Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.22 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
------------------

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
------------------

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ths. PHẠM THỊ KIM PHƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự sơ thẩm và thực tiễn thực hiện tại TAND quận Gò Vấp,
TP.HCM”, trước hết tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy, cô khoa
Luật tiền thân là khoa Kinh tế và Luật Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và làm
báo cáo thực tập.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến - người thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị cán bộ Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc trong suốt quá trình tôi thực
tập tại đơn vị.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn

Ths. PHẠM THỊ KIM PHƯỢNG



Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CTSCTTKHN

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

BLDS

Bộ luật Dân sự

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

NLHVDS

Năng lực hành vi dân sự

Tòa án

Tòa án


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân


MỤC LỤC


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Khi tính đến chuyện hôn nhân ai cũng mong muốn có được hôn nhân viên
mãn, một cuộc sống gia đình hạnh phúc.Trong cuộc sống gia đình, yếu tố tình
cảm luôn được đưa lên vị trí hàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc
tài sản. Nhưng không thể tránh khỏi việc phát sinh các vấn đề vướng mắc, mâu
thuẫn trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung và tới lúc này các
tranh chấp về tài sản mới được đặt ra. Tùy theo mức độ khác nhau của sự việc mà
họ có thể yêu cầu ly hôn hoặc chỉ yêu cầu chia tài sản chung mà không phải ly
hôn. Quan hệ tài sản của vợ chồng hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến đời
sống gia đình, cụ thể là việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
(CTSCTTKHN). Vì vậy, pháp luật cần có những chế định tương ứng phù hợp để
điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, chế định chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân được quy định tại Điều 38 đến Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình
(Luật HN&GĐ) năm 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết thi hành Luật
Hôn nhân và gia đình (Nghị định 126/2014/NĐ-CP). Về ý nghĩa xã hội, gia đình
là biểu hiện mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa các
thành viên trong gia đình. Còn theo ý nghĩa pháp lý thì HN&GĐ là một ngành
luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, với nhiệm vụ điều chỉnh các
mối quan hệ HN&GĐ về nhân thân và tài sản. Vậy vấn đề CTSCTTKHN được

pháp luật Việt Nam quy định như thế nào và thực tiễn áp dụng các quy định này
trong cuộc sống ra sao? Với mong muốn góp một phần nhỏ nhằm làm sáng tỏ
thắc mắc trên và tìm hiểu sâu hơn thực tiễn CTSCTTKHN. Đó là lý do sinh viên
chọn đề tài: “Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp này sẽ góp phần hệ thống hóa lại
những vấn đề lý luận cơ bản về CTSCTTKHN. Đặc biệt, chuyên đề sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn và có những đánh giá khách quan về thực tiễn áp dụng pháp
luật trong việc CTSCTTKHN diễn ra như thế nào? Cũng như, nêu lên các ưu
điểm và những mặt còn hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay. Từ
đó, kiến nghị một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc đưa pháp
luật vào thực tế đời sống.

1.3

Phạm vi nghiên cứu

Một vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết, tư vấn các vụ việc về chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại một số TA quận (huyện) và
Công ty Luật hợp danh Sài Gòn Việt Nam.

1.4


Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. Từ đó, hiểu
rõ hơn, có những đánh giá đúng đắn và đưa ra những kiến nghị phù hợp đối với
việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

1.5

Kết cấu của chuyên đề

Gồm 5 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Lý luận chung về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Phần 3: Một số vấn đề thực tiễn về chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân.
Phần 4: Một số kiến nghị và giải pháp.
Phần 5: Kết luận.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

PHẦN 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG

TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
2.1

Khái quát về chia tài sản chung trong thời kỳ

hôn nhân
2.1.1


Khái niệm chung

Trong đời sống gia đình, các vấn đề về liên quan đến nhu cầu cầu vật chất
và tinh thần của các thành viên, cũng như nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ
chồng; chăm sóc, nuôi dưỡng con cái luôn được đặt lên hàng đầu. Đòi hỏi phải
có một khối tài sản để đảm bảo cho cuộc sống chung của vợ chồng được ổn định.
Vì vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định về tài sản chung của vợ chồng
để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng cũng như các chủ thể có liên quan.
Theo đó, chế độ tài sản sản chung của vợ chồng được hiểu như sau:
Chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng thể các quy phạm pháp luật
điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng bao gồm các quy định về căn cứ xác
lập tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản
riêng; các trường hợp về nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật.1
Theo Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp được quy định tại
Khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

