Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN CÂY HDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.62 KB, 9 trang )

SỬ DỤNG CÂY HDI TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2014
Tóm tắt:
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân
cư, điều này đã được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, vận dụng cây HDI trong đánh giá sự thay đổi chỉ số HDI ở nước ta chưa được
quan tâm đúng mức. Bài viết này sử dụng mô hình cây HDI đánh giá những thành tựu
Việt Nam đạt được trong phát triển con người giai đoạn 1990 – 2014.
Từ khóa: cây HDI, Việt Nam, chất lượng cuộc sống, thành tựu về HDI.
I. Đặt vấn đề
HDI (Human Development Index) là một thước đo tổng hợp về sự phát triển con
người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ, đó là có sức khỏe
dồi dào, có tri thức và thu nhập cao. Từ khi được Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (UNDP) đưa ra vào năm 1990, HDI được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế sử
dụng nhằm đánh giá những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống nhân loại. Bên cạnh việc đưa ra những số liệu thống kê thì việc sơ đồ hóa và mô
hình hóa chỉ số này dưới dạng cây HDI đã tạo điều kiện cho việc đánh giá dễ dàng và
trực quan hơn.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chưa cao, tuy nhiên dưới sự
lãnh đạo nhất quán của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ngày
càng được nâng cao cả về vật chất, học vấn, sức khỏe, tinh thần. Các yếu tố này góp
phần đưa nước ta trở thành quốc gia có HDI thuộc nhóm trung bình mặc dù thu nhập
còn thấp so với nhiều nước có HDI tương đương. Việc sử dụng cây HDI trong đánh giá
thành tựu phát triển con người của Việt Nam giúp chúng ta nhìn nhận trực quan, sinh
động và rõ ràng hơn những kết quả về HDI đã đạt được trong giai đoạn 1990 – 2014.
II. Nội dung
1. Những thay đổi trong xác định HDI giai đoạn 1990 – 2014 và sử dụng cây HDI
trong nghiên cứu chỉ số phát triển con người
1.1. Những điểm mới trong cách xác định HDI giai đoạn 1990 – 2014
Cách xác định chỉ số phát triển con người giai đoạn 1990 – 2014, lấy mốc phân
chia là năm 2010, đã được nhiều tác giả và công trình nghiên cứu, do vậy các công


thức tính toán cụ thể sẽ không được đề cập chi tiết trong bài biết này. Ở đây, tác giả chỉ
phân tích những thay đổi nổi bật nhất để từ đó giải thích cho việc chỉ số HDI của Việt
Nam theo cách tính toán mới bị giảm đi song lại được đánh giá cao hơn.
Trước năm 2010, HDI được tính bằng trung bình cộng giản đơn từ 3 chỉ số thành
phần là I1 - thu nhập (GDP/người, tính theo sức mua tương đương PPP), I 2 - kiến thức


(giáo dục), I3 - sức khỏe (tuổi thọ) và các chỉ số thành phần đều đóng vai trò như nhau
theo công thức:
HDI = 1/3 (I1 + I2 + I3)
Từ năm 2010, HDI không tính theo công thức bình quân cộng giản đơn, mà tính
theo công thức bình quân nhân giản đơn. Bên cạnh đó, các giá trị biên để tính toán HDI
cũng có sự thay đổi so với trước năm 2010 (thường là lấy các giá trị tối đa và tối thiểu
trong các quốc gia được tính toán), đồng thời một số chỉ số sẽ được thay mới nhằm
đảm bảo thể hiện chân thực và rõ ràng hơn về chất lượng cuộc sống của nhân dân. Lúc
này chỉ số HDI được tính như sau:
3 I ∗I ∗I
1
2
3
HDI =
Việc chuyển từ bình quân cộng giản đơn sang bình quân nhân giản đơn nhằm
khuyến khích sự phát triển đồng đều giữa các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và nâng cao
tuổi thọ. Về mặt toán học có thể thấy, khi một số quốc gia có cùng trị số HDI nếu tính
theo bình quân số học giản đơn của 3 chỉ số thành phần giống nhau thì quốc gia nào có
trị số các chỉ số thành phần đồng đều nhau hơn sẽ nhận được trị số HDI tính theo bình
quân nhân giản đơn cao hơn.
Cách tính HDI theo trung bình nhân làm trị số bị giảm đi do khai căn tiệm cận
song sẽ phản ánh sát thực tế hơn.
Trong báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc năm 2015, HDI vẫn được

