Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

skkn NÂNG CAO NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC vật lý vào GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO học SINH PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.83 KB, 61 trang )

Sáng kiến năm học 2015-2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT KIM SƠN A

Tác giả: Ths.Nguyễn Ngọc Dư
Chức vụ: Tổ trưởng TCM.
Địa chỉ email:

KIM SƠN, THÁNG 5 NĂM 2016

1


Sáng kiến năm học 2015-2016

MỞ ĐẦU
Chương trình Vật lí trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông qua nội dung
sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác nhau như cơ học, nhiệt
học, điện học (điện một chiều, điện xoay chiều và dao động điện từ), quang học (quang hình,
các dụng cụ quang học và quang lí), vật lí phân tử và hạt nhân. Mỗi phần được thể hiện bằng
nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau .
Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của
các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của
mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình,
việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn
giản” ... Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.
Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi cầm
chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều chỉnh thế nào, thậm chí nhiều
em còn chưa biết cả tác dụng của nó (trong một giờ học thể dục).
Một trường hợp khác: một nam sinh lớp 10 (vào thời điểm gần cuối năm) cứ loay


hoay mãi mà không thể mở được cánh cửa phòng học chỉ vì cánh cữa mắc kẹt một ít cát phía
dưới, em lại cứ dùng tay đẩy gần bản lề (tác dụng lực gần trục quay). Nam sinh này có học
lực khá, những kiến thức về các dạng chuyển động, các lực cơ học, ở trên lớp em có thể viết
một cách đầy đủ và chính xác, các định luật Newton em đều thuộc lòng ... Thế nhưng, khi
vận dụng vào thực tế thì chưa được. Hoặc như trường hợp một nữ sinh, sau khi trực nhật
xong, em này hốt rác đi đổ nhưng động tác hấc rác mạnh quá khiếng cán của dụng cụ hốt rác
“gãy lìa” khỏi phần thân, …
Các kiến thức về cơ học nói riêng và kiến thức Vật lý nói chung lẽ ra phải là một
trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Kiến thức của các em dường như vẫn còn “nằm yên” trên những trang vở, tôi có cảm giác
vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một
trong những hành trang để các em bước vào cuộc sống.
Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức Vật lý mà các em lĩnh hội được càng
nhiều hơn. Với chương trình hiện nay, lí thuyết, bài tập kết hợp với những yêu cầu bắt buộc
của các bài thí nghiệm thực hành, theo tôi là rất hợp lí, đáp ứng được nhiều yêu cầu thực tiễn.
Thế nhưng trên thực tế, liệu có bao nhiêu em có thể tự mình lắp được bộ đèn nê-on? Bao
nhiêu em mắc nối tiếp được hai bóng đèn 110V vào mạng điện 220V? Bao nhiêu em giải
thích được tại sao con chim đậu trên dây cao thế lại không bị điện giật, ... Những điều đó thật
đáng để chúng ta suy ngẫm.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã giành nhiều thời gian để tìm hiểu đâu là nguyên
nhân và khắc phục tình trạng đó thế nào.Với ý tưởng như vậy tôi đã chọn đề tài nghiêu cứu
là: “NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG”

2


Sáng kiến năm học 2015-2016

NỘI DUNG

I. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Như đã nêu, thực trạng của vận đề là khả vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tế đời
sống của học sinh trung học phổ thông là yếu kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn thực trạng này,
nhưng có thể kể đến các nguyên nhân chính từ cách làm cũ như sau:
Sự quá tải của chương trình: Nhiều bài học có nội dung kiến thức quá nhiều, không
thích ứng với thời lượng quy định của mỗi tiết học. Trong thời gian 45 phút của một tiết học,
với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên chỉ đủ thời gian chuyển tải kiến thức đến
học sinh, không còn thời gian để thực hiện các thí nghiệm, liên hệ thực tế hoặc mở rộng, nâng
cao kiến thức cho các em.
Chủ quan của giáo viên đứng lớp: chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, chưa có nhiều liên hệ thực tế,
chưa vận dụng nhiềucâu hỏi thực tế (CHTT) và bài tập định tính (BTĐT) vào trong giáo án,
điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức và đặc biệt khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tế là yếu kém.
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên việc giảng dạy kiến thức Vật lý cho
học sinh ở nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”.
Qua trao đổi tôi biết được có nhiều trường còn bỏ hẳn các tiết thí nghiệm thực hành, điều này
làm cho học sinh phổ thông có quá ít cơ hội để nghiên cứu, quan sát và thực hành các thí
nghiệm Vật lý. Hệ quả là khả năng thực hành của các em trong thực tế đời sống là yếu kém.
Cách kiểm tra đánh giá hiện nay: Quá trình kiểm tra đánh giá ở một số trường trung
học phổ thông hiện nay còn khá đơn giản, nội dung các bài thi và kiểm tra chủ yếu tập trung
vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Với những kì thi như thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh đại học, nội
dung các đề thi “tính thực tiễn” vẫn chưa thể hiện rõ nét. Đối với môn Vật lý; một vấn đề
đang được quan tâm hiện nay là kiểm tra đánh giá thông qua thí nghiệm thực hành, vấn đề
này cũng chỉ giành cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Có thể nói đây là một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên bởi vì
đối với học sinh thì các em chỉ học những gì sẽ thi, còn đối với giáo viên thì thường họ chỉ
cũng chỉ dạy những gì sẽ thi.
II. GIẢI PHÁP MỚI

Với những hạn ché của cách làm cũ nêu trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy
trên lớp nhiều năm tôi xin nêu ra hai giải pháp có thể thực hiện trong trường phổ thông
như sau:
1. Đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức gắng liền với thực tiễn
Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải được tiến hành rộng khắp, các hình
thức dạy học theo lối “thông báo - tái hiện”, “dạy chay” cần phải từng bước xoá bỏ,
thay vào đó là các phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn.
Xu hướng dạy học mới hiện nay là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh, kiến thức phải gắng với thực tiễn. Theo đó giáo viên phải:

3


Sáng kiến năm học 2015-2016

- Vận dụng được nhiều phương pháp, sử dụng tốt các phương tiện dạy học, ... Kích
thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên thường
xuyên động viên, khen thưởng khi học sinh có thành tích học tập tốt.
Tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy
học. Đặc biệt, khai thác triệt để các tiết thí nghiệm thực hành Vật lý. Rèn luyện cho học sinh
kĩ năng thực hành; tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề nhận thức bằng phương pháp nhận
thức của Vật lý.
- Đặc biệt tăng cường việc sử dụng CHTT và BTĐT vào bài giảng. Hiện nay, có thể
nói việc tăng cường sử dụng CHTT và BTĐT trong các giờ học Vật lý đang là bước đi đúng
hướng.
Một số biện pháp tăng cường sử dụng CHTT và BTĐT trong dạy học Vật lý
Tùy vào mục tiêu và nội dung cụ thể của từng bài học mà giáo viên có thể chọn những
phương pháp dạy học khác nhau hoặc phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên,
dạy học Vật lý thì phương pháp thực nghiệm vẫn là phương pháp chủ đạo, phù hợp với đặc
trưng của bộ môn.

