Quốc
Đối với Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Dưới hệ thống
kinh tế kế hoạch Xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền sở hữu tài sản đối với tài
nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa
ngay sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949. Quá
trình này được tiến hành song song với các “phong trào”: “Bước nhảy vĩ đại”
(1957 – 1962); “Tập thể hóa đất đai ở nông thôn” (1963 – 1965); “Cách mạng
văn hóa” (1966 – 1978). Tuy nhiên, việc quốc hữu hóa toàn bộ đất đô thị của
nước này chỉ chính thức hoàn tất sau khi Hiến pháp 1982 được ban hành. Đất đô
thị thuộc về Nhà nước và được quản lý bởi nhà nước Trung Quốc - người chịu
trách nhiệm trước toàn xã hội. Quyền sở hữu đối với bộ phận đất đai này được
chính thức gọi là sở hữu toàn dân XHCN (socialist people’s ownership). Là
người đại diện cho toàn dân, về mặt lý thuyết, nhà nước Trung Quốc có toàn
quyền của một chủ sở hữu. Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác, đất đai lúc bấy
giờ đã bị loại khỏi các giao dịch mang tính kinh tế ở Trung Quốc vì bản thân nó
không có giá trị. Thay vào đó, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã thực
hiện phân phối đất đai theo các kênh hành chính (administration channels) mà
theo đó người sử dụng đất (SDĐ) không bị buộc phải trả bất cứ khoản tiền nào


9
cho việc SDĐ của mình. Tuy nhiên, họ cũng không được phép chuyển nhượng
phần đất mà mình được sử dụng. Đất đai lúc bấy giờ được coi là một loại tài sản
mang tính phúc lợi xã hội được phân phối miễn phí.
Theo khoản 4 Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc, không tổ chức, cá
nhân nào được phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai
dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, không khác gì thời kỳ kinh tế tập trung của
Việt Nam, ở Trung Quốc lúc bấy giờ không hề tồn tại cơ chế thị trường nào cho
người SDĐ để họ có thể trao đổi đất đai như một loại hàng hóa. Hậu quả là đất

đai bị sử dụng một cách không hiệu quả và lãng phí. Quy định hạn chế nói trên
rõ ràng đi ngược lại với quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội
cho nên chỉ phát huy được hiệu lực trong một thời gian ngắn. Người SDĐ trên
thực tế vẫn tiến hành trao đổi đất đai như một loại hàng hóa. Chính vì vậy, thị
trường đất đai “không chính thức” – còn gọi là “chợ đen” (black market) nhưng
năng động đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Ở đó, nhiều nông dân, hợp tác xã
đã lén lút bán hoặc cho thuê đất của mình cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây
chính là nhân tố tạo đà cho quá trình thực hiện cải cách chính sách đất đai ở
nước này (Anh Tuấn, 2012) [19].
1.2.3. Đăng ký đất đai, bất động sản ở Cộng hòa Pháp
Theo Lưu Quốc Thái (2007) [21]: Luật ngày 28 tháng 3 năm 1895 là đạo luật
đầu tiên quy định một cách có hệ thống việc đăng ký tất cả các quyền đối với bất
động sản, kể cả những quyền không thể thế chấp (quyền sử dụng bất động sản liền
kề, quyền sử dụng và quyền sử dụng làm chỗ ở) và một số quyền đối nhân liên quan
đến bất động sản (thuê dài hạn). Luật này cũng quy định cơ chế công bố công khai
tất cả các hợp đồng, giao dịch giữa những người còn sống về việc chuyển nhượng
quyền đối với bất động sản. Và phải tuân thủ bốn nguyên tắc chung đó là:
- Hợp đồng, giao dịch phải do Công chứng viên lập
Điều kiện này là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thực hiện tốt các thủ tục
đăng ký về sau và còn đảm bảo sự kiểm tra của một viên chức công quyền đối
với tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Nhờ những đặc tính


