Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Công tác phát triển đảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh khánh hòa từ năm 1996 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.03 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------o0o--------------

TRẦN TRỌNG ĐẠO

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH KHÁNH HÒA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------o0o--------------

TRẦN TRỌNG ĐẠO

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO Ở TỈNH KHÁNH HÒA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Hƣơng
TS Nguyễn Trọng Thóc


HÀ NỘI - 2015


Lời cam đoan

Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn của
PGS. TS Trần Thị Thu Hương, TS Nguyễn Trọng Thóc. Các tài liệu, số liệu
sử dụng trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2015
Tác giả luận án

Trần Trọng Đạo

-1-


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Trang

Mục lục…………………………………………………………….……………………………………………………………

1

Danh mục các biểu đồ…………………………………….……………………………………………………………

3

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………………………


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………………………………………………..…………....……… 10
1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án………..…… 10
1.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu…………………………………………..……

31

Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000............... 33
2.1. Yêu cầu khách quan của công tác phát triển Đảng trong đồng bào
các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa........................................................................................................ 33
2.1.1. Vai trò, tầm quan trọng và những yếu tố tác động đến công tác phát
triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.......... 33
2.1.2. Thực trạng công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo của
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ khi tái lập tỉnh đến năm 1996................................. 45
2.2. Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo thực hiện công tác phát triển
Đảng trong đồng bào các tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2000...…............ 51

-2-


2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ......................................................................................................... 51
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện................................................................................................................. 59
2.2.3. Kết quả công tác kết nạp đảng viên là tín đồ các tôn giáo..................................... 67
Chƣơng 3. ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA THỰC HIỆN CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO TỪ NĂM

2001 ĐẾN NĂM 2005................................................................................................................................................... 73
3.1. Yêu cầu khách quan tăng cƣờng phát triển Đảng trong đồng bào
các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.......................................................................... 73
3.1.1. Chủ trương của Đảng về công tác phát triển Đảng trong đồng bào các
tôn giáo những năm đầu thế kỷ XXI......................................................................................... 73
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa và những vấn đề đặt ra đối
với công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo................................... 80
3.2. Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong
đồng bào các tôn giáo đáp ứng yêu cầu mới (2001 - 2005)............................................

84

3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ………………..................................................................................

84

3.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện................................................................................................................

93

3.2.3. Kết quả công tác kết nạp đảng viên là tín đồ các tôn giáo................................... 102
Chƣơng 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU........................ 112
4.1. Một số nhận xét ............................................................................................................................................... 112
4.1.1. Về chủ trương của Đảng bộ ............................................................................................................. 112

-3-


4.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện................................................................................................................ 118
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu……………………………................................................................... 131

4.2.1. Kinh nghiệm về quá trình đề ra chủ trương và giải pháp của Đảng bộ tỉnh..... 131
4.2.2. Kinh nghiệm về quá trình chỉ đạo thực hiện....................................................................... 135
KẾT LUẬN …………………………….…………………..………………..…………………………………………..….. 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN…………..……………………………...………….……….…………………………………………...………… 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ….…………..………………………….….…………………………………...…..…... 148
PHỤ LỤC …………………………………..….…………………………………..………………...………………….……. 160

-4-


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: thống kê số liệu tín đồ được tạo nguồn từ năm 1996 đến năm 2000
Biểu đồ 2.2: thống kê số liệu tín đồ được học bồi dưỡng kết nạp Đảng từ năm
1996 đến năm 2000.….………………………………………………..………………………
Biểu đồ 2.3: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ tôn giáo của tỉnh Khánh Hòa
được kết nạp từ năm 1996 đến năm 2000.….…………...………………………
Biểu đồ 2.4: cơ cấu độ tuổi của đảng viên là tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh
Hòa được kết nạp từ năm 1996 đến năm 2000.….……………...……………
Biểu đồ 2.5: cơ cấu trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đảng viên là
tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa được kết nạp từ năm 1996
đến năm 2000.….……………………………………………………………………….…………

64
66
68
69

70


Biểu đồ 3.1: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo trên cả nước………

77

Biểu đồ 3.2: thống kê số liệu tín đồ được tạo nguồn từ năm 2001 đến năm 2005

99

Biểu đồ 3.3: thống kê số liệu tín đồ được học bồi dưỡng kết nạp Đảng từ năm
2001 đến năm 2005.….…………………………………………..…………………………… 100
Biểu đồ 3.4: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo của tỉnh Khánh
Hòa được kết nạp từ năm 2001 đến năm 2005 (theo Đảng bộ)…… 102

