SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Mã số……………
HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA
TẬP THỂ TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Người thực hiện: Trần Danh Tuyên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:…………
- Lĩnh vực khác:…………………………..
Có đính kèm:
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2014 - 2015
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Danh Tuyên
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 15 tháng 6 năm 1961
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Xã Trà cổ - Tân Phú – Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ) 0613691545
ĐTDĐ: 0919752159
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt
động phong trào.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1982
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động của các
tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng và giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường.
- Số năm có kinh nghiệm: 27 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn và các bộ phận chức năng
khác.
+ Quản lý cơ sở vật chất
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể để làm việc có hiệu quả
cao.
2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2015
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị xét tặng chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Họ và tên: Trần Danh Tuyên .
Năm sinh: 1961
Chức vụ: Phó hiệu trưởng .
Ngày nhận: 01/02/2000
Đơn vị: Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai.
Tôi xin tóm tắt một số thành tích đạt được năm học 2014-2015
1. Nhiệm vụ công tác được giao.
- Quản lý cơ sở vật chất.
- Phụ trách các hoạt động phong trào.
2. Nhiệm vụ khác:
- Phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh.
3. Một số thành tích đạt được trong các năm:
- Tổ chức thực hiện việc sử dụng hợp lý và bảo quản tài sản của đơn
vị.
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp
- Sử dụng tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả.
- Giáo dục học sinh thực hiện Nội quy nhà trường và Điều lệ trường
THPT – Giữ nghiêm kỷ cương trường, lớp.
- Các năm học: 2010-2011, 2012-2013, 2013-2014,2014-2015 đều đạt
danh hiệu CSTĐ cơ sở và được UBND Tỉnh tặng bằng khen.
- Năm 2010 được Tòa án nhân dân Tối cao tặng Bằng khen về Hội
thẩm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Năm 2011 được Tỉnh Ủy Tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen Đảng viên
năm năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Người viết báo cáo
Trần Danh Tuyên
3
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
--------------------------------------------------------------------------------------I. ĐỀ TÀI.
Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể trường THPT Tôn Đức
Thắng.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong thiên nhiên, con người không có thể lực bằng nhiều loài khác, như
ngày xưa đã để lại câu ví von:
“Con người ta ví như cây sậy,
Thân yếu mềm nhưng lại biết suy”.
Nhưng con người là chúa tể của muôn loài về trí khôn, sức mạnh của con
người có thể chinh phục được thiên nhiên, làm cho xã hội loài người ngày càng
văn minh, phát triển mà không thể loài nào có thể làm được.
Suy nghĩ và làm việc của con người thực ra cũng bị tác động rất lớn từ môi
trường xung quanh. Một khi vui vẻ, thuận lợi làm cho con người hưng phấn,thoải
mái, năng suất làm việc tăng lên, đồng thời sức mạnh của tập thể còn giúp cho cá
nhân vượt qua những khó khăn. Điều này trong lịch sử Việt nam đã chứng minh
cho sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Phong kiến phương
bắc, Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Chính không khí lạc quan, yêu đời, đồng
tâm nhất trí thực hiện lý tưởng, sự đoàn kết thương yêu nhau đã làm tăng thêm
sức mạnh của họ.
Điều đó cho chúng ta thấy rằng cá nhân và tập thể có một sự gắn bó mật thiết,
có sự tác động lẫn nhau rất mạnh mẽ.Từng cá nhân làm ảnh hưởng đến tập thể,
tạo ra bầu không khí tương quan đến người khác và ngược lại.
Từ những vấn đề trên, tôi thấy tập thể sư phạm trong nhà trường tuy là một
tập thể đặc biệt nhưng cũng không nằm ngoài những quy luật đó. Vậy bầu không
khí tâm lý trong nhà trường như thế nào? Có thể xây dựng được không? Có nguy
cơ bị hủy hoại không? Trên cơ sở của sự trăn trở đó tôi quyết định chọn đề tài
“Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể trường THPT Tôn
Đức Thắng”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Cơ sở lý luận:
1.1. những dấu hiệu của một tập thể có bầu không khí tốt đẹp:
Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng,
kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu và sự tự giác của họ. Có nhiều cuộc
trao đổi ý kiến, trao đổi về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là vấn đề nâng cao
hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh.
4
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
---------------------------------------------------------------------------------------Mục đích hoạt động của tập thể (nhiệm vụ của tập tể) được mọi người hiểu rõ
và nhất trí. Mọi người tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau lao động sáng tạo.
Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn, mỗi
người ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sự nhận xét, phê bình mang tính
chất xây dựng, không có tính chất đả kích, xoi mói nhau dù là công khai hay
ngấm ngầm.
Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh. Không có hiện tượng cán
bộ, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn xin chuyển công tác. Những người mới
đến nhanh chóng hòa nhập vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong
tập thể đó.
(Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học – Trường Quản lý Giáo
dục II trang 24).
1.2. Những yếu tố có liên quan đến bầu không khí tâm lý của tập thể.
- Quan hệ liên nhân cách trong tập thể:
+ Quan hệ nhân cách là sự tổng hợp hai mối quan hệ trong các thành viên của
tập thể gồm có:
Quan hệ chính thức: Mối hệ trong công việc, để giải quyết những vấn đề của
đơn vị.
