Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng ceftriaxon trên trẻ sơ sinh tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.23 KB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG MAI YẾN
MSV: 1101613

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
CEFTRIAXON TRÊN TRẺ SƠ SINH
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC
VÀ ĐIỀU TRỊ SƠ SINH - BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG MAI YẾN
MSV: 1101613

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
CEFTRIAXON TRÊN TRẺ SƠ SINH
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC
VÀ ĐIỀU TRỊ SƠ SINH - BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn
1. ThS. Cao Thị Bích Thảo
2. ThS. Thân Thị Hải Hà


Nơi thực hiện
1. Bộ môn Dƣợc Lâm Sàng
2. Bệnh viện Phụ Sản Trung Ƣơng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành
tới: ThS. Cao Thị Bích Thảo, ThS. Thân Thị Hải Hà, là những ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới mái trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội, nơi đã giúp tôi
học tập, trƣởng thành, theo đuổi ƣớc mơ. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
nhà trƣờng, những ngƣời đã hết lòng truyền thụ kiến thức cho các thế hệ sinh viên.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn tới bộ môn Dƣợc Lâm Sàng đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các anh chị khoa Dƣợc và Phòng Kế Hoạch Tổng
Hợp bệnh viện Phụ Sản Trung Ƣơng đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập các thông
tin tại bệnh viện.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình và bạn bè, những ngƣời đã luôn động
viên, khích lệ để tôi có đƣợc kết quả ngày hôm nay.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm
2016
Sinh viên

Hoàng Mai Yến


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn sơ sinh. .................................................................2
1.1.1. Dịch tễ và nguyên nhân ..............................................................................2
1.1.2. Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng ...........................................................2
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh ...................................................4
1.2. Tổng quan về sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh ...............................................5
1.2.1. Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh ...................................................5
1.2.2. Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh ...............................................6
1.3. Tổng quan về kháng sinh ceftriaxon .................................................................8
1.3.1. Dƣợc động học ...........................................................................................8
1.3.2. Cơ chế tác dụng, cơ chế đề kháng ............................................................10
1.3.3. Phổ tác dụng .............................................................................................10
1.3.4. Chỉ định ....................................................................................................11
1.3.5. Chống chỉ định .........................................................................................12
1.3.6. Liều dùng- cách dùng ...............................................................................13
1.3.7. Tác dụng không mong muốn ....................................................................14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................16


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................16
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ...........................................................................16
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................................17

2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................17
2.3.2. Đặc điểm về sử dụng ceftriaxon ...............................................................18
2.4. Các quy ƣớc sử dụng trong nghiên cứu ..........................................................19
2.4.1. Tuổi thai hiệu chỉnh ..................................................................................19
2.4.2. Trẻ sơ sinh non tháng và sơ sinh đủ tháng ...............................................19
2.4.3. Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân..............................................................................19
2.4.4. Tăng bilirubin ...........................................................................................19
2.4.5. Giảm albumin ...........................................................................................19
2.4.6. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn .............................................................19
2.4.7. Trƣờng hợp dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh ............................................20
2.4.8. Trƣờng hợp thiếu thông tin đánh giá về lý do chỉ định kháng sinh .........21
2.4.9. Trƣờng hợp không rõ lý do chỉ định kháng sinh ......................................21
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..............................................................................21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................................ 22
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................................22
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân khi sinh ...................................................................23
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân liên quan đến chống chỉ định ceftriaxon ................23
3.1.3. Đặc điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn ...........................................................25
3.1.4. Đặc điểm về xét nghiệm vi sinh ...............................................................28


3.2. Đặc điểm về sử dụng ceftriaxon .....................................................................29
3.2.1. Lý do chỉ định...........................................................................................29
3.2.2. Đặc điểm về phác đồ sử dụng ..................................................................29
3.2.3. Đặc điểm về cách dùng, liều dùng, thời gian sử dụng .............................32
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................. 35
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................................35
4.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân khi sinh.............................................................35
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân liên quan đến chống chỉ định ceftriaxon ................35
4.1.3. Đặc điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn........36

4.1.4. Đặc điểm về xét nghiệm vi sinh ...............................................................37
4.2. Đặc điểm sử dụng ceftriaxon ..........................................................................38
4.2.1. Lý do chỉ định kháng sinh ........................................................................38
4.2.2. Đặc điểm phác đồ sử dụng .......................................................................39
4.2.3. Đặc điểm về liều dùng, cách dùng, thời gian dùng ceftriaxon .................42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH ÁN
PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN BỆNH NHÂN


CHƢƠNG 1.
WHO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)

NICE

Viện Y tế Quốc gia về Chất lƣợng điều trị, Vƣơng quốc Anh
(National Institute for Health and Care Excellence)

FDA

Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ
(Food and Drug Administration)

BNFC


Dƣợc thƣ Anh cho trẻ em
(British National Formulary for Children)


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1. Kết quả lấy mẫu theo các nhóm đối tƣợng bệnh nhân .............................22
Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................23
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân liên quan đến chống chỉ định ceftriaxon.................24
Bảng 3.4. Mô tả sự kết hợp của các đặc điểm liên quan đến chống chỉ định
ceftriaxon...................................................................................................................24
Bảng 3.5. Các bệnh lý nhiễm khuẩn .........................................................................25
Bảng 3.6. Số lƣợng các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ......................26
Bảng 3.7. Yếu tố nguy cơ trên nhóm không có chẩn đoán nhiễm khuẩn .................27
Bảng 3.8. Đặc điểm xét nghiệm vi sinh ....................................................................28
Bảng 3.9. Các lý do để chỉ định ................................................................................29
Bảng 3.10. Các phác đồ sử dụng trong phác đồ ban đầu và phác đồ thay thế ..........30
Bảng 3.11. Phác đồ ban đầu khi có bệnh lý nhiễm khuẩn ........................................31
Bảng 3.12. Phác đồ ban đầu với bệnh nhân không có chẩn đoán nhiễm khuẩn .......32
Bảng 3.13. Thông tin sử dụng ceftriaxon trên bệnh nhân .........................................33
Bảng 3.14. Thời gian sử dụng kháng sinh.................................................................34


