Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thơ phạm tiến duật nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 116 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN HỒNG THANH

THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
NHÌN TỪ GÓC Đ ộ T ư DUY NGHỆ THUẬT

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC Sĩ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:PGS. TS. Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2015


Lời cảm ơn!
Lời đầu tiên cho tôi bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS. Lý Hoài Thu, người đã tận tâm hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn
này!
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám hiệu ,
Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 cùng các Thầy, Cô giáo đã
giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học!
Cuối cùng tôi xin được chân thành cám ơn những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu!

Hà Nôi, tháng 6 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Hồng Thanh


Lòi cam đoan
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực .
Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Hồng Thanh


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................

3

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................

3

2. Lịch sử vấn đề................................................................................................ 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đính nghiên cứu.............................

7


4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................

8

5. Những đóng góp của luận văn......................................................................

8

6. Bố cục của luận v ă n .....................................................................................

8

NỘI DUNG.......................................................................................................

9

Chương 1. Khái lược chung về tư duy thơ và hành trình sang tác thơ
Phạm Tiến Duật..............................................................................................

9

1.1. Khái niệm về tư duy nghệ thuật và tư duy thơ..........................................

9

1.1.1. Tư duy nghệ thuật..................................................................................

9

1.1.2. Tư duy thơ.............................................................................................


13

1.2. Hành trình sang tác thơ của Phạm Tiến Duật..........................................

14

1.2.1. Những chặng đường và thành tựu chính................................................

14

1.2.2. Phạm Tiến Duật và thế hệ những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ...............

18

1.2.3. Quan niệm về thơ của Phạm Tiến Duật..................................................

22

Chương 2. Những nguồn cảm hứng chủ đạo và hìnhtượng nhân vật trữ
tình trong thơ Phạm Tiến Duật.....................................................................

25

2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Phạm Tiến Duật...................

25

2.1.1. Cảm hứng về quê hương đất nước..........................................................


26

2.1.2. Cảm hứng về tình yêu.............................................................................

32

2.1.3. Cảm hứng về thời cuộc thế sự................................................................

37

2.2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật.......................

42

2.2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình......................................................................

45

2.2.2. Hệ thống các nhân vật trữ tình khác.......................................................

48


2

2.2.2.1. Hình tượng người lính trên tuyến đường Trường Sơn.......................

48

22.2.2.


Hình tượng những cô thanh niên xung phong..........................

58

2.2.2.3. Hình tượng nhân vật đám đông...........................................................

64

Chương 3. Một sổ đặc điểm thuộc phưoug thức nghệ thuật.....................

71

3.1.

Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tượng......................................

71

3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ....................................................................

79

3.2.1. Ngôn ngữ giản dị đời thường.................................................................

80

3.2.2. Ngôn ngữ sáng tạo tài hoa......................................................................

87


3.3.

Giọng điệu và thể thơ...........................................................................

90

3.3.1. Giọng điệu...............................................................................................

90

3.3.1.1. Giọng tinh nghịch dí dỏm....................................................................

91

3.3.1.2. Giọng trữ tình thiết tha........................................................................

93

3.3.1.3. Giọng suy tư chiêm nghiệm.................................................................

95

3.3.2. Thể thơ...................................................................................................

98

KẾT LUẬN......................................................................................................

106


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................

109


3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phạm Tiến Duật đến với thơ ca từ khi ông gia nhập quân đội nhân dân Việt
Nam và trở thành người chiến sĩ, thi sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong suốt cuộc hành trình dài và rộng song song tay súng và tay bút ông đã trở
thành một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại thời
chống Mỹ. Thơ Phạm Tiến Duật trải dài theo con đường hành quân ra mặt trận, theo
con đường huyền thoại Hồ Chí Minh. Từ ồn ào sôi động theo cuộc kháng chiến đến
lặng lẽ trầm tư bước vào thời kì hòa bình. Suốt cuộc đời cầm bút, Phạm Tiến Duật
đã tạo dựng cho mình một giọng thơ riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Cũng chính vì vậy mà việc tìm tòi nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật vẫn luôn là sự
hấp dẫn với bao thế hệ người đọc, người nghiên cứu văn học.
1.2. Trên phương diện lí luận thì vấn đề nghiên cứu, khám phá thơ Phạm Tiến Duật
từ góc độc tư duy nghệ thuật sẽ giúp chúng tôi có điều kiện để tìm hiểu soi chiếu
thơ Phạm Tiến Duật ở chiều sâu sáng tạo, để từ đó có thể khẳng định thêm các
phương diện trong phong cách nghệ thuật cũng như các vấn đề về thi pháp.
1.3 Trên phương diện thực tiễn văn học, Phạm Tiến Duật có một vị trí quan trọng
trong nền thơ Việt Nam hiện đại thời chống Mỹ. Thật khó có thể hình dung diện
mạo văn hoc Việt Nam thời kì này nếu thiếu đi tiếng thơ dạt dào tươi trẻ của Phạm
Tiến Duật. Khẳng định như vây bởi Phạm Tiến Duật đã mang đến thơ ca một hệ
thống thi pháp, một giọng điệu riêng, tạo ra một bước ngoặt của thơ ca chống Mỹ.
1.4. Phạm Tiến Duật còn là một trong những tác giả tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ

được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông
như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn,...sẽ còn ghi mãi dấu ấn của một
thời không thể nào quên, nó có giá trị bồi đắp cho muôn thế hệ về lòng yêu nước, về
trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc, về lòng tự hào dân tộc.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đi đến lựa chọn đề tài: Thơ Phạm Tiến
Duật nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật. Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp


4

thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Phạm Tiến Duật đối với
thơ ca chống Mỹ nói riêng và nền thơ Việt trong quá trinh hiện đại hóa nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ những năm 1960 nhưng phải đến những
năm 1969 - 1970 khi báo Văn nghệ tổ chức cuộc thi thơ ông mới thật sự đóng một
cột mốc vững chắc trong làng thơ Việt. Trong cuộc thi này, Phạm Tiến Duật đã đoạt
giải nhất với chùm thơ viết về chiến trường và gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc
giả bởi một tiếng thơ mới lạ, sôi nổi trẻ trung. Kể từ đây, Phạm Tiến Duật ung dung
trên con đường sáng tác và đã gây được sự chú ý của nhiều cây bút, những nhà phê
bình, nghiên cứu văn học. Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ của Nhị Ca
đăng trên Tạp chí Vãn nghệ Quân đội, số 10, 1970 là một trong những bài viết đầu
tiên về thơ Phạm Tiến Duật. Trong bài viết mang tính nhận diện chân dung về nhà
thơ trẻ, Nhị Ca cho rằng: Một trong những đặc điểm của hồn thơ Phạm Tiến Duật
là “ được nuôi dưỡng bằng chất liệu đời sống thực tươi trẻ thở hết không khí mặt
trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng
cảm” [28, ừ. 108]. Nhị Ca cũng rất quan tâm đến kĩ thuật tạo dựng câu thơ mới mẻ
của Phạm Tiến Duật và khẳng định một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ đó
là “ dáng dấp xốc vác, xô bồ cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng chiêm, vừa chắc
dạ, vừa béo ngọt” [ 28, ừ. 108]. Bên cạnh đó Nhị Ca cũng có những đánh giá xác
đáng về những thành công và hạn chế thông qua việc phân tích, thẩm bình một số

bài thơ tiêu biểu trong tập vầng trăng quầng lửa.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài viết Người viết trẻ giữa cánh rừng già
đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 7, 1972 đã có sự đánh giá chân xác về
Phạm Tiến Duật khi ông cho rằng: Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm xôn
sao đời sống thơ ca vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo
cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía.
Nguyễn Minh Châu cũng chỉ ra nguồn nhựa sống mảnh đất phù sa màu mỡ cho hạt
giống thơ Phạm Tiến Duật chính là những cánh rừng già, những chặng đường
Trường Sơn.


5

Nguyễn Ngọc Thiện có bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến
Duật (in trên Tạp chỉ văn học, số 4,1974). Dưới cái nhìn văn nghệ phục vụ chính trị,
cổ vũ chiến đấu, tác giả đã có những đánh giá khá đầy đủ về hai tập thơ vầng trăng
quầng lửa và Thơ một chặng đường ở chỗ ông cho rằng thơ Phạm Tiến Duật là
tiếng nói khỏe khoắn, đôn hậu, bắt nguồn từ trực tiếp cuộc sống chiến đấu sôi nổi
mà hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng phê phán một số bài thơ như
Qua mảnh trời thành phố Vinh, vỏng trắng, Nghĩ về trẻ con trước trận đánh vẫn có
sự lệch lạc về tư tưởng làm yếu đi sức mạnh cộng đồng nhất là trong hoàn cảnh
chiến tranh. Ngày nay, nhìn lại khi chiến tranh đã đi qua ta có thể chia sẻ, cảm
thông cho nhà thơ bởi những ưu tư trăn trở khi đối diện với cái chết, phút bình yên
lắng đọng trong tâm hồn... đó cũng là những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản sâu
sắc.
Nhà thơ Vũ Quần Phương dưới cái nhìn biện chứng về quá trình vận động và
phát triển của thơ ca dân tộc, trong bài viết: Một đóng góp của dòng thơ quân đội
vào nền thơ Việt Nam ( in trên Tạp chỉ Văn học số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa
những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo tác giả bài
viết thì chính điều đó đã khiến cho thơ Phạm Tiến Duật “ đầy rẫy những chi tiết đời

sống đánh Mỹ, chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng” [40,tr.l07]. Đe khẳng
định tầm quan trọng trong việc sử dụng chất liệu đời sống trong thơ Phạm Tiến
Duật, Vũ Quần Phương đã đi sâu vào phân tích bài thơ “Lửa đèn ” - một tác phẩm
tiêu biểu của Phạm Tiến Duật qua đó tác giả nhấn mạnh chất liệu hiện thực không
cần tô vẽ chính là sự lựa chọn sắp xếp bộc lộ khuynh hướng trí tuệ. Đen năm 1985,
Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu về tác giả Phạm Tiến
Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại ( Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985),
với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ cách mạng thời chống Mỹ.
Tác giả Đỗ Trung Lai trong một bài viết đầy tâm huyết : Một chặng đường thơ
Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chỉ Văn học, số 4,1986) đã có những khẳng định vai
trò của thực tiễn chiến tranh đối với những sáng tác của Phạm Tiến Duật. Bài viết
cũng đi vào đánh giá, giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật.


6

NM nghiên cứu văn học Trần Đăng Suyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt
Nam, tập III ( Nxb Đại học Sư phạm I, 2002) đã có những đánh giá tương đối toàn
diện về thơ Phạm Tiến Duật. Tác giả đã giới thiệu từ tiểu sử, con người nhà thơ đến
chất liệu thơ ca, ngôn ngữ, giọng điệu, đặc điểm thế giới nghệ thuật của thơ Phạm
Tiến Duật. Ông cho rằng “ Vùng thẩm m ĩ’ của thơ Phạm Tiến Duật là rừng Trường
Sơn. Tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng,
ngôn ngữ sinh hoạt đời thường trong phong cách thơ Phạm Tiến Duật.
Vũ Văn Sỹ trong bài viết Phạm Tiến Duật, người chứa được Trường Sơn
nhiều nhất ( in trên Tạp chí Nhà văn, số 12, 2007) đã đánh giá cao vị trí của Phạm
Tiến Duật trong hành trình phát triển của thơ trữ tình cách mạng. Tác giả bài viết đã
nhấn mạnh: “ Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử vần học dấu mốc của thơ
trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cải đẹp trên các sự kiện và biến cổ in đậm
chất sử thi của một thế kỉ đầy biến động”.
Gần đây nhất là tác giả Lý Hoài Thu với bài viết Không gian Trường Sơn và

những giai điệu tình yêu trong thơ Phạm Tiến Duật ( in trên Tạp chí Nhà văn và tác
phẩm, số 6, 2014). Trong cái nhìn đồng đại, tác giả Lý Hoài Thu đã khẳng định
không gian Trường Sơn có ý nghĩa như “ cái nôi nghệ thuật” cho nhiều hồn thơ
thăng hoa cất cánh nhưng đọng lại hơn cả là Phạm Tiến Duật. Tác giả nhấn mạnh :
“ Phạm Tiến Duật thực sự là một hiện tượng nổi bật của đời sổng thơ ca thời chiến
tranh chổng Mỹ, có ảnh hưởng mạnh mẽ đặc biệt là phía “cộng đồng tiếp nhận
Tác giả cũng đi vào lí giải sở dĩ thơ Phạm Tiến Duật được đón nhận của đông đảo
giới trẻ là bởi “Phạm Tiến Duật đã nhìn một phần chiến tranh qua lăng kính của
tình yêu tuổi trẻ, tình cảm lứa đôi

