Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.48 KB, 24 trang )

BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ
LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thơng qua ODA song phương có
thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại
nguồn lực cho đất nước.ODA cịn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng
phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thơng qua những
khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại.
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng
cho sự phát triển về lâu dài thơng qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp
cơ sở hạ tầng về kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và
vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải
thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ mơi trường. Đồng
thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn, phát triển nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo...
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh
nghiệp.
Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có khơng ít những mặt hạn chế.
Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn
nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức
độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều.
Như vậy, đòi hỏi các nước nhận ODA phải sử dụng một cách có hiệu quả
nguồn vốn này. Nước ta là một trong những nước có sự viện trợ ODA lớn trên
thế giới, do đó vấn đề sử dụng có hiệu quả nó là một bài tốn khó. Để có thể
hiểu rõ hơn về nguồn vốn ODA, em nghiên cứu chuyên đề: “ Hiệu quả sử dụng
vốn ODA và ví dụ minh họa.”


1


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

I. KIẾN THỨC CHUNG
1.1 Khái niệm và đặc điểm ODA
a. Khái niệm :
ODA là tên gọi viết tắt của ba từ tiếng Anh Official Development
Assistance có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay cịn gọi là Viện trợ phát
triển chính thức Tại điều I quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức ban hành ngày 5/8/1977 có nêu khái niệm về ODA như sau :
“Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế”.
Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu: “Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu
tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời
gian vay dài. Đơi khi cịn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh
nghĩa của các khoản đầu tư này làphát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước
được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay”.
b. Ưu điểm của ODA:
+ ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi vì bao giờ cũng có phần cho khơng
là chủ yếu.
+ Phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng
rất nhiều (thường dưới 3%) và vay thương mại rất nhỏ.
+ Thời gian sử dụng vốn dài, thường là từ 20-50 năm và để được xếp vào ODA,
một khoản vay phải có một thành tố tối thiểu là 25% viện trợ khơng hồn lại.
c. Nhược điểm của ODA
Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị kinh

tế hoặc khu vực địa lý. Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi
ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm
2


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

bảo mục tiêu về an ninh - quốc phịng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì
vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay
họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển
kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).


Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế
quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu
hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng
bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước
tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời
cao.



Về chính trị: Các nước cấp ODA sẽ nâng cao được vị thế của mình trên
rường quốc tế, cũng có thể là tăng uy tín của Chính phủ nước đó với nhân
dân hoặc tăng cường sự phụ thuộc của nước nhận ODA vào nước mình…




Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng
thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà khơng hồn tồn
phù hợp, thậm chí là khơng cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự
án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho
các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ
ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá
cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao
động thế giới).



Nguồn vốn viện trợ ODA cịn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc
biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc
nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch
vụ do họ sản xuất.

3


BÀI TẬP LỚN


MƠN: ĐẦU TƯ

Nước tiếp nhận ODA tuy có tồn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng
thơng thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý
của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham
gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.




Tác động của yếu tố tỷ giá hối đối có thể làm cho giá trị vốn ODA phải
hoàn lại tăng lên.

1.2. Phân loại nguồn vốn ODA.
+ Theo tiêu thức hoàn trả/các thành phần cấu thành:
- ODA khơng hồn lại: là hình thức cung cấp ODA khơng phải hồn lại cho Nhà
tài trợ.
- ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): ODA cho vay với lãi
suất và điều kiện ưu đãi sao cho "yếu tố không hồn lại" (cịn gọi là "thành tố hỗ
trợ") đạt khơng dưới 25% của tổng trị giá khoản
- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc các khoản vay ưu đãi
được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung
lại, "yếu tố khơng hồn lại" đạt khơng dưới 25% của tổng giá trị của các khoản
đó.
+ Theo phương thức cung cấp
- ODA song phương (bilateral)
- ODA đa phương (multilateral)
+ Theo mục đích:
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ,
4


