ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LINH THỊ IN
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIEO ƢƠM CÂY SƠN TA
(Rhus succedanea L) TẠI XÃ TÂN AN HUYỆN CHIÊM HÓA
TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Nông lâm Kết hợp
Khoa
Khoá học
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LINH THỊ IN
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIEO ƢƠM CÂY SƠN TA
(Rhus succedanea L) TẠI XÃ TÂN AN HUYỆN CHIÊM HÓA
TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Nông lâm Kết hợp
Lớp
: K43 - NLKH
Khoa
: Lâm nghiệp
Khoá học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Lê Sỹ Trung
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
công trình được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 tới tháng 6 năm 2015.
Các kết quả và số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực.
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn
Ngƣời viết cam đoan
PGS. TS Lê Sỹ Trung
Xác nhận của giáo viên phản biện
Linh Thị In
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh
viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà
trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng
một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên kỹ thuật gieo ươm cây Sơn ta (Rhus succedanea L) tại xã Tân An
huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
PGS TS: Lê Sỹ Trung tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin
ơn đến các cán bộ xã Tân An và bà con trong xã đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Linh Thị In
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của chế độ che sáng .......... 26
Bảng 4.1: Kết quả về nảy mầm của hạt Sơn ta ở các công thức thí nghiệm .. 35
Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát số hạt nẩy mầm trong phân tích phương
sai một nhân tố ...................................................................................... 37
Bảng 4.3: Bảng phân tích phương sai một nhân tố về nẩy mầm của hạt cây
Sơn ta .................................................................................................... 39
Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp cho sinh trưởng về nẩy mầm của hạt cây Sơn ta
....................................................................................................................... 39
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng H vn của cây Sơn giai đoạn vườn ươm ở các
công thức thí nghiệm ............................................................................ 40
Bảng 4.6: Sắp xếp các chỉ số quan sát Hvn trong phân tích phương sai một
nhân tố ................................................................................................... 42
Bảng 4.7: Bảng phân tích phương sai một nhân tố của hỗn hợp ruột bầu tới
sinh trưởng chiều cao cây Sơn ta .......................................................... 44
Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp xi xj cho sinh trưởng về chiều cao vút ngọn
của cây Sơn ta ....................................................................................... 44
Bảng 4.9: Kết quả sinh trưởng D 00 của cây Sơn ta giai đoạn vườn ươm ......... 45
ở các công thức thí nghiệm ............................................................................. 45
Bảng 4.10: Sắp xếp các chỉ số quan sát đường kính cổ rễ trong phân tích
phương sai một nhân tố của cây Sơn ta ở giai đoạn vườn ươm ........... 47
Bảng 4.11: Bảng phân tích phương sai một nhân tố của hỗn hợp ruột bầu tới
sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Sơn ta .............................................. 49
Bảng 4.12: Bảng sai dị từng cặp xi xj cho sinh trưởng về đường kính cổ rễ
của cây Sơn ta ....................................................................................... 49
Bảng 4.13: Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Sơn ta ở các công thức thí nghiệm ... 50
iv
DANH MỤC MẪU BẢNG
Trang
Mẫu bảng 3.1: Bảng theo dõi số hạt nảy mầm .............................................. 26
Mẫu bảng 3.2: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố
......................................................................................................................... 30
Mẫu bảng 3.3: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA .................... 33
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Quả Sơn ta ...................................................................................... 34
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nẩy mầm của hạt Sơn ta ở các công thức thí
nghiệm................................................................................................... 36
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng H vn của cây Sơn ta ở các công thức
thí nghiệm ............................................................................................. 41
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng về đường kính cổ rễ (cm) của
cây Sơn ta ở các công thức thí nghiệm ........................................................... 46
Hình 4.5: Biểu đồ dự tính tỷ lệ (%) cây Sơn ta xuất vườn ở các công thức thí
nghiệm................................................................................................... 51
Hình 4.6: Cây Sơn ta ở các công thức thí nghiệm ......................................... 52
vi
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa ............................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .............................. 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ..................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................. 6
