KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
----------
TIỂU LUẬN
Quan hệ công chúng và phương tiện Truyền thông mới
Đề tài: Lập Kế hoạch truyền thôngvận động cho Luật Phòng chống
tác hại thuốc lá trên các phương tiện truyền thông mới
Học viên:
Lớp: Cao học QHCC
Hà Nội, tháng 4/2013
1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................3
1. Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6
NỘI DUNG.......................................................................................................7
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................7
1.1. Khái niệm phương tiện truyền thông mới.....................................................7
1.2. Khái niệm mạng xã hội……………………………………………………
1.3. Khái niệm Blog và Facebook........................................................................8
Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ...................................13
2.1. Giới thiệu chung..........................................................................................13
2.2. Thực trạng...................................................................................................16
2.2.1. Ưu điểm....................................................................................................17
2.2.2. Nhược điểm..............................................................................................18
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG PR HIỆU QUẢ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐH Y TẾ CÔNG CỘNG……………
2
3.1. Lắng nghe, tìm hiểu về mạng xã hội...........................................................13
3.2. Đào tạo và bổ sung nhân lực.......................................................................16
3.3. Tạo diễn đàn trên mạng xã hội....................................................................16
3.4. Chăm sóc hình ảnh nhà trường trên mạng...................................................16
3.5. Xây dựng hệ thống blog và chăm sóc các mối QH với các blogger khác...16
3.6. Triển khai hoạt động trên các diễn đàn…...................................................16
3.7. Quản trị website...........................................................................................16
3.8. Quản lý thông tin.........................................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................29
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Sau hơn 10 năm thành lập, Trường Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC) trở
thành một thương hiệu được đông đảo công chúng biết tới. Ngoài việc thành công
trong lĩnh vực đào tạo các lĩnh vực y tế công cộng, nhà trường cũng rất chú trọng và
phát huy các hoạt động truyền thông. Hiện nay, trường ĐHYTCC được biết đến như
một trường Đại học hàng đầu của Việt Nam đào tạo về lĩnh vực Y tế công cộng. Lĩnh
vực cốt lõi của trường ĐHYTCC là: Đào tạo, nghiên cứu và tư vấn. Tuy nhiên, trước
xu thế rất nhiều trường Đại học mới mở ra như hiện nay, trường ĐHYTCC phải đối
mặt với nhiều thách thức để có thể đứng vững và phát triển. Bên cạnh việc tạo ra
những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu xã hội hiện tại, thì một yếu tố hết
sức quan trọng đó là làm thế nào khách hàng nhận biết thương hiệu ĐHYTCC. Và
truyền thông chính là nhịp cầu để mang hình ảnh, thông tin của ĐHYTCC đến với
công chúng. Mặc dù đã chú trọng đến hoạt động PR nhưng đòi hỏi trường phải chọn
lựa hướng đi, các phương tiện truyền thông trong chiến lược phát triển của trường.
Bên cạnh đó, hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của internet, đặc biệt là các mạng
xã hội, với lợi thế nhanh, rẻ, đông độc giả, mạng xã hội có thể là một kênh phục vụ
cho hoạt động PR của trường, mang lại hiệu quả cao bên cạnh những phương pháp
PR truyền thống. Xuất phát từ nguyên nhân đó, với mong muốn hoạt động PR tại
trường ĐHYTCC phát triển, bắt nhịp cùng với thời đại, người nghiên cứu đã chọn đề
tài: “Nâng cao các hoạt động PR trên các mạng xã hội tại trường Đại học Y tế
công cộng”.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hoạt động PR là một lĩnh vực hết sức mới mẻ tại Việt Nam nói chung và tại trường
ĐHYTCC nói riêng. Hiện nay, có nhiều nhà PR và nghiên cứu cứu về PR cho rằng,
hoạt động PR chỉ nên sử dụng theo cách truyền thống. Và có một số người cho rằng
4
mạng xã hội chỉ là nơi giải trí mà không có vai trò gì trong việc PR cho tổ chức, nó
không mang tính chính thống vì không có cơ quan chủ quản. Việc nghiên cứu đề tài
này nhằm góp phần mở ra một hướng tiếp cận mới đối với những người làm PR trong
trường ĐHYTCC nói riêng và những người làm PR trong tổ chức chính phủ nói
chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu Nghiên cứu của đề tài này là:
• Khung lý thuyết về các phương tiện truyền thông mới, mạng xã hội, đặc biệt là
Blog và Facebook.
