Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ÑEÀ TAØI:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2004 - 2007

SVTH
MSSV
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

:
:
:
:
:

DƯƠNG THỊ CẨM HƯỜNG
04124030
DH04QL
2004 – 2008
Quản Lý Đất Đai



- TX. Bảo Lộc, tháng 07 năm 2008 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

DƯƠNG THỊ CẨM HƯỜNG

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2004 - 2007

Giáo viên hướng dẫn: KS. Phan Văn Tự
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ký tên:

- Tháng 7 năm 2008 -


Lời Cảm Ơn !
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bố Mẹ và những người thân trong gia
đình đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương và là điểm tựa vững chắc cho con
trong suốt cuộc đời cũng như trong quá trình con thực hiện Báo cáo tốt nghiệp
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm,
Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Đất đai và Thò Trường Bất động sản cùng toàn
thể quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời
gian em học tập tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Văn Tự đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
cuối khóa.
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Bồi thường - Giải phóng mặt
bằng thò xã Bảo Lộc (Nay là Trung Tâm Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng & Phát
Triển Quỹ Đất) cùng tất cả các anh chò trong ban đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong việc thu thập số liệu, tài liệu và nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt
kinh nghiệm, kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian em đến thực tập tại
cơ quan.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp Quản Lý Đất
Đai và các bạn ngoài lớp đã đồng hành, động viên và giúp đỡ mình trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả !!!
Bảo Lộc, ngày

tháng 08 năm 2008

Sinh viên

Dương Thò Cẩm Hường


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Cẩm Hường, khoa Quản lý đất đai & Thị
trường bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thị
xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2004 – 2007”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Phan Văn Tự, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa Quản lý đất
đai & Thị trường bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị xã Bảo Lộc đang phấn đấu để trở thành một thành phố trong tương lai, chính

vì vậy mà trong những năm gần đây thị xã không ngừng tập trung xây dựng cơ sở hạ
tầng, kêu gọi đầu tư, hàng loạt các công trình có quy mô lớn, nhỏ đã và đang được
triển khai thực hiện trên địa bàn thị xã, để các công trình được tiến hành nhanh chóng
và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước - người dân - nhà đầu tư thì công tác BT, HT và
TĐC không thể thiếu được. Việc đánh giá công tác BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu
hồi đất tại địa phương từ năm 2004 – 2007 nhằm nghiên cứu việc áp dụng các chính
sách, các phương án bồi thường của dự án, tìm ra những tồn tại, vướng mắc để đề ra
phương hướng giải quyết các vấn đề này là việc làm hết sức cần thiết.
Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp
điều tra khảo sát, phương pháp thống kê tình hình nhà đất, diện tích cũng như số hộ
dân bị ảnh hưởng, nguồn gốc đất để có cái nhìn tổng quát về khu đất, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đánh giá, phương pháp chuyên gia tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo của địa phương nhằm nắm bắt những
thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu với
những tiềm năng và lợi thế riêng để phát triển thị xã, đánh giá chung về tình hình quản
lý nhà nước về đất đai, phân tích khái quát hiện trạng và tình hình biến động đất đai,
giới thiệu quy trình các bước thực hiện công tác BT, HT và TĐC của thị xã, kết quả
công tác BT, HT và TĐC qua từng năm để có sự đánh giá đúng đắn về công tác BT,
HT và TĐC của địa phương nhằm đưa ra hướng giải quyết và một số biện pháp phù
hợp với điều kiện của địa phương để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhìn chung công tác BT, HT và TĐC trên địa bàn thị xã trong những năm qua đã có
nhiều cố gắng và đạt được những thành quả nhất định, trong giai đoạn 2004 – 2007
toàn thị xã đã thực hiện được gần 60 công trình, tổng số diện tích thu hồi được là
554,284 ha, trong đó diện tích đất ở 132,651 ha, diện tích đất nông nghiệp 234,872 ha,
diện tích đất khác 186,761 ha. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn mà
công tác BT, HT và TĐC chưa giải quyết được.


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN...............................................................................................3
Bảng I.1: Phân bố diện tích theo đơn vị hành chính trên địa bàn TX Bảo Lộc:...13
Bảng I.2: GDP thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2001-2005...............................................19
Bảng I.3: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính........................................20
Bảng I.4: Thực trạng phát triển dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2007 thị
xã Bảo Lộc.................................................................................................................. 22
Bảng I.5: Số người trong độ tuổi lao động...............................................................22
Bảng I.6: Hiện trạng trường, lớp, học sinh trên địa bàn TX. Bảo Lộc năm 2007. 24
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................27
2004 – 2007:................................................................................................................ 27
Bảng II.9: Giải quyết tranh chấp từ năm 2004-2007 trên địa bàn TX. Bảo Lộc...32
Bảng II.10: Diện tích đất giao, cho thuê, theo từng đối tượng sử dụng đất trên địa
bàn thị xã Bảo Lộc tính đến ngày 01/01/2007..........................................................33
Bảng II.11: Kết quả cấp GCNQSDĐ từ năm 2000-6/2007......................................34
Bảng II.12: Công tác BT, HT và TĐC năm 2004 trên địa bàn TX Bảo Lộc:........35
Bảng II.16: Công tác BT, HT và TĐC trên địa bàn TX Bảo Lộc năm 2006..........41
Bảng II.17: Phân loại các dự án thực hiện trong năm 2006.......................43
Bảng II.18: Công tác BT, HT và TĐC trên địa bàn TX Bảo Lộc năm 2007..........44
Bảng II.19: Phân loại các dự án thực hiện trong năm 2007..................................46
Bảng II.20: Định mức đất ở của các xã, phường trên địa bàn TX Bảo Lộc:.........49
Bảng II.22: Công tác bố trí tái định cư thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2004-2007.........53
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC BẢNG - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
BẢNG