Trong tiến trình dạy học theo phương pháp thực nghiệm, việc sử dụng các CHTT và
BTĐT và một cách hợp lí cả về thời điểm đưa ra câu hỏi lẫn mức độ của câu hỏi sẽ có tác
dụng rất lớn đến các hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy được tính tích cực, nâng cao
khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong mỗi giai đoạn của quá trình thực hiện bài
giảng có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:
* Giai đoạn nêu các sự kiện mở đầu
Sự kiện mở đầu nên chọn là những sự kiện xảy ra trong thực tế, gần gũi với đời sống
học sinh bằng cách sử dụng nội dụng của một số CHTT, những nội dung
đó phải đảm bảo được các yếu tố sau:
+ Có liên hệ chặt chẽ với nhau và với kiến thức muốn đề cập đến trong tiết học.
+ Có thể mô tả được một cách ngắn gọn, xúc tích sao cho học sinh dễ dàng và nhanh
chóng nhận ra sự mâu thuẫn giữa sự kiện với những hiểu biết sẵn có.
* Giai đoạn làm bộc lộ quan niệm có sẵn của học sinh
Học sinh khi bắt đầu học Vật lý cũng đã có một số hiểu biết, một số quan niệm nhất
định về các hiện tượng, sự vật. Tuy nhiên do các quan niệm ban đầu của các em được hình
thành một cách tự phát, nên đa số những quan niệm đều sai lệch so với những cái mà các em
cần phải học.
Giáo viên nên đặt ra vấn đề bằng cách sử dụng những hình ảnh sát với thực tế đời
sống, vận dụng những CHTT, dẫn dắt HS sao cho các em mạnh dạn lí giải theo sự hiểu biết
của mình.
* Giai đoạn xây dựng mô hình – giả thuyết
Từ những hiện tượng thực tế phức tạp, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi ý cho học
sinh dự đoán về những nguyên nhân chính, những mối quan hệ chính chi phối hiện tượng.
Các CHTT và BTĐT dùng trong trường hợp này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nội dung phải là một phần hay một mắt xích quan trọng của hiện tượng đã nêu ra
trong sự kiện mở đầu.
+ Các câu hỏi đặt ra phải có lôgíc theo trình tự diễn biến của hiện tượng đã nêu ra
trong sự kiện mở đầu.

4



Sáng kiến năm học 2015-2016

+ Các câu hỏi phải có nội dung ngắn, số lượng câu hỏi vừa phải, tránh trường hợp do
phải trả lời nhiều câu hỏi mà sau khi trả lời xong từng câu hỏi, học sinh không nhớ hết và
không tự tổng hợp các câu trả lời để đưa ra những dự đoán định tính được.
* Giai đoạn hỗ trợ cho học sinh suy ra hệ quả lôgic
Một trong những yêu cầu cơ bản là hệ quả suy ra phải đơn giản, có thể quan sát hay
đo lường được trong thực tế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hệ quả lôgic không thể “nhìn
thấy” được trực tiếp mà phải tính toán gián tiếp qua việc đo các đại lượng khác hoặc hệ quả
lôgic suy ra trong điều kiện lí tưởng, theo đó, hệ quả suy ra từ giả thuyết chỉ là gần đúng.
* Giai đoạn xây dựng các phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả lôgic
Thí nghiệm kiểm tra không phải lúc nào cũng là những thí nghiệm có sẵn trong phòng
thí nghiệm, mà học sinh có thể vận dụng những thí nghiệm bằng những vật dụng đơn giản,
thường dùng trong thực tế đời sống, đôi khi những thí nghiệm này mang lại hiệu quả rất cao
vì chúng không phức tạp, dễ thực hiện và có tính trực quan.
Để định hướng cho học sinh tự lực xây dựng những phương án thí nghiệm loại này,
giáo viên nên sử dụng các phép suy luận lôgic từ những CHTT và BTĐT sáng tạo. Đây thực
chất là cách biến BTĐT thành loại bài tập thí nghiệm.
* Giai đoạn củng cố và vận dụng tri thức
Trong giai đoạn củng cố, vận dụng kiến thức, việc sử dụng các CHTT và BTĐT là
biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Các dạng bài tập và câu hỏi nên tập trung vào ba dạng:
Giải thích hiện tượng, dự đoán hiện tượng và nêu phương án chế tạo thiết bị đáp ứng một yêu
cầu của đời sống và sản xuất.
Tùy theo đối tượng học sinh, các CHTT và BTĐT có thể vận dụng ở các mức độ sau:
– Mức độ 1: Dùng những BTĐT đơn giản, thuần túy suy luận kiến thức mà chưa nhắm đến ý
nghĩa của nó trong đời sống và sản xuất hàng ngày.
– Mức độ 2: Dùng những bài tập và câu hỏi ứng dụng, trong đó học sinh chỉ cần vận dụng
định luật vật lí để làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng.

– Mức độ 3: Dùng những bài tập và câu hỏi ứng dụng kĩ thuật đã được đơn giản hoá, trong đó
học sinh có thể phải áp dụng một vài định luật Vật lý để làm sáng tỏ nguyên tắc kĩ thuật của
ứng dụng.
– Mức độ 4: Dùng những bài tập và câu hỏi ứng dụng kĩ thuật, trong đó học sinh không chỉ
áp dụng các định luật Vật lý mà còn phải vận dụng những hiểu biết, những kinh nghiệm về
nhiều lĩnh vực khác của Vật lý.
Cần lưu ý rằng, trong các bài học Vật lý không nên quá đi sâu vào các chi tiết kĩ thuật mà
chỉ yêu cầu học sinh suy nghĩ về những vấn đề có tính chất nguyên tắc.
2. Đổi mới trong việc ra đề kiểm tra, đề kiểm tra phải gắng với thực tiễn
Theo tôi, đây là giải pháp có thể thực hiện được ngay ở các trường trung học phổ thông,
nó sẽ có tác dụng rất lớn trong nhận thức và phương pháp học tập của học sinh cũng như cách
dạy của giáo viên. Giải pháp này có thể thực hiện một cách đơn giản bằng cách lồng ghép
thêm một ít CHTT hay BTĐT vào trong đề kiểm tra hay đề thi (tất nhiên vẫn phải bám sát
theo ma trận đề). Như thế, với tỉ lệ điểm số không cần lớn lắm trong bài kiểm tra ta vẫn có
thể đưa việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn thành một trong những mục tiêu của quá trình
học tập của học sinh.

