Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo kiến tập hành chính học tại HĐNDUBND phường long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................1
BÁO CÁO KIẾN TẬP.................................................................................................................................2
I. Nội dung kiến tập:........................................................................................................................2
II. Thời gian và địa điểm kiến tập: ..................................................................................................2
III. Tóm tắt quá trình kiến tập:........................................................................................................2
IV. Giới thiệu tổng quan về cơ quan nơi kiến tập:..........................................................................3
4.1. Khái quát chung về Quận Long Biên:.......................................................................................3
4.2. Tổng quan về Văn phòng HĐND&UBND phường Long Biên:...................................................4
V.Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND-UBND phường Long Biên:.........5
5.1. Trong lĩnh vực kinh tế:.............................................................................................................6
5.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp:........6
5.3. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:...........................................................................7
5.4. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và hể dục thể thao:..........................................7
5.5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa
phương:..........................................................................................................................................8
5.6. Trongviệc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:.............................................8
5.7. Trong việc thi hành pháp luật:.................................................................................................8
5.8. Ngoài ra UBND phường còn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:..............................8
5.9. Nhận xét, phân tích vai trò, vị trí của cơ quan – đơn vị và các mối quan hệ giữa các đơn vị
trực thuộc:......................................................................................................................................9
VI. Bài học kinh nghiệm:...............................................................................................................11
VII. Công tác cải cách hành chính tại UBND phường Long Biên....................................................12


BÁO CÁO KIẾN TẬP
I. Nội dung kiến tập:
- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan đơn vị nơi kiến tập;
- Tìm hiểu nội quy, quy chế cơ quan;
- Tìm hiểu quy trình làm việc;


- Tìm hiểu cách thức giải quyết công việc và các kỹ năng hành chính;
- Quan sát môi trường làm việc.
II. Thời gian và địa điểm kiến tập:
2.1. Cơ quan thực tập: Văn phòng HĐND&UBND phường Long Biên;
2.2. Thời gian thực tập: 1 tháng, kể từ ngày 25/5/2015 đến 25/6/2015;
2.3. Người hướng dẫn: Đinh Thị Thanh Hương
III. Tóm tắt quá trình kiến tập:
- Tuần 1 (từ 25/5/2015 đến 29/5/2015): Tìm hiểu và làm quen với tổ chức
bộ máy cơ quan nơi kiến tập và cơ chế làm việc của Văn phòng HĐND&UBND
phường Long Biên;
- Tuần 2 (từ 01/6/2015 đến 5/6/2015): Kiến tập và nghiên cứu một số văn
bản của Văn phòng HĐND&UBND phường Long Biên. Tìm hiểu chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức và các chức danh cán bộ, công chức văn phòng HĐND&UBND
phường Long Biên;
- Tuần 3 (từ 8/6/2015 đến 12/6/2015): Kiến tập, học hỏi kinh nghiệm
trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng HĐND&UBND
phường Long Biên;
- Tuần 4 (từ ngày 15/6/2015 đến 25/6/2015): Thu thập một số tài liệu để
chuẩn bị viết báo cáo kiến tập, tiến hành viết báo cáo kiến tập và tham khảo ý
kiến lãnh đạo văn phòng. Sau khi viết báo cáo xong, sửa lỗi, bổ sung những
thiếu sót của báo cáo trên cơ sở tham khảo ý kiến thu được. Hoàn thành báo cáo
thực tập gửi cơ quan và nhà trường.

2


IV. Giới thiệu tổng quan về cơ quan nơi kiến tập:
4.1. Khái quát chung về Quận Long Biên:
Thực hiện Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 về việc điều

chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà
Nội. Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây
Hồ, Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với huyện Gia Lâm, Đông Anh,.
Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp
huyện Thanh Trì; phía bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh;
Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.00 nhân khẩu, có 14 đơn
vi hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ
Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng,
Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với 305 tổ dân phố. Mật độ dân số
bình quân 2,83 nghìn người trên km²;
Quận Long Biên có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
của Hà Nội và đất nước. Nơi đây có các tuyến đường giao thông quan trọng như
đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không nối liền với các tỉnh phía Bắc,
Đông Bắc. Có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên
doanh với nước ngoài như: Khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, Khu
công nghiệp Sài Đồng A; nhiều công trình kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
cơ quan nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương, thành phố và địa
phương. Đặc biệt lợi thế vị trí cửa ngõ của Hà Nội, nối liền với trục tam giác
kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh,đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động
hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đó là những yếu tố cơ bản thuận
lợi cho quận Long Biên nói chung và phường Long Biên nói riêng phát triển
nhanh, mạnh và bền vững về kinh tế- xã hội;
Ngay sau khi có quyết định của chính phủ về thành lập Quận Long Biên,
ngày 27/11/2003 ban thường vụ Thành ủy đã ban hành quyết định số 271QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ Quận Long Biên trực thuộc Thành phố Hà
Nội và Quyết định số 2152/QĐ-TU ngày 19/12/2003 về việc chỉ định ban chấp
hành lâm thời Đảng bộ Quận Long Biên;
Đến ngày 01/01/2004 Quận Long Biên chính thức đi vào hoạt động.
3



4.2. Tổng quan về Văn phòng HĐND&UBND phường Long Biên:
Văn phòng HĐND&UBND phường Long Biên là cơ quan giúp việc cho
HĐND&UBND phường, Văn phòng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế
và công tác của Thường trực UBND phường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng HĐND&UBND của Quận.
Văn phòng HĐND&UBND phường tham mưu tổng hợp cho UBND về
hoạt động của UBND; tham mưu chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ
tịch UBND phường; cung cấp thông tin phục vụ quản lý, hoạt động của HĐND,
UBND và các cơ quan nhà nước trên địa bàn phường; đảm bảo cơ sở vật chất,
phục vụ cho hoạt động của HĐND&UBND phường;
Tham mưu công tác thu thập và xử lý thông tin kịp cho thường trực
HĐND-UBND phường;
Tham mưu cho Trường trực HĐND-UBND phường và Chủ tịch UBND
phường xây dựng chương trình làm việc hàng năm, hàng quý, tháng, lịch làm
việc hàng tuần. Đồng thời theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND phường thực hiện công tác trên;
Chuẩn bị các dự thảo, báo cáo trình HĐND-UBND; biên tập và quản lý
hồ sơ các kỳ họp, phiên họp HĐND-UBND; kiểm tra và ký tắt các văn bản
trước khi trình Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND ký, ban hành; tổ chức soạn thảo
các đề án do thường trực HĐND-UBND; Chủ tịch UBND phường trực tiếp
giao;
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
phường trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm: Dự thảo văn bản pháp quy, các
dự án kinh tế - xã hội – văn hóa – giáo dục – y tế - quốc phòng – an ninh – dân
tộc và tôn giáo; và các dự án, chương trình ngắn hạn, dài hạn khác, có ý kiến về
nội dung trong quá trình soạn thảo các đề án đó.
Phối hợp với các cơ quan đơn vị; các ban của HĐND chuẩn bị nội dung
các kỳ họp HĐND và các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan
đến kỳ họp đề Thường trực HĐND-UBND phường xem xét quyết định.
Thống nhất quản lý việc ban hành văn bản của HĐND-UBND phường

đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ
chức triển khai, truyền đạt kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của
4


UBND phường; đồng thời kiểm tra theo dõi đôn đốc việc thực hiện các Chỉ thị,
Nghị quyết, Quyết định đó;
Tham mưu thực hiện tốt công tác xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất
của HĐND-UBND phường để báo cáo với Thường trực phường và Thường trực
HĐND-UBND cấp trên;
Tham mưu Thường trực HĐND-UBND phường đảm bảo mối quan hệ với
các sở ban nghành của quận, thành phố; các tổ chức kinh tế - chính trị xã hội
trên địa bàn phường;
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND phường giao hoặc theo quy
định của Pháp luật.
Văn phòng HĐND-UBND phường ban hành quy định những vấn đề về
chế độ tiếp nhận, xử lý, phân phối, giải quyết; đồng thời theo dõi việc giải quyết
công văn, giấy tờ, quy trình soạn thảo văn bản (từ khâu soạn thảo, trình duyệt ký
văn bản đến khâu in ấn văn bản, chế độ hồ sơ, bảo quản, khai thác hồ sơ lưu trữ
của UBND phường);
Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường về
công tác văn thư lưu trữ, nghiệp vụ hành chính thống nhất theo quy định của
Pháp luật, tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ, hành chính của HĐNDUBND phường; thực hiện nghiêm chế độ bảo mật băn bản theo quy định;
Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động và
điều hành của Thường trực HDD-UBND phường; các ban HĐND phường và
Văn phòng HĐND-UBND phường;
Quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất cơ quan, quản lý cán bộ công
chức và thực hiện đầy đủ chính sách đối với cán bộ, công chức trong cơ quan
theo quy định hiện hành của pháp luật;
Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND phường thực