1Nguyễn Văn Cừ, Luận án tiến sĩ “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam”.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo

đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản tài sản mà vợ chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.”
Như vậy, dựa vào nguồn gốc, thành phần của tài sản cũng như thời điểm
phát sinh mà pháp luật hiện hành đã dự liệu, chúng ta có thể nêu lên các căn cứ
để xác định tài sản chung của vợ chồng như: tài sản vợ chồng tạo ra, thu nhập
hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản vợ chồng được thừa kế,
tặng cho chung; tài sản được vợ chồng thoả thuận là tài sản chung, tài sản không
chứng minh được là tài sản chung. Bên cạnh đó quyền sử dụng đất mà vợ chồng
có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng phát
sinh trong thời kỳ hôn nhân, từ khi họ đăng ký kết hôn cho đến khi hôn nhân
chấm dứt (ly hôn, vợ hoặc chồng chết, mất tích...).
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, đây là hình
thức sở hữu mà theo Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định “là sở hữu
chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định
đối với tài sản chung.”2 Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng cùng nhau tạo
lập xây dựng khối tài sản chung này và cả hai có quyền ngang nhau trong việc sử
dụng, quản lý, định đoạt khối tài sản này, đồng thời cũng không thể xác định
được tài sản nào của vợ tài sản nào của chồng. Vì vậy, cả hai đều có các quyền
lợi và nghĩa vụ ngang nhau đối với khối tài sản chung này.3
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vợ chồng vẫn có thể tự thỏa thuận
chia tài sản chung này hoặc nhờ đến Tòa án (TA) giải quyết trên cơ sở hôn nhân
hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và phải đảm bảo không đi ngược lại với quy
định về tài sản chung của vợ chồng.

2 Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2005, Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
3 Khoản 2 Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.



Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Hiện nay, pháp luật HN&GĐ hiện hành có quy định một số trường hợp
chia tài sản chung của vợ chồng như: chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn,
CTSCTTKHN, chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết hoặc TA
tuyên bố đã chết. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong đời sống hiện nay về quan
hệ gia đình cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ chồng về tài sản.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này sẽ tìm hiểu rõ hơn về chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn.
Trên thực tế, nhiều trường hợp vợ chồng không muốn ly hôn nhưng chỉ
muốn chia tài sản chung nhằm mục đích nào đó. Việc chia tài sản chung này dù
là thỏa thuận riêng của vợ chồng tuy nhiên vẫn có những tranh chấp phát sinh đòi
hỏi cần có sự quy định của pháp luật điều chỉnh. Xuất phát từ tình hình thực tế
trên, từ Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận về chế định CTSCTTKHN. Đến
Luật HN&GĐ năm 2000 và gần đây nhất là Luật HN&GĐ năm 2014 chế định
này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Có thể định nghĩa CTSCTTKHN là việc chuyển một hoặc nhiều tài sản
vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Đây
không phải là việc chia tài sản theo nghĩa thông thường, tức là chấm dứt tình
trạng sở hữu chung theo phần bằng cách phân hẳn cho người này hoặc người nọ
một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc sở hữu chung như thế nào để tổng giá trị tài sản
chia cho một người ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản
được đem chia. Vì vậy, khi chia vợ chồng có thể thỏa thuận người này hoặc
người kia nhận được nhiều tài sản, dù trên thực tế công sức đóng góp của người
nhận nhiều tài sản vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung không tương
xứng với giá trị của số tài sản được nhận.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2.1.2


Điều kiện để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo Khoản 1 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong thời kỳ hôn
nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ
trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, để chia tài sản chung theo quy định về CTSCTTKHN đòi hỏi
hôn nhân giữa vợ, chồng phải vẫn còn tồn tại và cuộc hôn nhân đó phải được
pháp luật thừa nhận. Hiện nay, có hai trường hợp hôn nhân được pháp luật nước
ta thừa nhận là hôn nhân hợp pháp và hôn nhân thực tế.
Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,
thực hiện đúng các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn theo quy định của pháp
luật hiện hành. Đối với hôn nhân thực tế hiện nay chưa có Nghị quyết mới hướng
dẫn theo luật mới. Tuy nhiên ở Khoản 3, Nghị quyết số 35/2000/QH10 thi hành
Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định thì hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ
sống chung như vợ chồng trước ngày 03/07/1987 - ngày Luật HN&GĐ năm
1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn được khuyến khích đăng ký kết hôn, ở
đây pháp luật chỉ khuyến khích mà không bắt buộc đối với các trường hợp. Còn
những trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 03/07/1987 đến
trước ngày 01/01/2000 thì buộc phải đăng ký kết hôn trong hai năm chậm nhất là
trước ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực - ngày 01/03/2003. Nếu sau thời
gian quy định trên vẫn không thực hiện đăng ký kết hôn thì hôn nhân của họ sẽ
không được pháp luật thừa nhận. Ngoài hai trường hợp trên, nam nữ sống chung
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật hoàn toàn không thừa
nhận là hôn nhân.
Tóm lại, việc hôn nhân được pháp luật thừa nhận là điều kiện cần có khi
vợ, chồng muốn chia tài sản theo quy định về CTSCTTKHN. Còn các trường
hợp hôn nhân không được pháp luật công nhận thì về quan hệ tài sản sẽ được giải
quyết theo con đường thỏa thuận hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật
HN&GĐ hiện hành.



Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.2

Các trường hợp chia tài sản chung trong thời

kỳ hôn nhân
Quy định về CTSCTTKHN ở Luật HN&GĐ năm 2014 không còn liệt kê
cụ thể những trường hợp được thực hiện CTSCTTKHN như Luật HN&GĐ năm
2000 nữa. Quy định như vậy đã góp phần giúp cho chế định này không còn bị
quá gò bó, đóng khung như trước nhằm hướng tới sự tự thỏa thuận của vợ chồng
một cách toàn diện. Đồng thời, tại Điều 36 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng có
thêm quy định về trường hợp tài sản chung được đưa vào kinh doanh. Theo đó,
vợ hoặc chồng có thể tự mình thực hiện các giao dịch trong kinh doanh bằng tài
sản chung khi đã có sự thỏa thuận cụ thể bằng văn bản với người còn lại. Quy
định này được tách ra từ các trường hợp về CTSCTTKHN mà Luật HN&GĐ
năm 2000 trước đây quy định.4Như vậy, dù không còn quy định liệt kê các trường
hợp cụ thể nhưng trong thực tiễn áp dụng pháp luật có vẻ như Luật HN&GĐ hiện
hành vẫn tiếp tục kế thừa pháp luật trước đây làm cơ sở cho việc thực hiện
CTSCTTKHN. Ở đây, tác giả tạm chia một số trường hợp vợ chồng được
CTSCTTKHN như sau5:
Đầu tư kinh doanh riêng: Do nhu cầu công việc thực tế có thể là thành lập
doanh nghiệp riêng, góp vốn vào doanh nghiệp khác hoặc thực hiện một dự án
kinh doanh nào đó... Đòi hỏi vợ, chồng phải được tự chủ về khối tài sản nhất
định để nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Vì vậy, việc
CTSCTTKHN sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu kinh doanh và quyền tự do kinh
doanh của vợ, chồng. Ngoài ra còn đảm bảo cho đời sống gia đình được ổn định
tránh được những khó khăn do việc kinh doanh của vợ, chồng gây ra.

Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: Theo Khoản 1 Điều 285 BLDS năm
2005 thì nghĩa vụ dân sự là việc bên có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm
vì lợi ích của bên có quyền. Những nghĩa vụ dân sự này có thể là việc bồi thường
4 Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
5 Nguyễn Văn Cừ và các tác giả (2012), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Công an nhân dân,
tr.152-153. Ngô Thị Hường (2010), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Giáo dục Việt Nam,
tr.113-114.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
thiệt hại cho người khác, trả các khoản nợ cho chủ nợ hoặc cấp dưỡng, nuôi
dưỡng cho con riêng hay ai đó... mà vợ hoặc chồng phải thực hiện. Nghĩa vụ dân
sự riêng đó có thể là nghĩa vụ đang hiện hữu hoặc sẽ hình thành trong tương lai.
Như vậy, khi một bên vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ riêng mà không có
tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ thì việc chia tài sản chung sẽ giúp họ
thực hiện được các nghĩa vụ cần làm mà không phải vay mượn từ nên ngoài. Và
quyền về tài sản của người thứ ba trong việc thực hiện nghĩa vụ này cũng được
bảo vệ hơn.6
Lý do chính đáng khác: Những lý do chính đáng để CTSCTTKHN đối với
mỗi tình huống là khác nhau, có thể là do mâu thuẫn trong hôn nhân nên vợ
chồng dù không ly hôn nhưng không còn sống cùng nhau nữa hoặc đi làm ăn xa
trong thời gian dài, một người bị tuyên bố mất tích mà người còn lại cần có tài
sản riêng để chủ động thực hiện các công việc trong cuộc sống...Tuy nhiên,
CTSCTTKHN là thỏa thuận riêng của vợ chồng nên việc xác định lý do chia tài
sản có chính đáng hay không chỉ được đánh giá khách quan khi vợ chồng không
tự thòa thuận được và yêu TA giải quyết.