Trang

Bảng I.1: Phân bố diện tích theo đơn vị hành chính trên địa bàn TX Bảo Lộc
Bảng I.2: GDP thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2001-2005
Bảng I.3: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính
Bảng I.4: Thực trạng phát triển dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2007
thị xã Bảo Lộc
Bảng I.5: Số người trong độ tuổi lao động
Bảng I.6: Hiện trạng trường lớp, học sinh trên địa bàn TX Bảo Lộc năm 2007
Bảng II.7: Tình hình biến động đất đai của TX Bảo Lộc giai đoạn 2004-2007
Bảng II.8: Cơ cấu sử dụng đất năm 2007 của thị xã Bảo Lộc
Bảng II.9: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
2004-2007
Bảng II.10: Diện tích đất giao, cho thuê, theo từng đối tượng sử dụng đất trên địa
bàn thị xã Bảo Lộc tính đến ngày 01/01/2007
Bảng II.11: Kết quả cấp giấy CNQSDĐ từ năm 2000-6/2007
Bảng II.12: Công tác BT, HT và TĐC năm 2004 trên địa bàn thị xã Bảo Lộc
Bảng II.13: Phân loại các dự án thực hiện trong năm 2004
Bảng II.14: Công tác BT, HT và TĐC năm 2005 trên địa bàn TX Bảo Lộc
Bảng II.15: Phân loại các dự án thực hiện trong năm 2005
Bảng II.16: Công tác BT, HT và TĐC năm 2006 trên địa bàn thị xã Bảo Lộc
Bảng II.17: Phân loại các dự án thực hiện trong năm 2006
Bảng II.18: Công tác BT, HT và TĐC năm 2007 trên địa bàn TX Bảo Lộc
Bảng II.19: Phân loại các dự án thực hiện trong năm 2007
Bảng II.20: Định mức đất ở của các Xã, Phường trên địa bàn thị xã Bảo Lộc
Bảng II.21: Giá đất ở tại đô thị của một số tuyến đường chính trên địa bàn thị xã
Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Bảng II.22: Công tác bố trí tái định cư thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2004-2007.


13
19
20
22
22
24
27
28
32
33
34
35
37
38
40
41
43
44
46
49
50
53

SƠ ĐỒ
Sơ đồ I.1: Các bước thực hiện công tác BT, HT và TĐC của thị xã Bảo Lộc
Sơ đồ I.2: Sơ đồ vị trí thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

8
15


BIỂU ĐỒ
Biểu I.1: Tỷ lệ dân số thị xã Bảo Lộc phân theo giới tính
Biểu đồ II.1: Biến động đất đai thị xã Bảo Lộc năm 2007 so với năm 2004
Biểu II.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2007 thị xã Bảo Lộc

21
28
29


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BT
HT
TĐC
GPMB
THĐ
HSĐC
TX
TP
QSDĐ
UBND
HĐBT
P.TNMT
TAND
QLĐT
QHKHSDĐ
GCNQSDĐ
THCS
THPT
TDTT

MĐQH
DTQH
KCN

: Bồi thường
: Hỗ trợ
: Tái định cư
: Giải phóng mặt bằng
: Thu hồi đất
: Hồ sơ địa chính
: Thị xã
: Thành phố
: Quyền sử dụng đất
: Uỷ ban nhân dân
: Hội đồng bồi thường
: Phòng Tài nguyên môi trường
: Toà án nhân dân
: Quản lý đô thị
: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Thể dục thể thao
: Mục đích quy hoạch
: Diện tích quy hoạch
: Khu công nghiệp


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thị xã Bảo Lộc là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội lớn nhất
của tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển các ngành
kinh tế, du lịch, khai thác quặng,…Trong giai đoạn 2004-2007, thị xã Bảo Lộc có tốc
độ phát triển khá cao, hàng loạt các công trình phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế
- chính trị - xã hội đã và đang được triển khai thực hiện nên cần có định hướng quy
hoạch quỹ đất lớn trong thời gian tới. Để đáp ứng nhu cầu đất thực hiện các dự án thì
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân trong khu
vực bị giải toả là cần thiết và không thể thiếu, nó giúp cho các dự án được xây dựng
đảm bảo hài hoà giữa ba lợi ích: Nhà nước - người dân - nhà đầu tư, đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất là lĩnh vực rất phức tạp ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng và
gây xáo trộn về mọi mặt đời sống xã hội của người dân trên địa bàn.
Hiện nay, việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại giải phóng mặt bằng của mọi dự án
đối với người dân có đất bị thu hồi chưa được thoả đáng, mặc dù được quan tâm giải
quyết và thực hiện theo những nguyên tắc nhất định và thống nhất nhưng cơ chế áp
dụng vẫn chưa phù hợp, chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.
Vấn đề này xuất phát từ việc cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền chưa kịp thời ban
hành văn bản điều chỉnh sự biến động cơ chế giá cả cho phù hợp với thực tế thị
trường. Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai và
Thị trường bất động sản trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban đền
bù giải phóng mặt bằng thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (nay là Trung tâm tư vấn đầu
tư xây dựng và Phát triển quỹ đất) em xin tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài :
“Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thị xã Bảo Lộc
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2004-2007”.
Thông qua việc thực hiện đề tài trên, giúp các nhà soạn thảo các văn bản luật
hiểu rõ hơn về nguyện vọng, đời sống của người dân có đất bị thu hồi sau khi các dự
án được triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư đảm bảo chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật của Nhà
nước được thực thi có hiệu quả song song với thực thi pháp luật về quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị thu hồi đất, duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật hạn chế những
tranh chấp, khiếu nại của người dân trong việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất.
• Mục tiêu nghiên cứu
- Xem xét đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thị xã
trong thời gian qua.
- Phân tích, đánh giá một số dự án từ năm 2004-2007 được thực hiện trên địa
bàn từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
- Qua thực tiễn đánh giá rút kinh nghiệm, phát triển những kết quả đạt được
khắc phục những hạn chế, vướng mắc, góp phần hoàn thiện công tác này.

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn thị xã
Bảo Lộc giai đoạn 2004-2007.
+ Hồ sơ giải toả bồi thường, tái định cư của các dự án.
+ Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảng giá đất được áp dụng trên
địa bàn từ năm 2004-2007.
+ Những quy định của pháp luật có liên quan đến đền bù giải toả tái định cư.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Với thời gian thực hiện có hạn và khuôn khổ của đề tài tốt nghiệp, nên việc
nghiên cứu chỉ giới hạn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thị
xã Bảo Lộc, Lâm Đồng giai đoạn 2004-2007.
+ Về trình tự thủ tục, cơ sở pháp lý nghiên cứu chỉ được giới hạn trong phạm vi
từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành cho đến nay.

