Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận cao học môn nhập môn báo mạng tính nhân đạo trên báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.21 KB, 23 trang )

PHÇN Më §ÇU
I. Lí Do Chọn Đề Tài:
Ở nước ta, báo chí là cơ quan truyền thông có vị trí chức năng quan
trọng trong việc thể hiện tư tưởng lãnh đạo của Đảng theo quan điểm”báo chí
vừa là tiếng nói của Đảng, nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Khi
trực tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội, triệt để
giải phóng con người….Báo chí đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để
thông tin, lí giải các hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội. Báo chí còn có
vai trò quan trọng trong việc đưa tin, phản ánh hiện thực một cách khách
quan. Báo chí tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để góp phần phanh phui, lên án
những thế lực gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích xã hội và xâm phạm tới quyền
con người.
Ngày nay con người phải đương đầu với rất nhiều vấn đề như: Đại dịch
HIV/AIDS, khủng bố, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em,trộn cắp, tham
nhũng…..Đây không còn là vấn đề có tính chất cá nhân mà còn là vấn đề
nhức nhối của xã hội hiện nay. Vì vậy báo chí phải có trách nhiệm đấu tranh
để xã hội công bằng và phát trển hơn.
II.Mục Đích, Nhiện vụ, Đối Tượng, Phạm vi Nghiên cứu
1.Mục đích:
Từ việc nghiên cứu đề tài “tính nhân đạo trên báo mạng điện tử” sẽ giúp
cho ta hình thành một cái nhìn có tính chất hệ thống về đề tài. Giúp cho người
đọc có cái nhìn khách quan và rõ nét hơn về vấn đề này.
Đối với bản thân, là một sinh viên báo chí thì việc nghiên cứu đề tài này
sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập.Đây sẽ là cơ sở để sau khi ra
trường tôi có kinh nghiệm trong tác nghiệp hơn, sẽ không bỡ ngỡ và đặc biệt
thể hiện tác phẩm của mình đúng đắn và có sức thuyết phục hơn.

1


2.Nhiệm vụ:


Trên cơ sở khảo sát những tác phẩm, tài liệu, từ đó hình thành tính nhân
đạo trong hoạt động của báo mạng điện tử.
Khảo sát tình hình thực hiện tính nhân đạo trong hoạt động báo chí.
Trên các tờ báo mạng Dân Trí và 24H hiện nay của việt nam.
Đưa ra những phương hướng, và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả của nền báo chí, góp phần cho nền báo chí thực hiện
tốt vai trò và chức năng của mình.
4.Đối tượng:
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu nhằm đưa ra cơ sở lý luận cho vấn đề,
đồng thời khảo sát cụ thể thực trạng trạng trên các tờ báo Dân Trí và 24H về
việc thực hiện tính nhân nhân đạo trong hoạt động báo chí của mình.
5.Phạm vi:
Báo mạng điện tử thể hiện tính nhân đạo của mình ở các phạm vi rất
rộng lớn:chống lại các hành vi làm tổn hại đến quyền con người, phê phán,
lên án những thói hư, tật xấu, những hành vi sai phạm gây ảnh hưởng đến lợi
ích con người, đẩy lùi những hiểm họa gây hại cho con người như đại dịch
HIV/ADIS, mại dâm,tham nhũng, buôn bán phụ nữ, trẻ em…..
Nên ở bài tiểu luận này, chỉ rút ngắn phạm vi ở việc báo mạng điện tử
đấu tranh tội phạm và kêu goi tấm lòng nhân ái của mọi người với những
hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
IV.Căn cứ luận và phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp hệ thống sử dụng trong việc tiếp cận tài liệu, sách vở, các
công trình nghiên cứu của người đi trước, từ đó rút ra những vấn đề liên quan
đến đề tài.
Khi khảo sát, sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, đối chiếu, so
sánh để rút ra kết luận, định lượng tốt đề tài.

2



V.Đóng góp:
_Lý luận:Góp phần làm phong phú thêm vai trò của tính khuynh hướng,
chức năng,phản ánh và tác động của báo chí.
_Thực tiễn:Có tác động tích cực vào hoạt động báo chí. Góp phần làm
cho báo chí thực hiện tốt vai trò nhân đạo của mình.
3.Kết cấu của đề tài:
•Mở Đầu
•Nội Dung
•Kết Luận
•Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
•Mục lục

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến nội dung đến đề
tài : “Tính nhân đạo trên báo mạng điện tử hiện nay”.
1 Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử
1.1 Sự ra đời :
Kể từ sau khi cơn bão khoa học kỹ thuật và công nghệ “đổ bộ” xuống
các quốc gia trên thế giới thì mọi mặt của đời sống xã hội nói chung đã dần
thay da đổi thịt. Các nước phát triển trên thế giới không ngừng phát minh ra
những sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu con người.
Năm 1962, ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau của
J.C.R. Licklider ra đời.
Năm 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của In- ternet;
Internet – liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng được kết nối với nhau
Sau bao biến cố thăng trầm, đến năm 1984, giao thức chuyển tin giao
thức chuyển gởi tin TCP/IP (Transmision Control Pro- tocol và Internet

Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS
(Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ.
*
Năm 1991, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Mark- up
Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText
Transfer Protocol), Internet từ đó thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng
loạt các dịch vụ mới. WWW ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham
chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang
cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú.
Và trong guồng quay công nghệ đó, khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều
được ứng dụng khoa học công nghệ thì báo chí không tránh khỏi những tác
động. Kết quả là, những tờ báo mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển của
thời đại.
4


Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự
tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí
Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ
ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu.
Cũng có tài liệu cho rằng năm 1992, tờ báo Chicago của Mỹ mới là tờ
báo điện tử đầu tiên trên thế giới.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy
nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế
giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống
cung cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text),
báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập
nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh
và xem truyền hình ngay trên các website báo chí.
2.2 Sự phát triển :

2.2.1 Sự phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới
Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại, chính báo điện
tử cũng thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới. Những trình duyệt
phiên bản mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền
thông đa phương tiện. Sự phát triển của báo chí điện tử cũng là một động lực
thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử khi tạo ra một môi trường mới cho
ngành công nghiệp quảng cáo phát huy những phương cách quảng bá thông
tin thương mại muôn hình vạn trạng.
Trong sự phát triển của báo điện tử không thể không nhắc tới vai trò to
lớn của các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến với những cái tên đã trở thành một từ
không thể thiếu đối với những người thường xuyên khai thác thông tin trên
mạng, như công cụ của Yahoo, Google, MSN… Những dịch vụ search này
đang liên tục mở rộng tiện ích, không chỉ đem đến một cổng thông tin tổng

5


hợp nhiều nguồn mà còn là một bộ dẫn hướng cực mạnh giúp người sử dụng
tiếp cận không chỉ những nội dung dạng text mà cả hình ảnh và video.
Xét về nội dung truyền tải, báo điện tử có những lợi thế mà báo in, thậm
chí cả phát thanh – truyền hình cũng phải kính nể. Báo điện tử hiện nay không
phải là một phiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm và từng lầm
tưởng. Nhiều tờ báo lập bộ phận riêng để phụ trách mảng này với lực lượng
phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế đồ họa đông đảo
(chẳng hạn như BBC, quân số lên tới 400 người).
Về công nghệ, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều hình thức đa
phương tiện – từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động. Và nếu
nói đến tốc độ của thông tin thì báo điện tử đúng là nhà vô địch. Chẳng cần
chờ đến giờ ra báo, giờ phát sóng, và thao tác thì quá đơn giản (và đỡ tốn
kém) nhờ những công nghệ hiện đại

Có thể kể thêm một số đặc điểm khác của báo điện tử mà các loại hình
báo chí khác không có được hoặc khó cạnh tranh được. Chẳng hạn tính tương
tác của báo điện tử rất cao. Một tin tức gửi đi có thể nhanh chóng nhận ngay
phản hồi của rất nhiều độc giả, nhận xét về nội dung thông tin, chia sẻ tình
cảm với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay với tờ báo về cách
đưa tin (Ví dụ việc đưa tin về vụ sóng thần hồi cuối năm 2004 rất được quan
tâm nhưng không ít người phàn nàn về việc đăng tải các hình ảnh quá thương
tâm). Đài phát thanh và truyền hình có một số mục giao lưu hay talkshow cho
phép người xem, người nghe gọi điện trực tiếp, nhưng chắc chắn không “bì”
kịp với kiểu trao đổi qua Internet.
Báo điện tử cũng cho phép một tính năng đặc biệt: Tìm kiếm. Với phát
thanh và truyền hình thì đương nhiên là… “nghỉ khỏe”, với báo in cũng vô
cùng khó khăn nếu muốn lục lại một thông tin từ các số trước. Ngay cả khi đã
cầm trên tay tờ báo, lại là những tờ nhật báo dày như Washington Post hay
New York Times, thì vẫn không đơn giản chút nào. Với báo điện tử thì ai
cũng biết là chỉ cần gõ từ khóa rồi nhấn nút “Go”. Thế là xong! Tìm lại những
6


bài viết cách đây cả chục năm, hoặc nhiều bài viết của nhiều nguồn về một
vấn đề, cũng là chuyện nhỏ.
Chỉ với một động tác click chuột để biết tất cả các tin tức mỗi buổi sáng
thay vì mở radio, xem truyền hình hoặc mua một tờ báo. Thói quen này đã bắt
đầu hình thành ở Việt Nam, trước hết là giới trẻ tại các thành phố lớn. Và thói
quen ấy bắt đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của một loại hình báo chí mới:
Báo điện tử.
Được xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói,
báo in và báo hình, báo điện tử đã thu hút được ngay một lượng độc giả
đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại
hình báo chí khác …

