Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thực tập khoa quản trị doanh nghiệp đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.94 KB, 17 trang )

1
PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp – INVESTCORP là
công ty xây dựng hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng cơng trình cơng nghiệp,
được thành lập từ năm 2004 với tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây
dựng 1 Hà Nội. Với phương châm “An toàn – Chất lượng – Tiến độ – Thân thiện với môi
trường”, trong quá trình hoạt động Cơng ty đã trực tiếp thi cơng và hồn thành xuất sắc
nhiều cơng trình lớn vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài.
Với đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ kỹ
thuật trình độ cao và trách nhiệm, lực lượng công nhân lành nghề, Công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mơ hoạt
động ra tồn quốc. Nhờ sự nỗ lực phát triển không ngừng và bề dày kinh nghiệm trong
ngành xây dựng, đến nay Công ty đã tạo được vị thế vững chắc và nhận được sự tín
nhiệm sự tín nhiệm của các đối tác trong nước và quốc tế, trở thành sự lựa chọn hàng đầu
trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP
 Tên doanh nghiệp:
- Tên chính thức: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp.
- Tên giao dịch tiếng Anh: Investment and Development Construction Industrial
Corporation.
- Tên viết tắt: INVESTCORP.
 Địa chỉ:
- Địa chỉ ĐK: SN73A, ngách 139/27, đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận
Cầu Giấy, TP Hà Nội.
- VPGD: Phòng 801A, tòa nhà FLC Landark Tower, đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ
Liêm, TP Hà Nội.



2

 MST: 0104976614
 Liên hệ:
- Điện thoại: (84-4) 3795 5050 – 3566 8888
- Fax: (84-4) 3795 5151
- Email:
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.1.2.1 Chức năng
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp là công ty chun về
lĩnh vực xây dựng dân dụng, cơng trình Công nghiệp, đầu tư, tư vấn thiết kế xây dựng và
cung cấp những tòa nhà đáp ứng nhu cầu, sự hài lòng của khách hàng cả về chất lượng,
giá cả, thiết kế. Mang đến một phong cách khác biệt và độc đáo tới khách hàng.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty với phương
châm năm sau cao hơn năm tnrớc. Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các
khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt cơng tác quản lý lao động, đảm
bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề
cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
- Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo
đúng tiến độ sản xuất. Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng.
- Làm tốt công tác bảo vệ an tồn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ mơi trường.
1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công
nghiệp


3


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG
KINH TẾ
KỸ
THUẬT

ĐỘ
I
XD
SỐ
1

ĐỘ
I
XD
SỐ
3

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHỊNG
PHÁT
TRIỂN

DỰ ÁN

ĐỘ
I
XD
SỐ
6

ĐỘ
I
XD
SỐ
8

PHỊNG
TÀI
CHÍNH KẾ
TỐN

ĐỘ
I
XD
SỐ
9

ĐỘ
I
XD
SỐ
10


ĐỘ
I
XD
SỐ
12

PHỊNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

ĐỘ
I
XD
SỐ
16

ĐỘ
I
XD
SỐ
18

Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp là công ty cổ phần đa
hữu về vốn, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần; Hội đồng bổ nhiệm Tổng Giám Đốc.
Tổng giám đốc bổ nhiệm các Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo các phịng ban chức năng và
các đội trưởng.


ĐỘ
I
XD
SỐ
22


4

Tổng giám đốc tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật.
Trong hoạt động thi công xây lắp, công ty giao cho các đơn vị, đội sản xuất đảm nhận
thi cơng trực tiếp tại cơng trình. Cơng ty quản lý, giám sát về chất lượng, tiến độ, an tồn
lao động và tài chính. Đối với các cơng trình có quy mơ lớn, Cơng ty lập ban điều hành,
trực tiếp tổ chức triển khai thi công.
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng cơng trình đường sắt và đường bộ.
- Xây dựng cơng trình cơng ích.
- Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác.
- Phá dỡ.
- Chuẩn bị mặt bằng.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Lắp đặt hệ thống cấp thốt nước, lị sưởi và điều hịa khơng khí.
- Hồn thiện cơng trình xây dựng.
- Hoạt động xây dựng chun dụng khác.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị cơng nghiệp.
1.2 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Biến động về số lượng và chất lượng lao động tại công ty cổ phần và đầu

tư phát triển xây dựng cơng nghiệp.
Đơn vị: Người
Năm 2012

Trình độ

Số

Tỷ lệ

Năm 2013
Số

Tỷ lệ
(%)
9,78
66,6

Năm 2014
Số
lượng
11
65

Tỷ lệ

Sau đại học
Đại học/ cao đẳng

lượng

9
62

(%)
9,38
64,58

lượng
9
61

(%)
10,89
64,36

Trung cấp/ trung cấp nghề
Lao động phổ thơng
Tổng số lao động

19
6
96

19,79
6,25
100

17
18,48
20

19,8
5
5,43
5
4,95
92
100
101
100
(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính)