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1. Lược sử về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất:
Vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì sẽ có
những chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khác nhau, nhằm hoàn thiện hơn,
phù hợp hơn với quá trình phát triển của đất nước.
a) Giai đoạn trước năm 1993:
- Đối với nước ta trong thời kỳ chế độ Phong kiến, đất đai thuộc sở hữu vua chúa
nên việc đền bù không xảy ra, việc ban phát đất đai hay tịch thu đất đai phụ thuộc
hoàn toàn vào ý muốn của vua chúa.
- Năm 1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh giảm tô và ra chỉ thị chia
ruộng đất, các đồn điền vắng chủ cho nông dân nghèo.
- Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (ngày 30/04/1975) đất đai ở Miền
Bắc đã ổn định và thuộc sở hữu tập thể. Đối với Miền Nam do chịu ảnh hưởng của mô
hình Miền Bắc nên đã hình thành những phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, nông

dân vào tập đoàn tập thể.
- Trong thời gian này, Nhà nước phát động chủ trương “nhường cơm sẽ áo” lấy
ruộng chia cho người không có hoặc có ít, nên việc bồi thường cho nhân dân có đất bị
ảnh hưởng của chủ trương trên hầu như không được thực hiện, có chăng là những hoa
lợi ít ỏi được chia sau vụ thu hoạch của tập đoàn, hoặc hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài
ra, đối với những công trình phúc lợi được xây dựng khi trưng dụng đất của nhân dân
thì phải đền bù vì đất đai thuộc “sỡ hữu toàn dân”.
- Năm 1988 luật đất đai ban hành dựa trên tinh thần nghị quyết Đại hội VI (năm
1986) về đổi mới cơ chế quản lý Kinh tế - Xã hội. Luật đất đai 1988 ra đời quy định
chung chung về việc đền bù cho người có đất bị thu hồi. Chẳng hạn như người nhận
đất phải đền bù thực tế cho người sử dụng đất bị thu hồi giao lại cho mình, phải bồi
hoàn thành quả lao động giữa những năm đầu tư tăng giá trị đó. Đây là việc bồi hoàn
giữa cá nhân với cá nhân (tức là chủ cũ với chủ mới) còn trong mối quan hệ cá nhân
với nhà nước thì tại điều 49 luật đất đai thừa nhận “Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì
nhu cầu của nhà nước hoặc của xã hội thì được bồi thường giá trị thực tế và được giao
đất khác”. Do ở thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá, cho nên các chính
sách đền bù thiệt hại, GPMB còn nhiều hạn chế thể hiện trong cách tính giá trị đền bù,
phương thức đền bù. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì những chính sách
này cũng đóng một vai trò tích cực trong việc GPMB dành đất cho việc xây dựng các
công trình quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu của đất nước.
b) Giai đoạn 1993 - 2003:
- Luật đất đai 1993 ra đời lấy Hiến Pháp 1992 làm nền tảng với chiến lược ổn
định và phát triển Kinh tế - Xã hội đến năm 2000, đồng thời kế thừa luật đất đai năm
1988 cho phù hợp cuộc sống xã hội, luật thừa nhận đất đai có giá, Nhà nước định giá
các loại đất để phục vụ một số mục đích quản lý Nhà nước về đất đai trong đó có việc
Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

đền bù thiệt hại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 12) đã làm thay đổi cách
nhìn nhận về đất đai nói chung và những chính sách cụ thể về đền bù thiệt hại, GPMB
nói riêng. Trong thời gian này, một số hiện tượng tiêu cực trong việc quản lý và sử
dụng đất bắt đầu phát sinh như: Giao đất không đúng thẩm quyền, trái nguyên tắc, lấn
chiếm đất đai…
- Trên cơ sở đó ngày 17/08/1994 Chính Phủ đã ban hành NĐ 87/NĐ-CP quy
định khung giá các loại đất và NĐ90/NĐ-CP quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất để phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng. Hai Nghị Định này cơ bản đã giải quyết những vướng mắc trong việc
đền bù, khắc phục tình trạng bất hợp lý, tạo sự thống nhất trong chính sách đền bù
giữa các địa phương trong cả nước, quan tâm đến lợi ích của người bị di dời, hạn chế
được sự biến động của giá đất thông qua quy định mức giá cao nhất, thấp nhất.
- Công tác tái định cư của người dân chưa thật sự được quan tâm đúng mức trong
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chính vì thế đến ngày 24/04/1998 Chính
Phủ đã ban hành NĐ22/NĐ-CP về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Thông tư 145/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành
NĐ22/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính Phủ.
- NĐ22/NĐ-CP ra đời đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về đối tượng được đền bù,
không được đền bù, hỗ trợ và đền bù thiệt hại đối với các loại đất (đất đô thị, đất
nông nghiệp và đất chuyên dùng). Đồng thời phân rõ trách nhiệm của các sở, ngành
có liên quan.
c) Giai đoạn 2003 đến nay:
- Luật đất đai năm 1993 còn một số điểm hạn chế nên 10 năm sau, ban hành
luật đất đai 2003 do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003,
có hiệu lực ngày 01/07/2004, để khắc phục những gì mà luật đất đai 1993 còn thiếu
sót.
Luật đất đai 2003 đã bổ sung thêm một số trường hợp thu hồi đất được bồi