DANH MỤC HÌNH
Hình

Trang


Hình 3.1 Quy trình lấy mẫu ..................................................................................................... 22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ sơ sinh (trẻ mới sinh có tuổi thực dƣới 28 ngày) là đối tƣợng có hệ miễn
dịch chƣa hoàn thiện, rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng nhiễm
khuẩn. Do đó kháng sinh là nhóm thuốc đƣợc sử dụng phổ biến trong các đơn vị
chăm sóc tích cực sơ sinh. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm
khuẩn sơ sinh, nhiều tài liệu khuyến cáo rằng cần sử dụng kháng sinh trên trẻ sơ
sinh có nghi ngờ nhiễm khuẩn [12], [63]. Tuy nhiên, đây là đối tƣợng có các đặc
điểm sinh lý, bệnh lý khác biệt làm cho dƣợc động học của nhiều thuốc trở nên thay
đổi so với các đối tƣợng khác, đáp ứng điều trị trở nên khó dự đoán và nguy cơ xuất
hiện các tác dụng không mong muốn tăng lên. Ví dụ, sử dụng aminoglycosid kéo
dài trên 7 ngày làm tăng độc tính trên tai và thận, dùng ceftriaxon trên trẻ có vàng
da, tăng bilirubin máu làm tăng nguy cơ độc tính trên thần kinh. Vì vậy việc lựa
chọn kháng sinh để điều trị cần cân nhắc dựa trên tình trạng sinh lý, bệnh lý của
bệnh nhân, kết hợp với đặc điểm vi sinh của địa phƣơng để đƣa ra phác đồ điều trị
an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Theo một khảo sát sử dụng kháng sinh trên trẻ sơ sinh năm 2015 tại Trung tâm
chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Trung Ƣơng, gần ½ bệnh nhân có
sử dụng kháng sinh trong thời gian nằm viện (44,2%), trong đó ceftriaxon đƣợc sử
dụng phổ biến nhất (85,9%), đáng lƣu ý là 31,8% lƣợt kháng sinh có chỉ định không
phù hợp theo tiêu chí của nghiên cứu này đều là của ceftriaxon [8].
Từ thực tế trên, chúng tôi muốn làm rõ hơn tình trạng sử dụng kháng sinh
ceftriaxon tại đây, cũng là lý do chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử
dụng ceftriaxon trên trẻ sơ sinh tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh
bệnh viện Phụ Sản Trung Ƣơng” với 2 mục tiêu:

1. Khảo sát các đặc điểm của trẻ sơ sinh được chỉ định ceftrixon tại Trung tâm
chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
2. Khảo sát về chỉ định, liều dùng, cách dùng ceftriaxon tại Trung tâm chăm
sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Trung Ương


2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn sơ sinh.
1.1.1. Dịch tễ và nguyên nhân
Trẻ sơ sinh là trẻ mới sinh có tuổi đời dƣới 28 ngày. Nhiễm khuẩn sơ sinh bao
gồm nhiễm khuẩn khởi phát rất sớm (trong vòng 12h sau khi sinh), khởi phát sớm
(trong vòng 72h sau khi sinh) hoặc khởi phát muộn (sau 72h sau khi sinh) [18].
Dạng lâm sàng thƣờng gặp của nhiễm khuẩn khởi phát sớm là nhiễm khuẩn huyết,
viêm màng não, viêm phổi, của nhiễm khuẩn khởi phát muộn là nhiễm khuẩn huyết,
viêm màng não, nhiễm khuẩn khu trú [7].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2012), có 360346 trẻ sơ sinh tử vong
do nhiễm khuẩn trên toàn thế giới năm 2011. Trong các đơn vị chăm sóc tích cực sơ
sinh (Neonatal intensive care units-NICUs), tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn từ 6-33%, tỷ lệ
này có thể cao hơn trên trẻ sinh non và trẻ rất nhẹ cân [47], [16]. Trong đó, nhiễm
khuẩn huyết có tỷ lệ mắc cao nhất, có thể chiếm từ 45-55%, nhiễm khuẩn đƣờng hô
hấp chiếm khoảng 16-30%, tỷ lệ của nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu là 8-18% [18].
Ở các nƣớc phát triển, nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn sơ sinh khởi
phát sớm trên trẻ đủ tháng là liên cầu nhóm B , E. coli là tác nhân đứng thứ 2 trên
nhóm trẻ này nhƣng lại là nguyên nhân phổ biến nhất trên trẻ sinh non và nhẹ cân
[70], [76].Trong khi đó, Klebsiella sp, E. coli, Staphylococcus aureus là nguyên
nhân gây nhiễm khuẩn khởi phát sớm phổ biến ở các nƣớc đang phát triển [78].
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khởi phát muộn phổ biến là các chủng
Staphylococci cho phản ứng đông máu âm tính (CoNS), Staphylococcus aureus,

Escherichia coli, Enterobacteriaceae [47], [77].
1.1.2. Dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
Khi chƣa có kết quả vi sinh và các xét nghiệm cận lâm sàng để cho một chẩn
đoán chắc chắn về nhiễm khuẩn sơ sinh, các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu lâm sàng
đƣợc sử dụng để xác định nguy cơ nhiễm khuẩn trên trẻ giúp đƣa ra các can thiệp
kịp thời. Các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh thƣờng không đặc hiệu, dễ