Cùng với sự phát triển của Internet và máy tính, loại hình báo chí này
còn đang được dự đoán sẽ trở thành loại báo được nhiều người đọc nhất chỉ
trong vòng 5 năm tới ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
2.2.2 Sự phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam
•Những mốc quan trọng
– Năm 1997: Tờ báo trực tuyến đầu tiên của VN ra đời là tờ tạp chí Quê
hương điện tử. Đây là tờ tạp chí của Uỷ ban về người VN ở nước ngoài trực
thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức
khai trương ngày 3/12/1997.
– Năm 1998: Báo điện tử Vietnamnet ra đời
– 1999: Báo Nhân dân điện tử ra đời
•Các giai đoạn phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
Có thể chia theo 3 giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1997 – 2001: Là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của báo mạng
điện tử ở VN. Các tờ báo còn đơn giản cả về nội dung và hình thức, thậm chí
là những bản sao của các phiên bản báo in.
– Giai đoạn 2001 – 2005: Xuất hiện hàng loạt các trang báo điện tử mà tiêu
biểu như Thanhnien online, Tuoitre Online, vietnamnet, vnexpress, Dân Trí…
7


Ở thời kì này, các tờ báo đã dần khẳng định được vị trí của mình trong
làng báo, xây dựng được nhưng thương hiệu, phong cách riêng
– Giai đoạn 2005 đến nay : Xuất hiện thêm các dạng blog, các địa chỉ
web của các cá nhân, cơ quan, các diễn đàn… tạo nên cái gọi là “báo chí công
dân”. Đời sống báo chí, nhất là báo chí trên mạng càng ngày càng phong phú,
sự cạnh tranh thông tin vì thế mà càng mạnh mẽ hơn.
– Năm 2006: VnExpress lọt vào top 300 tờ báo mạng điện tử được truy
cập nhiều nhất trên thế giới
Hiện nay, quy mô báo mạng điện tử ở Việt Nam càng ngày càng lớn,

trong đó có 5 tờ báo mạng điện tử độc lập và nhiều tờ báo phụ thuộc, hoặc các
trang tin của các cơ quan truyền thông khác.
Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đã được đánh dấu bằng sự ra đời
của báo điện tử VnExpress, tiếp đó là Vietnamnet và một số tờ khác. Tuy nhiên,
báo điện tử khi đó chỉ đơn thuần là phương tiện chuyển tải những thông tin của
báo viết lên trên mạng. Các biên tập viên của báo khi đó chỉ có mỗi một việc là
đọc, chọn lựa và copy tất cả các bài trên báo viết lên báo điện tử.
Giống như bản thân việc phát triển báo điện tử đang trong giai đoạn sơ
khởi, vừa phát triển vừa tự điều chỉnh để kiếm tìm một mô hình phù hợp, việc
tìm kiếm các nguồn thu cho báo điện tử cũng đang đi những bước chập
chững. Có thể rồi đây, người ta sẽ phải tính đến phương án hỗ trợ, chia sẻ
doanh số từ các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet đối với các nhà cung
cấp nội dung. Nhưng trước mắt, nguồn thu rõ ràng nhất chính là quảng cáo
trực tuyến.

8


2. Những vấn đề chung về tính nhân đạo trên báo mạng điện tử:
2.1 Một số khái niệm liên quan:
2.1.1

Nhân Đạo:

Nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự thương yêu, quý trọng,và bảo vệ
con người.(từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học_Nhà Xuất Bản Đà
Nẵng 2004)
2.1.2Tính Nhân Đạo Trên báo mạng điện tử:
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu tính nhân đạo trên báo chí và đặc biệt là
trên báo mạng điện tử là nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh

nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế -xã hội và
văn hóa- tinh thần, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con
người, bảo vệ những giá trị nhân đạo chân chính.
2. Việc thực hiện tính nhân đạo trên báo mạng điện tử
Báo chí thể hiện tính nhân đạo của mình ở chỗ đấu tranh chống lại các
hành vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống trong
độc lập, tự do của con người. Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng một
chế độ xã hội tất cả vì con người, cho con người, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
trong cộng đồng cũng như mối quan hệ cá nhân với cộng đồng và ngược lại.
Đồng thời, báo chí tôn trọng, xây dựng và bảo vệ mối cá nhân con người, coi đó
là những cá thể độc lập tồn tại và hoạt động theo những chuẩn mực chung của xã
hội và theo những đặc diểm chung về thể chất, cá tính, thị hiếu…Báo chí vô sản
phấn đấu cho những mục tiêu cao cả cuối cùng là một xã hội, trong đó sự phát
triển tự do và toàn diện của mỗi con người là điều kiện cần thiết cho sự phát triển
tự do và toàn diện của mọi người.
Phù hợp với những tiêu chuẩn nhân đạo chung của toàn thể loài người,
đồng thời cũng là những tiêu chuẩn bắt buộc của đạo đức nghề nghiệp, báo
chí chân chính chẳng những không tuyên truyền bạo lực, kích dâm, gây chia
rẽ, thù hằn tôn giáo, và dân tộc mà còn tích cực tham gia đấu tranh chống lại
9


