Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thuốc lá Thăng Long.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.07 KB, 31 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI GIỚI THIỆU
Công ty thuốc lá Thăng Long- Được thành lập ngày 6/1/1957. Ngày
6/12/2005, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg
chuyển Nhà máy Thuốc lá Thăng long thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
thành:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC
LÁ THĂNG LONG
Tên viết tắt: CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG
Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG TOBACCO LIMITED
Tên viết tắt : VINATABA THĂNG LONG
Địa chỉ: 235 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà
Nội
Điện thoại: 04.8 584 441 – 04.8 584 342 Fax: 04.8 584 344
Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu;
+ chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành Thuốc lá và các
ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Người đại diện: Ông Đặng Xuân Phương - Chức vụ Giám Đốc
Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra một trang mới cho
Thuốc lá Thăng long trên bước đường phát triển trong sự nghiệp công nghiệp
hoá-hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc lá Thăng long
đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách- từ việc sản xuất thuốc lá thủ công
đến khi xây dựng được một nhà máy hiện đại, trở thành một doanh nghiệp
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
1
Chuyên đề thực tập
đầu đàn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cán bộ công nhân viên chức Công ty rất
tự hào với nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng.


Công ty Thuốc lá Thăng long luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp
đỡ vô cùng quý báu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành
Trung ương và địa phương, của Bộ Công Nghiệp, Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam, của khách hàng trong và ngoài nước…
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Là một trong những đứa con đầu lòng của ngành Thuốc lá Việt Nam với
doanh thu hàng năm khá lớn Công ty Thuốc lá Thăng long đã phải vượt qua
bao gian nan thử thách nhưng mỗi khi nhắc đến những ngáy tháng đó thì mỗi
người lao động trong Công ty đều coi đó là những ngày tháng gian khổ đáng
tự hào:
- Giai đoạn 1955-1957:
Sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt
tay vào công cuộc xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc chi viện
cho tiền tuyến miền Nam.
Người Việt nam vốn quen với câu nói cửa miệng “miếng trầu là đầu câu
chuyện”-Thuốc lá được xem như một nhu cầu không thể thiếu được của
người dân cả nước, một số hãng thuốc lá tư nhân lại độc quyền sản xuất, kinh
doanh, tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho việc quản lý của
Nhà nước và đời sống nhân dân.
Ngày 6/1/1957 Nhà máy Thuốc lá Thăng long được thành lập.
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
2
Chuyên đề thực tập
- Giai đoạn 1956- 1959:
Đây là giai đoạn đầu sau ngày thành lập, hay là những bước đi đầu tiên
của Nhà máy tính từ ngày đầu đến 30/2/1957. Nhiều loại thuốc lá mới ra đời
như: Đại đồng, Ba đình, Bông lúa, Hoa hồng, Trướng sơn….
Ngày 24/2/1959 Nhà máy vinh dự đón Bác Hồ tời thăm.
Tháng 1/1960 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm mới.

- Giai đoạn 1960-1964:
Giai đoạn này được xem như giai đoạn tự hoàn thiện mình của Nhà máy.
Cùng với cả nước Nhà máy bước vào hoạt động sản xuất với tinh thần phấn
khởi.
Tính đến năm 1964, đội ngũ lao động đã tăng lên 2021 người.
- Giai đoạn 1965-1985:
Giai đoạn sống chiến đấu vì miền Nam và hàn gắn vết thương chiến
tranh, cùng cả nước xây dựng cuộc sống mới.
Bước sang năm 1975 cục diện cách mạng thay đổi lớn lao, Nhà máy vẫn
sản xuất, cùng cả miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho miền Nam chiến
đấu.
- Giai đoạn 1985-1995: Thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầu
chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Lúc này ngành Thuốc lá quốc doanh do Liên hiệp Thuốc lá Việt nam
quản lý có điều kiện và cơ hội mới để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với
những thách thức của cơ chế thị trường. Nhà máy đã không ngừng nâng cao
trình độ khoa học công nghệ cho người lao động và đầu tư có trọng điểm.
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
3
Chuyên đề thực tập
Năm 1995, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã đạt được kết
quả tốt và có những bứt phá trong sản xuất, đưa ra 4 sản phẩm mới: Du lịch,
City, Hoàn kiếm và Điện Biên xuất khẩu.
- Giai đoạn 1996-2000: Tiến hành Công nghiệp hoá
Đây là thời điểm toàn ngành thuốc lá gặp khó khăn do Nhà nước ban
hành cuộc vận động không hút thuốc lá, cấm sử dụng thuốc lá ở mọi nơi công
cộng và kể từ ngày 1/7/1996 tất cả các sản phẩm của Nhà máy đều phải ghi ở
vỏ bao lời cảnh báo: “Hút thuốc có hại cho sức khỏe”; Lại thêm thời tiết biến
động, lũ lụt kéo dài từ Bắc vào Nam làm cho mức tiêu thụ giảm đáng kể. Tuy
nhiên, Nhà máy vẫn tập trung đầu tư chiều sâu khoa học-công nghệ, nâng cao