5


Sáng kiến năm học 2015-2016

MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HOẠ
CHUYÊN ĐỀ: CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON - VẬT LÝ 10
(Thời lượng dạy học: 3 tiết)
I . Các vấn đề cần giải quyết trong chuyên đề.
Nội dung 1: Lực -Cân bằng lực
- Lực là đại lượng véctơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra
gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
- Các lực cân bằng: là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc

cho vật.
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng giá, ngược chiều,cùng độ lớn và cùng tác dụng vào một
vật
Nội dung 2: Tổng hợp lực
- Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác
dụng giống hệt như các lực ấy.
- Qui tắc hình bình hành: nếu ha lực đồng qui làm thành ha cạnh của hình bình hành, thì
đường chéo kẻ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng.
Nội dung 3: Điều kiện cân bằng của chất điểm - Phân tích lực
- Điều kiện cân bằng của chất điểm: hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không




r
F = F1 + F2 + ... + Fn = 0
- Phân tích lực: là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như
lực đó.
Nội dung 4: Định luật I Newton
- Định luật I Newton: nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng có
hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp
tục chuyển động thẳng đều.
- Quán tính : Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
- Giải thích các hiện tượng có liên quan đến quán tính.
Nội dung 5: Định luật II Newton
- Định luật II Newton: gia tốc cùng hướng với lực tác dụng , độ lớn tỉ lệ với độ lớn của lực
và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Khối lượng và mức quán tính của vật.
+ Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
+ Tính chất của khối lượng:

- Trọng lực -Trọng lượng
Nội dung 6: Định luật III Newton:
- Định luật III Newton: vật A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lại vật A một lực.
Hai lực này có cùng giá , cùng độ lớn, ngược chiều. Biểu thức:
- Đặc điểm của lực và phản lực
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực

6


Sáng kiến năm học 2015-2016

Đặc điểm của lực và phản lực
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi đồng thời)
+ Lực và phản lực luôn cùng giá,cùng độ lớn nhưng luôn ngược chiều.Hai lực có đặc
điểm như vậy gọi là hai lực trực đối
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì đặt vào hai vật khác nhau
Nội dung 7: mở rộng và nâng cao.
- Định luật II Newton vẫn áp dụng được trong trường hợp lực thay đổi. Biểu thức
lúc này F là lực tức thời, a gọi là gia tốc tức thời.
- Biểu thức
không áp dụng cho vật có vận tốc rất lớn.
Nội dung 8: Vận dụng các kiến thức trong chuyên đề giải thích được các hiện tượng vật
lý trong đời sống và trong kĩ thuật liên quan đến quán tính, điều kiện cân bằng, giải
được bài toán bằng phương pháp động lực học.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
+Phát biểu được: Định nghĩa lực, định nghĩa của phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.
+ Nắm được quy tắc hình bình hành.
+Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.

+Hiểu được lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động
+ Phát biểu được nội dung của định luật I
+ Phát biểu được nội dung và biểu thức của định luật II và định luật III Niuton
+ , Hiểu khái niệm quán tính, khái niệm mức quán tính, khái niệm khối lượng và trọng lượng
+ Nắm được khái niệm và đặc điểm của lực và phản lực
2. Kĩ năng
+Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân
tích một lực thành hai lực đồng quy.
+Vận dụng định luật I và khái niệm quán tính giải thích các hiện tượng trong thực tế.
+ Vận dụng định luật II tính được gia tốc khi biết lực, tính lực khi biết gia tốc
+ Vận dụng định luật III và khái niệm lực và phản lực để giải thích các hiện tượng trong thực
tế.
+ Vận dụng ca 3 định luật làm bài tập đơn giản
3. Thái độ
+ Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
+ Chủ động trao đổi, thảo luận nhóm với HS và GV.
+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các thí nghiệm được phân công.
4. Năng lực có thể phát triển (định hướng các năng lực được hình thành)

7


Nhóm
năng
Năng lực thành phần
lực kiến năm học 2015-2016
Sáng
Nhóm
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện
NLTP

tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật
liên
lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
quan
đến sử

Nhóm
NLTP
về
phươn
g pháp
(tập
trung
vào
năng

Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề

• Trình bày được định nghĩa lực và điều kiện cân bằng của chất điểm.
• Trình bày được định nghĩa về tổng hợp lực và phân tích lực.
• Phát biểu được nội dung của các định luật Niutơn, tính chất của lực
và phản lực, khối lượng và quán tính, khái niệm trọng lực, trọng lượng
• Chỉ ra được định nghĩa lực, giá của lực và đơn vị lực
• Chỉ ra được khái niệm các lực cân bằng
• Chỉ ra được các định nghĩa tổng hợp và phân tích lực, qui tắc hình bình hànhTừ thí
nghiệm Galile phát biểu được nội dung định luật I Niu tơn,
khái niệm quán tính
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các
• Từ ví dụ phát biểu được định luật II Niu tơn.
kiến thức vật lí

• Nêu được định nghĩa và tính chất của khối lượng
• Nêu được mối liên quan giữa khối lượng và mức quán tính của vật
• Nêu được khái niệm trọng lực và trọng lượng
• Từ ví dụ về sự tương tác của các vật phát biểu được nội dung định luật III Niutơn
• Nêu được các đặc điểm của lực và phản lực
K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để
• Sử dụng các định luật Niu tơn để giải quyết các bài toán liên quan
thực hiện các nhiệm vụ học tập
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính • Lấy được ví dụ thực tiễn biểu hiện quán tính của các vật
toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp • So sánh được mức quán tính của các vật
… ) kiến thức vật lí vào các tình huống • - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống
thực tiễn
và trong kĩ thuật liên quan tới các định luật Niu tơn và quán tính
• Đặt ra những câu hỏi liên quan tới các hiện tượng chuyển động:
• Tại sao người ngồi trong xe đang chuyển động thẳng đều.
Khi xe hãm đột ngột, người có xu hướng bị lao về phía trước?
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện
• Tại sao hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với
vật lí
cùng một vận tốc. Nếu được hãm với cùng một lực thì ô tô có khối lượng
lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn?
• Tại sao ta đập tay vào bàn lại bị đau?.......
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên
Mô tả được những hiện tượng liên quan đến sự chuyển động và tương tác,
bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy
va chạm bằng ngôn ngữ vật lí.
luật vật lí trong hiện tượng đó
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và 8xử lí Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau:
thông tin từ các nguồn khác nhau để giải đọc sách giáo khoa Vật lí, sách tham khảo, báo chí, các thông tin khoa học
quyết vấn đề trong học tập vật lí

, Internet… để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến lực , định luật I, II, II Niutơn


Sáng kiến năm học 2015-2016

9


Sáng kiến năm học 2015-2016

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
+Chuẩn bị các thí nghiệm
+Hệ thống câu hỏi và các nhiệm vụ giao cho các nhóm học sinh (các phiếu học tập)
2. Học sinh:
+ Chuẩn bị các thiết bị khác cần thiết cho thí nghiệm của mối nhóm
+ Chuẩn bị giấy bút, bảng nhóm …
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kế hoạch chung
Tiết 1
Nội
dung

Nội
dung 1:
Lực
-Cân
bằng
lực


Tiến
trình dạy
học

Hoạt
động 1:
Tìm hiểu
về khái
niệm lực

Hoạt
động 2:
Tìm hiểu
các lực
cân bằng

Nội
dung 2:
Tổng
hợp lực

Hoạt
động 1:
Tìm hiểu
về tổng
hợp lực

Hoạt động của HS

Hỗ trợ của GV


Hs quan sát hình vẽ và đọc
câu hỏi C1 SGK

Gv đề nghị các nhóm học
sinh xem hình 9.1 và trả
Hs làm việc cá nhân và
lời câu C1 SGK trang 54
thảo luận nhóm để trả lởi Gv yêu cầu từng nhóm trả
câu C1 SGK
lời

Hs quan sát hình vẽ và đọc
câu hỏi C2 SGK
Hs trả lởi câu C2 SGK

Nhóm HS tiến hành làm
thí nghiệm theo các bước
như SGK và ghi nhận kết
quả theo yêu cầu
Các nhóm HS đối chiếu
kết quả với nhau và kết
quả tài liệu học tập rút ra
định nghĩa tổng hợp lực.