• Thực trạng hoạt động PR trên mạng xã hội tại Trường ĐHYTCC
• Đưa ra các giải pháp kiến nghị lãnh đạo nhà trường nhìn nhận chính xác hơn
về tầm quan trọng của mạng xã hội trong hoạt động PR tại Trường ĐHYTCC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trên các đối tượng sau:
• Hoạt động truyền thông của trường ĐHYTCC trên các kênh truyền thông
• Người làm PR tại trường ĐHYTCC
• Lãnh đạo Trường ĐHYTCC
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi khảo sát tại trường
ĐHYTCC
- Phạm vi thời gian: Thực hiện từ tháng 3/2013 – 12/2013
5
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế và phương
pháp phân tích nội dung định tính.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về phương tiện truyền thông mới
Trong cuốn sách “PR lý luận và ứng dụng”, Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng, trưởng
khoa Quan hệ Công chúng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã viết: “Những hình
thức truyền thông giao tiếp đầu tiên của con người đã ra đời từ cổ xưa và không
ngừng phát triển cùng với sự thay đổi của xã hội”. Theo Karl Marx, ngay từ giai đoạn
đầu của lịch sử phát triển xã hội loài người, với nhu cầu lao động, sinh tồn, con người
đã biết sử dụng các hình thức, phương tiện khác nhau để trao đổi thông tin, từ lời nói
cho đến chữ viết, sách…Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với các
phương tiện truyền thông hiện đại đã tạo ra nhiều hình thức giao tiếp mới như: Email,
chat, hội thảo từ xa, điện thoại trực tuyến. Những đổi mới trong công nghệ thông tin
đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ,
trong đó con người được tiếp cận với tin tức và thông tin mà không bị giới hạn bởi
những rào cản truyền thống là thời gian và khoảng cách địa lý. Sự đổi mới này đã làm
xuất hiện các loại phương tiện truyền thông mới, với những hình thức phân phối, mua
bán và sử dụng thông tin mới. Những khoảng cách truyền thống giữa khán giả và các
cơ quan truyền thông đã bị vượt qua khi người dân tiếp cận những diễn đàn mà từ đó
họ có thể bày tỏ những ý tưởng và quan điểm của mình, không cần phải qua các tập
đoàn truyền thông và chính phủ - là những cơ quan gác cổng về thông tin từ xa xưa.
Vậy phương tiện truyền thông mới là gì?
Là các công cụ của truyền thông số (digital media) bao gồm: Website, blog, eBook
(sách điện tử); eMail, eZines - electronic magazines (tạp chí điện tử); Forum (diễn
đàn mạng cộng đồng), Videocast, Podcast, mobile, search,… Podcast, Twitter,
Facebook, YouTube, Flickr, và Delicious (mạng lưu trữ), (Trên môi trường internet,
7
trên môi trường của thiết bị cầm tay di động, hoặc tích hợp sóng truyền hình). Nó có
những đặc điểm sau: Tính trao đổi (communicative) ; Vận động, lôi kéo; Tính tương
tác (Interactive); Tính đại chúng.
1.2. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các thành
viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không
phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như: giải trí (tìm kiếm bạn bè, tán gẫu, chia sẻ nhạc,
phim, clip, thông tin, thể hiện bản thân); kinh tế (quảng bá sản phẩm, tiếp thị, tuyển
dụng), chính trị - xã hội (cứu hộ, vận động tranh cử, biểu tình).
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và
Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam
Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại
Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Yahoo! 360 tại Việt Nam.
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với
mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với
mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Năm 2002, Friendster trở thành một trào
lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Năm 2004, MySpace ra đời
với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục
ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển
qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có
nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá
580 triệu USD. Năm 2004, Facebook ra đời với 19.500 người tham gia trong tháng
đầu tiên. Năm 2006, Twitter ra đời, đạt 3283 Tweet mỗi giây vào thời điểm cao nhất.
8
Năm 2008, Facebook vượt qua MySpace để trở thành mạng xã hội được nhiều
người truy cập nhất.
* Ưu điểm của mạng xã hội:
Đáp ứng được nhu cầu truyền thông một cách nhanh chóng ;
Số lượng người tham gia vào các mạng xã hội lớn;
Chi phí thấp, hiệu quả cao;
Mạng xã hội hỗ trợ cho mọi hoạt động xã hội: lĩnh vực chính trị (Barack
Obama), lĩnh vực kinh doanh (Absolut Vodka , BMW), lĩnh vực PR, quảng
cáo, marketing (KFC), lĩnh vực tuyển dụng nhân lực (tìm kiếm việc làm…).