Quan hệ không chính thức: Quan hệ về tâm lý, do hợp tính tình, cùng sở thích
mà có sự thân thiết với nhau.
Mối quan hệ tâm lý tuy không được coi là chính thức nhưng có tác động khá
lớn vào không khí làm việc chung, nhất là trong tập thể nhỏ. Nếu một tập thể có
quan hệ thân tình với nhau thì họ có thể giúp đỡ nhau trong công việc, bỏ qua
những tính “bới lông tìm vết”, ganh tị nhau. Nếu các thành viên trong một tập thể
chia thành các nhóm mâu thuẫn thì họ sẽ mất nhiều thời gian để đối phó với nhau
làm ảnh hưởng đến năng suất việc làm, thậm chí có thể gây khó khăn cho nhau
khi giải quyết công việc.
1.3. Hiện tượng xung đột trong tập thể:
Nếu mối quan hệ tâm lý trên đây không được giải quyết tốt, kéo dài, thì sẽ sinh
ra mâu thuẫn gay gắt và có thể gây ra xung đột.
Nguyên nhân khác của xung đột cũng có thể do mâu thuẫn cá nhân từ những
đụng chạm về quyền lợi, địa vị, danh lợi. Các đối thủ sẽ tìm cách để lôi kéo
người khác đứng về phía mình. Từ đó dễ dàng lây lan sự xung đột ở phạm vi lớn
hơn và có thể phá vỡ bầu không khí tâm lý của tập thể. Nếu các “Thủ lĩnh” không
giải quyết tốt để xẩy ra xung đột công khai thì tập thể có nguy cơ bị ly tán.
1.4. Dư luận tập thể:
5
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
-------------------------------------------------------------------------------------Dư luận cũng là một rong những yếu tố ràng buộc người ta sống theo khuôn khổ
đạo đức của xã hội. Sự e ngại dư luận lên án là một rào chắn để người ta không
làm những việc tệ hại.
Cụm từ “Dư luận tập thể” là một khái niệm có ý nghĩa tích cực vì đó là một
chỉnh thể thống nhất của các mặt nhận thức, tình cảm, ý chí của các chủ thể. Dư
luận của tập thể có tác dụng cản trở các hành vi tiêu cực; khích lệ, động viên các
hành vi tốt của cá nhân hay nhóm. Vì vậy xây dựng được dư luận tập thể là có
sức mạnh để điều tiết các mối quan hệ trong tập thể, làm cho những dư luận tiêu
cực không thể lan truyền, phá hoại tập thể, duy trì bầu không khí tâm lý lành
mạnh cho tập thể.
1.5. Nhân cách và phong cách lãnh đạo của người hiệu trưởng:
Đối tượng quản lý của hiệu trưởng là tập thể sư phạm, một tập thể có những
đặc trưng tâm lý rất riêng do đặc thù của lao động sư phạm. Họ cũng là nhà quản
lý, nhà giáo dục đối với học sinh của mình. Người thầy giáo phải luôn hoàn thiện
nhân cách của mình để có mối quan hệ tốt đẹp “Thầy giáo – Học sinh” thì mới có
thể đạt chất lượng đúng yêu cầu. Chính vì vậy, tập thể sư phạm cũng yêu cầu
người lãnh đạo của mình về nhân cách, phong cách quản lý và kỷ năng làm việc
với con người, vì hiệu trưởng là “Nhà quản lý của những nhà quản lý”. Có người
nhận xét về tương quan giữa hiệu trưởng và tập thể sư phạm như sau: “Hoạt động
của người giáo viên như thế nào thì tâm lý của họ như thế ấy, tâm lý của họ như
thế nào thì nhân cách của người hiệu trưởng và cách quản lý cũng phải như vậy”.
Lời nhận xét không phải là không có lý. Vì vậy, hiệu trưởng có tác động rất lớn
đối với bầu không khí tâm lý của tập thể trong nhà trường.
2. Thực trạng, nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1. Đặc điểm của trường THPT Tôn Đức Thắng.
*. Đội ngũ Công chức – Viên chức năm học 2014-2015.
Tổng số Cán bộ CC-VC: 79 người
Cán bộ quản lý:
03 người
Giáo viên:
65 người
Công nhân viên:
11 người.
Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình trong công tác, nhưng kinh
nghiệm trong công tác còn non.
*. Học sinh: Tổng số 29 lớp – 954 HS.
- Khối 10: 11 Lớp – 355 học sinh
- Khối 11: 10 Lớp – 294 học sinh
- Khối 12: 08 Lớp – 305 học sinh
6
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
-----------------------------------------------------------------------------------Qua các năm tuyển sinh vào lớp 10 đều thiếu theo chỉ tiêu trên giao, vì thế đã
tuyển sinh hết số học sinh đã nộp hồ sơ, do đó chất lượng học tập của học sinh
chưa đạt được theo chỉ tiêu Hội nghị CC, VC đầu năm học.
2.2.Thực trạng.
Vấn đề mà lãnh đạo nhà trường quan tâm hàng đầu là xây dựng nề nếp, kỷ
cương trong giáo viên và học sinh, từ đó để ổn định và từng bước nâng cao chất
lượng dạy và học.