5

NOTE: bộ phân thi công không trực thuộc quản lý của doanh nghiệp mà được th
ngồi theo hình thức giao khốn nên khơng có trong thống kê nhân sự của doanh nghiệp
Từ bảng số liệu 1.1 ta thấy rằng lực lượng lao động của cơng ty chủ yếu có trình độ
đại học. Ngoài ra, toàn bộ thành viên ban giám đốc, các trưởng phịng ban đều có trình độ
đại học và trên đại học. Như vậy, xét về mặt trình độ lao động có thể thấy chất lượng lao
động của cơng ty là tốt, có trình độ cao, thỏa mãn u cầu, địi hỏi tính chun mơn của
cơng việc. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm tới hơn 60% đây là lực lượng có chất
lượng, có tiềm lực và là cơ sở để cơng ty có thể phát triển mạnh. Bên cạnh đó một bộ
phận lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp lực lượng này có ảnh hưởng nhất đinh
đến q trình hoạt động của công ty.
1.2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của Cơng ty cổ phân đầu tư
và phát triển xây dựng công nghiệp
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu


Năm 2012

Số người

Cơ cấu

Năm 2013

Số người

(%)
2.Giới tính
Nam
Nữ
3.Độ tuổi
Dưới 25
25- 35
Trên 35

79
17

82,29
17,71

81
11

19
54

23

19,79
56,25
23,96

25
46
21

Cơ cấu
(%)
88,04
11,96

Năm 2014

Số người

85
16

Cơ cấu
(%)
84,16
15,84

27,17
24
23,76

50
55
54,46
22,83
22
21,78
(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính)

Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy rằng tỷ lệ lao động nam của công ty ln ở mức cao, điều
này hồn tồn phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp xây dựng với điều kiện công việc
nặng nhọc, áp lực cao và phải di chuyển thường xuyên. Các lao động nữ của công ty chủ
yếu làm việc tại văn phòng như phòng tổ chức hành chính hay phịng nhân sự.
Nhân lực của cơng ty chủ yếu là những người trẻ có độ tuổi từ 25-35 tuổi. Đây là lực
lượng lao động chính của cơng ty với trình độ chun mơn cao và sự nhiệt tình, năng
động của tuổi trẻ giúp cơng ty đạt được các mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển.


6

1.3 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và
phát triển xây dựng công nghiệp.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Cơ cấu vốn

Năm 2012
Số tiền


Năm 2013
Tỷ lệ

Năm 2014
Số tiền

Tỷ lệ

18

(%)
32,61

21.2

(%)
35.33

38.8

64.67

Số tiền

Tỷ lệ

Vốn cố định

16.7


(%)
33

Vốn lưu động

33.9

67

37.2

67.39

Tổng

50.6

100

55.2

100
60
100
(Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn)

Qua bảng số liệu 1.3 ta thấy tổng số vốn của công ty năm 2014 tăng 8,7% so với
năm 2013, điều này cho thấy công ty đã đạt được những kết quả khả qua trong kinh
doanh. Nhìn chung, vốn lưu động ln chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm 2012 2014 cho thấy tốc độ vòng quay của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt, công ty
kinh doanh tương đối hiệu quả trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Đây cũng là một

lợi thế rất lớn cho công ty trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
1.3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư
và phát triển xây dựng công nghiệp.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

Năm 2012

Cơ cấu
nguồn vốn

Số tiền

Tỷ lệ

Vốn chủ sở hữu

28,3

(%)
55.93

Vốn vay

19

Vốn khác
Tổng


Năm 2013
Số tiền

Tỷ lệ

29.8

(%)
53.98

37.55

19.6

3.3

6.52

5.8

50.6

100

55.2

Năm 2014
Số tiền

Tỷ lệ


36.7

(%)
61.17

35.51

18.8

31.33

10.51

4.5

7.5

100
60
100
(Nguồn: Phịng Tài chính kế toán)


