Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trong bài thơ “Lỗi hẹn cùng ca dao” của Thanh Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.56 KB, 17 trang )

A. PHẦN MỞ BÀI
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện để nhà văn sáng tạo nên các tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ chứa đựng những ý niệm của nhà văn, là cái nhà văn dùng để sắp
xếp lại thành tư tưởng mà mình muốn nói. Ngôn ngữ là nơi thể hiện những
tình cảm, cảm xúc và có tính nhạc. Đây là đặc điểm tạo nên thành công cho
tác phẩm.
Trong tác phẩm trữ tình Lỗi hẹn cùng ca dao, ngôn ngữ được nhà thơ
Thanh Nguyên sử dụng một cách sáng tạo và thể hiện sự khéo léo của nhà
thơ. Tính sáng tạo đã lôi cuốn người đọc, cho họ sự đồng điệu khi đọc tác
phẩm. Bài thơ với thể thơ lục bát của dân tộc Việt góp phần tạo nên cái độc
đáo của tác phẩm. Chính việc tiếp cận và những hiểu biết của nhà thơ về
những đặc điểm của ngôn ngữ tạo nên cái thành công ấy. Vậy những đặc
điểm đó được nhà thơ Thanh Nguyên thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
Đó là lí do tôi chọn đề tài này nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
2. Đối tương và mục đích nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này tôi đi nghiên cứu về vấn đề đặc điểm cơ bản ngôn
ngữ thơ qua tác phẩm trữ tình “Lỗi hẹn cùng ca dao” của Thanh Nguyên.
2.2.

Mục đích nghiên cứu

Việc tìm hiểu đối tượng trên giúp em có cái nhìn tổng thể hơn về đặc
điểm cơ bản của ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tinh.
3. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm Lỗi hẹn cùng ca dao ra đời được nhiều người đón nhận nhưng
vẫn chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình nào đi vào đánh giá cụ thể. Hiên


hay, tác phẩm chỉ được quan tâm bởi những người yêu mến tác phẩm mà cho
ra đời các bài viết như:
Bùi Lan Anh với bài viết Lỡ hẹn cùng ca dao- nhìn từ góc độ ngôn ngữ.
1


Hồ Hồng Phong với bài viết Lỗi hẹn cùng ca dao dưới góc nhìn của tiếp
cận văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào tác phẩm “Lỗi hẹn cùng ca dao” qua những phân tích bài thơ,
cũng như ngôn ngữ và nhịp điệu, tôi tổng hợp lại và nêu lên những đặc điểm
như đã có bởi các nhà nghiên cứu đưa ra.
5. Bố cục của đề tài
Bài tiểu luận trình bày có hai chương và cụ thể như sau:
Chương I: Tác phẩm trữ tình
1.1.

Đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình

1.2.

Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình

Chương II: Đặc điểm cơ bản ngôn ngữ trong Lỗi hẹn cùng ca dao
2.1. Đôi nét về tác giả
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong Lỗi hẹn cùng ca dao

2



B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
1.1.

Điểm chung của tác phẩm trữ tình

1.1.1. Nội dung
Trong tác phẩm trữ tình; tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... được
trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà
thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ
một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải)
Bốn câu thơ trên thể hiện tình cảm của người ra đi đối với quê hương, đối
với người thương…, là sự nhớ nhung lúc xa xôi cách trở. Ngoài những tình
cảm đó, người đọc không biết gì cụ thể hơn về chàng trai và cô gái, về mối
quan hệ cụ thể của hai người với nhau.
Chúng ta lấy tác phẩm hiện đại để nhìn lại:
Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ độ yêu nhau hoa nở mãi.
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
(Nguyên đán của Xuân Diệu)
Trong bốn câu thơ trên, không hề có mâu thuẫn, xung đột như trong kịch,
cũng không có những biến cố, sự kiện, hệ thống sự kiện nào. Người đọc cảm
nhận được là niềm vui, hạnh phúc, là tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ

tình.

