Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

skkn định hướng phát triển năng lực lịch sử cho học sinh lớp 8 khi dạy chương III châu á thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 38 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Định hướng phát triển năng lực lịch sử cho học sinh lớp 8 khi dạy chương
III: Châu Á thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XX”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Lịch sử
3. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Vân
- Nữ
Sinh ngày: 15 tháng 12 năm 1982
Trình độ chuyên môn: ĐH Sử
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Ninh Hải
Điện thoại: 01687961226
4. Đồng tác giả:
Họ và tên: Hà Thị Tú
- Nữ
Sinh ngày: 17 tháng 07 năm 1962
Trình độ chuyên môn: ĐH Sử
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng Trường THCS Ninh Hải
Điện thoại: 0982845228
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Vân; Hà Thị Tú
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

Trường THCS Ninh Hải

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên phải tâm huyết, say mê với nghề, nắm vững và vận dụng tốt các
phương pháp trong dạy – học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
- Giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo cho việc dạy học và biết ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đầy đủ: bản


đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng...
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Trong năm học 2014-2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Phạm Thị Vân
Hà Thị Tú

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trong đợt tập huấn hè 2014, Bộ giáo dục đào tạo đã triển khai nội dung
mới là “ Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh” ở môn lịch sử. Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS,
tôi thấy việc dạy- học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh chưa
mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “ Định hướng
phát triển năng lực lịch sử cho học sinh lớp 8 khi dạy chương III: Châu Á
thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.
Trong năm học 2014- 2015 tôi đã thực hiện việc dạy học theo định hướng
phát triển năng lực lịch sử cho học sinh ở các khối lớp được phân công, đặc biệt
chú trọng vào khối lớp 8 khi dạy Chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ
XX. Khi thực hiện sáng kiến này, tôi đã được nhà trường tạo mọi điều kiện tốt
nhất về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại. Bản thân lại hăng
say, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và nắm vững các phương pháp dạy học lịch
sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bạn bè đồng nghiệp tích cực
dự giờ, tham gia đóng góp ý kiến đánh giá kết quả thực thi của sáng kiến. Học
sinh nâng cao ý thức học tập bộ môn, chất lượng môn học nâng lên rõ rệt.

Sáng kiến đã nêu rõ các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần hình
thành cho học sinh ở môn Lịch sử. Đặc biệt sáng kiến đi sâu nghiên cứu biện
pháp để hình thành năng lực chuyên biệt cho học sinh khi dạy chương III lịch
sử lớp 8. Đó là các năng lực: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử;
năng lực thực hành bộ môn lịch sử; năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học
lịch sử từ những sự kiện, vấn đề, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực vận
dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt
ra. Sáng kiến có những sáng tạo trong việc hình thành các năng lực cho học
sinh: giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động
học tập và có sự kết hợp đa dạng các phương pháp, hình thức dạy học lịch sử.
Đây là một nội dung mới trong dạy học hiện nay nhằm phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức

2


vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập
cho các em và nâng cao chất lượng môn học lịch sử hiện nay.
Sáng kiến đã mang lại ý nghĩa thiết thực trong dạy học chương III: Châu
Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX( Lịch sử lớp 8). Điều này được thể hiện rất rõ
qua việc so sánh, đối chiếu trước và sau khi áp dụng sáng kiến. Tâm lí học sinh đã
thay đổi, các em không còn sợ học, ngại học lịch sử như trước mà đã tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập bộ môn. Đồng thời hình thành được những năng
lực cần thiết cho học sinh. Các em không chỉ biết, hiểu mà còn có khả năng vận
dụng kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn. Đặc biệt khi dạy bài 11, 12 ở chương
III lịch sử lớp 8, tôi cho học sinh liên hệ đến vấn đề biển đảo hiện nay đã phát huy
được tư duy, sáng tạo của các em trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn.
Ngoài ra, chất lượng môn học cũng được nâng lên. Điều này được thể hiện rõ qua
kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng sáng kiến với kết quả khảo
sát trước khi áp dụng sáng kiến trong tực tiễn. Tỉ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi tăng