những tội ác đó, đâu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, phát động các
phong trào quần chúng rộng rãi để cảnh giác và đẩy lùi các hiểm ọa đe dọa
con người và và sức khỏe con người như đại dịch HIV/AIDS và hiểm họa hạt
nhân chẳng hạn.
3, Tình hình việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo
Trong xu hướng đưa tin hiện nay thì nhiều trang báo mạng điện tử
cung cấp những thông tin chủ yếu mang tính giải trí nhằm thỏa mãn thị hiếu
của độc giả tuy nhiên đề tính nhân đạo vẫn được các báo quan tâm, khai thác.

Do đề tài tính nhân đạo rất rộng nên hầu hết trên các báo đều có các khía cạnh
nhân đạo đó….ví dụ các bài báo về tình trạng phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị
ngược đãi, đối xử, tình trạng môi trường xuống cấp, thiên tai, lũ lụt……hay
những ý kiến đánh giá nguyên nhân, giải pháp……..
Như vậy trong chương 1 đã nêu vấn đề sự ra đời và phát triển của báo
mạng điện tử để người đọc thấy được vai trò của báo mạng điện tử có vai trò
quan trọng như trong đời sống xã hội và đặc biệt trong vai trò thể hiện tính
nhân đạo của mình.Qua đó, định nghĩa khái niệm nhân đạo và nhân đạo trong
báo chí để người đọc hiểu được vấn đề mà người viết muốn đề cập trong bài.

10


Chương 2 : Khảo sát tính nhân đạo trên 2 trang báo mạng điện tử
Dân Trí và 24H trong thời gian từ 12/8/2012 đến ngày 12/11/2012.
1, Sơ lược về 2 Trang báo mạng điện tử.
1.1 Báo mạng điện tử Dân Trí.
1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển :
Từ những tháng đầu năm 2005, trang tin điện tử mang tên Dân Trí
( thuộc Trung Ương hội khuyến học Việt Nam) được phép hoạt động. Ba năm
sau, ngày 15/7/2008, Dân Trí được bộ Thông tin và Truyền thông chính thức
cấp phép báo mạng điện tử.
Theo thông tin từ Google analytics, hiện nay, mỗi ngày bình quân có hơn
10 triệu lượt truy cập vào Dân Trí, trong đó có 20% từ nước ngoài.
Trang web xếp hạng Alexa.com kiểm định Dân Trí xếp hạng 620 (tính
đến ngày 21/12/2010) trong hàng triệu trang web trên toàn thế giới.
Tháng 10 năm 2010, Dân Trí vượt mốc 10 tỉ người truy cập kể từ khi có
bạn đọc đầu tiên. Con số kỉ lục về số truy cập/ tháng là 360 triệu. Sự kiện trục
vớt chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi tại Nghệ An vào ngày 21/10/2010, Dân Trí
đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem. Dân Trí cũng là lựa chọn yêu thích của người

dùng di động.
1.1.2 Nội dung thông tin theo tiêu chí nhân văn- nhân bản- nhân ái.
Trong các mảng đề tài thường xuyên được đề cập trên báo Dân Trí, thì
mảng viết về đề tài trẻ em chiếm số lượng bài không nhỏ, tập trung chủ yếu ở
chuyên mục Giáo dục và Xã hội, trong đó nổi bật hơn cả là chuyên mục xã
hội. trẻ em được phản ánh ở mọi góc độ, từ người tốt việc tốt, những trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn, đến các vụ bạo hành, ngược đãi trẻ em- một thực
trạng nhức nhối của xã hội trong thời gian qua. Nổi bật đó là vụ tra tấn trẻ em
mà nạn nhân là bé Hào Nam, hoàn cảnh khó khăn của bé Nhân Ái- một em bé
mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không may bị bố mẹ bỏ rơi. Báo Dân Trí là tờ
báo đầu tiên đưa thông tin về vụ việc này, kêu gọi các tấm lòng hảo tâm
trong xã hội giúp đỡ.
11