3


Vậy là từ những câu ca dao xưa tới những bài thơ đương đại, dấu hiệu
chung của tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện thế giới chủ quan của con người:
những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ với con người, cuộc đời và thiên nhiên.
Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên
nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó.
Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó
thể hiện nhờ hình ảnh của cuộc sống. Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được
thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Người ta có thể bắt gặp một bài thơ miêu tả
một bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ơí đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
(Ðây thôn Vĩ Giạ. Hàn Mặc Tử.)
Có những bài thơ có ít nhiều sự kiện khá liên tục. Các bài thơ Mưa xuân
của Nguyễn Bính, Núi Ðôi của Vũ Cao, Bà má Hậu Giang của Tố Hữu...Đó
là những câu chuyện được kể lại một cách ngắn gọn, những sự kiện, biến cố
không được miêu tả tỉ mỉ mà thể hiện hết sức cô đọng. Chúng làm cho tình
cảm được bộc lộ dễ dàng, gợi cảm.
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm.
Có những lần trốn học bị đòn ri
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Quê hương- Giang Nam.)
Người đọc có thể kể một số nét chính về mối quan hệ giữa chàng trai và

cô gái một cách khá liên tục nhưng chức năng chủ yếu là để nhân vật trữ tình
bộc lộ cảm xúc, suy tưởng

4


Như vậy, biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người là
cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.
Tác phẩm trữ tình làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách
quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, tâm trạng, nỗi niềm- một
phương diện rất năng động, hấp dẫn của hiện thực.
Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ.
Người ta thường nói đến từ chân trời của cái "tôi" đến chân trời của cái "ta",
"từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả" cũng trên ý nghĩa này.
Biêlinnki đã diễn đạt điều đó bằng một câu nói hàm súc: "Bất cứ thi sĩ nào
cũng không thể trở thành vĩ đại nếu chỉ do ở mình và miêu tả mình - dù là
miêu tả những nỗi đau của mình hay những hạnh phúc của mình. Bất cứ thi sĩ
vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn
từ hoãng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã
hội, của thời đại và của nhân loại".
1.1.2. Nhân vật trữ tình
Nội dung tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (có
người gọi là chủ thể trữ tình). Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy
nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm.
Chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật
trong tác phẩm trữ tình.
Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình
cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm cho tác giả.
Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là
tình cảm...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi đọc

một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên,
sinh hoạt, những con người mà còn một hình tượng của một ai đó đang ngắm
nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy
chính là nhân vật trữ tình.

5


Nhân vật trữ tình trong thơ là hiện thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều
trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất
tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa
thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật điển hình hóa
trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai.
1.1.3. Dựa vào đối tượng miêu tả tạo nên cảm xúc của nhà thơ
Có thể phân thơ trữ tình thành các loại: trữ tình tâm tình, trữ tình thế sự,
trữ tình công dân, trữ tình phong cảnh. Cách chia này dựa vào đối tượng đã
tạo nên xúc cảm của nhà thơ.
- Trữ tình tâm tình là những bài thơ gắn liền với những tình cảm trong
mối quan hệ hằng ngày: tình yêu nam nữ, tình vợ chồng, tình cha mẹ, anh
em...
- Trữ tình thế sự: là những bài thơ nghiêng về những xúc động về cuộc
đời với tính chất "nhân tình thế thái" .
-Trữ tình công dân là những bài thơ nói lên những cảm xúc, tình cảm, suy
tư của nhà thơ trong mối quan hệ với xã hội, với chế độ chính trị.
-Trữ tình phong cảnh là những bài thơ nói lên những cảm xúc của con
người với thiên nhiên: cây cỏ, núi non, sông biển, cảnh đẹp của quê hương,
đất nước.
Ở đây, sự phân loại chỉ nhằm giúp người đọc nhân ra cảm hứng chủ đạo,
khuynh hướng nghệ thuật của nhà thơ.
1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình

Trước hết, đó là lời của chủ thể, thường bộc lộ trực tiếp sự đánh giá, nhận
xét về đối tượng, trực tiếp thể hiện cảm xúc ca ngợi, khẳng định hoặc phê
phán, phủ định. Chính vì vậy, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong tác
phẩm trữ tình- chủ yếu là trong thơ- luôn luôn nhằm làm cho nội dung cảm
xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi
bật.
6


Lời văn trong tác phẩm trữ tình đòi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ,
những ý tập trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những lời văn phù
hợp với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà
còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà
nhiều người khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm
trữ tình là giàu nhạc tính. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân
tộc, được biểu hiện khác nhau. Trong thơ Việt Nam, tính nhạc thường được
biểu hiện ở các mặt: sự cân đối, trầm bỗng, nhịp nhàng và trùng điệp.
Tính truyền cảm cũng là đặc trưng chung của ngôn ngữ trong tác phẩm
văn chương, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ
sĩ trước cảnh đời, cảnh người trước thiên nhiên. Cho nên, ngôn ngữ trong tác
phẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả và phải truyền
được của tác giả đến người đọc, khơi dậy trong lòng người đọc, khơi dậy
trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do đặc trưng của
thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng đặc
biệt.

