MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
6. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................2
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................3
Chương 1..............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TẠI HUYỆN LẠC SƠN......................................................................................4
1.1. Khái quát chung về phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn.................................4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn 4
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ chung của Phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn..........6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tổ chức cua phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn.................8
1.1.4. Khái quát các hoạt động của công tác QTNL của phòng Nội vụ
huyện Lạc Sơn.............................................................................................14
1.2. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lạc
Sơn...............................................................................................................14
1.2.1 Các khái niệm.....................................................................................14
1.2.2 Vai trò của tuyển dụng nhân lực.........................................................16
Chương 2............................................................................................................18
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP
XÃ HUYỆN LẠC SƠN.....................................................................................18
2.1 Thực trang công tác tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Lạc
Sơn...............................................................................................................18
2.1.1. Điêu kiện tuyển dụng.........................................................................18
2.1.2 Căn cứ tuyển dụng..............................................................................20
2.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng.......................................................................20
2.1.4. Nguồn và phương pháp tuyển dụng..................................................20
2.1.5. Phương thức tuyển dụng....................................................................21
2.2 Đặc điểm cán bộ công chức cấp xã tại huyện Lạc Sơn.........................26
2.3. Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lạc Sơn.................28
2.4. Đánh giá đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Lạc Sơn............31
CHƯƠNG 3........................................................................................................34
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LẠC SƠN....34
3.1. Giải pháp giúp giải quyết thực trạng tồn tại trong công tác tuyển dụng
công chức cấp xã tại huyện Lạc Sơn...........................................................34
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức về
công tác tuyển dụng.....................................................................................35
3.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch hóa nguồn cán bộ, công
chức tạo tiền đề cho hoạt động tuyển dụng.................................................36
3.4. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức..............................................36
3.5. Đề xuất khuyến nghị.............................................................................38
KẾT LUẬN........................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................40
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
Ủy ban nhân dân
UBND
Nghị định chính phủ
NĐ-CP
Quan lý nhà nước
QLNN
Quản trị nhân lực
QTNL
Tuyển dụng nhân lực
TDNL
Cán bộ công chức
CBCC
Quyết định ủy ban nhân dân
QĐ-UBND
Bảo hiểm xã hội
BHXH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ, công chức là gốc
của vấn đề ”. Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta là lực lượng nòng cốt của bộ
máy hành chính nhà nước, đóng vai trò rất quan trọng, cán bộ công chức là
người thực thi chính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của
nhân dân.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,đem đến
cho nước ta nhiều cơ hội mới vươn thị trường kinh tế không chỉ ở khu vực Châu
Á mà còn cả trên toàn thế giới. Từ đó, mang lại cho nước ta rất nhiều cơ hội mới
trong vấn đề phát triển kinh tế, Văn hóa – Xã hội, An ninh – Chính trị. Nhưng
bên cạnh đó cơ hội đó nó cũng đem đến nhiều thách thức mới cho nước ta.Trước
tình hình đó cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà nước, đòi hỏi những
cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, không chỉ ở cấp Trung Ương mà cả
cấp địa phương phải có đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất chính trị vững vàng mới
có thể hoàn thành nhiệm vụ và ghóp phần đưa nước ta vượt qua những thách
thức và khó khăn để có thể tiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Chính vì vậy trong bài báo cáo kiến tập em chọn nghiên cứu về đề tài: “
Công tác tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa
Bình ”. Từ đó, Em muốn đóng góp ý kiến và cách nhìn nhận của mình khi
nghiên công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lạc Sơn chỉ rõ
thực trạng và đua ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên
môn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công tác
tuyển dụng nhân sự của phòng, phát hiện ra những ưu điểm và những mặt còn
tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
1
tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã, giúp cho UBND có được đội ngũ cán bộ
công chức chất lượng cao.
