Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN THAI NGOÀI TỬ CUNG GEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 33 trang )

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN
THAI NGOÀI TỬ CUNG (GEU)
Nguyễn thị Cẩm Vân


I. Đại cương
• Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng
được thụ tinh, làm tổ và phát triển ngoài
niêm mạc tử cung.
• Vị trí hay gặp nhất là vòi tử cung chiếm
95- 97,7%.
• Đây là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính
mạng bệnh nhân nếu không được chẩn
đoán và xử lý kịp thời.


• Thai ngoài tử cung có xu hướng tăng lên trong
những thập niên gần đây.
• Hiện nay ước tính tỉ lệ thai ngoài tử cung chiếm
khoảng 1,35%-2% thai nghén so với trước đây
là 0,58%.
• Nguyên nhân được cho rằng do sự gia tăng các
bệnh lý viêm nhiễm trong khung chậu, do các kỹ
thuật vi phẫu mới phát triển sau này, và do tình
trạng dùng thuốc ngừa thai hiện nay.
• Người ta quan sát hiện tượng này có ở hầu hết
mọi nước, không khác biệt ở thành phố và nông
thôn.


II. Nhắc lại giải phẫu




III. Nhắc lại sinh lý thụ thai


IV. Phương pháp siêu âm

Siêu âm qua đường âm đạo
Siêu âm qua đường bụng


V. Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung
• Khối thai ngoài TC
• Tại tử cung
• Tràn dịch ổ bụng


1. Hình ảnh siêu âm khối thai ngoài tử cung
1.1. Hình ảnh siêu âm điển hình:
• Thường khối thai nằm ở đoạn bóng của
VTC, vị trí thường gặp nhất của TNTC.
• Hình ảnh điển hình là một khối tròn đường
kính thay đổi từ 1-3cm nằm ở khoảng
giữa TC và BT, bên trong có một túi thai
được bao bọc bởi một lớp tăng âm mạnh
là lớp nguyên bào nuôi và lớp cơ của
thành VTC.


Mẫu hồi âm hình nhẫn của khối TNTC.

Bệnh nhân Hoàng T Diệu Th .ID: 26637

Mẫu có tim, phôi thai của khối TNTC.
Bệnh nhân Ng Thị My. ID: 14210


Hình ảnh dopler phổ bánh rau của khối TNTC tại VTC.
Bệnh nhân Phạm Thị L. ID: 34746
(Mức β-hCG # 5324mUI/ml. Mẫu hình ảnh có tim thai)


Hình ảnh khối thai làm tổ tại VTC (T).
Bệnh nhân Nguyễn Thuận L. ID : 17905


1.2. Hình ảnh siêu âm không điển hình
a. Khối hồi âm hỗn hợp
có hình tròn hoăc bầu
dục nằm cạnh nhưng
tách biệt BT.
Nếu thai làm tổ ở
VTC, có vòng phản
âm nguyên bào nuôi
tăng hồi âm hoặc nằm
trong BT nếu thai làm
tổ ở BT.

Mẫu hồi âm hỗn hợp của khối TNTC.
Bệnh nhân Lê Thị Uyên Nh.ID: 14396



b. Ứ máu VTC:
- Khối nằm cạnh TC tăng hồi âm không
đồng nhất
- Có hoặc không có hình dạng của VTC.


c. Có 85% thai ngoài TC
nằm cùng bên với
hoàng thể, trên siêu
âm đơn thuần nhiều
khi khó phân biệt giữa
thai ngoài TC không
điển hình với một
hoàng thể xuất huyết.

So sánh nang hoàng thể và khối TNTC.
Bệnh nhân : Trần T. H. ID : 30541

Túi thai giả trong TC/ TNTC.


V. Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung
• Khối thai ngoài TC
• Tại tử cung
• Tràn dịch ổ bụng


2. Hình ảnh siêu âm ở tử cung
• Nội mạc tử cung dày

tăng âm.
• Hình ảnh NMTC có
những vùng giảm âm
không đồng nhất
(nang màng rụng) ở
bệnh nhân TNTC.
• Đọng dịch buồng tử
cung tạo hình ảnh
thai giả


Hình ảnh túi thai giả trong TC/ TNTC.
Bệnh nhân : Trần T. H. ID : 30541


V. Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung
• Khối thai ngoài TC
• Tại tử cung
• Tràn dịch ổ bụng


3. Tràn dịch ổ bụng
- Dịch máu túi cùng Douglas: dịch hồi âm
kém hoặc có những đám hồi âm mạnh
chuyển động bên trong thường là máu.


- Dịch ổ bụng



VI. Các dạng TNTC không thường gặp






Thai sừng hoặc thai đoạn kẽ
Thai ở cổ TC
Thai ở BT
Thai trong ổ bụng
Thai ở vết mổ cũ trên TC


1. Thai sừng hoặc thai đoạn kẽ:
- Chiếm 2-3%.
- Ở những vị trí này là một thách thức lớn với siêu âm
chẩn đoán.
- Thai làm tổ ở vị trí này có thể phát triển lớn hơn nên dễ
vỡ và chảy máu nhiều.
- Thai ở sừng TC được bao bọc xung quanh bởi cơ TC
nên rất dễ nhầm với một thai trong buồng TC kích thước
lớn.
- Bởi vì sừng TC có thể to ra để thích nghi với túi thai
hơn là VTC nên sự vỡ thai ở vị trí này thường muộn, có
thể gây chảy máu trầm trọng và bệnh nhân có thể shock
do giảm thể tích. Tỉ lệ tử vong gấp đôi loại TNTC khác.


• Tiêu chuẩn chẩn đoán của loại này là túi thai

định vị ở sừng với vòng tăng hồi âm dày, xung
quanh có cơ TC mỏng, riêng rẽ không liên quan
đến buồng TC và NMTC.
• Thai ở vùng kẽ TC với hình ảnh đặc hiệu là
đường kẽ tăng âm kéo dài đến túi thai. Đó chính
là phần kẽ của VTC trong cơ TC. Dấu hiệu này
có độ nhạy độ đặc hiệu là 80% và 98% hơn cả
hình ảnh túi thai tăng âm trong vòng cơ TC
mỏng bao xung quanh.


Khối thai làm tổ tại sừng TC Bệnh nhân
Nguyễn Thị A. ID: 69981

Hình khối thai làm tổ tại TC phụ bên P
Bệnh nhân Lê Thị Mỹ H. ID: 30655


2. Thai ở cổ TC
- Rất hiếm khoảng 0,15%.
- Chẩn đoán có thể xác định được nếu có túi thai
với các phần thai nằm ở gần lổ ngoài cổ TC và
được bao bởi lớp cơ cổ TC dầy.
- Tuy nhiên thai cổ tử cung cần được chẩn đoán
phân biệt với một thai trong TC đang sẩy chưa
được tống xuất ra khỏi TC vì cách xử trí và điều
trị giữa hai bệnh này rất khác nhau



×