CHƯƠNG II

7



ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TRONG LỖI HẸN
CÙNG CA DAO
2.1.

Đôi nét về tác giả

Nhà thơ Thanh Nguyên tên thật là Lê Thị Thanh Nguyên, sinh năm 1960,
quê ở An Giang.
Nhà thơ công tác tại Trung tâm Văn hóa quận 3 và là ủy viên thường trực
Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, chuyên mảng văn học thiếu nhi.
Nhà thơ Thanh Nguyên có các tác phẩm: Khúc gọi tình, Anh và em, Lỗi
hẹn cùng ca dao, Ngày xưa có mẹ…
Nhà thơ là con người yêu thơ lục bát. Nhà thơ giải thích: thơ lục bát có
tiết tấu êm ả như hát và tự hào vì đó là thể thơ riêng của người Việt.
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong Lỗi hẹn cùng ca dao
Ngôn ngữ là chất liệu được nhà văn dùng, gọt giũa để sáng tác, để thể
hiện thế giới nội tâm của mình về cuộc đời. Ngồn ngữ là lối vào để người
đọc nhận ra những tình cảm, thế giới nội tâm đó của nhà văn để cùng đồng
điệu.
2.2.1. Ngôn ngữ tiếng lòng của chủ thể trữ tình
Lỗi hẹn cùng ca dao là bài thơ nói về một tình yêu lỗi nhịp. Bài thơ
thể hiện tâm trạng đau đớn, nối tiếc khi thấy người yêu qua hình ảnh giặt áo.
Trước hết là ngôn ngữ tiêu đề bài thơ, tiêu đề bài thơ là cánh cửa hé mở
ló ra chút ánh sáng đầu tiên chính là thấy được tâm trạng của chũ thể trữ tình
đang nói. Phan Mậu Cảnh, Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt có viết:
tiêu đề có chức năng “thể hiện chủ đề nội dung cô đúc, khái quát nhất của
văn bản”, “qua tiêu đề, người ta có thể nắm được nội dung, tư tưởng cơ bản
mà văn bản nêu ra là gì”.
Ca dao là nơi chứ đựng tình cảm, suy niệm của con người. Đọc phần lớn

các bài ca dao, chúng ta nhận thấy rằng: tình yêu đôi lứa luôn chiếm số đông
trong ca dao. Hình ảnh ca dao mà nhà thơ Thanh Nguyên dùng ở đây không
8


phải là cái khái niệm, thể loại mà là hình ảnh của một cuộc kết duyên, một
cuộc kết duyên trở thành lỗi nhịp. Vì thế, cả bài thơ là nỗi thương xót, là
nghẹn ngào, nối tiếc cho người mình yêu và cho mình.
2.2.2. Ngôn ngữ nơi bày tỏ tình cảm của chủ thể trữ tình
Mở đầu bài thơ là tiếng của ca dao.
Vườn nay người khác đã vào
Khóm mai thay chỗ khóm đào ngày xưa
Ngay câu mở đầu tác giả dùng hình ảnh: khóm mai, khóm đào đưa ta
liên tưởng đến đến bài ca dao xưa:
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Chúng ta hãy nghĩ xem, phải chăng đây là lời kết duyên, giao duyên
năm xưa, để rồi hiện tại là sự thật phũ phàng. Cái nhìn nhói đau trong lòng vì
người xưa không còn là người xưa nữa.
Những hình ảnh đậm chất ca dao mà nhà thơ sử dụng có ý buộc ta trở
về quá khứ để hiểu ý nghĩa ẩn chứa đằng sau. Đây chính là sự vận động cùng
ngôn ngữ thơ.
Tuy nghẹn lòng nhưng chàng trai không ngoảnh mặt ra đi, chàng dõi theo
những động tác của người con gái.
Em ngồi giặt áo giữa trưa
Đâu rồi môi hát vu vơ một mình?
Hiện tại của của cô gái là cảnh giặt áo giữa trưa, đây là sự thật, là khung
cảnh thường ngày của người con gái. Nhưng cái lạ chính là từ hiện tại nhà

văn đưa ta về quá khứ với câu hỏi tự hỏi mình.
Đâu rồi câu hát vơ một mình?