Mọi kế hoạch hoạt động đều do từ Ban giám hiệu đưa xuống cho mọi người
thực hiện chứ không có sự bàn bạc, góp ý mà chỉ có triển khai thực hiện và kiểm
tra. Hiệu trưởng ban hành cả những quy chế làm việc cho các bộ phận trong
trường. Phong cách quản lý này chỉ phù hợp với thời gian đầu xây dựng tập thể
nhanh chóng đạt chất lượng về mọi mặt, nên Ban giám hiệu có phần hơi quá tải
đối với hoạt động của đội ngũ giáo viên.
Do số lượng giáo viên, CNV từ nhiều nơi đến nên chưa có ngay sự đoàn kết
gắn bó, ngay cả Ban giám hiệu cũng chưa nắm hết hoàn cảnh tâm tư nguyện
vọng của mọi người nên sự phân công chủ yếu dựa trên yêu cầu của công việc và
động viên cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đầu một số giáo viên cũng buồn vì
chưa đúng nguyện vọng và năng lực, nhưng dần dần họ cũng thích nghi và yên
tâm công tác.
Phong cách lãnh đạo độc đoán này chỉ có thể dùng được ở giai đoạn đầu mới
thành lập đơn vị. Khi đã ổn định, phong cách lãnh đạo này không còn phù hợp.
Mặc dù vậy, do lực lượng giáo viên, công nhân viên rất nhiệt tình trong công việc
nên đã cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu một tập thể
tiêu cực có nhiều sự phân hóa thì sẽ có nhiều phản ứng trong thực hiện kế hoạch.
Bên cạnh đó nhà trường cũng rất quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất
phục vụ cho việc dạy và học.Ngoài ra hiệu trưởng còn kết hợp với BCH Công
đoàn tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao. Sự quan tâm này đã làm cho mọi
người thông cảm và cố gắng xây dựng nhà trường. Nhờ vậy, mọi người trở nên
gần gũi hơn, ngay cả những người mới về trường cũng nhanh chóng hòa nhập
vào tập thể.
Sau một thời gian, các hoạt động khá ổn định, một số kế hoạch nhà trường
được hình thành có sự bàn bạc của Chi bộ và Liên tịch nhà trường. Tuy nhiên vẫn
còn hiện tượng lôi kéo thành nhóm, chia rẽ mất đoàn kết nội bộ, nhưng lãnh đạo
trường đã sớm nắm bắt được tình hình, kiểm chứng thông tin và khéo léo dàn xếp
để bình thường hóa tình hình. Cuối năm học kết quả làm việc của mỗi người
được ghi nhận qua kết quả xếp loại. Mọi người không có ý kiến gì và đa số đều
được xếp loại tốt.
7
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
--------------------------------------------------------------------------------------Nhìn chung, bầu không khí tập thể nhà trường có nhiều thuận lợi, chưa có
những thử thách lớn đe dọa hủy hoại bầu không khí tâm lý chung. Trong thời
gian tới, tập thể ngày càng đông, tình hình có nhiều chuyển biến, yêu cầu cũng
bức xúc hơn, việc xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể phải được xây dựng
một cách có ý thức. Người hiệu trưởng trong quá trình giao tiếp, xử lý công việc
đều phải cân nhắc lợi và hại trong việc giữ gìn và phát triển một môi trường làm
việc tốt, mang niềm vui đến cho mọi người trong công việc. Đó cũng chính là
một trong những yếu tố khiến cho các thành viên trong nhà trường yêu mến gắn
bó với nơi làm việc của mình và hết lòng xây dựng cho sự lớn mạnh của nhà
trường.
2.3. Biện pháp thực hiện các giải pháp.
2.3.1. Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Ban giám hiệu:
Ban giám hiệu là trung tâm đoàn kết và là nơi xuất phát các chủ trương của
nhà trường. Ban giám hiệu phải có tiếng nói chung, có sự thống nhất ý chí thì tập
thể mới yên tâm thực hiện các chỉ đạo. Nếu trong Ban giám hiệu mỗi người một
ý khác nhau hoặc không tôn trọng lẫn nhau thì chắc chắn tập thể sẽ hoang mang,
rối rắm và nguy hiểm hơn nữa là sự mất niềm tin vào lãnh đạo và cũng từ đó chia
ra nhiều nhóm. Một tập thể như vậy, không thể có bầu không khí tốt đẹpđược. Vì
vậy mọi hoạt động không thể tiến triển được.
2.3.2. Quan tâm đến môi trường và điều kiện làm việc của tập thể:
Khoa học đã chứng minh rằng môi trường xung quanh ảnh hưởng đến tính tình
của con người. Trong môi trường yên tĩnh, trong lành, xinh đẹp làm cho những
người ở đó có tính vui vẻ, ôn hòa và cởi mở. Còn một môi trường ồn ào, ô nhiễm
sẽ làm cho người ta bực bội dễ nóng dận, dễ sinh sự. (Có những bệnh nhân bị suy
nhược thần kinh nặng , bị trầm uất, chán đời, muốn tự tử, nhưng khi nhập viện Y
Học dân tộc, được quan tâm chăm sóc, được sống trong phòng bệnh thoáng mát,
được đi dạo trong khuôn viên có cây cảnh, vườn hoa đẹp…nhanh chóng khỏi
bệnh, sức khỏe được phục hồi và trở lại bình thường).