2.3

Nội dung của chế định chia tài sản chung


trong thời kỳ hôn nhân
2.3.1

Mục đích hướng tới của việc chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân
Việc CTSCTTKHN giúp cho vợ chồng có thể độc lập về tài sản sau khi
chia mà vẫn không làm thay đổi các quan hệ nhân thân trong gia đình. Đây được
xem là một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp cũng như để
thực hiện các nghĩa vụ riêng của vợ, chồng một cách chủ động hơn, đạt được
hiệu quả nhanh chóng hơn. Đồng thời, chế định này cũng đảm bảo được quyền
lợi cho người thứ ba khi tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ
chồng. Nên vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chia cho người cần
nhiều tài sản để thực hiện các công việc, nghĩa vụ của người này.
6 Ngô Thị Hường (2010), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.114.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Bên cạnh đó, việc CTSCTTKHN như vậy cũng được áp dụng trong
trường hợp những cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn bất hòa trong hôn nhân không
thể cùng nhau quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung nữa, nhưng vì con
cái, địa vị xã hội... mà không thể ly hôn được.
2.3.2

Điều kiện tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

nhân
Điều kiện về hình thức: Luật HN&GĐ hiện hành quy định việc
CTSCTTKHN do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu

TA giải quyết7,bao gồm chia tài sản theo thỏa thuận và chia tài sản bằng con
đường tư pháp.
Chia tài sản theo thỏa thuận: Theo Khoản 2 Điều 38 Luật HN&GĐ năm
2014 thì: “Thỏa thuận về chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này
được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi vợ chồng đã thỏa thuận được số tài sản chia cho mỗi bên bao nhiêu
cũng như cách chia như nào... thì họ phải lập thành văn bản ghi nhận sự việc thỏa
thuận đó, tránh những mâu thuẫn về sau. Còn việc có công chứng văn bản thỏa
thuận chia tài sản chung hay không Luật không quy định buộc phải thực hiện. Vợ
chồng có thể lựa chọn công chứng để đảm bảo tính chính xác cho văn bản, không
bị xâm phạm quyền lợi của mỗi bên.
Chia tài sản bằng con đường tư pháp:
Theo Khoản 1 Điều 38 Luật HN&GĐ 2014: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ
chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường
hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Đây là tình huống được pháp luật dự liệu cho trường hợp vợ chồng không
tự thỏa thuận được trong việc chia tài sản chung. Không thỏa thuận có thể là
không thỏa thuận được trong việc xác định khối tài sản chia, cách chia hay thậm
chí là không thỏa thuận được là có nên CTSCTTKHN hay không, khi mà chỉ có
7 Ngô Thị Hường (2010), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.114-115.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
một bên thấy việc chia tài sản chung là cần thiết. Trong trường hợp vợ hoặc
chồng bị tuyên bố mất tích, vắng mặt, không nhận thức được hành vi thì việc tự
thỏa thuận để CTSCTTKHN là không thể tự quyết định và thực hiện nên cần có
TA để giải quyết.
Theo Khoản 3 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong trường hợp vợ,
chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo

quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Và khi vợ hoặc chồng hay từ cả vợ lẫn chồng yêu cầu TA giải quyết
CTSCTTKHN, TA sẽ thực hiện việc chia này theo nguyên tắc giải quyết tài sản
của vợ chồng khi ly hôn quy định ở Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014. Phán
quyết của TA khi có hiệu lực, thì việc CTSCTTKHN sẽ đảm bảo được tính minh
bạch, công bằng. Đồng thời, quyền lợi của vợ chồng, những người có liên quan
không bị xâm hại và việc tuân thủ thực hiện cũng được đảm bảo.
Điều kiện về nội dung gồm: ấn định khối tài sản chung đem chia và cấu
tạo các phần tài sản được chia.
Về ấn định khối tài sản chung đem chia:
Đối với trường hợp vợ chồng có thể tự thỏa thuận được việc chia tài sản
chung thì việc ấn định về khối tài sản chung đem chia đó đã thực sự không quá
khó khăn. Lúc này, họ tự do xác định nội dung của khối tài sản chung này là khối
tài sản chung đem chia là bao nhiêu, bao gồm những loại tài sản nào, chia bao
nhiêu chia toàn bộ khối tài sản chung hay chỉ chia một phần... theo ý mình.
Ngược lại, việc ấn định khối tài sản chung đem chia này gặp phải những
khó khăn nhất định, nếu việc CTSCTTKHN phải đưa ra TA giải quyết khi mà vợ
chồng không đạt được sự thỏa thuận. Như trong trường hợp, vợ chồng đều muốn
chia tài sản chung nhưng người muốn chia toàn bộ, người chỉ muốn chia một
phần hay người muốn chia những tài sản này, người kia lại không đồng ý. Tương
tự với trường hợp chỉ có một bên muốn chia tài sản chung mà thôi và lý do đưa
ra là hoàn toàn chính đáng. Lúc này, do giữa vợ chồng có mâu thuẫn về việc xác
định tổng số lượng, giá trị tài sản đem chia là bao nhiêu, nên có thể khi đưa ra TA