Mục đích nghiên cứu của đề tài trước hết nhằm hoàn thiện công tác tuyển
dụng công chức cấp xã tại phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn. Giúp cơ quan duy trì
và củng cố được nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng lao động phù hợp ,
cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
Hiểu một cách sâu sắc hơn về cơ sở lý luận chung công tác tuyển dụng
đưa ra một số y kiến đóng ghóp và một số giải pháp nhằm thu hút người lao
động về làm việc tại cơ quan tổ chức.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức cơ quan nhà
nước dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hình thức tuyern dụng,
Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã chức tại
huyện Lạc Sơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian từ năm 2010 – 2015
Không gian tại phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
• Phương pháp thu thập thông tin.
• Phương pháp phân tích tổng hợp.
• Phương pháp thống kê.
• Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa về lý luận: đề tài nghiên cứu nhằm hiểu thêm về tầm quan trọng
của việc tuyển dụng công chức cấp xã trong các cơ quan hành chính nhà nước.
2
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà
làm công tác cán bộ hoạch định công tác tuyển dụng công chức cấp xã. Các giải
pháp được đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tuyển dụng công chức cấp xã ở UBND huyện Lạc Sơn nói riêng và các
huyện vùng núi phía bắc nói chung.
7. Kết cấu đề tài
Chương1: Tổng quan về công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Chương2: Thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Chương3: Giải pháp, khuyến nghị về công tác tuyển dụng công chức cấp
xã tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TẠI HUYỆN LẠC SƠN
1.1. Khái quát chung về phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn
Tên cơ quan: Phòng Nội vụ
Địa chỉ : Phố Hữu Nghị - Thị trấn Vụ Bản – Huyện Lạc Sơn – Tỉnh Hòa
Bình
Số điện thoại : 02183861152
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn
Vị trí địa lý:
Huyện Lạc Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình
56km. Nằm trong tọa độ địa lý 20o21' - 20o37' vĩ bắc và 105o21' - 105o kinh đông
- Phía Bắc giáp với huyện Kim Bôi và huyện Cao Phong;- Phía Nam giáp với
huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa);- Phía Đồng giáp huyện Yên Thủy- Phía
tây giáp huyện Yên Thủy.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để đảm bảo các yêu cầu về an ninh
- chính trị, Liên khu III quyết định chia một số xã lớn của huyện Lạc Sơn thành
nhiều xã nhỏ hơn cho phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ khi ấy.
Theo đó, ngày 2-1-1955, xã Thạch Bi được chia thành 9 xã mới: Địch Giáo, Quy
Mỹ, Do Nhân, Tuân Lộ, Phong Phú, Phú Vinh, Mỹ Hoà, Quyết Thắng và Phú Cường.
Ngày 25-8-1956, xã Dân Tiến được chia thành 5 xã mới: Xuất Hoá, Bình
Hẻm, Văn Nghĩa, Yên Phú và Mỹ Thành; xã Đại Đồng được chia thành 4 xã
mới: Liên Hoà, Yên Nghiệp, Đa Phúc và Ân Nghĩa.
Ngày 15-9-1956, xã Quyết Thắng được chia thành 6 xã mới: Ngổ Luông,
Lỗ Sơn, Gia Mô, Phú Lương, Chí Đạo và Định Cư; xã Kiến Thiết được chia thành
5 xã mới: Phúc Tuy, Chí Thiện, Ngọc Mỹ, Văn Sơn và Thượng Cốc; xã Liên Cộng
được chia thành 4 xã mới: Tân Mỹ, Hương Nhượng, Vũ Lâm và Liên Vũ.