3

bị nhầm lẫn với các bệnh không phải nhiễm khuẩn, bao gồm: rối loạn thân nhiệt (sốt
cao hoặc hạ thân nhiệt), da tái, nổi vân tím, đôi khi có các nốt xuất huyết trên da, vẻ
mặt nhiễm trùng, hốc hác, môi khô, sụt cân, li bì, đôi khi có co giật, động kinh, thở
rên, phổi có ran, ăn kém, nôn trớ, thiểu niệu… [6].
Các xét nghiệm cận lâm sàng là cần thiết để đánh giá tình trạng bệnh nhân, có
thể không hữu ích trong việc ra quyết định có điều trị kháng sinh hay không nhƣng
có thể hỗ trợ trong quyết định ngừng điều trị [63]. Cấy máu và các dịch cơ thể, đo
nồng độ CRP, procalcitonin, xét nghiệm công thức máu là các biện pháp cận lâm
sàng cho giá trị đáng tin cậy trong việc đánh giá nhiễm khuẩn [21], [63].
Phân lập vi khuẩn từ máu, dịch não tủy, dịch mủ của bệnh nhân là tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn, tuy nhiên độ nhạy của phƣơng pháp nuôi cấy
tƣơng đối thấp do việc sử dụng kháng sinh đồng thời, thể tích mẫu bệnh phẩm nhỏ
và các hạn chế về kỹ thuật khác [23].
Theo Hƣớng dẫn điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh của Bộ Y Tế (2015), giá trị
bạch cầu lớn hơn 25000/mm3 hoặc nhỏ hơn 5000/mm3, tiểu cầu nhỏ hơn
100000/mm3, CRP > 10mg/l có liên quan tới một tình trạng nhiễm khuẩn [6].Trong
báo cáo của Gaetano Chirico, bạch cầu nhỏ hơn 5000/mm3 hoặc lớn hơn
20000/mm3 đã gợi ý nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên độ chính xác không cao
do độ đặc hiệu (31-100%) và độ nhạy (17-90%) dao động ở khoảng lớn bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau [23].

Protein C-reactive (CRP) tăng nhanh trong vòng 6-8h sau khi có nhiễm khuẩn,
đạt đỉnh sau 24h và có thời gian bán thải là 19h. Trong nhiễm khuẩn khởi phát sớm,
xét nghiệm CRP có độ nhạy từ 60-62%, độ đặc hiệu là 93-96%, giá trị tiên đoán
dƣơng là 95-100%, giá trị tiên đoán âm là 75-87% [49]. Hai giá trị CRP nối tiếp
nhau có độ chính xác cao hơn so với một giá trị CRP đơn trong việc chẩn đoán
nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, giá trị tiên đoán âm là 99% nếu 2 giá trị đều cho
kết quả nhỏ hơn 1mg/dL [23].


4

Procalcitonin tăng sau khi có nhiễm khuẩn nhanh hơn so với CRP, độ nhạy
(82-100%) và độ đặc hiệu (87-100%) tƣơng đối cao, giá trị tiên đoán dƣơng là 8698%, giá trị tiên đoán âm là 93-100% [49].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh
Trẻ sinh non, rất nhẹ cân (cân nặng dƣới 1500g), chỉ số Apgar thấp có nguy cơ
cao bị nhiễm khuẩn [47]. Nghiên cứu của Akira Babazono chỉ ra rằng nguy cơ
nhiễm khuẩn ở trẻ nam cao hơn đáng kể so với trẻ nữ (OR=1,86, 95%CI = 1,04 3,35) [13].
Sử dụng thuốc trong điều trị có liên quan đáng kể tới nguy cơ nhiễm khuẩn ở
trẻ sơ sinh: sử dụng kháng sinh, dexamethason, thuốc đối kháng thụ thể H2 trƣớc đó.
Việc sử dụng kháng sinh kéo dài, đặc biệt các kháng sinh phổ rộng có thể làm tăng
nguy cơ mắc các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn kháng thuốc hoặc do nấm [72].
Một thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng sử dụng dexamethason trong 2 tuần làm
tăng đáng kể khả năng phát triển nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não, việc điều
trị chẹn H2 trƣớc khi bắt đầu nghiên cứu cũng có liên hệ với tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn [71].
Các can thiệp xâm lấn thƣờng gặp nhƣ: đặt nội khí quản, thở n-CPAP mũi, đặt
sonde dạ dày, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, phẫu thuật, nuôi ăn tĩnh mạch đều
làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên trẻ sơ sinh [13], [21], [73].
Trẻ đƣợc bao bọc bởi nƣớc ối khi còn trong bụng mẹ, vì vậy nƣớc ối bị
nhiễm trùng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh do có sự tiếp

xúc trực tiếp với da, mắt của trẻ hoặc đôi khi trẻ có nuốt nƣớc ối [63]. Khoảng 40%
các ca nhiễm khuẩn sơ sinh khởi phát sớm có liên quan đến nhiễm khuẩn ối; các
yếu tố nghi ngờ nhiễm khuẩn ối gồm: mẹ sốt trên 380C, tăng bạch cầu (> 15000 tế
bào/ml), nhịp tim nhanh (> 100 nhịp/phút), đau tử cung, nƣớc ối có mùi, nhịp tim
của thai nhi nhanh (> 160 nhịp/phút) [74]. Mẹ bị nhiễm liên cầu nhóm B, vỡ ối kéo
dài trên 18h, vỡ ối non đều là các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn khởi phát sớm ở con
[21].