9


Đây là phản xạ tự nhiên khi những cái quen thuộc của người yêu xưa giờ
không còn nữa. Thật chăng, chàng trai muốn cô gái cứ hát như xưa, muốn trở
về tình yêu thuở nào.
Hai câu thơ là hai thời gian đối lập nhau giữa hiện tại và quá khứ. Tất cả
chỉ để nói lên cái lỗi nhịp trong ca dao.
Dấu đi quá khứ chàng trai trở về hiện tại mà quan sát.
Em ngồi giặt áo lặng thinh
Vò cho sạch những vết tình còn vương
Giũ cho vơi bớt giọt buồn
Phơi cho khô hết nhớ thương xa vời
Từ việc giặt áo của người phụ nữ, chàng trai gắn những hành động vò,
giũ, phơi với hành động giũ đi tình cảm xưa, mối tình xưa: vò cho sạch…vết
tình còn vương; giũ cho vơi bớt giọt buồn; phơi cho khô… nhớ thương xa
vời.
Chàng trai nhói đau trong lòng, để hành động giặt áo với chàng là sự rũ bỏ
lời thề cuộc tình xưa. Ơ đây, tình yêu đã hóa những cái bình thường thành
những hành động có tình cảm. Đó là cái độc đáo, nghệ thuật của thơ.
Cách chọ hình ảnh, gắn những hình ảnh của nhà thơ tạo ra thứ tình cảm
đau xót, chúng mê hoặc người đọc, tạo ra sự đồng điệu với chũ thể trữ tình.
Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi, nó nối những sợi tơ nhện
mảnh mai giữa hai nhịp cầu thực và hư, lấy cái hữu hình để diễn đạt cái vô
hình. Những câu thơ trên quả thật chỉ trong thơ mới có.
Tình yêu tạo nên tình cảm giũa hai con người quá mãnh liệt, khi rời xa thì
đau khổ, xót xa. Rất tự nhiên chàng trai nhớ đến số phận của Kiều, bởi lẽ em

và Kiều giống nhau trong cái lỗi nhịp của tình yêu: em và tôi như Kiều với
Kim Trọng.
Đàn Kiều được mấy khúc vui
Thơ Kiều có vận vào đời em chăng?
Tình so chưa đủ ngủ âm
10


Áo chồng con đã nặng oằn dây phơi.
Cái lỗi nhịp trong tình yêu giã chàng và cô gái lại đặt cho chàng một câu
hỏi:
Thơ Kiều có vận vào đời em chăng?
Chàng trai tựu đặt câu hỏi cho chính mình, câu hỏi: “Đâu rồi môi hát vu
vơ một mình” tự hỏi mình về quá khứ nay đã đâu rồi, còn câu hỏi trên chàng
trai đặt ra để làm tìm hiểu nguyên nhân vì sao có “lỗi nhịp” ấy. Đây là giả
thiết mơ hồ được đặt ra trong cái kết quả xảy ra, có thực. Câu hỏi buông lửng
như sự bẽ bàng của chũ thể trữ tình.
Thơ thường có những câu hỏi, vì sự phân biệt khách thể và chủ thể là
nguyên tắc tồn tại của thơ. Câu hỏi trong thơ là một phản xạ của bộ phận
trước toàn thể, một nguyện vọng muốn điều tiết quan hệ chủ quan và khách
quan.
Giống Kiều, tình yêu “chưa đủ ngũ âm” (cung, thương, dốc, chũy,
vũ), chưa đủ những thăng trầm hạnh phúc, khổ đau của cuộc tình. Giờ đây,
cô gái phải chịu cảnh.
Áo chồng con đã nặng oằn dây phơi
Cái mùi vị tình yêu giữa chàng và cô gái chưa trọn vẹn thì bước lỗi
nhịp đã đưa gánh nặng chồng con đến với cô. Hình ảnh oằn dây là hình ảnh
vút cong hình hài của cô gái khi món nợ đời đè lên vai.
Một lần nữa chàng trai đưa ta đến với câu thơ mang hương vị ca dao
tình yêu sâu lắng.