lên và tỉ lệ học sinh đạt loại trung bình, loại yếu giảm đi đáng kể.
Với phần lí luận về các năng lực chuyên biệt cần hình thành cho học sinh
trong môn Lịch sử và biện pháp hình thành năng lực đó của sáng kiến sẽ giúp
giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào dạy học lịch sử hiện nay ở cấp Trung
học cơ sở. Không chỉ vậy, sáng kiến còn khẳng định được giá trị to lớn hơn
vượt giới hạn của bộ môn bởi nó rất thiết thực hiệu quả, có thể vận dụng trong
nhiều môn khoa học xã hội khác như: Văn, Địa, Giáo dục công dân.
Để sáng kiến được nhân rộng hơn, các cấp quản lí giáo dục cần tổ chức
có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề theo mô hình liên trường, cấp huyện
để giáo viên có điều kiện kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh; tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử, mua sắm trang
thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính... để giáo viên dễ dàng tổ
chức các hoạt động dạy học một cách hiệu quả nhất.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong hè năm 2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các Sở giáo dục,
Phòng giáo dục đào tạo tổ chức tập huấn nội dung “ Dạy học và kiểm tra đánh
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” ở các môn
học nói chung và môn Lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS, tôi thấy việc dạy học
Lịch sử vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Lịch
sử ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ
kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn cho học sinh chưa thực sự được quan tâm. Số giáo viên thường
xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng

như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng
tạo của học sinh chưa nhiều. Đa số học sinh sợ học và ngại học môn Lịch sử.
Xuất phát từ hoàn cảnh trên, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “ Định
hướng phát triển năng lực lịch sử cho học sinh lớp 8 khi dạy chương III:
Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ” nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
và nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục
đã được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản dưới đây:
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711 ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ : " Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học ».
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo xác định " Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học ».
Những quan điểm nêu trên đã tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi
4


cho việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định
hướng năng lực của người học. Dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh được thể hiện ở chỗ, học sinh được hình thành và phát triển các
năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn Lịch sử.
3. Thực trạng của việc dạy- học lịch sử hiện nay
Cho đến nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và
đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được tiến hành ở bậc THCS
xong còn chậm, chưa mang lại hiệu quả cao, chưa chú ý hình thành các năng
lực cần thiết cho học sinh.

Qua điều tra thực tế, tôi thấy số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng
tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy- học cũng như sử dụng các
phương pháp dạy- học phát huy năng lực học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn
nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng
giải quyết các tình huống thực tiễn chưa thực sự được quan tâm. Trong dạy học
lịch sử hiện nay, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn, chưa tìm được cho mình
những biện pháp thích hợp để hình thành và phát triển năng lực học sinh.
Về phía học sinh, đa số các em không thích học và sợ học lịch sử. Nhiều
em còn “mơ hồ” về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Những sự kiện quan
trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, nhiều học sinh không biết và
không hiểu. Các em còn thiếu các kỹ năng cơ bản của bộ môn và năng lực vận
dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt
ra là rất yếu. Chất lượng môn học lịch sử còn thấp. Điều này được thể hiện rất
rõ khi tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 8 qua bài kiểm tra 15 phút
vào đầu năm học trước khi áp dụng sáng kiến. Kết quả khảo sát như sau:
Khối Số HS

Giỏi

Khá

Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
8
60
8
13,3
19
31,7
27
45
6
10
Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS, trực tiếp tham gia

giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 8, tôi luôn suy nghĩ và tự xác định cho
mình làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy
được năng lực của học sinh trong môn lịch sử nói chung và chương III lịch sử
5


lớp 8 nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môn học. Vì vậy, tôi
mạnh dạn trình bày sáng kiến “ Định hướng phát triển năng lực lịch sử cho
học sinh lớp 8 khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ”.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Khái niệm năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
4.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình
huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống.
Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Các năng lực

chung cùng với năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc
giáo dục và dạy học.
4.1.2 Năng lực chung
Là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc
bình thường trong xã hội.
Năng lực chung được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan
đến nhiều môn học. Có 9 năng lực chung như sau:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo( Năng lực tư duy)
- Năng lực quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, hội nhập
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
4.1.3 Năng lực chuyên biệt
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt.
6


Năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử được hình thành trên cơ sở những
năng lực chung, kết hợp với đặc thù môn Lịch sử và chương trình giáo dục phổ
thông.
Năng lực chuyên biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn
Lịch sử ở cấp THCS là:
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn.
- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động giữa các

sự kiện lịch sử với nhau.
- Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa.
- Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện
tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra.
4.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định
hướng kết quả đầu ra là xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay. Dạy học theo
định hướng phát triển năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là
chủ thể có nghĩa là:
Về phương pháp: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗ trợ HS tự lực và
tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao
tiếp. Chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp dạy học tích cực, các
phương pháp dạy học thực nghiệm thực hành…
Hình thức dạy học: Tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Kết quả HS với vai trò chủ thể đạt được là các chuẩn kiến thức, kĩ năng
của chương trình đã được Bộ giáo dục quy định, trong đó chú trọng đến khả
năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và kết quả này
có tính đến sự tiến bộ, thái độ trong quá trình học tập. Nói một cách khác kết
7


