HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA SINH VIÊN
ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
TS. Phạm Minh Tâm
Trường ĐH Thủ đơ Hà Nội
Tóm tắt: Một trong những nhiệm vụ khó khăn hiện nay của ngành giáo dục
Việt Nam là chuyển đổi từ nền giáo dục định hướng nội dung sang định hướng phát
triển năng lực cho học sinh. Để phát triển năng lực học sinh, đội ngũ giáo viên cần có
năng lực dạy học tích hợp. Tuy nhiên, từ trước đến nay ở các trường Sư Phạm, việc
đào tạo giáo viên vẫn có tính chất đơn mơn, chưa đáp ứng được u cầu phát triển
năng lực dạy học tích hợp. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm
là nhiệm vụ quan trọng không những của trường sư phạm, mà cịn của các trường phổ
thơng, các cấp quản lý giáo dục và tồn xã hội.
Từ khố: giáo dục năng lực, năng lực dạy học tích hợp, sinh viên sư phạm, bài
học tích hợp liên mơn.
Abstract: One of the diffchlt tasks of education Vietnam is shifting from
content – oriented education to capacity development orientation for the students. To
develop the capacity of students, teachers need to have integrated teaching capacity.
However, to date in the fields of pedagogy, teacher training single subjects in nature
still do not meet the requyrements of developments of integrated teaching capacity.
Capacity development of integrated teaching for students of pedagogy is not the
important mission of the school, but also of the schools, level of management
education and society as a whole.
Key words: education, teaching competence, pedagogical students, lesson
integrates related dubjects
1. Mở đầu
Dạy học tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại trên thế giới. Ở Việt
Nam, trào lưu sư phạm hiện đại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào nước ta trong lộ trình
đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 –
NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sau khi Quốc hội thông
qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng, Bộ Giáo dục & Đào tạo
475
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho độ
ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy
học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong vấn đề cần ưu tiên.
2. Nội dung
2.1. Dạy học tích hợp
2.1.1. Thế nào là dạy học tích hợp?
Dạy học tích hợp các khoa học được UNESCO định nghĩa là " một cách trình
bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của
tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực
khoa học khác nhau" (Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris
1972).
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là
sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Như vậy dạy học tích hợp có thể được hiểu: là việc giáo viên tổ chức, hướng
dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; thơng qua nó hình thành
những kiến thức kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng
lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Trong dạy học các bộ mơn: tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ
trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của mơn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD mơi
trường, GD an tồn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên
và xã hội… xây dựng mơn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
2.1.2. Đặc trưng của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó HS
học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong những tình huống có ý nghĩa
gần với cuộc sống. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của HS từ các môn
học khác nhau đuợc huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống
476
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các mơn học
đó.
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời
sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt
ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ
chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Người học
cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng
nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện
tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực
hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn
các thao tác thực hành.
Dạy học tích hợp có các đặc trưng chủ yếu sau: làm cho các q trình học tập có
ý nghĩa, bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sống hằng ngày, làm cho q trình
học tập mang tính mục đích rõ rệt; sử dụng kiến thức của nhiều mơn học và không chỉ
dừng lại ở nội dung các môn học.
2.1.3. Tại sao phải dạy học tích hợp?
Hiện nay, trên tồn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản,
điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và
sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát
triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới dạy học cần phải
đưa vào nhà trường như: Bảo vệ mơi trường, GD dân số, GD pháp luật, phịng chống
ma túy, GD sức khỏe, an tồn giao thơng…, nhưng quỹ thời gian có hạn, khơng thể
tăng số mơn học lên được. Việc tích hợp nội dung một số mơn học là giải pháp có thể
thực hiện được nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho HS mà không lo bị q tải.
