Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao học thuyết tiến hóa và những đóng góp đối với sự phát triển của triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.43 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của mình, triết học luôn được gắn liền với
khoa học tự nhiên. Thời kỳ cổ đại, triết học thường được đồng nhất với các
khoa học nhà thông thái.
Các khoa học tự nhiên, trong quá trình phát triển dần dần tách khỏi và
trở nên độc lập với triết học. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Thứ nhất, mỗi một thành tựu của khoa học tự nhiên lại
là một minh chứng hùng hồn đối với sự đúng đắn của các học thuyết triết
học duy vật tiến bộ (như thuyết tương đối, cơ học lượng tử, cấu tạo của vật
chất và sự sống, nguồn gốc và triết học của sự sống…đặc biệt là thuyết tiến
hóa của Đacuyn). Nhưng bên cạnh đó những thành tựu của khoa học tự
nhiên đôi khi cũng dẫn đến một sự khủng hoảng của triết học, khi mà khoa
học khám phá ra những kiến thức mới trái ngược với những nhận thức đó,
trường phái triết học duy tâm đã lợi dụng điều này để chống lại triết học
duy vật và củng cố cho hệ thống lý thuyết sai lầm của mình.
Thứ hai, những lý thuyết của các hệ thống triết học lại là những gợi ý
cho khoa học trên con đường khám phá thế giới và củng cố cho khoa học
phương pháp nghiên cứu để khám phá bản chất của đối tượng.
Như vậy sinh vật học mà nổi bật là thuyết tiến hóa với tư cách là một
bộ phận của khoa học tự nhiên cũng đã có những đóng góp vào sự phát
triển của triết học. Học thuyết tiến hóa của Đacuyn và thuyết tế bào đã
được C. Mác đánh giá là hai trong ba phát hiện cơ bản nhất của khoa học tự
nhiên ở thế kỷ mười chín, đã có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành triết học
duy vật biện chứng . Đó là chưa kể đến sự ra đời của thuyết phân tử AND
về cơ chế di truyền. Đây là một cuộc cách mạng lớn trong sinh học nó cho
ta hiểu biết sâu sắc về sự sống, nó giải thích được cơ chế biến dị trong
thuyết tiến hóa trên đây và từ đó đem lại rất nhiều phỏt hiện, ứng dụng
quan trọng trong y học, nông nghiệp ... Và để hiểu hơn về những đóng góp
của thuyết tiến hóa của Đacuyn đối với sự phát triển của triết học tôi đã

1




chọn đề tài tiểu luận của mình: "Thuyết tiến hóa và những đóng góp đối
với sự phát triển của triết học".

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ? CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỚI
KHOA HỌC.
1. Triết học là gì?
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ chín TCN.
Với những thành tựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Hy Lạp… Đối với sự phát triển tư tưởng ở Tây Âu, kể cả đối với triết học
Mac, triết học cổ Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn. P.Angghen đã nhận xét "Từ
các hình thức muôn hình, muôn vẻ của triết học Hy Lạp, có nghĩa là “yêu
thích sự thông thái". Triết học được xem là hình thức cao nhất của tri thức;
nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể
làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Với quan niệm như vậy, triết học thời cổ đại
không có đối tượng riêng của mình mà được coi là "khoa học của các khoa
học", bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại.
Trong suốt "đêm dài trung cổ" của châu Âu, triết học phát triển một
cách khó khăn trong môi trường hết sức chật hẹp, nó không còn là một
khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của thần học, nền triết học tự nhiên
thời cổ đại đã bị thay thế bởi triết học kinh viện.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV thế kỷ XVI đã tạo
một cơ sở tri thức cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học
chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời và tính cách là

những khoa học độc lập. Sự phát triển xã hội được thúc đẩy bởi sự hình
thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện
lớn về địa lý và thiên văn cùng các thành tựu khác của khoa học tự nhiên và
khoa học nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học.
Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực
nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy
tâm vào tôn giáo đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVI - XVII ở Anh, Pháp, Hy lạp và những đại biểu tiêu biểu như Ph.
3


Becơn, T. Hopxơ (Anh) Điđrô, Henvetiuyt (Pháp), Xpinoda (Hy Lạp),
ĐacUyn (Anh)…
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng
từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò "khoa
học của khoa học". Triết học Heghen là học thuyết triết học cuối cùng
mang tham vọng đó. Heghen xem triết học của mình là một hệ thống phổ
biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là
những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào
đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mac. Đoạn tuyệt triệt để
với quan niệm "khoa học của khoa học", triết học Macxit xác định đối
tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác
với mọi khoa học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm
cách đưa lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có
thể thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch
sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học là sự diễn tả thế giới quan

bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triết học mà vấn
đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc
tranh cãi kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại
phương Tây muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối
tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần,
phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản...
Mặc dù vậy, cái chung trong học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn
đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con
người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh.
Tóm lại, cho đến trước khi triết học Mác ra đời thì triết học vẫn được
coi là "khoa học của khoa học" đủ để cho thấy được mối quan hên giữa
khoa học cụ thể với triết học. Nói như vậy không có nghĩa sau khi triết học
4


Mac ra đời, thì khoa học và triết học không còn mối quan hệ, mà giữa
chúng lại càng có mối quan hệ gắn bó hơn.
2. Triết học Tây Âu Phục hưng và cận đại
Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ
xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ
đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn
hoá tư tưởng thời kì này.
Về kinh tế: Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn
thiện. Với việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp
dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và
chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người có thể sản xuất có
kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.
Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp,
trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt.

Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng
thợ, thuyền buôn... Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày
càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành
người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ tham gia vào lực lượng
lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã
hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh
chống chế độ phong kiến đang suy tàn
Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội,
khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển
mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo
lý Trung cổ. Mở đầu là nhà triết học người phía Nam nước Đức, Nicôlai
Kuzan (1401-1464). Tiếp đó là các nhà khoa học - triết học như Nicôlai
Côpecnich (1475-1543) người Ba Lan; Lêôna đơ Vanhxi (1452-1519) - nhà
danh hoạ, nhà toán học, cơ học, kĩ sư người Italia; Gioocđanô Brunô (15481600) người Italia; Galilêô Galilê (1564-1642) người Italia. Trong số
những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy
5


vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich
(1475-1543), nhà bác học vĩ đại người Ba Lan. Nicôlai Côpecnich đã đứng
trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptôlêmê
(người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất
là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm của Nicôlai
Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học.
Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc
cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra.
Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết
học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học
Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm
thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo,

tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối cùng, sự
chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ
đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và
triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới
của triết học trong các thế kỷ tiếp theo.
3. Các vấn triết học về khoa học
3.1. Về tiêu chuẩn của chân lý trong khoa học
Chân lý khoa học là phản ứng đúng đắn hiện thực khách quan. Đối với
các nhà triết học phủ nhận sự tồn tại khách quan của sự vật hoặc cho rằng
dù sự vật tồn tại khách quan đó có đi nữa, người ta cũng không thể biết
được, thì đối với họ tất nhiên không có chân lý khoa học. Mà đã không có
chân lý khoa học thì tất nhiên cũng không có tiêu chuẩn gì có giá trị để xem
xét khoa học có tiến bộ hay không, những kiến thức cẩu khoa học chỉ là
những huyền thoại, hoặc những chuyện con người tự tạo cho mình, hoặc
những điều mà các nhà khoa học quy ước với nhau mà thôi. Những ý kiến
đại loại như vậy lại được nhiều nhà triết học Âu - Mỹ thế kỷ XX này rất đề
cao và coi như những phát hiện mới và sâu sắc về bản chất và giá trị khoa
học.Trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận
đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định.
6


Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của
nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli. của loài người chỉ có thể là
chân lý khi con người hành động theo đúng kiến thức đó thì có hiệu quả,
nếu hành động trái lại sẽ thất bại. Đối với kiến thức khoa học thì thực tiễn
bao gồm tất cả các hành động của con người khi ứng dụng kiến thức đó,
ứng dụng để cải thiện đời sống, để sản xuất, kể cả việc ứng dụng để nghiên
cứu sâu hơn thực tế khách quan. lịch sử của khoa học, nhất là từ thế kỷ
XIX và đặc biệt là các thế kỷ sau này về các ứng dụng nói trên chứng tỏ rõ

ràng có chân lý khoa học. Những kiểu hiểu biết theo kiểu tùy ý, tưởng
tượng ra hay quy ước với nhau làm sao có thể ứng dụng được như vậy?
Cần nói thêm rằng, tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý khoa học khác với
tiêu chuẩn lợi ích mà chủ nghĩa thực dụng gán cho chân lý. Theo chủ nghĩa
thực dụng cái gì có lợi là chân lý, tức là anh có chân lý của anh, tôi có chân
lý của tôi, nếu tôi và anh có lợi ích khác nhau. Theo tiêu chuẩn thực tiễn,
chân lý là một, là giống nhau cho cả anh và tôi, dù chúng ta có lợi ích khác
nhau: ai ứng dụng đúng chân lý đó thì đạt kết quả trong hành động, ai ứng
dụng sai, làm trái lại thì thất bại. Như thế, muốn thành công phải xác định
lại lợi ích của mình cho đúng, cho phù hợp quy luật, với chân lý, chứ
không phải lấy lợi ích của mình để xác định thế nào là chân lý.
Cho tới nay, nhân loại đã biết được và công nhận với nhau khá nhiều
chân lý trong khoa học tự nhiên, còn khoa học xã hội còn rất ít, nhưng tình
hình này có thể khắc phục trong tương lai.
3.2. Về tính gần đúng của chân lý trong khoa học và sự tiến bộ của
khoa học.
Theo Kuhn, trong khoa học không có tiến bộ, vì lịch sử khoa học được
chia ra thành các thời kỳ có những kiểu suy nghĩ, cách nghiên cứu khác
nhau được Kuhn gọi bằng thuật ngữ không thật rõ ràng rằng Paradigme
(tạm dịch là kiểu mẫu tư duy và hoạt động) và rất được giới triết học về
khoa học Âu - Mỹ ưa chuộng. Từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, Paradigme
thay đổi, không có mẫu số chung mẫu số chung để so sánh được, Kuhn gọi
là vô ước. Mỗi lần thay đổi như vậy, Kuhn gọi là một cuộc cách mạng
7


trong khoa học. Vì không thể so sánh được với nhau nên tất nhiên không
thể nói từ thời kỳ này sang thời kỳ khác có một sự tiến bộ.
Sự phân tích kỳ quặc đó được đề cao một cách khá ồn ào là hoàn toàn
trái với thực tế lịch sử khoa học. hãy xem xét một số ví dụ: từ hình học

