Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn thạc sĩ cấu trúc trường ca hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 125 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2








NGUYỄN THỊ BÌNH

CẤU TRÚC TRƯỜNG CA HỮU THỈNH
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NG Ô N N G Ữ V À VĂN H Ó A VIỆT NAM






N gười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. N G U Y ỄN Đ Ă NG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2015


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2


NGUYỄN THỊ BÌNH

CẤU TRÚC TRƯỜNG CA HỮU THỈNH
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NG Ô N N G Ữ V À VĂN H Ó A VIỆT NAM






N gười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. N G U Y ỄN Đ Ă NG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp.
Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ
văn và Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường.
Để hoàn thành luận văn em còn được người thân, bạn bè và các đồng
nghiệp quan tâm, giúp đỡ, động viên. Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lập với các đề tài khác. Tôi xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đõ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình


PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề..............................................................................................2


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7

5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 7

6.

Cấu trúc của luận văn...................................................................................7

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TRƯỜNG CA HỮU THỈNH TRONG BỐI CẢNH THI CA
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...................................................................................9






1.1. Nội hàm khái niệm trường ca.....................................................................9
1.2. Đặc điểm cơ bản của trường ca.................................................................13
1.2.1. Nội dung................................................................................................. 13
1.2.2. Kết cẩu....................................................................................................16
1.3. Trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay............................... 17

1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975.................................................................. 18
1.3.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay.................................................................... 20
1.4. Trường ca trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh...................24
1.4.1. Con người và sự nghiệp...................................................................... 24
1.4.2. Trường ca Hữu Thỉnh trong hệ thẳng sáng tác của nhà thơ..............28
Chương 2: HÌNH TƯỢNG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH...................... 34
2.1. Hình tượng người lính............................................................................ 34
2.1.1. Người chiến lính đối diện với sự khốc liệt của chiến tranh................35
2.1.2. Lí tưởng, hoài bão cách mạng và khát vọng hòa b ìn h ...................... 40
2.2. Hình tượng người phụ nữ..................................................................... 45


2.2.1. Người Mẹ vất vả, tần tảo và giàu đức hi sinh.....................................46
2.2.2. Người Mẹ điểm tựa tỉnh thần của người chiến sĩ nơi quê nhà........... 49
2.2.3. Người phụ nữ với khát vọng tình yêu, hạnh phúc............................... 54
2.3. Hình tượng quê hương, đất nước..........................................................61
2.3.1. Hình tượng đẩt nước........................................................................... 61
2.3.2. Hình tượng biển...................................................................................67
Chương 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRƯỜNG CA HỮU THỈNH ...71
3.1. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình............................................................71
3.2. Sự đan xen giữa thể lo ạ i........................................................................ 78
3.2.1. Thơ tự do..............................................................................................78
3.2.2. Thơ văn xuôi........................................................................................ 81
3.3. Ngôn ngữ.............................................................................................. 83
3.3.1. Ngôn ngữ thơ kế thừa, ảnh hưởng mang màu sắc dân gian...............85
3.3.2. Ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm, sáng tạo mới mẻ....................... 91
3.3.3. Ngôn ngữ thơ mang hơi thở đời sổng................................................. 95
3.4. Sắc thái giọng điệu................................................................................. 99
3.4.1. Giọng điệu cảm thương, xót xa........................................................... 99
3.4.2. Giọng điệu ngợi ca, hào hùng............................................................. 101

3.4.3. Giọng điệu Met /ỉ, trữ tình.................................................................. 104
3.5. Biểu tượng đặc sắc trong trường ca........................................................107
KẾT LUẬN....................................................................................................... 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................115




1

MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Vào những năm bảy mươi của thế kỷ XX, đặc biệt trong những năm 1975
- 1980, lịch sử văn học Việt Nam chứng kiến sự “nở rộ” của những sáng tác
thơ dài hơn, có quy mô và dung lượng lớn. Các tác phẩm đó khái quát về các
sự kiện và các biến cố lịch sử, về những số phận con người gắn liền với số
phận của dân tộc, của đất nước. Phần lớn các tác phẩm này được các tác giả
sáng tác và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học gọi là “Trường ca”. Trong
số các trường ca sáng tác vào giai đoạn này đã có một số trường ca trở thành
mẫu mực của nền thơ ca trữ tình cách mạng: Bài ca chim Chơ-rao (Thu Bồn),
Theo chân Bác (Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Những
người đi tới biển (Thanh Thảo), Sức bền của đất, Đường tới thành phổ,
Trường ca Biển (Hữu Thỉnh)...
1.2 Hữu Thỉnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Anh là người đã dành phần lớn sự nghiệp sáng tác của mình cho
thể loại trường ca. Ở thể loại này Hữu Thỉnh đã đạt được nhiều thành tựu rất
đáng tự hào, trân trọng. Tác giả đã thành công trong việc khái quát tổng hợp
về một giai đoạn lịch sử, về nhiều mặt của đời sống, thế giới khách quan rộng
lớn và chiều sâu tâm lý con người. Chính những bản trường ca này đã khẳng