Dạy học tích hợp được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng
góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần
định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường. Do đó việc dạy học tích hợp ở
trường phổ thơng có các ảnh hưởng tích cực như:
Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêụ giáo dục tồn diện của nhà
trường phổ thơng:Vận dụng dạy học tích hợp là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm
vụ dạy học ở nhà trường phổ thông. Việc có nhiều mơn học đã được đưa vào nhà
trường phổ thơng hiện nay là sự thể hiện q trình thực hiện mục tiêu giáo dục tồn
diện. Các mơn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nêu
trên. Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và quan niệm xã hội của loài người phát
477
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
triển như vũ bão trong khi quỹ thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà
trường là có hạn, thì khơng thể đưa nhiều mơn học hơn nữa vào nhà trường cho dù
những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết
phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức về an tồn giao thơng, về bảo
vệ môi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng, về định hướng nghề
nghiệp...) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào
nhà trường vì lí do phải đảm bảo không quá tải trong học tập để phù hợp với sự phát
triển của HS.
Dù khác nhau về đặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ
thông hiện nay đều có chung nhiệm vụ là hiện thực hố mục tiêu phát triển tồn diện
HS. Có thể nêu những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học được dạy trong nhà
trường như sau: hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng theo yêu cầu khoa học bộ môn;
phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc trưng môn học; giáo
dục HS thơng qua q trình dạy học bộ mơn (như hình thành thế giới quan duy vật
biện chứng, nhân sinh quan và thái độ, phẩm chất nhân cách của người lao động
mới...); góp phần giáo dục HS và chuẩn bị cho HS tham gia lao động sản xuất...
Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thơng qua các mơn học. Quá trình
xây dựng chương trình, sách giáo khoa các mơn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực
hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối tượng HS. Vì
vậy, trong q trình dạy học, GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một
cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền
khác nhau. Mặt khác, do cùng chung nhau các nhiệm vụ dạy học nêu trên, nên các
môn học cũng có nhiều cơ hội để liên kết với nhau, tạo ra mối quan hệ liên môn.
Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học: Lí do cần dạy học tích
hợp các mơn học trong nhà trường cịn xuất phát từ chính u cầu phát triển của khoa
học. Các nhà khoa học cho rằng khoa học hiện nay đã chuyển từ giai đoạn phân tích
cấu trúc lên giai đoạn tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành (như sinh thái
học, tự động hoá...). Vì vậy, xu thế dạy học trong nhà trường là phải làm sao cho tri
thức của HS xác thực và tồn diện. Q trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp
hoá các tri thức, đồng thời thay thế "tư duy cơ giới cổ điển" bằng "tư duy hệ thống".
Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc, thì
nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các "suy luận theo kiểu khép kín", sẽ hình thành
những con người "mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng
không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
478
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Góp phần giảm tải học tập cho học sinh:Từ góc độ giáo dục, dạy học tích hợp giúp
phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tự duy của
HS, vì nó ln tạo ra các tình huống để HS vận dụng kiến thức trong các tình huống
gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các mơn
học, góp phần giảm tải nội dung học tập. Nhân đây cũng nên nhìn nhận giảm tải ở một
góc độ khác, nghĩa là giảm tải không chỉ gắn với việc giảm thiểu kiến thức môn học,
hoặc thêm thời lượng cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo quy định. Phát
triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp hợp lý và có ý nghĩa
khi đưa các nội dung gần với cuộc sống vào mơn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức
cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vuợt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi
đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của HS.
Từ những lí do trên, vận dụng dạy học tích hợp ở trường phổ thơng là rất cần thiết.
2.1.4.Các nguyên tắc tích hợp giáo dục
Tích hợp là sự kết hợp có hệ thống các kiến thức có liên quan (hay cịn gọi là
kiến thức cần tích hợp) và kiến thức các môn học thành một nội dung thống nhất, gắn
bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đưa vào
bài học. Như vậy cần phải căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn kiến thức tích hợp
có liên quan.
Nội dung các kiến thức tích hợp chứa đựng trong các bài học, các môn học khác
nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp trong kiến thức môn học,
biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ tích
hợp khác nhau để đưa vào bài giảng, ngoài ra do thời gian một giờ giảng trên lớp có
hạn, nên GV phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để dạy học theo
cách tích hợp, còn phần kiến thức nào dễ hiểu nên để HS tự đọc SGK hoặc các tài liệu
tham khảo.