quả học tập của học sinh đạt được là “bốn H”: Học để biết- Học để làm- Học để
cùng chung sống và học để tự khẳng định.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý về hoạt động
trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình
huống của cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn

và nâng cao hứng thú cho người học.
4.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành khi dạy
Chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX.
4.2.1. Kiến thức:
*HS biết:
- Nêu được sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ.
- Kể tên được các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
- Trình bày được sự xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc.
- Nêu được diễn biến của cách mạng Tân Hợi (1911).
- Trình bày được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
*HS hiểu:
- Giải thích vì sao nhân dân Ấn Độ nổi dậy chống lại thực dân Anh.
- Giải thích được vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc.
* HS vận dụng:
- Nhận xét được chính sách cai trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối
với Ấn Độ.
- Lập được niên biểu về phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX; bảng niên biểu về phong trào đấu của
nhân dân Trung Quốc, các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
tranh XX.
- Liên hệ với vấn đề biển Đông hiện nay; Trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay,Việt Nam học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
4.2.2. Kỹ năng:
8


- Khai th¸c néi dung vµ sö dông kªnh h×nh trong SGK.
- X¸c ®Þnh vÞ trÝ níc Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á

trªn bản ®å.
- Kỹ năng lập bảng niên biểu.
- Kĩ năng phân tích, nhận xét các sự kiện, đánh giá nhân vật lịch sử.
4.2.3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù với sự thống trị dã man của chủ
nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa.
- Khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, các nước Đông Nam
Á trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc.
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị với các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
- Nhận thức rõ vai trò của cải cách tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
4.2.4 Bảng mô tả:
- Trong dạy học lịch sử để giáo viên xác định đúng mục tiêu bài học và kiểm
tra đánh giá theo các cấp độ tư duy thì cần chú ý tới các từ khóa tương ứng với
các cấp độ tư duy như sau:
+ Nhận biết: Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết...
+ Thông hiểu: Với các động từ: hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì
sao, hãy lí giải, khái quát...
+ Vận dụng thấp: Với các động từ: xác định, khám phá, dự đoán, vẽ sơ đồ, lập
niên biểu, phân biệt, chứng minh...
+ Vận dụng cao: Với các động từ: bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài
học lịch sử, liên hệ thực tiễn...
Việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng rất quan trọng, giúp giáo viên có
định hướng trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu bài học cũng như
hình thành được các năng lực cho học sinh. Tuy nhiên tùy theo đối tượng học
sinh mà giáo viên có sự nâng chuẩn sao cho phù hợp.
Khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ( Lịch sử 8), tôi
đã xây dựng bảng mô tả như sau:
9



Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

cần đạt)
cần đạt)
cần đạt)
1. Ấn - Nêu được sự Giải thích vì sao - Nhận xét được

cần đạt)

Độ thế xâm lược và nhân dân Ấn Độ chính sách cai
kỉ


chính

sách nổi dậy chống trị của thực dân

XVIII thống trị của lại

thực

dân Anh và hậu quả

- đầu Anh đối với Ấn Anh.

của nó đối với

thế kỉ Độ.

Ấn Độ.

XX.

- Kể tên được

- Lập được niên

các cuộc đấu

biểu về phong

tranh của nhân


trào chống thực

dân

dân

Ấn

chống

Độ
thực

Anh

của

nhân dân Ấn Độ

dân Anh.

từ giữa thế kỉ
XIX đến đầu

2.

-

Trình


bày -

Giải

thế kỉ XX.
thích - Lập được niên

Trung được sự xâm được vì sao các biểu các cuộc
Quốc

lược của các nước đế quốc đấu tranh của

giữa

nước đế quốc tranh nhau xâu nhân dân Trung

thế kỉ đối với Trung xé Trung Quốc.

Quốc từ cuối

XIX - Quốc.

thế kỉ XIX đến

đầu

-

Nêu


được

năm 1911.

thế kỉ diễn biến của

- Nhận xét được

XX.

điểm tích cực và

cách

mạng

Tân

Hợi

hạn

(1911).
3. Các nước

Trình

chế

của


Cách mạng Tân
bày -

Giải

Hợi (1911).
thích - Lập được niên -

được quá trình được vì sao khu biểu
10

về

Nhận

xét

các được đặc điểm


Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp


Vận dụng cao

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

Đông

cần đạt)
cần đạt)
cần đạt)
cần đạt)
xâm lược của vực Đông Nam cuộc đấu tranh chung
của

Nam

chủ nghĩa thực Á trở thành đối giải phóng dân phong trào giải

Á cuối dân ở Đông tượng xâm lược tộc

của

nhân phóng dân tộc

thế kỉ Nam Á.


của các nước tư dân Đông Nam ở Đông Nam

XIX -

bản

đầu

Tây.

thế kỉ

-

XX.