định tư duy khái quát đồng thời cũng nói lên được tầm vóc của nhà thơ. Hầu
hết các trường ca của Hữu Thỉnh đều được dư luận, độc giả và các nhà phê
bình đương thòi quan tâm đánh giá cao.
Các bản trường ca Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Trường ca
Biển đều thấm đẫm chất sử thi, giàu tư tưởng và mang tàm khái quát cao, triết
lý về sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình, về cội nguồn sức mạnh của dân tộc và
những giá trị tinh thần cao cả tiềm ẩn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và


2

giữ nước. Nhưng đặc biệt hơn cả chính là việc Hữu Thính đã luôn luôn tìm
tòi, sáng tạo không ngừng để lại trong mỗi tác phẩm của mình những dấu ấn
riêng không pha trộn với các tác giả khác cũng như không lập lại chính mình.
Ngày nay, khi nhìn lại bước đi của thơ ca dân tộc cũng như vai trò to lớn của
nó trong nền văn học nói riêng, chúng ta càng thấy rõ những đóng góp to lớn
của trường ca Hữu Thỉnh. Với mong muốn tìm hiểu và khẳng định những nét
độc đáo cũng như những đóng góp ừên cả phương diện nội dung lẫn hình
thức nghệ thuật các sáng tác trường ca của Hữu Thính. Chính vì những lý do
trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài cấu trúc trường ca Hữu Thỉnh để
làm luận văn thạc sĩ. Chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu đề tài sẽ đóng
góp một tiếng nói nhỏ vào việc khẳng định vị trí của thể loại trường ca nói
chung và trường ca Hữu Thính ừong văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lich sử vấn đề


Năm 1975, tập thơ Âm vang chiến hào. (in chung với Lâm Huy Nhậm)
ra đời. Và ngay từ tập thơ đầu tay, Hữu Thỉnh đã thể hiện một phong cách,
một giọng điệu riêng. Trải qua thời gian, thơ anh ngày càng chiếm được tình
cảm của người đọc và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

phê bình.
2.1. Những bài viết nghiên cứu, đánh giá về nhà thơ Hữu Thỉnh
Một trong những người đầu tiên nghiên cứu thơ Hữu Thính phải kể đến
Thiếu Mai. Với bài viết Hữu Thỉnh trên đường tới thành phổ, Thiếu Mai đã
chỉ ra nét đặc sắc ừong trường ca Hữu Thinh: “Thấp thoáng đằng sau câu thơ
của Hữu Thỉnh dáng dấp của ca dao, nhưng rõ ràng thơ anh không rập khuôn
theo ca dao, không bị ca dao lấn át

Nhìn chung tác giả nhận ra được chất

dân gian trong trường ca Đường tới thành phổ, tuy nhiên tác giả chưa phân
tích sâu sắc, cặn kẽ những đặc điểm ấy [47].


3

Cùng hướng tiếp cận trên, Mai Hương lí giải, phân tích, chứng minh sự
thành công của Hữu Thỉnh khi vận dụng vốn văn học dân gian: “Hữu Thỉnh
có khả năng vận dụng thông minh, sáng tạo vốn văn học dân gian. Cách nói
và cách nghĩ bằng hình ảnh của quàn chúng được anh tiếp nhận tự nhiên và
thành công” [31, 112]. Đây là đóng góp và cũng là thành công của Hữu
Thỉnh. Bài viết đã có những giải khoa học, xác thực, rõ ràng trong việc chỉ ra
dấu ấn của ca dao ừong trường ca Đường tới thành phổ. Tác giả Thiếu Mai,
Mai Hương, Hữu Đạt khi đọc Trường ca Biển cho rằng: “Thơ Hữu Thính có
nhiều cái mới mà không xa cái truyền thống, thậm chí có khi tái tạo lại cái đó
, có từ trong truyền thống mà vẫn có dấu hiệu riêng về phong cách của mình”
[13, 163]. Tác giả thấy được trường ca này là một sáng tạo về hình tượng và
ngôn ngữ thơ ca. Bài viết đã bước đầu chỉ ra những cách tân nghệ thuật ừên
cơ sở truyền thống trong thơ Hữu Thỉnh.
Đọc tập thơ Thư mùa đông Trần Mạnh Hảo nhận thấy, thơ Hữu Thính

cô đọng, hàm súc, giàu chất trí tuệ, mang màu sắc thơ cổ điển phương Đông “
ý tại ngôn ngoại ”, thiên về cảm nhận, do đó “khả năng dồn nén tư tưởng, cảm
xúc, dồn nén chữ nghĩa” [24, 103]. Bài viết của tác giả đã chỉ ra nét tiêu biểu
của ngôn ngữ thơ Hữu Thinh, tuy nhiên tác giả chưa phân tích, lí giải cặn kẽ
đặc điểm ấy được biểu hiện như thế nào, trên những phương tiện gì? Lưu
Khánh Thơ trong bài viết Hữu Thỉnh - một phong cách sáng tạo. Sau khi
khảo sát từ tập thơ Âm vang chiến hào, trường ca Sức bền của đất, Những
người đi tới biển đã nhận định thơ anh có: “Âm điệu tươi mát, hồn nhiên, tinh
tế”. Tác giả đã phát hiện ra ảnh hưởng của chất liệu văn hóa dân gian đến thơ
Hữu Thinh, cùng những tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ: “Hữu Thinh tiếp thu
truyền thống dân tộc không những chỉ là những cách nói, cách ví von, so
sánh, mà còn ở cách tư duy, liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó
nhận biết... đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có những câu thơ đa