thường và không bồi thường tại Điều 38, Điều 42, Điều 43, Điều 50 để đảm bảo quyền
lợi chính đáng cho người sử dụng đất.
Luật cũng quy định rõ thẩm quyền thu hồi và quản lý quỹ đất tại Điều 41, tránh
trường hợp đất đã thu hồi thực hiện các dự án bị sử dụng lãng phí và để hoang hoá.
Một điểm mới trong luật đất đai 2003 là ngoài việc thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, luật đất đai còn quy
định việc thu hồi đất để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, trong đó còn mở rộng
đường theo chỉnh trang đô thị. Về vấn đề này, luật đất đai cũng quy định nhiều biện
pháp như: Thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt
(Khoản 1, điều 39). Cho nhà đầu tư trực tiếp thoả thuận với tổ chức, hộ gia đình cá
nhân có đất dưới hình thức nhận chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ, nhận góp vốn bằng
QSDĐ (Khoản 2, điều 42), thành lập tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện việc thu
hồi đất, bồi thường, GPMB trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi (Khoản 1, điều 41).
Luật đất đai 2003 có quy định về xác định giá đất tại các điều 55-điều 58.
- 03/12/2004 NĐ197/NĐ-CP ra đời trên cơ sở luật đất đai 2003 về việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thay thế NĐ22/CP. Nghị Định
Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

có những đổi mới cơ bản về phạm vi ứng dụng, về bồi thường đất và tài sản trên đất,
về chính sách hỗ trợ và tổ chức thực hiện.
- 25/05/2007 NĐ84 của Chính Phủ ra đời quy định bổ sung về việc cấp
GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
2. Một số khái niệm liên quan tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất:

a. Đất đai : Đất đai được định nghĩa là một vùng không gian đặc trưng được xác
định trong đó bao gồm những yếu tố về sinh quyển, khi quyển, thổ quyển, thạch
quyển, thuỷ quyển cụ thể được xác định trong vùng đặc trưng đó và bao gồm các hoạt
động quản trị của con người từ quá khứ dẫn tới hiện tại và triển vọng trong tương lai.
b. Thu hồi đất: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu
lại QSDĐ hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân Xã, Phường, Thị trấn
quản lý theo quy định của luật đất đai 2003.
c. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị
QSDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
d. Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất: Là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua việc đào tạo nghề, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới.
e. Tái định cư: Là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những
người bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi
hết hoặc thu hồi một phần mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống
phải di chuyển đến nơi khác.
f. Giá QSDĐ là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định
hoặc được hình thành trong giao dịch về QSSĐ
g. Khung giá đất: Do Chính phủ quy định tại một thời điểm, giai đoạn có tính
pháp lý, xác định mức giá tối đa và tối thiểu của mỗi loại đất với mục đích sử dụng có
hiệu quả tốt nhất.
h. Giá đất: Là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy
định hoặc được hình thành trong giao dịch về QSDĐ.
3. Nguyên tắc chung của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
a) Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng đất và
lợi ích nhà đầu tư
Việc thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng, phát triển kinh tế gắn liền với lợi ích của Nhà nước, vừa là người chủ sở hữu vừa

là người quản lý đất nước, lợi ích của người đang sử dụng đất bị thu hồi và lợi ích của
nhà đầu tư, người được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, thu hồi đất. Các lợi ích này
phải được giải quyết một cách hài hoà góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, sử
dụng quỹ đất có hiệu quả, đồng thời quyền lợi của người sử dụng đất, lợi ích của từng
đối tượng được xử lý như sau:
- Nhà nước là chủ sở hữu đất đai, là người quản lý đất nước, phải quyết định
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định giá đất, giá tài sản để tính bồi
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

thường đất và tài sản. Đây vừa là quyền định đoạt của Nhà nước vừa là biện pháp xử
lý hài hoà lợi ích của người đang sử dụng đất với lợi ích của nhà đầu tư. Tất cả quyền
này của Nhà nước đã được quy định cụ thể tại các Điều 42, 43, 45, 47 và 49 Nghị định
197/2004/NĐ-CP.
- Người sử dụng đất ổn định được chuyển quyền sử dụng đất là một trong các
quyền của người sử dụng đất đã được xác định tại Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai.
Thực hiện quyền này, người sử dụng đất có nguồn thu nhập từ quyền sử dụng đất của
mình. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao cho người
khác sử dụng vì lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát
triển kinh tế, Nhà nước phải đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất một cách thoả
đáng, từ những quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP như sau:
+ Người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng
với đất bị thu hồi, nếu không có đất thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất
tính theo giá đất do UBND công bố tại thời điểm thu hồi đất (khoản 2 Điều 6 Nghị
định 197/2004/NĐ-CP).
+ Ngoài bồi thường về đất, tài sản, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ di

chuyển, ổn định sản xuất, đời sống, đào tạo nghề…, ổn định đời sống cho người bị thu
hồi đất (các Điều 27,28,29,32 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP).
+ Người bị thu hồi đất ở được chuyển vào khu tái định cư với hệ thống cơ sở
hạ tầng đồng bộ đủ điều kiện cho họ sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng nơi ở cũ
(Điều 35 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP).
- Nhà đầu tư có nhu cầu về đất làm mặt bằng để đầu tư xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng đất hợp lý nhất. Để
khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư phát triển, Nhà nước không chỉ ưu đãi
tài chính như giảm miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế mà còn hoàn lại chi phí
bồi thường, hỗ trợ về đất mà họ đã chi trả cho người bị thu hồi đất, với mức cao nhất
bằng số tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất mà họ phải nộp cho Nhà nước như đã quy
định tại Điều 6 Khoản 1, Điều 3 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và khoản 4 Điều 5,
Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng
đất. Như Nhà nước đã phải dành nguồn thu từ đất của mình để đảm bảo lợi ích cho
người bị thu hồi đất, đồng thời giảm nhẹ chi phí sử dụng đất cho nhà đầu tư để thực
hiện quyền thu hồi đất, phân bố sử dụng đất phục vụ cho đầu tư phát triển của đất nước
đưa đến dân giàu nước mạnh.
b) Đảm bảo công khai, dân chủ trong thực hiện:
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất là quan hệ giao dịch
về quyền sử dụng đất giữa người đang sử dụng đất với nhà đầu tư có sự can thiệp của
Nhà nước, không phải giao dịch quyền sử dụng đất thông thường trên thị trường. Tuy
nhiên, người bị thu hồi đất chỉ chấp nhận chuyển quyền sử dụng đất của mình khi
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với Luật Đất đai và công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện công khai và họ được bàn bạc dân chủ.
Nguyên tắc này được thể hiện bằng các quy định cụ thể trong Nghị định số
197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai như sau:
Thứ nhất, trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp,
180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông
Trang 6



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển,
phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (Khoản 2 Điều 34
Luật Đất đai).
Thứ hai, người bị thu hồi đất được cử người đại diện của mình tham gia Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh để phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, đồng thời người bị thu hồi đất
thực hiện các quyết định của Nhà nước, trực tiếp tham gia ý kiến đối với dự kiến
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở làm
việc của Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trụ
sở UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
Thứ ba, người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại, nếu chưa đồng ý với quyết
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và được cấp ra quyết định giải quyết lâu dài.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu, người khiếu nại có quyền khởi
kiện Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh là cấp có
quyết định giải quyết cuối cùng đối với khiếu nại của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên
để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi
đất vẫn phải chấp nhận quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định (Điều 49 Nghị định 197/2004/NĐCP).

Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

4. Các bước thực hiện công tác BT, HT và TĐC của thị xã Bảo Lộc:
QĐ phê duyệt dự án đầu tư
Văn bản chấp thuận
chủ trương, VT, RG
phạm vi thu hồi đất
Công khai chủ trương thu hồi đất của dự án
Cơ quan cấp có thẩm quyền chuẩn bị HSĐC phục vụ THĐ

Thành lập tổ công tác làm nhiệm vụ bồi thường
Ban hành QĐ thu hồi đất của cấp có thẩm quyền
Công khai QĐ thu hồi đất, phát tờ khai và hướng dẫn kê khai

Xác lập hồ sơ đền bù
Công khai SL (7ngày-10ngày có KN, thắc mắc phúc tra SL)
TL)
Xây dựng phương án chi tiết
Công khai phương án và bảng chiết tính, lấy ý kiến
dân
Thông qua hội đồng lấy ý kiến hoàn thiện PA
>70% lấy phương án
< 70% họp lại
Thẩm định phương án ( phải có kế hoạch bố trí vốn)
Ban hành quyết định phê duyêt chi phí bồi thường.
Thông báo thời gian chi trả tiền bồi thường
Không đồng ý

Đồng ý


Nhận tiền

Gửi đơn khiếu nại lên UBND thị xã
Không đồng ý

Không đồng ý

Đồng ý

Giao GCNQSDĐ cho HĐBT thị xã
Khiếu nại lên UBND tỉnh, hoặc
TAND

HĐBT giao GCNQSDĐ và các tài
liệu liên quan cho P.TN-MT.

Sơ đồ
đồ 1:
I.1:
Các
bước
thực
hiện
công
thường,
định

Các
bước

thực
hiện
công
táctác
bồibồi
thường,
hỗhỗ
trợtrợ
vàvà
táitái
định
cưcư
Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

Bước 1: Tùy theo dự án lớn hay nhỏ mà nhà đầu tư liên hệ với ban ngành, các
cấp liên quan để lựa chọn địa điểm thích hợp thống nhất về vị trí và quy mô thực hiện
dự án, sau đó nhà đầu tư trình dự án lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Khi đã có văn bản chấp thuận chủ trương, vị trí ranh giới thu hồi đất
của cơ quan cấp có thẩm quyền thì triển khai, thông báo rộng rãi, công khai chủ trương
thu hồi đất cho người dân nằm trong vùng dự án, để họ biết về tính khả thi của dự án.
Bước 3: Cơ quan cấp có thẩm quyền chuẩn bị hồ sơ địa chính phục vụ cho công
tác thu hồi đất.
Bước 4: Sau khi đã công khai chủ trương tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường
tham mưu UBND thị xã ban hành Quyết định thành lập tổ công tác làm nhiệm vụ bồi
thường và tổ chức họp phân công nhiệm vụ cụ thể, triển khai thời gian xác lập hồ sơ

bồi thường ngoài thực địa (khi có Quyết định thu hồi đất chi tiết). Tổ công tác thu
thập, tổng hợp số liệu, tài liệu liên quan.
Thành phần tổ công tác gồm: + Các phòng ban liên quan của Thị xã (Đại diện phòng
Tài Chính, đại diện phòng TNMT, đại diện phòng Quản lý đô thị, mời Mặt trận Tổ
Quốc và cán bộ bồi thường, chủ dự án)
+ Địa phương ( Chủ tịch hoặc phó chủ tịch phường, xã
nơi có dự án, Cán bộ địa chính của phường, xã đó, trưởng hoặc phó khu phố liên quan,
mặt trận phường, hội cựu chiến binh)
+ Đại diện hộ dân trong vùng giải toả (Do nhân dân và
địa phương bầu).
Bước 5: Sau khi chuẩn bị hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác thu hồi đất, cơ
quan TNMT hoàn tất và tham mưu UBND cùng cấp ban hành quyết định thu hồi đất.
Bước 6 : Tổ chức niêm yết công khai quyết định thu hồi đất cho người dân
trong vùng dự án được biết, trưng cầu ý kiến dân chủ.
Bước 7: Xác lập hồ sơ đền bù về số thửa, diện tích bị ảnh hưởng... đối với hộ
gia đình, cá nhân và tổ chức thuộc phạm vi ảnh hưởng của dự án. Tham gia xác lập hồ
sơ đền bù gồm có:
+ Phía các phòng ban liên quan (Cán bộ bồi thường, đại diện chủ dự án, đại diện
phòng TNMT, đại diện phòng QLĐT – khi dự án có ảnh hưởng đến đường, cấp nhà và
vật kiến trúc quy mô. Đại diện phòng tài chính kế hoạch để xác định vị trí thu hồi)
+ Phía địa phương: Đại diện UBND phường, xã,cán bộ địa chính, trưởng, phó
khu phố liên quan, mời chủ sử dụng đất tham gia kiểm tra, kiểm kê đa đạc xác lập hồ
sơ đền bù.
Bước 8: Sau khi xác lập hồ sơ đền bù, tiến hành xử lý nội nghiệp, rà soát nguồn
gốc đất, chuyển xã, phường có liên quan kỉêm tra nguồn gốc đất, tài sản trên đất, lập
bảng tính tổng hợp có thể kết hợp song song áp giá sơ bộ. Sau đó tiến hành công khai
số liệu, trong thời gian từ 7 đến 10 ngày nếu có khiếu nại, thắc mắc của người dân thì
hội đồng bồi thường tiến hành phúc tra số liệu lại cho chính xác.
Bước 9: Tiến hành xây dựng dự thảo phương án chi tiết để làm cơ sở cho việc
tính toán giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư , áp giá đền bù cho mỗi người dân bị

ảnh hưởng.

Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

Bước 10: Tổ chức thông qua dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trước Hội đồng bồi thường của Thị xã để hoàn thiện cơ sở
pháp lý và cách tính toán bồi thường.
Bước 11: Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn thiện và
được phê duyệt và đã được thẩm định. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tiến hành
công khai phương án và bảng tạm tính giá trị chi phí bồi thường của hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức có liên quan, lấy ý kiến của người dân :
+ Nếu ý kiến của người dân đồng ý >=70% thì lấy phương án,
+ Nếu ý kiến của người dân <70% thì phải họp lại.
Bước 12: Lập thủ tục chuyển hồ sơ bồi thường sang cơ quan thẩm định chi phí
bồi thường và tham mưu UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt bồi
thường, hỗ trợ thiệt hại GPMB của dự án.
Bước 13: Ban hành quyết định phê duyệt chi phí bồi thường, thông báo thời
gian chi trả tiền bồi thường cho người dân và bố trí tái định cư.
- Nếu người dân không đồng ý:
+ Phía hội đồng bồi thường: Vận động giải thích chủ trương, cơ sở tính
toán bồi thường, nếu không đồng ý ban hành văn bản trả lời, tổ chức đối thoại, thông
báo kết luận nội dung đối thoại về chủ trương, kết quả giải quyết đối thoại, nếu người
dân vẫn không đồng ý tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường báo cáo tình hình và đề xuất
giải quyết đơn kiến nghị, khiếu nại, trong quá trình giải quyết đơn người bị thu hồi vẫn
chấp hành bàn giao mặt bằng cho Nhà nước để thi công công trình. Nếu không đồng ý

với quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền, tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường mời chủ sử dụng đất bàn giao đất thu hồi ngoài thực địa: Trường hợp chủ sử
dụng đất không đồng ý thì tiến hành lập biên bản làm việc tại hiện trường, đồng thời
lập biên bản vi phạm hành chính (có sự tham gia của hộ gia đình). Ban hành quyết
định xử phạt vị phạm hành chính về lĩnh vực đất đai, tổ chức tống đạt - gửi đến tay hộ
gia đình. Có 3 cách (Kết hợp với địa phương, phòng ban có liên quan. Tống đạt qua
đường bưu điện. Tổ chức niêm yết công khai), kiểm tra việc thực hiện quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai. Nếu không đồng ý tiếp tục phối hợp với
các ban ngành đoàn thể tổ chức vận động, trường hợp bất khả kháng thì tổ chức tiến
hành cưỡng chế theo quy định.
+ Phía người dân: Gửi đơn kiến nghị lên UBND thị xã, UBND thị xã giải
quyết mà vẫn không đồng ý thì gửi đơn lên UBND tỉnh là đơn vị giải quyết cuối cùng
hoặc có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người
bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành GPMB, giao đất theo đúng kế hoạch được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định. Hết thời gian quy định mà đối tượng bị thu hồi đất
không chấp hành theo quyết định, không giao đất sẽ bị xử lý hành chính, hoặc cưỡng
chế buộc giao đất.
- Nếu người dân đồng ý: thì nhận tiền bồi thường, giao giấy CNQSDĐ cho
Ban bồi thường thị xã. Ban bồi thường lập thủ tục giao GCNQSDĐ cho phòng TNMT
điều chỉnh hoặc thu hồi vĩnh viễn.

Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

5. Những điểm mới về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của luật đất
đai 2003 so với luật đất đai 1993

- Luật đất đai 1993 quy định chỉ thu hồi đất khi đã có dự án đầu tư cụ thể, nay
tại khoản 1 điều 39 luật đất đai 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố
hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với QH, KHSDĐ được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Tại khoản 1 điều 41 luật đất đai 2003 quy định Nhà nước giao cho tổ chức
phát triển quỹ đất để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB và trực tiếp quản lý
quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi QH, KHSDĐ được công bố mà chưa có
dự án đầu tư.
- Tại điều 40 luật đất đai 2003 quy định Nhà nước chỉ thực hiện việc thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định
của Chính phủ. Đối với các trường hợp khác mà việc sử dụng đất phù hợp với quy
hoạch thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê QSDĐ, nhận góp vốn bằng
QSDĐ mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
- Tại điều 42 luật đất đai 2003 quy định rõ những trường hợp được bồi thường
về đất, phải thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất Khu tái định cư phải
có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Tóm lại, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của NĐ197/2004/CP cùng
với những sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất
đai trong NĐ17/2006/NĐ-CP đã thể hiện tinh thần đổi mới trong cung cách quản lý
đất đai, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống, trở thành công cụ đắc lực để công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng hoàn thiện hơn.
I.1.2 Căn cứ pháp lý có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư:
1.Căn cứ pháp lý của trung ương:
+ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.
+ Luật đất đai 1993 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
24/07/1993.
+ Nghị định 22/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại

khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng.
+ Thông tư 145/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi
hành Nghị định 22/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại khi
nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng.
+ Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực
ngày 01/07/2004.
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành luật đất
đai năm 2003.
+ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

+ Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị
định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ.
+ Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của bộ Tài chính về việc sửa
đổi, bổ sung thông tư số 116/2004/TT-BTC.
+ Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ
sung các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 và Nghị định
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/02/2007 của Chính Phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai.