được

Trình

phương Á cuối thế kỉ Á.
XIX - đầu thế kỉ

Giải

- Liên hệ được

sao


với bối cảnh

phong trào đấu

hiện nay, khi

tranh giải phóng

Trung

dân tộc của các

đang

nước Đông Nam

mưu và hành

Á đều thất bại.

động

xâm

chiếm

Biển

-


Nhật

được nội dung được

Bản

và ý nghĩa của Thiên

giữa

cuộc Duy tân Minh Trị thực thế kỉ XX Nhật hoàng
Trị

Giải


Quốc


âm

Đông.
thích - Chứng minh - Suy nghĩ về

4.

thế kỉ Minh

bày -




thích XX.

sao được vào cuối chính sách cải
hoàng thế kỉ XIX - đầu cách của Thiên

ở hiện cải cách.

Bản chuyển sang Trị.

XIX - Nhật Bản cuối

giai đoạn đế quốc -

đầu

chủ nghĩa.

thế kỉ XIX -

Minh

Đánh

giá

được công lao

thế kỉ đầu thế kỉ XX.


của

Thiên

XX.

hoàng

Minh

Trị.
- Liên hệ với
công cuộc xây
dựng và bảo vệ
11


Nội
dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

(Mô tả mức độ


(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

(Mô tả mức độ

cần đạt)

cần đạt)

cần đạt)

cần đạt)
Tổ quốc hiện
nay của nước
ta.

* Định hướng năng lực cần hình thành cho học sinh:
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, tư
duy.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày được sự xâm lược và
chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ; Kể tên được các cuộc đấu tranh của
nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh; Trình bày được sự xâm lược của các
nước đế quốc đối với Trung Quốc; Nêu được diễn biến của cách mạng Tân Hợi
(1911); Trình bày được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
Trình bày được nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Xác định được vị trí của Trung

Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á trên bản đồ châu Á; Lập
được niên biểu về phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ, Trung
Quốc và các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX;
+ Năng lực nhận xét, đánh giá về vấn đề, nhân vật lịch sử: Nhận xét các
phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam
Á; đánh giá được công lao của Thiên hoàng Minh Trị.
+ Năng lực vận dụng, liên hệ thực tiễn: liên hệ với vấn đề Biển Đông hiện
nay: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam học tập
được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
4.3. Biện pháp hình thành và phát triển một số năng lực cho học sinh khi
dạy chương III- Lịch sử 8.

12


Có rất nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử, ở
sáng kiến này tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số năng lực chuyên biệt cần được hình
thành và phát triển cho học sinh khi dạy học chương III - Lịch sử lớp 8.
Để biết được các biện pháp hình thành năng lực, trước hết mỗi giáo viên
cần hiểu được mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng, thái độ. Một
năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người
học vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế. Kiến thức là
cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người học tìm được các giải pháp
tối ưu để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Việc hình thành và rèn luyện năng lực
được diễn ra theo hình xoáy trôn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử
dụng để kiến tạo kiến thức mới, kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành
những năng lực mới.
Kỹ năng là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến
thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó. Kiến thức, kỹ năng
là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một hoạt động, lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng thì chưa chắc đã được coi là có năng
lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng
với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ.
4.3.1. Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
Là khả năng của học sinh tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc.
Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của học sinh được thể
hiện dưới hình thức ngôn ngữ nói và viết. Trong dạy- học lịch sử hiện nay,
nhiều giáo viên còn coi nhẹ việc hình thành năng lực này cho học sinh. Để hình
thành được năng lực này cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
Thứ nhất, học sinh phải nắm vững các sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch
sử.
Thứ hai, ngôn ngữ trình bày trong sáng, gãy gọn, dùng từ chính xác và bằng
ngôn ngữ của mình.
Thứ ba, có thể kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo.
13


Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Do đó giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em, động viên các em tự tin,
bình tĩnh trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc.
Ví dụ:
Ở bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, khi tìm hiểu phần II:
Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, giáo viên đặt câu hỏi:
? Trình bày quá trình xâm lược và bành trướng của Nhật Bản cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX?
Để hình thành năng lực tái hiện lịch sử cho học sinh, giáo viên chiếu lược
đồ H.49 và hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp với phần kênh chữ ở
sách giáo khoa trang 69 để tìm hiểu về quá trình xâm lược của Nhật Bản.