Việc đưa ra các kiến thức tích hợp vào kế hoạch dạy học cần dựa vào các
nguyên tắc sư phạm sau:
– Không làm thay đổi tính đặc trưng của mơn học, như khơng biến bài dạy địa
lí thành bài giảng lịch sử, vật lí, sinh học học hay thành bài giáo dục các vấn đề khác
(Môi trường, dân số, sức khỏe sinh sản, phịng chống HIV/AIDS…), nghĩa là các
kiến thức được tích hợp vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối
quan hệ logic chặt chẽ trong bài học.
– Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống,đặc
trưng: Theo ngun tắc này, các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ
thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực
479
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
tiễn, tránh sự trùng lặp, khơng thích hợp với trình độ của HS, khơng gây q tải, ảnh
hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.
– Đảm bảo tính vừa sức: dạy học tích hợp phải phát huy cao độ tính tích cực và
vốn sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng
và bài học tường minh hơn, đồng thời tạo hứng thú cho người học.
2.1.5. Một số quan điểm tích hợp trong dạy học
*Tích hợp dọc, tích hợp ngang
Tích hợp dọc (vertical intergration) là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai
hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau.
Tích hợp ngang (horizontal intergration) là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết
các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xoay quanh
một chủ đề.
Quan niệm trên được thừa nhận khá rộng rãi trên thế giới, áp dụng vào việc xây
dựng chương trình dạy học cho giáo dục phổ thông từ nhà trẻ tới lớp 12.
* Tích hợp giữa các mơn học:
– Tích hợp “đơn mơn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một
môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
– Tích hợp “đa môn”: Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ được sắp xếp
cạnh nhau, chưa có tương tác.
– Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề,
tình huống địi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của
nhiều mơn học khác nhau.
– Tích hợp “xun mơn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ
năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các mơn học trong việc
giải quyết các tình huống khác nhau.
Cần lưu ý rằng: thực hiện tích hợp khơng có nghĩa là các mơn học tích hợp
thay thế hồn tồn các mơn học riêng truyền thống đã có mà cần kết hợp chúng một
cách hài hòa.
*Theo Xavier Roegiers có 4 cách tích hợp mơn học:
Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm
học hay cuối cấp học. Ví dụ: Các mơn địa lý, lịch sử, GDCD... vẫn được dạy riêng rẽ
nhưng đến cuối năm hoặc cuối cấp sẽ có một phần/ hoặc chương về những vấn đề
chung của các khoa học tự nhiên và xã hội và thành tựu ứng dụng thực tiễn. HS được
đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức.
480
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở những
thời điểm đều đặn trong năm học. Ví dụ: Các mơn địa lý, lịch sử, GDCD... vẫn được
giảng dạy riêng rẽ, nhưng chương trình có bố trí xen kẽ một số chương tích hợp liên
mơn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho HS quen dần với việc sử dụng kiến thức những
mơn học gần gũi nhau.
Cách 3: Phối hợp q trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích
hợp. Cách 3 có giá trị chủ yếu ở tiểu học.
Cách 4: Phối hợp q trình học tập những mơn học khác nhau bằng các tình
huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm mơn học, tạo thành
mơn học tích hợp. Ví dụ: mơn tự nhiên và xã hội ở tiểu học hoặc môn khoa học tự
nhiên ở trung học cơ sở, tuy rằng ở trung học cơ sở việc áp dụng cách 4 cũng gặp
khơng ít khó khăn.
2.2. Bài học tích hợp liên mơn
2.2.1.Thế nào là bài học tích hợp?