Như vậy, nếu được làm việc trong những điều kiện cơ sở vật chất tiện nghi đầy
đủ, đẹp đẽ thì khả năng sáng tạo được kích thích và năng suất lao động sẽ cao
hơn.
Người hiệu trưởng phải quan tâm đến những tiện nghi ở các lớp học như bảng
đen, đèn, quạt,ánh sáng, tiếng ồn…Thì việc giảng dạy và học tập của giáo viên và
học sinh chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn so với các lớp tối tăm, nóng bức.
Tương tự như vậy, nếu ở các phòng làm việc của nhân viên được trang bị đầy đủ
các phương tiện làm việc thì tâm trạng của ngưới làm việc sẽ ổn định hơn và giải
quyết công việc cũng tốt hơn.
8
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
-------------------------------------------------------------------------------------Ngoài những điều kiện thiết thân như trên, người lao động cần được quan tâm
hơn về một số điều kiện khác như: Được chăm sóc sức khỏe ở phòng y tế, giáo
viên có phòng nghỉ trưa để tiếp tục dạy buổi chiều…
Khuôn viên nhà trường cũng góp phần tạo ra những “ xúc cảm thẩm mỹ” tích
cực cho các thành viên. Bước vào một ngôi trường khang trang, ngăn nắp, sạch
sẽ, có cây xanh, có hoa đẹp sẽ làm cho người ta thấy thoải mái và thư giãn;
những người làm việc trong ngôi trường như vậy cũng thấy gắn bó với trường
nhiều hơn và họ sẽ làm việc tích cực hơn để giữ gìn và xây dựng nhà trường.
Yếu tố này, tuy ở bên ngoài nhưng không kém phần quan trọng trong năng suất
làm việc của mọi người. Chúng ta đã đọc những bài báo phản ánh một số trường
học ở trong khu vực sản xuất ồn ào, bị ô nhiễm không khí, ở gần bãi rác… đều
được báo động là “Đã ảnh hưởng đến sức khỏe, việc giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh”.
2.3.3. Tổ chức bộ máy làm việc:
Công tác tổ chức của người lãnh đạo có tác dụng quan trọng đến mối quan hệ
chính thức của các thành viên trong đơn vị. Sự phân công không rõ ràng hoặc
chồng chéo, lâu ngày sẽ làm cho công việc bị ách tắc vì không ai là người chịu
trách nhiệm và không ai làm gì cả. Khi có việc gì cần giải quyết thì không biết
liên hệ vơi ai và thậm chí người có nhiệt tình giải quyết cũng không biết mình
phải làm gì.
Do đó người quản lý phải quy định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm
của từng cá nhân, từng bộ phận để mọi người hiểu rõ công việc của mình. Có
hiểu rõ thì người phụ trách công việc đó mới chú ý đầu tư, rút kinh nghiệm, sắp
xếp công việc cho hợp lý về trình tự, thời gian và phải chịu trách nhiệm về phần
việc của mình. Ngoài ra người quản lý còn phải chú ý hướng dẫn, chỉ đạo việc
xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc giữa các bộ phận cho thật chặt
chẽ và khoa học thì công việc mới thông suốt, không bị cản trở lẫn nhau trong
hoạt động.
Công tác tổ chức tốt sẽ làm cho các thành viên mỗi bộ phận và giữa các bộ
phận trong một đơn vị hiểu rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình khi xử lý
công việc, không có sự dẫm chân lên quyền hạn của người khác, không có những
hiềm khích trong quan hệ. Như vậy bầu không khí tâm lý của tập thể sẽ được tốt
đẹp.
Tuy nhiên, những điều phân tích trên chỉ mới dừng lại ở mặt nguyên tắc. Bầu
không khí tâm lý càng tốt đẹp hơn khi các công việc, các mối quan hệ trên được
thực hiện trong tinh thần đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành
viên trong từng bộ phận. Nếu mọi người căng thẳng với nhau về nguyên tắc một
9
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
------------------------------------------------------------------------------------cách máy móc thì công việc cũng trở nên khó khăn, ai cũng chỉ biết phần việc
của mình thì bầu không khí tâm lý tập thể cũng không thoải mái mà trở nên nặng
nề và đối phó. Vì vậy, lý và tình phải được hành xử một cách hiểu biết thì đó là
một tập thể lý tưởng.
2.3.4. Theo dõi sự phát triển của tập thể:
Như trên chúng ta đã biết, một tập thể hoạt động có kỷ cương khi có những
quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, về các mối quan hệ. Trong quá trình
quản lý, việc duy trì thực hiện nghiêm túc các quy định, phải được quan tâm để
giữ kỷ luật nghiêm minh. Trong tập thể, mỗi cá nhân đều có sự biến đổi về tư
tưởng, năng lực, trình độ theo thời gian. Sự biến đổi này sẽ làm cho trình độ phát
triển của tập thể cũng có sự biến đổi. Ngay cả nhiệm vụ chính trị của bộ phận,
của đơn vị cũng phát triển.
Vì vậy, hiệu trưởng phải bắt kịp các diễn biến trong tập thể sư phạm mà mình
quản lý, những điều kiện chủ quan và khách quan của đơn vị mình để có biện
pháp quản lý phù hợp. Kể cả những quy chế, quy định cũng phải được điều chỉnh
hợp lý để tương xứng với trình độ phát triển của tập thể và hoàn cảnh môi trường
của từng giai đoạn. Nếu không được quan tâm thì đến một lúc nào đó, những quy
chế, quy định này không còn tác dụng xây dựng tập thể mà trở thành lực cản trở
đối với sự phát triển của các cá nhân và tập thể.