Dưới cái nhìn lịch đại, tác giả cũng chỉ ra: so

với thơ thời chống Pháp thì đời sống tình cảm của người lính chủ yếu được khai
thác ở khía cạnh tình đồng chí, đồng đội, tình yêu nam nữ nếu được nhắc đến cũng
rất mờ nhạt thậm chí nó chìm vào trong tình đồng chí, đồng đội. Từ đó tác giả đi
đến nhận định: Thơ chống Mỹ, đặc biệt là Phạm Tiến Duật, thế giới nhân vật không
chỉ hiện lên ở tình bằng hữu mà luôn có sự hiện diện của cặp đôi nam nữ. Họ là
gương mặt của tình yêu là những nhân vật chính của đời sống chiến trường. Tác giả


7

còn khẳng định sức hấp dẫn của thơ Phạm Tiến Duật không chỉ ở cách thức tiếp cận
hiện thực đời sống, về cấu tứ, giọng điệu mà còn ở sự giao thoa giữa thơ và văn
xuôi, ở sự đa sắc thái của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật.
Qua việc khảo sát các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ Phạm Tiến
Duật, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả đã khai thác khá nhiều khía cạnh, vấn đề,
có nhiều ý kiến khác nhau song hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng Phạm
Tiến Duật là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam hiện đại. Sự xuất hiện của
Phạm Tiến Duật trên thi đàn đã làm cho thi ca của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống

Mỹ thêm sôi nổi, cá tính. Kế thừa những đóng góp, phát hiện của những người đi
trước, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khai thác: Thơ Phạm
Tiến Duật nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật với mong muốn góp thêm ý kiến khẳng
định những đóng góp của Phạm Tiến Duật trên phương diện tư duy nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những thành tố quan trọng
làm nên lối tư duy nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật. Trong đó tập trung khảo
sát về con người, hành trình sáng tác, cảm hứng thơ, hình tượng nhân vật trữ tình,
đặc điểm phương thức nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ những sáng
tác của Phạm Tiến Duật đã được xuất bản chủ yếu là các tập thơ: vầng trăng quầng
lửa, Tiếng bom và tiếng chuông chùa, Tuyển tập Phạm Tiến Duật. Bên cạnh đó để
làm nổi bật đề tài, chúng tôi cũng sử dụng những sáng tác của các nhà thơ cùng thời
và khác thời với tác giả Phạm Tiến Duật. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là thơ Phạm
Tiến Duật, nhưng những sáng tác của các tác giả khác được sử dụng để đối chiếu so
sánh, soi sáng cho đề tài.
3.3. Mục đích nghiền cứu


8

Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm ý kiến khẳng định những
đóng góp của Phạm Tiến Duật ở chiều sâu tư duy nghệ thuật để từ đó thấy rõ hơn vẻ
đẹp của một phong cách thơ độc đáo cũng như làm rõ hom các khía canh của thi
pháp trong thơ ông để từ đó thêm phần khẳng định vị trí quan trọng của Phạm Tiến
Duật đối với nền thơ ca chống Mỹ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lí thuyết về tư duy thơ, luận vận dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:
-

Phương pháp phân tích tổng hợp.

-

Phương pháp tiếp cận thi pháp học.

-

Phương pháp so sánh .

-

Phương pháp tiểu sử tác giả.

- Phương pháp loại hình.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có thể đóng góp ở hai phương diên:
Thứ nhất: Cố gắng hệ thống hóa một số phương diện tiêu biểu trong hệ hình tư
duy của thơ để nghiên cứu trường hợp tác giả.
Thứ hai: Thông qua việc tiếp cận thơ Phạm Tiến Duật, chỉ rađược đặc điểm tư
duy thơ Phạm Tiến Duật từ đó khẳng định nhữngđóng góp của ông trong thơ chống
Mỹ nói riêng cũng như thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 03 chương:
Chương I: Khái lược chung về tư duy thơ và hành trình sáng tác của Phạm Tiến
Duật.
Chương II: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và hình tượng nhân vật trũ tình

trong thơ Phạm Tiến Duật.
Chương III: Một số đặc điểm thuộc phương thức nghệ thuật.


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TƯ DUY THƠ
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
1.1 Khái niệm về tư duy nghệ thuật và tư duy thơ.
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết. Theo Từ điển triết học của M. Rodentan, p.
Iudin thì: “ Tư duy là một hoạt động nhận thức lí tính của con người. Khí quan của
tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi của gần 16 tỉ tế bào thần kinh ”
[ 16,tr.676] .
Theo triết học duy vậy biện chứng, tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động
của con người. Trong quá trình đó, con người so sánh các thông tin, dữ liệu thu
được từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau. Trải qua các quá trình khái
quát hóa và trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán
đoán, giả thuyết, lý luận.v.v... Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản
ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các quy luật không
chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Vì vậy, tư duy bao
giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước.
Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống. Tình huống là
điều kiện quan trọng của tư duy. Song, không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư
duy. Chỉ có những tình huống mà con người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải
giải quyết nó đễ thỏa mãn nhu cầu thì trong tình huống đó tư duy mới nảy sinh. Đặc
trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối với thế giới khách

quan, và phương tiện để biểu hiện các mối quan hệ đó chính là ngôn ngữ.
l.l.l.T ư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật là tư duy được thể hiện và thực hiện trong quá trình sáng tạo
nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là hình thái đặc trưng và là hình thái cao nhất của
hoạt động thẩm mỹ. Chủ thể của tư duy nghệ thuật trước hết là các nghệ sĩ, những


10

người sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì : Tư
duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp
nhận tác phẩm nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư
duy thơ hiện đại Việt Nam, đã bàn khá nhiều về tư duy nghệ thuật. Theo đó, ông
nhận định: “ Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục sảng tạo các biểu tượng trực quan,
là sự hình tượng hóa hiện thức khách quan theo nhận thức chủ quan” [ 19,tr.57].
Điều đó nói lên rằng " Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phổi mạnh mẽ của thế giới
quan, nhân sinh quan người sáng tạo” [ 19,tr.57].
Là hình thái kết tinh nhất của tư duy thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật được biểu hiện
trên những phương diện sau:
Thứ nhất, khác với tư duy khoa học, tư duy nghệ thuật là tư duy tái hiện, tái tạo.
Nếu tư duy khoa học hướng đến việc phát hiện bản chất, các quy luật của đối tượng,
sự vật và thể hiện kết quả dưới dạng các khái niệm trừu tượng, thì tư duy nghệ thuật
lại tái hiện, tái tạo hiện thực, cuộc sống dưới dạng những hình tượng cụ thể, sinh
động. Trong tư duy nghệ thuật, bản chất, các quy luật của hiện thực, cuộc sống
không hiện ra dưới dạng trừu tượng của khái niệm mà biểu hiện qua hình tượng cụ
thể, sinh động. Hình tượng nghệ thuật là sáng tạo của chủ thể tư duy. Xét về mặt
nhận thức luận, hình tượng nghệ thuật về bản chất, cũng là sự phản ánh hiện thực,
tuy nhiên, sự phản ánh này không phải là trực tiếp, mà là gián tiếp và được thực
hiện thông qua sự sáng tạo mang tính cá nhân, in đậm dấu ấn chủ thể. Vì thế, tư duy
nghệ thuật không chấp nhận sự giống nhau, sự lặp lại, sự sao chép; nó luôn giả định