Hình thức cơ bản của việc tổ chức q trình dạy học trong nhà trường phổ
thơng là bài học (cịn gọi là bài lên lớp...), thơng qua bài học để dạy cho học sinh kiến
thức, kĩ năng, kĩ xảo và phát triển những năng lực nhận thức của các em.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bài học, các nhà LLDH bộ mơn thì xem xét
bài học về mặt phương pháp, khi nghiên cứu những vấn đề của bài học với đặc thù của
bộ môn cụ thể; Các nhà tâm lí học thường xem bài học về phương diện những động cơ
và cơ chế của việc học tập...Nếu xét về phương diện các thành phần cấu tạo bài học
thì ta có thể hiểu một cách đơn giản: bài học được cấu thành bởi các thành tố: chủ đề
học tập - nội dung học tập – Các kĩ năng, kĩ xảo... cần đạt, được biểu hiện bởi sơ đồ
sau:
Chủ đề học
tập
Nội dung học
tập
Kĩ năng, kĩ xảo...cần
đạt
Tiếp cận với mơ hình (bài học truyền thống) này ta có thể hiểu về bài học tích
hợp: đó là việc người giáo viên phải xác định được chủ đề bài học mang tính tích
481
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
hợpxác định những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo... của nhiều mơn học có liên quan đến
chủ đề bài họcxây dựng thành bài học tích hợp.
Việc phát triển năng lực và phẩm chất của người học được thực hiện trong các
mơn học của nhà trường phổ thơng chỉ có thể thành cơng được khi nó thâm nhập đến
cấp độ bài học. Bài học tích hợp liên mơn giúp học sinh biết huy động tổng hợp kiến
thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập;
thơng qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng
lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc
sống.
2.2.2. Sự khác biệt giữa bài học truyền thống với bài học tích hợp liên mơn
Bài học truyền thống
Chủ đề bài
học
Bài học tích hợp
Quy định logic khoa học của Quy định logic khoa học của nội
nội
dung đề tài bài học liên quan đến
dung đề tài bài học của một nhiều môn học
môn học
Nội dung học
tập
Kĩ năng, kĩ
xảo
Mục tiêu dạy
học
Mang đặc trưng kiến thức của Mang đặc trưng kiến thức có tính
bộ mơn
liên mơn
Chủ yếu mang đăc trưng của
Mang tính xun mơn
bộ mơn
Trang bị cho người học những
Hình thành các năng lực cho
kiến thức, kĩ năng học tập của
người học
bộ mơn
2.3. Sinh viên Địa lí Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiếp cận việc thiết kế bài học
tích hợp liên mơn
2.3.1. Tiếp cận quy trình thiết kế bài học tích hợp liên mơn
Khi thiết kế và tổ chức bài học tích hợp có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề của bài học tích hợp mà giáo viên sẽ dạy
với cách làm như sau:
482
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
- Về phương diện “chương trình”: Rà sốt chương trình các mơn học có liên
quanXác định các chủ đề trùng nhauLiệt kê danh sách các chủ đềChia sẻ, thảo
luận và thống nhất các chủ đề trong phạm vi chương trình.
- Về phương diện “mơn học”: Xuất phát từ một nội dungKết nối nội dung với
các sự vật, hiện tượng thực tiễnPhân tích sự vật, hiện tượng thực tiễnChỉ ra các
kiến thức, kỹ năng có trong các mơn học có liên quanLiệt kê danh sách các chủ
đềThảo luận và thống nhất các chủ đề.
- Về phưong diện “môn học công cụ: Lựa chọn chủ đề trong mơn họcSử
dụng các mơn học cơng cụ tích hợp dạy học chủ đề.
Bước 2: Rà sốt chương trình, SGK để tìm ra những nội dung dạy học của các
mơn học khác nhau có liên quan tới chủ đề của bài học tích hợp, để từ đó xác định có
bao nhiêu mơn học đóng góp vào nội dung bài học tích hợp.
Bước 3: Dự kiến thời gian cho bài học tích hợp (số tiết học).
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp bao gồm: kiến thức, kĩ năng,
thái độ, định hướng năng lực hình thành.
Bước 5: Xây dựng nội dung bài học tích hợp (Căn cứ vào thời gian dự kiến,
mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung
cho phù hợp).