* Nhược điểm của mạng xã hội:
Phát triển nhanh nhưng không bền vững, bấp bênh;
Tính xác thực của thông tin không cao, do có quá nhiều nguồn truyền thông;
Khó kiểm soát những luồng thông tin xấu. bất lợi đối với cả người dùng lẫn
nhà cung cấp mạng xã hội;
Phải mất thời gian dài để xây dựng lòng tin với khách hàng và đối tác;
Cần nhiều nhân lực để xây dựng mạng lưới thông tin trên mạng xã hội (thu hút
view;Update thông tin; Phân tích ý kiến của khách hàng…);
Mạng xã hội là nơi thu hút các tin tặc;
Ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của con người, đặc biệt là giới trẻ.
Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một công cụ kinh doanh chính tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng thành công trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
9
Khá nhiều doanh nghiệp đã chủ động dành một phần ngân sách marketing cho các
hoạt động trên mạng xã hội,
10
1.3. Khái niệm về Blog và Facebook
1.3.1 Blog là gì?
Blog là thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một
tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực
tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.
Các trang nhật ký web (blog) xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ngày càng
có nhiều sức mạnh. Phần lớn đều cho rằng blog cần phải hội tụ ít nhất 3 yếu tố:
Chúng phải được cấu trúc dưới dạng các bài văn ngắn còn được gọi là các đoạn văn,
và được trình bày theo thứ tự thời gian ngược – có nghĩa là những sự kiện mới xảy ra
sẽ được đặt lên đầu và chúng phải được kết nối với các trang web khác. Blog là
phương tiện để trao đổi ý kiến, quan điểm. Nhiều blog hay đã dẫn người đọc đến việc
tự đưa ra những bình luận của mình và những blog này trở thành tâm điểm để mọi
người cùng tranh luận và trao đổi ý kiến với nhau. Các blog này còn mang tính hội
thoại vì chúng được viết nên bởi các giọng nói rõ ràng của con người. Chúng ta có
thể thấy rằng điều này hoàn toàn trái ngược với các bài báo truyền thống được viết
theo những công thức có sẵn và là sản phẩm của ban kiểm duyệt chứ không phải là
của một cá nhân. Chính tính nhân văn này là một lý do thúc đẩy sự phát triển của
hình thức thông tin mới mẻ này. Các blog cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn,
như là người được ủy thác dưới nhiều cách khác nhau mà những người dùng Internet
bình thường có thể công bố trực tuyến những tác phẩm của mình (dưới nhiều hình
thức, trong đó có cả âm thanh và hình ảnh). Đó là một phần của dân chủ hóa truyền
thông, cả về quá trình thành lập và phân phối. Các công cụ chúng ta sử dụng để xây
dựng các nội dung số có công năng ngày càng mạnh nhưng có giá thành ngày càng
rẻ. Và chúng ta có thể trình diễn những tác phẩm của mình cho các độc giả gần như
trên khắp thế giới. Trong lịch sử nhân loại, chưa có sự phát triển nào tương tự như
vậy. Vào năm 1990, phần mềm forum Internet như WebEx mở ra các cuộc hội thoại
11
trên mạng. Blog có nhiều thể loại: blog chính trị, blog du lịch, blog thời trang, blog
dự án v.v.
* Đặc điểm của Blog:
Khả năng phát tán thông tin nhanh.Vì mỗi một blog có liên kết với nhiều blog
khác
Cộng đồng blogger rất đa dạng, từ chính khách đến người lao động…
Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết (tới các trang
chứa phim và âm nhạc).
Mỗi blog thường mang đậm màu sắc chủ quan của chủ nhân blog đó.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chọn hình thức PR cho công ty, doanh
nghiệp mình trên blog và cũng đã khá thành công như: Vinamilk. Các doanh nghiệp
cho rằng thoogn qua blog họ có thểgGiao tiếp trực tiếp với công chúng (khách hàng);
tạo cơ hội cho công ty, doanh nghiệp chia sẻ quan điểm với mọi người và nhận phản
hồi từ phía khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.
* Tính năng của blog:
12
- Cập nhật thông tin nhanh hơn:Thông thường các trang website của các công ty
hay tập đoàn không chạy trên nền WordPress hay Blogspot nên khả năng
tương tác với bạn đọc có nhiều hạn chế. Ngay cả đến các trang như VnExpress
thì việc comment cũng không hề thân thiện chút nào cả. Đó là lý do tại sao các
công ty lớn bé trên thế giới đều lập riêng một trang blog để cập nhật các thông
tin về sản phẩm, khuyến mại, thông báo, contest. Lý do đơn giản là họ có thể
tiếp xúc với độc giả và khách hàng tiềm năng của mình nhanh chóng và thuận
tiện giúp giải đáp các thắc mắc mà người đọc, khách hàng gặp phải khi dùng
sản phẩm. Nó còn đóng vai trò như một kênh hỗ trợ khách hàng khi cần.