hiện giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo;
Đảm bảo công tác tổ chức đối nội, đối ngoại cho Thường trực HĐNDUBND phường; tham mưu các trình tự thủ tục tiếp nhận các đoàn nước ngoài
đến liên hệ công tác, các thủ tục xuất nhập cảnh cho lãnh đạo khi đi công tác ở
nước ngoài;
V.Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐNDUBND phường Long Biên:
5


5.1. Trong lĩnh vực kinh tế:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND
phường thông qua và trình UBND quận để phê duyệt – thực hiện kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
ngân sách địa hpuowng trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ
quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn phường và báo
cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu công ích của địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công
cộng,đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo
quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của phường trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc
quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm
bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
5.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu
thủ công nghiệp:
Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án

khuyến khích phát triển; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển và
ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ để phát triển sản xuất; hướng dẫn nông
dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạc,
kế hoạch chung và phòng trừ các dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi;
Tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ;thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão
lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ đê điều, bảo
vệ rừng tại địa phương;
6


Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các nghành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát
triển các nghành, nghề mới;
5.3. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trên địa bàn
phường theo phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở từng điểm dân
cư trên địa bàn theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức bảo vệ, kiểm tra,xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông
và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu , cống trong phường theo quy định của pháp luật.
5.4. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và hể dục thể thao:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp
với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các
lớp bổ túc văn hóa, thực hiện các lớp bổ túc văn hóa, thực hiện xóa mù chữ cho
những người trong độ tuổi;

Tổ chức xây dựng, quản lý – kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với UBND cấp trên quản lý
trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các
7


gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; tổ chức cá hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa
phương theo quy định của pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa trang ở
địa phương.
5.5. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi
hành pháp luật ở địa phương:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng và tuyển quân theo kế hoạch;
đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng,
huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện
pháp phòng ngừa, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở địa phương;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tậm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài tại địa phương.

5.6. Trongviệc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
Tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách
tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy
định của pháp luật.
5.7. Trong việc thi hành pháp luật:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi
hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
5.8. Ngoài ra UBND phường còn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
8


Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường về việc đảm bảo
thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị;
xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội; giữ gìn trật
tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cành
quan đô thị; quản ký dân cư đô thị trên địa bàn;
Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường
theo quy định của pháp luật;
Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân
cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật
thep quy định của pháp luật;
Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường;
lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có
giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thầm

quyền xem xét, quyết định.
5.9. Nhận xét, phân tích vai trò, vị trí của cơ quan – đơn vị và các mối
quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc:
Văn phòng HĐND&UBND phường Long Biên là cơ quan giúp việc cho
HĐND&UBND phường, Văn phòng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế
và công tác của Thường trực UBND phường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng HĐND&UBND của Quận.
Văn phòng HĐND&UBND phường tham mưu tổng hợp cho UBND về
hoạt động của UBND; tham mưu chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ
tịch UBND phường; cung cấp thông tin phục vụ quản lý, hoạt động của HĐND,
UBND và các cơ quan nhà nước trên địa bàn phường; đảm bảo cơ sở vật chất,
phục vụ cho hoạt động của HĐND&UBND phường;
Tham mưu công tác thu thập và xử lý thông tin kịp cho thường trực
HĐND-UBND phường;
Tham mưu cho Trường trực HĐND-UBND phường và Chủ tịch UBND
phường xây dựng chương trình làm việc hàng năm, hàng quý, tháng, lịch làm
việc hàng tuần. Đồng thời theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND phường thực hiện công tác trên;
9


