VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
TUẦN 2 - TIẾT 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm trường từ vựng, biết cách xác lập các trường từ vựng đơn giảnẹ.
- Bước đầu thấy được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học:
đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, nhân hoá…
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, bảng phụ
- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ? Cho VD minh hoạ
2. Bài mới:
Trong hệ thống từ vựng TV, chúng ta đã tìm hiểu về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Ngoài ra chúng ta còn được tìm hiểu các BP tu từ: so sánh, ẩn dụ… một trong những kiến thức
liên quan đến kiến thức trên là trường từ vựng mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Thế nào là trường từ vựng
1. Khái niệm
GV treo BP ghi VD → hs đọc
a. Ví dụ
- Các từ in đậm trong BP thuộc từ loại gì? Chỉ
đối tượng nào?
- Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh
tay, miệng
→ Là các DT chỉ người
- Nét nghĩa chung của nhóm từ trên là gì?
→ Nét nghĩa chung: Chỉ bộ phận của cơ thể
người
→ Trường từ vựng
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
b. Kết luận
Trường từ vựng là tập của các từ có ít nhất
một nét chung về nghĩa
2. Lưu ý
a. Ví dụ
- Trong VD 1 trường từ vựng mắt có thể bao
gồm những trường từ vựng nhỏ nào?
* VD1:
- Các trường từ vựng mắt:
+ Bộ phận của mắt: lòng đen, con ngươi,
lông mi, lông mày…
+ Hoạt động của mắt: ngó, trông, liếc,
nhìn…
+ Bệnh: cận thị, viễn thị
+ Cảm giác: chói, quáng…
- Qua VD 1 ta rút ra nhận xét gì về trường từ
vựng?
→ Một trường từ vựng có thể bao gồm
nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
→ Một trường từ vựng có thể bao gồm các
từ khác biệt nhau về từ loại
* VD 2:
HS quan sát BP
- Trường từ vựng “ngọt”
- Tìm trường tựng “ngọt”?
+ Trường mùi vị (cùng trường với cay,
đắng, chát…)
+ Trường âm thanh (cùng trường với: the
thé, êm dịu, chối tai…)
- Qua VD 2 ta rút ra nhận xét gì về trường từ
vựng?
Do hiện tượng nhiều nghĩa
Quan sát BP
- Các từ in đậm trong đoạn văn thường dùng để
chỉ đối tượng nào?
+ Trưởng thời tiết (cùng trường với:rét
nghọt, hanh, ẩm, giá…)
→ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng
khác nhau
* VD 3
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Trong đoạn văn tác đã chuyển các từ đó sang
trường từ vựng chỉ đối tượng nào? Nhằm mục
đích gì?
Phép nhân hoá
- Các từ: tưởng, mừng, cậu, chực được
chuyển từ trường từ vựng “người” sang
trường từ vựng “thú vật” → Tăng sức gợi
cảm
- Qua VD 3 ta rút ra nhận xét gì về trường từ
vựng?
- Qua các VD hãy rút ra những điều cần lưu ý
khi sử dụng trường từ vựng?
→ Có thể chuyển từ vựng
b. Kết luận
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều
trường từ vựng nhỏ hơn và có thể bao gồm
các từ khác biệt nhau về từ loại.
- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng
khác nhau
Có thể chuyển từ vựng để tăng thêm tính NT
của ngôn từ và khả năng diễn đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài độc lập
II. Luyện tập
Bài 1
Thảo luận nhóm
Trường từ vựng “người ruột thịt”:thầy, cậu,
mợ, cô, em
Bài 2
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b. Dụng cụ đựng đồ
c. Hoạt động của chân
d.Trạng thái tâm lí co người
e.Tính cách con người
Các tổ thảo luận nhóm
g. Dụng cụ để viết
Bài 3
Thuộc trường từ vựng thái độ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
HS làm bài cá nhân
Bài 4
- Khứu giác: mũi, miệng, thơm, điếc, thính
- Thính giác: tai nghe, điếc, rõ, thính
Bài 5
a. Từ lưới
Các tổ thảo luận nhóm
- Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới,
nơm, vó…
- Trường đồ dùng cho chiến sĩ: lưới, võng,
tăng, bạt
- Trường các hoạt động săn bắt của con
người: lưới, bẫy, bắn, đâm
b. Từ “lạnh”:
- Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh, nóng,
ấm, hanh, ẩm, mát…
- Trường tính chất của thực phẩm: lạnh (đồ
lạnh), nóng (đun nóng)
- Trường tính chất tâm lí, t/c con người:
lạnh, (ấm áp)…
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
- Nắm được khái niệm trường từ vựng và một số lưu ý về trường từ vựng
2. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- BTVN: 5, 6-23
- Chuẩn bị bài: Bố cục VB