- Tạo được kênh giao tiếp nhanh chóng và thuận tiện với bạn đọc, khách hàng:
Liệu bạn có sẵn sàng mở điện thoại ra và gọi bất kỳ khi nào bạn cảm thấy không rõ
về các sản phẩm đăng tại trên trang website nào đó. Liệu khi gọi rồi người support có
giải đáp nổi các vướng mắc cho bạn hoặc nhiều khi không liên lạc được? Blog có thể
giúp giải quyết vấn đề này tốt hơn và điều này cũng đã rõ ràng khi các thông tin về
một sản phẩm Beta sắp ra mắt thường được các trang lớn thông báo trên blog và giải
đáp các thắc mắc của người dùng. Ngay cả Google họ cũng tạo riêng blog cho từng
sản phẩm của mình.
13
- Thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty: Blog có giúp thúc đẩy doanh số bán
hàng của công ty bạn? Nếu bạn chưa tin thì có thể xem các mô hình của các
trang trên thế giới và điều này là hoàn toàn có lý xét về mặt logic. Khi độc giả
đã tin vào bạn, các thắc mắc được giải đáp qua blog đúng lúc, hợp lý thì họ sẵn
sàng mở hầu bao ra mua hàng của bạn. Bạn không thể đăng một cái banner to
lên website nói là giảm giá 75% và nghĩ là sẽ hiệu quả. Độc giả ngày càng khó
tính và họ chỉ mua khi các băn khoăn của họ được giải đáp và hệ thống support
qua điện thoại thường rất tốn kém trong khi hệ thống qua YM thì không đủ tin
cậy.
- Hỗ trợ cho SEO và marketing của trang chủ: Thông thường các trang website
dùng PHP, ASP…nên khả năng SEO không thể so sánh với WordPress nên
việc dùng subdomain để SEO cho domain chính là điều có thể làm được.
WordPress vốn được mệnh danh là phần mềm có khả năng SEO vượt trội (tất
nhiên vẫn cần hỗ trợ của con người) và hầu hết các công ty lớn dùng blog trên
giao diện WordPress hoặc blogspot để làm nền tảng hỗ trợ SEO cho trang chủ
của họ.
- Tiết kiệm chi phí quảng bá: Nhiều trang bán hàng dựa trên blog của mình để
quảng bá sản phẩm. Họ dựa trên lượng người đọc sẵn có hoặc khả năng SEO
của blog để thu hút thêm khách hàng tiềm năng đến trang của mình và đặt
hàng. Nếu so với chi phí đầu tư cho Adwords thì có lẽ duy trì một blog sẽ dễ
dàng và tiết kiệm nhiều hơn.
1.3.2. Facebook là gì?
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc
điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ
chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với
người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang
hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.
14
Facebook, ra đời năm 2004 từ một ý tưởng sinh viên, đã trở thành một cuộc cách
mạng về truyền tin, về cách thức giao tiếp. Từ một website nhỏ, ngày nay nó thu hút
tới 600 triệu người đăng ký sử dụng thường xuyên, trở thành mạng xã hội lớn nhất
thế giới, là nơi người ta trao đổi, sẻ chia, quảng cáo, giải trí, làm việc… Sự phát triển
mạnh mẽ của Facebook đã mang lại sự kết nối to lớn và chặt chẽ của những con
người khắp thế giới. Ở Việt Nam, tính đến cuối tháng 8/2011 số người sử dụng
Facebook đã là 2.234.000 người. Rất nhiều công ty lớn trên thế giới đã sử dụng
Facebook để tạo lập mạng lưới khách hàng - kể cả khách hàng tiềm năng - để gắn kết
họ với nhau. Và chính trong môi trường hoạt động nhóm online này, những thông
điệp marketing dưới hình thức văn bản, hình ảnh, video, game được nhân lên gấp bội
nhờ “hiệu ứng lây lan” giống như kiểu virus đến với các đối tượng rộng rãi hơn.
Nhiều tên tuổi lớn trên thế giới, từ chính khách đến doanh nhân, đã rất thành công
trong việc thu hút sự chú ý của hàng trăm nghìn “fan” hâm mộ, để đánh bóng tên
tuổi, quảng bá thương hiệu, và cuối cùng là đạt được thành công về mặt chiến lược
nhờ mạng xã hội. Mạng xã hội cũng có thể giúp cho doanh nhân xử lý khủng hoảng,
xây dựng lại niềm tin với khách hàng trong nhiều trường hợp.