2.3.5. Hiểu rõ tâm lý của tập thể:
Trong một tập thể, việc hình thành các nhóm tâm lý là một hiện tượng thường
thấy. Những nhóm này có khi chỉ là sự hợp tính về nhiều khía cạnh như: Thời
trang, giải trí, thời sự, ăn hàng vặt…nhưng cũng có khi là những nhóm có tính
cách trái ngược nhau. Người quản lý phải hiểu rõ những nhóm không chính thức
này nhất là khi có sự căng thẳng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm với nhau.
Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nhằm ngăn chặn diễn biến xấu có thể xẩy ra
làm cho các mối quan hệ khó phục hồi, hoặc kịp thời đưa các nhóm lệch chuẩn
trở về quỹ đạo của tập thể.
Cách thức giải quyết này cũng là một nghệ thuật. Giải quyết không có nghĩa là
lúc nào người quản lý cũng phải trực tiếp can thiệp. Vận động cá nhân, chỉ đạo
gián tiếp, sử dụng các thủ lĩnh… cũng là những cách có thể dùng để giải tỏa tâm
lý, ổn định lại bầu không khí tâm lý của tập thể.
2.3.6. Ổn định nề nếp hoạt động:
Nề nếp hoạt động của đơn vị cũng là một trong những yếu tố để các thành
viên làm việc có chất lượng, đạt kết quả tốt. Các hoạt động sư phạm được tổ chức
một cách khoa học, có kế hoạch ổn định sẽ làm cho các giáo viên và nhân viên
chủ động sắp xếp thời gian và quy trình thực hiện để giải quyết công việc nhanh
10
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
-----------------------------------------------------------------------------------chóng có hiệu quả. Từ đó sẽ tạo nên bầu không khí thoải mái, yên tâm trong công
tác.
Nếu một cơ quan luôn bị động về thời gian do không có kế hoạch lâu dài, công
việc được triển khai vội vã, thiếu đầu tư, có nhiều sai sót hoặc nặng nề hình thức,
phô trương mà không có hiệu quả thiết thực thì tâm trạng của nhân viên sẽ thiếu
tin tưởng vào lãnh đạo, phát sinh tâm lý làm việc qua loa cho xong việc, có tính
chất đối phó, thiếu đầu tư về trí tuệ. Thậm chí có khi thực hiện một kế hoạch
công tác nào đó vội vàng sẽ gây xáo trộn lớn cho những công việc thưỡng xuyên
của đơn vị hoặc có sự chồng chéo làm cho mọi người bực bội, căng thẳng…Bầu
không khí tâm lý của tập thể, vì vậy sẽ mất tính ổn định, bị rạn nứt, mối quan hệ
của các thành viên có thể xấu đi. Một cơ quan như vậy chắc chắn không thể làm
việc có chất lượng và không thể phát huy khả năng làm việc của mọi người.
2.3.7. Giải quyết các mâu thuẫn có tình có lý:
Mâu thuẫn là một thuộc tính tiềm ẩn của con người và nhất là trong mỗi tập
thể. Chỉ cần một mồi lửa nhỏ là mâu thuẫn sẽ xẩy ra, chỉ khác ở chổ quy mô lớn
hay nhỏ mà thôi. Mâu thuẫn nội bộ là một nguy cơ làm phá hoại bầu không khí
tâm lý của tập thể rất dễ dàng. Có khi mâu thuẫn chỉ nảy sinh từ một sự bất đồng
ý kiến trong một cuộc tranh luận nào đó, người ta trở nên bất hòa, dẫn đến nói
xấu nhau và lôi kéo những người khác vào “phe” của mình. Thế là từ đó họ có
thể theo dõi, xét nét đối phương, đem nguyên tắc ra để phê bình, đánh giá… mà
xao lãng những nhiệm vụ phải làm và dường như chỉ nhằm vào mục tiêu là đánh
ngã đối phương.
Người quản lý đứng trước tình huống này phải như thế nào?
Người quản lý có nhiều kinh nghiệm sẽ có hệ thống thông tin của mình để nắm
bắt những mâu thuẫn đã hình thành ở bộ phận nào để phân tích, đánh giá tình
hình một cách khách quan. Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả, người
quản lý sẽ tìm cách giải quyết sao cho có tình, có lý bằng các biện pháp thích hợp
như thuyết phục, giáo dục hoặc hành chính, nhưng phải làm cho các đối tượng
hiểu và tự triệt tiêu mâu thuẫn nội bộ thì mới thành công.
2.3.8. Coi trọng việc thực hiện dân chủ hóa trong trường học:
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở các trường học, việc thực hiện
dân chủ hóa trường học phải được công khai thành quy chế chung. Như vậy thực
hiện dân chủ hóa là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và là quyền lợi của các
thành viên trong đơn vị.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân” và
Đảng ta cũng khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Vì vậy nếu
người quản lý nào tự cho rằng mình có thể suy nghĩ và quyết định tất cả một cách
11
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
-------------------------------------------------------------------------------------sáng suốt mà không cần ai thì đó là một sự chủ quan sai lầm, sớm hay muộn cũng
chuốc lấy thất bại.