2.3. Ở Việt Nam ........................................................................................ 8
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu.......................................................... 9
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 9
2.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................... 14
2.5. Những thông tin về cây sơn ta ......................................................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................. 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu .................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 24
3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................ 24
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ............................................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 34
4.1. Kỹ thuật thu hái, tách hạt và kích thích nảy mầm của hạt cây Sơn ta . 34
vii
4.1.1. Kỹ thuật thu hái, tách hạt ra khỏi quả cây Sơn ta ......................... 34
4.1.2. Kết quả nghiên cứu về nảy mầm của hạt cây Sơn ta ở các công
thức thí nghiệm ....................................................................................... 35
4.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao của cây Sơn ta ở vườn ươm
................................................................................................................. 40
4.3. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Sơn ta
................................................................................................................. 45
4.4 . Đánh giá chất lượng cây con dự đoán tỉ lệ xuất vườn của cây Sơn ta
cuối thí nghiệm........................................................................................ 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 54
5.1. Kết luận ............................................................................................ 54
5.2. Khuyến nghị ..................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên vô giá của con người, có giá trị về kinh tế,
khoa học, quốc phòng, môi trường… Thế nhưng do tác động của con người
mà diện tích rừng ngày càng suy giảm về mặt số lượng, chất lượng. Việc tăng
lên về dân số, phát tiển nền công nghiệp đã gây ra những hậu quả khôn lường
cho nguồn tài nguyên rừng gây ra các hiện tượng thiên nhiên như sói mòn,
rửa trôi, hạn hán, biến đổi khí hậu, môi trường. Nhà nước cũng có nhiều
chính sách quam tâm đến rừng nhằm tăng diện tích rừng, phục vụ cho lợi ích
của xã hội.
Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay thì người ta quan
tâm phát triển rừng theo hướng kinh tế hơn, ít chú trọng đến những chức năng
khác của rừng. Những cây trồng chủ yếu là rừng sản xuất với mục đích kinh tế
có thời gian sinh trưởng ngắn như: keo, bồ đề … dẫn đến rừng trồng chưa phát
huy hết chức năng. Chúng ta cần quan tâm đến những cây lâm nghiệp có thể đáp
ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất trong công nghiệp cũng như phát huy tốt
những chức năng của rừng trồng. Cây trồng vừa có khả năng phòng hộ, giữ đất,
mà lại đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khí hậu điều kiện tự nhiên.
Cây Sơn ta có tên khoa học: Rhus succedanea L. thuộc họ Đào lộn hột:
Anacardiaceae (Lê Mộng Chân và cs, 2000) [3].
Một trong số cây trồng đang được gây giống và ứng dụng rộng rãi hiện
nay là Sơn ta là cây gỗ nhỏ, có thể cao 10 m. Cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt và
cho nhiều nhựa vào các tháng mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây
chịu được hạn cây sinh trưởng phát triển khá nhanh, cây 28 - 30 tháng tuổi đã
đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa. Sơn
ta là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm chính là cho ta nhựa dùng để sơn
2
dầu, đánh bóng đồ dùng mỹ nghệ. Cây sơn cho đều sản phẩm quanh năm, dao
động từ 1,8 kg tới 2,2kg/năm/cây, với mức giá tại vườn 300.000 đồng/kg thì
thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. Nhựa sơn có giá trị xuất khẩu cao sang một
số nước như Nhật Bản, Trung Quốc.
Yêu cầu sinh thái: Có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m.
Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp
nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C,
lạnh tới 4 - 50C.
Cây rụng lá về mùa đông, ưa sáng, sinh trưởng tốt nơi được chiếu sáng
đầy đủ, vỏ dày và cho nhiều nhựa mủ; Nắng làm tăng phẩm chất nhựa, chích
nhựa vào ngày nắng ráo thì nhựa sơn đỏ, đẹp và nhiều dầu.
Cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng mưa, độ
ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây chịu được hạn nhưng không chịu
được ngập úng.
Những năm gần đây, nhu cầu về nhựa Sơn ta trên thị trường trong nước
và xuất khẩu cao, kéo theo nhu cầu trồng cây Sơn ta trong thực tiễn rất lớn,
đặc biệt là những giống có năng suất nhựa cao và ổn định. Tuy nhiên, cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Sơn ta ở Việt Nam
thì chưa nhiều, hiện nay việc trồng cây Sơn ta vẫn mang tính chất tự phát của
người dân, chưa có nghiên cứu về chọn và nhân giống cây Sơn.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi thuộc khu vực đông bắc Việt Nam với địa
hình và khí hậu rất phù hợp để trồng phát triển cây sơn ta. Xuất phát từ những vẫn
đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây Sơn ta
(Rhus succedanea L) tại xã Tân An huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần tạo ra giống cây sơn ta đảm bảo số lượng và hạ giá thành,
đảm bảo chất lượng cao phục vụ trồng rừng.