4

nghĩa, có tính hàm ẩn cao, mới lạ ừong cách diễn đạt, bất ngờ trong cảm
xúc”[69, 410]. Cuối cùng tác giả rút ra kết luận xác đáng về phong cách thơ
Hữu Thỉnh: “Đằm thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái trầm lắng yêu
thương lấn án cái ồn ào sôi sục” [69, 421]. Trong cuốn Thơ Việt Nam hiện đại
Lưu Khánh Thơ đã cho rằng: “ Trong làng thơ, anh nổi tiếng là người mê và
thuộc nhiều ca dao tục ngữ.. .Hữu Thỉnh có thể say xưa suốt ngày về ca dao.
Anh phân tích thấu đáo, cặn kẽ, hiểu biết từng cái hay, cái đẹp của những câu
ca dao như một người chuyên nghiên cứu văn học dân gian, vốn kiến thức
phong phú này đã làm Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm
tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không
những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh mà còn ở cách tư duy, cách liên
tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết” [40, 411]. Một trong
những đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Hữu Thỉnh nói chung và

trường ca nói riêng là mang đậm màu sắc dân gian.
Từ góc độ thi pháp, Trúc Thông đã phân biệt cái tôi trữ tình trong thơ
Hữu Thỉnh với ba biểu hiện: “Người lính cách mạng mà tình yêu nước rất cụ
thể trong tình yêu thương rất mực quê hương, đồng đất, người bảo toàn và
đấu tranh phát triển nhân cách nhà thơ của một thế hệ. Song nhìn vào toàn bộ
sáng tác thơ Hữu Thỉnh ta thấy ba nhân vật trữ tình ấy trộn hòa, xoắn bện,
hiển hiện chỉ trong duy nhất một con người - nhà thơ, người lính Hữu Thỉnh”.
Tác giả đã phát hiện và nhận định “chất liệu văn hóa dân gian ngàn năm đã
thấm dưỡng linh hồn những câu thơ, chữ thơ. Những mảng dữ dội của đời
sống thật, sự khỏe khoắn của thể trạng tâm hồn tham gia trực tiếp vào đời
sống ấy đã bồi đắp lên chất liệu hiện đại cho những dòng thơ mềm mại. Giữ
vững và làm tươi mới hơn câu thơ Việt trong cuộc vật mình đổi mới ngôn ngữ
thơ đang dần dà mà quyết liệt diễn ra trong toàn bộ nền thơ ca, đó là đóng góp


5

đáng trân trọng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ mà Hữu Thỉnh là một trong
những đại biểu xứng đáng nhất” [80].
Xuất phát từ đặc trưng thể loại, sau khi khảo sát các tập thơ Tiếng hát
trong rừng, Thư mùa đông, trường ca Đường tới thành phổ, Trường ca Biển,
Lý Hoài Thu tìm hiểu sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh và
chỉ ra tư duy thơ đích thực của anh: “Một trong những tiềm năng thơ Hữu
Thỉnh là sự nhạy cảm trực giác... dĩ nhiên là không thể bắt bằng sự quan sát
của thị giác, sự lắng nghe âm thanh của thính giác nhưng nhiều khi chúng bị
đẩy lại và thay thế bằng cảm giác” [81, 45]. Bằng cái nhìn khái quát, ta nhận
thấy “ Thơ Hữu Thỉnh giàu sức mạnh nội lực gắn bó máu thịt với đời sống
tâm linh và truyền thống thơ ca dân tộc Việt Nam... Thơ anh có sự kết họp
phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí và độ cảm xúc tràn
trào, giữa sự hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sôi sục, giữa khả năng viết

những tác phẩm trường ca dài và thơ trữ tình ngắn” [81].
2.2. Những bài viết nghiên cứu về cấu trúc trường ca Hữu Thỉnh
Nhiều bài nghiên cứu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể chú tâm
hay chỉ là bàn thoáng qua, nhưng ít nhiều đều đề cập tới cấu trúc của trường
ca. Nhưng đáng lưu ý, đó là bài viết của nhà thơ Vũ Quần Phương về vấn đề
này Đường tới thành phố in trong cuốn sách vừa xuất bản Hữu Thỉnh Trường
ca của NXB Hội Nhà văn năm 2013. Cuốn sách là sự nhìn sâu về cấu trúc. Ở
bài viết này, nhà thơ Vũ Quần Phương giới hạn sự nhìn nhận của mình ở
phạm vi cấu tạo, sắp xếp, tổ chức các chương của trường ca Đường tới thành
phổ, nên ông chỉ sử dụng khái niệm “kết cấu”, chứ không sử dụng khái niệm
“cấu trúc”.Vũ Quần Phương đã chỉ dẫn, đã nhắc nhở những ai muốn tìm hiểu
sâu trường ca về vai trò của “cấu trúc”.Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha
trong bài đọc Trường ca Biển của Hữu Thính in trong sách Hữu Thỉnh
Trường ca như trên vừa trích dẫn đã trực tiếp nghiên cứu sâu về cấu trúc tác