7

Qua bảng 1.4 ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của
công ty là vốn chủ sở hữu (61,17% năm 2014) cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của
cơng ty là khá tốt trong giai đoạn kinh tế lạm phát và suy thối hiện nay, khi khơng dễ
dàng để có thể vay vốn từ ngân hàng hay các quỹ tín dụng khác cùng với mức lãi suất trần

ngất ngưởng và luôn biến động khó lường. Tuy nhiên để cơng ty nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, cơng ty cần có các giải pháp để huy động vốn nhiều hơn và tiết kiệm tối
đa chi phí cho lãi suất ngân hàng.
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát
triển xây dựng công nghiệp.
Đơn vị: Đồng
STT Chỉ tiêu
Mã Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp 01
20.560.300.000 21.453.900.000 22.768.700.000
dịch vụ
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02 1.028.015.000 1.013.430.000 1.035.300.000
3
Doanh thu thuần về bán hàng và 10
19.532.285.000 20.440.470.000 21.733.400.000
cung cấp dịch vụ (10=01-02)
4
Giá vốn bán hàng
11 15.420.225.000 16.230.113.000 16.650.500.000
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20
4.112.060.000 4.210.357.000 5.082.900.000
cung cấp dịch vụ (20= 10-11)
6

Doanh thu hoạt động tài chính
21 181.536.996
201.135.500
205.129.540
7
Chi phí tài chính
22 616.809.000
654.768.000
675.980.000
9
Chi phí quản lý kinh doanh
24 1.953.228.500 2.098.787.900 2.013.987.650
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30
1.260.952.746 1.657.936.600 2.598.061.890
kinh doanh (30= 20 +21 – 22 – 24)
13
Lợi nhuận khác
40 2.462.322.286 2.565.665.600 2.767.870.768
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước 50
3.723.275.032 4.223.602.200 5.365.932.658
thuế (50 = 30 +40)
15
Chi phí thuế thu nhập doanh 51
930.818.758
1.055.900.550 1.341.483.165
nghiệp
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60

2.792.456.274 3.167.701.650 4.024.449.494
doanh nghiệp (60 = 50 – 51)
(Nguồn: Phòng Tài chính kế tốn)


8

Nhận xét: Thơng qua bảng số liệu 1.5, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của Cơng
ty đã có những thay đổi trong 3 năm qua.
- Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Doanh
thu năm 2013 tăng 893,6 triệu đồng chiếm 104,35 %so với doanh thu năm 2012, còn năm
2014 tăng lên so với năm 2013 số tiền là 1314,8 triệu đồng chiếm 106,13%.
- Lợi nhuận của Công ty trong 3 năm qua cũng thấy có những chuyển biến tích cực.
Ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Cơng ty trong năm 2013 tăng lên 375,25 triệu đồng
so với năm 2012 chiếm 113,44%. Sang năm 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tang lên đến
856,75 triệu đồng chiếm 127,05% so với năm 2013.
Nhìn chung, trong thời kì khó khăn của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành xây
dựng nói riêng thì những kết quả kinh doanh của Cơng ty ở trên là khá khả quan, phần
nào cho thấy đựơc hiệu quả trong các công tác quản trị của Công ty. Đây sẽ là bước đà
quan trọng cho sự phát triển bền vững trong tưong lai.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
DOANH NGHIỆP
2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp
Ngay từ đầu năm, tất cả các mục tiêu và chương trình hành động cụ thể đều được Hội
đồng quản trị đặt ra rất rõ ràng để Ban giám đốc nắm được từ đó có kế hoạch triển khai,
phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban nhằm đạt được mục tiêu do Hội đồng
quản trị đề ra.

Nắm bắt được tình trạng của nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản cụ thể là
nhu cầu xây dựng đang ngày một giảm sút, một trong những mục tiêu mà Hội đồng quản
trị đặt ra cho Ban giám đốc là nhanh chóng hồn thiện các dự án cịn dang dở và cân nhắc,