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ


xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư,
phát triển thể chế và nguồn nhân lực..loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ khơng
hồn lại.
+ Theo mục tiêu sử dụng:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao
tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ qua nhập khẩu.
- Hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng qt với thời
gian nhất định mà khơng phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng
như thế nào?
- Hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.
1.3 Vai trò của ngồn vốn ODA trong phát triển kinh tế của nước tiếp nhận.
1.3.1 ODA bổ sung cho nguồn vốn trong nước
- ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển
- ODA đóng vai trị rất quan trọng trong chương trình đầu tư công cộng làm nền
tảng cho hoạt động phát triển kinh tế -xã hơi
- ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
ODA là sụ chuẩn bị cho vốn FDI được thu hút vào và là điều kiện cho việc sủ
dụng hiệu quả nguồn vốn này.
- ODA giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải cách doanh
nghiệp quốc doanh,tự do hóa thương mại, cải tạo hệ thống tài chính tiền tệ quốc
gia đặc biệt là ngân hàng
- Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao năng lực sản xuất.
- ODA thúc đẩy hoạt động đầu tư
+ Đầu tư công.
5


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ


Khi tiếp nhận vốn ODA các nước nhận đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế -xã
hội, xây dựng đường giao thông,phát triển năng lượng…vì những đặc trưng của
ngành (cần lượng vốn lớn thu hồi vốn chậm nên tư nhân khơng có khả năng đầu
tư).Tạo ra được sơ sở hạ tầng vững chắc,giao thông thuận tiện,hệ thống pháp
luật ổn định.
+ Đầu tư tư nhân
Thúc đẩu đầu tư tư nhân theo thống kê cứ 1 USD viện trợ thu hút xấp sỉ 2 USD
tư nhân. Viện trợ tăng với quy mô 1% GDP sẽ làm tăng đầu tư tư nhân trên
1.9% Củng cố niềm tiên cho khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng
1.3.2 ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh
tế.
- Các khoản viện trợ có thể ni dưỡng cải cách thể chế.
- Hỗ trợ thủ nghiệm cải cách,trình diễn thí điểm,tạo đà và phổ biến các bài học
kinh nghiệm
- ODA giúp các nước đang phát triển chuyển đổi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
1.3.3 ODA đóng vai trị quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Giúp tăng trưởng nhanh hơn,giảm tình trạng nghèo đói và đạt được những chỉ
tiêu xã hội.Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt,khi viện trợ tăng lên 1% GDP
thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Theo các chuyên gia về ODA bình quân
các nước đang phát triển thu nhập đầu người tăng 1% dãn đến tỷ lệ đói nghèo
giảm xuống 2% nói cách khác nếu có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên
1% GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỷ lệ đói nghèo. Tăng 10 tỷ USD viện trợ một
năm sẽ cứu được 25 triệu người thốt khỏi cảnh đói nghèo nếu quản lý tốt. Tỷ lệ
tử vong ở trẻ e sẽ giảm 0,9% trên 1% GDP viện trợ. Viện trợ tác động đến tăng
trưởng,từ đó đã tắc động đến mục đich nâng cao mức sống.

6



BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỰ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM.
2.1 Số liệu.
2.1.1. Các nguồn vốn chủ yếu ODA tại Việt Nam
+ Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động,
cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã
hội của Việt Nam.
+ Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA
giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65%
tổng vốn ODA ký kết.
1. Ngân hàng thế giới
Ngân hàng thế giới (World Bank) là một trong các nguồn cung cấp ODA lớn
nhất cho Việt Nam.
Vốn ODA cung cấp từ ngân hàng thế giới cho Việt Nam từ năm 2005-2012:

Năm

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

2012

Tỷ USD

1.913

1.844

2.511

2.552

3.732

2940

2.348

2.197

7


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

(Nguồn: vi.wikipedia.org)

2. Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến hơn 40%
tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2011, Nhật Bản đã cam kết hơn 1,9 tỷ USD cho
Việt Nam.
3. Liên Minh Châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là
nhà cung cấp viện trợ khơng hồn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam
kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào q
trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD
cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngồi. Tài trợ
khơng hồn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
4. Hàn Quốc
Hàn Quốc tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nước này sẽ cung cấp
khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hàng năm từ
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).
2.1.2 Số liệu ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993 - 2012
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam lên tới 80 tỷ USD trong giai đoạn
1993-2012, góp phần đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước có mức thu nhập
trung bình thấp.
Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012
đạt trên 58,4 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay
ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA khơng hồn lại đạt
6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.
8


BÀI TẬP LỚN


MÔN: ĐẦU TƯ

Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm
trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết.

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ
80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức
95,7% trong hai năm 2011-2012.

Có thể thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương
xứng với mức cam kết.

9


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và
năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ
13% năm 2011 lên 19% năm 2012.

Lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thơng được ưu tiên tiếp nhận và
sử dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ
USD, trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay.
Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thơng vận tải đã hồn thành và đang thực
hiện 132 dự án, trong đó đã hồn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và
đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD.


10


BÀI TẬP LỚN

MƠN: ĐẦU TƯ

Ngành năng lượng và cơng nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ
1993-2012 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó viện trợ khơng hồn lại khơng đáng
kể, khoảng 0,1%. Tổng số nhà tài trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song
phương và 6 nhà tài trợ đa phương.
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nơng thơn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhận
được nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD
(ODA vốn vay: 7,43 tỷ USD, ODA viện trợ khơng hồn lại: 1,42 tỷ USD).
Tóm lại: Những lĩnh vực ưu tiên chủ yếu từ nguồn vốn ODA là xây dựng cơ sở
hạ tầng năng lượng cơng nghệ.nguồn vốn khơng hồn lại thường dành cho các
dự án xóa đói giảm nghèo…

Hiện vẫn tồn tại tình trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA không đồng đều
giữa các tỉnh trên địa bàn các vùng trong cả nước trong đó vùng đồng bằng sơng
Hồng tiếp nhận nguồn vốn ODA lớn nhất với 10,42 tỷ USD và vùng Tây
Nguyên tiếp nhận nguồn vốn ODA thấp nhất với 1,36 tỷ USD.

11


BÀI TẬP LỚN

MƠN: ĐẦU TƯ


Chính phủ Việt Nam có chính sách sử dụng ODA để hỗ trợ các ngành, lĩnh vực
và địa phương ưu tiên, nhất là đối với những địa bàn có nhiều khó khăn trong
từng thời kỳ phát triển.

Qua bảng số liệu trên ta đã thấy tình hình thu hút ODA của nước ta đã tăng
lên đáng kể thể hiện ở lượng ODA cam kết. Tuy vậy thì lượng ODA thực hiện
còn ở mức khiêm tốn và tỉ lệ giải ngân chưa cao
Đánh giá tổng quan:

12


BÀI TẬP LỚN

MƠN: ĐẦU TƯ

ODA là nguồn tài chính cơng của chính phủ,với các khoản vay ưu đãi bình
qn chiếm khoảng 80% cơ cấu vốn ODA dành cho Việt Nam do vậy cần thiết
phải tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá.Hiện nay nước ta đang tiến hành
xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra tiến độ và hiệu quả giải ngân của nguồn
vốn này.
2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA:
a. Tỉ lệ giải ngân:
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hạn chế và yếu kém mang tính tổng hợp nhất
trong quản lý và sử dụng ODA thời gian qua ở Việt Nam là năng lực hấp thụ
nguồn vốn ODA quốc gia, cũng như ở cấp ngành và địa phương chưa đáp ứng
được yêu cầu. Minh chứng là tỷ lệ giải ngân vốn ODA mới bằng khoảng 63%
vốn ODA ký kết.
Nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã chậm tiến độ, dẫn đến việc một

số dự án cắt giảm, hủy một số hạng mục và hoạt động, hoặc phải tái cấu trúc
toàn bộ dự án. Hậu quả là, giải ngân vốn ODA của cả nước đạt thấp so với vốn
ODA đã ký kết, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, riêng thời
kỳ 2006 - 2010, khoảng 7 tỷ USD vốn ODA đã ký kết, nhưng chưa giải ngân,
trong đó có nhiều chương trình, dự án được hưởng các điều kiện tài chính ưu đãi
cao phải chuyển tiếp sang thời kỳ 2011 - 2015.
Số vốn tồn đọng này cùng với các khoản vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ
2011 - 2015 sẽ tạo áp lực lớn đối với nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn này trong 5
năm 2011 – 2015. Tỉ lệ giải ngân còn thấp điều này được lý giải như sau:
- Thứ nhất lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các khoản ODA của Việt Nam chủ yếu là
lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng do đó thời gian thực hiện dự án là khá lâu và có
nhiều cơng đoạn.Đặc biệt khó khăn trong cơng tác đền bù di dân giải phóng mặt
bằng.