phẩm cấp nguyên liệu, chiến lược về thị trường, nên vẫn hoàn thành tốt các
chỉ tiêu kế hoạch được giao, tiếp tục sản xuất phát triển không ngừng.
- Giai đoạn 2001 đến nay: Bước vào thế kỷ XXI
15 năm trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Công ty Thuốc lá Thăng
long đã có những đóng góp đáng tự hào; đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công
ty đã trưởng thành, đủ sức để vươn lên trong nền kinh tế thị trường mà sự
canh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty tự
tin bước vào thiên niên thứ III, nỗ lực thực hiện kế hoạch sản xuất giai đoạn
2001-2005 nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, bước đầu hiện đại
hoá, sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (AFTA, WTO). Trước
những khó khăn, thách thức của các yếu tố mang tính toàn cầu hoá, của sự
cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế Lãnh đạo công ty
Thuốc lá Thăng long luôn coi đó là tất yếu, không thể một sớm một chiều
khắc phục được, do vậy cần tỉnh táo để “chung sống với khó khăn thử thách”
và tìm cách vượt qua, tiếp tục đưa công ty phát triển trong thời kỳ mới.
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
4
Chuyên đề thực tập
Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo
Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam và sức
mạnh nội lực của chính mình, Công ty đã đưa ra những giải pháp tích cực,
chủ động trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch:
Chiến lược đầu tư theo chiều sâu tiếp tục được thực hiện với phương châm:
Đầu tư đúng hướng và có trọng điểm, đạt hiệu quả; phù hợp với nhu cầu thị
trường và phương hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như trình độ
quản lý của đơn vị; đầu tư đi đôi với việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, chế
tạo thiết bị theo kế hoạch phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất; Trong công tác
nguyên liệu, công ty tiếp tục giữ vững chất lượng; Công tác quản lý chất
lượng luôn là vấn đề sống còn và danh dự của doanh nghiệp nên trong xu thế

hội nhập với kinh tế thế giới việc quản lý chất lượng phải được quốc tế hoá,
phải đạt được những chuẩn mực nhất định và đáng tin cậy. Ngay từ năm
2001, công ty đã chủ động có ké hoạch thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000 bằng việc đào tạo và tuyển dụng nhân lực cho chương trình
này. Năm 2005, Công ty được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
quốc tế QUACERT công nhận và cấp lại Chứng nhận ISO 9001:2000 với thời
hạn đến hết năm 2008.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, cùng với những thành tựu về sản xuất, kinh
doanh, các mặt công tác khác như: công tác chăm lo đời sống của người lao
động, công tác an toàn - bảo hộ lao động, phong trào thực hành tiết kiệm,
công tác xã hội từ thiện,…. của Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng đạt được
những kết quả đáng phấn khởi. Các phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêu
hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao; xây dựng nếp sống công nghiệp
trong mọi hoạt động; xây dựng con người vừa có trình độ chuyên môn vừa có
lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và xây dựng gia đình văn hoá,
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
5
Chuyên đề thực tập
nhằm xây dựng Công ty phát triển cùng với sự phát triển đi lên của đất nước.
Đã được nhà nước trao tặng rất nhiều huân chương và bằng khen: Huân
chương lao động hạng nhất (năm 1996), Huân chương lao động hạng nhì
(năm 1960,1961,1991), Huân chương lao động hạng ba (năm 1964,2000),
Bằng khen của Bộ công nghiệp (năm 2004), Huân chương lao động hạng Nhì
về thành tích trong phong trào CNVC và hoạt động công đoàn giai đoạn
2000-2004, Bằng khen của Chính phủ về công tác An toàn vệ sinh lao động
trong 3 năm 2003-2005, Huân chương độc lập hạng Nhì và Huân chương Bảo
vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2006),…….. Và nhiều Huân chương, bằng khen
của Chính phủ cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.
2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long
Công ty Thuốc lá Thăng Long có 11 phòng, ban chức năng, 5 phân