tính cá biệt, điển hình và độc đáo.
Thứ hai, trong quá trình tư duy nghệ thuật, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ hiện
thực, nhưng kết quả của tư duy nghệ thuật, tức hình tượng nghệ thuật không phải là
sự sao chép y nguyên hiện thực mà có sự hư cấu, sáng tạo của người nghệ sĩ. Tư
duy nghệ thuật đích thực luôn là tư duy sáng tạo. Mỗi hình tượng nghệ thuật, mỗi
tác phẩm nghệ thuật, đều khai mở những cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận cuộc
sống và con người một cách độc đáo, sáng tạo. Tính sáng tạo trong tư duy nghệ
thuật, được thực hiện một cách đặc biệt thông qua các năng lực: cảm hứng, trực


11

giác, những liên tưởng đa chiều và bất ngờ. Những năng lực này là biểu hiện của
năng lực sáng tạo trong tư duy nghệ thuật; đồng thời, chúng cũng là kết quả của tư
duy nghệ thuật.
Thứ ba, nghệ thuật còn là tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ
cảm xúc trước các cảnh đời, các thân phận con người, các hiện tượng của cuộc
sống, từ đó mà sáng tạo nên những tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật. Thậm
chí những đối tượng ngoại giới là đối tượng tự nhiên YÔ tri, vô giác nhưng thông
qua cảm xúc và tái tạo của người nghệ sĩ cũng trở nên sinh động, có tình cảm, tâm
hồn. Người xưa hay dùng từ cảm tác (nhân cảm xúc mà sáng tác) trong tiêu đề một
bài thơ hoặc đề từ một bức tranh là có ý như vậy. Nghệ thuật không phải là lập luận,
lý giải, thuyết lý, mà là giãi bày tình cảm, tâm tư. Các tác phẩm nghệ thuật là sự đối
tượng hoá, là kết tinh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng người nghệ sĩ.
Thứ tư, tư duy nghệ thuật không chỉ có yếu tố tình cảm, cảm xúc, mà còn có
yếu tố trí tuệ, tri thức. Hình tượng nghệ thuật không chỉ là biểu hiện mà còn phản
ánh do vậy tư duy nghệ thuật là quá trình khám phá, phát hiện bằng và thông qua
cảm xúc. Nghệ thuật không khám phá “chân lý” của cuộc đời, khám phá và mách
bảo con người cách hành xử có nhân tính. Cũng như tư duy nói chung, tư duy nghệ
thuật có chức năng cung cấp cho con người những tri thức nhất định. Khác với tri

thức khoa học, tri thức với tư cách kết quả của tư duy nghệ thuật là một loại tri thức
đặc biệt. Đó là tri thức về những bí ẩn của cuộc đời, của tồn tại người, Không có gì
có ý nghĩa hơn đối với con người bằng tri thức về cuộc đời, về đời người. Nhưng
cuộc đời, đời người là một cái gì đó thật khó đưa vào khuôn khổ những trí thức,
những khái niệm logic, trừu tượng của tư duy khoa học. Tính đa dạng, phức tạp và
mâu thuẫn của cuộc đời khiến người ta chỉ có thể tiếp cận nó một cách sinh động
bằng chính sự thể nghiệm, hoặc là trực tiếp trong hoạt động sống, hoặc hoặc là gián
tiếp thông qua thụ cảm các hình tượng nghệ thuật. Với tư cách kết quả của tư duy
nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật có thể đưa dẫn con người đến với những bí ẩn
của cuộc đời; vì trong khi khám phá, phát hiện một lĩnh vực, một tính quy luật
chung nào đó của cuộc đời, nó đồng thời biểu hiện một sự đánh giá giá trị nhất định.


12

Thứ năm, trong tư duy nghệ thuật, phương diện tình cảm, cảm xúc và phương
diện trí tuệ, tri thức không tồn tại độc lập và tách rời nhau. Nói cụ thể hom, tri thức
nghệ thuật là tri thức được bộc lộ ra qua cảm xúc. Nghệ sĩ trong trạng thái cảm xúc
mà nhận diện lẽ sống , trách nhiệm và ý nghĩa cuộc đời. Cũng như vậy, những cảm
xúc trong sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật không phải là những cảm xúc thuần thuý,
mà là những cảm xúc mang tính trí tuệ, được nảy sinh trên cơ sở Yốn tri thức, phông
văn hoá của nghệ sĩ hoặc người thụ cảm. Những người có phông tri thức, văn hoá
rộng hẹp khác nhau sẽ có cảm xúc và thụ cảm nghệ thuật nói riêng và thẩm mỹ nói
chung một cách khác nhau. Tri thức phong phú và sâu sắc, đặc biệt là tri thức trong
lĩnh vực thẩm mỹ sẽ là một trong những nhân tố tạo nên sự tinh tế của thị hiếu và do
đó, sự tinh tế của cảm xúc. Lunatvacxki có lý khi nhận xét rằng, tình cảm thẩm mỹ
là một loại tình cảm thông minh. Là sự thống nhất giữa phương diện tình cảm, cảm
xúc và phương diện trí tuệ, lý trí, tư duy nghệ thuật góp phần tạo nên sự cân bằng
trong lối sống, khắc phục sự thiên lệch trong đời sống con người.
Thứ sáu, hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa cái hiện thực và cái lý