13


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

- Thứ 2 cũng cần phải nói đến đó là thủ tục của chúng ta quá rườm ra phải mất
đến 1-3 năm thì dự án mới có thể phê duyệt.
b. Mức đóng góp của ODA vào tổng đầu tư:
Tại hội nghị CG năm 2007 cho thấy trong giai đoạn từ 1993- 2007 nguồn vốn
ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, chiếm 11%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước trong thời kỳ này.Tuy nguồn vốn này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng
đầu tư chiếm trung bình khoảng 1%/năm nhưng đóng vai trị khá quan trong do
nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, năng

lương công nghệ ..ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp
ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trải qua hai cuộc chiến tranh những cơ
sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta vốn đã lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng
nề hầu như khơng cịn gì, nhưng cho đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng đã được
phát triển tương đối hiện đại với mạng lưới điện, bưu chính viễn thông được phủ
khắp tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều tuyến đường giao thông
được làm mới, nâng cấp, nhiều cảng biển, cụm cảng hàng không cũng được xây
mới, mở rộng và đặc biệt là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao đã tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi cho sự hoạt động
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đầu tư cho phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật một lượng lớn vốn ODA đã được sử dụng
để đầu tư cho việc phát triển ngành giáo dục, y tế, hỗ trợ phát triển ngành nông
nghiệp ….
C. Tỉ lệ nợ của vốn ODA so với GDP.
Các chỉ số nợ nước ngoài của Việt Nam từ năm 2000 đến nay luôn trong giới
hạn an tồn. Tính đến 31/12/2007, tỉ lệ nợ nước ngồi so với GDP là 33%; nghĩa
vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu là 3,99%; nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so
với thu Ngân sách nhà nước là 4,12%. Đánh giá về nợ nước ngoài của Việt
Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đều cho là thấp
14


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

so với tiêu chuẩn quốc tế và nó cịn thấp hơn nữa bởi thời gian ân hạn. WB và
IMF đều đặt Việt Nam vào danh sách nhóm các nước có mối nguy cơ thấp về nợ
nước ngồi.
Từ 1993- nay tổng cộng đã có 37 tỷ USD được các nhà tài trợ cam kết cho Việt

Nam, chiếm 2% tổng ODA tồn cầu. Trong đó, có 22,6 tỷ USD đã được ký kết.
Bình quân mỗi năm Việt Nam thu hút được 2,5 tỷ USD. Trong số ODA đã được
ký kết, phần lớn tập trung cho các dự án đầu tư (41%), các dự án hỗ trợ kỹ thuật
(23%) và phi hỗ trợ kỹ thuật (20%). Chỉ có 13% vốn giải ngân năm 2005 là
dành cho các chương trình viện trợ ngân sách và trợ giúp cán cân thanh toán.
ODA thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm vừa qua,GDP bình
qn đầu người tăng khồng 3 lần trong gần 2 thập kỉ.Trong giai đoạn 20022007 ODA cam kết cho Việt Nam là 29 tỷ USD, trong đó vốn đã ký kết qua các
hiệp định là 14,5 tỷ USD. Đầu tư bằng nguồn ODA chiếm bình quân 11% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội và bằng 29% chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát
triển. Theo các chuyên gia, với tốc độ như vậy, ODA ưu đãi trong vòng 15-20
năm tới là rất cần thiết.Tuy vậy việc giải ngân chậm vẫn là vấn đề bức bách bởi
tình trạng cơ sở hạ tầng kinh tế ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển, hệ thống giao thông vận tải yếu kém, quá tải, mạng lưới điện và năng
lượng thường xuyên thiếu hụt. Cảng biển, sân bay cịn ít và quy mơ nhỏ, trong
khi bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được sự hội nhập của một nền kinh tế
hiện tại. Tuy đã giải quyết được một số bất cập trong quản lý hành chính cơng,
song hiện nay, đây vẫn còn là một trong những mặt bị đánh giá là yếu kém, gây
nhiều phàn nàn. Theo dự đoán của các chuyên gia Ngân hàng Phát triển châu Á,
nếu Việt Nam cải thiện được tỷ lệ giải ngân ODA thì tốc độ tăng trưởng GDP có
thể tăng từ mức 8-8,4% như hiện tại lên tới 9% và Việt Nam có thể trở thành
nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2009, sớm hơn mục tiêu là năm 2010.
Tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu thế giảm
đi. Q trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều
kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị... giữa các quốc gia ngày càng được đẩy
15


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ


mạnh và tăng cường. Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu
quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Điều đó
là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phương có xu
thế tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi. Điều đó đã được chứng
minh trên thực tế là trong các năm 1980 - 1994 trong tổng số ODA của thế giới,
tỉ trọng ODA song phương từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỉ trọng ODA đa
phương giảm từ 33% xuống 31%.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư).

III. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ NGUỒN
VỐN ODA TẠI VIỆT NAM.
3.1 Hồn thiện môi trường pháp lý.
+Nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ và hoàn thiện về quản lý vạy nợ
và viện trợ nước ngoài của quốc gia.
+Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA để
đáp ứng yêu cầu thực tiễn Việt Nam và từng bước tiến tới phù hợp với thông lệ
quốc tế; đồng thời bổ sung một số nội dung mà trong các văn bản pháp qui hiện
hành còn thiếu, đảm bảo quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả.
16


BÀI TẬP LỚN

MƠN: ĐẦU TƯ

+ Bổ sung, sửa đổi, hồn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế quản
lý dự án ODA.
+ Xây dựng qui trình tự, thủ tục thực hiện các chương trình dự án ODA.
+ Xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn dự phòng trong ngân sách nhà nước dành

riêng cho ODA nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho việc chuẩn bị dự án, giảm
bớt tính bị động trong việc điều hành vốn đối ứng.
+ Ban hành bổ sung một số văn bản pháp lý về cơ chế (thẩm định giá, định mức
chi tiêu).
+ Nghiên cứu và ban hành qui chế thu hồi vốn trực tiếp và hoàn trả một phần
vốn vay nước ngồi từ nguồn thu phí đối với một số cơng trình cơng cộng.
+ Thành lập cơ chế thực thi để tăng cường quản lý chương trình, dự án sử dụng
vốn ODA.
+ Cần sớm sửa đổi các qui chế, qui định của chính phủ liên quan đến việc thực
hiện chương trình, dự án ODA theo hướng giảm bớt những bất cập về qui trình,
thủ tục nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
+ Nước ta cần có chính sách cơng khai minh bạch các dự án ODA. Có như vậy
chúng ta mới có thể sử dụng rất hiệu quả vốn vay ODA. Ngoài ra, chúng ta cần
nâng cao năng lực cán bộ và quy hoạch các dự án phát triển của mình. Tránh
quy hoạch tùm lum, vẽ dự án ra như hiện nay.
3.2 Nâng cao chất lượng qui hoạch sử dụng vốn ODA.
- Quy hoạch hướng vào việc huy động vốn theo từng bước và tổ chức tài trợ trên
cơ sở dự báo hạn mức huy động, cơ cấu và điều kiện tài trợ để xác định khả
năng huy động ODA thực hiện trong từng năm và thời kỳ, từ đó đảm bảo sự cân
đối trong nguồn lực khác cũng như đối với khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
17


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

- Quy hoạch sử dụng ODA theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, xóa đói giảm
nghèo và nhằm vào các mục tiêu xã hội khác.

- Chủ động đưa ra danh mục chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai
đoạn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế.
- Tổ chức thực hiện, theo dõi qui hoạch một cách có hiệu quả, đảm bảo trong
quá trình thực hiện phải theo đúng mục tiêu ưu tiên và kế hoạch sử dụng vốn
trung hạn đã đề ra.
3.3. Tăng cường hiệu lực quản lý điều hành và thực hiện dự án.
a. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về ODA.
- Thực hiện tốt việc thẩm định để lựa chọn dự án thực sự có hiệu quá.
- Đưa ra kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư vào kế hoạch thực hiện dự
án, coi đó là điều kiện trong q trình thẩm định.
- Thực hiện tốt cơng tác quản lý tài chính đối với nguồn vốn ODA, tránh sử
dụng tràn lan, kém hiệu quả.
- Sử dụng ODA hiệu quả, chất lượng cao, phù hợp với u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
b. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai qui trình, thời hạn, trách nhiệm
xử lý thủ tục liên quan.
c. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá dự án:
-Thành lập hệ thống định giá, theo dõi ODA thống nhất giữa các cơ quan quản
lý.
-Xây dựng công cụ, phương pháp thống nhất để theo dõi, định giá.
-Xây dựng chế độ kiểm tra, đinh giá định kỳ, ban hành qui chế kiểm tra, kiểm
định dự án.
18