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được nhiệt độ nước phù hợp nhất để kích thích hạt giống
cây Sơn ta trong gieo ươm.
- Xác định được công thức hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng tốt nhất đến
sinh trưởng của cây Sơn ta ở giai đoạn vườn ươm.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Trong quá trình thực hiện đề tài, thu thập số liệu giúp học hỏi thêm,
có thêm kinh nghiệm về thực tế, làm quen với thực tiễn sản xuất.
- Biết được phương pháp xử lý hạt giống, tạo hỗn hợp ruột bầu.
- Là cơ sở để đề xuất phương pháp tạo bầu, chăm sóc cây Sơn ta giai
đoạn vườn ươm.
- Biết được phương pháp theo dõi tỉ lệ nảy mầm, theo dõi tình hình sinh
trưởng của cây.
- Sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Là cơ sơ khoa học đề xuất kỹ thuật trong thu hái, chế biến hạt, tạo
cây con Sơn ta.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Là cơ sở cho công tác tạo giống cây, cung cấp cây giống cho trổng rừng
sản xuất với mục đích lấy nhựa cây Sơn ta.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Phương pháp nhân giống bằng hạt là phương pháp thường xuyên được
áp dụng nhất trong hoạt động sản xuất cây lam nghiệp vì nó đem lại hiệu quả
cao và dễ thực hiện. Công tác giống trong lâm nghiệp là vô cùng quan trọng.
Chất lượng của hạt giống bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như
thời tiết, tuổi cây, loài cây…cũng như việc thu hái, xử lý bảo quản của con người.
Tùy vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của từng loại giống cây khác
nhau mà có cách xử lý cây khác nhau. Để hạt giống có thể nảy mầm cần có
điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Việc xử lý kích thích hạt giống là tác động
đồng loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mầm mống sâu bệnh hại cũng
như kích thích hạt nảy mầm. Có rất nhiều phương pháp xử lý hạt giống như:
phương pháp vật lý, hóa học, cơ giới, tia phóng xạ, … Tuy nhiên phương pháp
kích thích hạt giống bằng vật lý được áp dụng nhiều hơn cả. Phương pháp này
vừa dễ thực hiện vừa không tốn nhiều chi phí, áp dụng được với nhiều loại hạt.
Quá trình nảy mầm chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra.
+ Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm hô hấp và đồng
hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và chuyển đến vùng sinh trưởng.
+ Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của tế bào làm cho rễ mầm
và chối mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm (Lương Thị Anh, Mai Quang
Trường, 2007)[1].
Sau khi kích thích hạt giống nảy mầm cần phải có môi trường nuôi
dưỡng cây tốt.
Theo bộ lâm nghiệp (1994) cây con được tạo ra ở vườn ươm phải đảm
bảo cây giống được lựa chọn có phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên,
5
khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của loài cây khác với chúng. Việc
chăm sóc cây trong vườn ươm sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây trong
tương lai. Các loài phân hóa học được sử dụng để chăm sóc cây thời gian
ngắn bón phân kết hợp với biện pháp lâm sinh nhổ cỏ, tưới nước phòng trừ
sâu bệnh thường xuyên để phát huy tối đa nọi lực của phân bón.
Theo Nguyễn Văn Sở, 2004[11]: thành phần hỗn hợp ruột bầu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng của sinh trưởng đến cây con trong
vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu phải đảm bảo các yêu cầu về sinh lý sinh hóa
giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Ngược lại nếu hỗn hợp ruột bầu
chứa nhiều chất khoáng nhưng cấu trúc đất nặng , khó thấm nước và thoát
nước cũng ảnh hưởng không tốt đến cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm: đất, phân bón và chất phụ gia để
đảm bảo điều kiện lý hóa của ruột bầu. Đất làm ruột bầu phải có khả năng
thấm nước tốt thành phần cơ giờ từ cát pha đến thịt nhẹ, PH trung tính không
mang mầm bệnh. Trong giai đoạn vườn ươm những yếu tố được đặc biệt quan
tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây
trồng.Thiếu nito cây không thể tồn tại. Mặc dù hàm lượng trong cây không
cao nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. (N) là thành phần quan
trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin từ axit amin tổng hợp nên tất cả các loại
protein trong cơ thể thực vật và không thể thay thế.