Câu chuyện hiệu quả trong việc PR bằng mạng xã hội đã được thảo luận khá nhiều
trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều doanh nhân, nhà tiếp thị nhạy bén bước
đầu nhìn ra xu thế này. Không khó để chứng minh điều này khi lướt vào các trang
Facebook dùng tiếng Việt. Nhiều nước trên thế giới hiện nay, doanh số quảng cáo
trực tuyến ngày càng tăng lên, hình ảnh công ty ngày càng phát triển và được nhiều
người biết đến. Trong khi đó, tại Việt Nam mới chỉ có một số các doanh nhân trẻ với
các công ty nhỏ biết dành thời gian tham gia một số mạng xã hội, biết tìm hiểu cách
gửi một thông điệp đến với người tiêu dùng. Và từ đó, tìm được nhiều ý tưởng tiếp
thị hiệu quả trên mạng xã hội so với quảng cáo truyền thống. Phần lớn những tổ chức
chính phủ mới chỉ chú trọng đến hoạt động PR theo cách truyền thống và vẫn xem
nhẹ cách làm PR trên mạng xã hội.
15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI
TRƯỜNG ĐHYTCC
1. Giới thiệu chung:
Trường Đại học Y tế công cộng được thành lập tháng 4/2011 trên cơ sở là tiền
thân trường Cán bộ Quản lý y tế. Cho tới nay, sau 10 năm thành lập, “thương hiệu”
trường ĐHYTCC đã được công chúng biết tới. Hoạt động truyền thông của trường đã
được chú trọng và phát huy. Hiện nay, Trường ĐHYTCC được biết đến như một
trường Đại học hàng đầu của Việt Nam đào tạo về lĩnh vực Y tế công cộng. Lĩnh vực
cốt lõi của trường ĐHYTCC là: Đào tạo, nghiên cứu và tư vấn.
2. Thực trạng:
2.1. Ưu điểm:
Là một trường Đại học trẻ, áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, môi
trường làm việc năng động, sáng tạo với đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ, nhiệt tình với
công việc được đào tạo ở các trường Đại học trên thế giới, Nhà trường được đánh giá
cao về chất lượng đào tạo, nghiên cứu và tư vấn. Ý thức rất rõ về việc quảng bá
thương hiệu ra bên ngoài, lãnh đạo trường ĐHYTCC đã thành lập bộ phận truyền
thông từ năm 2004. Ngoài ra, trường đã xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu
(graphic) và trang website của trường (tiếng Việt và tiếng Anh).
Ban lãnh đạo trường hiểu sức mạnh của truyền thông trong việc quảng bá hình ảnh
của nhà trường ra bên ngoài nên đầu tư kinh phí cho hoạt động PR.
2.2. Nhược điểm:
- Lãnh đạo nhà trường chưa hiểu rõ về mạng xã hội và sức mạnh của mạng xã hội đối
với hoạt động PR. Hiện nay, ở trường ĐHYTCC hoạt động PR mới chỉ là quan hệ với
báo chí và tổ chức sự kiện. Ban lãnh đạo nhà trường cho rằng các mạng xã hội là nơi
đơn thuần chỉ chia sẻ thông tin, không chính thống, không có cơ quan quản lý, khó
16
kiểm soát. Lãnh đạo nhà trường cũng cho rằng mạng xã hội chưa phải là một công cụ
hoặc phương tiện chuyển tải các thông điệp truyền thông. Tại trường, khi cần quảng
cáo hoặc quảng bá hình ảnh về các hoạt động của trường, bộ phận truyền thông của
trường mới chỉ đăng quảng cáo, bài viết trên một số phương tiện truyền thông đại
chúng như: Báo viết, báo điện tử, truyền hình, phát thanh. Lãnh đạo nhà trường chưa
sẵn sàng đầu tư nhân lực, tài chính cho việc duy trì quảng bá hình ảnh trên mạng xã
hội.
- Trình độ ứng dụng công nghệ tin học của lãnh đạo nhà trường còn hạn chế. Rất ít
người quan tâm đến mạng xã hội, bản thân ban lãnh đạo chưa tham gia mạng xã hội
nên nhận thức về mạng xã hội chưa có. Vì thế nhận thức của lãnh đạo về việc xây
dựng các bộ phận hỗ trợ tiếp thị qua mạng chưa được quan tâm.