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

3.4 Tăng cường năng lực cán bộ quản lý thực hiện dự án.

- Tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ hoạch định chính sách vĩ mô.
- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng tại chỗ, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ, công
nhân viên.
- Nâng cao nhận thức và mở rộng quan hệ đối tác.
- Áp dụng phương thức tiếp cận tổng hợp theo ngành, hoặc theo chương trình
đối vớinhu cầu về hỗ trợ phát triển.
- Nâng cao nhận thức về nguồn vốn ODA: có vay có trả.
- Tiếp tục phát triển quan hệ đối tác với cộng đồng quốc tế.
- Tăng cường trao đổi thông tin đối ngoại giữa các bên.
3.5. Định hướng huy động và sử dụng vốn ODA có hiệu quả.
+ Về nguyên tắc, lĩnh vực ưu tiên được sử dụng bao gồm:
a. ODA khơng hồn lại: ưu tiên sử dụng trong những cơng trình, dự án thuộc
lĩnh vực:
- Xóa đói giảm nghèo trước hết tại nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Y tế, dân số và phát triển.
- GD và phát triển nguồn nhân lực.
- Các vấn đề xã hội:Việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống tệ nạn xã hội…
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên.
- Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển, qui hoạch điều tra cơ
bản.

19


BÀI TẬP LỚN

MƠN: ĐẦU TƯ

- Cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà
nước.

b. ODA vay ưu đãi được sử dụng cho những chương trình, dự án:
- Xóa đói giảm nghèo.
- Giao thơng vận tải, Thông tin liên lạc.
- Năng lượng.cơ sở vật chất xã hội: phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục.
- Hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải phóng cho các vấn đề kinh tế xã
hội.
- Hỗ trợ cán cân thanh tốn.
Trong q trình thực hiện, danh mục và thứ tự các lĩnh vực ưu tiên sử dụng sẽ
được Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

IV. DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA – CẦU THANH TRÌ (HÀ
NỘI).
Có rất nhiều dự án trên cả nước được hoàn thành nhờ vào nguồn vốn ODA trong
đó: Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc
qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm
cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 20


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn,cũng như xe bánh xích có
tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài
3.084 mvới tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn
xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h; giá đấu thầu là 1.395,46 tỷ đồng. Sau khi
hồn thành, cầu Thanh Trì sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại
thủ đơ Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đơng Dương hiện
nay.
+ Mục đích đầu tư: Đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông trên tuyến Quốc lộ 1

từ phía Nam đến phía Bắc Hà Nội, nối liền với Quốc lộ 5 và phục vụ giao thơng
quanh khu vực Hà Nội, góp phần giải tỏa lượng xe ra vào trung tâm Thủ đô. Tạo
điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế thủ đô Hà Nội và hồn thiện một phần của
tuyến giao thơng vành đai III thành phố Hà Nội.
+ Nguồn vốn: Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410
triệu USD), sử dụng vốn vay ODA. Vốn đầu tư cho dự án này được lấy từ nguồn
vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản.
+ Chủ đầu tư: là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng
Long làm đại diện chủ đầu tư.
+ Quy mơ đầu tư xây dựng: Gói thầu số 1, Cầu Thanh Trì xây dựng vĩnh cửu
bằng bê tơng cốt thép (BTCT) và bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCTDƯL). Cầu
có tổng chiều dài cầu 3.120m (52 trụ: 4 trụ giữa, 22 trụ bờ trái, 26 trụ bờ phải và
2 mố A1, A2), cụ thể: Khổ cầu rộng 33, 1 m bố trí cho 4 làn xe cao tốc (4 x
3,75m); hai làn xe hỗn hợp (2 x 3m); hai lề cho xe thô sơ cùng người đi bộ (2 x
3,5m); dải phân cách giữa (2m), 4 gờ chắn lan can (4 x 0,55), khoảng trống để
trồng cây (0,9m), (33,1m = 15 + 6 + 7 + 2 + 2,2 + 0,9).
- Kết cấu phần cầu chính bố trí các nhịp phù hợp với điều kiện tĩnh khơng
thơng thuyền, đáp ứng tính đổi dịng của sơng Hồng và mở rộng dòng chảy của
dòng chủ; dùng dầm hộp liên tục BTCTDƯL thi công theo công nghệ đúc hẫng
cân bằng, phần cầu dẫn dùng dầm BTCT thi công bằng công nghệ đúc hẫng hoặc
đúc đẩy; mố trụ bằng BTCT với móng dùng cọc khoan nhồi đường kính lớn.
21


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

+ Tiến độ dự án. Thực tế khởi cơng ngày 28/11/2002 hồn thành bàn giao sử dụng
ngày 06/02/2007.