-5-


Biểu đồ 3.5: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo của tỉnh Khánh
Hòa được kết nạp từ năm 2001 đến năm 2005 (theo tôn giáo và
năm kết nạp)..….……………………………………………………………………………..……
Biểu đồ 3.6: cơ cấu độ tuổi của đảng viên là tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh
Hòa được kết nạp từ năm 2001 đến năm 2005..….……….…………………
Biểu đồ 3.7: cơ cấu trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đảng viên là
tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa được kết nạp từ năm 2001
đến năm 2005..….…………………………………………………...……………………………
Biểu đồ 3.8: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa
được kết nạp từ năm 1996 đến năm 2005..….…………………..………………
Biểu đồ 4.1: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa
và đảng viên là tín đồ các tôn giáo bình quân cả nước……………….…
Biểu đồ 4.2: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa và

đảng viên là tín đồ các tôn giáo bình quân cả nước (theo tôn giáo)…
Biểu đồ 4.3: thống kê số liệu đảng viên là tín đồ Công giáo của một số tỉnh,
thành và tỉnh Khánh Hòa năm 2000.……………………………………………..…
MỞ ĐẦU

103

107

107

109
125
126
127

1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, một
tổ chức chặt chẽ, thống nhất, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
mọi hành động. Đảng ra đời là do đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân xâm lược, giành độc lập

-6-


cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào, làm cho “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Để hoàn thành sứ
mệnh lịch sử cao cả này, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, phải luôn chăm lo xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng và tổ chức là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ thường xuyên của Đảng.
Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, bởi Đảng muốn tồn tại, tiếp tục
giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, mở rộng ảnh hưởng của mình với xã hội,
Đảng phải thường xuyên chăm lo, coi trọng công tác này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ khi ra đời đến nay,

Đảng luôn chăm lo công tác phát triển đảng viên mới, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng đất nước đã chứng minh: vai trò và năng
lực lãnh đạo của Đảng không chỉ phụ thuộc chất lượng đội ngũ đảng viên, mà còn phụ thuộc vào số lượng đảng viên. Có đảng
viên, mới có tổ chức đảng, số lượng đảng viên lớn là cơ sở để xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các tổ chức đảng. Đặc biệt là phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo, không những có giá trị cho công tác
xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng mà còn góp phần quan trọng trong thực hiện chiến
lược đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo có hiệu quả hơn.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, công tác phát triển đảng viên đối với các giai tầng trong xã hội nói chung, với đồng
bào tôn giáo nói riêng được Hồ Chí Minh đề cập đến và Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương, các quy định, hướng dẫn cụ
thể. Tuy nhiên, đến nay, việc thực hiện còn nhiều hạn chế, có nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, qua đó góp phần đẩy
mạnh công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo - nhân tố đảm bảo nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi
giai tầng trong xã hội.

-7-


Là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, Khánh Hòa có vị trí địa chính trị quan trọng trong phát triển kinh tế biển và an ninh
quốc phòng, đồng thời là một tỉnh có đa dân tộc, đa tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phần lớn
sống tập trung thành các cụm dân cư ở các đô thị và vùng núi, những địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững an ninh - quốc phòng. Với số lượng tín đồ lớn cùng đặc điểm cư trú, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
là một lực lượng xã hội quan trọng, là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nhân tố góp phần giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Do vậy, công tác tôn giáo là một lĩnh vực quan
trọng đối với tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Từ khi đổi mới đất nước (1986), đặc biệt sau Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị
về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, hoạt động của các tôn giáo cả nước nói chung, Khánh Hòa nói riêng
ngày càng ổn định, gắn kết tốt giữa đạo với đời. Đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tích cực lao động sản
xuất, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và an ninh - quốc phòng, đặc
biệt là công tác từ thiện nhân đạo của tỉnh. Đa phần đồng bào luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng xã hội
ngày càng phồn vinh, quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, một số tín đồ có ý thức chính trị tốt được các tổ chức cơ sở

đảng quan tâm tạo nguồn, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố chủ quan từ chính giáo hội và việc làm
của một số tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong lịch sử cũng như hiện tại dẫn đến sự nhìn nhận của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân còn thành kiến với các tôn giáo, trước hết với Công giáo, Tin lành. Thực tế này là một nguyên
nhân quan trọng làm công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo chưa tương xứng với vai trò, vị trí và những đóng
góp của đồng bào cho sự phát triển chung của tỉnh. Qua thực tiễn công tác và lao động sản xuất, một bộ phận tín đồ, chức sắc