Euclide sang hình học phi Euclide từ vật lý cổ điển sang vật lý tương đối và cả
sang cơ học lượng tử, tứ sinh học thời kỳ Linné, Cuvier, Lâmc sang sinh học
rất lớn, mở rộng và biến đổi nhãn quang khoa học. Nhưng làm sao có thể nói
đó là những thay đổi cách đứt hẳn cái mới với cái cũ, làm cho cái mới khác
hẳn cái cũ, làm cho cái mới khác hẳn cái cũ đến mức chẳng còn cái gì chung
giữa cái mới và cái cũ để có thể nói cái mới tiến bộ hơn cái cũ?
Thật ra tất cả cái gì đúng trong cái cũ vẫn được giữ lại trong cái mới
được coi như một trường hợp riêng của cái mới (ví dụ như vật lý của
Niutơn so với vật lý của Anhxtanh hoặc tạm thời tồn tại song song bên
cạnh cái mới khi chờ đợi một tiến bộ nữa sẽ thống nhất chúng.
Xem xét lịch sử khoa học theo cái nhìn đó thì thấy rằng các cuộc cách
mạng khoa học đều được đánh dấu bằng những tiến bộ lớn, những hiểu biết
mới bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn, bao quát hơn cái cũ tức là giữ lại cái
đúng trong cái cũ và loại bỏ cái bất cập trong cái cũ. Qua đó thấy rõ thêm
một đặc điểm rất quan trọng của các chân lý khoa học là ở mỗi thời điểm,
nó chỉ phản ánh gần đúng sự vật quá trình khách quan, nhưng với sự phát
triển của khoa học, nó ngày càng đúng hơn. Đó là sự tiến bộ khoa học. Và
để có những tiến bộ này, chúng ta phải dựa trên nền tảng cái cũ và đi tìm
phương hướng mới. Nhiều khi triết học là những gợi ý giúp ta tìm ra
phương hướng nghiên cứu trong tương lai.
Như vậy qua xem xét các vấn đề trên đã giúp ta hiểu được một mặt
trong mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Triết học đã giúp khoa học
xác định phương hướng trong nghiên cứu, và đặc biệt là phương pháp luận
khi nghiên cứu. Còn mặt kia ta thấy khoa học cũng đã đóng góp rất nhiều
cho sự phát triển của triết học thông qua những thành tựu khoa học như
thuyết tiến hóa của Đacuyn, thuyết tương đối, cơ học lượng tử... Sau đây ta
sẽ xem xét một trong những đóng góp đó.
8



CHƯƠNG II. THUYẾT TIẾN HÓA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC.
Được đánh giá là một trong ba đóng góp vĩ đại của sinh vật học đối
với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1. Lí luận về thuyết tiến hóa
* Các quan điểm tiến hóa trước ĐacUyn
Các nhà triết học cổ Hy lạp đã cố gắng giải thích tính đa dạng của sinh
vật trên trái đất.
Ðáng lưu ý nhất là Aristote (384-322 trước công nguyên). Ông cho
rằng tất cả các sinh vật giống như một chuỗi hình dạng, mỗi hình dạng
tượng trưng cho một mắt xích đi từ ít hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh nhất. Ông
gọi chuỗi đó là nấc thang của tạo hóa. Theo quan điểm này, các loài là cố
định và không có sự tiến hóa.
Ðến thế kỷ XVIII, Carolus Linnaeus (1707-1778) là người đã sáng lập
ra cách phân loại hiện đại cùng cách mô tả mỗi loài và là người đề xuất ra
cách đặt tên đôi cho mỗi sinh vật. Dùng tên loài là đơn vị phân loại
Linnaeus đã tìm kiếm mối quan hệ tự nhiên và sắp xếp các dạng sinh vật
theo các mức phân loại khác nhau: loài, giống, họ, bô, lớp. Sự đóng góp
của ông về phân loại cho thấy các loài có quan hệ với nhau nhưng ông vẫn
giữ quan niệm như một nhà tự nhiên thần luận cho rằng chúa đã sáng tạo ra
tất cả các dạng sinh vật và chúng không thay đổi.
Buffon (1707-1788) một nhà Tự nhiên học người Pháp đã lưu ý rằng
các hóa thạch cổ ít giống với các dạng hiện nay hơn các hóa thạch
mới. Ông đề xuất hai nguyên lý. Một là những thay đổi của môi trường đã
tạo ra những thay đổi của sinh vật. Hai là những nhóm loài giống nhau
phải có cùng một tổ tiên. Buffon cũng cho rằng mỗi loài không bất biến
mà có thể thay đổi.
Vào cuối thế kỷ XVIII, nhiều nhà tự nhiên học cho rằng lịch sử tiến
hóa của sinh vật gắn liền với lịch sử tiến hóa của trái đất. Tuy nhiên chỉ có
Jean Baptiste Lamarck (1744-1829) là người đã phát triển một học thuyết