- Một vấn đề nữa mà trường ĐHYTCC đang lúng túng là không biết lựa chọn mạng
xã hội nào có thể lan truyền được thông tin một cách hiệu quả. Zing me thu hút số
lượng truy cập khá tốt nhưng đối tượng sử dụng chủ yếu có độ tuổi từ 13 đến 24,
chưa hẳn là đối tượng mục tiêu nhà trường hướng tới. Facebook thì khó khăn trong
việc truy cập dẫn đến sụt giảm số lượng truy cập trong thời gian vừa qua. Bộ phận
truyền thông của trường chưa biết tận dụng Youtube hay các trang chia sẻ video khác
để tiếp thị hình ảnh…
- Nhân viên PR chưa hiểu hết về các mạng xã hội cũng là một thực trạng hiện nay tại
trường ĐHYTCC. Thực tế cho thấy, hiện tại trường ĐHYTCC mới chỉ triển khai các
hoạt động PR theo phương pháp truyền thống. Trang web của trường đã được hoạt
động nhưng mới chỉ đơn thuần là nơi đăng tải các thông tin hoạt động, những thông
báo, thông cáo báo chí v.v. mà chưa được nhân viên PR khai thác triệt để. Đội ngũ
cán bộ PR của trường chưa được đào tạo bài bản mà mới chỉ làm PR theo bản năng
và tự mày mò.
17
- Nguồn nhân lực hạn chế. Hiện nay, bộ phận truyền thông của trường mới chỉ có 2
cán bộ. Một người phụ trách về mảng tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, viết tin, bài
trên web và một người phụ trách phần kỹ thuật của trang web. Vấn đề nhân lực cũng
là một trong những vấn đề tồn tại hiện này ở bộ phận truyền thông của trường.
18
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG PR
HIỆU QUẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG
CỘNG
Cần phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, lĩnh vực PR đã có sự thay
đổi đáng kể. Và một trong những tác nhân góp phần cho sự thay đổi nhanh chóng đó
chính là mạng xã hội. Xu thế chung hiện nay là làm PR trên mạng xã hội. Nếu biết sử
dụng đúng cách mạng xã hội, hiệu quả kinh doanh sẽ rất lớn. Theo con số thống kê,
Việt Nam hiện có đến 15 triệu người sử dụng Internet, và con số này sẽ tiếp tục gia
tăng trong tương lai. Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp, tổ chức sẽ dễ dàng
truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu (có thể phân khúc
theo độ tuổi, giới tính, trình độ...). Hơn nữa chi phí cho công tác truyền thông này rất
thấp, dễ dàng đo lường hiệu quả. Một lợi thế của kênh truyền thông này là doanh
nghiệp, tổ chức sẽ nhanh chóng thu thập các thông tin phản hồi, dễ dàng tạo dựng
nhóm công chúng trung thành.
Với xu thế phát triển như vậy, để bắt kịp với thời đại và không bỏ lỡ những kênh
truyền thông hiệu quả, trường ĐHYTCC không thể áp dụng những phương pháp PR
truyền thống như nhiều năm trước đây. Thay vào đó, trường cần tìm kiếm những
cách thức mới để tiếp cận công chúng mục tiêu tốt hơn bằng cách thoogn qua các
mạng xã hội. Để đưa ra những giải pháp cho việc Nâng cao các hoạt động PR trên
mạng xã hội của trường ĐHYTCC trước tiên cần phải xác định mục tiêu của giải
pháp này là gì? Đó là:
•
Giải pháp phải hướng đến lợi ích bền vững, lâu dài cho trường với chiến lược
đúng đắn và kế hoạch rõ ràng, thống nhất với chiến lược phát triển của trường;
•
Tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin kết hợp với các kịch bản, ý tưởng PR
để lan tỏa rộng và sâu thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của trường ĐHYTCC
trên Internet.
19
Việc tìm kiếm lợi nhuận từ công cụ tiếp thị trên mạng xã hội đòi hỏi một chiến lược
lâu dài và những giải pháp cụ thể:
3.1. Lắng nghe, tìm hiểu về mạng xã hội.
Trước tiên Ban lãnh đạo Nhà trường cần phải tìm hiểu về mạng xã hội, thế mạnh và
những ưu điểm của mạng xã hội. Khi đã hiểu rõ, Ban lãnh đạo sẽ có những suy nghĩ
tích cực hơn về mạng xã hội và sẽ đưa ra những quyết sách đúng đắn cho hoạt động
truyền thoogn của nhà trường. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo và những người làm PR của
trường cần phải lắng nghe xem người ta đang nói gì về mình trên các diễn đàn, mạng
xã hội; tham gia vào các cuộc thảo luận. Chiến lược này có thể chia thành 3 giai
đoạn: Thứ nhất là xem người ta nói gì về mình và họ đang ở đâu. Thứ hai là tìm xem
ai là người có thể gây ảnh hưởng với cộng đồng dân cư mạng; ai sẽ làm việc với họ.