Nitơ có mặt trong axit nucleic tham gia vào cấu trúc vòng porphyril là
những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật.
Nói chung nito là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của
protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit , men,
nhiều loại viatamin tring cây như: B1, B2, B6… Nito thúc đẩy cây tăng
trưởng đâm nhiều chồi lá, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây
6
sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu
bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây.
Biểu hiện triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây sẽ đổ
ngã, nhiều sâu bệnh lá có mầu xanh đậm vò diệp lục được tổng hợp nhiều.
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá
trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước , thúc đẩy quá trình
sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc , ít đổ ngã,
chống sâu bệnh chịu hạn và rét. Nếu thiếu kali thì cây có biểu hiện về hình
thái rất rõ như lá hơi ngắn phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang
vàng, suất hiện những chấm đỏ, lá bị khô rồi rủ xuống.
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trinhd trao đổi năng lượng. Lân
làm tăng tính chịu lạnh của cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân
cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của
rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đủ lân sẽ tăng khả
năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua, kiềm.
Nếu thiếu lân kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá phồng cứng màu
xanh đậm, chuyển sang vàng than cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm.
Ngoài ra thiếu lân sẽ hạn chế sử dụng đạm.
Một vài loài cây lá kim khi thiếu lân lá cây sẽ đổi mầu xanh thẫm, tím.
Tím nâu hay đỏ. Loài cây lá rộng thiếu lân lá sẽ có mầu xanh đậm, sen kẽ các
vết nâu, cây sinh trưởng chậm.
Thừa K, lân gây tác hại nghiêm trọng như thừa nito (Trịnh Xuân Vũ,
1975; Viện thổ nhưỡng nông hóa 1998; Ekta Khurana and J.S Singh, 2006;
Thomas D. Landis, 1985) [13].
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
Trong những năm 1980 nhiều lớp tập huấn về cải thiện giống cây rừng
dưới sự bảo trợ của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) đã
7
được mở cho các nước đang phát triển. Năm 1925 ở Placervile thuộc bang
California đã thành lập trạm chọn giống cây rừng Edly (FAO, 1994) [9].
Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non,
Ekta và Singh (2000)[12] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ
rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con.
Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu một phân tích proteomic của quá
trình nảy mầm hạt giống cây Arabidopsis bằng cách sử dụng ecotype Landsberg
erecta ( Quốc Việt, 2010) [14].
Nghiên cứu về số lượng và kích cỡ hạt trái cây nảy mầm bằng gỗ tếch
(Tectona grandis L.) được tổ chức tại Mae Tha vườn giống, Mae Tha quận,
của Lampang tỉnh và phòng thí nghiệm hạt giống, Cục Lâm nghiệp Hoàng
gia, Bangkok.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing phương pháp điều trị hạt
giống nảy mầm của 10 loài cây lâm nghiệp, sau khi lưu trữ cho 1 năm, được
thực hiện nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm của những hạt giống bằng cách xem xét
giá trị nảy mầm. Năm presowing phương pháp điều trị khác nhau được sử
dụng, bao gồm cả cắt hạt giống vào cuối đối diện để rể nhỏ , ngâm hạt giống
trong conc. Axit sulfuric trong 15 phút, ngâm hạt trong nước sôi ở 98 0C và để
lại cho họ mát trong 24 giờ và kiểm soát ( Đỗ Phát, 2011) [15].