tương đối hoàn chỉnh về sự tiến hóa của sinh vật. Ông thu thập và phân
9


loại các động vật không xương sống tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở
Paris. Bằng cách so sánh những loài còn sống với các dạng hóa thạch,
Lamarck thấy rằng có sự biến đổi theo trình tự thời gian từ các hóa thạch
cổ đến các hóa thạch trẻ hơn dẫn đến các loài hiện tại (các dạng phức tạp
hơn xuất phát từ các dạng đơn giản). Lamarck công bố học thuyết tiến hóa
của ông vào năm 1809: không còn nghi ngờ gì nữa, tạo hóa tạo ra mọi vật
từng tí một và nối tiếp nhau trong thời gian vô hạn định.
Giống như Aristote, Lamarck cũng sắp xếp các sinh vật thành các bậc
thang, mỗi bậc gồm các dạng giống nhau. Ở dưới cùng là những sinh vật
hiển vi mà ông tin rằng chúng được tạo ra liên tục bằng cách tự sinh từ các
vật liệu vô cơ. Ở trên cùng của bậc thang tiến hóa là các động vật và thực
vật phức tạp nhất. Sự tiến hóa phát sinh do xu hướng nội tại vươn tới sự
hoàn thiện. Khi một sinh vật hoàn thiện, chúng thích nghi ngày càng tốt
hơn với môi trường sống.
Những quan niệm của Lamarck về nguyên nhân tiến hóa có thể tóm
tắt như sau:
+ Một tính trạng có thể thu nhận được thông qua việc sử dụng thường
xuyên, và có thể mất đi khi không được sử dụng.
+Một tính trạng tập nhiễm (tính trạng thu được do thường xuyên sử
dụng) có thể di truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Sự mất đi một tính
trạng cũng vậy.
+Trong quá trình tiến hóa, các dạng sinh vật phát triển theo hướng
ngày càng phức tạp.
+Một lực siêu hình trong tự nhiên luôn luôn thúc đẩy quá trình tiến
hóa hướng tới sự hoàn thiện.
* Thuyết tiến hóa của Đác-uyn

Năm 1859, Charles Darwin (1809-1882) một nhà tự nhiên học người
Anh đã đưa ra một học thuyết toàn diện về nguồn gốc của loài do chọn lọc
tự nhiên. Theo học thuyết nầy tất cả các sinh vật đa dạng ngày nay là kết
quả của một lịch sử tiến hóa lâu dài. Tất cả các sinh vật thường xuyên thay
đổi và những thay đổi nầy của mỗi loài giúp cho chúng thích nghi với môi
10


trường sống. Một hệ quả quan trọng của học thuyết nầy là không cần phải
giả định về một lực siêu tự nhiên đã sáng tạo ra các sinh vật đa dạng trên
trái đất. Một trong các đặc tính chung của sinh vật là khả năng biến dị di
truyền. Những biến dị nầy cung cấp nguyên liệu cho sự tiến hóa.
Học thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên của Darwin bao gồm ba sự
kiện và hai kết luận. Sự kiện thứ nhất là khả năng sinh sản to lớn trong tự
nhiên. Thí dụ: một con cá hồi đẻ từ 3 đến 5 triệu trứng, một con sò đẻ 60
triệu trứng. Thậm chí voi là một động vật sinh đẻ chậm cũng có khả năng
sinh sản khổng lồ. Darwin đã nêu rõ: Voi là một động vật sinh sản chậm
nhất trong tất cả các động vật đã biết, và tôi đã gặp khó khăn để ước lượng
tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất của nó; an toàn nhất là giả định rằng nó
bắt đầu sinh sản khi 30 tuổi và tiếp tục sinh sản đến 90 tuổi; nếu như thế,
sau một thời kỳ từ 740 đến 750 năm, sẽ có khoảng 19 triệu voi con cháu
của cặp ban đầu nầy. Sau khoảng 1200 năm, quần thể voi giả thiết nầy có
thể vai kề vai, nối đuôi nhau bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất.
Nguyên sinh vật Paramecium sinh sản với tốc độ ba lần phân chia mỗi
ngày, nếu có đủ thức ăn và các cá thể con sinh ra đều sống sót thì chỉ trong
vòng 5 năm sẽ tạo ra một khối lượng gấp 10 lần khối lượng của trái đất. Từ
nhiều quan sát, Darwin đã kết luận rằng mỗi sinh vật có khuynh hướng sinh ra
nhiều cá thể con hơn là nhu cầu để thay thế cho số cá thể bố mẹ.
Sự kiện thứ hai là mặc dù số lượng cá thể của mỗi loài có xu hướng
gia tăng theo cấp số nhân, số lượng cá thể của loài được duy trì tương đối

ổn định. Ở nhiều loài, có sự tăng và giảm số lượng cá thể có chu kỳ liên
quan đến các mùa trong năm, thức ăn, mật độ của quần thể thú ăn thịt và
con mồi... nhưng nói chung số lượng của mỗi loài vẫn duy trì ổn định.
Từ hai sự kiện trên đã đưa đến một kết luận mà Darwin gọi là đấu
tranh sinh tồn (struggle for existence) bao gồm không chỉ sự sống sót của
cá thể mà cả của loài. Như vậy, có một sự đấu tranh để sinh tồn giữa hàng
triệu cá thể con được sinh ra từ một loài cá (giữa cá lớn và cá bé cùng loài)
và giữa các loài cá khác nhau sống trong cùng một vùng cư trú.