Thứ ba là lập kế hoạch truyền thông trên mạng. Điều quan trọng là cán bộ PR của
trường nên tham gia vào những cuộc thảo luận đã diễn ra (các mạng xã hội có sẵn).
Điều đó cũng giống như việc chọn lựa các nhà hàng đã có đông khách thay vì tự mở
một nhà hàng riêng.
3.2. Đào tạo và bổ sung nhân lực:
Trong bất kỳ một hoạt động gì, yếu tố nhân lực cũng được tính đến. Để hoạt động PR
hiệu quả, ngoài 2 cán bộ PR trước đây, lãnh đạo nhà trường nên bổ sung một đến hai
cán bộ truyền thông chuyên trách về PR trên mạng xã hội. Bên cạnh đó đào tạo cho
những cán bộ này kỹ năng về công nghệ thông tin.
3.3. Tạo diễn đàn trên mạng xã hội
Trên mạng có những người bàn luận nhiều về chất lượng đào tạo, chương trình đào
tạo, các khóa học ngắn hạn, các dịch vụ tư vấn, các dự án của trường ĐHYTCC, và
trường có những người có đủ kiến thức để truyền đạt kiến thức cho công chúng. Tuy
nhiên, sẽ thật đáng tiếc nếu trường không sử dụng được nguồn lực sẵn có này. Cũng
20
như vậy, một số nhân viên trong trường tuy hiểu biết về các hoạt động của trường
nhưng lại không góp phần truyền đạt kiến thức này cho các cộng đồng mạng. Vì thế,
cán bộ PR của trường ĐHYTCC nên tham gia vào cộng đồng mạng để tạo ra những
thông tin – hình ảnh đẹp cho nhà trường. Việc nhà trường từ chối tham gia vào các
thảo luận nói về thương hiệu của mình là dấu hiệu không tích cực. Nếu trường
ĐHYTCC không tham gia, hoạt động này vẫn diễn ra và sẽ có nhiều người không có
được thông tin chính thức từ phía nhà trường. Các đối thủ của trường có thể sẽ vào
các diễn đàn này và cung cấp các thông tin sai lệch, gây bất lợi cho nhà trường.
Ngoài ra, nhân viên phụ trách truyền thông trên mạng nên cố gắng tăng số lượt thảo
luận về trường trên các mạng xã hội. Sẽ có nhiều cách để làm việc này. Nguyên tắc
chung là nhân viên PR sẽ cung cấp các thông tin có giá trị; không nhất thiết là những
gì có giá trị hoặc tốn nhiều tiền. Có thể chỉ là thông tin về khóa học ngắn hạn, về ký
túc xá mới được trang bị thêm điều hòa hay cơ hội học bổng cho sinh viên v.v.
3.4. Chăm sóc hình ảnh nhà trường trên mạng xã hội:
•
Lập chiến dịch PR trên các trang mạng xã hội như Blog, facebook
•
Chăm sóc hình ảnh của trường trên trang mạng xã hội toàn diện
•
Nghiên cứu công chúng và hỗ trợ hạn chế cạnh tranh trên các mạng xã hội
•
Xây dựng cộng đồng, tạo trang hâm mộ và trang trao đổi sôi nổi trên mạng xã
hội
3.5. Xây dựng hệ thống blog và chăm sóc các mối quan hệ với các blogger khác:
•
Lập chiến dịch PR trên hệ thống Blog của trường, Phát triển các Blog thành
viên quan trọng.
•
Chăm sóc, phát triển mối quan hệ trong mạng lưới các Blogger
•
Nghiên cứu phát triển thị trường qua kênh blog
•
Đăng tải các bài viết về tất cả các hoạt động nổi bật của trường
21
3.6. Triển khai hoạt động trên các diễn đàn, đặc biệt là những diễn đàn chuyên
ngành hoặc diễn đàn có công chúng mục tiêu:
•
•
Xây dựng diễn đàn trao đổi và quản trị diễn đàn.
Lập chiến dịch, thực hiện chiến dịch PR trên diễn đàn – Báo cáo kết quả
thường xuyên.
•
Đăng bài viết trên các trang Facebook , blog trong đó dạng bài viết PR là đặt
link, post ảnh, post note và chia sẻ khác.