2. Căn cứ pháp lý của địa phương:
Từ sau khi có luật đất đai 2003 trên địa bàn Tỉnh đã ban hành một số Quyết
định để phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Căn cứ NĐ 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của CP về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, UBND Tỉnh Lâm Đồng ra quyết định số
80/2005/QĐ-UB về việc ban hành đơn giá xây dựng mới và đơn giá cấu kiện tổng hợp
để bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình xây dựng trên đất khi nhà nước thu hồi đất.
- Quyết Định 326 về việc tạm thời triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư theo NĐ số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất.
- QĐ 23/2005/QĐ-UB ngày 01/02/2005 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc
Quy định giá các loại đất trên địa bàn Thị xã Bảo Lộc.
- QĐ 75/QĐ-UB ngày 11/04/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v ban hành
đơn giá bồi thường thiệt hại các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khi Nhà
nước thu hồi đất.
- QĐ 39/2005/QĐ-UB ngày 21/02/2005 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc
ban hành quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất trên địa bàn Tỉnh
Lâm Đồng.
- QĐ 3729/QĐ-UB ngày 18/12/2006 quy định giá các loại đất trên địa bàn Thị
Xã Bảo Lộc .
- QĐ 95/2005/QĐ-UB ngày 05/09/2005 Ban hành quy định một số nội dung
về bồi thường, hỗ trợ, khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- QĐ 09/2006/QĐ-UB ngày 14/02/2006 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc
ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi nhà nước thu hồi đất theo
NĐ 197/2004/NĐ-CP.
- QĐ 89/QĐ-UB ngày 08/01/2007 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc phê
duyệt điều chỉnh đơn giá đối với cây cà phê.
- QĐ 46/2007/QĐ-UB ngày 18/12/2007 QĐ về việc quy định đơn giá các loại
đất năm 2008 trên địa bàn thị xã Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất lớn cho thị xã Bảo Lộc nói riêng và tỉnh Lâm
Đồng nói chung. Việc đánh giá sẽ giúp cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

ngày càng hoàn thiện hơn, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện,
góp phần thúc đẩy tiến trình của các dự án, đẩy nhanh tiến độ đô thị hoá của Thị xã.
I.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BẢO LỘC:
I.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển :
Vào khoảng năm 1890 bác sĩ Alexander Yersin trên đường thám hiểm cao nguyên
Langbiang đã phát hiện ra vùng đất được gọi là xứ B’Lao (nay là Thị xã Bảo Lộc).
Đến năm 1899, tỉnh Đồng Nai Thượng hình thành bao gồm xứ B ’Lao và đặt tỉnh lỵ tại
Di Linh, tiềm năng Bảo Lộc bắt đầu được khai thác từ đây.
Năm 1958, Tỉnh Đồng Nai Thượng được phân định lại ranh giới và đổi tên thành tỉnh
Lâm Đồng (cũ). Sau năm 1975, Tỉnh Lâm Đồng (mới) được thành lập (bao gồm cả
tỉnh Tuyên Đức và tỉnh Lâm Đồng cũ) và Bảo Lộc, Di Linh trở thành 2 huyện phía
Nam của Tỉnh.
Từ đó đến nay, cùng với quá trình phát triển, phân bổ lao động, dân cư, Huyện
Bảo Lộc được chia thành 5 đơn vị hành chính mới đó là: Thị xã Bảo Lộc, Huyện Bảo
Lâm, Huyện Đạ Huoai, Huyện Đạ Tẻh, Huyện Cát Tiên. Thị xã Bảo Lộc được thành
lập từ năm 1994 (theo Nghị Định 65/NĐ-CP ngày 11/07/1994 của Chính Phủ) trên cơ
sở chia Huyện Bảo Lộc thành Thị xã Bảo Lộc và Huyện Bảo Lâm.
Thị xã Bảo Lộc gồm:
+ 6 phường (phường 1, phường 2, phường Lộc Phát, phường Lộc Sơn,
phường Lộc Tiến, phường B’lao).
+ 5 xã ( xã Lộc Châu, xã Lộc Thanh, xã Đại Lào, xã Lộc Nga, xã


Đamb ri).
Thị xã Bảo Lộc ngày nay là một trong số 11 huyện, thành, thị xã thuộc Tỉnh Lâm
Đồng, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị xếp vào vị trí thứ
2 của Tỉnh Lâm Đồng sau Thành Phố Đà Lạt.
Bảng I.1: Phân bố diện tích theo đơn vị hành chính trên địa bàn TX Bảo Lộc:
Đơn vị hành chính
Phường Lộc Phát
Phường Lộc Tiến
Phường I
Phường II
Phường Lộc Sơn
Phường B’Lao
Xã Đamb’ri
Xã Lộc Thanh
Xã Lộc Nga
Xã Lộc Châu
Xã Đại Lào

Diện tích
(Km2)
25,73
13,01
4,31
6,62
12,37
5,40
32,82
20,81
16,03

36,20
59,26

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường TX Bảo Lộc)
Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

I.2.2. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý :
Thị xã Bảo Lộc nằm ở phía Nam của Tỉnh Lâm Đồng trên cao nguyên Bảo Lộc
- Di Linh, có diện tích tự nhiên hơn 23 ngàn ha, cách Thành phố Đà Lạt (Thành phố du
lịch) 110 km về phía Tây Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm kinh tế
của cả nước) 180 km tính theo trục quốc lộ 20.
Cũng chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, tiếp thu các tiến
bộ kỹ thuật, cách làm ăn năng động trong thời kỳ đổi mới, đưa Bảo Lộc tiến lên con
đường CNH, HĐH bằng việc tập trung phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát
triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng vùng nguyên liệu
chè, cà phê, dâu tằm,…tạo ra hàng hoá có giá trị cao, để Bảo Lộc trở thành đô thị loại
3 vào năm 2010.
Địa giới hành chính của Thị xã Bảo Lộc được xác định như sau:
+ Phía Đông, Nam, Bắc giáp Huyện Bảo Lâm.
+ Phía Tây giáp Huyện Đạ Huoai.