11


Sự kiện thứ ba liên quan đến những biến dị cá thể xảy ra trong
loài. Thật vậy, có vô số biến dị giữa các cá thể trong cùng một loài. Mặc
dù thoạt nhìn thì tất cả các con bò trong một đàn đều giống nhau, nhưng
nếu quan sát kỹ sẽ có thể nhận thấy những biến dị cá thể về hình dạng, kích
thước, màu lông, nết na...
Từ sự kiện nầy, Darwin đã đưa ra một kết luận thứ hai quan trọng
hơn: sự sống sót của các dạng thích nghi nhất dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên. Trong các cá thể biến dị của một quần thể, những cá thể nào có các
tính trạng thích nghi nhất với môi trường sẽ có nhiều cơ hội sống sót và
sinh sản, con cái cũng mang những đặc điểm biến dị đó.
Ngoài ra Darwin còn cho rằng: tất cả các động vật tương tự nhau phải
tiến hóa từ một tổ tiên chung và tất cả các sinh vật phải tiến hóa từ một vài
hoặc một tổ tiên chung đã sống cách đây nhiều triệu năm.
Sau nhiều cuộc du hành nghiên cứu khoa học Đac-uyn đã mang về ý
kiến cho rằng các loại thực vật và động vật không vĩnh viễn, mà làm biến
đổi. Để tiếp tục nghiên cứu ý kiến đó trong nước mình, ông không có
miếng đất nào tốt hơn là nghề chăn nuôi súc vật và nghề trồng cây. Về mặt
này, nước Anh chính là một nước cổ điển. Những kết quả của các nước

khác, như nước Đức chẳng hạn, còn xa mà đạt được trình độ đã đạt được ở
nước Anh. Ngoài ra nhiều thành tựu mà có từ một thế kỷ nay, nên sự nhận
thức các sự kiện không khó khăn mấy. Đac uyn đã nhận thấy là nghề chăn
nuôi và trồng trọt đó đã làm nảy ra một cách nhân tạo ở động vật và thực
vật cùng một loại, những sự vật khác nhau, mà nhiều sự vật khác nhau còn
lớn hơn những sự khác nhau. Điều đó, một mặt đã chứng minh rằng những
thể hữu cơ có nhiều đặc tính khác nhau có thể có những tổ tiên chung. Bây
giờ Đac uyn mới tìm xem trong thiên nhiên có hay không có những nguyên
nhân làm cho thể hữu cơ ngoài ý muốn tự giác của người chăn nuôi dần
dần có những biến đổi tương tự như những biến đổi trong việc chăn nuôi
nhân tạo. Ông đã tìm thấy nhiều nguyên nhân đó trong sự không tương
xứng giữa số lớn các mầm mống sơ sinh đã được tạo ra trong thiên nhiên
và số ít các cá thể đã đạt đến trình độ thành tựu. Vì phôi thai nào cũng có
12


khuynh hướng phát triển. Nên tất nhiên phải có một cuộc đấu tranh để sinh
tồn. Cuộc đấu tranh này không những chỉ biểu hiện như một hành vi trực
tiếp, có tính chất "nhục thể" như đánh nhau hay ăn thịt lẫn nhau, mà còn thể
hiện ra như là một sự tranh nhau để có không gian và ánh sáng, ngay cả với
thực vật cũng thế, và tất nhiên trong cuộc đấu tranh đó, nhiều cá thể đó có
vài đặc tính cá thể này sẽ có khuynh hướng di truyền lai, và sẽ tăng cường
thêm theo hướng đã có, nếu có nhiều cá thể cùng loài cũng có nhiều đặc
tính ấy sẽ bị bại trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và sẽ dần dần bị tiêu diệt.
Giống loài tiến hóa chính là đã theo cách chọn lọc tự nhiên ấy, chỉ những
loài nào thích hợp nhất mới sống còn được.
2. Đóng góp của thuyết tiến hóa đến sự phát triển của Triết học và
khoa học.
Năm 1859, Charles Darwin cho ra đời cuốn Về Nguồn Gốc Các
Chủng Loại Do Chọn Lọc Tự Nhiên .Then chốt của thuyết này là ở phần