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
giải quyết thì vợ, chồng mỗi người lại đưa ra con số khác nhau về số tài sản đem
chia. Từ đó, Thẩm phán có thể gặp phải một số khó khăn trong việc xác định
tổng số tài sản thực sự mà vợ chồng đem chia là bao nhiêu cũng như những loại
tài sản nào đem chia để thực hiện chia tài sản cho phù hợp. Việc CTSCTTKHN

bằng con đường tư pháp được pháp luật dự liệu trong trường hợp vợ chồng đã
thỏa thuận được về nội dung khối tài sản chia nhưng không thỏa thuận được về
cách chia. Thẩm phán sẽ áp dụng nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi
ly hôn trong việc quyết định chia tài sản chung như thế nào trong trường hợp này
là dựa trên công sức đóng góp của vợ chồng.
Về cấu tạo các phần tài sản được chia: Vấn đề xác định cấu tạo các phần
tài sản được chia chỉ đặt ra sau khi đã giải quyết xong việc ấn định khối tài sản
chung đem chia.
Đối với trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận được việc CTSCTTKHN,
cũng như việc ấn định khối tài sản chung đem chia, vấn đề xác định cấu tạo của
tài sản được chia cho mỗi bên vợ, chồng cũng được Luật để mở, chủ yếu là dựa
trên sự thỏa thuận của hai bên. Các nguyên tắc về bình đẳng hiện vật và giá trị
trong chia tài sản chung, chi phối việc chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần
không nhất thiết được áp dụng cho việc CTSCTTKHN. Tuy nhiên, việc vợ chồng
có còn chung sống với nhau trên thực tế sau khi chia tài chung trong thời kỳ hôn
nhân hay không? Hay việc vợ chồng thực hiện CTSCTTKHN là nhằm mục đích
nào cũng như trong từng hoàn cảnh cụ thể ra sao mà cấu tạo của phần tài sản
được chia là không giống nhau.
Nếu như vợ chồng không còn chung sống trên thực tế, như trong hoàn
cảnh họ có những mâu thuẫn không hàn gắn được, nhưng vì lý do nào đó mà
không thể ly hôn. Đối với tình huống này, việc CTSCTTKHN chỉ mà một hình
thức để họ có thể “giải thoát” cho nhau về mặt tài sản mà không cần phải thông
qua biện pháp ly hôn. Nên cấu tạo tài sản được chia lúc này sẽ như trong ly hôn,
tức là số tài sản sau khi chia của vợ, chồng sẽ được phân định rạch ròi theo thỏa
thuận của hai bên, mối quan hệ giữa vợ chồng đến đây chỉ khác với ly hôn ở chỗ
hôn nhân về pháp lý của họ vẫn còn tồn tại. Ngược lại, nếu vợ chồng vẫn còn


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
chung sống thực tế như trước khi CTSCTTKHN hay mục đích chia tài sản chung