4
Ngày 22-1-1957, Uỷ ban hành chính Liên khu III ra quyết định chia xã
Đoàn Kết thành 5 xã mới: Thanh Hối, Đông Lai, Mãn Đức, Tử Nê và Quy Hậu;
xã Mỹ Hoà được chia thành 3 xã mới: Mỹ Hoà, Trung Hoà và Ngòi Hoa; xã Tự
Do được chia thành 3 xã mới: Ngọc Tân, Ngọc Sơn và Tự Do.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của địa phương và thể
theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân địa phương, ngày 15-10-1957, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 480/TTg, tách huyện Lạc Sơn thành hai
huyện mới: Lạc Sơn và Tân Lạc. Hiện nay, huyện Lạc Sơn mới có 29 đơn vị
hành chính, gồm các xã Quý Hoà, Miền Đồi, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Văn Nghĩa,
Văn Sơn, Tân Lập, Nhân Nghĩa, Thượng Cốc, Phú Lương, Phúc Tuy, Xuất Hoá,
Yên Phú, Bình Hẻm, Chí Đạo, Chí Thiện, Bình Cảng, Bình Chân, Định Cư,
Hương Nhượng, Liên Vũ, Ngọc Sơn, Tự Do, Vũ Lâm, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên
Nghiệp, Ngọc Lâu và thị trấn Vụ Bản. Tên gọi Lạc Sơn có từ năm 1887, thuộc
đất động Lạc Thổ (1466), châu Lạc Yên (1836). Trong khoảng 1866 – 1975, Lạc
Sơn là một huyện của tỉnh Hòa Bình, rồi thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (1975 – 1991)
và trở lại tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến nay.
Ở huyện, từ năm 1976 đến năm 1978, thực hiện nhiệm vụ Tổ chức nhà
nước là Phòng Tổ chức chính quyền. Từ năm 1979 đến năm 1980, công tác Tổ
chức chính quyền ở cấp huyện được giao cho Văn phòng UBND huyện đảm
nhận và do đồng chí Ủy viên thư ký trực tiếp chỉ đạo. Đến năm 1981 được tái
lập với tên gọi là Ban Tổ chức-Lao động huyện ( Do tăng nhiệm vụ lao động ).
Năm 1988 đổi tên thành phòng Tổ chức - Lao động - xã hội (do tăng nhiệm vụ
chính sách, xã hội) gọi tắt là Phòng Tổ chức - Xã hội. Đến năm 2004, thực hiện
theo Nghị định số 172/NĐ-CP của Chính phủ, phòng Phòng Tổ chức-Xã hội
được đổi tên là phòng Nội vụ - Lao động-Thương binh và xã hội.
Nhìn chung, trong những năm qua các hoạt động của phòng Tổ chức
chính quyền tỉnh trước đây cũng như Phòng Nội vụ hiện nay đã hòa chung vào
công cuộc đổi mới của đất nước, đơn vị đã thực hiện và hoàn thành các nhiệm
vụ công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính
5
phủ (Nay là Bộ Nội vụ) chỉ đạo và UBND tỉnh giao. Đặc biệt trong những năm
gần đây, thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức, công tác Tổ chức nhà nước có
nhiều vấn đề mới như sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở, thi tuyển và thi nâng ngạch công chức, cải cách hành chính,
thanh tra nội vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước và cán bộ, công
chức chính quyền cơ sở…tập thể cán bộ, công chức đã nỗ lực phấn đấu thực
hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ chung của Phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn
* Vị trí, chức năng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tham mưu,
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ
chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; Văn
thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
tỉnh Hoà Bình.
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được gia.
6
*Về tổ chức bộ máy:
- Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo hướng dẫn của
UBND tỉnh.
- Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm
quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện.
- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp thuộc
UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,
sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành huyện theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm.
- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp.
*Về công tác xây dựng chính quyền
- Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của
UBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh Hoà Bình.
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan chuyên môn, đơn
vị sự nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ huyện
theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
7
và theo phân cấp của UBND huyện.
- Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND các xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được
giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp củaUBND huyện.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tổ chức cua phòng Nội vụ huyện Lạc Sơn
TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG
PHÒNG
Bùi
Bùi Văn
Văn Lích
Lích
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
Bùi Văn Dương
Chuyên viên
Bùi Thị Xuân
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
Bùi Văn Thế Lượng
Kế toán
Bùi Thị phương
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
Bùi Văn Tuấn
Cán bộ
Bùi Trung Dũng
Cán bộ hợp đồng
Bùi Thị Thu Hà
Chuyên viên
Bùi Văn Phượng
VTLT
Bùi Thị Nhận
Cán sự
Bùi văn Panh
Chuyên viên
Bùi Văn Thiên
8
* Đồng chí: Bùi Văn Lích – Trưởng phòng
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện và trước pháp luật vầ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân
công của Ủy ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
- Thực hiện thủ tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã. Giúp Ủy ban cấp huyện trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của
pháp luật.