tính theo trung bình nhân song các giá trị biên để tính HDI lại có sự thay đổi, cách tính
chỉ số giáo dục cũng có sự khác biệt đôi chút, điều này kéo theo giá trị HDI của các
năm trước sẽ được tính toán lại cho thống nhất trong các nghiên cứu.
1.2. Sử dụng cây HDI trong nghiên cứu chỉ số phát triển con người
Cây HDI (HDI tree) là kết quả nghiên cứu của tác giả César A. Hidalgo sau khi
Ủy ban báo cáo phát triển con người mời ông thiết kế đồ họa cho các chỉ số phát triển
con người nhằm mục tiêu là đưa ra cách đơn giản hóa và truyền đạt các chỉ số phát
triển con người một cách trực quan hơn các số liệu thống kê (năm 2009).
Hidalgo và nhóm nghiên cứu đã thiết kế 2 mô hình cây HDI là mô hình nhánh và
mô hình khối. Các màu sắc được lựa chọn để mã hóa cho các chỉ số thành phần là: màu
vàng đại diện cho chỉ số thu nhập, màu đỏ cho chỉ số sức khỏe, màu xanh cho chỉ số
giáo dục.
Việc mã hóa các đối tượng được thể hiện như sau:
- Chiều cao của thân cây thể hiện giá trị HDI tổng hợp, giá trị càng lớn thì thân
cây càng cao và ngược lại.


- Thứ tự các nhánh đi ra từ cây chỉ ra sự đóng góp tương đối của các chỉ số thành
phần. Đối với cây HDI nhánh thì các nhánh phía dưới đóng góp nhỏ, các nhánh phía
trên có sự đóng góp cao hơn vào giá trị HDI. Trong mô hình cây HDI dạng khối thì hầu
hết các khối bên trái có đóng góp nhỏ vào HDI còn các khối bên phải có ảnh hưởng lớn
nhất đến sự gia tăng chỉ số HDI.
- Về giá trị thực tế: đối với mô hình cây HDI dạng nhánh thì chiều dài của các chi
nhánh sau đoạn phân chia (sau đoạn cong) tỉ lệ thuận với các chỉ số thành phần, còn
với mô hình cây HDI dạng khối thì các bên của khối tỉ lệ thuận với giá trị thực tế của
các chỉ số thành phần.
- Màu sắc của thân cây là bình quân của màu sắc các chỉ số thành phần HDI.

Cây HDI dạng nhánh


Cây HDI dạng khối

Hình 1: Hai mô hình cây HDI do Hidalgo thiết kế [1]
Tháng 11 năm 2010, Alex Simoes đã phát triển mô hình cây HDI dạng khối thành
một công cụ trực tuyến, công cụ này xuất hiện lần đầu trên Forbes Online vào năm
2010 và trong báo cáo phát triển con người trên trang web của UNDP năm 2011 cũng
đề cập đến.
Trong báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2015, việc sử dụng cây HDI
trong nhìn nhận sự tăng tưởng chất lượng cuộc sống của dân cư có vai trò quan trọng,
tuy nhiên mô hình cây HDI có sự thay đổi so với các năm trước đó: lúc này, chiều cao
của một thân cây đại diện cho giá trị HDI (thân cây cao hơn = HDI cao hơn), chiều
rộng của một thân cây đại diện cho chỉ số GNI/người (thân rộng hơn = chỉ số GNI lớn
hơn), số lá đại diện cho chỉ số giáo dục (nhiều lá hơn = giáo dục tốt hơn) và màu sắc
của lá cây tượng trưng cho chỉ số sức khỏe (lá xanh hơn = sức khỏe tốt hơn). Mặt khác,
việc quan sát mô hình động của cây HDI trên trang web của UNDP (sự lớn lên của cây,


số lá, màu sắc lá…) còn cho ta thấy sự thay đổi rõ ràng của chỉ số HDI trong hai năm
1990 và 2014.

Hình 2: Mô hình cây HDI được UNDP sử dụng
trong báo cáo phát triển con người năm 2015 [2]
2. Đánh giá thành tựu phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014
dựa trên mô hình cây HDI
Theo cách tính cũ, chỉ số HDI của Việt Nam khá cao, năm 1995, HDI của nước ta
đạt 0,611, đứng thứ 121/174 quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu tính toán; đến 2009
tăng lên 0,725, đứng thứ 107/177. Điều này phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư
nước ta đã có sự cải thiện đáng kể và thứ bậc về chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng
qua các năm.
Đến năm 2010, cách tính HDI có sự thay đổi, do vậy chỉ số này của nước ta cũng