9

tính tốn, lựa chọn thật kỹ tính khả thi cả về mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường… đối với
các dự án mới nhằm hạn chế rủi ro.
2.1.2 Chức năng tổ chức
Khi thực hiện các dự án, căn cứ vào các chức năng của từng phòng ban mà Ban giám
đốc sẽ phân rõ các nhiệm vụ cụ thể, trong quá trình thực hiện dự án sự phối hợp hoạt
động giữa các phòng ban cũng là rất chặt chẽ và linh hoạt đảm bảo được tính hiệu quả
cao.
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo cơ cấu chức năng với mỗi bộ phận
phụ trách những nhiệm vụ riêng. Tuy mơ hình này dễ kiểm sốt, tn thủ ngun tắc
chun mơn hóa và tương đối ngọn nhẹ nhưng vẫn cịn những bất cập tồn tại như:
- Cơng ty chưa có bộ phận riêng biệt tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi trường
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dị thị trường,
khách hàng.
- Phân quyền chưa phù hợp với năng lực và trình độ chun mơn của nhân viên, cơng
ty giao nhiệm vụ cho nhân viên thường dựa vào bằng cấp mà chưa chú ý tới sở trường và
phẩm chất của họ do vậy chưa phát huy tối đa năng lực của nhân viên.
- Hiện nay cơng ty vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về tiêu chuẩn của cán
bộ quản trị các cấp. Việc đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thời gian công
tác.
2.1.3 Chức năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp được phát huy rất tốt,
tạo dựng được uy tín trong doanh nghiệp đặc biệt là ban giám đốc luôn là tấm gương về
tác phong và thái độ làm việc nghiêm túc. Ngoài sự am hiểu sâu sắc về mặt chuyên môn,

nhà quản trị của doanh nghiệp còn hiểu rất rõ những nhân viên dưới quyền và có những
hình thức khen thưởng cũng như xử phạt công bằng tạo được môi trường làm việc thuận
lợi, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên.
Tuy nhiên, việc lãnh đạo, tổ chức ở các phòng ban cịn chồng chéo, chưa hiệu quả.
Ban giám đốc phải ơm đồm quá nhiều việc đôi khi dẫn đến quá tải.
2.1.4 Chức năng kiểm soát
Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong q trình hoạt động có rất nhiều
công việc cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tiến độ và chất lượng cơng
trình cũng như bảo vệ tài sản, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.


10

Tuy nhiên, chức năng kiểm soát thực hiện với hiệu quả thấp hơn. Việc đánh giá, kiểm
tra chưa mang lại kết quả tích cực, nhiều lúc những thành quả đạt được khơng phù hợp
với kế hoạch đề ra trước đó, nhưng ở Cơng ty vẫn chưa có biện pháp sữa chữa, quá trình
giám sát chưa phát hiện được những sai sót trong lúc thực hiện các hành động. Để khắc
phục được tình trạng này, các nhà quản trị nên chú trọng bám sát các tiêu chuẩn và hệ
thống đo lường hiệu quả hơn. Cần giám sát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động trong Cơng
ty, tiến độ hồn thành cơng việc của một nhân viên hay một tổ chức theo thời gian.
2.1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Thơng tin có vai trị quan trọng đối với các quyết định của nhà quản trị. Để có được
các thơng tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho các quyết định quản trị thì cơng ty đã tiến
hành thu thập cả thông tin bên trong và bên ngồi doanh nghiệp
Các thơng tin sau khi thu thập sẽ được các bộ phận liên quan tiến hành xử lý và trình
lên giám đốc. Trên cơ sở các thơng tin thu thập và được xử lý, Tổng giám đốc sẽ tiến
hành ra các quyết định quản trị trực tiếp đến các bộ phận, phịng ban, cá nhân có liên quan
hoặc thơng qua các phó giám đốc, trưởng phịng rồi truyền đạt tới nhân viên.
Tuy nhiên, quá trình thu thập thông tin chưa thực sự tốt, chưa thực sự nhất qn giữa
các phịng ban, gây chậm trễ cho q trình quản trị, ra quyết định, đôi khi mất đi cơ hội

kinh doanh của công ty.
2.2 Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.2.1 Tình thế mơi trường chiến lược
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt khoảng 6.68%, lạm phát
ngày càng tăng. So với 2014 là 5.98% và năm 2013 là 5.4%, đây là tín hiệu đáng mừng
cho nền kinh tế Việt Nam và cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Môi trường chính trị- pháp luật: Việt Nam là một trong số những nước có mơi trường
chính trị ổn định. Sự ổn định về chính sách, sự nhất quán về đường lối luôn hấp dẫn các
nhà đầu tư trong nước cũng nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong xu thế mở cửa sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
kinh doanh. Đây là cơ hội cho Công ty CP đầu tư và phát triển xây dựng cơng nghiệp có
thêm nhiều nhà đầu tư và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn
Môi trường công nghệ: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển giúp nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Công ty cũng đang nỗ lực trong việc tiếp thu và
sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
2.2.1.2. Môi trường ngành:


11

Khách hàng: Hiện nay, nhóm khách hàng chính của cơng ty là các cơng trình được
cấp vốn ODA, các khu cơng nghiệp, các hộ gia đình…
Nhà cung ứng: Nhà cung ứng ngun vật liệu chính cho Cơng ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Xây dựng Công nghiệp là nhà máy xi măng Hải Phịng, Thép Simco, bê tơng
Việt Úc…cơng ty tạo mối quan hệ làm ăn với các nhà cung ứng trên để thực hiện làm ăn
lâu dài, nhưng do quá phụ thuộc vào các nhà cung ứng đó nên vẫn cịn một số hạn chế
gặp phải. Ngồi ra, cũng cần nhắc tới vai trò quan trọng của nhà cung cấp về vốn của
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Cơng nghiệp, đó là các cổ đông của công
ty, các ngân hàng như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETINBANK), Ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam( BIDV) - Chi nhánh Đông Đô, Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân Đội….
Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Xây dựng Cơng nghiệp có thể kể đến như: Công ty CP đầu tư XD và TM Tam
Sơn, Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Kinh Doanh Địa Ốc Hịa Bình, Cơng Ty Xây Dựng
Cơng Trình Giao Thơng 501, Cơng ty Cổ phần Xây Dựng Phục Hưng Holdings… Các
cơng ty này đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng do vậy Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Xây dựng Công nghiệp cần tập trung nghiên cứu nhằm tận dụng tốt các lợi
thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2.2. Hoạch Định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị
trường.
Mục tiêu hàng đầu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp
giai đoạn 2015-2017 là trở thành thương hiệu số 1 trên thị trường. Ngồi mục tiêu hàng
đầu đó, các mục tiêu khác của cơng ty cũng đóng một vai trị vô cùng quan trọng: Mục
tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận; mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và đem lại
sự hài lòng cho khách hàng.
Để đạt được các mục tiêu này doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cạnh tranh
hiệu quả trên cơ sở tập trung nghiên cứu môi trường ngành và phát huy các điểm mạnh
của mình về chất lượng, phong cách và giá cả cạnh tranh.


12

Trong thời gian tới, để tăng cường chiến lược cạnh tranh, cơng ty đang có chiến lược
mở rộng quy mơ cũng như tăng số lượng các chi nhánh đại lý của mình ở một số tỉnh
thành như: Hải Dương, Thanh Hóa,…cũng như phát triển chiều sâu của tuyến sản phẩm.
2.2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Cơng nghiệp
đó là chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của công ty được sản xuất một cách an toàn và
phong cách nhất, đảm bảo sự hài lịng của khách hàng. Bên cạnh đó, cơng ty cũng được

đánh giá cao bởi sự đa dạng trong cách thức xây dựng, hoàn thành tiến độ, sáng tạo trong
cách thiết kế... Đây là những lợi thế cạnh tranh quan trọng mà công ty cần phát huy nhằm
tăng quy mơ và vị thế trên thị trường. Bên cạnh đó cơng ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt
tình với công việc cũng như am hiểu thị trường và khách hàng. Ngồi ra, cơng ty ln chủ
động được nguồn ngun vật liệu đầu vào sẽ là những năng lực cạnh tranh cần thiết giúp
cơng ty có thể đứng vững và phát triển trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Tuy nhiên, các lợi thế của công ty vẫn chưa đủ khả năng giúp công ty đạt được năng
lực cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác, công tác nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty chưa được quan tâm chú trọng đúng mức dẫn đến việc
công ty bỏ qua nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh
2.3 Công tác quản tác nghiệp của doanh nghiệp
2.3.1. Quản trị mua
Công tác mua hàng của công ty được đánh giá là đã thực hiện tốt, Công ty Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Xây dựng Cơng nghiệp đã làm tốt q trình này do đã đảm bảo được
các yếu tố quan trọng sau:
Thứ nhất, Hoạt động mua hàng được thực hiện và quản lý một cách chi tiết và rõ ràng
với ba nhiệm vụ chính là quản lý giá thành, quản lý bản vẽ, quản lý nhà cung cấp. Mỗi
nhiệm vụ được cụ thể hóa thành từng quy trình rõ ràng với các tiêu chuẩn cụ thể.