cuối tên cuốn sách: “Chọn Lọc Tự Nhiên”. Nói ngắn gọn, khi các chủng
loại truyền giống, bao giờ cũng có những sự biến thiên, tuy rất nhỏ, từ thế
hệ này sang thế hệ khác, biến thiên trên kích thước, sức mạnh, hình dạng,
sự thông minh, sự chịu đựng v..v.. Sự tiến hóa bao giờ cũng từ thấp tới cao,
từ những dạng sống thấp của các sinh vật lên những dạng sống cao hơn
dần, cho tới loài người, và tiến trình này xảy ra trong một thời gian rất lâu
dài, có thể tới hàng triệu hay hàng tỷ năm. Do đó, các sinh vật tồn tại hoặc
tuyệt chủng là do khả năng tự thích nghi với môi trường xung quanh, và
mọi sinh vật, trong đó có con người, đều liên hệ với nhau vì cùng tiến hóa
từ những mầm sống xa xưa. Thuyết này là kết luận khoa học của sự quan
sát lâu dài của Darwin về sự biến thiên của một số sinh vật. Và trong 150
năm nay, kể từ khi cuốn sách trên ra đời, dựa vào ý kiến trong thuyết Tiến
Hóa trên, nhiều tiến bộ rất ngoạn mục đã đạt được trong nhiều bộ môn
khoa học, những tiến bộ đã làm cho thuyết Tiến Hóa chính xác về chi tiết
hơn và vững vàng hơn. Ngày nay, các chuyên gia về sinh học và trong
nhiều ngành khoa học khác đã chấp nhận Tiến Hóa là một sự kiện không
còn gì để bàn cãi nữa.
13


Để góp phần hiểu thêm những đóng góp to lớn của Thuyết tiến hóa
đối với sự phát triển của triết học chúng ta hãy tìm hiểu những trao đổi,
nhận xét giữa Mác và Anghghen về thuyết tiến hóa của ĐácUyn.
Ăngghen gửi cho Mác.
(Tác phẩm nguồn gốc các loài sinh vật của Đac uyn xuất bản ngày
24/11/1859 thì ngay cuối tháng này, Ăngghen đã viết thư cho Mác về tác
phẩm này như sau)
Đac uyn mà tôi đang đọc, rất là cừ khôi. Mục đích luận về mặt đó trước
kia chưa bị phá sản thì bây giờ bị phá sản. Ngoài ra, chưa từng có một sự cố
gắng lớn lao đến như vậy để chứng minh sự tồn tại một quá trình tiến hóa

lịch sử trong giới tự nhiên và nhất là chưa từng thành công đến như vậy. Tất
nhiên cũng phải chịu đựng lối trình bày nặng nề theo kiểu Anh.
Thư từ giữa Mác và Ăngghen, thư số 536, của tháng 11/1859.
Mác gửi cho Angghen
Trong thời gian thử thách của tôi, trong bốn tuần vừa qua, tôi đã đọc
tất cả các thứ sách. Trong đó có cuốn sách của Đacuyn nói về chọn lọc tự
nhiên. Mặc dầu sự nặng nề theo kiểu Anh của nó, chính cuốn sách đó bao
hàm cơ sở tự nhiên của lý luận của chúng ta.
Mác gửi cho Ăngghen
Cái làm cho tôi buồn cười ở Đacuyn mà tôi đã đọc là lời quả quyết
của Đac uyn rằng ông cũng áp dụng lý luận Mantuyt cho thực vật và động
vật hình như tất cả sự láu lỉnh của Mantuyt không phải là ở chỗ lý luận đó
không áp dụng cho động vật và thực vật mà chỉ áp dụng cho loài người
thôi với cấp số nhân đối lập với thực vật và động vật. Đáng chú ý là ở súc
vật và cây cối, Đacuyn cũng tìm thấy cái xã hội Anh của ông ta với sự
phân công lao động, sự cạnh tranh, việc mở những thị trường mới, những
phát minh và "đấu tranh để sinh tồn" của Man tuyt, chính là sự đấu tranh
của tất cả của Hốpbơ và cái đó cũng làm nhớ lại hiện tượng của Hốpbơ,
trong đó xã hội tự bản được hình dung là "giới động vật tinh thần" trong
lúc mà ở Đức thì chính giới động vật lại được hình dung là xã hội tư sản.
Mác gửi Ăngghen
14


(Sau khi tác phẩm của Đacuyn xuất bản, có nhiều học giả khác cũng
thảo luận về vận động tiến hóa. Trong số này có Tơ-rê-mô. Mác và
Ăngghen có trao đổi ý kiến về cuốn sách của Tơ-rê-mô)
Một cuốn sách rất hay và tôi sẽ gửi cho anh (nhưng với điều kiện là
anh gửi lại tôi, vì nó không phải của tôi) sau khi đã ghi lại những điều cần
thiết, đó là cuốn sách của Tơ-rê-mô: nguồn gốc và sự biến đổi của người