tưởng, ước mơ. Người nghệ sĩ xuất phát từ hiện thực, nhưng nhìn nhận hiện thực
thông qua lý tưởng thẩm mỹ của mình. Lý tưởng thẩm mỹ phản ánh xu thế phát
triển của hiện thực, cuộc sống và khát vọng của người nghệ sĩ về những giá trị cuộc
sống, đặc biệt là những giá trị về nhân cách con người. Nó được hình thành trong tư
duy nghệ thuật, đồng thời là phương thức để tư duy nghệ thuật quán triệt hiện thực,
nhìn nhận hiện thực cuộc sống một cách tích cực, lạc quan. Theo nghĩa đó, tư duy
nghệ thuật góp phần tạo ra niềm tin và động lực cho cuộc sống, làm cho lối sống
của con người trở nên năng động và có ý nghĩa hơn.
Sau cùng, với tư cách tổng hoà tất cả những đặc trưng trên, tư duy nghệ thuật
là tư duy hướng tới cái đẹp, tư duy về cái đẹp, cổ vũ cho cái đẹp. Hình tượng nghệ
thuật chính diện là sự phản ánh, sự kết tinh, sự thăng hoa và tôn vinh cái đẹp trong
đời sống hiện thực. Hình tượng nghệ thuật phản diện cũng gián tiếp thực hiện chức
năng này; bởi khi sáng tạo nó, người nghệ sĩ dựa trên cơ sở khẳng định cái đẹp và
phê phán cái xấu. Sự thụ cảm hình tượng chính diện hay phản diện, do vậy, đều tạo


13

nên tình cảm và thái độ khẳng định cái đẹp và phê phán cái xấu. Cái đẹp là trung
tâm của quan hệ thẩm mỹ, quan hệ nghệ thuật giữa con người và hiện thực.
1.1.2. Tư duy thơ
Theo tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại
Việt Nam thì “Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật,
nhưng nó mang trong mình khả năng biểu hiện phong phủ nhờ ngôn ngữ thơ” [19,
tr59]. So với các loại hình nghệ thuật khác, khả năng biểu hiện của tư duy thơ
phong phú và đa dạng hơn, cách biểu hiện cũng riêng biệt hcm. Phương tiện để biểu
hiện chính là ngôn ngữ. Bởi ngôn ngữ thơ bao gồm hệ thống các kí hiệu, các hình
ảnh, hình tượng, các biện pháp tu từ... Ngôn ngữ chính là sự phản chiếu trí tuệ con
người cũng như nghệ thuật và khoa học. Ngôn ngữ là sự thể hiện hình thức mà qua
đấy cá nhân nhìn nhận thế giới và chuyển nó vào nội tâm của mình. Ngôn ngữ

không phải là một “công trình” đã hoàn thành và bất di bất dịch, mà là một hoạt
động đang diễn ra. Trí tuệ làm việc không ngừng để thích ứng âm thanh, chất liệu
ngữ âm, với sự thể hiện của tư duy. Chính hình thức ngôn ngữ với những quy tắc
hình thái và cú pháp cho phép nâng đỡ lao động đó của tư duy. Ngôn ngữ là thế giới
trung gian, thế giới “ở giữa” hiện thực và tư tưởng. Cuộc hành trình của hiện thực
vào tinh thần phải kinh qua miền đất ngôn ngữ; mà khi chuyến đi đã tới đích thì
hiện thực đã bị biến dạng.
Nói đến tư duy thơ, ta không thể không nói đến chủ thể trữ tình bởi “sự thể
hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy” [19,tr.59] chính là điều
quan trong nhất trong tư duy thơ. Đọc thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người
đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là
chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con người đang cảm xúc, suy tư
trong tác phẩm thơ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ chỉ hiện diện, đối thoại với
độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm. Trong tác phẩm thơ, chủ thể
trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Chủ thể
trữ tình trong thơ được biểu hiện chủ yếu ở hai dạng thức là chủ thể trữ tình trực
tiếp và chủ thể trữ tình gián tiếp. Ở dạng trực tiếp đó là tình cảm, cảm xúc, tâm


14

trạng, suy nghĩ... của tác giả được giãi bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu
của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần
kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết
là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con
người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con
người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Điều này chứng tỏ
sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu nhất của tư
duy thơ. Bên cạnh đó, chủ thể trữ tình còn được xác lập trong mối quan hệ giữa con
người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người

bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì...Do đó, hiện tượng
cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Dù thể hiện qua thế giới chủ
quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện
tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, tư
duy thơ cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là
nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người.
Như vây, tư duy thơ không chỉ hướng nội mà còn có khả năng hướng ngoại.
Neu hướng nội là bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc... của nhà thơ thì hướng ngoại lại là
cảm xúc, suy nghĩ về hiện thực khách quan và biểu hiện nó dưới lăng kính thẩm mĩ
của nhà thơ. Tìm hiểu tư duy thơ chính là quá trình đi tìm hiểu về sự vận động của
chủ thể trữ tình nhà thơ trong cả hướng nội và hướng ngoại.
1.2. Hành trình sáng tác thtf của Phạm Tiến Duật
1.2.1. Những chặng đường và thành tựu chính
Phạm Tiến Duật bắt đầu làm thơ từ khi là sinh viên khoa Văn, Đại học Sư
phạm Hà Nội nhưng phải đến khi nhập ngũ (8/1964) hồn thơ Phạm Tiến Duật mới
gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ để hạt mầm thơ anh phát triển mạnh mẽ
thành một “ cây cao bóng cả” mà trẻ trung giữa rừng già Trường Sơn. Được tiếp thu
vốn tri thức văn hóa trong trường Đại học, Phạm Tiến Duật ý thức sâu sắc vị trí, sự
xuất hiện rất đúng lúc, kịp thời của thế hệ mình:
Ta đi hôm nay đã không còn sớm


15

Đất nước hành quân mẩy chục năm rồi
Ta đến hôm nay cũng không là muộn
Đất nước còn đánh giặc chưa thôi
(Chào những đội quân tuyên truyền-Chào những đội quân nghệ thuật)
Hành trình thơ Phạm Tiến Duật gắn liền với những cánh rừng già trường sơn
với con đường ra mặt trận. Nói một cách khác chính cuộc kháng chiến chống Mỹ và