Kinh nghiệm cho thấy, người quản lý nên phát huy trí tuệ của tập thể của các
thành viên bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia việc tổ chức và quản lý nhà
trường như: Công khai các kế hoạch hoạt động của nhà trường, thông tin đầy đủ
những yêu cầu, tổ chức các hội nghị, bàn bạc trong đội ngũ chủ chốt trước, khi có
những quyết định quan trọng. Có như vậy các thành viên sẽ thấy mình có trách
nhiệm đối với đơn vị từ đó trách nhiệm tích cực trong các công việc và các sinh
hoạt tập thể của nhà trường. Từ đó đã hình thành nên sức mạnh của tập thể.
2.3.9. Tạo sự thông cảm của tập thể đối với công tác quản lý:
Người lãnh đạo không chỉ hiểu những khó khăn của nhân viên mà cũng cần
cho nhân viên hiểu những khó khăn của mình trong khi điều hành công việc tập
thể biết được tiến trình và khối lượng công việc mà mình quản lý phải quyết
định. Từ đó, tập thể chia sẽ với lãnh đạo những khó khăn như góp ý, hiến kế,
tham khảo các nơi để giúp cho lãnh đạo xử lý công việc. Nhờ vậy mà giữa lãnh
đạo và nhân viên có sự gần gũi, cộng tác với nhau trong mọi hoạt động, uy tín
của người quản lý nhờ vậy cũng được củng cố hơn.
2.3.10. Đối xử công minh với tất cả các thành viên:
Người quản lý là trung tâm đoàn kết của đơn vị. Vì vậy, khách quan, vô tư
trong khi giải quyết nghĩa vụ và quyền lợi cho mọi người của người quản lý cũng
ảnh hưởng nhiều đến bầu không khí tâm lý của tập thể. Sự đối xử không công
bằng, thiên vị của người quản lý có thể là nguyên nhân sâu xa của những mâu
thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong đơn vị. Do đó người lãnh đạo phải hết
sức công minh khi xử lý công việc, khi phân công cũng như khi đánh giá, đề
bạt…để cấp dưới cảm thấy yên tâm trong hoạt động và tin tưởng vào sự sáng
suốt của lãnh đạo.
Ngoài ra, người quản lý cũng phải hết sức tỉnh táo với những thông tin được
cung cấp để chọn lọc và sử dụng. Phải kiểm tra độ chính xác để tránh những
trường hợp người cung cấp thông tin không đủ trình độ, hoặc có cái nhìn sai lệch
khiến cho sự việc bị xuyên tạc một cách vô tình hay cố ý. Người quản lý không
sáng suốt dễ trở thành người bị lợi dụng để những người xấu thực hiện ý đồ trù
dập hoặc bôi xấu người khác.
2.3.11. Giữ nghiêm kỷ luật tập thể, xử lý kịp thời những vi phạm:
Một tập thể chỉ có 3 người thôi cũng phải có những quy ước chung trong sinh
hoạt và làm việc thì mới có thể tồn tại lâu dài. Vì vậy trường học càng phải nề
nếp thì mọi hoạt động mới có thể thực hiện được. Nếu có những người thực hiện
không đúng “pháp luật và các quy định” thì phải như thế nào. Câu trả lời có thể
12
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
------------------------------------------------------------------------------------rất đơn giản: Nhẹ thì phê bình còn nặng thì kỷ luật. Nhưng một người lãnh đạo có
kinh nghiệm sẽ không giải quyết đơn giản như vậy. Chính Nhà giáo dục nổi tiếng
Xu-Khôm-Lin-Xki tự nhận xét rằng trong cuộc đời giáo dục của mình việc phê
bình là khó khăn nhất. Trong phê bình phải làm sao cho người được phê bình
thấy điều đáng dận là mình đã phạm lỗi, còn người phê bình là người giúp đỡ cho
mình. Phê bình đã khó như vậy thì kỷ luật lại càng khó hơn.
Mục đích cuối cùng của phê bình, kỷ luật cũng chỉ là giáo dục để cho cá nhân
đó tốt lên, để tập thể tiến bộ hơn. Nếu không làm được như vậy thì phê bình, kỷ
luật không có ý nghĩa.
Người quản lý phê bình hay kỷ luật có thể là xây dựng bầu không khí tập thể
mà cũng có thể làm cho nó bị đe dọa. Nếu hiệu trưởng phê bình một người nào
đó không đúng sẽ làm cho người đó bất mãn, không phục và có xu hướng chống
đối. Nếu người bị kỷ luật không thông với hình thức kỷ luật thì sẽ oán dận người
quản lý và có thể từ đó trở nên một người bất cần không hợp tác với tập thể nữa
và sẵn sàng “gây sự” khi có dịp. Một tập thể có nhiều người như vậy thì bầu
không khí tập thể không thể nào tránh khỏi bị “ô nhiễm”.
Người quản lý không phải vì ngại mà buông lỏng kỷ luật chung và bỏ qua tất
cả những vi phạm. Nếu như vậy vô hình dung đã gián tiếp phá hoại bầu không
khí tâm lý của tập thể, sẽ nảy sinh ra sự rối loạn, người tốt và người không tốt
đều xem như nhau, người tốt dần dần trở nên thụ động và lơ là công việc. Một
tập thể vô kỷ luật là một tập thể không thể tồn tại.