10
riêng của văn bản công chứng (ngày tháng hiệu lực chắc chắn và giá trị chứng
cứ), đã đem lại sự an toàn pháp lý cần thiết để sở hữu chủ có thể thực hiện quyền
sở hữu của mình mà không bị bất kỳ sự tranh chấp nào.
- Tuân thủ dây chuyền chuyển nhượng
Nguyên tắc này đảm bảo tính tiếp nối trong việc đăng ký : Mọi hợp đồng,
giao dịch đều không được phép đăng ký nếu như giấy tờ xác nhận quyền của sở

hữu chủ trước đó chưa được đăng ký. Sở dĩ phải đặt ra nguyên tắc này là vì để
thông tin đầy đủ cho người thứ ba thì nhất thiết phải đảm bảo khả năng tái lập
một cách dễ dàng thứ tự của các lần chuyển nhượng quyền sở hữu trước đó.
- Thông tin về chủ thể
Nguyên tắc này thể hiện mọi hợp đồng, văn bản đem đăng ký đều phải
ghi rõ họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên của vợ
hoặc chồng, chế độ tài sản trong hôn nhân của các cá nhân tham gia vào hợp
đồng, giao dịch, cho dù họ trực tiếp có mặt hay tham gia thông qua người đại
diện. Mọi hợp đồng, văn bản liên quan đến một pháp nhân đều phải ghi rõ tên
gọi, hình thức pháp lý, địa chỉ trụ sở, thông tin đăng ký kinh doanh của pháp
nhân đó, kèm theo họ, tên và địa chỉ nơi cư trú của người đại diện của pháp nhân
đó. Đối với pháp nhân cũng như cá nhân thì ở phần cuối của hợp đồng, văn bản
đều phải có lời chứng thực của công chứng viên.
- Thông tin về bất động sản
Kể từ cuộc cải cách năm 1955, mọi tài liệu đăng ký đều phải có đầy đủ
thông tin cụ thể về bất động sản. Trường hợp có nhiều giao dịch tiếp nối nhau
đối với cùng một bất động sản thì những thông tin đó phải luôn giống nhau. Đối
với mọi bất động sản được đem chuyển nhượng, xác lập quyền sở hữu hoặc thừa
kế, cho tặng, di tặng, thông tin về bất động sản đó phải hoàn toàn phù hợp với
thông tin trích lục từ hồ sơ địa chính.
Pháp luật còn đưa ra một số quy định đặc biệt đối với các phần có thể phân chia
của nhà chung cư, cũng như đối với các phần của bất động sản đã phân chia giữa nhiều
chủ sở hữu, nhằm mục đích xác định rõ các phần đó. Trong hợp đồng, giao dịch cần phải
ghi rõ số lô của tài sản được giao dịch, bằng cách mô tả tình trạng phân chia của bất động
sản chung nếu là nhà chung cư hoặc kèm theo hồ sơ chia lô (nếu là đất chia lô).


11
1.3. Khái quát về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam
1.3.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐK

- Luật Đất đai 2003 quy định [15] : "Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực
hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp; Người đang sử
dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Người sử dụng đất thực
hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng, cho, cho thuế, cho thuê
lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Người sử
dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩn
quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi đường ranh giới thửa
đất; Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành"
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi
hành Luật đất đai quy định: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường và thành lập các chi nhánh của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất tại các địa bàn cần thiết; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn
cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bản quyết định thành lập Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng TN &MT (Chính phủ, 2004) [6].
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV, ngày 31 tháng 12 năm
2004 hướng dẫn chức năng, ngày hiệm vụ và tổ chức của VPĐK và tổ chức phát triển
quỹ đất. Trong đó quy định việc thành lập VPĐK khi chưa có đủ điều kiện về cơ sở
vật chất, thiết bị, nhân lực; hoạt động của tổ chức VPĐK gắn liền với công tác cải
cách hành chính (Bộ TNMT- Bộ Nội vụ, 2004)[2].
- Thông tư số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 18 tháng 4 năm 2005 của liên
Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và
trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ về nghĩa vụ tài
chính, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính khi người sừ dụng
đất thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất và nhà (nộp tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, thuế chuyền quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,



12
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất lệ phí trước bạ và các khoản thu khác nếu
có). (Bộ Tài chính - Bộ TNMT, 2005) [1].
- Thông tư liên tịch số 05/TTLT-BTP-BTNMT, ngày 16 tháng 6 năm
2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất. Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh, các trường hợp đăng ký
thế chấp, bảo lãnh tài VPĐK; Các quy định liên quan đến thẩm quyền, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của VPĐK, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử
dụng đất (Bộ Tư pháp và Bộ TNMT, 2005) [4]; Thông tư liên tịch số
03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một
số quy định của thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn
việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh.
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của
Liờn Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường
thuộc ủy ban nhân dân các cấp;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho người sử dụng đất cũng như xác lập quyền hạn và trách nhiệm của
Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai.