đường Trường Sơn đã nuôi dưỡng hồn thơ Phạm Tiến Duật. Tuổi trẻ của ông gắn
bó sâu nặng với con đường Trường Sơn. Thế nhưng chặng đưừng ông đến với thơ
ca và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc cũng không hề đơn giản. Trong lời
giới thiệu tuyển thơ chống Mỹ cứu nước 1965 -1967, nhà thơ đàn anh Chế Lan Viên
rất chú ý đến sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, ông đã nhắc tới nhiều nhà thơ nhưng
Phạm Tiến Duật vẫn chưa hề được nhắc đến. Chỉ đến khi, Phạm Tiến Duật đoạt giải
Nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ 1969-1970, tên tuổi Phạm Tiến Duật mới gây
ấn tượng mạnh mẽ trong bạn đọc và giới nghiên cứu văn học. Đó cũng là thời điểm
Phạm Tiến Duật đóng cột mốc vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của mình đồng
thời khẳng định sự xuất hiện đầy ấn tượng với tư cách là một nhà thơ trẻ thời chống
Mỹ.
Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng thời kì chống Mỹ. Nó là đòi hỏi của
dân tộc và thời đại, đồng thời cũng là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ.
Nhiều nhà thơ có tên tuổi thuộc nhiều thế hệ đã viết về chiến tranh bằng cách
nhìn riêng, in đậm cá tính sáng tạo. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về cuộc
kháng chiến chống Mỹ vẫn cứ còn thiếu hụt một mảng, người đọc vẫn khát
khao đọc những vần thơ của những người trực tiếp cầm súng, những vần thơ
như còn vương bụi đất chiến trường và nồng nặc mùi khét lẹt của bom đạn.
Giữa lúc đó, Phạm Tiến Duật xuất hiện, đem đến cho thơ trẻ chống Mỹ một
tiếng nói, một phong cách riêng làm sôi nổi trẻ trung cả nền thơ chống Mỹ.
Thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mỹ đưa người đọc đi thẳng vào thế giới hiện
thực của chiến tranh, đến những nơi gian khổ nhất, nóng bỏng nhất, ác liệt nhất của


16

Trường Sơn khói lửa. Thơ ông phản ánh được một phần cái không khí khẩn
trương, dồn dập, ác liệt, sôi động và hào hùng của những năm tháng “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước”. Tiếng thơ Phạm Tiến Duật lay động lòng người đọc bởi

ông nói về chiến tranh bằng con mắt của người trong cuộc. Không khí chiến
trường đã ùa vào những trang thơ nóng bỏng của ông. Nhà thơ được tận mắt chứng
kiến cảnh trong đêm tối " Những mảnh tàn đen của lả nứa đang rơi /Dữ dội rừng
bên bốc cháy” ( Những mảnh tàn lá). Hay cảnh " xe đi trong tầm bom rơi” giữa
một vùng rừng “ngổn ngang cây đổ”, đã nhìn thấy cảnh “ Hố bom dày như lỗ hà
ăn chân ” ở ngã ba Đồng Lộc. Đó là một Trường Sơn với một hiện thực nóng hổi
một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của giặc Mỹ. Là nơi bom Mỹ trút đến kinh
hoàng khủng khiếp:
Mười bảy trận bom Mỹ dội một ngày
( Tiếng cười của đồng chỉ coi kho)
Đó cũng là nơi:
Nơi túi bom bay mù bụi đỏ
Đường gập gềnh ngổn ngang cây đổ
Trời lô nhô thân gốc cưa ngang.
( Niềm tin có thật)
Đó còn là nơi:
Không thể ngờ chỉ ỉt giờ trước đỏ
Những chiếc xe từ đất lửa về đây
Hai phút trên đầu một lượt mảy bay
Lá ngụy trang như cỏn bốc khói
Và bãi đất này như cái lưng người
Giơ ra không biết mỏi
Đen sạm khỏi bom nham nhở viết thương.
( Nghe hò đêm bốc vác)


17

Thật hiếm gặp những trang thơ của Phạm Tiến Duật viết về chiến tranh mà ở
đó không có cảnh khói, lửa, đạn, bom... Người đọc sau này chỉ qua thơ ông dường

như cũng thấy hết những cam go khốc liệt của Trường Sơn chống Mỹ thủa nào.
Thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mỹ không chỉ miêu tả cái khốc liệt, dữ dội
của chiến tranh mà còn thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những con
người quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Với Phạm Tiến Duật đây mới là điều chủ
yếu, điều đáng nói nhất:
Cốt chụp lẩy khuân mặt của ta
Còn cái ác liệt của giặc thì
Có gì mà phải chụp
( Một bài thơ không vần kể chuyện chụp ảnh ở một vùng giáp với mặt trận)
Cái ác liệt của chiến tranh chỉ là cái phông nền để làm nổi bật chân dung người
lính ngoài mặt trận mà thôi. Cũng vì thế mà thơ Phạm Tiến Duật không gây cho
người đọc cái cảm giác rùng rợn, ghê sợ về những cảnh tàn phá dữ dội của chiến
tranh. Nhà thơ chỉ nói đủ để người đọc hình dung được cái ác liệt, tàn khốc của nó.
Những gương mặt, những giọng nói, những tiếng cười, cử chỉ, hành động, tình cảm
của những con người giữa cảnh bom rơi đạn nổ ấy được nhà thơ tập trung khắc họa,
làm nổi bật lên lại đọng lại lâu bền trong tâm trí người đọc. Đọc thơ Phạm Tiến
Duật, người ta chú ý hình ảnh những anh lính lái xe mặc kệ những khó khăn gian
khổ: áo ướt, mặt lấm, xe không kính, không đèn, không mui,... vậy mà vẫn cứ ung
dung, lạc quan yêu đời. Người ta cũng rất ấn tượng với những cô thanh niên xung
phong tinh nghịch với những câu nói ẫm ờ Thạch Nhọn, Thạch Kim hơn là lo ngại
cho cái hoàn cảnh sống giữa chiến trường ác liệt của cô. Người đọc thật sự không
thể nào quên với hình ảnh cô thanh niên xung phong vác hòm đạn tám mươi cân
hình cánh hoa lan trên vai áo trắng ngần/ là vết xước đỉnh hòm vừa mới xé . vẫn
ngời sáng gương mặt của cô bộ đội lái xe lạc quan, duyên dáng, yêu đời mà đạn
bom của kẻ thù không thể nào tàn phá.
Có thể nói, cuộc đời quân ngũ của Phạm Tiến Duật gắn liền với con đường, với
rừng già Trường Sơn. Ke cả khi ông làm cán bộ tuyên truyền hay làm phóng viên