Người quản lý trước khi phê bình hay kỷ luật phải thấy hết bản chất, mức độ
của vấn đề, thấy cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hành vi sai
phạm, phải hết sức công minh để xử lý. Có như vậy, các cá nhân và tập thể mới
lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho mình để sống và làm việc tốt hơn.
2.3.12. Đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân:
Đánh giá nhân viên thuộc quyền của mình là một yêu cầu tất yếu của công tác
quản lý. Sự đánh giá đúng đắn của lãnh đạo sẽ khống chế những yếu tố tiêu cực
và phát huy những nhân tố tích cực, để từ đó điều hòa được các hoạt động có
hiệu quả hơn. Vì tâm lý chung của nhân viên là muốn cấp trên biết đến những
công việc của mình.
Chính vì vậy, sự đánh giá của hiệu trưởng có tầm quan trọng trong công tác
quản lý. Nếu đánh giá không đúng hoặc không công bằng sẽ làm cho mọi người
bất bình, không coi trọng, không tin tưởng vào cấp trên và có thể làm cho mối
quan hệ giữa lãnh đạo với các nhân viên trở nên căng thẳng. Như thế thì không
còn là bầu không khí tâm lý tốt đẹp của tập thể. Vì vậy khi đánh giá, người quản
lý phải hết sức cân nhắc, hiểu tường tận các cá nhân về hoàn cảnh, khả năng và
13
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
--------------------------------------------------------------------------------những cố gắng của họ để đánh giá chính xác những kết quả mà họ đạt được. Như
vậy mới động viên được mọi người khắc phục khó khăn, đem hết tâm sức của
mình xây dựng đơn vị.
Người quản lý có kinh nghiệm không để sự đánh giá của mình bị sai lệch do
quan hệ cá nhân, do phô trương hình thức, do sự cảm xúc nhất thời, do những lời
xu nịnh. Trong đánh giá cũng chỉ nên đánh giá từng mặt cụ thể, không nên đánh
giá toàn bộ nhân cách để giúp cho việc đánh giá có hướng vươn lên. Lời đánh giá
và cách nói, hoàn cảnh nói cũng không kém phần quan trọng để làm tăng thêm
giá trị của sự đánh giá.
2.3.13. Quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ sư phạm.
Mặc dù có trong tay một đội ngũ cán bộ, giáo viên tốt, không có gì phải lo về
khả năng của họ thì người hiệu trưởng cũng không thể chủ quan “ngủ quên trên
chiến thắng”, đến một lúc nào đó đơn vị mình trở nên lạc hậu mà không hề biết.
Hiệu trưởng phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ của mình hiểu biết về
chủ trương, chính sách mới của nghành giáo dục và các hoạt động có liên quan,
để họ có ý thức, có quan điểm và cách nhìn đúng đắn trong cách thức làm việc và
trong sinh hoạt. Ngoài ra người quản lý tốt còn phải tạo điều kiện cho cán bộ,
giáo viên của mình được học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ.
Không khí học tập trong nhà trường cũng tạo ra sự hưng phấn cho mọi người để
hiệu suất công tác cao hơn, mọi người sống vui hơn. Những yếu tố tích cực này
hoàn toàn có lợi cho bầu không khí tâm lý của tập thể.
2.3.14. Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội:
Ngoài mối quan hệ với những thành viên trong nhà trường, hiệu trưởng còn có
các mối quan hệ khác cũng rất cần thiết như: Cha mẹ học sinh, chính quyền địa
phương, các hộ dân ở xung quanh trường…
Lực lượng cha mẹ học sinh là chổ dựa rất tốt cho nhà trường vì đó là một lực
lượng có mối quan hệ “bên trong” với trường ở phương diện rộng. Nếu hiệu
trưởng khéo léo thì cha mẹ học sinh sẽ hỗ trợ nhà trường rất nhiều mặt như: Tài
chính, giao tiếp, giáo dục học sinh…Sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh cũng là
một nguồn động viên đối với các thành viên trong nhà trường . Mọi người thấy
yên tâm hơn trong giáo dục, đồng thời cũng phải làm việc có trách nhiệm hơn đối
với học sinh. Nhờ đó mà các hoạt động của nhà trường được thuận lợi hơn.
Sự hỗ trợ của địa phương đối với nhà trường cũng rất quan trọng. Nhà trường
ở trên một địa bàn dân cư gồm nhiều đối tượng, nếu có vấn đề gì xảy ra đã có
nhân dân và chính quyền địa phương ở đó. Sự hợp tác tốt đẹp với địa phương
khiến cho mọi người trong nhà trường cảm thấy an toàn hơn trong công tác và
sinh hoạt. Hiệu trưởng là người xây dựng mối quan hệ tốt đẹp đó.
14
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
--------------------------------------------------------------------------------------Nếu các thành viên trong nhà trường cảm thấy mình luôn được quan tâm, giúp
đỡ và bảo vệ an toàn thì tinh thần làm việc sẽ tốt hơn, tâm trạng thoải mái hơn và
hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
2.3.15. Xây dựng được sự hợp tác giữa Chính quyền,Công đoàn, Đoàn thanh
niên.