Áo ca dao gió cuốn rồi
Cầu ca dao trả cho người khác qua.
Đâu rồi cái ngày xưa:
Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
Đâu rồi mơ ước:
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
11


Tất cả giờ chỉ là quá khứ, cái áo ca dao gió đã cuốn đi, cầu ca dao trả
cho người khác qua, giờ chỉ mình anh, giờ chỉ riêng em với tình yêu khác.
Chỉ còn lại cái đau khổ, nỗi day dứt, niềm nối tiếc về một tình yêu đã lỗi hẹn,
chuyện xưa dù nhắc cũng là chuyện xưa.
Nhưng dù vậy,tình yêu vẫn còn đọng lại trong lòng cô gái một vết tình
không thể vò, giũ hết được.
Em ngồi giặt áo giữa trưa
Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng.
Vết tình đó dù cố gắng để quên vẫn không quên được. Giữa chàng trai và
cô gái có sự đồng điệu sâu thẳm, ấy là do gốc rễ tình yêu họ gieo trồng được,
trở thành vốn chung về tình cảm muôn đời.
Khép lại bài thơ, người đọc cứ bị ám ảnh mãi…Việc đưa ca dao vào thơ
hiện đại đã có rất nhiều người làm. Nhưng sống với tiếng nói của ca dao tình
yêu như một ám ảnh thì thật hiếm. Ngôn từ trong bài thơ là những ngôn ngữ
quen thuộc ta vẫn dùng thường ngày trong sinh hoạt. Cái tài của nhà thơ
Thanh Nguyên là đã cho chúng những sức gợi, cảm giác và tạo sự lôi cuốn
với người đọc.
2.2.3. Ngôn ngữ với nhạc điệu của riêng trong Lỗi hẹn cùng ca dao
Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp
đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế

giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà
bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Trong Lỗi hẹn cùng ca dao nhịp
điệu ngôn ngữ đã bổ sung cho những cảm xúc mà nhà thơ chưa nói hết bằng
lời.
Cả bài thơ tác giả viết theo thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc có chất
điệu nhẹ nhàng trầm bổng.

12


Lúc đầu giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng nhưng bổng trùng xuống “Khóm
mai thay chỗ khóm đào ngày xưa” cả một sự nhói đau trào dâng từ gan ruột
lan khắp người. Nếu đọc bài thơ theo thể thơ lục bát không có sự trầm bổng
thì tình cảm nối tiếc, sự đau đớn đó chỉ là cái tình cảm thường tình mà thôi.
Thể thơ của bài không có gì lạ với người Việt, cái nội dung mà nhà thơ lột
tả cộng với âm điệu của bài thơ tạo nên những tình cảm, cảm xúc đặc biệt.
Nó bồng bềnh giữa hiện tại và quá khứ, làm cho ranh giới giữa chúng mờ đi
nhưng cũng không hiện rõ.
Giọng điệu toát lên trong bài thơ rồi khi gặp câu hỏi:
Đâu rồi môi hát vu vơ một mình?
Và:
Thơ Kiều có vận vào đời em chăng?
Nó như dừng lại mà nghẹn ngào, nối tiếc những gì trong quá khứ giờ
không còn nữa, hay là lời trách lảng không gây sự hờn giận của chàng trai
với cô gái.
Cuối bài thơ, giọng điệu cô đúc lại trong hai cặp lục bát:
Tóc mai rủ bóng hiên nhà
Chuyện xưa dù nhắc cũng là chuyện xưa
Em ngồi giặt áo giữa trưa
Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng.

Hai câu thơ diễn tả sự xót thương cho mình của chàng trai và xót thương
cho cô gái, người yêu xưa.
Những vần:ưa, ương…tạo ra sự kéo dài từ trong quá khứ ra hiện tại của
tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái. Nó theo chàng cùng chàng chịu nổi
đau, niềm nối tiếc.
Ngôn ngữ thơ kết hợp với nhịp điệu thơ tạo nên cái lõi cho nội dung mà
tác giả cần thể hiện. Chúng là phương tiện để nhà văn chở suy nghĩ, lôi kéo
người đọc vào tư tưởng mà mình thể hiện.

13


C. KẾT LUẬN
Tác phẩm Lỗi hẹn cùng ca dao được nhà thơ Thanh Nguyên diễn đạt bằng
ngôn ngữ tình cảm và cách vận dụng tính nhạc vào thơ, sự sáng tạo trên
người đọc đón nhận từ nội dung đến tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm vào.
Ngôn ngữ trong tác phẩm được nhà thơ tôi luyện từ cái bình thường
thành một nghệ thuật giàu hình ảnh để đưa vào thơ. Đây là tài năng và sự
sáng tạo của nhà thơ Thanh Nguyên.

14


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận văn hoc ,tập 2, Trần Đình Sử- Phương Lựu- Nguyên Xuân Nam,
NXBGD 1987
2. Trang Ví dặm ân tình/vidamdodua.com
3. Bài viết Lỗi hẹn cùng ca dao- nhìn từ góc độ ngôn ngữ của Bùi Lan Anh.

15



16


MỤC LỤC

17



×