5

1.2. Tổng quan về sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh
Trên trẻ sơ sinh, kháng sinh có thể dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn
sơ sinh hoặc dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh.
1.2.1. Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
Khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, kháng sinh có thể đƣợc kê theo phác đồ
kinh nghiệm (phác đồ sử dụng cho BN khi chƣa có bằng chứng vi sinh, nhƣng có
bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn), hoặc theo phác đồ khi có bằng chứng
vi sinh (xét nghiệm phân lập vi khuẩn, kháng sinh đồ).
Theo Hƣớng dẫn điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh của Bộ Y tế (2015), điều trị
nhiễm trùng sơ sinh sớm bằng phác đồ phối hợp β-lactam và aminoglycosid; khi
chƣa có kết quả kháng sinh đồ, có thể sử dụng ampicilin (hoặc penicilin) phối hợp
với gentamicin hoặc amikacin; nếu ngƣời mẹ đƣợc sử dụng kháng sinh trƣớc đó mà
trẻ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kháng ampicilin (E. coli, Enterobacter) kháng sinh lựa
chọn có thể là cefotaxim, ceftriaxon, imipenem phối hợp aminoglycosid [6].
Theo Sanford Guide Antimicrobial Therapy 2011, phác đồ cho viêm màng não
ở trẻ sơ sinh là ampicilin phối hợp cefotaxim hoặc gentamicin; điều trị viêm phổi
bằng ampicilin phối hợp gentamicin có hoặc không có cefotaxim; điều trị nhiễm
khuẩn huyết bằng phác đồ ampicilin phối hợp cefotaxim (phác đồ thay thế là
ampicilin phối hợp ceftriaxon) [31].

Nelson’s Pediatric Antimicrobial Therapy 2014 khuyến cáo điều trị ban đầu
cho nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn tiết niệu khi chƣa có kết quả
vi sinh là phác đồ ampicilin phối hợp gentamicin hoặc cefotaxim [39].
Theo Khuyến nghị về sức khỏe trẻ sơ sinh của WHO (2013), phác đồ kinh
nghiệm đầu tay để điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh là ampicilin phối hợp
với gentamicin trong 10 ngày, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn do Staphylococcus,
cloxacilin và gentamicin là phác đồ ƣu tiên [55]. [54].


6

1.2.2. Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh
1.2.2.1. Các trường hợp chỉ định kháng sinh dự phòng
Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn thƣờng rất khó phân
biệt nên kháng sinh có thể đƣợc kê ngay khi có nguy cơ bệnh nhiễm khuẩn, kháng
sinh đƣợc dừng sau 48-72h nếu không có các bằng chứng cận lâm sàng và vi sinh
[42], [67].
Hƣớng dẫn về điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh của Bộ Y Tế (2015) và Khuyến
nghị về sức khỏe trẻ sơ sinh của WHO (2013) khuyến cáo điều trị kháng sinh ở trẻ
sơ sinh có một trong các yếu tố nguy cơ: mẹ vỡ ối trên 18h, mẹ sốt, nƣớc ối bẩn,
nhiễm khuẩn ối; theo WHO (2013) kháng sinh nên đƣợc điều trị trong 2 ngày; sau 2
ngày, trẻ cần đƣợc đánh giá dựa trên kết quả vi sinh và cận lâm sàng để quyết định
có tiếp tục điều trị hay không [6], [55]. [6], [54].
Theo hƣớng dẫn điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh của Bộ Y Tế (2015) cần sử dụng
kháng sinh dự phòng trên trẻ có các can thiệp xâm lấn (nhƣ: đặt nội khí quản, thở
CPAP mũi, đặt catheter, nuôi ăn tĩnh mạch…) [6]. Báo cáo của Richard A. Polin
[64] chỉ ra rằng nhiễm khuẩn huyết do các can thiệp xâm lấn phổ biến trong các đơn
vị chăm sóc tích cực sơ sinh mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về các biện
pháp phòng ngừa trong quá trình thực hiện các can thiệp. Một trong số các biện
pháp để hạn chế nhiễm khuẩn là sử dụng kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên cần sử

dụng kháng sinh hợp lý, tức là chỉ sử dụng kháng sinh trên những bệnh nhân có
nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ngƣng kháng sinh kinh nghiệm khi không có bằng chứng
nhiễm khuẩn, sử dụng các kháng sinh phổ hẹp khi có thể (dựa trên kết quả thử
nghiệm tính nhạy cảm) và điều trị trong thời gian thích hợp. Giảm điều trị bằng các
kháng sinh phổ rộng giúp giảm phát triển kháng thuốc trong các đơn vị chăm sóc
tích cực sơ sinh.
Theo NICE 2012 [12], cần đánh giá các yếu tố nguy cơ và các chỉ số lâm sàng
trên trẻ sơ sinh để đƣa ra quyết định theo dõi hoặc bắt đầu điều trị càng sớm càng
tốt ngay sau khi sinh. Có yếu tố nguy cơ và chỉ số lâm sàng đƣợc đánh giá là các
dấu hiệu cờ đỏ, cần có sự can thiệp bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Các yếu tố


7

nguy cơ bao gồm: đứa con trƣớc bị nhiễm liên cầu nhóm B; mẹ bị nhiễm liên cầu
nhóm B, nhiễm khuẩn niệu hoặc có nhiễm khuẩn tại thời điểm sinh; sinh non sau
chuyển dạ tự nhiên (tuổi thai < 37 tuần); vỡ ối non; nghi ngờ hoặc xác định vỡ ối
trên 18h với trẻ sinh non; sốt trong chuyển dạ hoặc xác định hay nghi ngờ nhiễm
khuẩn ối; mẹ có sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh đẻ,
không tính các kháng sinh dự phòng chuyển dạ (dấu hiệu cờ đỏ); nghi ngờ hoặc xác
định nhiễm khuẩn trong trƣờng hợp đa thai (dấu hiệu cờ đỏ). Các chỉ số lâm sàng:
phản ứng chậm, co cứng, bỏ bú, không dung nạp thức ăn (nôn, trớ…), nhịp tim bất
thƣờng (quá nhanh hoặc quá chậm), suy hô hấp, vàng da sau sinh 24h, có vấn đề
liên quan tới đông máu, thiểu niệu kéo dài trên 24h sau sinh, nhiễm toan chuyển
hóa, nhiệt độ bất thƣờng (dƣới 360C hoặc trên 380C không do môi trƣờng), có dấu
hiệu của nhiễm khuẩn tại chỗ (thay đổi màu da hoặc màu mắt…), thay đổi đƣờng
huyết, động kinh (dấu hiệu cờ đỏ), suy hô hấp xuất hiện 4h sau khi sinh (dấu hiệu
cờ đỏ), trẻ đủ tháng cần thở máy (dấu hiệu cờ đỏ), có dấu hiệu của sốc (dấu hiệu cờ
đỏ). Khi có một dấu hiệu cờ đỏ hoặc từ hai yếu tố nguy cơ không phải dấu hiệu cờ
đỏ trở lên, nên bắt đầu điều trị kháng sinh; khi chỉ có một yếu tố nguy cơ hoặc một