•
Quản trị kịch bản giao tiếp trên diễn đàn nhằm khẳng định uy tín, chất lượng
của nhà trường
•
Thiết lập mối quan hệ và phản hồi tích cực với các thành viên diễn đàn
•
Đặt và trao đổi banner với các diễn đàn
3.7. Quản trị website
Sưu tầm bài viết và đăng lên website của nhà trường. Đảm bảo website được
cập nhật tin tức hàng ngày. Đưa các thông cáo báo chí lên trang web với tiêu đề ngắn
gọn, khúc chiết, đi thẳng vào vấn đề. Tuy nhiên khi viết các thông cáo báo chí để gửi
lên những trang này nhân viên PR cần phải chú ý một số điểm sau: Nội dung và văn
phong phải phù hợp cho cả giới truyền thông và người tiêu dùng; Chèn các từ khóa
khéo léo vào trong nội dung thông cáo báo chí. Các từ khóa này chính là các từ khóa
bạn sử dụng để tối ưu hóa trang web. Kĩ thuật này sẽ giúp thông cáo báo chí của bạn
xuất hiện ở vị trí cao khi khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ; Đưa
các thông cáo báo chí này lên trang web của công ty
Bên cạnh đó, nhân viên PR phải thường xuyên cập nhật thông tin về các hoạt động,
chương trình đào tạo, điểm của sinh viên, các khóa học ngắn hạn, các chương trình
tuyển sinh của nhà trường lên website.
3.8. Quản lý thông tin
Đầu tiên ban lãnh đạo nhà trường phải có chính sách quản lý thông tin truyền
thông xã hội, tránh việc chính nhân viên của trường phát ngôn bừa bãi, không kiểm
22
soát dưới danh nghĩa của nhà trường. Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng như nhân viên PR
cần nghiên cứu kỹ quy định, điều luật của mạng xã hội. Để phản hồi thông tin lại cho
công chúng của mình một cách nhanh, chính xác, nhân viên PR nên theo quy trình
với những bước cụ thể sau:
• Tạo một mẫu báo cáo, tập hợp tất cả những nhận định và đề tài thảo luận có
liên quan tới hoạt động và nhà trường. Nên đặt ra quy định sẽ gửi những báo
cáo này hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng.
• Phân loại những nhận định đó theo cấp độ từ tốt nhất cho tới xấu nhất (có thể
sử dụng thang điểm). Sau đó quy định rằng cấp độ nào sẽ thuộc thẩm quyền xử
lí của ai trong trường để khi có sự cố xảy ra, nhân viên PR có thể liên hệ đúng
người để thảo luận về hướng giải quyết và đưa ra được câu trả lời hợp lí nhất.
• Hàng tháng hay hàng quý, cần họp với ban lãnh đạo nhà trường để xem xét lại
toàn bộ những thông tin đã được thu thập và xử lí. Việc này sẽ giúp xác định vị
trí của trường đang ở đâu và hình ảnh về trường như thế nào trong tâm trí của
công chúng qua đó đề ra được những kế hoạch PR phù hợp. Điểm quan trọng
là nhân viên PR cần phải cho công chúng biết rằng nhà trường luôn muốn lắng
nghe quan điểm của họ, sẵn sàng giả đáp những thắc mắc và tìm ra một hướng
giải quyết tốt nhất cho họ.
23
KẾT LUẬN
Truyền thông là một quá trình liên tục, tác động đến con người hàng ngày,
hàng giờ. Với mục tiêu muốn góp phần vào công cuộc quảng bá hình ảnh, nâng
cao hiểu biết của người dân về trường Đại học Y tế công cộng và lĩnh vực Y tế
công cộng, người nghiên cứu hy vọng những giải pháp trong đề tài nghiên cứu
này sẽ được bàn bạc, gọt giũa hơn với sự ủng hộ của Ban Giám hiệu trường Đại
học Y tế công cộng. Người nghiên cứu cũng hy vọng rằng, đề tài này sẽ thực sự
là cột mốc quan trọng góp phần đẩy mạnh thương hiệu trường ĐHYTCC thông
qua việc nâng cao hoạt động PR của nhà trường trên mạng xã hội. Đồng thời sẽ
mang hình ảnh trường ĐHYTCC như một trường đại học hàng đầu trong đào tạo,
nghiên cứu và tư vấn về lĩnh vực YTCC ở Việt Nam và khu vực đến với người
dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008, PR lý luận và ứng dụng, NXB
Lao động – Xã hội
2. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường và Trần Quang, 2004, Cơ sở lý luận
báo chí và truyền thông, NXB ĐHQG Hà Nội
3. PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, 2010, Ngành PR tại Việt Nam, NXB
Lao động – Xã hội
4. David Meerman Scott, 2008, Quy luật mới của PR và tiếp thị, NXB
Trẻ
5. Website www.hsph.edu.vn/
25