13

Thứ hai, Số lượng vật liệu cần mua được xác định dựa trên tình hình tiêu thụ cùng kỳ
các năm trước, căn cứ vào từng dự án xây dựng và dự báo thay đổi nhu cầu theo từng
năm, do đó giảm được tình trạng thiếu, thừa nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng
Thứ ba, chất lượng hàng mua phù hợp với nhu cầu sản xuất của công ty do Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển xây dựng công nghiệp. rất chú trọng khâu lựa chọn nhà cung
ứng, công ty chỉ lựa chọn các nhà cung ứng uy tín và thường xuyên đánh giá lại các nhà
cung ứng. Tiếp đó là chất lượng hàng mua được kiểm định chặt chẽ bởi bộ phận quản lý
chất lượng rồi mới đưa vào sản xuất.

2.3.2. Quản trị bán hàng
Do loại hình kinh doanh của công ty rất đặc thù nên việc bán hàng rất đặc trưng, việc
xây dựng kế hoạch cung cấp sản phẩm xây dựng của mình tới tay khách hàng được cơng
ty tổ chức một cách cẩn thẩn, có kế hoạch cụ thể ở từng thời điểm. Ngoài đội ngũ nhân
viên bán hàng trực tiếp tại doanh nghiệp, công ty cịn bố trí một đội ngũ nhân viên bán
hàng nữa tại Sở kế hoạch đầu tư. Đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp là những người
được công ty lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ khâu tuyển dụng, tất cả đã được đào tạo chính
quy hoặc có kinh nghiệm và đều là những người có tinh thần và trách nhiệm cao trong
cơng việc cũng như u thích cơng việc kinh doanh. Ngồi ra, hoạt động kiểm sốt bán
hàng được cơng ty tiến hành một cách thường xuyên và liên tục trên cơ sở các hợp đồng
xây dựng, kết quả bán hàng của nhân viên nhằm thấy được kết quả cũng như những vấn
đề cịn tồn tại trong cơng tác bán hàng, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý một cách kịp
thời nhằm đạt được các mục tiêu bán hàng đề ra.
Tuy nhiên, Cơng ty chưa đưa ra chính sách cụ thể cho khách hàng mới để phân biệt
với nhà cung ứng cũ. Chính sách về mức giá, mức chiết khấu, thời gian thanh toán chưa
cụ thể nên chưa khuyến khích khách hàng mới cũng như giữ chân các nhà cung cấp
truyền thống.
2.3.3 Dữ trữ hàng hóa


14

Có thể thấy, với đặc thù ngành của doanh nghiệp là xây dựng và phát triển công
nghiệp nên dự trữ hàng hóa ở đây chủ yếu là nguyên vật liệu và thiết bị kỹ thuật. Trên cơ
sở tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như nhu cầu của thị trường, công ty
tiến hàng công tác dự trữ hàng hóa. Nhìn chung thì cơng tác dự trữ của công ty khá tốt và
ổn định. Công ty tiến hành tổ chức dự trữ hàng hóa bao gồm các hoạt động tổ chức hệ
thống kho dự trữ hàng hóa, tổ chức dự trữ hàng hóa về mặt giá trị và hiện vật. Tất cả
nguyên vật liệu và thiết bị kĩ thuật đều được bộ phận kho vận của công ty tiến hành bảo
quản cẩn thận theo đúng các tiêu chuẩn đề ra. Các nguyên vật liệu và thiết bị trước khi

xuất kho đều được công ty cẩn thận tiến hành kiểm tra lại nhằm đảm bảo cung cấp kịp
thời cho quá trình xây dựng, lắp ráp. Đặc biệt, doanh nghiệp xây dựng được mối liên kết
lâu dài với nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị uy tín nên có thể chủ động trong
mọi tính huống.
2.4

Cơng tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp

2.4.1. Phân tích cơng việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp rất coi trọng yếu tố con
người vì đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của công ty. Do đó, cơng ty ln tạo
điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Qua các năm số lượng nhân viên tăng dần, hiên tại đội ngũ nhân viên là 96 người với
trình độ và chun mơn tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc. Các vị trí trong cơng ty ln
nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc. Tuy nghiên, với đa số nhân viên vẫn
cịn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh doanh nên công ty
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Tuyển dụng nhân lực
Cơng tác tuyển dụng nhân lực được công ty xây dựng theo một quy trình cụ thể, đảm
bảo tuyển được các lao động phù hợp nhất với doanh nghiệp. Các nhân viên sau khi trúng
tuyển sẽ được công ty tiến hành đào tạo lại nhằm phù hợp với tình hình hoạt động của
cơng ty. Ngồi ra cơng ty cũng thường xun tiến hành đánh giá năng lực làm việc của