Trang 14



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

2. Địa hình:
Bảo Lộc có độ cao trung bình khoảng 800m so với mặt biển, với 3 dạng địa hình
chính: núi cao, đồi dốc, thung lũng.
+ Địa hình núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thị xã, bao gồm
các ngọn núi cao từ 900m đến 1.100m, diện tích khoảng 2.500ha, chiếm 11% tổng
diện tích tự nhiên toàn thị xã.
+ Địa hình đồi dốc: Bao gồm các ngọn đồi và dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng
với độ cao phổ biến từ 800m đến 850m, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích
tự nhiên toàn thị xã.
+ Địa hình thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, đất tương
đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước
rút nhanh, chiếm 9,2% tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã.
3. Khí hậu:
Bảo Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do ở độ cao trên 800m so với
mực nước biển và tác động của địa hình nên khí hậu ở Bảo Lộc có các đặc trưng sau:
- Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22-24 0C, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng
0
27,4 C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 16,40C. Nhiệt độ không quá nóng như TPHCM
và Đồng Nai nhưng cũng không quá lạnh như ở TP Đà Lạt, làm cho Bảo Lộc có khí

hậu ôn hoà, mát mẻ, độ ẩm bình quân trong năm 83%, thích hợp với các loại cây có
nguồn gốc á nhiệt đới và nhiệt đới như: chè, cà phê, dâu, bơ, các loại rau, hoa
quý….còn là nơi nghĩ dưỡng lý tưởng cho các du khách.
Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng.
+ Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm 2.513mm, mùa
mưa kéo dài, mưa nhiều tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, nhiệt độ thấp nên
cường độ bốc hơi trong mùa khô không lớn, nhờ lợi thế này mà Bảo Lộc có thể trồng
các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác mỏng.
+ Mùa nắng: Từ tháng 12 đến đầu tháng 4 hàng năm, nắng ít, ẩm độ không khí
cao, nhiều ngày có sương mù, tạo ra nét đặc trưng độc đáo cho khí hậu của thị xã Bảo
Lộc.
I.2.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
1. Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Do địa hình bị chia cắt nhiều, lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài,
vùng sinh thuỷ rộng nên nguồn nước mặt ở Bảo Lộc khá phong phú. Mật độ sông suối
khá dày, bình quân 0,9-1,2 km/km2, hệ thống sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp
và nhiều ghềnh thác. Bảo Lộc có 3 hệ thống sông chính: hệ thống sông Đại Nga, hệ
thống suối Đại Bình, hệ thống suối Đamb ’ri. Bảo Lộc còn có 4 hồ trữ lượng nước khá
lớn như:
+ Hồ Nam Phương I: trữ lượng 1 triệu m3
+ Hồ Đồng Nai: trữ lượng 10.000m 3
+ Hồ thuỷ điện Lộc Phát: trữ lượng 5.000m 3
+ Hồ Nam Phương II: trữ lượng từ 1,5 đến 1,8 triệu m 3.
- Nước ngầm: Bảo Lộc có trữ lượng nước ngầm lớn và phong phú, với độ sâu
15-25m lưu lượng có thể đạt 0,25-0,3lit/s, độ sâu 60-80m lưu lượng đạt đến 5-10lit/s.
Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Dương Thị Cẩm Hường

Nước có độ khoáng thấp, trung tính, không độc hại cây trồng và sinh hoạt, diện tích có
hệ số dẫn nước 200m3/ngày hầu như phủ kín địa bàn trung tâm thị xã. Theo kết quả
tính toán của trung tân địa lý tài nguyên thì trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng
1.500.000m3/ngày. Bằng giếng nông đường kính lớn: Với độ sâu 15-25m, lưu lượng sẽ
đạt 0.25-0.31/s độ sâu lỗ khoan 60-80m sẽ đạt lưu lượng 5-10l/s mhư vậy có thể dùng
phương thức đào giếng để vừa phục vụ sinh hoạt vừa tưới cho cây công công dài ngày.
2. Tài nguyên đất:
Toàn thị xã có 4 nhóm đất chính được phân như sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chính của Bảo Lộc, thích hợp trồng cây
công nghiệp lâu năm (như cà phê, chè, tiêu), cây ăn quả, dâu tằm và hoa màu. Bao
gồm các loại đất:
+ Đất đỏ vàng trên đá bột kết: phân bố ở phía Tây Bắc xã Lộc Châu và xã Đại Lào.
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: phân bố ở phía Đông và Nam xã Đại Lào.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá bazan: phân bố ở khu vực Kohinda.
+ Đất nâu vàng trên đá bazan: phân bố tập trung ở khu vực nội thị và các xã Lộc
Thanh, xã Lộc Nga.
+ Đất nâu trên đá bazan: phân bố tập trung ở phía Tây Bắc xã Đamb ’ri, đất có độ
dốc lớn, tầng đất mỏng, phía dưới có quặng bauxit.
- Nhóm đất phù sa: có đất phù sa suối: phân bố dọc theo suối Đại Lào, suối Đại
Bình. Được hình thành do sự bồi lắng của sông suối, nhóm đất này thích hợp trồng
dâu, hoa màu, cây ăn quả,…
- Nhóm đất dốc tụ: Tương đối bằng phẳng, thích hợp trồng dâu, lúa, rau,…phân
bố tập trung xã Lộc Châu, xã Đại Lào.
- Nhóm đất đen: Phân bố ven suối, ao hồ.
3. Tài nguyên khoáng sản:
Bảo Lộc được xem là vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khoáng
sản lớn, đa dạng và phong phú. Rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp là ngành kinh
tế mũi nhọn của thị xã.

- Khoáng sản nhiên liệu:
+ Than bùn: Phân bố ở Đại Lào và rải rác trong thị xã, trữ lượng khoảng 800 ngàn
tấn, nhiệt lượng không cao, có khả năng khai thác làm phân bón với công suất
50.000tấn/năm.
+ Than nâu: Được phát hiện ở Đại Lào với 4 vỉa, chất lượng than nâu khá, có thể
khai thác làm chất đốt.
- Khoáng sản kim loại:
+ Quặng Bauxit: Phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc thị xã, tổng trữ lượng của
mỏ là 1.114,5 triệ u tấn.
+ Nhôm: Trữ lượng khai thác cấp 1 mỏ Bảo Lộc khoảng gần 400 triệu tấn, mỏ Tân
Rai khoảng 800 triệu tấn.
+ Thiếc sa khoáng kích thước hạt nhỏ, hàm lượng trung bình trữ lượng không lớn,
phân bố tại các bãi bồi.
+ Diatomic: Tập trung tại xã Đại Lào, có trữ lượng khoảng 64 triệu m3.
Trang 17


×