Gv đề nghị học sinh xem
hình 9.2 và 9.3 và trả lời
câu C2 SGK trang 54

Gv yêu cầu mỗi nhóm học

sinh chuẩn bị dụng cụ để
tiến hành làm thí nghiệm
hình 9.5 SGK và rút ra
được kết luận gì về tính
chất của lực

Kết quả/ Sản
phạm dự kiến
Gv kết luận khái
niệm lực:
Lực là đại lượng
véctơ đặc trưng
cho tác dụng của
vật này lên vật
khác mà kết quả
là gây ra gia tốc
cho vật hoặc làm
cho vật biến dạng.
Gv kết luận các lực
cân bằng:
Các lực cân
bằng: là các lực
khi tác dụng đồng
thời vào một vật
thì không gây ra
gia tốc cho vật.
GV rút ra định
nghĩa tổng hợp lực:
Tổng hợp lực: là
thay thế các lực

tác dụng đồng
thời vào cùng một
vật bằng một lực
có tác dụng giống


Sáng kiến năm học 2015-2016

hệt như các lực
ấy.

Hoạt
động 2:
Tìm hiểu
qui tắc
hình
bình
hành

Nội
dung 3:
Điều
kiện cân
bằng
của chất
điểm và
phân
tích lực.

Hoạt

động 1:
Tìm hiểu
điều kiện
cân bằng
của chất
điểm

Hoạt
động 2:
Tìm hiểu
phương
pháp
phân tích
lực

Học sinh xem SGK
Hs ghi nhớ và trình bày
qui tắc hình bình hành

- Quan sát lại hình và cho
biết quả cầu và vòng nhẫn
đang ở trạng thái đứng
yên. Hay trạng thái bằng.
- Quả cầu hình 9.3 chịu tác
dụng của 2 lực
- Vòng nhẫn hình 9.5 chịu
tác dụng của 3 lực.
Tổng hợp của hai lực tác
dụng lên quả cầu và 3 lực
tác dụng lên vòng nhẫn

đều bằng 0.

+HS tự thảo luận để đưa
ra phát biểu phép phân
tích lực trong 5 phút.
+HS thảo luận và đưa ra ý
kiến của nhóm mình

Gv yêu cầu học sinh xem
SGK trang 56 để đưa ra
qui tắc hình bình hành
Gv yêu cầu một số học
sinh phát biểu qui tắc hình
bình hành

Gv rút ra qui tắc :
Qui tắc hình
bình hành: nếu
ha lực đồng qui
làm thành ha cạnh
của hình bình
hành, thì đường
chéo kẻ từ điểm
đồng qui biểu
diễn hợp lực của
chúng.

- Yêu cầu học sinh quan
sát lại :
+ Hình 9.3 và cho biết

trạng thái của quả cầu khi
đó?
+ Hình 9.5 và cho biết
trạng thái của vòng nhẫn?
+Quả cầu hình 9.3 chịu tác
dụng của bao nhiêu lực ?
+Vòng nhẫn hình 9.5 chịu
tác dụng của bao nhiêu
lực?
+Tổng hợp của các lực tác
dụng lên quả cầu và vòng
nhẫn?

HS rút ra kết luận
điều kiện cân
bằng của một chất
điểm

+Phép ngược của phép
tổng hợp là phép gì?
+Yêu cầu học sinh nhắc lại
nội dung của phương pháp
tổng hợp lực?
+GV yêu cầu các nhóm
HS phân tích lực thành 2
lực thành phần theo 2
phương cho trước
+Yêu cầu HS trình bày
phương pháp mà nhóm đã
sử dụng để phân tích.2 lực:


HS rút ra khái
niệm về phép
phân tích lực và
cách sử dụng
phương pháp hình
bình hành để phân
tích một lực thành
2 lực khi cho
trước phương

Tiết 2
Nội dung

. Hoạt

- HS Quan sát thí

-Giáo viên mô tả thí nghiệm

Kết luận: Phát hiện


Sáng kiến năm học 2015-2016

động 1:
Tìm hiểu
thí
nghiệm
lịch sử

của Gali-lê

4: Định
luật I
Newton

nghiệm giáo viên mô
tả bằng hình ảnh
- Học sinh tiến hành thí
nghiệm
- Trao đổi theo nhóm
học tập. và cử đại diện
trình bày kết quả

-Tái hiện lại kết quả thí
Hoạt
nghiệm về lực ma sát
động 2:
và nếu không có ma sát
Định luật thì không cần lực để
I Newton duy trì chuyển động
-Học sinh trình bày.

.Hoạt
động 3:
Quán
tính

Học sinh trao đổi nhóm
và nhận xét..


Học sinh thảo luận và
cho ví dụ
Tiết 3

bằng hình ảnh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh
trình bày tiến trình thí
nghiệm bằng máng nghiêng.
-Hướng dẫn học sinh trao đổi
nhóm và nhận xét thí
nghiệm.
Hoàn thành phiếu học tập
số1
-Giáo viên xác nhận kết quả
trao đổi nhóm.

lực ma sát và nếu
không có ma sát thì
không cần lực để
duy trì chuyển
động.quan hệ đó .

-Giáo viên yêu cầu học sinh
nhắc lại kết quả thí nghiệm
Ga-li-lê và nhận xét về các
lực tác dụng.
Lưu ý cho trường hợp vật
đứng yên


Định luật I Newton:
Nếu một vật không
chịu tác dụng của
lực hoặc chịu tác
dụng của các lực có
hợp lực bằng không,
thì vật đứng yên sẽ
tiếp tục đứng yên,
vật đang chuyển
động sẽ tiếp tục
chuyển động thẳng
đều.

Yêu cầu nhắc lại định luật I
Newton.
Nêu một số ví dụ về quán
tính và yêu cầu học sinh
nhận xét. Ví dụ như khi đi xe
buýt khi xe khởi hành, khi xe
thắng gấp....
- Giáo viên hướng dẫn thảo
luận nhóm và yêu cầu học
sinh cho một vài ví dụ về
quán tính trong đời sống.