xưởng và một số bộ phận phục vụ khác. Cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình
trực tuyến chức năng như sơ đồ dưới đây (sơ đồ 1).
Với mô hình cơ cấu tổ chức này thì mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng,
nhiệm vụ riêng, do đó không có sự chồng chéo mà giữa các phòng ban có sự
phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
6
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự)
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
PGĐ Kỹ thuật
Chủ tịch
Giám đốc
PGĐ Kinh doanh
P.Hành chính
P. TC Kế toán P. Tổ chức
-Nhân sự
Ban bảo vệ
P. KH Vật tư
P.Thị trường
P. Tiêu thụ
P. KT Công nghệ
P. QL chất lượng
P. KT Cơ điện
Phân xưởng
Cơ điện
Bao mềm
Bao cứng
Sợi

7
Chuyên đề thực tập
3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Sản phẩm chính của Công ty là thuốc lá bao, thuốc lá sợi xuất khẩu, và
các sản phẩm gia công phụ tùng máy cơ khí.
Sản phẩm có đầu lọc, gồm đầu lọc cứng như: Dunhil, Vinataba, Hồng
hà,…và đầu lọc mềm như Thăng long, Thủ đô, Điện biên,…
Sản phẩm thuốc lá không có đầu lọc: Đống đa 85, Điện biên 70, Sapa,…
Riêng mặt hàng Vinataba (liên doanh với Singapo) do Tổng công ty quản lý.
Tổng công ty giao chỉ tiêu xuống Công ty và lo khâu tiêu thụ. Công ty có
nhiệm vụ sản xuất do vậy mặt hàng thuốc lá có những đặc điểm riêng so với
các loại mặt hàng khác.
Năm 1989, Công ty cho ra đời sản phẩm đầu lọc với sản lượng
6.973.892 bao (4,04% sản lượng). Đến nay, tỷ lệ sản phẩm thuốc lá bao có
đầu lọc chiếm trên 90%, thuốc lá không đầu lọc chiếm khoảng 10%. Sợi
thuốc lá để cuốn điếu và sợi cho người hút tẩu (pipe). Năng lực sản xuất
chung của Công ty là 481,90 triệu bao/ năm (năm 2007).
Hiện tại, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có 45 sản phẩm đăng ký nhãn
hiệu. Sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc qua 73 nhà phân phối từ Bắc vào
Nam:
- Miền Bắc: Thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái
Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ,…
- Miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà,…
- Miền Nam: Đắc Lắc, Kom Tum, TP. Hồ Chí Minh,…
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
8
Chuyên đề thực tập
Sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu sang các nước như: Liên Xô
(cũ), các nước trong khối Ả Rập, Cộng hoà Séc. Ngoài ra, Công ty đã và đang
nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và các nước khác.

4. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ
của Công ty.
4.1. Nguyên liệu:
Nguyên liệu thuốc lá có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và
chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm (chiếm từ 50-60% giá thành
toàn bộ). Việc chọn lựa được nguồn nguyên liệu tốt và giá cả phù hợp cho
việc sản xuất và bán cho thị trường không phải là dễ.
Hiện nay, nguyên liệu để sản xuất thuốc lá của Công ty Thuốc lá Thăng
Long là nguyên liệu lá thuốc lá đã qua chế biến từ nơi cung cấp và nguyên
liệu lá thuốc lá đã qua tách cọng tại Công ty. Tương lai sau này Công ty sẽ
dùng lá thuốc lá đã tách cọng đựng trong thùng sẵn (200kg/thùng). Nguồn
cung cấp nguyên liệu thuốc lá chủ yếu lấy từ Công ty nguyên liệu Bắc và một
phần lấy từ Công ty nguyên liệu Nam là thành viên của Tổng Công ty Thuốc
lá Việt Nam. Nguồn cung cấp này ổn định, đảm bảo nhu cầu về số lượng và
chất lượng.
Ngoài ra, Công ty còn mua của một số nước ngoài như Ấn Độ, Trung
Quốc, Mỹ. Lá thuốc lá vàng K mua của Campuchia qua Công ty xuất nhập
khẩu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Riêng thuốc lá Trung Quốc, lá
thuốc lá vàng K mua qua khách hàng chào hàng trực tiếp, từ nhiều năm nay
nguồn cung cấp này vẫn còn ổn định.
4.2. Máy móc thiết bị, vật tư:
- Phần lớn các vật tư dùng cho sản xuất thuốc lá mua trong nước.
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
9
Chuyên đề thực tập
- Chỉ có một số vật tư như giấy cuốn, bóng kính bao, bóng kính tút, chỉ
xé là nhập ngoại.
Nói về tình hình máy móc thiết bị, ngay từ khi mới thành lập, Công ty
Thuốc lá Thuốc lá Thăng Long được trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật tuy
còn thô sơ chưa hiện đại nhưng cũng góp phần tạo ra sản phẩm cho Công ty

đủ cung cấp cho nhu cầu người dân trong cả nước. Một thời gian sau đó, do
nhận thấy vai trò, tác dụng của việc đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ
hiện đại tạo số lượng và chất lượng sản phẩm nên Công ty đã mạnh dạn đầu
tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại bằng nguồn vốn tự có và vốn cấp phát
của Tổng công ty. Công ty đã lắp đặt thêm máy cuốn Mak 8 và Mak 3, máy
đóng bao Tây đức số 3.
Năm 1991, đưa vào sản xuất 1 máy nén khí xe điếu cho bộ phận bao
mềm, trang bị nâng hàng.
Năm 1993, lắp đặt thêm hệ thống máy nén khí, 2 lò hơi Tây đức.
Năm 1995, đưa vào sản xuất 2 máy cuốn điếu đầu lọc.
Năm 2001, 2002, đầu tư 1 máy nén khí và chế tạo 6 máy ép sợi phục vụ
công tác xuất khẩu
Năm 2003, Công ty đã hoàn thành công trình lắp đặt thiết bị nén khí tổng
có giá trị 2,2 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu sản xuất của các phân xưởng. Công tác
bảo dưỡng thiết bị được bảo đảm. Công ty hoàn thành việc thi công mới
đường dây cấp điện cho Phân xưởng Cơ điện nhằm đảm bảo sản xuất an toàn.
Năm 2004, công trình đầu tư hệ thống khí nén cho các phân xưởng sản
xuất chính được hoàn thành, Công ty còn đầu tư mới 1 máy biến áp công suất
lớn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng tăng, Thiết kế và chế tạo thành
công dây chuyền máy đóng tút-bóng kính cho phân xưởng bao cứng.
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
10
Chuyên đề thực tập
Năm 2005 đến nay Công ty vẫn thực hiện tốt công sửa chữa và bảo
dưỡng thiết bị, giúp cho số giờ phải ngưng chạy máy giảm đáng kể, các phân
xưởng sản xuất được trang bị máy xé điếu do Công ty thiết kế, chế tạo. Gần
đây, Công ty còn cho chế tạo máy gia liệu sợi cuộng nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và giảm tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất.
4.3. Quy trình công nghệ:
Sơ đồ 2. Tóm tắt quy trình công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự)
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
11
Chuyên đề thực tập
Sinh viên: Vũ Thị Hảo Lớp: QTNL 46B
12
Nguyên
liệu
Chuẩn bị NL
Hấp chân
không
Cắt ngọn
phối trộn
Làm ẩm lá đã cắt ngọn
Gia liệu
Đánh lá tách cuồng
Dịu cuộng
Thùng ủ cuộng
Hấp, ép cuộng
Thái cuộng
Trương nở cuộng
Sấy sợi cuộng
Phân ly sợi cuộng
Thùng dự trữ sợi cuộng
Làm ẩm
ngọn lá
Thùng trữ ủ lá
Thái lá
Sấy sợi
Phối trộn sợi

lá, sợi cuộng
Phun
hương
Thùng
dự trữ
Cuốn
điếu
Đóng
bao
Đóng
túi
Đóng
kiện
Kho TP

×