và các sinh vật khác, Pari, 1865. Mặc dầu những khuyết điểm mà tôi nhận
thấy, nó là một sự tiến bộ rất lớn so với Đac uyn. Hai nguyên lý cơ bản là:
nhiều tạp giao không sinh ra khác nhau như người ta tưởng mà trái lại, lại
sinh ra sự thống nhất điển hình của loài, trái lại sự hình thành của đất mới
sinh ra sự khác nhau (không phải chỉ sinh ra một yếu tố đó, nhưng nó là
yếu tố chính). Ở đây sự tiến bộ là hoàn toàn ngẫu nhiên, thì ở đây là tất
nhiên, và dựa trên cơ sở những thời kỳ tiến hóa của trái đất, sự thoái hóa
mà Đac uyn không cắt nghĩa được thì ở đây là đơn giản, cũng như vậy, sự
tiêu diệt nhanh chóng nhiều hình thái chuyển biến đơn giản so với sự tiến
hóa từ từ của điển hình làm cho nhiều thiếu sót của cố định của loài một
khi đã hình thành cũng đã phát triển như một quy luật tất yếu (không kể
những biến đổi cá thể...) những khó khăn trong việc đó, bởi vì nó đã chứng
minh rằng một loài chỉ được hình thành khi nó không thể tạp giao được với
các loài khác.
Trong sự áp dụng về lịch sử và chính trị, Tơ-rê-mô quan trọng và
phương pháp hơn Đac uyn. Vì vậy đối với một vấn đề nào đó như vấn đề di
truyền ông ta thấy ngay một cơ sở tự nhiên.
Ăngghen gửi cho Mác
Tác giả (tức là nói Tơ-rê-mô) đã có công trình bày rõ ràng hơn là
người ta đã làm từ trước tới nay, về ảnh hưởng của đất đai đến sự hình
thành các giống, và do đó các loài, và ngoài ra đã trình bày những quan
điểm đúng đắn hơn các bậc tiền bối của ông (tuy rằng theo ý lời văn còn
thiếu sót), về ảnh hưởng của tạp giao. Bằng cách nào đó Đac uyn vẫn có lý
khi ông nói rằng ảnh hưởng của tạp giao, cái mà Tơ-rê-mô cũng công
nhận một cách ngấm ngầm, vì khi cần đến, ông vẫn cho tạp giao là một
15


phương tiện biến đổi, hay ít nhất một phương tiện bù đắp. Cũng như vậy,
Đác uyn và nhiều tác giả khác không bao giờ phủ nhận ảnh hưởng của đất

đai tác động thế nào, họ chỉ biết là ảnh hưởng đó thuận lợi hay không
thuận lợi tùy theo đất đai có phì nhiêu hay không. Tơ-rê-mô cũng không
biết gì hơn. Giả thuyết cho rằng đất đai nói chung thuận lợi hơn cho sự
phát triển của các loại cao đắng nên được hình thành mới hơn, thì cũng có
chỗ cơ thể thừa nhận được một cách đặc biệt và có thể đúng hay không
đúng; nhưng khi tôi thấy nhiều chứng cứ buồn cười mà Tơ-rê-mô dựa vào,
những chứng cớ mà 9/10 dựa trên những sự kiện không đúng hoặc sai lạc
1/10 nữa thì không chứng minh cho cái gì cả, thì ta không thể không ngờ
vực tác giả của giả thuyết đó và do đó cả giả thuyết đó. Nhưng khi ông ấy
đi xa và tuyên bố ảnh hưởng của đất đai mới hơn hoặc cũ hơn được bổ
khuyết bởi tạp giao, là nguyên nhân duy nhất của các sự biến đổi của các
loài sinh vật và các giống, thì tôi thấy không còn lý do gì để theo ông ta đi
xa hơn nữa, trái lại có những lý lẽ can ngăn tôi không nên theo ông ta nữa.
Mác gửi Ăngghen
Khi ông ta chứng minh rằng xã hội hiện thời xét về quan điểm kinh tế,
lớn lên và một hình thức mà cao hơn, thì ông ta cũng chỉ chứng minh về
mặt xã hội các quá trình triết học mà Đacuyn đã chứng minh về mặt lịch
sử tự nhiên
Thuyết Tiến Hóa của ĐacUyn trong thế giới văn minh tiến bộ ngày
nay đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về triết học, dù phải đối diện với nhiều
chống đối từ phía các tôn giáo thờ thần. Thật vậy, Darwin và thuyết Tiến
Hóa đã thường xuyên bị chống đối từ phía các “Độc Thần” Giáo như Ki Tô
Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. Hung hăng nhất là vài hệ phái bảo thủ Tin
Lành. Khoa học và “đức tin” khó mà có thể đi cùng trên một lộ trình của
kiến thức và trí tuệ. Tại sao? Vì khoa học là tương đối, là thay đổi để tiến
bộ trí thức, trong khi “đức tin”, nhất lại là thuộc loại “đức tin” Ca Tô không
cần biết, không cần hiểu ,hoặc “đức tin” Tin Lành, tin vào sự không thể sai
lầm, thì cố định, tuyệt đối, không bao giờ thay đổi, không cho phép chấp
nhận bất cứ cái gì trái ngược với những loại “đức tin” đó, bất kể sự hiện
16