Chuẩn bị các dự thảo, báo cáo trình HĐND-UBND; biên tập và quản lý
hồ sơ các kỳ họp, phiên họp HĐND-UBND; kiểm tra và ký tắt các văn bản
trước khi trình Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND ký, ban hành; tổ chức soạn thảo
các đề án do thường trực HĐND-UBND; Chủ tịch UBND phường trực tiếp
giao;
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
phường trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm: Dự thảo văn bản pháp quy, các
dự án kinh tế - xã hội – văn hóa – giáo dục – y tế - quốc phòng – an ninh – dân
tộc và tôn giáo; và các dự án, chương trình ngắn hạn, dài hạn khác, có ý kiến về

nội dung trong quá trình soạn thảo các đề án đó.
Phối hợp với các cơ quan đơn vị; các ban của HĐND chuẩn bị nội dung
các kỳ họp HĐND và các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan
đến kỳ họp đề Thường trực HĐND-UBND phường xem xét quyết định.
Thống nhất quản lý việc ban hành văn bản của HĐND-UBND phường
đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ
chức triển khai, truyền đạt kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của
UBND phường; đồng thời kiểm tra theo dõi đôn đốc việc thực hiện các Chỉ thị,
Nghị quyết, Quyết định đó;
Tham mưu thực hiện tốt công tác xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất
của HĐND-UBND phường để báo cáo với Thường trực phường và Thường trực
HĐND-UBND cấp trên;
Tham mưu Thường trực HĐND-UBND phường đảm bảo mối quan hệ với
các sở ban nghành của quận, thành phố; các tổ chức kinh tế - chính trị xã hội
trên địa bàn phường;
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND phường giao hoặc theo quy
định của Pháp luật.
Văn phòng HĐND-UBND phường ban hành quy định những vấn đề về
chế độ tiếp nhận, xử lý, phân phối, giải quyết; đồng thời theo dõi việc giải quyết
công văn, giấy tờ, quy trình soạn thảo văn bản (từ khâu soạn thảo, trình duyệt ký
văn bản đến khâu in ấn văn bản, chế độ hồ sơ, bảo quản, khai thác hồ sơ lưu trữ
của UBND phường);
Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường về
công tác văn thư lưu trữ, nghiệp vụ hành chính thống nhất theo quy định của
10


Pháp luật, tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ, hành chính của HĐNDUBND phường; thực hiện nghiêm chế độ bảo mật băn bản theo quy định;
Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động và
điều hành của Thường trực HDD-UBND phường; các ban HĐND phường và

Văn phòng HĐND-UBND phường;
Quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất cơ quan, quản lý cán bộ công
chức và thực hiện đầy đủ chính sách đối với cán bộ, công chức trong cơ quan
theo quy định hiện hành của pháp luật;
Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND phường thực
hiện giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo;
Đảm bảo công tác tổ chức đối nội, đối ngoại cho Thường trực HĐNDUBND phường; tham mưu các trình tự thủ tục tiếp nhận các đoàn nước ngoài
đến liên hệ công tác, các thủ tục xuất nhập cảnh cho lãnh đạo khi đi công tác ở
nước ngoài.
=> Cơ cấu tổ chức của HĐND&UBND hiện nay đã có sự đổi mới, tuy
vậy vẫn còn nhiều điều hạn chế. Như sự không thống nhất giữa TW và địa
phương khiến cho các Văn bản quản lý nhà nước còn chồng chéo. Gây khó khăn
cho các cán bộ nhà nước trong việc thực hiện và đưa vào cuộc sống của nhân
dân. Ngoài ra, sự thay đổi liên tục của các văn bản QLNN khiến cho các cơ quan
quyền lực địa phương còn bị động trong việc giải quyết, triển khai, … Cơ cấu tổ
chức của HĐND&UBNd tuy rất ổn định nhưng vẫn tồn tại nhiều sự bất cập,
nhất là về vấn đề nhân sự … Nhiều bộ phận không cần thiết vẫn hoạt động, gây
ra sự lãng phí về ngân sách nhà nước và gây ra sự chồng chéo trong các cơ quan
nhà nước.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Qua thời gian 01 tháng kiến tập tại Văn phòng HĐND&UBND phường
Long Biên đã giúp em có được một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về hoạt
động QLNN nói chung và HCH nói riêng. Nắm bắt, hiểu rõ hơn các quy tắc,
cách thức trong các hoạt động quản lý.Bên cạnh đó, thông qua quá trình kiến
tập, đã giúp em biết được thêm những kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến
thức và cách thức mà mình áp dụng các kiến thức từ lý luận đến thực tiễn. Đã
11