Cùng với những bài viết sâu sắc, có trách nhiệm về trẻ em là những bài
viết các hoạt động sôi nổi, ấn tượng trong suốt nhiều năm qua. Các hoạt động
từ thiện thường xuyên cũng đã và đang đượcbạn đọc ủng hộ, tham gia thông
qua mục tấm lòng nhân ái.
Dân Trí cũng là tờ báo ủng hộ mạnh mẽ đấu tranh của Việt Nam, đòi
chính phủ Mĩ phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Hoạt động đã nhận được sự ủng hộ và đồng tình của đông đảo bạn đọc.
1.2 Báo mạng điện tử 24h
Tháng 6 năm 2004, trang báo mạng 24h.com.vn được thành lập tại số 27
đường láng, hiện nay báo 24h có hơn 20 chuyên đề thuộc 30 chuyên mục
được cập nhật thường xuyên và liên tục cung cấp đa dạng thông tin về nhiều
vấn đề trong xã hội hiện nay.
Đối tượng truy cập chủ yếu là những thương gia, nhân viên văn phòng,
sinh viên có độ tuổi chủ yếu từ 15 đến 34 tuổi. Đây là những ddooid tượng trẻ
của xã hội, có xu hướng thích hưởng thụ, giải trí và đặc biệt có sự chi tiêu cho

tiêu dùng lớn vì vậy trang báo mạng 24h đã đáp ứng được phần nào yêu cầu
của họ.
Theo số lượng công bố của Nielsen công bố tháng 11 năm 2011, mức độ
truy cập trang 24h ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
cao hơn 2 trang báo mạng điện tử còn lại là Vnepress.net và Dantri.com.vn.
Như vậy báo mạng điện tử 24h tập trung chủ yếu vào các dối tượng
trẻ, vì vậy thông tin của báo mang tính giải trí cao.
2.

khảo sát tính nhân đạo trong chuyên mục An Ninh –Xã Hội của

báo 24h.com.vn và chuyên mục Tấm lòng nhân ái của báo Dantri.com.vn
Chuyên

mục

An

ninh- Xã hội của báo 24H
Những bài viết gần
đây

Chuyên mục Tấm
Lòng Nhân Ái của báo

Dân Trí
Sát hại bạn gái, tự
Mơ ước được cắt
sát trong phòng trọ? Bắt bỏ khối u khổng lồ của
12



quả tang 2 tiếp viên kích cô gái đáng thương,Bé
dục cho khách,

12 tuổi một tay chăm

Kết cục của nam sinh bà



3

em

gái,

rửa hận cho đàn anh, Siết Thương cảm nữ sinh
cổ người yêu đến chết tại nghèo học giỏi bị bệnh
phòng tắm,………….

máu

huyết

tán……………

Mảng đề tài báo quan
tâm về vấn đề


Là các vụ án mạng



những

con

được phơi bày hay những người nghèo trong xã
câu chuyện được chính hội, những người bị
người phạm tội đang thụ bệnh tật nhưng không
án kể lại,nhằm làm thức có khả năng tài chính,
tỉnh ý thức của mỗi người, hay những đứa trẻ mồ
lấy những tấm gương đó côi cha mẹ,…..
để răn đe , giáo dục pháp
luật cho mọi người trong

Góc tiếp cận vấn đề

xã hội đặc biệt là giới trẻ.
Từ thực tiễn để tuyên

Từ những số phận

truyền đạo đức của mỗi có hoàn cảnh khó khăn
người và nêu cao tinh thần để kêu gọi lòng yêu
sống và làm theo pháp thương

con


người

luật để tránh những hậu trong xã hội nhằm
quả sau này.

chung tay giúp đỡ
những người nghèo
khổ theo tinh thần
đoàn kết của người
Việt Nam “lá lành

13


đùm lá rách”
Từ ngữ đọc dễ hiểu,
Cách diễn

Ngôn từ ,giọng điệu
tác phẩm

chính xác,

đạt

giàu cảm xúc, nhiều
hình ảnh khiến người
đọc khó quên, từ ngữ

Thời điểm đăng tải tác


Thích hợp

dễ hiểu..
Thích hợp

phẩm
Như vậy mỗi báo mạng điện tử đều có cách thể hiện tính nhân đạo
riêng, tuy nhiên Báo Dân Trí vẫn thể hiện rõ rệt hơn bằng nhiều bài viết đi sâu
khai thác chủ đề này, chứng minh là chuyên mục Tấm Lòng NHân Ái đã và
đang thu hút một lượng lớn độc giả quan tâm. Nhiều trường hợp đã được
những người hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ tài chính thông qua báo
Dân Trí.
3. Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân đạo
trong hoạt động báo chí:
•Thành công:
Về số lượng các tác phẩm, các bài viết trên Dân Trí và 24h rất chú trọng
đến việc thể hiện tính nhân đạo trong tác phẩm của mình, mỗi người có nhiều
bài được đăng đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Bằng những trang viết nhân văn, tác giả đã hướng sự chú ý của công
chúng vào những hoàn cảnh, than phận éo le, bất hạnh, ngang trái trong cuộc
sống, từ đó khơi dậy trong lòng công chúng những tình cảm nhân ái, yêu
thương, đùm bọc, che chở. Quan trọng hơn sự đồng cảm, đông điệu của công
chúng với cảm xúc của người viết không chỉ bộc lộ trong quá trình tiếp nhận
tác phẩm mà còn được thể hiện bằng hành động cụ thể.
Hình ảnh minh họa đa dạng làm cho thông điệp mà tác giả muốn
truyền đi đạt hiệu quả cao nhất.
•Hạn chế:
14