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực của người học).
2.3.2. Thiết kế bài học tích hợp liên mơn theo chủ đề “Chất thải nguy
hiểm”lấy mơn Địa lí làm chủ đạo
a. Cơ sở tích hợp
STT Mơn học
1
2
Tên bài
Bài - lớp
Kĩ năng cần đạt
Địa lí
Nhận biết tác động của con người
Con người và Bài 21 - thông qua hoạt động sản xuất
môi trường địa lí lớp 8
nơng nghiệp và cơng nghiệp tới
mơi trường: đất, nước, khơng khí.
Lịch sử
Các nước Anh,
Nhận biết sự phát triển của một số
Pháp, Đức, Mĩ Bài 6 - ngành sản xuất (nông nghiệp,
cuối thế kỉ XIX lớp 8
công nghiệp) của một số nước tư
đầu thế kỉ XX
bản tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu
483
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
thế kỉ XX
3
4
Sinh học
Hô hấp và các Bài 20 - Nhận biết được q trình hơ hấp
cơ quan hơ hấp
lớp 8
và vai trị của các cơ quan hơ hấp
Hố học
Biết được tỉ lệ thành phần của
Khơng khí. Sự Bài 28 khơng khí từ đó có trách nhiệm
cháy
lớp 8
bảo vệ khơng khí trong lành
b. Nội dung
Hoạt động 1:Khởi động
GV đặt vấn đề: Môi trường nơi chúng ta đang sinh sống, không chỉ là nơi
cung cấp điều kiện vật chất cho sản xuất và đời sống, mà mơi trường cịn là nơi chứa
các chất thải do con người thải ra. Mọi phế liệu phế thải của sinh hoạt và sản xuất
đều thải vào mơi trường. Các chất thải này có thể là: chất thải sinh hoạt của con
người - chất thải công nghiệp - chất thải nông nghiệp - chất thải giao thơng vận tải.
Trong đó có nhiều chất thải rất nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con
người. Đây cũng chính là nội dung của bài học mà chúng ta nghiên cứu trong giờ
học này với chủ đề:
CHẤT THẢI NGUY HIỂM
Hoạt động 2: Tìm hiểu các chất thải nguy hiểm trong sản xuất
GV đặt vấn đề:Hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp bên cạnh tác
động tích cực là thúc đẩy xã hội lồi người khơng ngừng phát triển, thì phế thải
củacác hoạt động này cũng đã tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và đời
sống của con người. Đây cũng chính là nội dung sản phẩm mà nhóm 1 sẽ trình bày:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Sử dụng kiến thức môn I. Các chất thải nguy hiểm trong sản xuất
Địa lí để tìm hiểu các chất 1. Hoạt động nơng nghiệp với mơi trường địa lí
thải nguy hiểm trong sản - Nội dung bức ảnh a: hoạt động trồng lúa mì ở
xuất
vùng thảo ngun ơn đới.
- Nhóm 1 trình bày sản - Nội dung bức ảnh b: hoạt động trồng chuối trong
phẩm của dự án
các trang trại vùng nhiệt đới ẩm.
484
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
- Nội dung ảnh c: hoạt động chăn nuôi cừu trong
các trang trại xa van nhiệt đới.
- Nội dung ảnh d: hoạt động canh tác lúa gạo trên
các ruộng bậc thang vùng đồi núi thấp khí hậu
nhiệt đới gió mùa.
- Nội dung ảnh e: hoạt động trồng bông trong các
trang trại thuộc đới thảo nguyên của lục địa Bắc
mĩ có khí hậu ơn đới lục địa.
- Hệ quả: làm biến đổi cảnh quan tự nhiên,
phương thức canh tác đốt rừng làm nương rẫy, làm
ruộng bậc thang, sử dụng phân hố học, thuốc trừ
sâuđất bị ơ nhiễm suy thối; rừng bị thu hẹp, khí
hậu biến đổi, hiện tượng sa mạc hố phát triển
nhanh.