Bên cạnh đó trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón
giúp cho cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón còn giúp cây chống
chịu được với hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ
biến và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Thomas, 1985[13], chất lượng cây con có mối quan hệ logic với
tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể
hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách
duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
8
Nghiên cứu về nghề sơn và cây sơn, Kiến trúc sư Lisa Surprenant từ
Washington (Mỹ), một người rất mê sơn mài Việt Nam và đă học vẽ sơn mài
từ 7 năm trước, sau khi xem triển lăm đă phát biểu: “Việt Nam có một di sản
nghệ thuật vô cùng độc đáo, đó là sơn mài. Tôi đă từng thăm Nhật Bản, Trung
Quốc, Inđônêxia là những đất nước cũng có nghề sơn và cây sơn. Nhưng phải
nói rằng cây sơn Phú Thọ đă ban tặng cho các nghệ sĩ Việt Nam một chất liệu
có đặc tính hoàn toàn riêng biệt. Phú Thọ - một chấm nhỏ duy nhất trên bản
đồ thế giới. Thế mạnh đó lại được tâm hồn các nghệ nghệ sĩ Việt Nam nâng
lên thành một chất liệu hội họa độc đáo trên thế giới, mà Nhật Bản và Trung
Quốc chưa làm được. Các bạn hoàn toàn có quyền tự hào nếu tôn vinh sơn
mài là quốc họa của Việt Nam và đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới !” ( Nguyễn Hữu, 2012) [16].
2.3. Ở Việt Nam
Từ năm 1980 - 1985, Nguyễn Minh Đường [5] và nhiều tác giả khác
cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng
ở miền Đông Nam Bộ.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân
Quát (1985)[8] cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp
ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Công Đãng
(2000)[4] thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm
Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các công trình nghiên
cứu về kĩ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính
sách hợp lý của nhà nước.
Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri
Pierre), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [2] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là
thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi.
9
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng
của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn
Bình (2002) [2], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là
20*30 cm, đục 8 - 10 lỗ.
Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [7], khi gieo ươm cây Huỷnh liên
(Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5%
super lân và 0,1% vôi.
Theo Lê Văn Tri (2004) [10] có hai cách bón phân cho cây trồng: Bón
phân qua rễ và bón phân qua lá.
+ Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng
được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ
phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả) cây trồng phát triển bình thường.
+ Bón phân qua lá: (Lá , thân, cành, quả, cây) lượng phân hòa tan vào
nước ở một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá và thân cây quả, chất dinh
dưỡng được ngấm qua lá.
Nghiên cứu về cây Sơn ta cho thấy : Trước 1945, cây sơn trồng tập
trung ở tỉnh Phú Thọ, tại các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù
Ninh với các xă nổi tiếng như Tiên Kiêng, Cổ Tích, Vinh Quang, Đào Xá, Dị
Nậu, Phú Lộc, Phú Hộ ... ( Nguyễn Hữu, 2012) [16].
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Tân An là xã nằm phía Nam huyện Chiêm Hoá, cách trung tâm huyện
10km và cách Thành phố Tuyên Quang 70km. Nằm ở vị trí địa lý từ
22025’40” đến 22025’45” vĩ độ Bắc và từ 104013’61” đến 104024’28” kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp xã Tân Mỹ và Hà Lang; phía Tây giáp xã Hà Lang; phía
10
Đông giáp xã Hùng Mỹ và Xuân Quang; Phía Nam giáp xã Hòa Phú và xã
Phúc Thịnh.
Tân An nằm ở trục đường liên xã Phúc Thịnh - Trung Hà chạy qua
trung tâm xã nối trung tâm Huyện với các xã Tân Mỹ, Hà Lang, Trung Hà và
đến huyện Lâm Bình, do đó có nhiều tiềm năng thuận lợi cho giao lưu phát
triển kinh tế - xã hội với bên ngoài và phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.
* Đặc điểm địa hình
Là xã có diện tích tự nhiên tương đối rộng, xong chủ yếu là đồi núi,
chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Với đặc điểm của địa hình
chủ yếu đồi núi, phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và đồi núi
thấp, do đó hình thành 3 khu vực dân cư thuộc 11 thôn:
- Khu vực Phúc Minh gồm 3 thôn: Tân Minh, Tân Bình, Tân Hợp;
- Khu vực Tân Thành gồm 3 thôn: Tân Cường, Tân Hoa, Tân Hội;
- Khu vực Minh Tân gồm 5 thôn: An Khang, An Phú, An Thịnh, An
Thái và thôn An Vượng
Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chạy theo các chân đồi và dọc
theo các khe suối. Các khu dân cư và các công trình công cộng, sự nghiệp
chủ yếu nằm ở những khu vực thấp. Ở khu trung tâm tương đối bằng phẳng
nên tập trung đông dân cư và xây dựng nhiều công trình sự nghiệp và công
trình công cộng.