Bên cạnh những yêu cầu của Chính quyền có tính chất pháp lý, các thành viên
trong nhà trường còn sinh hoạt trong các đoàn thể. Hoạt động của các tổ chức
đoàn thể góp phần động viên mọi người làm tốt nhiệm vụ chính trị đồng thời tổ
chức những phong trào rèn luyện, phong trào thi đua, chăm lo đời sống tinh thần
và vật chất cho các thành viên trong nhà trường. Hiệu trưởng biết phát huy vai trò
của các đoàn thể là có thêm những trợ thủ đắc lực cho hoạt động giáo dục trong
nhà trường. Các đoàn thể cũng là những người tham mưu tốt cho hiệu trưởng về
nhiều vấn đề như công tác nhân sự, tài chính, thi đua…
Sự thống nhất ý chí giữa Chính quyền, Công đoàn và Đoàn thanh niên cũng là
những điều kiện để xây dựng và giữ gìn bầu không khí tâm lý tập thể tốt đẹp
trong nhà trường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
“Bầu không khí tâm lý của tập thể” chưa được ghi cụ thể trong kế hoạch năm
học của ngành, của nhà trường và cũng chưa được xem là chỉ tiêu để đánh giá
thi đua. Nhưng thật ra bầu không khí tâm lý rất cần thiết không chỉ ở trường học
mà ở tất cả các tập thể nói chung. Nó không hiện hữu một cách cụ thể, nhưng nó
tác động đến mọi người để tạo nên những kết quả cụ thể. Một tập thể tồn tại và
phát triển vững mạnh hay không chính là bầu không khí đã làm chất xúc tác
tăng thêm hiệu quả công tác của các thành viên nói riêng và của tập thể nhà
trường nói chung, được thể hiện ở các mặt cơ bản:
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
- Có ý thức hợp tác thực hiện công việc.
- Chấp hành tốt kỷ luật lao dộng.
- Biết tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau lao động sáng tạo, làm việc một cách thoải
mái.
- Mọi người đều sống hòa đồng với nhau, đối xử với nhau một cách thân thiện,
có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Có ý thức, tinh thần xem Trường là mái nhà thứ hai của mình.
Trong năm học 2014-2015 hiệu trưởng đã từng bước tạo ra bầu không khí
tâm lý tập thể, đã động viên được tinh thần của các thành viên, của tập thể hội
đồng giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt công tác được giao.
15
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
----------------------------------------------------------------------------------Kết quả trong thi đua của đội ngũ Thầy-Cô giáo cũng như chất lượng học tập của
học sinh đã tăng lên rõ rệt.
*. Về Phía giáo viên:
Năm học
Tổng số
giáo viên
Giáo viên giỏi
và CSTĐ Cơ
sở
Giáo viên đạt
LĐTT
2013 – 2014
65
15
64
2014 – 2015
68
20
70
Ghi chú
*. Về phía học sinh:
Năm học
Tổng số
học sinh
2013 - 2014
981
Số học
sinh giỏi
cấp tỉnh
16
2014 - 2015
954
20
Học sinh
có học lực
giỏi
53
5,4%
55
5,76%
Học sinh
tiên tiến
Học sinh lên
lớp thẳng
315
27,2%
333
34,9%
842
85,8%
850
89,1%
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Bầu không khí tâm lý tập thể có vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu quả
công tác của mỗi cá nhân và là cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà
trường. Vì vậy Sở Giáo dục – Đào tạo và Hiệu trưởng các trường THPT cần quan
tâm nhiều hơn ở một số vấn đề sau:
1. Cần đưa vấn đề “Bầu không khí tâm lý của tập thể” vào nhận thức của mọi
người để vấn đề xây dựng tập thể được quan tâm thích đáng.
2. Xây dựng “Bầu không khí tâm lý tập thể” là một điều kiện cần thiết không thể
thiếu được để xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
3. Việc xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể phải được xem là trách nhiệm
của tất cả các thành viên trong tập thể mà người đứng đầu là Hiệu trưởng.
XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ CỦA TẬP THỂ THPT
16
---------------------------------------------------------------------------------VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trường học – NXB giáo dục, 1981Nguyễn Đức Minh – Nguyễn Hải Khoát.
2. Giáo trình “Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học” của Thầy
Hoàng Minh Hùng –Trường quản lý Giáo dục và Đào tạo II.TP Hồ Chí Minh.
3. Giáo trình “Phối hợp lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” của Thầy
Đỗ Thiết Thạch –Trường quản lý Giáo dục và Đào tạo II.TP Hồ Chí Minh.
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
17
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014-2015
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu trưởng xây dựng bầu không khí âm lý của tập thể
trường THPT Tôn Đức Thắng.
Họ và tên tác giả: Trần Danh Tuyên
- Phó hiệu trưởng
Đơnvị: Trường THPT Tôn Đức Thắng.
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: …..……………
- Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác: … …………………………..
1.
Tính mới
- Đề ra gải pháp hoàn toàn mới, bảo đảm khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới và đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiệ và có hiệu quả cho đơn vị
3.
Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD%ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD%ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD%ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc
Khá
Đạt
Không xếp loại
18
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm kho6ngsao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá;
tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dungsang1 kiến kinh
nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
XÁC NHẬN CỦA TỔ
THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊ
CHUYÊN MÔN
Trần Danh Tuyên
19