- Tham mưu cho UBND huyện về xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở.
- Tổng hợp đánh giá phân loại chính quyền cơ sở vững mạnh định kỳ
hàng năm.
- Quản lý hướng dẫn về tổ chức hoạt động của xóm, phố, thôn trong việc
tách nhập. Làm các thủ tục văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
- Giúp UBND cấp huyện trong việc hương dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Công tác thi đua trong cơ quan, thường trực thi đua khen thưởng huyện
- Phụ trách công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
- Thay mặt cơ quan đôi nội đối ngoại.
* Đồng chí Bùi Văn Dương – phó trưởng phòng.
Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện.
- Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện
tiếp nhận đề bạt, luân chuyển điều động các bộ công chức.
9
- Công tác cải cách hành chính công.
- Phụ trách giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức theo
quy định : nâng nghạch, chuyển ngạch, nâng lương, cấp sổ BHXH và giải quyết
các chế độ BHXH cho cán bộ công chức cấp huyện theo quy định.
- Xây dựng và bảo vệ kế hoạch biên chế hành chính sự nghiệp hằng năm,
quản lý đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
- Phụ trách công tác thanh niên.
- Xây dựng và bảo vệ kế hoạch biên chế hành chính sự nghiệp hằng năm
- Theo dõi quản lý cán bộ công chức, viên chức khối huyện theo sự phân
cấp của UBND huyện ( tuyển dụng , điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận, khen
thưởng, kỷ luật..)
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng kế hoạ ch sử dụng biên chế hằng năm của cơ quan, đon vị
thuộc huyện quản lý.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định (tuấn, tháng, quý, 6 tháng, 1
năm) báo cáo UBND huyện và Sở Nội vụ.
* Đồng chí Bùi Thế Lượng – phó trưởng phòng.
- Giúp trưởng phòng tam mưu cho UBND huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của
Đảng,chính sách pháp, phá luật Nhà Nước, phối hợp với các cơ quan chuyên
môn thực hiện nhiệm vụ QLNN về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn.
- Tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện quản lý Nhà Nước về tổ
chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
- Phụ trách công tác văn thư lưu trữ.
10
- Theo dõi mảng Thi đua – khen thưởng của huyện.
- Tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các chính sách khen thưởng
của Đảng và nhà nước.
- Hướng dẫn kiểm tra thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua thực hiện chế
độ chính sách, chế độ đãi ngộ thi đua khen thưởng. Công tác văn thư lưu trữ.
* Đồng chí Quách Anh Tuấn – phó trưởng phòng.
- Giúp trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện.
- Phụ trách công tác xây dựng chính quyền cơ sở, tổng hợp đánh giá phân
loại chính quyền cơ sở hằng năm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức cấp xã
viên chức y tế cơ sơ.
- Quản lý, theo dõi xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách
nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
- Tham mưu cho trưởng phòng trong việc giải quyết các trường hợp tranh
chấp điạ giới hành chính giữa các xã với
các xã thuộc thẩm quyền tham mưu
của phòng cho UBND huyện.
- Giải quyết chế đọ chính sách ( nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch,
nghỉ hưu ) đối với can bộ, công chức cấp xã, viên chức y tế cơ sở.
- Tổng hợp báo cáo hành chính ở địa phương báo cáo UBND cấp huyện
cấp tỉnh.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định ( tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1
năm) báo cáo UBND huyện và Sở Nội vụ.
* Đồng chí Bùi Văn Thiên – chuyên viên.
- Giúp lãnh đạo phòng tham mưu cho UBND huyện.
- Xây dựng kế hoạch hằng năm về quản lý công tác tôn giáo trên địa bàn
huyện. Giúp lãnh đạo tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn chỉ đạo tuyên
11
truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo trên
địa bàn.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc tổ chức thực
hiện các vẫn đề về tôn giáo trên địa bàn huyện.
- Thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức
phi chính phủ trên địa bàn.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định (tuần, tháng, quý , 6 tháng, 1
năm) báo cáo UBND huyện và Sở Nội vụ.