Hình 49. Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

Giáo viên có câu hỏi gợi ý cho học sinh:
Kể tên các vùng đất mà Nhật chiếm được qua các năm? Việc đó nói lên điều
gì? Đối tượng xâm lược chính của Nhật Bản là nước nào? Tại sao?
Học sinh có thời gian 2 phút để chuẩn bị. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh
lên bảng trình bày chỉ trên lược đồ để thấy được quá trình bành trướng của giới
cầm quyền Nhật Bản.
Sau khi học sinh trình bày xong, HS khác nhận xét sau đó giáo viên sẽ nhận
xét và có thể cho điểm miệng đối với học sinh trình bày tốt. Với những học
14


sinh trình bày chưa tốt, giáo viên động viên rút kinh nghiệm cho các em về
cách dùng từ, cách chỉ trên lược đồ. Với cách làm như vậy, giáo viên sẽ hình
thành năng lực tái hiện lịch sử cho học sinh, giúp các em tự tin để trình bày tốt
vấn đề lịch sử.
4.3.2. Năng lực thực hành bộ môn lịch sử
Năng lực này được thể hiện ở chỗ học sinh biết quan sát, đọc, khai thác nội
dung lịch sử thông qua bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... Các em còn biết lập niên
biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các phong bảng
trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thành tựu về kinh tế, văn hóa...
Qua dự giờ, tôi thấy nhiều giáo viên chưa chú ý đến năng lực thực hành
bộ môn cho học sinh. Do đó, kỹ năng chỉ bản đồ, lược đồ và trình bày diễn biến
trên lược đồ của học sinh rất yếu. Một số giáo viên chưa chú ý đến việc khai
thác kiến thức lịch sử từ lược đồ, tranh ảnh mà chỉ dùng để minh họa cho bài
giảng. Trong khi đó, bản đồ, lược đồ và tranh ảnh là một kênh thông tin cần
thiết, trực quan để cung cấp kiến thức cho học sinh giúp các em dễ nhận biết và
nhớ lâu kiến thức lịch sử.
* Hình thành cho học sinh năng lực quan sát, đọc và trình bày diễn biến
trên bản đồ, lược đồ và biết khai thác nội dung cần thiết thông qua bản đồ,
lược đồ, giáo viên cần chú ý:

- Thứ nhất, giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết tên của bản đồ, lược đồ.
- Thứ hai, hướng dẫn học sinh đọc bản chú giải để hiểu rõ nội dung các kí
hiệu thể hiện trên bản đồ, lược đồ.
- Thứ ba, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung các sự kiện lịch
sử, kiến thức lịch sử được diễn đạt bằng ngôn ngữ bản đồ, từ đó rút ra những
kết luận cần thiết.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đứng ở bên phải bản đồ, lược đồ, tay phải
dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác. Đối với việc trình bày diễn biến
một trận đánh trên bản đồ hay lược đồ, giáo viên còn hướng dẫn học sinh kết
hợp với phần kênh chữ trong sách giáo khoa để tường thuật được đầy đủ hơn.

15


Ví dụ 1: Khi dạy bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX cho học
sinh tìm hiểu nội dung phần I Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ, tôi đã
tiến hành như sau:
Để tìm hiểu “ Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc”,
tôi sử dụng bản đồ châu Á, hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu học sinh lên xác
định vị trí, giới hạn của Trung Quốc trên bản đồ.

Bản đồ các nước châu Á.
Từ việc quan sát và xác định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ, học sinh sẽ
thấy được Trung Quốc là một nước có diện tích rộng lớn, đông dân, giàu tài
nguyên. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân để các nước đế quốc
tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc. Tiếp theo, tôi hướng dẫn học sinh quan sát
Lược đồ Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ.

16



Mãn Châu

Mông Cổ

Bắc Kinh
Sơn Đông

Sông Dương Tử
Quảng Tây

Phúc Kiến
Quảng Đông

:Anh

: Pháp

: Đức

: Nhật

: Nga- Nhật

Sau đó yêu cầu học sinh lên xác định trên lược đồ những khu vực của Trung
Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm. Ngoài ra còn kết hợp cho học sinh quan
sát Hình 42- Các nước đế quốc xâu xé “ cái bánh ngọt” Trung Quốc.

Hình 42. Các nước đế quốc xâu xé “ cái bánh ngọt” Trung Quốc
17



Giáo viên giới thiệu vài nét về nội dung thể hiện qua bức tranh như cái
bánh, dòng chữ, chân dung các nhân vật xung quanh... rồi có những câu hỏi gợi
mở. Qua đó học sinh hiểu được Trung Quốc được ví như một chiếc bánh ngọt
để các nước đế quốc mỗi tên chiếm một phần. Kể từ trái qua phải là Hoàng đế
Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng
Anh.
Với việc làm này, giáo viên đã hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng
chỉ lược đồ và biết khai thác nội dung lịch sử thông qua lược đồ, tranh ảnh.
Ví dụ 2: Dạy bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Giáo viên cũng cho học sinh quan sát bản đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ
XIX rồi chú thích cho học sinh biết các kí hiệu trên lược đồ. Sau đó giáo viên
hướng dẫn học sinh kết hợp phần kênh chữ trong sách giáo khoa với việc quan
sát lựơc đồ trả lời câu hỏi: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng
xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Bản đồ khu vực Đông Nam Á
Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày trên bản đồ. Học sinh sẽ thấy được
khu vực Đông Nam Á rộng lớn đông dân, gồm 10 nước trên lục địa và hải đảo