2. Hoạt động cơng nghiệp với mơi trường địa lí
- Nội dung hình 21.2: hoạt động đào, xới, vận
chuyển để khai thác đồng.
- Nội dung hình 21.3: hoạt động vận chuyển
nguyên liệu và luyện (đun nấu) quặng trong ngành
CN luyện kim.
- Nội dung hình 21.4: hoạt động khai thác, vận
chuyển và tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới.
- Hệ quả: Làm cạn kiệt nhanh chóng tài ngun,
biến đổi địa hình, nguy cơ hoang mạc hố, gây ơ
nhiễm mơi trường: đất, nước, khơng khí, biển và
đại dương..
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành sản xuất của một số nước tư
bản tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
GV đặt vấn đề: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp,
Đức, Mĩ. Tình hình kinh tế của các nước này có nhiều thay đổi. Đây cũng chính là
485
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
nội dung sản phẩm mà nhóm 2 sẽ trình bày.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Tích hợp kiến thức mơn II. Tìm hiểu tình hình kinh tế của một số nước
Lịch sử - Địa lí để tìm tư bản tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
hiểu tình hình kinh tế của - Nước Anh:
một số nước tư bản tiêu + Từ vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công
biểu cuối thế kỉ XIX đầu nghiệp tụt xuống trí thứ 3 TG.
thế kỉ XX.
+ Nguyên nhân: do CN phát triển sớm, hàng loạt
máy móc thiết bị dần trở nên lạc hậu. Mặt khác
- Nhóm 2 trình bày sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn
phẩm của dự án
là đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong
nước.
- Nước Pháp:
+ Cơng nghiệp từ vị trí thứ hai thế giới tụt xuống
thứ 4 (sau Mĩ, Đức, Anh). Một số ngành được
phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương
mại… Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất
nhỏ, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ
thuật canh tác mới.
+ Nguyên nhân: do hậu quả chiến tranh Pháp Phổ (1870 – 1871).
- Nước Đức:
+ Đứng đầu châu Âu, thứ 2 thế giới (sau Mĩ) về
sản xuất công nghiệp. Các ngành được phát triển:
luyện kim, than đá, điện, hoá chất…
+ Nguyên nhân: do giành được nhiều quyền lợi
từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ và do ứng
dụng những thành tự mới nhất của KHKT vào
sản xuất.
- Nước Mĩ:
+ Từ vị trí thứ tư vươn lên đứng đầu thế giới về
486
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
sản xuất công nghiệp. với các ngành: dầu mỏ,
thép, điện khí, luyện kim, khai thác than… Nông
nghiệp cũng đạt nhiều thành tựu mới.
+ Nguyên nhân: Tài nguyên phong phú, thị
trường trong nước mở rộng, nguồn nhân lực dồi
dào có kĩ thuật, ứng dụng KHKT và hưởng nền
hồ bình lâu dài.
Hoạt động 4:Tìm hiểu thành phần khơng khí và tại sao phải bảo vệ khơng
khí trong lành
GV đặt vấn đề: Có bao giờ, mỗi chúng ta tự đặt câu hỏi: “Khơng khí bao gồm
những thành phần nào? Tại sao chúng ta lại phải bảo vệ không khí trong lành,
tránh ơ nhiễm?”. Đây cũng là nội dung sản phẩm của nhóm 3 sẽ trình bày:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Tích hợp kiến thức III. Thành phần khơng khí
mơn Hố học - Địa lí để 1. Thí nghiệm;
tìm hiểu thành phần - Làm thí nghiệm
khơng khí
- Nhận xét:
+ Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng đến vạch
- Nhóm 3 trình bày sản 2tỉ lệ thể tích O có trong khơng khí là 1/5
2
phẩm của dự án
+ Tỉ lệ chất khí cịn lại: chiếm 4 phần trong
khơng khí.