Bên cạnh những thành công đã đạt được thì loại hình báo chí vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế khó tránh khỏi trong khi đề cập đến nguyên tắc tính
nhân đạo.
Về ngôn ngữ, vẫn còn hiện tượng diễn đạt dài dong, thiếu mạch lạc.
Một số nhà báo lại hơi lạm dụng chất văn học trong tác phẩm làm cho chúng
chùng mạch thông tin của bài viết, không định hướng sự chú ý củ độc giả vào
vấn đề cần đề cập.
Nhiều vấn đề vẫn chưa được sâu sắc, chỉ mang tính phản ánh đơn thuần,
thông tin còn nhạt hay mơ hồ trong định hướng, thiếu sức thuyết phục.
Trên đây là những hạn chế trong việc đề cập tính nhân đạo trong hoạt
động báo chí. Đó là cách thức của cơ quan báo chí trong việc thông tin cho
độc giả. Đồng thời, đó cũng là cơ hội tốt trong việc cạnh tranh, quảng bá hình
ảnh, tạo uy tín và vị thế trong lòng độc giả đến với tờ báo của mình.
•Nguyên nhân:
Thứ nhất, đối với mỗi nền báo chí khác nhau thuộc các giai cấp khác
nhau, thì quan niệm về tính nhân đạo, nhân văn trong hoạt động báo chí là
khác nhau. Một số nhà lý luận báo chí tư sản nhìn nhận tư hữu là quyền
thiêng liêng của con người, đụng đến nó là “ thiếu dân chủ” và” phi nhân đạo”
thì giai cấp vô sản lại cho rằng, tư hữu là nguồn gốc để ra chế độ người bóc
lột người, mất dân chủ và phản nhân đạo. Như vậy đủ thấy chủ nghĩa nhân
đạo mang trong mình nó dấu ấn giai cấp rất rõ rệt. Mặt khác, lòng từ thiện,
đức tính hy sinh than mình vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự sót
thương trước những khổ đau cụ thể của đồng loại… là những giá trị chung đối
với mọi người.
Một số nhà lý luận báo chí tư sản cố tình tuyệt đối hóa những tiêu
chuẩn nhân đạo của các nước phương tây, coi nó là chuẩn mực của hoạt động
báo chí, trong đó lại phủ nhận toàn bộ những giá trị nhân đạo mà nền báo chí
tư sản theo đuổi. Chúng ta nên có thái độ khách quan đúng đắn, không nên đề
cao hay hạ thấp quan niệm nào.

15


Thứ hai, tính nhân đạo còn phụ thuộc vào quan điểm, ý kiến chỉ đạo của
ban biên tập, trong đó tổng biên tập là người chịu trách nhiệm cao nhất, định
hướng và chỉ đạo toàn bộ hoạt động cho cơ quan báo chí. Mọi hoạt động sáng
tạo của nhà báo đều xuất phát từ mục đích, yêu cầu của tòa soạn. Việc phân
công theo hướng chuyên môn háo, phóng viên trong mỗi cơ quan báo chí sao
cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng người cũng là một nguyên nhân
quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi tác phẩm báo
chí.
Trong xu hướng phát triển báo chí hiện đại hóa, những đề tài”vì con
ngươi, do con người, từ con người” luôn được các tòa soạn khuyến khích
người làm báo không ngừng tìm tòi và sang tạo, đáp ứng nhu cầu bức thiết
của công chúng
Ban biên tâp cũng là nguyên nhân chi phối, định hướng lụa chọn những
đề tài giàu tính nhân đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc biên tập, lựa
chon tác phẩm đáp ứng tiêu chí để xuất bản, đăng tải.
Thứ 3 phụ thuộc vào thị hiếu của từng đối tượng mà cơ quan báo chí
sẽ có những chỉ đạo riêng nhằm thực hiện mục đích đó.
Thứ 3, tính nhân đạo trong hoạt động báo chí còn phụ thuộc rất nhiều
vào báo chí chủ thể sáng tạo trực tiếp báo chí, đó là việc lựa chọn đề tài phản
ánh của bản than họ. Hiện thực khách quan muôn hình vạn trạng với vô vàn
những sự kiên, hiện tượng đang tiếp diễn. Nhà báo cần phải vận động con mắt
quan sát tinh tế, khả năng nhạy bén nghề nghiệp cùng những kỹ năng đã học
hỏi được để phát hiện ra đâu là sự kiện, hiện tượng mang tính nhân đạo, cách
thể hiện nó như thế nào sao cho tính nhân đạo được bộc lộ rõ nét nhất. Bởi
không phải sự kiện nào cũng mang tính nhân đạo. Đó phải là những sự kiện
tiêu biểu, có ý ngĩa xã hội rộng lớn.
Quá trình lao động sáng tạo của nhà báo cũng là một nguyên nhân quan