18


( HS chỉ tên từng nước trên lược đồ). Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan
trọng: nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với
Thái Bình Dương. Ngoài ra giáo viên hướng dẫn HS kết hợp với phần kênh chữ
trong sách giáo khoa (trang 63) HS cũng thấy được đây là khu vực giàu tài
nguyên: lúa gạo, hương liệu, động vật, khoáng sản...Các dân tộc có nền văn hóa
rực rỡ, chế độ phong kiến suy yếu.Vì vậy khu vực Đông Nam Á sớm trở thành

đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
* Hình thành năng lực lập bảng niên biểu cho học sinh:
Bảng niên biểu là hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian,
đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều
nước trong một thời kì.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lập bảng niên biểu như sau: Đối với
bảng niên biểu tổng hợp: liệt kê những những thành tựu trên các lĩnh vực trong
một thời gian hay nhiều thời gian, giáo viên hướng dẫn học sinh lập theo mẫu
sau:
Thời gian

Thành tựu về các lĩnh vực
Quân sự
Chính trị
Văn hóa

Kinh tế

Đối với việc lập bảng niên biểu chuyên đề đi sâu tìm hiểu một vấn đề quan
trọng của một thời kì lịch sử nhất định( cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các
chiến dịch...), giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ ghi những sự kiện cơ bản.
Thời gian

Những sự kiện quan trọng

Hoặc khi tìm hiểu về các phong trào giải phóng dân tộc của một nước trong
những thời điểm khác nhau, giáo viên có thể hướng dẫn HS lập theo mẫu sau:
Thời gian

Tên phong trào


Lãnh đạo

Khi lập bảng niên biểu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh liệt kê những
sự kiện hoặc những thành tựu nổi bật. Đồng thời kẻ bảng khoa học, ghi ngắn
gọn tránh trình bày dài dòng.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc,
Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng niên
19


biểu về các phong trào đó để các em dễ nhớ kiến thức và rèn kỹ năng của bộ
môn.
Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (gồm 6 đến 8 học sinh) về
việc lập bảng niên biểu các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á
vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Học sinh các nhóm sẽ thảo luận trong thời
gian 3 phút, sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả. Giáo viên và học sinh
sẽ nhận xét, bổ sung để hoàn thiện bảng niên biểu như sau:
Tên các cuộc đấu tranh và sự ra đời các
Thời gian
1884-1913
1885- 1896
1885
1896-1898
1901
1901- 1907
1905
1908

tổ chức Cách mạng

Tên nước
Khởi nghĩa Yên Thế
Việt Nam
Phong trào Cần Vương
Kháng chiến chống thực dân Anh
Miến Điện
Cách mạng bùng nổ
Phi-líp-pin
Cuộc đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét
Lào
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven
Công đoàn của công nhân xe lửa ra đời
In- đô-nê-xi-a
Hội liên hiệp công nhân In- đô-nê-xi-a
thành lập.

4.3.3. Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện,
hiện tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.
Năng lực này thể hiện ở chỗ học sinh biết nhận xét, đánh giá các vấn đề
lịch sử: các phong trào yêu nước theo những khuynh hướng khác nhau, những
hoạt động của các cá nhân tiêu biểu, các phong trào cách mạng, các hoạt động
quân sự, chính trị, ngoại giao...
Trong quá trình dạy- học lịch sử hiện nay, một số giáo viên đã chú ý đến
việc hình thành năng lực nhận xét, đánh giá của học sinh về một vấn đề, hiện
tượng, nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến điều đó
mà chỉ dừng lại ở việc học sinh trình bày những kiến thức lịch sử có sẵn trong
sách giáo khoa. Vì vậy, học sinh không hiểu rõ bản chất của vấn đề lịch sử,
không rút ra được bài học lịch sử cần thiết.
Ví dụ 1: Dạy bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX, để học sinh hiểu
được chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ, tôi đã hướng dẫn học

20


sinh quan sát bảng thống kê về giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết
đói qua các năm:
Giá trị lương thưc xuất khẩu
Số người chết đói
Năm
Số lượng
Năm
Số người chết
1840
858 000 livrơ
1825- 1850
400 000
1858
3 800 000 livrơ
1850- 1875
5 000 000
1901
9 300 000 livrơ
1875- 1900
15 000 000
Kết hợp với việc quan sát một số hình ảnh về nạn đói ở Ấn Độ:

Học sinh làm việc theo cặp đôi thảo luận câu hỏi:
Qua bảng thống kê trên, nhận xét về chính sách thống trị của thực dân Anh ở
Ấn Độ và hậu quả của chính sách đó?
GV sẽ gợi ý cho học sinh như: giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết
đói qua các năm ra sao? Từ đó cho thấy chính sách thống trị của thực dân

Anh ở Ấn Độ như thế nào?
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và qua việc thảo luận với bạn trong nhóm
học sinh sẽ nhận xét, rút ra kết luận: Bảng thống kê cho thấy, xuất khẩu lương
thực của Ấn Độ tăng nhanh nhưng số người chết đói lại khủng khiếp. Chỉ trong
25 năm, từ 1875 đến 1900 đã có 15 triệu người chết đói. Như vậy cho thấy sự
tham lam, tàn bạo của thực dân Anh trong việc đẩy mạnh vơ vét, cướp bóc
lương thực, của cải của nhân dân Ấn Độ. Chính sách cai trị đó của thực dân
Anh đã làm đời sống nhân dân Ấn Độ khổ cực( nhiều người bị chết đói). Đó

21


chính là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Ấn Độ chống lại thực dân Anh.
Ví dụ 2: Ở bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
sau học sinh đã tìm hiểu xong về các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
khu vực Đông Nam Á, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi: Nhận
xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu
thế kỉ XX?
Để HS rút ra được những nhận xét đúng đắn, giáo viên sẽ gợi ý cho HS về:
lực lượng tham gia, quy mô và kết quả... Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh sẽ tích cực suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra những nhận xét: Phong trào đấu
tranh bùng nổ mạnh mẽ ở nhiều nước Đông Nam Á, lôi cuốn đông đảo lực
lượng tham gia( công nhân, nông dân, nhà sư, tư sản...). Các phong trào cuối
cùng đều thất bại.
Ví dụ 3: Ở bài 12 Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sau khi học
sinh tìm hiểu xong cuộc Duy tân Minh Trị, giáo viên giao bài tập về nhà cho
học sinh: Viết một đoạn văn khoảng 250 từ nói về công lao của Thiên hoàng
Minh Trị đối với Nhật Bản.
Để làm bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà khai thác thông tin

trên mạng Intenet, kết hợp với nội dung bài học trên lớp. Đến giờ học hôm sau,
giáo viên kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của các em. Đây là bài tập phát triển
nhiều năng lực của học sinh. Qua việc chuẩn bị bài của học sinh, giáo viên
đánh giá được năng lực tự học, năng lực khai thác công nghệ thông tin, khả
năng viết văn của học sinh như thế nào. Học sinh trình bày bài tập của mình,
học sinh khác bổ sung sau đó giáo viên chốt ý đúng về công lao của Thiên
hoàng Minh Trị đối với Nhật Bản. Qua việc kiểm tra việc làm bài ở nhà của các
em tôi thấy đa số học sinh nêu được về: tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX,
đôi nét về Thiên hoàng Minh Trị, nội dung cơ bản và kết quả của cuộc Duy tân
do ông tiến hành. HS thấy được Thiện hoàng Minh Trị là vị vua sáng suốt, tài
giỏi, với đường lối đúng đắn đã đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành
thuộc địa và vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh ở châu Á.
22


4.3.4. Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Năng lực này thể hiện ở việc học sinh biết vận dụng kiến thức lịch sử và
liên hệ với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô
nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, biển đảo, xu thế
toàn cầu hóa...
Trong dạy- học lịch sử hiện nay, đa số giáo viên chưa chú ý hình thành cho
học sinh năng lực vận dụng và liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn. Do đó, học sinh không có sự liên hệ giữa quá khứ với hiện tại,
không biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, những bài học trước vào
bài học sau hoặc tích hợp kiến thức liên môn…
Để hình thành năng lực này cho học sinh, giáo viên cần định hướng cho các
em vấn đề cần liên hệ giữa kiến thức đã học với thực tiễn là gì: vấn đề môi
trường hay vấn đề biển đảo, tranh chấp biến giới hoặc xu thế toàn cầu hóa...
Tùy từng nội dung liên hệ mà giáo viên sẽ có những gợi ý cần thiết cho học

sinh. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trên lớp hoặc giao
cho học sinh về nhà làm. Bằng tư duy tích cực của bản thân, kết hợp trao đổi
với bạn bè, học sinh sẽ trình bày ý kiến theo cách hiểu và lập luận của mình.
Giáo viên cũng cần lưu ý với những câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn
thì câu trả lời là đáp án mở, không có lời giải cố định. Học sinh có thể đưa ra
những cách giải quyết khác nhau với lập luận chặt chẽ, hợp lý đều đúng.
Ví dụ: Ở bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sau
khi học xong phần II phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tôi đã tổ chức
cho học sinh thảo luận câu hỏi sau:
"Ngay khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam
Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc" (SGK Lịch sử 8, trang 63).
Trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc đang có âm mưu và hành động xâm
chiếm biển Đông, theo em, các nước Đông Nam Á cần phải làm gì? Tại sao?
Với câu hỏi mở này đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ, đồng thời
thường xuyên cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề Biển
23