6

phẩm Trường ca Biển. Nghiên cứu từ góc độ cấu trúc đã mở ra một không
gian rộng lớn cho các khả thể để tiếp cận trường ca. Đặc biệt, Nguyễn Thụy
Kha chú tâm nghiên cứu cấu trúc các chương của trường ca và nội dung cụ
thể của từng chương.
Nguyễn Đăng Điệp đã nhận thấy một số sự thay đổi trong cấu trúc thơ,
dòng thơ, tứ thơ của Hữu Thinh để tạo nên sự mới mẻ trong thơ: “ Mô hình
câu thơ, sự vật hiện tượng đem ra để so sánh thường nhỏ bé, tương quan sự
xuất hiện của những con số, từ nằm ngay trong đơn vị câu, giọng điệu thì ừầm
lắng suy tư” và cuối cùng nhận xét: “ Xuất phát từ nền móng văn học dân
gian.. .đã xử lí chất liệu truyền thống bằng cái nhìn hiện đại tạo nên những đột
phá về thi pháp thể loại” [16, 226]. Nhìn chung những bài viết chỉ khái quát
những nét chính trong thơ Hữu Thỉnh hoặc mới tập trung vào một số khía

cạnh nổi bật trong các tác phẩm cụ thể... Nhưng ít có những bài nghiên cứu
đặt ra để xem xét vấn đề này một cách toàn diện việc sử dụng cấu trúc nhằm
biểu đạt mỹ cảm thi ca. Bởi vậy rất cần có những công trình nghiên cứu một
cách toàn diện, hệ thống về trường ca Hữu Thỉnh.
Tuy vậy những ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu
đi trước là những định hướng, gợi mở vô cùng quý giá cho chúng tôi khi thực
hiện đề tài của mình. Kế thừa thảnh tựu nghiên cứu của những người đi trước,
chúng tôi sẽ cố gắng để có một cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về đề tài cấu
trúc trường ca Hữu Thỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích'. Lựa chọn đề tài cẩu trúc trường ca Hữu Thỉnh. Chúng tôi
muốn thông qua tìm hiểu cấu trúc trường ca Hữu Thỉnh để nhận thấy rõ hơn
tài năng, vị trí cũng như những đóng góp của Hữu Thỉnh trong quá trình phát
triển, đổi mới trường ca Việt Nam hiện đại.


7

Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhận diện nghệ thuật tổ chức cấu trúc trên các phương diện.
- Cấu trúc hình tượng đan xen thể loại.
- Các sắc thái ngôn ngữ, giọng điệu thấy rõ hơn tài năng nghệ thuật của
Hữu Thỉnh.
4. Đổi tượng và phạm vi nghiền cứu
Các tác phẩm trường ca của Hữu Thinh nằm ừong những chặng đường
thơ Hữu Thinh ừải qua hai thòi kỳ trước và sau năm 1975: Chúng tôi tập
chung tìm hiểu ba trường ca của nhà thơ là: Sức bền của đất, Đường tới
thành phố, Trường ca Biển. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích ba trường
ca trên chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu với các tác phẩm thơ của anh
như: Ấm vang chiến hào, Thư mùa đông và các tác phẩm trường ca của các

tác giả khác như: Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Những
người đi tới biển của Thanh Thảo, Trường ca sư đoàncủa Nguyễn Đức
Mậu,... để có thể thấy được những điểm tương đồng và khác biệtcủa trường
ca Hữu Thính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp cấu trúc hệ thống.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
- Phương pháp thống kê so sánh.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
6. Cấu trúc của luận văn


8

Trong đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
chúng tôi chia làm 3 chương:
Chương 1: Trường ca Hữu Thinh trong bối cảnh thi ca Việt Nam hiện đại
Chương 2: Hình tượng trường ca Hữu Thỉnh
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trường ca Hữu Thỉnh


9

PHẢN NỘI DUNG


CHƯƠNG l: TRƯỜNG CA HỮU THỈNH TRONG BÓI CẢNH THI CA
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Nội hàm khái niệm trường ca