13
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Được
quy định cụ thể và thống nhất trên toàn quốc việc sử dụng giấy chứng nhận một
mẫu chung cho tất cả các loại đất và nhà cũng như tài sản khác gắn liền trên đất,
việc thể hiện các thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất, hình thức sử dụng đất và tài sản, loại đất theo mục đích sử dụng, nguồn gốc
sử dụng đất (điều 3 đến điều 5).
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15 tháng
3 năm 2010 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và
cơ chế tài chính của VPĐK quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký
giao dịch bảo đảm.
- Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư
pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp QSD
đất, tài sản gắn liền với đất.
* Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện
- Luật đất đai năm 2013 quy định [16]: “Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với
người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu”. “Đăng ký đất đai, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động , được thực
hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai..” (điều 95)
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật đất đai quy định [7]: Tại điều 5 quy định về văn phòng đăng ký đất đai
là đơn vị sự nghiệp công thuộc sở Tài nguyên & Môi trường; quy định rõ chức
năng thực hiện các nhiệm vụ công việc tại Văn phòng đăng ký đất đai.
1.3.2. Hệ thống đăng ký đất đai
1.3.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật đất đai

- Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính Phủ "Về việc đo đạc
và đăng ký thống kê ruộng đất" đã lập được hệ thống hồ sơ đăng ký cho toàn bộ đất
nông nghiệp và một phần diện tích đất thuộc khu dân cư nông thôn.


14
1.3.2.2. Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 1988 đến Luật đất đai 1993
- Luật đất đai 1988 quy định "Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
giao đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, thay đổi mục đích sử dụng hoặc đang
sử dụng đất hợp pháp mà chưa đăng ký phải xin đặng ký đất đại tại cơ quan Nhà
nước. Ủy ban nhân dân quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và UBND xã
thuộc huyện lập, giữ hồ sơ địa chính, vào sổ địa chính cho người SDĐ và tự
mình đăng ký đất chưa sử dụng vào sổ địa chính"
- Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201/ĐKTK ngày
14/7/1989 về cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng dất và thông tư số 302/ĐKTK
ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện quyết định 201/ĐKTK đã tạo ra một sự
chuyển biến lớn về chất cho hệ thống đăng ký đất đai của Việt Nam".
1.3.2.3. Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 1993 đến Luật đất đai 2003
- Luật Đất đai năm 1993 quy định "Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ
địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất".
"Người đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nào thì phải đăng ký tại xã, phường,
thị trấn đó- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ
địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất".
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2001
1.3.2.4. Giai đoạn thực hiện Luật đất đai 2003
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng vào các mục đích; Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân thuê đất. Do vậy, ở nước ta đăng ký đất đai là đăng ký quyền sử dụng đất

Nhà nước giao, cho thuê.
Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể nhiệm vụ [15]: "Đăng ký
quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một
thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của
người sử đụng dất".
- Hệ thống ĐKĐĐ có hai loại là đăng kJý ban đầu và đăng ký biến
động.


15
+ Đăng ký ban đầu được thực hiện khi NJhà nước giao đất, cho thuê đất,
cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
+ Đăng ký biến động - đăng ký những biến động đất đai trong quá trình sử
dụng do thay đổi diện tích (tách, hợp thửa đất, sạt lở, bồi lấp...), do thay đổi mục đích
sử dụng, do thay đổi quyền và các hạn chế về quyền sử dụng đất.
- Cơ quan đăng ký đất đai : Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng
quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người
sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ".
1.3.2.5. Thực hiện Luật đất đai 2013
- Luật đất đai năm 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn của Nhà
nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai đối
với đất đai thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhà nước cũng quy định, đăng ký đất đai là việc ghi nhận tình trạng
pháp lý về quyền sử dụng đất, quền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và
quyền quản lý đất đối với thửa đất vào hồ sơ địa chính.
- Cơ quan đăng ký đất đai: Việc thực hiện đăng ký đất đai tại cơ văn
phòng đăng ký đất đai, là đon vị sụ nghiệp công trực thuộc sỏ Tài nguyên và Môi
trường, có chi nhánh tại cá quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Chức năng của văn phòng đăng ký đất đai là thực hiện đăng ký đất đai

và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý tống nhất
hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp
thong tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
1.3.3. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
1.3.3.1. Khái quát về hoạt động
Theo báo cáo của Cục Đăng ký thống kê - Tổng cục Quản lý đất đai [18] tính
đến tháng 12 năm 2012 cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thành lập VPĐK cấp tỉnh (chi tiết xem bảng …). Trong đó Hậu Giang là tỉnh thành
lập sớm nhất 06/9/2004, Điện Biên là tỉnh chậm nhất 28/3/2007. Có 39 tỉnh thành lập
đúng thời hạn quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP (trước 01/7/2005).


×