hữu của những bằng chứng khoa học không ai có thể phủ bác. Loại đức tin
này như nước trong một vũng nước tù, lâu ngày trở nên ô nhiễm, sinh ra
nhiều độc tố, gây hại cho nhân loại. Trong xã hội, nó như một tế bào ung
thư, dần dần lan rộng nếu không tìm cách ngăn chận. Tuy rằng thuyết Tiến
Hóa, cũng như mọi thuyết khoa học khác, chỉ là sản phẩm trí thức của con
người trong sự tìm hiểu và giải thích những qui luật trong vũ trụ và nhân
sinh. Nếu trong những giải thích có những điểm trái ngược với đức tin của
Ki Tô Giáo thì đó không phải là chủ ý “chống tôn giáo” của những khoa
học gia, bởi vì những sự kiện khoa học thì không thiên vị, phi tôn giáo, và
phổ quát. Sự chống đối trên thậm vô lý vì khoa học chỉ trình bày những sự
kiện khoa học như chúng là như vậy
Ki Tô Giáo muốn con người phải tin vào những điều viển vông, hoang
đường, phản khoa học, phi lý trí, không thể kiểm chứng được, nếu không
muốn nói là làm ô nhiễm đầu óc con người trong thời đại ngày nay. Cũng
vì vậy, ngay từ khi thuyết Tiến Hóa ra đời, Ki Tô Giáo đã ra công tích cực
chống đối thuyết Tiến Hóa, chống đối vì cần tiếp tục nhốt tín đồ trong
những ngục tù tư tưởng, trói chặt tín đồ bằng những xiềng xích trí tuệ, và
nuôi dưỡng sự mê tín trong đám tín đồ thấp kém, từ đó mới có thể duy trì
được quyền lực tinh thần tự tạo của giới chăn chiên trên đám tín đồ, và tiếp
tục hưởng thụ vật chất trên sự nghèo khổ của đa số tín đồ nghèo khó.
Mặc dù vậy sự chống đối của Thần giáo cũng không thể phủ nhận
được vai trò cũng như đóng góp của thuyết tiến hóa vào sự phát triển của
khoa học. Có thể nói chưa có một đóng góp nào cho nhân loại rộng lớn như
thuyết Tiến Hóa, vì ngày nay, thuyết Tiến Hóa đã trở thành một sự kiện, và
đi vào mọi bộ môn của khoa học như vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, cổ
sinh vật học, nhân chủng học v..v...

17



C. KẾT LUẬN
Trong sự tồn tại của mình, triết học sẽ luôn luôn có mối quan hệ gắn
bó với khoa học. Triết học sẽ gợi ý giúp khoa học phát triển về phương
hướng nghiên cứu và phương pháp luật. Đến lượt mình khoa học cùng với
những thành tựu đạt được sẽ là những minh chứng tốt nhất cho những
nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học.
Mặc dù còn nhiều ý kiến chống đối thuyết tiến hóa của ĐacUyn nhưng
có thể nói trong vòm trời của những người có uy tín về khoa học, ít có ngôi
sao nào sáng như ĐacUyn.Tiến Hóa là một sự kiện vững chắc đã được cả
khoa học và lý trí xác nhận; nhân loại chúng ta thì nối kết với sự sống, lịch
sử của trái đất.
Thuyết Tiến Hóa của ĐacUyn không chỉ đơn thuần là một ý tưởng,
một lý thuyết, hay một quan niệm, mà là tên của một quá trình trong thiên
nhiên. Sự xảy ra của quá trình này có thể chứng minh bằng tài liệu của
hàng núi bằng chứng mà không ai có thể phủ bác được. Suất thời gian qua
với những gì mà thuyết tiến hóa đóng góp cho triết học cũng như khoa học
thì ta có thể thấy được Thuyết tiến hóa là một trong những cấu trúc tuyệt
vời và thành công nhất của tư tưởng con người. Mọi ngành khoa học đều
tiếp tục ủng hộ và kiểm chứng quan niệm về sự tiến hóa. Thuyết tiến hóa ,
giống như Thuyết Tương Đối, không còn là một "thuyết" theo nghĩa thông
thường nữa, mà là một nguyên lý khoa học đặt căn bản, một chân lý của
triết học với những dẫn chứng không thể bàn cãi được nữa.
Đac uyn đã làm người ta chú ý đến lịch sử công nghệ học tự nhiên,
nghĩa là tới sự hình thành ra các bộ phận của thực vật và động vật coi như
là những phương tiện sản xuất để sinh sống. Lịch sử các bộ phận sản xuất
của con người xã hội cơ sở vật chất của tất cả tiêu chuẩn xã hội, có xứng
đáng được nghiên cứu như vậy không.
Nếu như Đac uyn đã tìm ra nguyên lý triết học của thế giới hữu cơ, thì

Mác đã tìm ra nguyên lý triết học của lịch sử loài người.
Đây là một vấn đề khó và mới nên trong quá trình nghiên cứu và hoàn
tài thiện đề tài tác giả còn hạn chế về thế giới quan cũng như phương pháp
luận khoa học, vì vậy mong quý thầy cô nhận xét, đóng góp để đề tài hoàn
thiện hơn.
18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.

Sự vô tận trong lòng bàn tay – Trịnh xuân Thuận

2.

Nguồn gốc các loài – Trần Chung Ngọc

3.

150 năm thuyết tiến hóa từ Darwin đến ngày nay – Hoàng

4.

Nguồn gốc các loài – Darwin

5.

Thư từ giữa Mác và Ăngghen, thư số 536, của tháng 11/1859.


6.

Và một số tài liệu có liên quan như: Tạp chí khoa học, tạp chí

hùng

lịch sử, tạp chí sinh học.
7.

Khái lược lịch sử triết học - TS. Bùi Thị Thanh Hương

8.

“Giáo trình triết học Mác-Lênin”, Nxb Chính trị quốc gia, HN

- 2006.
9.

“Giáo trình triết học” (dùng cho học viên cao học và nghiên

cứu sinh, Nxb Chính trị quốc gia, HN – 2012.

19


MỤC LỤC

20




×