nhằm thuận lợi cho việc kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ riêng...Vợ chồng sẽ thỏa
thuận xác định cấu tạo khối tài sản chia sao cho phù hợp nhất giúp vợ hoặc
chồng có được khối tài sản cần thiết để phục vụ mục đích chia tài sản của mình.
Ví dụ như vợ chồng A, B có hai căn nhà, một căn mặt tiền, căn còn lại nằm trong
hẻm. Hiện nay, anh A cần mở một công ty để làm ăn kinh doanh riêng mà không
ảnh hưởng đến đời sống gia đình, nên vợ chồng anh chị thực hiện CTSCTTKHN
để anh A có thể chủ động trong kinh doanh. Theo đó, số tài sản anh A được chia
gồm 500 triệu và căn nhà mặt tiền để anh làm mở cửa hàng giúp thuận lợi cho
việc kinh doanh. Như tình huống trên, việc vợ chồng anh chị thực hiện
CTSCTTKHN là để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Nên cấu tạo tài sản mà
anh A được chia trong trường hợp này được vợ chồng anh thỏa thuận chia sao
cho tạo thuận lợi trong việc kinh doanh riêng của anh A. Tuy nhiên, trên thực tế
vấn đề mục đích thực sự của việc CTSCTTKHN của mỗi cặp vợ chồng là không
thể dự liệu một cách tuyệt đối được. Chính vì vậy, đối với vấn đề xác định cấu
tạo các phần tài sản mà mỗi bên được chia trong chế định CTSCTTKHN được
các nhà làm luật để “mở” và cho phép vợ chồng được tự thỏa thuận với nhau.
Đó là khi vợ chồng có thể tự thỏa thuận được việc chia tài sản chung. Còn
khi có những tranh chấp không thể tự thỏa thuận, vợ chồng phải yêu cầu TA giải
quyết, thì như đã nói ở những phần trên TA sẽ xác định cấu tạo các phần tài sản
được chia theo nguyên tắc về giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Trên cơ sở bình đẳng về hiện vật, giá trị tài sản chung cũng như những lý do
chính đáng mà mỗi bên vợ, chồng đưa ra; những lập luận, chứng cứ chứng minh
của các bên về nguồn gốc tài sản, các nhu cầu trong cuộc sống... Từ đó, TA sẽ
đưa quyết định về chia cho mỗi bên số tài sản là bao nhiêu và bao gồm những tài
sản gì cho phù hợp nhất, đảm bảo quyền lợi của vợ, chồng và các đối tượng có
liên quan.
2.3.3

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong


thời kỳ hôn nhân
Theo Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
“Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân:
1. Thời điểm có hiệu của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ
chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định
thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính kể từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch
liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản
chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức
mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản
chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật.
4. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước
thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Về thời điểm có hiệu lực của việc CTSCTTKHN trong Luật HN&GĐ
năm 2014 nhìn chung không có thay đổi so Luật HN&GĐ năm 2000. 8 Chủ yếu ở
Luật HN&GĐ năm 2014 nhấn mạnh thêm đối với việc chia tài sản chung có các
giao dịch liên quan đến loại tài sản đòi hỏi phải tuân theo hình thức nhất định, thì
hiệu lực của việc chia tài sản chung ấy sẽ bắt đầu từ thời điểm việc thỏa thuận
tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.9
Bên cạnh đó, quy định về các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng
với bên thứ ba đã phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực thì
vẫn được thực hiện như thời điểm chưa chia. Như vậy, quyền lợi của các bên
trong mối quan hệ với những cặp vợ chồng có yêu cầu CTSCTTKHN sẽ được


8 Điều 7 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
9 Khoản 2 Điều 39 Hôn nhân và gia đình năm 2014.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
đảm bảo thực hiện. Hạn chế được những trường hợp lợi dụng việc CTSCTTKHN
để trốn tránh trách nhiệm.
Ngoài ra, các quy định về xác định thời hiệu còn lại vẫn kế thừa Luật
HN&GĐ năm 2000. Góp phần giúp cho quá trình thực hiện thỏa thuận
CTSCTTKHN được các bên đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, cũng
như hạn chế các trường hợp tranh chấp về thời điểm phát sinh hiệu lực của vợ
chồng.
2.3.4

Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

nhân
Về quan hệ nhân thân:
Ngay từ trong câu chữ Luật đã quy định là chia tài sản chung “trong thời
kỳ hôn nhân”. Ở đây, nhà làm luật muốn nhấn mạnh rằng việc chia tài sản chung
này xảy ra khi hôn nhân còn tồn tại. Tức là, trừ quan hệ về tài sản thì các mối
quan hệ khác giữa vợ chồng, bao gồm cả quan hệ về nhân thân vẫn không thay
đổi so với thời điểm trước khi việc CTSCTTKHN có hiệu lực. Chỉ khi nào vợ
chồng ly hôn, vợ hoặc chồng chết thì quan hệ nhân thân mới thực sự chấm dứt về
mặt pháp lý. Do đó, mọi quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng như: chung thủy,
chăm sóc giúp lẫn nhau, chăm sóc con cái, cấp dưỡng quyền chung sống với
nhau tại một nơi, quyền được thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết
trước...vẫn luôn tồn tại từ trước cũng như sau thời điểm vợ chồng thực hiện
CTSCTTKHN. Vì vậy, việc CTSCTTKHN không đồng nghĩa là quy định về ly

thân như cách hiểu thông thường trong xã hội. 10 Còn sau khi chia tài sản chung,
vợ chồng còn sống chung trên thực tế hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh khác
nhau cũng như ý muốn riêng của mỗi cặp vợ chồng và hoàn toàn do họ quyết
định. Trên thực tế, những trường hợp vợ chồng sau khi CTSCTTKHN mà họ
sống riêng cũng không phổ biến. “Đa số các trường hợp, sau khi chia tài sản