dấu hiệu lâm sàng, cân nhắc sử dụng kháng sinh và theo dõi các diễn biến lâm sàng
trên trẻ, nếu có tiến triển xấu, cần sử dụng kháng sinh. Sau 36h có thể cân nhắc lại
quyết định sử dụng kháng sinh nếu: xét nghiệm máu âm tính với vi khuẩn, dấu hiệu
lâm sàng nghi ngờ nhiễm khuẩn không mạnh mẽ, nồng độ CRP trong máu không
đáng ngại.
1.2.2.2. Lựa chọn kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn
Nghiên cứu của B Muller-Pebody cho thấy hơn 94% tác nhân gây nhiễm
khuẩn sơ sinh sớm nhạy cảm với các phác đồ: penicilin + gentamicin, amoxicilin +
cefotaxim, amoxicilin + penicilin hoặc cefotaxim đơn độc; hơn 94% tác nhân gây
nhiễm khuẩn sơ sinh muộn nhạy cảm với flucloxacilin + gentamicin, amoxicilin +
cefotaxim, amoxicilin + gentamicin [51].
Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm đƣợc khuyến cáo hàng đầu để dự phòng
nhiễm khuẩn huyết khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh là ampicilin (hoặc penicilin,


8

amoxicilin) kết hợp với một aminoglycosid [12], [21]. Với nhiễm khuẩn huyết khởi
phát muộn, phác đồ dự phòng khuyến cáo là flucloxacilin (hoặc oxacilin) kết hợp
với aminoglycosid hoặc cân nhắc sử dụng vancomycin khi nghi ngờ nguyên nhân là
tụ cầu kháng methicilin [18], [65]. Ở bệnh nhân sơ sinh có nguy cơ mắc viêm màng
não do vi khuẩn, cefotaxim có hoặc không có ampicilin hoặc amoxicilin đƣợc
khuyến cáo sử dụng [11]. Liệu pháp kinh nghiệm ban đầu không nên bắt đầu với
một kháng sinh phổ rộng nhƣ cephalosporin thế hệ 3 hoặc carbapenem vì làm tăng
nguy cơ kháng kháng sinh [38], trong đó carbapenem chỉ nên sử dụng trong các
trƣờng hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng thuốc [33], kháng sinh cephalosporin
thế hệ 3 phối hợp với một aminoglycosid đƣợc sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn
nghi ngờ hoặc đã xác định do vi khuẩn Gram (-) [12]. Trong nhóm cephalosporin
thế hệ 3, cefotaxim ƣu thế hơn ceftriaxon trên nhóm bệnh nhân có tăng bilirubin
máu hoặc cần dùng chế phẩm calci đƣờng tĩnh mạch [39].

Nghiên cứu của Craft AP cho thấy dự phòng vancomycin trong các trƣờng
hợp đặt catheter làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng huyết, tuy nhiên tác giả cho rằng không
nên dự phòng thƣờng quy với vancomycin [27].
1.3. Tổng quan về kháng sinh ceftriaxon
Ceftriaxon là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, đƣợc tổng hợp
lần đầu năm 1982. Đây là kháng sinh đƣợc ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn ở cả ngƣời lớn và trẻ em. Kể từ khi ra đời, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về sử dụng ceftriaxon trên trẻ sơ sinh đƣợc thực hiện, làm sáng tỏ nhiều
vấn đề về trong việc sử dụng cũng nhƣ hình thành nên các khuyến cáo về việc sử
dụng ceftriaxon trên đối tƣợng đặc biệt này.
1.3.1. Dược động học
1.3.1.1. Hấp thu, phân bố
Ceftriaxon không hấp thu qua đƣờng tiêu hóa, do vậy đƣợc sử dụng qua đƣờng
tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100% [5].


9

Sau tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, thuốc phân bố rộng khắp các mô trong cơ
thể bao gồm túi mật, phổi, xƣơng, tim, mô tử cung, màng phổi, phúc mạc…, nồng
độ thuốc trong dịch não tủy cao hơn ở những bệnh nhân bị viêm [62]. Nghiên cứu
tiến cứu của Martin E (1984) khi so sánh diện tích dƣới đƣờng cong của dịch não
tủy so với nồng độ thuốc trong máu cho thấy ceftriaxon có khả năng xâm nhập vào
dịch não tủy của trẻ sơ sinh viêm màng não do vi khuẩn là 17%, trong khi đó ở trẻ
bị viêm màng não không do vi khuẩn là 4%, nồng độ ceftriaxon trong dịch não tủy
ở trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn là 2,8mg/ml sau 24h, lớn hơn nhiều lần nồng độ
ức chế tối thiểu các vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não [46].
Khả năng liên kết protein (chủ yếu liên kết với albumin) của ceftriaxon phụ
thuộc vào nồng độ thuốc trong máu. Ở ngƣời trƣởng thành, 93-96% lƣợng phân tử
thuốc gắn kết với protein huyết tƣơng ở nồng độ < 70µg/ml, 84-87% tại nồng độ