Đông hiện nay. Có nhóm học sinh đã nêu ra được câu trả lời rất tốt như nhóm
em Linh, Vinh, Hiền, Hòa, Ánh, Đô( lớp 8A). Các em đã nêu ra các nước Đông
Nam Á cần phải làm:
- Đoàn kết cùng nhau lên án hành động của Trung Quốc, yêu cầu Trung
Quốc phải tôn trọng Luật Biển quốc tế.
- Các nước Đông Nam Á sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
- Tăng cường lực lượng quân đội để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Khi dạy bài 12 Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, giáo viên nêu
câu hỏi liên hệ để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh:
? Theo em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam có
thể học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản?
GV gợi ý cho HS: để kinh tế đất nước phát triển, bảo vệ chủ quyền biển đảo,

Việt Nam học tập được gì về các chính sách, lãnh đạo...
Với việc tìm hiểu về nguyên nhân, nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị
ở Nhật Bản (1868), bằng tư duy sáng tạo của mình, các em đã nêu ra những điều mà
Việt Nam có thể học tập với nhiều cách diễn đạt khác nhau: Có học sinh nêu ra là cần
phải có những người lãnh đạo tài giỏi với đường lối đúng đắn; có em nêu cụ thể là phải
đầu tư về quân sự để bảo vệ được chủ quyền biển đảo trước hành động xâm chiếm của
Trung Quốc trên Biển Đông... Với cách ra các câu hỏi và bài tập mở như vậy đã góp
phần quan trọng trong việc phát triển năng lực của học sinh.
4.4 Giáo án minh họa: Tiết 17- Lịch sử 8 ( Phần phụ lục)
5. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng sáng kiến : “ Định hướng phát triển năng lực lịch sử
cho học sinh lớp 8 khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ”
tôi thu được kết quả như sau:
* Về phía giáo viên: Có những cơ sở định hướng trong việc hình thành và
phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử nói chung và dạy chương III
lịch sử lớp 8 nói riêng.
* Về phía học sinh: Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi quan sát, theo dõi
diễn biến tâm lý tình cảm của học sinh và tôi nhận thấy rằng trong giờ học, học
24


sinh tích cực chủ động, lĩnh hội tri thức. Học sinh đã biết trình bày vấn đề lịch
sử một cách rõ ràng, các em không rụt rè như trước. Không chỉ vậy kĩ năng
thực hành bộ môn được nâng lên, các em không còn lúng túng khi trình bày
diễn biến hoặc sự kiện lịch sử trên lược đồ, bản đồ. Đặc biệt đối với những câu
hỏi vận dụng, liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn, học sinh rất tích cực tư
duy, trao đổi với bạn và tìm kiếm thông tin trên mạng Internét để đưa ra những
ý kiến, quan điểm của mình với những lập luận phù hợp.
Như vậy với việc dạy- học học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực
học sinh, giáo viên đã giúp học sinh không chỉ biết mà còn hiểu và có khả năng

vận dụng kiến thức lịch sử, các em tích cực, chủ động, không khí học tập rất sôi
nổi. Học sinh không còn “sợ học”, “ngại học” lịch sử như trước mà có sự thay
đổi lớn về nhận thức, các em đã yêu thích bộ môn hơn.
Kết quả thực hiện sáng kiến còn được đánh giá bằng điểm số. Sau khi dạy
xong tiết 17 ở chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX, tôi tiến hành
khảo sát học sinh qua đề kiểm tra 15 như sau:
ĐỀ BÀI
Câu 1( 2đ): Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Ấn Độ là thuộc địa của thực dân
A. Pháp

B. Anh

C. Tây Ban Nha

D. Hà Lan

2. Quốc gia ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương
Tây là
A. In-đô-nê- xi-a.

B. Phi- líp- pin.

C. Xiêm( Thái Lan).

D. Lào

Câu 2( 2đ): Vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm
Trung Quốc?
Câu 3( 6đ): Trình bày ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868? Theo

em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam có thể
học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1( 2đ): Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm
25


×