* Khí hậu:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ
250C - 260C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thời tiết hanh khô,
lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình từ 100C - 120C. Lượng mưa trung bình
năm 1.500 - 1.700 mm, nhiệt độ bình quân năm 220C - 240C, ẩm độ không khí
trung bình năm từ 70 - 80%.
11
* Thuỷ văn:
Nguồn sinh thuỷ phân bố tương đối đồng đều, có suối Thượng và suối
Phúc Minh có lưu vực là vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu và
ngoài ra còn nhiều suối nhỏ và các khe nước, ao hồ thuận lợi cho việc thoát
nước về mùa mưa và xây dựng các công trình thuỷ lợi, kè đập lấy nước phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Tuy
nhiên do điều kiện địa hình đồi núi dốc nên hàng năm các con suối này
thường xây ra lũ quét gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và tài
sản của nhân dân, vì vậy về lâu dài cần phải có biện pháp khắc phục ảnh
hưởng của nó cũng như bảo vệ, quản lý và khai thác tối đa tiềm năng các
nguồn nước hiện có.
* Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
- Tài nguyên đất: Đất đai xã Tân An chia làm 4 loại đất cụ thể:
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Được hình thành ở các thung lũng
thấp do sự ngưng tụ và rửa trôi các sản phẩm từ trên đồi xuống, đất có thành
phần cơ giới nhẹ, phù hợp trồng lúa và cây màu ngắn ngày.
Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, xen kẽ với núi đá vôi: Phân bố
chủ yếu trên địa bàn xã. Thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, phù hợp với các
loại cây công nghiệp dài ngày như mía, chè, cây ăn quả, cây lâm nghiệp,...
Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Phù hợp với các loại cây nông nghiệp
ngắn ngày, dài ngày
Đất phù sa ngòi, suối: Được tích tụ phù sa từ các con suối, ngòi lắng
đọng qua thời gian dài. Đất có tầng phù sa cổ dày, có màu xám đen, hàm
lượng đạm, lân, ka li ở mức trung bình. Nằm ở vùng có độ dốc thấp, thích hợp
trồng các loại cây lương thực và hoa màu.
- Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã có 5.575,92 ha
12
Trong đó:
a) Đất sản xuất nông nghiệp: 459,63 ha, (chiếm 8,24% );
- Đất trồng Lúa nước: 354,36 ha;
Đất 1 vụ lúa: 82,79 ha;
Đất 2 vụ lúa: 271,57 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác: 105,27 ha;
- Đất trồng cây lâu năm: 305,71 ha;
b) Đất lâm nghiệp: 4.494,04 ha, (chiếm 80,6%);
c) Đất ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản: 16,40 ha;
d) Đất phi nông nghiệp: 215,59. (chiếm 3,87%);
Đất ở: 52,31 ha;
Đất chuyên dùng xây dựng: 93,38 ha;
Đất nghĩa trang: 6,41 ha;
Đất phi nông nghiệp khác: 63,49 ha;
e) Đất khác: 84,55 ha.
- Tài nguyên rừng:
Tổng số đất lâm nghiệp của xã hiện có: 4.494,04 ha, gồm:
Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 1.310,91 ha
Đất có rừng trồng sản xuất: 1.440,72 ha
Đất trồng rừng sản xuất: 862,67 ha
Đất rừng phòng hộ: 879,74 ha
Như vậy tài nguyên về rừng đối với xã Tân An là khá lớn, đây là tiềm
năng thế mạnh của xã trong lĩnh vực phát triển kinh tế về lâu dài. Tuy nhiên,
diện tích đất rừng sản xuất phần lớn do Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa
quản lý (1.705ha bằng 37,94% tổng số đất lâm nghiệp), đất vườn rừng của hộ
gia đình manh mún, nhỏ lẻ, nằm ở khe lạch đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
tổ chức sản xuất. Mặt khác bình quân diện tích đất nông nghiệp hiện trạng
13
trên đầu người thấp. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thành một số
vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập chung, đòi hỏi phải thực hiện quy
hoạch lại, chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp phù hợp sang đất sản
xuất cây ăn quả, cây mía, cây ngắn ngày khác nhằm đảm bảo cân đối đất canh
tác bình quân/lao động và an ninh lương thực, nguyên liệu phát triển ngành
chăn nuôi...