* Đồng chí Bùi Thị Phương – kế toán.
- Quản lý tài chính, tài sản của phòng Nội vụ theo qui định của Pháp luật.
- Tham mưu cho chủ tài khoản trong việc quản lý các nguồn kinh phí theo
đúng nguyên tắc pháp lệnh kế toán thống kê.
- Thực hiện đúng nguyên tắc trong việc thu chi, tài chính, quyết toán tài
chính theo quy định. Sổ sách ghi chép theo dõi đầy đủ kịp thời.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và thu chi tài chính.
- Quản lý máy vi tính trang bị cho kế toán.
- Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo phòng trình UBND huyện tổ chức các
phong trào thi đua. Triển khai thực hiện chính sách thi đua khên thưởng của
Đảng và nhà nước theo đúng quy định.
- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thi đua khen
thưởng trên địa bàn huyện.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định ( tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1
năm) bao cáo UBND huyện và Sở Nội vụ.
* Đồng chí Bùi Thị Xuân – chuyên viên.
- Giúp lãnh đạo phòng tham mưu cho UBND huyện.
- Quản lý cán bộ công chức, viên chức khối huyện theo phân cấp.
12
- Thực hiện việc giải quyết chế đọ chính sách đối với cán bộ công chức
theo quy định: nâng ngạch, nâng lương, giải quyết các chế độ BHXH cho cán bộ
công chức, viên chức theo quy định.
* Đồng chí Bùi Văn Panh – cán sự
-Tham mưu công tác thi đua khen thưởng và thực hiện nhiệm vụ khác khi
lãnh đạo phòng phân công.
* Đồng chí Bùi Trung Dũng – cán bộ.
Giúp việc cho cơ quan các công việc cụ thể sau:
- Theo dõi, quản lý cán bộ, công chức khối xã theo phân cấp.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức.
- Công tác thanh niên.
- Thủ quỹ cơ quan.
- Tổng hợp báo cáo định kì theo quy định ( tuần, tháng, 6 tháng, 1 năm)
báo cáo UBND huyện và Sở Nội vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phòng phân công.
* Đồng chí Bùi Thị Hà – cán bộ.
-Giúp việc trực tiếp cho bộ phận thi đua khên thưởng và các công việc
khác khi được lãnh đạo phân công.
* Đồng chí Bùi Thị Nhận – cán bộ.
- Giúp việc cho cơ quan quản lý về công tác văn thư, lưu trữ và hướng
dẫn các đơn vị thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định.
- Phụ trách quản lý kho lưu trữ và phục vụ độc giả đến nghiên cứu tra tìm
tài liệu.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác văn thư,
13
lưu trữ trên địa bàn huyện.
- Phụ trách máy phô tô coppy, công tác văn thư của cơ quan và làm các
công việc khác khi được lãnh đạo phân công.
1.1.4. Khái quát các hoạt động của công tác QTNL của phòng Nội vụ huyện
Lạc Sơn.
Công tác hoạch định nhân lực đánh giá nhu cầu của phòng về nguồn nhân
lực, phù hợp với mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của phòng và xây dựng
giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Phân tích, thiết kế công việc xem xét khảo
sát những nhiệm vụ và những hành vi liên quan đến công việc tuyển dụng, công
tác thi đua khen thưởng. Công tác bố trí sắp xếp nhân lực luôn linh động trong
việc thuyên chuyển đề bạt cán bộ, cho nghỉ hưu theo đúng quy định của pháp
luật. Chú trọng về công tác đào tạo và phát triển, đưa ra các chương trình phức
lợi cho cán bộ công chức (bảo hiểm xã hội bảo hiểm nhân thọ, trợ cấp đi lại).
1.2. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lạc
Sơn
1.2.1 Các khái niệm
* QTNL bao gồm việc hoạch định, kế hoạch chỉ huy và kiểm soát các
hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người đạt được mục tiêu của
tổ chức. Là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và
cun cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của.
* Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực vì với bất
kỳ tổ chức nào, để có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốt trình độ
chuyên môn của bản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng. Tuyển dụng
giúp nhà quản lý lựa chọn được người lao động phù hợp với từng vị trí công
việc trong tổ chức, tuyển đúng người làm đúng việc và xẽ đem lại hiệu quả làm
việc cao trong tổ chức.
Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theo
một cách khác: tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người có
14
đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước. Tùy
theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn điều
kiện, hình thức tuyển dụng có khác nhau. Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do đó cần phải tuân thủ
những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội
dung thi tuyển.
Tuyển dụng gồm hai quá trình: tuyển mộ và tuyển chọn.
* Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực
lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức
phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm
đật được các mục tiêu của tổ chứ.
Bước 1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ:
- Lập kế hoạch tuyển mộ.
- Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ.
- Xác định nơi tuyể mộ và thời gian tuyển mộ.
Bước 2. Tìm kiếm người xin việc
Bước 3. Đánh giá quá trình tuyển mộ
Bước 4. Các giải pháp thay cho quá trình tuyển mộ
* Tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên nhiều khía
cạnh khác nhau dựa vào các yếu tố của công việc, để tìm ra những người phù
hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút trong quá trình tuyển
mộ.
Quá trình tuyển chọn gồm các bước sau:
Bước 1. Tiếp đón ban đầy và phỏng vẫn sơ bộ
Bước 2. Sàng lọc qua đơn xin việc
Bước 3. Các câu trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn
15
Bước 4. Phỏng vấn tuyển chọn
Bước 5. Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên
Bước 6. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Bước 7. Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn
Bước 8. Tham quan công việc
Ra quyết đinh tuyển chọn (tuyển dụng) Công chức xã, phường, thị trấn
(xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã) làm công tác chuyên môn
thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực
công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã giao.
Theo Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 – kỳ họp thứ 4 số
22/2008/QH12 ngày 03/11/2008:
* Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, ở huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
* Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương , cấp tỉnh, cấp huyện.
1.2.2 Vai trò của tuyển dụng nhân lực
Vai trò của TDNL đối với xã hội
Đối với xã hội hoạt động TDNL giúp xã hội sử dụng hợp lý tối đa hóa
nguồn nhân lực, đem lại lợi ích cho tổ chức , thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh
mẽ.
Bên cạnh đó TDNL sẽ giúp giải quyết được vấn đề việc làm trong xã hội,
tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, đồng
16
thời nhờ có việc làm đời sống của người dân sẽ được cải thiện hơn rất
nhiều.TDNL sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh.
Vai trò của TDNL đối với tổ chức
Đối với tổ chức, TDNL được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi
của bất kỳ tổ chức nào bởi vì mọi hoạt động là do con người thực hiện và con
người chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu của tổ chức khi đáp ứng được nhu
cầu công việc.
TDNL cũng sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản
trị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bố trí, tạo động lực, thù
lao lao động, kỷ luật lao động...
Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với công chức
Đối với tổ chức tuyển dụng nhân lực giúp họ có thể lựa chọn công việc
phù hợp với trình độ chuyên môn của mình. Họ có cơ hội được thăng tiến khẳng
định vị trí và khả năng của họ. thông qua tuyển dụng họ được đánh giá đúng
năng lực chuyên môn
17
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP
XÃ HUYỆN LẠC SƠN
2.1 Thực trang công tác tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Lạc
Sơn
2.1.1. Điêu kiện tuyển dụng
Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về
công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Nghị định số
112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể sau.
Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô
thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây
dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa
- xã hội:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu
nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa
bàn công tác.
- Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an
xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng
phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng
khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một
18
số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của
Nhà nước.
- Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên.
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của
ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được
đảm nhiệm.
- Có phẩm chất chính tri đạo đức tốt.
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
- Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
- Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc
thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân
tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác được phân công.
- Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý
hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương
trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.
Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển trên, chức danh Trưởng Công an và
Chỉ huy trưởng BCHQS cấp xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Chức danh Trưởng Công an: Có trình độ Trung cấp chuyên môn, nghiệp
vụ ngành Công an trở lên; Chức danh Chỉ huy trưởng BCHQS: Có trình độ
Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở và tương đương trở lên;
- Có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an nhân dân và lực
lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực
hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn
19
xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài
sản của Nhà nước.