10 Nguyễn Văn Cừ và các tác giả (2012), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Công an nhân dân,
tr.Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân”, Tạp chí Luật học, Số 6/2002, tr.22.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
chung vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau, cùng nhau chăm lo đời
sống chung của gia đình phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của bản thân.”11
Về quan hệ tài sản:
Số tài sản chung mà vợ chồng đem ra thỏa thuận CTSCTTKHN có thể là
một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung12, tùy theo sự thỏa thuận của họ. Nếu
vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu TA giải quyết. “Việc chia một phần
tài sản chung có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với thực tiễn đời sống chung của vợ
chồng, bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ (chồng) đồng thời
vẫn đảm bảo được lợi ích chung của gia đình.” 13 Đây là điểm khác của Luật
HN&GĐ năm 2000 đã được Luật HN&GĐ năm 2014 kế thừa so với Điều 18
Luật HN&GĐ năm 1986: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên có yêu cầu và
có lí do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở
Điều 42 của Luật này” tức là chia tài sản như trong chế định ly hôn. Như vậy,
theo quy định tại Điều 18 này thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm dứt
kể từ thời điểm phán quyết của tòa có hiệu lực.
Theo Khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường
hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng

của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại
không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”. Như vậy, sau khi CTSCTTKHN
thì phần tài sản mà vợ, chồng nhận được bao gồm những tài sản hiện hữu được
chia từ khối tài sản chung và tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản
được chia trên. Các loại tài sản này đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng và
đương nhiên mỗi người có toàn quyền định đoạt với chúng. Ngoài ra, các tài sản
còn lại không chia cũng như các tài sản có được từ việc tặng cho, thừa kế chung
11 Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân”, Tạp chí Luật học, Số 6/2002, tr.22.
12 Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
13 Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân, Tạp chí Luật học”, Số 6/2002, tr.23.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
của vợ chồng sau thời điểm chia tài sản chung vẫn thuộc sở hữu chung của vợ
chồng. Chính vì vậy, CTSCTTKHN không đồng nghĩa với việc chế độ tài sản
chung sẽ chấm dứt như khi ly hôn, mà hai chế độ tài sản chung và riêng sẽ song
song tồn tại cùng nhau chi phối quan hệ tài sản của vợ chồng. Nguyên tắc này
được nhà làm luật nhấn mạnh và quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định
126/2014/NĐ-CP: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”. Như vậy, sau
thời điểm CTSCTTKHN có hiệu lực, những tài sản vẫn thuộc sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng bao gồm14:
Phần tài sản chung mà vợ chồng chưa chia;
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản chưa chia đó;
Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung sau khi
CTSCTTKHN. Vì hiện tại quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại nên theo Khoản 1 Điều
33 Luật HN&GĐ năm 2014, những tài sản mà vợ chồng được tặng cho, được
thừa kế chung là thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng;

Quyền sử dụng đất mà cả vợ chồng hoặc mỗi bên vợ chồng có được sau
khi CTSCTTKHN. Lúc này, quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, theo Khoản 1 Điều 33
Luật HN&GĐ năm 2014 “quyền sử dụng đất của vợ, chồng có được sau khi kết
hôn là tài sản chung” nên quyền sử dụng đất vẫn thuộc tài sản chung của vợ
chồng. 15
Tài sản mà vợ chồng làm ra sau thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu
lực như: tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng, tiền thưởng xổ số, tiền trợ
cấp... Vì theo Khoản 1, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 và Điều 9 Nghị định
126/2014/NĐ-CP thì đây là các loại tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng sau khi kết hôn. 16
14 Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân”, Tạp chí Luật học, Số 6/2002, tr.23-24.
15 Xem tiểu mục 3.2.4.
16 Xem tiểu mục 3.2.4.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Tại Khoản 2 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Thỏa thuận của
vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về
tài sản được xác lập trước đó giữa vợ chồng với người thứ ba”. Một lần nữa,
pháp luật HN&GĐ tiếp tục nhấn mạnh việc không thay đổi quyền và nghĩa vụ
giữa vợ chồng với người thứ ba có xác lập quan hệ tài sản trước đó. Qua đó, cho
thấy quyền lợi của người thứ ba liên quan luôn được pháp luật quan tâm và đảm
bảo thực hiện.
Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng quy định thêm: “Từ thời điểm việc chia
tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài
sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh của vợ hoạt chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.” 17 Vì vậy, cả vợ chồng phải
có nghĩa vụ chứng minh được về nguồn gốc phát sinh tài sản là có được từ tài sản