+ Kết luận: khơng khí là hỗn hợp khí trong đó
O2 chiếm khoảng 21%, phần cịn lại là các khí
khác như: N2, CO2, hơi nước và các khí hiếm
như: neon, agon, bụi khí…
2. Bảo vệ khơng khí trong lành, tránh ô
nhiễm
- Không khí bị ô nhiễm gây tác hại đến: sức
khoẻ con người, đời sống động, thực vật, phá
huỷ các cơng trình…
- Các biện pháp bảo vệ khơng khí trong sạch:
hạn chế đưa các phế thải độc hại, nguy hiểm
487
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
của sinh hoạt và sản xuất vào môi trường khơng
khí, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh…
Hoạt động 4:Tìm hiểu chức năng của hơ hấp và các cơ quan hô hấp
GV đặt vấn đề: Chúng ta đã được tìm hiểu về thành phần khơng khí và sự
cần thiết phải bảo vệ sự trong lành của khơng khí. Nhưng một câu hỏi đặt ra
là cơ thể chúng ta hấp thụ khơng khí như thế nào? Những cơ quan nào trong
cơ thể chúng ta đảm nhiệm việc tiếp nhận không khí vào cơ thể mỗi con
người. Đây cũng là nội dung sản phẩm mà nhóm 3 trình bày.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- Tích hợp kiến thức
mơn Sinh học - Địa lí để
tìm hiểu chức năng của
hơ hấp và các cơ quan
hô hấp.
IV. Chức năng của hô hấp và các cơ quan
hơ hấp
- Hơ hấp là q trình không ngừng cung cấp
O2 cho các tế bào và loại CO2 do các tế bào
thải ra khỏi cơ thể.
- Quá trình hơ hấp gồm: sự thở, trao đổi khí ở
phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- Hệ hơ hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí
và 2 lá phổi. Đường dẫn khí có chức năng: dẫn
khí vào và dẫn khí ra; làm ẩm và làm ấm
khơng khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi
trao đổi khí giữa cơ thể và mơi trường ngồi.
3.Kết luận
Dạy tích hợp liên môn là khái niệm được đưa ra bàn luận sôi nổi trong thời gian
vừa qua. Đối với nhiều giáo viên, đây là khái niệm hoàn toàn mới và thật sự gặp nhiều
khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đến cho học sinh … Đây cũng là một câu hỏi
lớn đặt ra đối với các nhà trường Sư Phạm, nơi đang đào tạo những thầy cô giáo trong
tương lai phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà.
488
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo.Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông (Dùng cho cán bộ quản lí, giáo viên THCS, THPT).
NXB Đại học Sư Phạm. H 2014.
[3]. Dự án Việt - Bỉ. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.
NXB Đại học sư phạm, H.2009.
[4]. Nguyễn Văn Biên. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về “Xây dựng chuyên đề tích
hợp”. H, 2014
[5]. Trần Bá Hồnh. Dạy học tích hợp. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2013
/>[6]. Nguyễn Minh Phương,Cao Thị Thặng . Xu thế tích hợp mơn học trong nhà
trường phổ thơng. Tạp chí Giáo dục, 22 (2/2002)
[7]. Vũ Thị Sơn, 2014. Dạy học tích hợp – Những vấn đề đặt ra đối với giáo viên phổ
thông. Kỷ yếu hội thảo: Dạy học tích hợp – Dạy học phân hố trong chương
trình giáo dục phổ thơng. TP. Hồ Chí Minh, 2012.
[8]. Dương Tiến Sỹ. Phương thức và nguyên tắc tích hợp các mơn học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tạp chí Giáo dục số 26, 3/2002
[9]. Cao Thị Thặng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện (2003). Xu hướng tích hợp các
a. mơn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội trong chương trình giáo dục trên thế
giới. Viện KHGD, 2002.
[10]. Xavier Roegier. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng
lực ở nhà trường. NXB Giáo dục, H 1996
[11]. Drake, S.M. & Burns, R.C. (2004), Meeting Standards Through Intergrated
Curriculum. Asociation for Supervision and Curiculum Development (ASCD)
Alexandria – Virginia USA
489