Trường ca là một thể loại có nội hàm rất rộng. Xung quanh việc xác
định nội hàm khái niệm trường ca, ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước hầu như vẫn chưa nhất quán, bởi lẽ trường ca có dung lượng lớn,
có khả năng tích hợp nhiều thể loại văn học, nghệ thuật khác. Nhà nghiên cứu
Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài giảng về thể loại có ý kiến tương tự: “ Thể
loại ta vẫn quen gọi là Trường ca trong thuật ngữ văn học Liên Xô cũ gọi là
Poèma, được hiểu với nghĩa rất rộng, nội hàm không xác định, thậm chí mông
lung. Trường ca chỉ có nghĩa là tác phẩm thơ dài, số lượng câu thơ lớn; hàng
ừăm, hàng ngàn câu” [28, 44]. Các tác giả trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn
học cũng tán thành ý kiến này và họ đưa ra khái niệm: “Trường ca là tác
phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường
ca cũng được dung để gọi các tác phẩm sử thi thòi cổ và trung đại, khuyết
danh hoặc có tác giả” [38, 134]. Trường ca (Poèma) cũng được dùng gọi các
tác phẩm sử thi (épopee) thời cổ và thời trung đại, khuyết danh hoặc có tác
giả. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Trường ca có
dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Chúng
được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể hoặc bằng lời
trong một vài truyền thuyết dân gian hoặc bằng cách cải biên các cốt truyện
cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian. Trường ca với tư cách
một thể loại tổng hợp, trữ tình - tự sự, hoành ừáng cho phép kết hợp những
chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử vẫn là
một thể loại hiệu năng của thơ ca thế giới” [4].



10

Tuy nhiên, việc xác định trường ca là: “Tác phẩm thơ ca có dung lượng
lớn và vừa, tác phẩm thơ dài, số lượng câu thơ lớn ”... như trên thực chất mới
chỉ xác định được những dấu hiệu bề ngoài, dễ nhận thấy của thể loại đặc biệt
này. Nét đặc trưng thể loại của trường ca là một tác phẩm thuộc loại hình trữ
tình, hay chính xác hơn là một tác phẩm tự sự được thể hiện bằng phương
pháp trữ tình. Lý giải rõ hơn bản chất của thể loại trường ca trong văn học,
nhà lí luận phê bình kiệt xuất của nền văn học NgaV.G. Biêlinxki (1811 1848) đã cho rằng trường ca là một tác phẩm thơ dài đặc biệt, có đặc trưng về
nội dung. Biêlinxki khẳng định: “Trong thơ đương đại có một thể loại tự sự
đặc biệt, nó không dung nạp văn xuôi của đời sống, nó chỉ chớp lấy những
yếu tố mang tính chất thơ, chất lý tưởng của cuộc sống mà nội dung là những
chiêm nghiệm sâu sắc nhất về thế giới và những vấn đề đạo đức của nhân
loại. Thể loại tự sự này giữ riêng cho mình từ Poèma”[23,48].
Khái niệm trường ca bắt đầu xuất hiện vào những năm 50 của thế kỉ
XX. Thuật ngữ này dùng để chỉ cả những sáng tác dân gian có tính chất sử thi
và độ dài như Đam San, Xinh Nhã, đồng thời dùng để chỉ những sáng tác thơ
có dung lượng lớn phản ánh những biến cố lớn trong lịch sử dân tộc như:
Ngọn giáo búp đa của Ngô Vãn Phú (1977), Ba-zan khát của Thu Bồn (1977),
Những người đi tới biển (1977) của Thanh Thảo...
Như đã nói ở trên, việc xác định ranh giới và cho ra đời một khái niệm
rõ ràng về trường ca là tương đối khó. “ Trường ca là một thuật ngữ văn học
mới, chưa chính xác, chưa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài” [43, 93].
Trong nhiều năm qua các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình văn học, thậm chí
chính các tác giả trường ca đã rất chú ý đi tìm một định nghĩa để có thể nói rõ
được bản chất cũng như chỉ ra được những thuộc tính căn bản nhất giúp phân
định trường ca với các thể loại thơ trường thiên khác.



11

Cùng với sự vận động của thể loại trường ca thông qua các sáng tác cụ
thể, quan niệm về trường ca của các học giả trong nước cũng có nhiều thay
đổi. Hoàng Ngọc Hiến khi so sánh các trường ca Việt Nam với những tiêu chí
chung của thể loại này trong văn học phương Tây đã nhận xét: “Bằng những
trường ca dân gian ta đã có, có thể nhìn thấy hình dáng của những tác phẩm
này khá gần với hình dáng của các trường ca cổ điển phương Tây: Một là mục
đích ca tụng bằng những lời ca hết sức rõ ràng, hai là nó không nhất thiết lấy
sự chuyển động của các sự kiện lớn làm mạch văn, mà thường lấy cảm xúc
trực tiếp của tác giả đối với sự kiện và nhân vật là động lực thúc đẩy mạch
văn phát triển”[29, 56]. Tác giả Vũ Văn Sỹ cũng đã khẳng định: “Trường ca
là hình thức biểu hiện lớn cái tôi trữ tình trước các hiện tượng tinh thần của
đời sống có ý nghĩa với cộng đồng” [65, 8]. Lại Nguyên Ần trong Mẩy suy
nghĩ về trường ca thì cho rằng: “Các sáng tác thơ dài của ta gần đây nếu chỉ
căn cứ vào tên gọi thể loại của tác giả thì sẽ rất khó phân biệt trường ca với
truyện thơ, thơ trường thiên về đặc trưng thể loại ” [2, 26].
Cũng ở bài viết trên, Lại Nguyên Ân nhận định: “ Có thể gọi chung các
sáng tác thơ dài hiện nay là Trường ca” với nhiều kiểu kết cấu khác nhau: “
Trường ca kể chuyện, thơ sân khấu, trường ca trữ tình chính luận”. Xu hướng
chung là: “ Truyện thơ tăng thêm yếu tố trữ tình để gần với trường ca còn thơ
trữ tình nói chung, và thơ trường thiên cũng mở rộng hình thức, khuôn khổ để
gần gũi với trường ca” [2, 27]. Điều này dễ dẫn đến xu hướng “ Trường ca
hóa”các tác phẩm thơ dài khiến cho vai ừò của thể loại trường ca bị hạ thấp,
các yếu tố đặc trưng giúp phân biệt trường ca với các thể loại thơ dài hơi khác
ít nhiều bị xóa nhòa. Trong khi đó, trên thực tế trường ca là một thể loại riêng
biệt, có vai trò, vị trí và giá trị riêng đối với toàn bộ nền văn học nói chung.
Giữa trường ca, truyện thơ, thơ dài có những sự khác biệt, và chính sự khác