18


thì chiến trường vẫn là địa chỉ công tác, hoạt động, sáng tác thơ. Sự cộng hưởng của
không khí chiến trận hào hùng cùng với một trái tim rực lửa thiết tha đã thăng hoa
thành nghệ thuật thơ ca. Sự hình thành phong cách, tư duy thơ Phạm Tiến Duật gắn
với con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống
Mỹ cứu nước. Cuộc chiến đấu ở Trường Sơn đã đem lại cho Phạm Tiến Duật nguồn
chất liệu phong phú, cũng như nguồn cảm hứng sáng tạo mãnh liệt để ông viết lên
nhiều bài thơ hay và độc đáo, nhất là những bài thơ về anh bộ đội và cô thanh niên
xung phong.
Sau 1975, Phạm Tiến Duật tiếp tục làm thơ bằng chính những trải nghiệm,
thấm thìa của mình về ranh giới giữa sự sống và cái chết. Tuy nhiên những bài thơ
hay nhất của ông vẫn là những bài thơ hướng về thời chiến tranh. Nhà thơ khẳng
định “ Tôi là một người lính, mãi mãi như vậy. Tuổi trẻ của tôi trôi qua trong chiến
tranh. Tôi sẽ còn làm thơ với góc nhìn đời sổng của người lính, không khác được
đâu”. Tập thơ Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997) viết về những nữ bộ đội trở
về từ chiến trường, đi tu, làm điều thiện như một đạo lý hết sức nhân văn của người
Việt. Đó là những ngày tháng đẹp nhất, bên những người đồng đội thân thương nhất
vẫn sống mãi trong ông. Tuy nhiên, những dòng thơ thời hậu chiến của ông đã
không thể vươn lên như một biểu tượng như thời Trường Sơn được nữa.
Có thể nói hành trình sáng tác thơ Phạm Tiến Duật chính là bức tranh thu nhỏ
phản ánh hiện thực của cuộc sống chiến tranh nơi Trường Sơn khói lửa thời chống
Mỹ. Tìm hiểu hành trình sáng tác của ông cũng là quá trình làm nổi bật bức chân
dung dũng cảm, lạc quan, yêu đời tiêu biểu cho những nhà thơ chiến sỹ. Trong đó
nổi bật hơn cả là hình ảnh những anh lính lái xe, những cô thanh niên xung phong
trên đường Trường Sơn. Đó là những bức chân dung ghi dấu của một thời kì đánh
Mỹ không thể nào quên của dân tộc.
1.2.2. Phạm Tiến Duật và thế hệ những nhà thơ trẻ thòi chống Mỹ
Sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn cũng là thời gian
Phạm Tiến Duật sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Ông đã sống cuộc sống
của người lính Trường Sơn tại nhiều đơn vị, nhiều trọng điểm ác liệt của tuyến



19

đường mang tên Bác. Thực tiễn cuộc sống đã “bước vào” thơ của ông một cách
sống động, tự nhiên và đầy chất lính. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm
Tiến Duật và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào
thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật
và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng đường Trường Sơn.
Phạm Tiến Duật đóng góp chủ yếu là những tác phẩm thơ, phần lớn thơ được
sáng tác trong thời kỳ ông là một người lính Trường Sơn. Thơ của ông được các nhà
nghiên cứu đánh giá cao và có nét riêng ở giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, có cái "tinh
nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật đã được phổ
nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là ca khúc "Trường Sơn đông, Trường
Sơn tây". Thơ Phạm Tiến Duật có giọng điệu riêng không giống ai, và cũng khó ai
bắt chước được. Khó vì giọng đùa vui, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào
những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một điệu tâm hồn
chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ
ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó. Kháng chiến chống xâm lược
Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian khổ nhiều.
Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi lụy, xót
thương. Cuộc chiến đang cần sự quả cảm của lòng người. Nhưng cũng không được
lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử
thách với tất cả các nhà thơ thời chống Mỹ. Nhiều người không vượt được, Phạm
Tiến Duật vượt qua được, trước hết nhờ vào giọng thơ đó.
Phạm Tiến Duật được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại",
"cây săng lẻ của rừng già ”, "nhà thơ lớn nhất thời chổng M ỹ". Tìm hiểu thơ, Phạm
Tiến Duật ta không thể tách rời với các nhà thơ thơ cùng với ông. Đó là thế hệ
những nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ.
Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước ( 1964-1975) có một vị trí quan

trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Văn học thời kì này phát triển mạnh mẽ trên
nhiều thể loại và đã hoàn thành xứ mệnh lịch sử của mình. Trong sự phát triển đó,
không thể không kể đến thơ chống Mỹ đặc biệt là thơ của các nhà thơ trẻ thời kì này


20

bởi họ đã mang đến một tiếng thơ trẻ trung mới lạ chưa từng có trước đó của văn
học dân tộc. Thật khó có thể hình dung một cách đầy đủ cho diện mạo văn học dân
tộc nếu thiếu đi mảng thơ của các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Khái niệm thơ trẻ thời chống Mỹ ở đây không chỉ được dùng với ý nghĩa chỉ về
tuổi đời của các nhà thơ xuất hiện trên thi đàn mà còn trẻ cả về hồn thơ, giọng điệu,
trẻ trong cách nhìn, cách nghĩ cách cảm của một lớp nhà thơ . Nó được nhận diện và
phân biệt bởi những dấu hiệu riêng, khó lẫn. Trẻ về hồn thơ được phát lộ qua thi
phẩm bằng các phương thức biểu đạt thẩm mĩ.
Nhìn tổng thể, thơ chống Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ
nhà thơ xuất hiện từ trước cách mạng ( Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...), thế
hệ những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp ( Hoàng Trung
Thông, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu...) và thế hệ những nhà thơ trưởng thành từ
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mỗi thế hệ những nhà thơ nói trên đều có những đóng
góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ. Bên canh đó, mỗi nhà thơ bằng
phong cách riêng của mình đã đem đến một cách nhìn, cách cảm nhận riêng về cuộc
chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc, nói lên được một phần hiện thực lớn lao của
đất nước. Tuy vậy cách nhìn, cách cảm nhận về chiến tranh như thế vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu nhận thức và tình cảm của người đọc. Bức tranh toàn cảnh về
cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc vẫn còn khuyết đi một mảng quan trọng cần
được bổ sung. Người đọc khao khát sự xuất hiện của những người trực tiếp ngoài
chiến trận nghĩa là những nhà thơ chiến sĩ, những con người vừa cầm súng vừa cầm
bút viết về những trải nghiệm của chính bản thân nơi “ đầu sóng ngọn gió”. Hoàn
cảnh lịch sử cụ thể đó đã đưa tới sự hình thành, xuất hiện của một lớp nhà thơ trẻ

như một sự đòi hỏi tất yếu của dân tộc và thời đại. Đội ngũ những nhà thơ trẻ có
mặt trên khắp các chiến trường, vừa cầm bút, vừa cầm súng họ đã mang đến nét
tươi mới không dễ gì có được của thế hệ mình, làm cho thơ ca thêm đậm đà tính
cách Việt, tâm hồn Việt. Bài ca ổng cóng của Thanh Thảo vang lên như một lời
tuyên ngôn của lớp trẻ khi bước vào trận“ Bài ca của chúng tôi/ Là bài ca ổng
cóng/ Hành trang quân giải phóng/ Đơn giản nhất trên đời”. Có lẽ chỉ có thế hệ