trọng. Nếu không thực sự say nghề, trân trọng và đồng cảm với từng số phận
con người được phản ánh tong tác phẩm, nhà báo sẽ không thể trụ lại với
16


nghiệp cầm bút. Tất nhiên trong bất cứ một nghề nghiệp nào cũng tâm huyết
với nghề, nhưng nghề báo đặc biệt là trong việc thực hiện tính nhân đạo rong
các tác phẩm báo chí.
Như vậy chương 2 đã khảo sát tình hình thực hiện tính nhân đạo trên
các trang mạng điện tử Dân Trí và 24H để làm rõ hơn.qua đó đưa ra những
điểm làm được và chưa làm được của vấn đề này để từ đó đưa ra những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

17


Chương 3: Một số giả phá nâng cao hiệu quả của việc thực hiện tính
nguyên tắc trong hoạt động báo chí.
Có thể khẳng định một thực tế là vai trò của báo chí đối với đời sống
nói chung và đối với vấn đề nhân đạo nói riêng là rất quan trọng. Báo chí đã
có nhiều đóng góp đem lại cho công luận những cái nhìn mới mẻ về những sự
việc liên quan đến quyền lợi con người. Mặc dù các cơ quan báo chí và các
cơ quan chức năng đã cố gắng hết sức tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế và thiếu sót trong hoạt động báo chí.
3.1 các giải pháp :
3.1.1 Đa dạng hóa sự thể hiện:
Báo chí muốn nâng cao nhận thức, muốn tuyên truyền giáo dục pháp
luật cho quần chúng về đề tài nhân đạo. Muốn vậy, trên các tác phẩm báo chí
phải đa dạng hóa cách thể hiện, trong đó phải tăng cường thêm các thể loại
bài báo phân tích, lý giải các sự kiện, các hiện tượng một cách sinh động,

phong phú…
Đặc trưng khái quát của loại thể thông tấn là” đối tượng”phản ánh, đó
là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự, sự kiện nóng hổi có ý nghĩa xã hội,
đáp ứng nhu cầu nhanh, khái quát mà dư luận xã hội quan tâm, đòi hỏi…
Hơn nữa mục đích đặt ra cho đề tài này trong hoạt động báo chí là sẽ
định hướng tốt cho người đọc để từ đó họ có thể có cái nhìn khách quan và rõ
nét hơn về các vấn đề liên quan trực tiêp đến đời sống con người. Bởi thế mà
đòi hỏi ở các tác phẩm báo chí phải có cáh thể hiện rõ nét, cần có sự phân tích
rõ ràng.
Mở rộng hơn các thể loại: Tin, phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, bình
luận…..
3.1.2Giáo dục pháp luật
Nội dung của báo chí không những nhanh chóng phản ánh kịp thời các
vụ việc mà còn tăng cường các hình thức giáo dục pháp luật cho bạn đọc. Báo

18


chí phải trở thành chiếc cầu nối để quảng đại quần chúng nám bắt được nó để
rút ra bài học.
3.1.3Kết hợp với các cơ quan chức năng
cùng với các cơ quan thông tin đại chúng khác của Đảng và Nhà nước,
các cơ quan báo chí phải là một cơ quan truyền thông mẫu mực, chuẩn mực
về tuyên truyền biểu dương nhân tố mới, điển h́nh mới, đồng thời là một trong
những cơ quan đi đầu trong đấu tranh chống tệ nạn xă hội, các hành vi tiêu
cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lăng phí; chống các luận điệu xuyên tạc, thù
địch, âm mưu "diễn biến hoà b́nh". Các cán bộ của cơ quan báo chí phải
thường xuyên bám sát cơ sở, nhạy bén phát hiện cái mới, cổ vũ cái mới,
người tốt, việc tốt, nhân tố mới. Phải làm cho người tốt, việc tốt, nhân tố trở
thành cái phổ biến, cái điển h́nh trong cuộc sống, lấn át, cô lập cái xấu, tiêu