12

biệt này làm nên giá trị cho mỗi thể loại, đó cũng là lý do cho đến nay chúng
vẫn có đời sống riêng trong lòng hệ thống các thể loại văn học.
Trong tương quan so sánh với truyện thơ và thơ dài thì trường ca gần
gũi với thơ dài hơn cả. Bởi lẽ, cả thơ dài và trường ca đều vận dụng khá nhiều
thể thơ. Điều này giúp cho trường ca và thơ dài không rơi vào sự nhàm chán,
đơn điệu, đồng thời lại có khả năng khai thác triệt để cái đẹp, cảm xúc hào
sảng của người nghệ sỹ.
Tuy nhiên, ở thể loại trường ca yếu tố trữ tình luôn gắn bó chặt chẽ với
tính chất tự sự chính vì thế nhân vật trong trường ca có đường nét, chân dung,
tâm ừạng đôi khi là hành động tương đối rõ ràng so với thơ dài. Điều này
khiến cho kết cấu của trường ca chặt chẽ, mạch lạc. “ Nhiều trường ca lấy
những biến cố của một quá trình lịch sử làm điểm tựa kết cấu. Nhiều trường
ca dựa vào một hệ thống sự kiện hoặc cốt truyện có thật. Nhiều trường ca lại
dựa hẳn vào một cốt truyện hư cấu” [2, 28]. Bên cạnh đó yếu tố trữ tình lại
giúp cho trường ca bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành mạch cảm xúc của
tác giả thông qua những trải nghiệm của bản thân.“ Một vài trường ca còn lấy
suy nghĩ, cảm xúc làm chỗ dựa chủ yếu cho kết cấu” [3, 31].
Sự thống nhất, hòa quyện giữa yếu tố tự sự và trữ tình đã làm nên thế
mạnh của trường ca so với nhiều thể loại khác. Trở lại vấn đề xung quanh các
ý kiến bàn luận về khái niệm trường ca, bên cạnh ý kiến của các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học không thể không nhắc đến quan niệm của chính những
người trong cuộc trực tiếp sáng tác nên các trường ca. Các nhà thơ Võ Văn
Trực, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Mạnh Hảo, Bùi
Văn Phú, Nguyễn Khắc Phục, Trần Vũ Mai, Thanh Thảo, Nguyễn Duy,
Nguyễn Đức Mậu.. .từ những góc nhìn riêng, từ thực tế sáng tác của mình,
mỗi người lại đem đến một quan niệm mới về thể loại trường ca. Có người
nhấn mạnh yếu tố tự sự của trường ca, ừong đó coi ừọng nhân tố cốt truyện,



13

có người lại thiên về cảm xúc trữ tình, có người lại nghiêng về cách tổ chức
các chương, các tiêu điểm, ở người khác thì sự phát triển nội tâm làm đường
dẫn cho tác phẩm...Cơ sở cho sự nhìn nhận khác nhau đó của các tác giả
chính là tác phẩm của chính họ. Mỗi tác phẩm lại có diện mạo riêng, cho nên
sự phong phú về cách nhìn nhận về thể loại trường ca là điều dễ hiểu. Mặc dù
có sự khác nhau trong việc xác định ranh giới, nội hàm khái niệm trường ca,
nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm về trường ca của tác giả Đào Thị Bình
trong Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế ы X X LATS, (2008) là khá xác đáng: “ Trường ca thường là các tác phẩm trữ tình
có dung lượng lớn hoặc vừa, có khả năng tổng họp và phát huy những ưu thế
nổi trội của cả ba loại hình: trữ tình, tự sự và kịch.
Với kiểu kết cấu và phát triển theo hướng đan xen nhiều kiểu kết cấu
hoặc kết cấu phức họp, trường ca có thể bao quát và miêu tả những mảng hiện
thực lớn ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa dạng, giàu
chất trí tuệ, vừa mang âm hưởng hào hùng của sử thi vừa thấm đẫm hơi thở cuộc
sống” [7].
1.2. Đặc điểm cơ bản của trường ca

1.2.1. về nội dung và dung lượng
Cùng với các thể loại khác, cho đến nay trường ca có một vị trí nhất
định trong đời sống văn học dân tộc. Có nguồn gốc từ những bài thơ chính
luận mang âm hưởng “ hùng tráng” từ đàu thế kỉ XV và nảy sinh trong lòng
xã hội phong kiến Việt Nam. Có thể nói, trường ca Việt Nam hiện đại xuất
hiện khá muộn và có độ lùi rất xa so với các quốc gia khác trên thế giới.
Nhưng cho tới nay, trường ca Việt Nam đã - đang trên đà phát triển và từng
bước hoàn thiện về đặc điểm thể loại.