21

này chứ không phải ai khác mới nói được một điều tưởng như nghịch lý “Giữa
chiến trường, tiếng bom nghe rất nhỏ ” ( Phạm Tiến Duật). Nếu không nếm trải thực
tế chiến trường thì khó có thể có được suy nghĩ như vậy. Thế hệ nhả thơ chiến sĩ nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60, đặc biệt đông đảo trong thời kỳ chống
Mỹ, đem lại cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, gợi cảm, mà trong đó
không ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng định: Nguyễn Khoa Điềm, Lưu
Quang Vũ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức
Mậu, Hoàng Nhuận cầm, Vương Trọng, Anh Ngọc,

Thanh Thảo, Lê Anh

Xuân...Trong đội ngũ đông đảo hàng vạn thanh niên cầm súng đi vào các chiến
trường miền Nam, đã nảy nở nhiều tài năng thơ như một nhu cầu tự ý thức và tự
biểu hiện của thế hệ trẻ. Đội ngũ được bổ sung liên tục từ quần chúng yêu thơ. Tình
cảm lớn lao đã trở thành nguồn mạch dồi dào cho cảm hứng thơ ca. Và như vậy, đất
nước ta có hẳn một thế hệ nhà thơ chống Mỹ, bởi YÌ trước khi làm thơ, trong khi
làm thơ những nhà thơ ấy đã là những người lính, hoặc tình nguyện sống như những
người lính chống Mỹ. Điều đáng quý hcm cả, thế hệ nhà thơ này đã nhận thức sâu
sắc sứ mệnh lịch sử lớn lao của thế hệ mình, chọn một con đường đi cho mình trong
nhịp sống cuồn cuộn của dân tộc thời đánh Mỹ. Thế hệ này chứ không phải ai khác
đã tự hiểu, tự nhận thức một cách đúng đắn con đường đi của mình. Vừa cầm súng,

vừa cầm bút họ đã viết về thế hệ mình mình một cách trân trọng, tự hào: “ Không
có sách chúng tôi làm ra sách/Chủng tôi làm thơ ghi lẩy cuộc đời mình ” ( Hữu
Thỉnh). Sinh ra trong lòng nôi cách mạng, được đào tạo trong mái trường XHCN,
họ tha thiết tin yêu cách mạng và đang có mặt trên khắp các mặt trận sản xuất, chiến
đấu. Với kiến thức học tập có hệ thống, lại có thêm hành trang của vốn thơ ca dân
tộc trên con đường rộng và dài của của nền thơ cách mạng, họ đã tự bồi dưỡng cho
bản thân về tư tưởng, tài năng, vốn sống để có thể đi xa trên con đường đó và thực
sự trở thành nhà thơ cách mạng. Tiếng thơ của họ trẻ trung mà luôn trăn trở, nghĩ
suy đầy trách nhiệm về Tổ quốc, về dân tộc. Họ đã thật sự vươn lên, khẳng định
mình, vừa tiếp nối truyền thống các thế hệ trước, vừa có những sáng tạo độc đáo
làm nên những nét riêng biệt của thơ trẻ thời chống Mỹ.


22

1.2.3. Quan niệm về thơ của Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là một trong số các nhà thơ thời chống Mỹ rất có ý thức về
sáng tạo thơ ca. Có thể thấy những quan niệm đó vừa được bộc lộ qua những bài bài
phát biểu dưới dạng lí luận vừa được thể hiện qua những sáng tác của nhà thơ.
Nói về quan niệm của Phạm Tiến Duật về thơ ca thực chất là đi tìm hiểu quan
điểm nghệ thuật của ông. Phạm Tiến Duật hầu như không tuyên ngôn to tát về quan
niệm nghệ thuật, chỉ lặng lẽ "vừa làm vừa nghĩ" nhưng Phạm Tiến Duật có quan
niệm về thơ và việc làm thơ rất nghiêm túc. Với hành trình sáng tạo hom 30 năm,
Phạm Tiến Duật tự đúc kết cho mình lí luận đúng đắn và tâm huyết về thơ. Nhà thơ
cho rằng làm thơ cũng giống như người sao chè, người nghệ sĩ phải “ đi hái những
cái búp của đời sống rồi dùng lửa nhiệt tình của anh sao lại khiến cho một thùng
chè chỉ được một dúm móc câu. Thơ hay cũng như chè ngon. Đọc xong một bài thơ
mà mất ngủ như uổng chè Thái Nguyên thì đẩy là thơ bậc nhất” [ 31,tr.797]. Vậy
ra thơ cũng có chất gây nghiện. Từ trường của nó luôn thu hút sự chú ý những
người có tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ khi bắt tay vào sáng tác luôn mong muốn

có được một tác phẩm nghệ thuật ưng ý, lưu lại lâu dài trong lòng người đọc. Đe đạt
được điều đó đòi hỏi người sáng tạo phải lao động một cách nghiêm túc. Cũng như
bất cứ một nhà thơ chân chính nào, Phạm Tiến Duật rất coi trọng chất lượng thơ .
Ông trăn trở phải làm thế nào để sáng tạo ra nhiều bóng điện sáng trên một dây dẫn
dài. Phạm Tiến Duật xem“ mỗi bài thơ như một sợi dây dẫn. Mỗi câu thơ hay, chữ
hay như những bóng đèn sáng trên dây dẫn ấy. Dây dẫn ngắn, bóng điện sáng
nhiều thì con đường thơ chắc là rõ lẳm. Dây dẫn dài mà chỉ có vài bóng điện thì tù
mù, biết nói g ì” [ 31,tr.797]. Nhà thơ luôn chú trọng đưa vào thơ những hình ảnh,
khung cảnh có tính tiêu biểu phát hiện từ chất sống mới của chiến trường nên chất
thơ được chắt lọc, nâng cao. Do vây, bài thơ của ông tuy dài mà không loãng, vẫn
gây ấn tượng mạnh cho người đọc.


×