300µg/ml và ≤ 58% tại nồng độ 600µg/ml [62]. Ở trẻ sơ sinh, khoảng 70% lƣợng
phân tử thuốc có liên kết với protein huyết tƣơng [35].
1.3.1.2. Chuyển hóa, thải trừ
Khoảng 33-67% thuốc thải trừ qua thận ở dạng không chuyển hóa, còn lại bị
loại trừ qua phân dƣới dạng không chuyển hóa và các chất chuyển hóa do vi sinh
vật hoạt động [62].
Ở trẻ sơ sinh, ceftriaxon đƣợc thải trừ 65% qua thận và 35% qua mật [48].
Nghiên cứu của Mulhall, A cho thấy trẻ sơ sinh có thời gian bán thải ceftriaxon là
15,4 ± 5,4h [50]. Ở nghiên cứu của McCracken GH Jr, thời gian bán thải của
ceftriaxon trên trẻ sơ sinh là 5,2-8,4h, phân tầng thông số dƣợc động học dựa trên
trọng lƣợng của trẻ sơ sinh cho thấy: ở trẻ có trọng lƣợng ≤ 1500g, thời gian bán
thải có thể kéo dài tới 7,7-8,4h, so với 5,2-7,4h ở những trẻ có trọng lƣợng > 1500g;
thể tích phân bố có thể dao động từ 0,5-0,61 l/kg, giá trị này nhỏ hơn ở những trẻ
lớn [40].


10

1.3.2. Cơ chế tác dụng, cơ chế đề kháng
1.3.2.1. Cơ chế tác dụng
Ceftriaxon là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, thuốc tác
động theo cơ chế ức chế vi khuẩn tổng hợp vách tế bào bằng cách liên kết với
protein gắn thuốc (penicillin-binding protein - PBPs), ngăn cản tổng hợp
peptidoglycan, dẫn đến ly giải vi khuẩn [36].
1.3.2.2. Cơ chế đề kháng
Vi khuẩn kháng cephalosporin theo các cơ chế: 1) giảm ái lực gắn của
ceftriaxon với penicillin-binding protein (PBPs)- đích gắn của ceftriaxon trên vi
khuẩn, sự thay đổi cấu trúc của PBPs (1A và 2X) làm giảm ái lực với
cephalosporin, điển hình là sự kháng cephalosporin thế hệ ba của phế cầu [44]; 2)
kháng sinh bị thủy phân bởi enzym của vi khuẩn, các vi khuẩn tiết ra enzym βlactamase có thể thủy phân vòng β-lactam và bất hoạt các cephalosporin; 3) vi

khuẩn có sự thay đổi cấu trúc màng tế bào để ngăn cản thấm kháng sinh; 4) hình
thành các bơm protein ngƣợc dòng [36]. Cơ chế phổ biến nhất của đề kháng
cephalosprin là sự phá hủy cấu trúc của kháng sinh thông qua việc thủy phân vòng
β-lactam [44].
1.3.3. Phổ tác dụng
Các vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon bao gồm: Streptococcus (Nhóm
A,B,C,D), Staphylococcus aureus (nhạy cảm với methicilin), Streptococcus
pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Klebsiella oxytoca,
Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, N.
meningitidis, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, E. coli , Actinomyces
[31], [36].
Vi khuẩn không nhạy cảm với ceftriaxon gồm có: L. monocytogenes, E.
coli/Klebs sp sinh ESBL, E. coli/Klebs sp sinh Klebsiella pneumoniae
carbapenemase (KPC), Staphylococcus aureus kháng methicillin [31].


11

Ceftriaxon có khả năng chống Pseudomonas aeruginosa kém hơn so với
aminoglycosid, aztreonam, imipenem, cefoperazon, ceftazidim, piperacilin [17].
Nghiên cứu của Phan Thị Xuân Tú tại khoa sơ sinh bệnh viện đa khoa Saint
Paul (2009) cho thấy Klebsiella pneumoniae, E. coli, Acinetobacter, Staphylococcus
aureus, Streptococcus pyogenes đều đã kháng ceftriaxon (tỷ lệ kháng 87,5-100%)
[10].
Một nghiên cứu khác thực hiện tại bệnh viện Nhi Trung Ƣơng với 62,2% là
bệnh nhân sơ sinh cho thấy P.aeruginosa, Acinetobacter spp. đã đề kháng với các
cephalosporin thế hệ 3 [9].
1.3.4. Chỉ định
Ceftriaxon đƣợc chỉ định trong các bệnh nhiễm trùng có căn nguyên vi khuẩn:
nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp, viêm tai giữa cấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm

trùng đƣờng tiết niệu (có biến chứng hoặc không có biến chứng), lậu không biến
chứng, viêm khung chậu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng xƣơng khớp, nhiễm
trùng ổ bụng, viêm màng não và các nhiễm khuẩn thần kinh, viêm màng trong tim,
bệnh do Actinomycosis, Bartonella, Leptospira, bệnh Lyme, dự phòng trong phẫu
thuật, dự phòng khi bị tấn công tình dục, khi bị động vật cắn [36], [62].
Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em của bệnh viện Nhi Trung ƣơng
(2015) khuyến cáo sử dụng ceftriaxon 80mg/kg/ngày phối hợp với amikacin trong
điều trị viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh có dịch não tủy tiến triển xấu và các triệu
chứng lâm sàng không cải thiện, ceftriaxon 100mg/kg/ngày trên các bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết đã điều trị kháng sinh ở các tuyến dƣới [4].
Phác đồ điều trị nhi khoa của bệnh viện Nhi Đồng 1 (2013) khuyến cáo sử
dụng ceftriaxon trong điều trị viêm phổi đã thất bại với điều trị ban đầu, viêm phổi
bệnh viện sớm [3].
Theo Antibiotic Essentials 2015, ceftriaxon sử dụng trên trẻ sơ sinh trong các
trƣờng hợp: viêm tế bào quanh hốc mắt (liều 50mg/kg/ngày), viêm xƣơng cấp, viêm
họng do lậu cầu (liều 50mg/kg duy nhất) [19].