14

Sau những năm 1970, lịch chưa mang rõ đặc trưng thể loại, nhiều khi
các tác phẩm giai đoạn này còn bị trộn lẫn với sử văn học nước ta đã chứng
kiến sự nở rộ của những sáng tác theo thể loại trường ca. Trước mốc thời gian
này trường ca đã có một thời kỳ phát triển và thu được một số thành tựu, song
về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện, chúng thơ dài, truyện thơ. Phải
sau năm 1975, với sự ra đời của hàng loạt những trường ca dài hơi có dung
lượng lớn, nội dung phản ánh có chiều sâu và đạt độ nhuần nhuyễn về nghệ
thuật thì trường ca mới thực sự có những đặc trưng riêng, chỗ đứng riêng bên
cạnh những thể loại khác ừong lòng nền văn học dân tộc.
Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy của các sáng tác trường ca chính là sự
phát triển về dung lượng để đạt đến một số lượng vài trăm câu trong một tác
phẩm. Trường ca là một tòa lâu đài của thơ ca, là một kiến trúc tổng họp của
thơ ca. Xét về dung lượng trường ca thì phải dài. Vậy mức độ dài ngắn, sự
biến đổi của hình thức diễn đạt ừong trường ca phụ thuộc vào sự đòi hỏi của
nội dung mà trường ca đề cập đến. Các trường ca hiện đại Việt Nam hàu hết
đều có dung lượng từ vài trăm câu trở lên thậm chí có những trường ca lên tới
hàng nghìn câu như trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo dài
1250 câu. Vói dung lượng như vậy, trường ca hiện đại lấy đề tài lịch sử - dân
tộc làm nền, lấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng làm cảm hứng chiều sâu nhận
thức của nhân vật.
Sự tái hiện biến cố cách mạng và sự kiện chiến ừanh ừong trường ca
gắn với những kinh nghiệm hoạt động tinh thần và thực tiễn của cá nhân nhà
thơ. Trường ca còn lấy sự trưởng thức làm thước đo thành ý tầm vóc nhân vật,
biến cố và sự kiện. Có thể nói trường ca là kết quả của việc thơ trữ tình mở
rộng quy mô cảm xúc để ôm chứa hiện thực. Với tư cách là một thể tổng hòa
giữa thơ và văn xuôi, giữa trữ tình và tự sự, trường ca hiện đại thể hiện được
những diễn biến phức tạp, tính chất quyết liệt của cuộc sống chiến đấu và xây



15

dựng Tổ quốc, mặt khác nó đã lựa chọn những chi tiết cốt lõi nhất phản ánh
đúng bản chất cuộc sống chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta, đất nước ta chống
lại thiên tai, địch họa. Mỗi Trường ca khai thác một mảng đời sống, khắc họa
chân dung dân tộc những tư thế, tầm vóc khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa
dạng đặc biệt về nội dung cũng như phương thức thể hiện.
Khi viết về chiến tranh, với tư thế của những con người nhập cuộc,
từng ngày, từng giờ đối mặt với sự sống và cái chết, các tác giả trường ca đã
đưa vào tác phẩm của mình đầy đủ những tình tiết, biến cố, diễn biến chân
thực và khốc liệt nhất của chiến tranh. Đồng thời các tác giả trường ca đã gửi
gắm ừong từng tác phẩm, từng chương, từng khổ thơ, dòng thơ, cảm hứng sử
thi thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Khi viết về đời sống thời bình sau chiến tranh, ngòi bút nhà thơ lại đi
sâu, tìm tòi khám phá những mảng đời sống tình cảm, sự suy ngẫm của con
người trong cuộc vật lộn với miếng cơm manh áo, chống lại danh lợi và dục
vọng hay những nỗi đau của thời hậu chiến. Với đặc trưng về dung lượng
cũng như phương thức phản ánh tổng họp, trường ca đã không ngừng mở
rộng biên độ phản ánh hiện thực và con người. Từ hiện thực chiến tranh thấm
đẫm tinh thần cách mạng cùng khuynh hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca cho
đến những vấn đề trăn trở trong cuộc sống thời hậu chiến đều được các tác giả
trường ca thể hiện một cách chân thực, sâu sắc trong các sáng tác của mình.
Trường ca là bước phát triển tích cực của thể loại văn học Việt Nam
trong những năm qua. Chính cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc đã tạo tiền đề
cho thể loại này phát triển và ngược lại. Trước hiện thực lớn lao kì vĩ của dân
tộc, chỉ có thể loại trường ca mới đủ sức ôm chứa và có khả năng phản ánh
đày đủ hiện thực cả ở chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian, và
chiều sâu của các sự kiện. Trường ca hiện đại vì thế hầu hết đều mang cảm
hứng sử thi, chứa đựng những vấn đề mang tầm vóc dân tộc và thòi đại.