Ngày 18 tháng 8 năm 2006, hợp long cầu Thanh Trì



Ngày 2 tháng 2 năm 2007, cầu được thơng xe.



Đến ngày 9 tháng 10 năm 2010, cầu được khánh thành cùng với cầu vượt
Pháp Vân.

+ Số liệu
1. Nguồn vốn đầu tư
Đơn vị tính: đồng
STT

Chỉ tiêu

Số báo cáo

Số kiểm tốn

Chênh lệch

A

B


1

2

3=2-1

1.390.027.815.59
2

1.390.027.815.59
2

0

1.390.027.815.59
2

1.390.027.815.59
2

0

1

Nguồn vốn
vay JIBIC
Cộng

2. Vốn đầu tư thực hiện
Đơn vị tính: đồng

S
T

Số báo cáo

(Yên)

(VNĐ)

Nội dung

T

I

Đầu tư

Giá trị báo cáo
kiểm toán
(VNĐ)

Số kiểm toán

Chênh lệch

(VNĐ)

(VNĐ)

TỔNG SỐ


5.421.041.498

620.478.157.509

1.382.208.574.925

1.374.405.464.830

-7.803.110.095

XÂY LẮP

5.421.041.498

620.478.157.509

1.382.208.574.925

1.374.405.464.830

-7.803.110.095

1

Phần 1- Khái quát chung

392.963.370

60.843.436.179


116.626.965.439

116.273.384.377

-353.581.062

2

Phần 4 - Công tác làm đất

2.653.408

649.349.143

1.026.016.472

1.026.016.472

0

22


BÀI TẬP LỚN
3

Phần 5 - Đào kết cấu

4


Phần 9- Kết cấu mặt đường

5

6

7

MƠN: ĐẦU TƯ
277.838.105

23.923.874.324

63.364.675.282

63.364.675.282

0

44.538.859

1.815.761.841

8.138.322.502

8.135.523.436

-2.799.066
-


Phần 10- Kết cấu bê tơng

4.188.423.611 478.603.857.816 1.073.175.944.922

1.065.960.293.847 7.215.651.075

Phần 12- Các hạng mục cơng
việc khác

104.247.464

6.926.933.642

13.906.251.574

13.906.251.574

0

25.729.401

2.520.688.607

6.173.132.837

6.173.132.837

0




844.347

97.255.895

217.116.063

0

-217.116.063

Phần 16- Ngày cơng

582.017

417.784.329

500.405.166

486.442.337

-13.962.829

383.220.916

44.679.215.733

99.079.744.670


99.079.744.670

0

Phần 13- Các cơng trình điện
Phần 15- Các cơng trình

8

9
1
0

cơng cộng& đường xá hiện

Trượt giá

- Nguồn vốn: 1.390.027.815.592đ, trong đó Nguồn vay nước ngồi
1.390.027.815.592đ.
- Vốn đầu tư thực hiện đến 31/12/2007: 1.374.405.464.830đ.
+ Tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực trong q trình thực hiện dự án
Đến nay, gói thầu số 1 (xây dựng cầu Thanh Trì) đã được đưa vào vận
hành, các chỉ tiêu kỹ thuật được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước công nhận
đánh giá sự cố gắng lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý dự án. Trong
quá trình thực hiện công tác quản lý đầu tư, BQLDA đã tiết kiệm chi của gói
thầu trên 600 tỷ đồng (vốn dư này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho đầu
tư xây dựng cầu Phù Đổng 2). Cầu Thanh Trì đưa vào vận hành đã đẩy nhanh
tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo trục giao thông
thông suốt từ Bắc vào Nam.


KẾT LUẬN
23


BÀI TẬP LỚN

MÔN: ĐẦU TƯ

Sau khi nghiên cứu em nhận thấy những ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn
ODA. Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta, những bất cập còn tồn
đọng và định hướng trong thời gian tới.
Chúng ta cần có những biện pháp thiết thực và hữu hiệu để sử dụng hiệu quả
nhất nguồn vốn, tránh thất thoát, tham nhũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn
trong và ngồi nước. Nhận thức và có ý thức trong việc sử dụng các cơng trình,
dự án từ các nguồn viện trợ.
Em xin cảm ơn PGS. TS Đan Đức Hiệp đã cung cấp cho em những kiến thức
hữu ích và chỉ dẫn em hoàn thành bài tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

24



×