Khái niệm về quán
tính.
Tầm quan trọng của
quán tính trong cuộn
sống, giáo dục quán

tính trong giao thông


Sáng kiến năm học 2015-2016

- Hs nhắc lại khái niệm
lực
Nội dung
5: Định
luật II
Newton
Hoạt
động 1:
Xây
dựng
định luật
II
Newton

Hoạt
động 2:
Tìm hiểu
Khối
lượng và
mức
quán
tính
Hoạt
động
3:Trọng

lực,
trọng
lượng
Nội dung
5: Định
luật III

Hoạt
động 1:
Định

Hoàn thành phiếu học
- Yêu HS nhắc lại Khái niệm
tâp số 2
lực.
HS làm thí nghiệm với - Yêu cầu học sinh hoàn
một lò xo một đầu cố
thành phiếu học tâp số 2
- GV hướng dẫn HS làm một
định, một đầu tự do.
Dùng một vật nhỏ nén số thí nghiệm đơn giản định
tính với các lò xo và các quả
lò xo ở những mức độ
nặng.GV lưu ý HS:
khác nhau rồi thả ra.
Học thảo luận nhóm, - học sinh chú ý độ dài đường
đi trong các trường hợp.
dự đoán, suy luận từ
- Với cùng độ nén thay đổi
kết quả thí nghiêm.

- Lực tăng => đường những vật nặng nhẹ khác nhau.
đi dài => gia tốc lớn. GV nhận xét, điều chỉnh và
kết luận
- khối lượng lớn =>
đường đi ngắn => gia
tốc nhỏ.

Hs: là đại lượng chỉ
lượng chất cấu tạo nên
vật
Hs thảo luận để thực
hiện câu hỏi C2

GV: Khối lượng là gì?
Yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi C2
GV nhận xét, điều chỉnh và
kết luận

- Nội định luật II
Newton
- Công thức:
- Trường hợp vật
chịu tác dụng của
nhiều lực

- Định nghĩa khối
lượng theo vật lý.
-mối quan hệ giữa
khối lượng và mức

quán tính của vật

- HS thảo luật trả lời các Tại sao lá rụng về cội? Trái
cây rụng thì rơi xuống đất?
câu hỏi
Khi ta cầm, nắm một vật lại
chịu một sức nặng? Sức nặng - Trọng lực
- Trọng lượng
đó là gì?
Các nhóm trình bày
kết quả thảo luận

Gv nhận xét, kết luận lại.

Thảo luận nhóm các
nội dung trả lời trong
phiếu học tập số 3

Yêu cầu HS hoàn thành
phiếu học tập số 3
Khi 2 vật tương tác thì mỗi vật

Rút ra định luật III
Newton


Sáng kiến năm học 2015-2016

Newton


đều chịu lực tác dụng từ vật kia.
Vậy hai lực này có đặc điểm
như thế nào ?

luật III
Newton
Hoạt
động 2:
Lực và
phản lực

Thảo luận nhóm các
nội dung trả lời để
hoàn thành C5
Nêu các kết quả thảo
luận của nhóm

Đọc SGK trang 63 (hai dòng
đầu tiên sau mục 3)
Yêu cầu HS hoàn thành C5

Rút ra kết luận về
lực tác dụng và phản
lực, đặc điểm của
lực và phản lực.

2. Tiến trình dạy học
TIẾT THỨ NHẤT
Nội dung 1: Lực -Cân bằng lực
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm lực

STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao
nhiệm vụ

Gv đề nghị các nhóm học sinh xem hình 9.1 và trả lời câu C1 SGK
trang 54

2

Thực hiện nhiệm
vụ

Hs quan sát hình vẽ và đọc câu hỏi C1 SGK

3

Báo cáo, thảo luận

Hs làm việc cá nhân và thảo luận nhóm để trả lởi câu C1 SGK
Gv yêu cầu từng nhóm trả lời

4


Kết luận hoặc
Nhận định hoặc
Hợp thức hóa kiến
thức

Gv kết luận khái niệm lực:
Lực là đại lượng véctơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật
khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến
dạng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các lực cân bằng
STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Gv đề nghị học sinh xem hình 9.2 và 9.3 và trả lời
câu C2 SGK trang 54

2

Thực hiện nhiệm vụ

Hs quan sát hình vẽ và đọc câu hỏi C2 SGK


3

Báo cáo, thảo luận

Hs trả lởi câu C2 SGK

4

Kết luận hoặc Nhận định hoặc
Hợp thức hóa kiến thức

Nội dung 2: Tổng hợp lực

Gv kết luận các lực cân bằng:
Các lực cân bằng: là các lực khi tác dụng đồng
thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.


Sáng kiến năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổng hợp lực
STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm

vụ

Gv yêu cầu mỗi nhóm học sinh chuẩn bị dụng cụ để tiến hành
làm thí nghiệm hình 9.5 SGK và rút ra được kết luận gì về tính
chất của lực

2

Thực hiện nhiệm vụ

Nhóm HS tiến hành làm thí nghiệm theo các bước như SGK và ghi
nhận kết quả theo yêu cầu.

3

Báo cáo, thảo luận

Các nhóm HS đối chiếu kết quả với nhau và kết quả tài liệu học
tập rút ra định nghĩa tổng hợp lực.

4

Kết luận hoặc Nhận
định hoặc Hợp thức
hóa kiến thức

GV rút ra định nghĩa tổng hợp lực:
Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng
một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.


Hoạt động 2: Tìm hiểu qui tắc hình bình hành
Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu học sinh xem SGK trang 56 để đưa ra qui tắc hình
bình hành

2

Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh xem SGK

3

Báo cáo, thảo luận

Hs ghi nhớ và trình bày qui tắc hình bình hành

STT

Gv yêu cầu một số học sinh phát biểu qui tắc hình bình hành
4

Kết luận hoặc Nhận

định hoặc Hợp thức
hóa kiến thức

Gv rút ra qui tắc :
Qui tắc hình bình hành: nếu ha lực đồng qui làm thành ha
cạnh của hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng qui
biểu diễn hợp lực của chúng.

Nội dung 3: Điều kiện cân bằng của chất điểm và phân tích lực.
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của chất điểm
STT
1

Bước

Nội dung

Chuyển giao -Yêu cầu học sinh quan sát lại :
nhiệm vụ
+ Hình 9.3 và cho biết trạng thái của quả cầu khi đó?
+ Hình 9.5 và cho biết trạng thái của vòng nhẫn?


Sáng kiến năm học 2015-2016

-Quả cầu hình 9.3 chịu tác dụng của bao nhiêu lực ?
-Vòng nhẫn hình 9.5 chịu tác dụng của bao nhiêu lực?
-Tổng hợp của các lực tác dụng lên quả cầu và vòng nhẫn?
-Trạng thái HS đang ngồi yên trên ghế, một quyển sách đang nằm yên
trên bàn,quạt không chuyển động……

2

Thực hiện
nhiệm vụ

- Quan sát lại hình và cho biết quả cầu và vòng nhẫn đang ở trạng thái đứng
yên. Hay trạng thái bằng.
-Quả cầu hình 9.3 chịu tác dụng của 2 lực
-Vòng nhẫn hình 9.5 chịu tác dụng của 3 lực.
-Tổng hợp của hai lực tác dụng lên quả cầu và 3 lực tác dụng lên vòng nhẫn đều
bằng 0.

3

Báo cáo,
thảo luận

-HS rút ra kết luận điều kiện cân bằng của một chất điểm

4

Kết luận
hoặc Nhận
định hoặc
Hợp thức
hóa kiến
thức

-GV rút ra kết luận: Để cho một chất điểm đứng yên thì tổng hợp các lực tác
dụng lên vật phải bằng không.


Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp phân tích lực
STT

Bước

1

Chuyển giao
nhiệm vụ

2

Thực hiện
nhiệm vụ

Nội dung


Phép ngược của phép tổng hợp là phép gì?



Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung của phương pháp tổng hợp lực?



HS tự thảo luận để đưa ra phát biểu phép phân tích lực trong 5 phút.




GV yêu cầu các nhóm HS phân tích lực sau đây thành 2 lực thành
phần theo hai phương cho trước.



Yêu cầu HS trình bày phương pháp mà nhóm đã sử dụng để phân
tích.



Phép ngược của phép tổng hợp là phép phân tích.



HS nhắc lại nội dung phép tổng hợp lực.


Sáng kiến năm học 2015-2016



HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm mình.



Mỗi nhóm có một cách phân tích khác nhau nhưng có nhóm không phân
tích được.




HS lên bảng trình cách phân tích lực của mình.



HS đã sử dụng phương pháp hình bình hành.

3

Báo cáo,
thảo luận

-HS rút ra khái niệm về phép phân tích lực và cách sử dụng phương pháp
hình bình hành để phân tích một lực thành 2 lực khi cho trước phương.

4

Kết luận
hoặc Nhận
định hoặc
Hợp thức
hóa kiến
thức

-GV tổng kết và đưa ra định nghĩa về phân tích lực: Phân tích lực là thay thế
một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
- Dùng qui tắc hình bình hành để phân tích lực.

TIẾT THỨ HAI
Nội dung 4: Định luật I Newton

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê
Chuẩn bị: Thí nghiệm ảo về chuyển động của thí nghiệm, hai máng nghiêng và viên bi.
STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao
nhiệm vụ




2

Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo, thảo
luận



3

4

Kết luận hoặc

Nhận định
hoặc Hợp
thức hóa kiến
thức






Giáo viên mô tả thí nghiệm bằng hình ảnh.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tiến trình thí nghiệm bằng máng
nghiêng.
Học sinh tiến hành thí nghiệm trao đổi theo nhóm học tập.
Hướng dẫn học sinh trao đổi nhóm và nhận xét thí nghiệm.
Trao đổi theo nhóm học tập.
Giáo viên xác nhận kết quả trao đổi nhóm.
Kết luận: Phát hiện lực ma sát và nếu không có ma sát thì không cần lực để
duy trì chuyển động.

Hoạt động 2: Định luật I Newton


Sáng kiến năm học 2015-2016

STT

Bước

1


Chuyển giao
nhiệm vụ

2

Thực hiện nhiệm
vụ
Báo cáo, thảo
luận
Kết luận hoặc
Nhận định hoặc
Hợp thức hóa
kiến thức

3
4

Nội dung






. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả thí nghiệm Ga-li-lê
và nhận xét về các lực tác dụng.
Lưu ý cho trường hợp vật đứng yên
Tái hiện lại kết quả thí nghiệm về lực ma sát và nếu không có ma sát thì
không cần lực để duy trì chuyển động.

Học sinh trình bày.
Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực hoặc
chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ
tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng
đều.

Hoạt động 3: Quán tính
STT

Bước

1

Chuyển giao nhiệm
vụ




2
3

Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo, thảo luận




4


Nội dung

Kết luận hoặc Nhận
định hoặc Hợp thức
hóa kiến thức





Yêu cầu nhắc lại định luật I Newton.
Nêu một số ví dụ về quán tính và yêu cầu học sinh nhận xét.
Ví dụ như khi đi xe buýt khi xe khởi hành, khi xe thắng gấp....
Học sinh trao đổi nhóm và nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm và yêu cầu học sinh cho
một vài ví dụ về quán tính trong đời sống.
Học sinh thảo luận và cho ví dụ.
Khái niệm về quán tính.
Tầm quan trọng của quán tính trong cuộn sống, giáo dục quán tính
trong giao thông.

Nội dung 5: Định luật II Newton
Hoạt động 1: Xây dựng định luật II Newton
STT
1

Bước
Chuyển giao
nhiệm vụ


Nội dung
- Yêu HS nhắc lại Khái niệm lực.
- Lực tạo ra gia tốc cho vật. Vậy gia tốc vật thu được có liên hệ với lực
như thế nào? Nó có phụ thuộc vào yếu tố nào nữa không?
- GV làm một số thí nghiệm đơn giản định tính cho học sinh quan sát.

2

Thực hiện
nhiệm vụ

- GV nhờ một học làm thí nghiệm với một lò xo một đầu cố định, một đầu tự
do. Dùng một vật nhỏ nén lò xo ở những mức độ khác nhau rồi thả ra.
- học sinh chú ý độ dài đường đi trong các trường hợp.


Sáng kiến năm học 2015-2016

- Với cùng độ nén thay đổi những vật nặng nhẹ khác nhau.
3

Báo cáo, thảo
luận

Học thảo luận nhóm, dự đoán, suy luận từ kết quả thí nghiêm.
- Lực tăng => đường đi dài => gia tốc lớn.
- khối lượng lớn => đường đi ngắn => gia tốc nhỏ.
GV nhận xét, điều chỉnh và kết luận.

4


Kết luận hoặc
Nhận định hoặc
Hợp thức hóa
kiến thức

- Nội định luật
- Công thức:
- Trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực

TIẾT THỨ BA
Hoạt động 2: Tìm hiểu Khối lượng và mức quán tính
STT
1

Bước
Chuyển giao nhiệm
vụ

Nội dung
Khối lượng là gì?
Quán tính là gì?
Chúng có liên hệ với nhau không?

2

Thực hiện nhiệm vụ

Hs: khối lượng là sự nặng hay nhẹ
Hs: Lượng vật chất trong vật nhiều hay ít

Làm lại thí nghiệm trên với những vật có khối lượng khác nhau.

3

Báo cáo, thảo luận

Học thảo luận nhóm, dự đoán, suy luận từ kết quả thí nghiêm.
Vật nặng chạy chậm khó thay đổi vận tốc và ngược lại.
GV nhận xét, điều chỉnh và kết luận.

4

Kết luận hoặc Nhận
định hoặc Hợp thức
hóa kiến thức

- Định nghĩa khối lượng theo vật lý.

Hoạt động 3:Trọng lực, trọng lượng
STT
1

Bước

Nội dung

Chuyển giao nhiệm
vụ

Tại sao lá rụng về cội? Trái cây rụng thì rơi xuống đất?


2

Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luật trả lời các câu hỏi

3

Báo cáo, thảo luận

Gv nhận xét, kết luận lại.

Khi ta cầm, nắm một vật lại chịu một sức nặng? Sức nặng đó là gì?