2.1.2 Căn cứ tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu
chuẩn chức danh và số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh được Ủy
ban nhân dân tỉnh giao.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng
công chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo Ủy ban nhân dân
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng
theo quy định.
Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã phải nêu rõ số lượng chức danh
công chức cấp xã được giao, số lượng công chức hiện có và số lượng công chức
còn thiếu so với số được giao theo từng chức danh, điều kiện đăng ký dự tuyển
theo từng chức danh công chức cấp xã.
2.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng
- Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
- Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người
dân tộc thiểu số.
2.1.4. Nguồn và phương pháp tuyển dụng
Nguồn tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã ở huyện Lạc Sơn gồm hhia
nguôn nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài UBND. Nguồn nội bộ là tuyển dụng
chính lao động trong Ủy ban cho các vị trí công việc khác nhau, bằng sự luân
chuyển cán bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác. Nguồn bên ngoài là nguồn lao
động thị trường tham gia ứng cử vào vị trí công việ cần tuyển dụng.
* Nguồn nội bộ:
20
Khi phát sinh nhu cầu nhân sự UBND báo cáo lên UBND huyện (trực tiếp
giải quyết là phòng Nội vụ) cán bộ của phòng xác định nhu cầu nhân sự và lên
kế hoạch tuyển dụng. Kế hoạch này được phòng Nôi vụ trình lên Chủ tịch
UBND phê duyệt.
Khi phát sinh nhu cầu luân chuyển nhân sự từ bộ phận này sang bộ phận
khác, từ vị trí này sang vị trú khác, cán bộ nhân sự xẽ lựa chọn nguồn nội bộ.
Các phương pháp được áp dụng là phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu
của cán bộ và thông qua thông báo cụ thể.
Phương pháp đầu tiên là qua sự giới thiệu, qua sự đề bạt của chính cán bộ
công chức trong UBND. Cán bộ tuyển dụng xẽ có được danh sách các ứng viên
có tiêu chuẩn sát với thực tế và yêu cầu công việc
Phương pháp thứ hai là qua thông báo, đăng thông báo nói về vị trí công
việc yêu cầu trình độ chuyên môn.
Trong quá trình thực hiện công tác quản trin nhân sự, đặc biệt thực hiện
nội dung tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã, cán bộ nhân sự và trưởng phòng
Nôi vụ đã thấy rõ những ưu điểm của nguồn tuyển dụng nội bộ. Tiết kiệm chi
phí tạo cơ hội cho cán bộ công chức cơ hội thăng tiến thể hiện được hết năng lực
của họ.
* Nguồn bên ngoài:
Cơ cấu nhân sự đng không ổn đinh sự thiếu hụt quá nhiều nhân lực, sự
luân chuyển xẽ gây nên sáo trộn cơ cấu của lao động UBND xã. Cán bộ tuyển
dụng còn nhận thấy rõ không phải lúc nào việc luân chuyển cũng đáp ứng được
nhu cầu đặt ra, đôi khi bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của cán bộ nhân viên .
Thông báo tuyển dụng qua internet đài phát thanh địa phương. Phương
pháp này giúp thông báo tuyển dụng nhanh chóng đến các ứng viên.
2.1.5. Phương thức tuyển dụng
Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô
thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây
21
dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa
- xã hội: thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển.
Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
Thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2010/ND-CP.
Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã
thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã.
* Thi tuyển:
Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài thời gian 120 phút về hệ thống chính
trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý
hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước về ngành, lĩnh vực tương ứng với chức danh công chức cần tuyển
dụng.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài thời gian 120 phút và thi
trắc nghiệm 01 bài thời gian 30 phút về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu
của chức danh công chức cần tuyển dụng.
Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời
gian 30 phút theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.
Người đăng ký dự tuyển công chức cấp xã nếu có bằng tốt nghiệp từ
trung cấp chuyên nghành công nghệ thông tin thì được miễn thi môn tin học văn
phòng.
Hội đồng tuyển dụng:
Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Phó chủ tịch là Trưởng Phòng Nội vụ.
- Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc Phòng Nội vụ.
22