* Tài nguyên nước
- Diện tích mặt nước: Gồm hồ chứa thuỷ lợi Khuổi Chùm, Tân Phú và
các ao nuôi thả cá thuộc hộ gia đình, với tổng diện tích mặt nước 16,4 ha,
ngoài ra còn hệ thống suối nhỏ bắt nguồn từ các cánh rừng thuộc vùng đệm
khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu chảy dọc theo địa bàn xã ra Ngòi Ba là
nguồn nước rồi dào có khả năng cung cấp nước phục vụ dân sinh, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của toàn
xã và nuôi trồng thuỷ sản có triển vọng.
- Nguồn nước sinh hoạt:
Với địa hình là xã đặc trưng của xã miền núi, do đó toàn xã có nhiều
mỏ nước nhỏ bắt nguồn từ các khe núi, các thung lũng là nguồn nước có độ
an toàn cao đáp ứng nguồn nước sinh hoạt. Nguồn nước ngầm: Hầu hết ở độ
sâu bình quân từ 6m - 15m có thể đào giếng khơi và khoan ở độ sâu 20m 50m lấy nước phục vụ sinh hoạt.
* Khoáng sản:
Với 2 con suối tương đối lớn (Suối Thượng, suối Phúc Minh) chảy qua
địa bàn xã hàng năm cung cấp khoảng 8.000 - 10.000 m3 cát sỏi phục vụ cho
nhu cầu xây dựng tại địa phương; 01 mỏ đá vôi tại thôn Tân Hợp đang khai
thác hàng năm cung cấp 500m3 đá xây dựng các loại phục vụ cho xây dựng
trên địa bàn và các địa phương lân cận. Ngoài ra, còn nhiều khu vực có đá vôi
có khả năng khai thác để sử dụng nhưng chưa được khai thác sử dụng.
14
2.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số: Dân số toàn xã là 6.379 khẩu với 1.458 hộ. Gồm 3 dân tộc
chính và một số dân tộc khác cùng sinh sống trên 11 thôn bản: Tày, Dao,
Kinh, trong đó chiếm tỷ lệ đông là các dân tộc Tày 84,5%, Kinh 10,9%, Dao
3,7%, còn lại là các dân tộc khác.
Mật độ dân số bình quân 1,1 người/km2; tốc độ tăng dân số tự nhiên
bình quân năm 2010 là 1%; cư dân sống phân tán trải đều xen lẫn với đất sản
xuất nông nghiệp. Số hộ lao động sản xuất nông nghiệp chiếm trên 95%, các
hộ này chủ yếu là thuần nông sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, có một
số ít hộ kết hợp kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, lao động trong các cơ
quan nhà nước... Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp canh tác
0,04ha/người. Như vậy trên địa bàn xã lao động nông nghiệp là chủ yếu
nhưng diện tích đất canh tác ít, điều đó cho thấy diện tích đất canh tác trên địa
bàn xã rất nhỏ lẻ và manh mún do vậy việc thực hiện chuyển đổi mạnh lao
động nông nghiệp sang ngành nghề khác, quy hoạch những vùng sản xuất
chuyên canh mang tính hàng hóa và tập chung đẩy mạnh phát triển kinh tế
lâm nghiệp là phù hợp và đúng hướng.
Lao động: Lao động trong độ tuổi khá dồi dào với 4.443 lao động,
chiếm 69,65% dân số toàn xã, chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua đào tạo
nghề, hoặc bồi dưỡng nghề, số còn lại làm dịch vụ, kinh doanh, vận tải, việc
tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế. Do đó việc đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động cần phải được
đặc biệt quan tâm.
Đánh giá tiềm năng của xã:
Với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng đất đai, khí hậu và quỹ
đất hiện có, đặc biệt là đất lâm nghiệp, gắn với nguồn lao động rồi rào việc
phát triển kinh tế - xã hội của xã có nhiều thuận lợi như: Thâm canh tăng vụ,
15
tăng năng suất sản lượng cây lương thực, thực phẩm; phát triển mạnh vùng
hàng hoá tập chung đối với cây nguyên liệu mía đường, cây chè, cây đậu
tương, cây lạc, cây lúa chất lượng cao,...và cây lâm nghiệp. Đồng thời xã có
lợi thế nằm trên trục đường liên xã là trung tâm tập kết trao đổi các nguồn
hàng hoá từ nhiều địa phương khác đến và phân phối đi nhiều nơi. Về lâu dài
có thể đầu tư xây dựng các cơ sở tập chung trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, cơ sở tiểu thủ công nghiệp (chế biến gỗ, khai thác vật liệu xây dựng),
phát triển làng nghề như nuôi cá và chế biến mắm cá ruộng, đan lát. Xây dựng
các điểm thương mại.