Sáng kiến năm học 2015-2016

4

Kết luận hoặc Nhận
định hoặc Hợp thức
hóa kiến thức

- Trọng lực
- Trọng lượng

Nội dung 6: Định luật III Newton
Hoạt động 1: Định luật III Newton
STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc các ví dụ trong mục 1. Sự tương tác giữa các vật

2

Thực hiện nhiệm vụ

3

Báo cáo, thảo luận

Thảo luận nhóm các nội dung trả lời trong phiếu học tập
số 3
Khi 2 vật tương tác thì mỗi vật đều chịu lực tác dụng từ vật
kia. Vậy hai lực này có đặc điểm như thế nào ?
Rút ra định luật III Newton

4

Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp
thức hóa kiến thức
Hoạt động 2: Lực và phản lực
STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc SGK trang 63 (hai dòng đầu tiên sau mục 3)

2
3
4

Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo, thảo luận
Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp
thức hóa kiến thức

Thảo luận nhóm các nội dung trả lời hoàn thành C5
Nêu các kết quả thảo luận của nhóm
Rút ra kết luận về lực tác dụng và phản lực, đặc điểm của lực
và phản lực.


Sáng kiến năm học 2015-2016

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA CHỦ ĐỀ
1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
-Đánh giá thường xuyên các hoạt động học tập của cá nhân và nhóm thông qua kết quả thực hiện các

nhiệm vụ học tập trên Phiếu học tập.
- Kiểm tra 15 phút bằng các câu TNKQ
- Đánh giá đồng đẳng
2. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực
Mức độ 1
Bài 1.Cho hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là F1 = F2 = 20N. Tính độ lớn hợp lực của hai lực đó trong
các trường hợp sau:
a. Hai lực cùng giá, cùng chiều.
b. Hai lực cùng giá, ngược chiều.
c. Hai lực có giá vuông góc.
d. Hướng của hai lực tạo với nhau góc 1200.
ĐS: a. 40N; b. 0N; c. 20 2 N;
d. 20N
uur
uur
ur
A
Bài 2. Phân tính lực F thành hai lực F1 và F2 gọc theo hai phương OA và OB như hình
vẽ. Tính độ lớn của hai lực F1 và F2 ; biết F = 10N.
ĐS: 5,77N

3

4

Đa: 2

N

ur

F

B

uur
F2

Bài 3. Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy trong hình
vẽ 2. Biết rằng: F1= 5N; F2 = 3N;
F = 7N; F = 1N?

O

300
300

uur
F1

Hình 2

uur
F4

uur
F3

Bài 4. Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 1m thì có
vận tốc 0,5m/s. Tính lực tác dụng vào vật.
ĐS: 6,25N

Bài 5. Một vật có khối lượng 2,5kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v 0 = 2m/s thì bắt đầu chịu
tác dụng của lực F = 10N cùng chiều chuyển động. Hỏi từ lúc chịu tác dụng của lực F thì vật đi được
quãng đường 7,5m trong thời gian bao lâu?
ĐS: 1,5s
Bài 6. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì đột ngột hãm phanh, sau
5s tính từ lúc hãm phanh thì vận tốc ô tô còn 18km/h.
a. Tính độ lớn của lực hãm.
b. Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn.
c. Thời gian từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn.
ĐS: a. 2000N ; b. 50m ; c. 10s
Bài 7 .Một vật có khối lượng 250g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2 m trong 4s
a. Tính lực kéo, biết lực cản bằng 0,04 N
b. Sau quãng đường ấy lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật có thể chuyển động thẳng đều


Sáng kiến năm học 2015-2016

ĐS: a. 0,0775N; b. 0,04N
Bài 8.Một quả bóng khối lượng 200 ( g) bay với vận tốc 15 ( m /s) đến đập vuông góc vào tường rồi bật
trở lại theo phương cũ với cùng vận tốc. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0, 05 ( s ) . Tính lực của
tường tác dụng lên quả bóng?
ĐS: 120 ( N ) .
Bài 9. Một quả bóng khối lượng m = 100 ( g) được thả rơi tự do từ độ cao h = 0, 8 ( m ) . Khi đập vào
sàn nhẵn bóng thì nẩy lên đúng độ cao h. Thời gian và chạm là D t = 0, 5 ( s ) . Xác định lực trung bình
do sàn tác dụng lên bóng?
ĐS: 16 ( N ) .
Bài 10. Đặt một vật khối lượng 3kg lên một mặt bàn nằm ngang.
a. Vẽ và tính độ lớn các lực tác dụng vật?
b. Vẽ và tính lực do vật tác dụng lên mặt bàn?
Mức độ 2

Bài 1.Một đèn giao thông được treo chính giữa đoạn dây căng ngang và mỗi phần chịu một lực căng như
nhau 200N. Biết góc tạo bởi hai dây 1500. Tính trọng lượng của đèn.
ĐS: 103,5N

Bài 2.Tại hai điểm A và B cách nhau 0,5m, người ta gắn hai đầu của một sợi dây. Khi treo một quả nặng
40N vào chính giữa sợi dây thì điểm treo võng xuống một đoạn 12,5cm. Tính lực căng mỗi phần sợi dây
tác dụng vào điểm C.
ĐS: 89,4N
A
B
Bài 3.Một vật có khối lượng 0,5kg chuyển động nhanh dần đều với vận
tốc ban đầu 2m/s. Sau thời gian 4s, nó đi được quãng đường 24m. Biết
vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản Fc = 0,5N
a. Tính độ lớn của lực kéo
C
b. Sau 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật sẽ dừng lại
m
ĐS: a. 1,5N; b. 10s
Bài 4.Một vật khối lượng 16kg, bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của hợp lực F, đi được quãng đường
s trong thời gian 12s. Đặt thêm lên nó một vật khác có khối lượng 9kg. Để thực hiện quãng đường s, và
cũng với hợp lực nói trên, thời gian chuyển động phải bằng bao nhiêu?
ĐS: 15s
Bài 5.Dưới tác dụng của lực F theo phương ngang, một xe lăn chuyển động không vận tốc ban đầu, đi
được quãng đường 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250g lên xe thì xe chỉ đi được
quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát, tính khối lượng của xe.
ĐS: mxe = 1kg


Sáng kiến năm học 2015-2016


Bài 6.Một quả bóng khối lượng 400g bay ngang với vận tốc 80m/s đập thẳng góc với một bức tường
thẳng đứng. Sau va chạm quả bóng bật ngược trở lại với vận tốc 50m/s. Biết thời gian bóng tiếp xúc với
tường là 0,5s. Tính lực của tường tác dụng vào bóng?
Bài 7.Một buồng thang máy có khối lượng 1 tấn.
ur
a. Từ vị trí đứng yên ở dưới đất, thang máy được kéo lên theo phương thẳng đứng bằng một lực F có
độ lớn 12000N. Hỏi sau bao lâu thang máy đi lên được 25m? Lúc đó nó có vận tốc là bao nhiêu?
b. Ngay sau khi đi được 25m trên, ta phải thay đổi lực kéo thang máy thế nào để thang máy đi lên được
20m nữa thì dừng lại? Lấy g = 10m/s2.
ĐS: a. t = 5s, v = 10m/s;
b. F = 7500N
Bài 8.Hai chiếc xe lăn có thể chuyển động trên đường nằm ngang, đầu của xe A gắn một lò xo nhẹ. Đặt
hai xe sát vào nhau để lò xo bị nén rồi sau đó buông tay thì thấy hai xe chuyển động ngược chiều nhau.
Quãng đường xe A đi được gấp 4 lần quãng đường xe B đi được (tính từ lúc thả đến lúc dừng lại). Cho
rằng lực cản tỉ lệ với khối lượng của xe. Xác định tỉ số khối lượng của xe A và xe B?
ĐS:

m1
= 0, 5 .
m2

Bài 9.Hai quả cầu trên mặt phẳng ngang, quả I chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm với quả cầu
II đang đứng yên. Sau va chạm hai quả cầu cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu I với vận tốc
2m/s. Tính tỷ số khối lượng hai quả cầu.
r r
r r
r
r
v1 − v01
v2 − v02

r
r
= −m2
HD: Định luật III Niutơn: F12 = − F21 ⇔ m1a1 = −m2 a2 ⇔ m1
. Các véctơ cùng
∆t
∆t
hướng. Chiếu lên hướng chuyển động: m1(v1 - v01) = -m2(v2 - v02) thay vào ta có m1/m2 = 1.
Bài 10.Quả bóng có khối lượng 200 ( g) bay với vận tốc 72 ( km /h ) đến đập vào tường và bật trở lại với
vận tốc có độ lớn không đổi. Biết va chạm của bóng với tường tuân theo định luật phản xạ gương và
bóng đến tường dưới góc tới 30o , thời gian và chạm là 0, 05 ( s ) . Tính lực trung bình do tường tác dụng
lên quả bóng?
ĐS: 80 3 ( N ) .


Sáng kiến năm học 2015-2016

PHIẾU HỌC TẬP SỐ I – Tiết 2
Họ và tên:………………………………………………………Lớp:……………………
1,Nhận xét quãng đường viên bi lăn được trên máng nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng?
………………………………………………………………………………………………………………
2 Nếu máng 2 nằm ngang thì quãng đường viên bi lăn được như thế nào so với lúc đầu?
………………………………………………………………………………………………………………
3.Thực hiện thí nghiệm:thay máng 2 bằng những máng gỗ có độ nhẵn khác nhau(đặt nằm ngang) rồi cho
viên bi lăn từ máng 1 xuống .Hãy quan sát và nhận xét xem độ dài quãng đường viên bi lăn được phụ
thuộc như thế nào vào độ nhẵn của máng gỗ?Nếu máng gỗ rất nhẵn(bỏ qua ma sát)đặt nằm ngang thì
viên bi chịu tác dụng của những lực nào? Chuyển động như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ II – Tiết 2
Họ và tên:………………………………………………………Lớp:……………………

1. Khi hợp lực tác dụng vào vật khác không thì vật chuyển động có gia tốc.Vậy gia tốc đó phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
………………………………………………………………………………………………………………
2.Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng những yếu tố trên và rút ra nhận xét:
HD: +dùng một lò xo và các quả cân trọng lượng khác nhau
+dùng các lò xo có độ cứng khác nhau và một quả cân
PHIẾU HỌC TẬP SỐ III – Tiết 3
Họ và tên:………………………………………………………Lớp:……………………
Đọc các ví dụ trong mục 1. Sự tương tác giữa các vật và cho biết:
+Trong tương tác giữa quả bóng tennit và bề mặt vợt :lực nào làm cho quả bóng bay đi?lực nào làm cho
mặt vợt bị biến dạng
………………………………………………………………………………………………………………
+Hai người trượt băng đứng sát nhau.Người Adùng tay đẩy người B: lực nào làm người A và người B
thay đổi chuyển động
………………………………………………………………………………………………
+So sánh lực tương tác giữa hai vật trong từng ví dụ về: thời điểm xuất hiện,mất đi,điểm
đặt,phương,chiều
………………………………………………………………………………………………………………


Sáng kiến năm học 2015-2016

CHỦ ĐỀ “CÁC ĐỊNH LUẬT CHẤT KHÍ”- VẬT LÝ 10
A. Ý tưởng Sư phạm về Tiến trình dạy học cho Chủ đề
1. Đề xuất vấn đề
Trong tiết 1: giáo viên có thể giao cho học sinh trình bày cách làm phồng quả bóng bàn bị bẹp và
giải thích.
Học sinh có thể làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh về cách làm và thống nhất
cách giải thích tại sao với cách làm của mình thì quả bóng bàn lại có thể lấy lại hình dạng ban đầu.
Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày và thảo luận về các cách làm quả bóng bàn phồng trở

lại. Quá trình thảo luận làm bộc lộ các thông số đặc trưng cho trạng thái của một khối lượng khí là nhiệt
độ, áp suất và thể tích.
Từ kết quả báo cáo, thảo luận phát hiện vấn đề cần giải quyết là: Các thông số trạng thái của
một khối lượng khí có mối liên hệ gì với nhau hay không? Nếu có thì mối quan hệ đó như thế nào?
2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi phát hiện được vấn đề cần giải quyết, giáo viên và học sinh sẽ đề xuất để giải quyết vấn
đề đó. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận về giải pháp nhằm xác định mối quan hệ (nếu có)
giữa các thông số nhiệt độ, áp suất, thể tích của một khối lượng khí.
Học sinh có thể thảo luận với bạn bên cạnh hoặc theo nhóm. Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình
bày trên bảng phụ hoặc giấy A0.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận về giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt
ra. Từ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên giúp học sinh nhận thấy là cần phải lần lượt cho một số
thông số không đổi và khảo sát mối quan hệ giữa hai thông số còn lại. Có thể tìm hiểu tài liệu trước rồi
làm thí nghiệm kiểm tra hoặc ngược lại.
3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đề xuất các giải pháp, giáo viên và học sinh bắt đầu thực hiện các biện pháp để giải
quyết vấn đề. Giáo viên giao cho học sinh nghiên cứu tài liệu về mối quan hệ giữa các thông số trạng
thái ở nhà để chuẩn bị báo cáo vào tiết học tiếp theo. GV giao cho mỗi nhóm học sinh báo cáo về một
mối quan hệ giữa hai thông số.
Học sinh nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài báo cáo về mối quan hệ giữa hai thông số được giao.
Hình thức báo cáo có thể trinhg chiếu bằng máy tình qua phần mềm Powerpoint hoặc trên tờ giấy A0.
Trong tiết 2: giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận. Kết quả báo cáo và thảo luận của học
sinh nêu ra được các mối quan hệ P-V; P-T; V-T.
Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm nhằm kiểm tra lại các kết quả trên.
Sau đó, giáo viên nhận xét về kết quả nghiên cứu của học sinh, thống nhất phương án chung là
phải tiến hành đo các đại lượng để nghiệm lại mối quan hệ của chúng.
4. Hợp thức hóa kiến thức
Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu tài liệu hướng dẫn để chuẩn bị tiến hành các thí nghiệm
nhằm nghiệm lại mối quan hệ giữa các thông số trạng thái trong tiết 3.
Trong tiết 3: học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Giáo viên phân công cho mỗi nhóm thực hiện

một bài thí nghiệm, khác với mối quan hệ đã được phân công tìm hiểu tài liệu và trình bày ở tiết 2.
Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm theo nhóm và thảo luận về các kết quả thu được.


×