12

Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2011 khuyến cáo sử dụng ceftriaxon
trong điều trị viêm kết mạc do lậu cầu (liều duy nhất 25-50mg/kg, không vƣợt quá
125mg), nhiễm khuẩn huyết (liều 50-75mg/kg/ngày), giang mai bẩm sinh (liều
50mg/kg/ngày) [31].
Theo Nelson’s Pediatric Antimicrobial Therapy 2014, ceftriaxon đƣợc sử dụng
để điều trị các trƣờng hợp nhiễm khuẩn do lậu cầu: viêm kết mạc, viêm khớp, viêm
bao màng hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết [39].
1.3.5. Chống chỉ định
Ceftriaxon chống chỉ định trên các đối tƣợng có dị ứng với ceftriaxon hoặc bất
kỳ cephalosporin nào, có tiền sử quá mẫn với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm βlactam [5], [36].

Năm 2006, AFSSAPS (French Health Products Safety Organization) đã ban
hành một thông báo về tƣơng tác giữa ceftriaxon và sản phẩm có chứa calci, đề cập
tới một ca tử vong năm 2002. Năm 2007, một nghiên cứu của FDA đã báo cáo 9
trƣờng hợp tử vong do tƣơng tác giữa ceftriaxon và calci đƣờng tĩnh mạch [15]. Do
đó, ceftriaxon đƣợc khuyến cáo chống chỉ định trên trẻ sơ sinh cần hoặc đang dùng
một chế phẩm chứa calci đƣờng tĩnh mạch, bao gồm cả dinh dƣỡng tĩnh mạch. Hiện
nay chƣa có bằng chứng về tƣơng tác giữa ceftriaxon và calci đƣờng uống [39].
Ngoài chống chỉ định cho các trẻ sơ sinh có sử dụng calci đƣờng tĩnh mạch,
ceftriaxon còn đƣợc khuyến cáo không sử dụng trên đối tƣợng trẻ sơ sinh có một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đặc biệt.
Theo Dƣợc thƣ Quốc gia Việt Nam (2015), ceftriaxon chống chỉ định trên trẻ
sơ sinh có tăng bilirubin huyết, đặc biệt ở trẻ đẻ non [5].
Dƣợc thƣ Anh cho trẻ em (British National Formulary for Chidren – BNFC)
khuyến cáo ceftriaxon chống chỉ định trên trẻ sơ sinh có tuổi thai hiệu chỉnh dƣới
41 tuần; trẻ sơ sinh bị vàng da, tăng bilirubin, giảm albumin trong máu [52].


13

Thông tin về đặc tính sản phẩm Rocephin (ceftriaxon sodium) cho thấy
ceftriaxon chống chỉ định trên trẻ sơ sinh có tuổi thai hiệu chỉnh nhỏ hơn 41 tuần,
trẻ sơ sinh có tăng bilirubin máu [36].
Khi sử dụng ceftriaxon trên trẻ sơ sinh, phân tử thuốc có thể cạnh tranh đẩy
bilirubin ra khỏi liên kết bilirubin-albumin làm tăng nồng độ bilirubin tự do trong
máu [5], khi đó bilirubin tự do có thể ngấm vào tổ chức não, đặc biệt là nhân não
gây bệnh vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh. Khoảng 10% bệnh nhân vàng da nhân não
tử vong và 70% bị tổn thƣơng vĩnh viễn, phần lớn trẻ sơ sinh vàng da nhân não có
mức bilirubin cao hơn 20mg/dl [37]. Hiện nay chƣa có một mức bilirubin đƣợc coi
là giới hạn an toàn ở trẻ sơ sinh để sử dụng ceftriaxon, tuy nhiên giới hạn nguy hiểm
của bilirubin trên trẻ sơ sinh là 15 mg/dl (256,5µmol/l) [2].

1.3.6. Liều dùng- cách dùng
Sách Injectable Drugs Guide (2011) hƣớng dẫn tiêm truyền ceftriaxon: tiêm
tĩnh mạch chậm từ 2-4 phút, truyền tĩnh mạch trên 30 phút, tiêm bắp sâu [32].
Dƣợc thƣ quốc gia Việt nam 2015 đƣa ra mức liều tiêu chuẩn của ceftriaxon
trên trẻ sơ sinh là 20-50mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trên 60 phút; với trƣờng hợp
viêm màng não, dùng liều 100mg/kg/ngày, một lần hoặc chia đều làm hai lần trong
ngày [5].
BNFC 2014-2015 khuyến cáo sử dụng ceftriaxon trong điều trị nhiễm khuẩn
với vi khuẩn nhạy cảm ở mức liều 20-50mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch trên 60 phút,
một lần một ngày; điều trị viêm kết mạc bẩm sinh do lậu cầu với liều duy nhất 2050mg/kg (không quá 125mg) truyền tĩnh mạch trên 60 phút hoặc tiêm bắp sâu [52].
Theo AAP (American Academy of Pediatrics), liều tiêu chuẩn của ceftriaxon
trên trẻ sơ sinh là 50mg/kg/ngày, với mức độ nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình
liều từ 50-75mg/kg/ngày một lần một ngày, liều 100mg/kg/ngày trong điều trị
nhiễm khuẩn nặng dùng một lần một ngày hoặc chia đều làm 2 lần, dùng theo
đƣờng tĩnh mạch hoặc tiêm bắp [61].