-8-


luôn thể hiện thái độ chính trị tốt, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và có nhiều đóng góp thiết thực
cho địa phương, nhưng chưa được các chi bộ đảng, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện để phấn
đấu trở thành đảng viên của Đảng.
Đi sâu nghiên cứu công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo ở một chặng đường lịch sử tỉnh Khánh Hòa thực
hiện đẩy mạnh công cuộc đổi mới, góp phần làm phong phú, sinh động thêm bức tranh lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong
công cuộc đổi mới; góp phần nhận diện rõ hơn những ưu điểm, khiếm khuyết trong công tác tôn giáo nói chung, công tác phát
triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo nói riêng, từ đó có phương hướng, giải pháp phát huy những thành công, tháo gỡ
những hạn chế, khiếm khuyết, nhằm đưa tỉnh Khánh Hòa phát triển đúng tiềm năng, vị thế của một tỉnh có nhiều lợi thế ở
vùng duyên hải Nam Trung bộ. Do vậy, tác giả chọn vấn đề Công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh
Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005 làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về công
tác phát triển đảng viên trong đồng bào các tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2005.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu công tác phát triển đảng viên mới là tín đồ Phật giáo, Công giáo và Tin lành
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa - ba tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào và có số lượng tín đồ lớn, chiếm tỉ lệ 96,89% tổng
tín đồ các tôn giáo, 24,56% dân số toàn tỉnh.

-9-



Công tác phát triển đảng viên trong đồng bào các tôn giáo được nghiên cứu trong đề tài gồm:
Thứ nhất, việc quán triệt quan điểm của Đảng, đề ra chủ trương và các giải pháp thực hiện công tác phát triển Đảng
trong đồng bào các tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.
Thứ hai, quá trình chỉ đạo thực hiện: công tác quán triệt, triển khai thực hiện của các cấp ủy đảng cơ sở trong công tác
phát triển đảng viên là tín đồ các tôn giáo; công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và quản lý quần chúng ưu tú là
tín đồ các tôn giáo để kết nạp vào Đảng; kết quả công tác kết nạp đảng viên là tín đồ các tôn giáo (số lượng và cơ cấu đảng
viên mới kết nạp).
- Không gian nghiên cứu của đề tài là tỉnh Khánh Hòa, bao gồm 15 Đảng bộ trực thuộc: thành phố Nha Trang, thành phố
Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn; Khối Cơ quan tỉnh,
Khối Doanh nghiệp tỉnh, Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Liên đoàn Quy hoạch và Tài nguyên nước miền
Trung, Trường Đại học Nha Trang.
- Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu từ năm 1996 đến năm 2005.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ quá trình lãnh đạo công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2005 của
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, góp phần tổng kết thực tiễn - một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ
đổi mới; trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu làm cơ sở lịch sử cho quá trình hoạch định chủ trương cũng như
chỉ đạo thực hiện công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa có hiệu quả hơn thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- 10 -


Để đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo tỉnh Khánh Hòa từ năm
1996 đến năm 2005.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm chủ yếu của đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Khánh Hòa; thực
trạng công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo trước năm 1996.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương (1981), Nghị quyết số 40/NQ - TW ngày 01 tháng 10 năm 1981 về Công tác đối với các tôn giáo
trong tình hình mới, Hà Nội.
2. Ban Bí thư Trung ương (1994), Thông báo số 76 BT/TW ngày 20 tháng 6 năm 1994 về Sinh hoạt tôn giáo của đảng viên
có đạo và kết nạp đảng viên là người có đạo, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương (1984), Chỉ thị số 48/NQ-TW ngày 06 tháng 8 năm 1984 về Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác đối với đạo Thiên chúa, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương (1990), Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình mới, Hà Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Thông báo số 184/TB - TW ngày 30 tháng 11 năm 1998 về Ý kiến của Thường vụ Bộ
Chính trị về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Trung ương (1999), Thông báo số 255/TB - TW ngày 07 tháng 01 năm 1999 về Kết luận của Bộ Chính trị
về chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, Hà Nội.

- 11 -


7. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Quy định số 123 - QĐ/TW ngày 28 tháng 9 năm 2004 về Một số điểm về kết nạp đảng
viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, Hà Nội.
8. Ban Chỉ đạo kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm (2002), Khánh Hòa 350 năm hình thành và phát triển, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2007), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
1975 - 2005.
10. Ban Dân vận Tỉnh ủy Khánh Hòa (2005), Hướng dẫn số 328 - HD/DVTU ngày 30 tháng 8 năm 2005 về Thực hiện Kế hoạch
01 - KH/DVTU ngày 13 tháng 2 năm 2003 của Ban Dân vận Tỉnh ủy Khánh Hòa về “Xây dựng lực lượng nòng cốt”.
11. Ban Tổ chức Trung ương (1995), Hướng dẫn số 03 HD - TC/TW ngày 14 tháng 4 năm 1995 về Đảng viên có đạo tham gia
sinh hoạt tôn giáo và phát triển đảng viên là người có đạo, Hà Nội.
12. Ban Tổ chức Trung ương (2005), Hướng dẫn số 40 - HD/BTCTW ngày 08 tháng 4 năm 2005 về Thực hiện Quy định số
123 - QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị “Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có
đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, Hà Nội.