bị điều chỉnh lại và giảm xuống so với cách tính cũ. Mặt khác, lúc này mô hình cây
HDI cũng được nâng cấp thành công cụ trực tuyến (cây HDI dạng khối) nên các giá trị
thành phần được sử dụng để mô hình hóa cũng vận dụng luôn cách tính mới. Tuy
nhiên, có thể thấy: trong giai đoạn 1990 – 2010, các cây HDI của Việt Nam có sự “lớn
lên” khá rõ, thân cây cao hơn, các khối thành phần có sự mở rộng nhanh chóng. Các
chỉ số thành phần và HDI đều được thể hiện ngay trên thân cây và các khối, tuy nhiên
do liên quan đến quá trình tính toán và các công cụ đồ họa nên các giá trị thực đều
được gấp 100 lần để dễ dàng biểu hiện trên thang 100. Điều này cũng không gây khó
khăn hoặc tạo ra ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình nghiên cứu do việc quy đổi sang
giá trị thực rất tiện lợi (ví dụ: chỉ số HDI trên cây năm 2010 của nước ta là 57,2 thì giá
trị HDI thực đạt được là 0,572).
Những thành tựu phát triển con người Việt Nam đạt được trong giai đoạn 1990 2010 (tương đương với sự lớn lên của các cây HDI trong giai đoạn này) được thể hiện
cụ thể qua các cây HDI năm 1990, 1995, 2000, 2005, 2010 như sau:
Năm 1990, tuổi thọ trung bình của dân cư nước ta là 65 tuổi, chỉ số sức khỏe đạt
0,719; số năm đi học kì vọng là 8, số năm đi học thực tế là 4, chỉ số giáo dục đạt 0,354;


GNI/người là 915 USD (tính theo sức mua tương đương), chỉ số thu nhập đạt 0,266.
Giá trị HDI năm 1990 của Việt Nam là 0,407, xếp vào nhóm các nước có chỉ số HDI
thấp trên thế giới.

Hình 3: Cây HDI Việt Nam năm 1990 và các giá trị thành phần
Trong mô hình cây HDI năm 1990 thì chỉ số sức khỏe có hình khối to nhất, điều
đó có nghĩa nó đạt giá trị lớn nhất và có đóng góp quan trọng nhất trong HDI.
Đến năm 1995 và 2000, các cây HDI đã có sự tăng trưởng khá rõ, các khối thành
phần cũng mở rộng hơn, trong đó khối thể hiện cho chỉ số sức khỏe vẫn có diện tích
lớn nhất và đóng góp hàng đầu vào HDI. Năm 2000 cũng đánh dấu chỉ số HDI của
nước ta được xếp vào nhóm trung bình trên thế giới.

Hình 4: Cây HDI Việt Nam năm 1995 và 2000



Thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI chứng kiến sự thay đổi rõ rệt về chỉ số phát triển
con người nước ta, đặc biệt là chỉ số thu nhập vốn có đóng góp khiêm tốn trong GDP.
Các chỉ số thành phần năm 2010 đều thuộc nhóm trung bình trên thế giới. Mặt khác,
thứ bậc xếp hạng chỉ số HDI của nước ta năm 2010 cao hơn thứ bậc xếp hạng
GNI/người (theo sức mua tương đương) 18 bậc (113/169 so với 131/169 quốc gia và
vùng lãnh thổ), điều này cũng cho thấy vai trò của chỉ số giáo dục và tuổi thọ trong mối
quan hệ với HDI.

Hình 5: Cây HDI Việt Nam và các chỉ số thành phần năm 2005 và 2010
Đặc điểm chung của tất cả các cây HDI của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2010
đó là có sự phân hoá khá rõ giữa khối thể hiện chỉ số sức khỏe và hai thành phần còn
lại. Khối sức khỏe có diện tích lớn nhất thể hiện chỉ số sức khỏe đạt giá trị lớn nhất và
góp phần quan trọng nhất trong sự tăng trưởng chỉ số HDI của nước ta, tiếp đến là chỉ


số giáo dục và cuối cùng là tuổi thọ. Một điều đáng lưu ý là hình khối thể hiện chỉ số
số năm đi học thực tế của nước ta (màu xanh nhạt cạnh khối chỉ số giáo dục) hầu như
không có sự thay đổi đáng kể và thực tế là giá trị chỉ tăng nhẹ từ 4 lên 5 năm, điều đó
cho thấy số năm đến trường của nước ta còn thấp và tại thời điểm năm 2010 thì chúng
ta mới tiến hành phổ cập xong giáo dục tiểu học.