14

Nghiên cứu của McCracken GH Jr chỉ ra rằng có sự tích lũy ceftriaxon trong
huyết tƣơng trẻ sơ sinh khi dùng với liều cao trên 50mg/kg mỗi 12h, năm trong số
chín trẻ nhận liều nhƣ vậy có bằng chứng về sự tích lũy thuốc trong huyết tƣơng,
nồng độ ceftriaxon tăng 20-208% (trung bình 82%) tại thời điểm 0,5h và 15-165%
(trung bình 53%) tại thời điểm 6h sau khi dùng thuốc, nồng độ thuốc trong nƣớc
tiểu (lấy mẫu ngẫu nhiên) nằm trong khoảng từ 113-3350mg/ml (trung bình
618mg/ml) [40].
Các dung môi tƣơng hợp với ceftriaxon, đƣợc dùng trong pha loãng, hoàn
nguyên, tiêm truyền bao gồm: nƣớc cất, NaCl 0,9%, glucose 5%, glucose 10%, hỗn
hợp NaCl và glucose, lidocain 1% cho tiêm bắp, nƣớc cất pha tiêm có 0,1% benzyl
alcohol [36], [75].

Theo Dƣợc thƣ Quốc gia Việt Nam (2015), ceftriaxon không đƣợc pha lẫn
hoặc dùng chung dây truyền, bơm tiêm mà không có tráng rửa cẩn thận khi dùng
chung với các thuốc tƣơng kỵ: dung dịch calci, aminoglycosid, amsacrin,
vancomycin, fluconazol [5].
1.3.7. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp là sốc phản vệ, đau tại vị trí tiêm,
phản ứng trên da (ngứa, nổi ban), giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tiêu chảy, tăng men
gan, tạo bùn hoặc giả sỏi mật, tăng bilirubin máu, tƣơng tác với chế phẩm calci
đƣờng tĩnh mạch [5], [36]. Một số trƣờng hợp xảy ra tan huyết gây tử vong trên trẻ
em đã đƣợc mô tả [53].
Một nghiên cứu chỉ ra rằng ceftriaxon làm giảm nồng độ albumin dự trữ trong
huyết thanh của trẻ sơ sinh tới 39%, làm tăng nguy cơ bệnh não do bilirubin ở trẻ sơ
sinh có vàng da; trẻ sinh non bị bệnh có nồng độ albumin giảm đáng kể sau khi sinh
và thƣờng ít hơn 100µmol/l nên ảnh hƣởng của ceftriaxon lên nồng độ bilirubin sẽ
nghiêm trọng hơn [68]. Nghiên cứu trên trẻ sơ sinh sử dụng ceftriaxon ở mức liều
50mg/kg, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, nồng độ albumin dự trữ (nồng độ
albumin có sẵn để liên kết với bilirubin tự do) giảm từ 91,9 ± 25,1µmol/l xuống còn


15

38,6 ± 10,1µmol/l (p = 0,0001), chỉ số bilirubin huyết tƣơng độc tính (PBTI) tăng từ
0,64 ± 0,40 trƣớc khi truyền lên 0,96 ± 0,44 sau khi truyền (p = 0,0001), hệ số dịch
chuyển (DF) cao nhất đo đƣợc là 2,8 ± 0,6 tại thời điểm kết thúc truyền, ghi nhận sự
cạnh tranh đáng kể của ceftriaxon với bilirubin trong liên kết với albumin [45]. Việc
giảm nồng độ albumin dự trữ, tăng PBTI làm tăng nguy cơ bệnh não do bilirubin
[22].
Ceftriaxon dùng liều cao và kéo dài có thể xảy ra tình trạng đọng muối calci ở
mật gây hiện tƣợng tạo bùn hoặc giả sỏi mật, thƣờng chỉ phát hiện đƣợc thông qua
hình ảnh siêu âm, khoảng 25% trẻ em đƣợc điều trị bằng ceftriaxon gặp tình trạng

này, bùn mật sẽ hết sau khi ngƣng dùng thuốc [60]. Có báo cáo ca về trƣờng hợp
một trẻ sơ sinh 28 ngày đƣợc điều trị bằng ceftriaxon với liều 100mg/kg/ngày, hình
ảnh siêu âm cho thấy tình trạng giãn, dày lên của ống gan chung, ống mật chủ và
bùn trong túi mật; tình trạng của bệnh nhân đƣợc cải thiện sau khi ngừng ceftriaxon
và có điều trị thích hợp [14].


16

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là bệnh án ra viện của bệnh nhân sơ sinh điều trị tại
Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh án của các bệnh nhân sơ sinh (có tuổi thực dƣới 28 ngày) có sử dụng
ceftriaxon trong thời gian điều trị tại BV Phụ sản TƢ xuất viện trong tháng 3/2016
trở về trƣớc.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân sử dụng ceftriaxon dƣới 24h trong quá trình điều trị.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.
Thông tin từ bệnh án đƣợc thu thập vào phiếu thông tin (Phụ lục 1).
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Bệnh án tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh của bệnh viện Phụ sản
Trung ƣơng đƣợc lƣu tại kho bệnh án của bệnh viện theo các nhóm bệnh nhân: đẻ
thƣờng, đẻ mổ, tiền sản giật, ngôi ngƣợc, song thai, forcef. Tại thời điểm bắt đầu lấy
mẫu (ngày 10/3/2016), bệnh án hiện tại năm 2016 của các nhóm lần lƣợt chiếm tỷ
lệ: đẻ thƣờng là 45,7%, đẻ mổ là 35,6%, song thai là 7,6%, ngôi ngƣợc là 5,9%, tiền
sản giật là 3,4%, forcef < 1 %. Vì tỷ lệ nhóm forcef quá nhỏ nên chúng tôi quyết

định không lựa chọn bệnh án của nhóm này đƣa vào khảo sát. Tỷ lệ bệnh án của các
nhóm đƣợc sử dụng để tính số mẫu cần phải lấy cho mỗi nhóm trên cỡ mẫu nghiên
cứu là 200.
Chúng tôi lấy ngẫu nhiên phân tầng bệnh án của các đối tƣợng này để chọn ra
các bệnh án sử dụng ceftriaxon thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
cho đến khi đủ 200 bệnh án. Thời điểm lấy mẫu cho phép nhóm nghiên cứu rà soát
các bệnh án ra viện từ tháng 3/2016 ngƣợc trở về trƣớc.


×