15

nhân viên trên cơ sở công việc của họ từ đó có các quyết định trong bố trí, đào tạo và sử
dụng lao động một cách hợp lý.
2.4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Căn cứ vào bản phân tích nhu cầu đào tạo, Phịng hành chính nhân sự lập Kế hoạch

đào tạo – bồi dưỡng cán bộ cho năm kế tiếp.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải sửa đổi lại Kế hoạch đào tạo cho
phù hợp với tình hình thực tế, Phịng hành chính nhân sự sẽ phối hợp cùng với các
Trưởng bộ phận thực hiện hoặc Trưởng bộ phận gửi nhu cầu đào tạo của bộ phận mình về
Phịng hành chính nhân sự xem xét trước khi lập kế hoạch.
Cơng ty có 2 hình thức đào tạo tại doanh nghiệp chủ yếu là nhân viên cũ kèm nhân
viên mới và gửi đi đào tạo ở bên ngoài doanh nghiêp (đào tạo chuyên sâu), ở các tổ chức
hoặc doanh nghiệp khác áp dụng khi doanh nghiệp nhập thêm những máy móc thiết bị
hiện đại mà đội ngũ nhân lực hiện tại chưa đủ trình độ để vận hành.
2.4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Nhìn chung đa số nhân viên trong cơng ty đều hài lịng với cơng việc cũng như các
chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty đang thực hiện (tiền lương, khen thưởng, các
khoản phúc lợi,…hay các chương tham quan du lịch, chương trình tình nguyện, thăm hỏi
gia đình nhân viên,…). Đây là sự lỗ lực cố gắng hết mình của Ban giám đốc cơng ty cũng
như các nhân tồn thể nhân viên công ty.
2.5 Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
2.5.1. Quản trị dự án
Hiện tại, công ty đang triển khai nhiều dự án lớn như dự án đầu tư dự án mở rộng sân
bay tại Lào, Dự án Xây dựng Nhà máy lắp ráp đèn LED Tam Kim, Dự án Xây dựng Nhà
máy số 3 - Công ty TNHH Valqua Việt Nam,… Công tác quản trị dự án của công ty luôn
được chú trọng, quan tâm. Các dự án của công ty đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, được


16

lên kế hoạch cụ thể và luôn được công ty đầu tư về tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu
một cách đầy đủ và kịp thời nhất.
Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan bên ngoài cũng như những yếu tố ở chính bên
trong cơng ty mà cơng tác quản trị dự án của cơng ty vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, yếu
kém dẫn đến tình trạng một số dự án còn chậm tiến độ gây tốn kém về thời gian, chi phí

và ảnh hưởng đến uy tín của công ty với khách hàng và đối tác.
2.5.2. Quản trị rủi ro
Kinh doanh trong môi trường đầy biến động như hiện nay đồi hỏi tất cả công công ty
đều phải quan tâm chú trọng đến công tác quản trị rủi ro. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Xây dựng Công nghiệp cũng như vậy, công ty đã chú trọng công tác nghiên cứu thị
trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, không chỉ vậy cơng ty cịn nghiên
cứu tới tình hình kinh doanh sản xuất của nhà cung ứng nhằm kịp thời xử lý các tình
huống bất ngờ. Ngồi ra cơng ty cũng nghiên cứu các chính sách pháp luật và quy định
của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh. Công ty cũng thường xun tiến hành cơng tác
phân tích, nhận định các biến động và nguy cơ có thể gây ra các tổn thất cho doanh
nghiệp trong q trình kinh doanh
Tuy nhiên cơng ty vẫn cịn một số hạn chế như chưa có quỹ dự phòng rủi ro, khi rủi ro
xảy ra nhà quản trị trực tiếp đưa ra các biện pháp khắc phục mà chưa có kế hoạch cụ thể.


17

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Từ những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp, em xin đề xuất hướng đề tài khóa
luận như sau:
Đề tài 1: Hồn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Xây dựng Công nghiệp
Đề tài 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây
dựng Công nghiệp
Đề tài 3: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Xây dựng Công nghiệp




×