cực, lạc hậu, như ánh sáng xua đi bóng tối. Trong đấu tranh phê phán, chống
luận điệu xuyên tạc, thù địch, các đồng chí phải hết sức nhạy bén và chủ động
nắm chắc t́nh h́nh, nắm chắc quan điểm của Đảng và Nhà nước và có lập luận
sắc bén, lư lẽ thuyết phục. Phải lấy thông tin chính thống, trung thực đẩy lùi
thông tin xấu, thông tin nguỵ tạo, bịa đặt. Khi cần, phải chủ động công bố
thông tin để tranh thủ sự đồng t́nh, ủng hộ của bè bạn để vạch mặt, cô lập và
phân hoá kẻ xấu và các thế lực thù đich.
3.1.4Giải pháp trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ:
phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông
nghiệp vụ, nhạy bén và có bản lĩnh về chính trị, có đạo đức trong sáng, luôn
luôn gắn bó với nhân dân và với cuộc sống. Tất cả các đồng chí phải là những
cán bộ tuyên truyền của Đảng, những cán bộ mẫu mực, trung thành, tận tuỵ,
nắm bắt và sử dụng thành thạo công nghệ mới, thông tin kịp thời, chính xác.
Cốt lơi sức mạnh Việt Nam chính là tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, là khối
kết nối cộng đồng dân tộc h́nh thành hàng ngh́n năm nay. Các tòa soạn báo
phải đại diện cho văn hoá Việt Nam, cốt cách Việt Nam, đầy nhân nghĩa, nhân
văn, có sức lan toả, lôi cuốn, thuyết phục, có lý có t́nh. Cho nên, tôi đề nghị
19


các đồng chí chú ý phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phát thanh viên, làm
sao phát thanh viên thế hệ hiện nay phải tiếp nối được những truyền thống và
phẩm chất tốt đẹp của thế hệ phát thanh viên trước đây, làm sao cho Tiếng nói
Việt Nam tồn tại măi măi và ngày một lan toả rộng hơn, xa hơn, thực sự hấp
dẫn, lôi cuốn đồng bào, đồng chí, bạn bè bốn biển, năm châu.
Chương 3, đã nêu lên những giải pháp như :
•Đa dạng hóa sự thể hiện
•Giáo dục pháp luật
•Kết hợp với các cơ quan chức năng
•Giải pháp trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ

Để nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí đáp ứng nhu cầu của độc giả
và đáp ứng đòi hỏi của xã hội đề ra để phát triển xã hội theo hướng tích cực.
3.2. Đánh giá ,thu nhận được từ môn học và qua nghiên cứu đề tài
Qua thực hiện đề tài “Tính nhân đạo trên báo mạng điện tử hiện nay ” đã
để lại cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm trước hết là phải có lý luận thì việc thực
hiện khi ra ngoài làm thực tế thì mới có kết quả cao được qua đó ngoài chức
năng định hướng dư luận, cung cấp thông tin đến người đọc mà báo mạng điện
tử phải đảm báo tính nhân đạo của mình, tích cực đấu tranh tội phạm,tuyên
truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không đưa những thông tin
mang tính kích dâm, gây chia rẽ, thù hằn tôn giáo, và dân tộc mà phải tích cực
tham gia đấu tranh chống lại những tội ác đó, đâu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ
môi trường, phát động các phong trào quần chúng rộng rãi để cảnh giác và đẩy
lùi các hiểm họa đe dọa con người và và sức khỏe con người.

20


pHÇN III: KÕT LUËN
Báo mạng điện tử cũng như các loại hình báo khác là kênh thông tin đa
chiều, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội. Với
những đặc trưng của mình, báo mạng điện tử có năng lực to lớn trong việc phản
ánh sự vận động của dời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng
nhằm tạo nên định hướng xã hội tích cực. Tiếng nói của báo chí là tiếng nói của
đảng, nhà nước. sức mạnh của báo chí thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn
cho toàn đảng, toàn dân, tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đê quan
trọng của đất nước, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, phục vụ cho sự
nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Báo mạng điện tử hiện nay đã thực hiện tốt tính nhân đạo của mình
thông qua các bài viết hướng tới bảo vệ quyền dân chủ con người, đấu tranh
với những gì làm hại đến những giá trị nhân đạo . Bài Tiểu luận này, đã giải

quyết được khái niệm thế nào là nhân đạo?thế nào là tính nhân đạo trên báo
mạng điện tử?qua đó khảo sát việc thực hiện trên 2 tờ báo Dân Trí và 24H,
qua đó nêu lên những tích cực ,hạn chế và đưa ra những nguyên nhân,để từ đó
nêu ra những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
•TS.Phạm Thanh Tịnh,Lịch sử báo chí thế giới,năm 2010
•TS. Nguyễn Thị Trường Giang,Báo mạng điện tử những vấn đề cơ
bản,năm 2011.
•TS. Tạ Ngọc Tấn, Cơ sở lý luận báo chí, năm 2004
•Báo mạng điện tử 24H
•Báo mạng điện tử Dân Trí
•Diễn đàn idichvuseo.com
•Từ điển từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học.

22


MỤC LỤC
Sát hại bạn gái, tự sát trong phòng trọ? Bắt quả tang 2 tiếp viên kích dục cho khách, .......12
Kết cục của nam sinh rửa hận cho đàn anh, Siết cổ người yêu đến chết tại phòng tắm,
…………..............................................................................................................................13
Mơ ước được cắt bỏ khối u khổng lồ của cô gái đáng thương,Bé 12 tuổi một tay chăm bà
và 3 em gái, Thương cảm nữ sinh nghèo học giỏi bị bệnh máu huyết tán…………….......12

23




×