16

1.2.2. về kết cấu
Trên bình diện thi pháp thể loại, trường ca là hệ quả tất yếu của quá
trình thơ trữ tình mở rộng chức năng xã hội - thẩm mỹ của yếu tố tự sự trong
kết cấu tác phẩm.Vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca
có cốt truyện vẫn là mô hình quen thuộc cho các nhà thơ khi họ tìm đến thể
trường ca như: Bài ca chim Chơ rao - Thu Bồn, Nguyễn Văn Trỗi - Lê Anh
Xuân, Theo chân Bác - Tố Hữu. Tuy nhiên vào những năm cuối của cuộc
kháng chiến chống Mỹ và những năm tiếp theo sau, trường ca nở rộ và hầu
như không còn phải dựa theo mạch tự sự là chính. Trường ca giai đoạn này có
thể xem là một dạng thức tổng họp bao gồm cả tự sự, trữ tình,chính luận.
“Các trường ca dạng này thường được chia thành nhiều chương, khúc, mà
mỗi chương có thể được đặt tên. Mạch liên kết của các trường ca là mạch
triển khai của chủ đề mang tính chính luận trữ tình”[52, 150].
Trong quá trình vận động của thể loại, vào những năm sau 1975, kết
cấu trường ca theo cốt truyện, sự kiện và tuyến thời gian ngày càng lỏng lẻo,
thì kết cấu lấy tư tưởng - cảm xúc trữ tình làm chỗ dựa ngày càng được các
nhà thơ vận dụng trong sáng tạo. Khi sử dụng dạng kết cấu này, biến cố và sự
kiện trở thành thứ yếu, cảm xúc, mạch suy ngẫm, liên tưởng của nhân vật trữ
tình trong mối tương quan với sự phát triển của tình tiết, sự kiện giữ vai trò
quan trọng trong sự phát triển nội dung của tác phẩm.
Nhân vật trữ tình giữ vai trò dẫn dắt tạo ra sự nhất quán của cảm xúc
cũng như nội dung tư tưởng. Có thể kể đến một số trường ca tiêu biểu như:
Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Những người đi tới biển - Thanh
Thảo, Đường tới thành phố, Trường ca Biển - Hữu Thỉnh, Ngày hội của rạng
đông - Võ Văn Trực, Trầm Tích - Hoàng Trần Cương, Đổ bóng xuống mặt
trời - Tràn Anh Thái...Nói chung ở mỗi tác phẩm cụ thể, tùy theo sự nổi bật

của sự kiện hay mạch nguồn cảm xúc mà mỗi tác giả lựa chọn một kiểu kết


17

cấu hay phối hợp đan xen nhiều kiểu kết cấu khác nhau ừong lòng một tác
phẩm, từ đó đem lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Càng về sau, các tác giả
trường ca càng chú ý sử dụng đan xen nhiều kiểu kết cấu, giọng điệu, phương
thức thể hiện trong một chỉnh thể nhất quán đã tạo nên quy mô đồ sộ, hoành
tráng cho trường ca, mặt khác đây cũng là đặc trưng của nó.
Nhờ sự năng động của hình thức kết cấu đã đem lại cho trường ca sự
phát triển vượt ừội so với nhiều kiểu kết cấu của các tác phẩm thơ ca thông
thường khác. “ Trường ca là một hình thức mở rộng giới hạn biểu hiện của
con người trong văn chương ở cấp độ thể loại. Sự nở rộ của trường ca trong
thập niên 1975 - 1985 là một hiện tượng thi ca đặc sắc của nền văn học chiến
tranh và cách mạng... Sự nở rộ của trường ca những năm bảy mươi và nửa
đầu những năm tám mươi đã đánh dấu sự hoàn thiện của hệ thống thể loại thơ
Việt Nam đương đại” [65, 25].
Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại có một lịch sử phát triển
còn non trẻ so với sự vận động chung của thể loại thơ ca. Song, trong chính
bản thân nó đã có sự vận động, phát triển từng bước để đi từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện về hình thức nghệ thuật, từ giản đơn về nội dung phản ánh đến
những quy mô khái quát các vấn đề to lớn gắn với lịch sử vận mệnh dân tộc,
thời đại cũng như đời sống tâm tư tình cảm của nhân dân. Có thể nói, mỗi bản
trường ca là một tiếng nói đa thanh, đa diện cất lên từ những rung cảm tinh tế,
ám ảnh của người nghệ sỹ để khi đến với bạn đọc, nó làm nên một phức thể
tổng họp những tâm trạng, tình cảm, những suy tư, trăn trở của con người về
thế giới, về sự vĩnh cửu của cuộc sống muôn màu.
1.3. Trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
Xoay quanh các vấn đề về thể loại trường ca, từ trước tới nay có rất

nhiều quan điểm khác nhau. Đặc biệt sự phân chia giai đoạn phát triển của thể
loại này cũng xuất hiện nhiều ý kiến. Trên cơ sở kế thừa công trình của các


×