ứng dụng được một số kiến thức trong các môn như: Kỹ thuật soạn thảo văn

bản, Hành chính công, Tâm lý học quản lý, Văn thư lưu trữ, …
Trong thời gian trên em đã cố gắng lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm thực
tế của các CBCC trong Văn phòng, cơ quan.Qua đó nắm bắt các tác phong trong
công sở, các tình huống xử lý công việc.Ngoài ra, em đã cố gắng vận dụng các
kiến thức đã được học vào thực tế để xác định được những điều mình còn thiếu
sót về kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức thực tế.Để đảm bảo sau
này, sau khi tốt nghiệp ra trường thì có khả năng nắm bắt, thích nghi tốt hơn với
môi trường làm việc thật sự khi đi làm trong không chỉ các cơ quan nhà nước
mà còn ở các tổ chức tư nhân.
Trong thời gian kiến tập em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm:
- Là người cán bộ công chức cần có ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức
phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân;
- Trong cách thức giải quyết công việc nên có tinh thần cầu tiến. Phải lôn
khiêm tốn, có tinh thần học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức trong công
việc và trong cuộc sống. Phải luôn hòa đồng, chan hòa và giúp đỡ mọi người
xung quanh;
- Cần linh hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, không áp dụng một cách
máy móc những kiến thức được học trong trường vào thực tế vì nó còn phụ
thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cơ quan, mỗi ngành;
- Cần thiết phải tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật mới của nhà
nước vì công tác Hành chính chủ yếu thực hiện qua các văn bản QLNN;
VII. Công tác cải cách hành chính tại UBND phường Long Biên
- Thực hiện chỉ đạo từ TW, Thành phố và Quận Long Biên về công tác cải
cách thủ tục hành chính; UBND phường Long Biên đã đạt được một số kết quả:
Công tác cải cách thủ tục hành chính được thực hiện đồng bộ từ Quận đến
phường; chất lượng hoạt động của các bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính được nâng lên, các quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ
chế 1 cửa thường xuyên được rà soát, điều chỉnh; số thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết thực hiện theo cơ chế 1 của tăng lên; trụ sở làm việc được
đầu tư, cải tạo, sửa chữa về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu. Ứng dụng công nghệ

thông tin được ứng dụng vào một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó tập
12


trung vào hoạt động của bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
Việc giải quyết các thủ tục hành chính bước đầu được thực hiện công khai –
minh bạch – đúng pháp luật. Năng lực, nề nếp và tác phong làm việc của đội ngũ
công chức, viên chức có chuyển biến tốt về trình độ chuyên môn và lý luận
chính trị được nâng lên đáng kể, ...
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức còn bộc lộ một số khuyết điểm, hạn
chế như:
- Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực thực tiễn trong thực thi nhiệm
vụ, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc,
thiếu ý thức tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Việc triển khai và thực
hiện ứng dụng coogn nghệ thông tin trong công việc chưa đáp ứng được yêu cầu
của cải cách hành chính;
- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công việc của cán bộ công chức còn hạn chế;
hiệu lực, hiệu quả điều hành chưa thực sự tốt, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy
trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng về ý thức trách nhiệm, đạo đức
công vụ cho cán bộ, công chức chưa được thường xuyên, một bộ phận cán bộ,
công chức chưa xác định được nghĩ vụ, trách nhiệm của mình trong thực thi
công vụ;
- Một bộ phận cán bộ, công chức của phường trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ chưa đáp ứng chuẩn, kinh nghiệm quản lý nhà nước còn hạn chế.
Chưa chú trọng vấn đề tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
trình độ quản lý nhà nước;
- Việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hàng năm còn hình thức, công
tác thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện thường xuyên.
Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động

của cơ quan, UBND phường Long Biên phấn đấu:
- 100% cán bộ, công chức được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ và
trình độ lý luận chính trị theo vị trí đảm nhận;
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực thi công vụ của cán bộ,
13


công chức, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của nhiệm vụ;

14



×