riêng. Ngược lại, những tài sản trên sẽ thuộc về tài sản chung của vợ chồng nếu
họ không có xác định được thuộc về tài sản riêng của riêng mình.
2.3.5

Chia tài sản chung bị vô hiệu

Khi quy định về chế định CTSCTTKHN, pháp luật chỉ cho phép vợ chồng
áp dụng chế định này trong trường hợp thực sự cần thiết vì lợi ích của gia đình,
của vợ chồng, các con cũng như những người thứ ba có liên quan. Chính vì mục
đích được đề ra đối với chế định này, nên khi có yêu cầu từ những người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì việc CTSCTTKHN có thể bị TA tuyên bố vô
hiệu trong một số trường hợp luật định như:18
Việc CTSCTTKHN gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình, con
cái đặc biệt là con chưa thành hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi
dân sự (NLHVDS)...

17 Khoản 3 Điều 13 Nghị định số126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014.
18 Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Hoặc việc CTSCTTKHN nhằm trốn tránh các nghĩa vụ như: nghĩa vụ
nuôi dưỡng, bồi thường thiệt hại, trả nợ...
Như vậy, khi có các chứng cứ chứng minh được rằng vợ chồng thực hiện
CTSCTTKHN có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích cũng như cuộc sống của các
thành viên khác trong gia đình như: con chưa thành niên, con đã thành niên mất
NLHVDS hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Hoặc việc chia tài sản chung này là để trốn tránh trách nhiệm mà vợ chồng phải
thực hiện. Đồng thời, khi có yêu cầu của người có liên quan gửi đến TA sẽ xem

xét sự việc và ra quyết định tuyên bố vô hiệu đối với việc CTSCTTKHN đó.
Pháp luật quy định như vậy sẽ giúp hạn chế việc lợi dụng chế định để này trốn
tránh trách nhiệm và gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống gia đình.
2.3.6

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời

kỳ hôn nhân
Dù đã thực hiện CTSCTTKHN, nhưng khi thấy thực sự cần thiết vợ chồng
có thể cùng nhau thỏa thuận để chấm dứt hiệu lực đối với việc chia tài sản chung
đã được thỏa thuận trước đó. Bên cạnh đó, Luật không nhấn mạnh về lý do chấm
dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Nên khi vợ chồng thỏa thuận chấm dứt
việc CTSCTTKHN thì lý do không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, để chấm
dứt việc CTSCTTKHN này phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng, trong trường
hợp nếu có một bên không đồng ý thì sẽ không thể chấm dứt hiệu lực của việc
CTSCTTKHN được.19
Khi vợ chồng muốn chấm dứt hiệu lực của việc CTSCTTKHN thì phải lập
thành văn bản, có thể công chứng theo yêu cầu của các bên tương tự như lúc thực
hiện CTSCTTKHN. Đối với những tài sản muốn nhập lại theo chế độ tài sản
chung nếu có các tài sản luật định phải đăng ký quyền quyền sở hữu, quyền sử
dụng như đất đai, nhà cửa... Vợ chồng phải thực hiện đăng ký quyền quyền sở
hữu, quyền sử dụng đối với các tài sản đó theo quy định ở Điều 34, Luật
HN&GĐ 2014. Ngoài ra, các tài sản khi được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ

19 Khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.


Một số vấn đề về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
chồng. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh trước thời điểm việc chấm dứt có hiệu
lực vẫn được pháp luật công nhận. 20 Nếu thực hiện CTSCTTKHN bằng con

đường tư pháp, để chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung thì thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được TA công nhận. 21 Tức là,
nếu khi việc CTSCTTKHN của vợ chồng được thực hiện bởi một bản án, quyết
định có hiệu lực của TA thì khi chấm dứt việc CTSCTTKHN đó cũng phải dựa
trên một bản án, quyết định chấm dứt hiệu lực của TA.

20 Khoản 3 Điều 41 Hôn nhân và gia đình năm 2014.
21 Khoản 4 Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.


×