Tân An là nơi còn lưu giữ được các phong tục tập quán tốt đẹp và các giá
trị văn hoá giàu bản sắc của vùng dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày. Nằm trên trục
đường đi đến khu thắng cảnh thiên nhiên thác Bản Ba xã Trung Hà, do vậy có
tiềm năng phát triển du lịch về cội nguồn lịch sử và lễ hội truyền thống
2.5. Những thông tin về cây sơn ta
Phân loại thực vật: Carl von Linné đặt định tên khoa học đầu tiên cây
sơn Phú Thọ là Rhus succedanea Lin. Sau đó các nhà thực vật học như
Lecomte, Crévost Lemarié, Piere Domart, Tardieu Blot, Phạm Hoàng Hộ, Vơ
Văn Chi, Dương Đức Tiến đă định tên cây sơn Phú Thọ là:
Toxicodendron Succedanea (L.): Moldenke - Rhus succedanea (Linn)
Ngành Ngọc Lan (hạt kín) : Angiospermeae
Lớp Ngọc Lan (hai lá mầm) : Dicotyledoneae
Bộ : Cam Rutales
Họ Đào lộn hột : Anacardiaceae
Chi : Rhus
Loài : Succedaneae
- Theo nghiên cứu của H. Lecomte (1908 - 1923) và Pierre Domart
(1929), cây sơn Phú Thọ có tên khoa học là Rhus Succedanea, Linné. Var.
16
Dumoutieri. Còn cây sơn miền Nam và Campuchia có tên gọi là Mélannorea
Laccifera Pierre. Hai giống sơn bản địa này khác hẳn giống sơn Rhus
vernicifera D.C. của Nhật Bản. Các nước Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc,
Ấn Độ (Cachemire, Sikkim, Gănđơn) và Népal đều có cây sơn.,trong đó Việt
Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất sơn nhiều nhất trên thế giới
(Crévost Charles, 1905).
Du Pasquier kỹ sư nông học tại Phú Hộ mới mô tả sơ qua hình thái bên
ngoài
̣ của cây sơn nhưng chưa đi sâu nghiên cứu phân loại đến giống sơn
(1925 - 1934). Kết quả điều tra của chúng tôi trong năm 1959 trong sản xuất
của nông dân ở Phú Thọ thế có ba dạng chủ yếu là:
Sơn lá si, hình thái lá giống lá cây si (Ficus), dày, nhỏ, màu xanh thẫm,
mặt phiến lá bóng láng, cây thấp, mọc chậm, ít hoa quả, nhựa ít nhưng chất
lượng tốt nhiều mặt dầu (lacool) gọi là sơn mặt dầu;
Sơn lá trám, lá giống lá cây trám, (Canarium), to, mỏng, màu xanh
nhạt, mặt phiến lá không láng bóng, cây cao, to, mọc khỏe, nhanh, nhiều hoa
quả, nhựa nhiều, màu trắng, chất lượng sơn kém ít mặt dầu (lacool), màu
trắng gọi là sơn bầu giác;
Sơn dọm, hay sơn ngố là những loại sơn cao to da mỏng không có hay
rất ít nhựa;
Sơn lá trám chiếm tỷ lệ lớn hơn sơn lá si trong các quần thể điều tra, sơn
ngố hay sơn dọm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các nương sơn sản xuất điều tra.
2) Hình thái giải phẫu
a) Thân và cành
Cây sơn thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao 5 - 8 m, đang thu
hoạch nhựa sơn cao 2 -3 m. Dạng thân thẳng đứng, mặt cắt ngang tṛn không
đều, dưới gốc to có đường kính 6 - 9 cm, chu vi 20 -28 cm, lên ngọn nhỏ dần.
Thân phân nhánh liên tục, thành một hệ thống cành và chồi, có ṿòm lá đều,