Hình 6: Giá trị các chỉ số thành phần và
HDI Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014 [3]
Trong báo cáo phát triển con người của Việt Nam năm 2015, do cách tính chỉ số
giáo dục và các giá trị biên để tính HDI của Liên hợp quốc có sự thay đổi nên giá trị
HDI của nước ta cũng có sự điều chỉnh song nhìn chung tất cả các trị số thành phần và
HDI đều có những chuyển biến tích cực.
Năm 2014, tuổi thọ trung bình của dân cư nước ta là 75,8, chỉ số sức khỏe là

0,858; số năm đi học kì vọng là 11,9, số năm đi học thực tế là 7,5, chỉ số giáo dục là
0,581; GNI/ người là 5092 USD (theo sức mua tương đương), chỉ số thu nhập là 0,594.
Giá trị HDI là 0,666, đứng thứ 116/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hạng El
Salvador và Cộng hòa Nam Phi, thuộc nhóm nước có HDI trung bình trên thế giới.
Trong giai đoạn 1990 – 2014, giá trị HDI Việt Nam tăng từ 0,475 lên 0,666, tăng
40,2% và mức tăng trung bình gần 1,1%/năm. Về các trị số thành phần: tuổi thọ trung
bình tăng 5,3 tuổi; số năm đi học kì vọng tăng 4,2 năm, số năm đi học thực tế tăng 3,6
năm, GNI/người tăng 3,6 lần, từ 1410 USD lên 5092 USD/người. Những thành tựu này
có thể nhận thấy khi quan sát cây HDI năm 1990 và 2014 của nước ta.


Hình 7: Cây HDI Việt Nam năm 1990 và 2014 (UNDP, 2015)
So với năm 1990, cây HDI năm 2014 cao hơn thể hiện trị số HDI tăng lên, thân
cây rộng hơn đáng kể thể hiện giá trị GNI/người tăng nhanh, số lá trên cây dày đặc hơn
thể hiện chỉ số giao dục đạt nhiều thành tựu và lá có màu sẫm hơn thể hiện tuổi thọ
trung bình của dân cư ngày càng cao.
Như vậy, dù sử dụng mô hình cây HDI tĩnh (dạng khối) hoặc mô hình động theo
UNDP thì chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy được những thành tựu trong phát triển con
người của Việt Nam qua các năm. Việc đưa cây HDI trở thành một trong những công
cụ nhằm đánh giá sự thay đổi về trị số HDI và các chỉ số thành phần của nó ngày càng
trở nên hữu hiệu và có ý nghĩa trong việc nghiên cứu vấn đề này.
III. Kết luận
Trong giai đoạn 1990 - 2014, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong phát triển con người, các chỉ số thành phần đều gia tăng nhanh, trị số HDI tổng
hợp tăng 1,4 lần. Tuy trong giai đoạn trên, cách xác định HDI có nhiều thay đổi làm
cho giá trị phải điều chỉnh liên tục nhưng ngày càng phản ánh sát thực tế bức tranh chất
lượng cuộc sống của nhân dân ta. Bài viết sử dụng các mô hình cây HDI để đánh giá
những kết quả trong việc phát triển con người nước ta, thông qua việc phân tích sự tăng
trưởng của cây HDI về độ cao, bề rộng, diện tích các khối chỉ số thành phần, số lá cây,
màu sắc của lá mà chúng ta nhận thấy vai trò của các nhánh (thành phần) trong cấu trúc

cây HDI, thấy được chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được nâng cao. Có thể
nói, cây HDI là một trong những công cụ trực quan, truyền tải rõ ràng, chi tiết và sinh
động về những thành tựu trong phát triển con người của Việt Nam trong 25 năm qua.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cesar A. Hidalgo (2009), Case study – The development of the HDI tree.
[2] UNDP (2015), Human Development Report 2015.
[3] UNDP (2015), Human Development Report 2015 of Vietnam.
[4] UNDP (2015), Technical notes - Calculating the human development indices,
graphical presentation.
[5] Viện khoa học công nghệ - Tổng cục thống kê (2012), Phương pháp và quy
trình tính chỉ số phát triển con người cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố của Việt
Nam, Hà Nội.

USED HDI TREE TO ASSESS VIETNAM’S HUMAN DEVELOPMENT
ACHIEVEMENTS IN THE PERIOD 1990 - 2014
Abstract:
Vietnam has made many achievements in improving the quality of life of citizens,
which has been mentioned a lot in the research at home and abroad. However, applying
the HDI tree in evaluating the changes in Vietnam's HDI has not been proper attention.
This article uses the model HDI tree to assess the Vietnam’s human development
achievements from 1990 to 2014.
Keywords: HDI tree, Vietnam, quality of life, achievements of HDI.

THÔNG TIN TÁC GIẢ
ThS. TÒNG THỊ QUỲNH HƯƠNG
Cơ quan công tác: Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc.
Địa chỉ cơ quan: Tổ 2, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.




×