13. Ban Tổ chức Trung ương (2007), Báo cáo số 41 - BC/BTCTW ngày 09 tháng 01 năm 2007 về Sơ kết thực hiện Quy định
số 123 - QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quy định số 127 - QĐ/TW và Thông tri số 06 - TT/TW của Ban Bí thư, Hà Nội.
14. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2006), Kế hoạch số 07 - KH/TCTU ngày 01 tháng 12 năm 2006 về Triển khai thực hiện
Chỉ thị số 06 - CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phát triển đảng viên giai đoạn 2006 - 2010.
15. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Khánh Hòa (2010), Những chặng đường xây dựng và trưởng thành (1930 - 2010).

- 12 -


16. Ban Tôn giáo Chính phủ (1991), Thông tư số 01 TT/TGCP ngày 04 tháng 4 năm 1991 về Hướng dẫn việc thi hành Nghị
định 69 - HĐBT ngày 21 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
17. Ban Tôn giáo Chính phủ (1992), Thông tư số 02 TT/TGCP ngày 24 tháng 02 năm 1992 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định
69 - HĐBT về các vấn đề: Sinh hoạt tôn giáo của nhân dân; Sửa chữa và xây dựng nơi thờ tự; In, xuất bản kinh, sách tôn
giáo và sản xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo; Đào tạo chức sắc, nhà tư hành; Hoạt động từ
thiện của các tổ chức tôn giáo, Hà Nội.
18. Ban Tôn giáo Chính phủ (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Ban Tôn giáo Chính phủ (1993), Tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
21. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Phú Khánh (1988), Phấn đấu xây dựng Đảng bộ Phú Khánh vững mạnh, NXB Tổng hợp Phú
Khánh.
23. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (2004), Khánh Hòa 15 năm xây dựng và phát triển (1989 - 2004).
24. Bộ Chính trị (1990), Nghị quyết 24/NQ - TW ngày 16/10/1990 về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà
Nội.
25. Bộ Chính trị (1998), Báo cáo tổng kết Nghị quyết 24/NQ - TW của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác tôn giáo trong
tình hình mới, Hà Nội.
26. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 37/CT - TW ngày 02 tháng 7 năm 1998 về Công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.

- 13 -



27. Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
28. Chính phủ (1993), Chỉ thị số 379/TTg ngày 23 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về Các hoạt động tôn giáo, Hà
Nội.
29. Chính phủ (1999), Nghị định 26/1999/NĐ - CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về Các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
30. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 04 tháng 02 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo
Tin lành, Hà Nội.
31. Nguyễn Chính (1998), “Đảng viên với tín ngưỡng, tôn giáo”, Tạp chí Cộng sản (11), tr. 38 - 42.
32. Trương Minh Dục (2001), “Một vài đặc điểm của Phật giáo Miền Trung (trước năm 1954)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
(2), tr. 36 - 39.
33. Bùi Hữu Dược (2003), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn vùng có đông đồng bào
Công giáo ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
34. Nguyễn Hồng Dương (2001), “Cộng đồng Vatican II ở Việt Nam (nhìn từ góc độ lý luận về hội nhập văn hoá)”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo (3), tr. 33 - 40.
35. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ với văn hóa và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
36. Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh Khánh Hòa (2007), Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh
Khánh Hòa (1989 - 2005).
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- 14 -


38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng ủy xã Cam Phước Đông (2012), Báo cáo số 19 - BC/ĐU ngày 16 tháng 8 năm 2012 về tổng kết việc thực hiện Quy

định số 123 - QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với
người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo”.
42. Hoàng Mạnh Đoàn (2000), Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
43. Hoàng Minh Đô (2001), “Đạo Tin lành Việt Nam - thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với công
tác lãnh đạo, quản lý”, Kỷ yếu đề tài khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Đông (1988), Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đạo Thiên chúa, Thành phố Hồ Chí Minh.
45. Nguyễn Văn Giang (2003), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên vùng có đồng bào Công giáo ở các tỉnh ven biển đồng
bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Giang (2000), “Công tác phát triển đảng viên ở vùng Công giáo tỉnh Nam Định”, Tạp chí Xây dựng Đảng
(10), tr. 17 - 19.
47. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2002), Báo cáo tổng kết Phật sự nhiệm kỳ IV (1997 - 2002) và chương trình hoạt động
nhiệm kỳ V (2002 - 2007) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, Hà Nội.
48. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

- 15 -


49. Vũ Văn Hậu (2007), Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
50. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992) (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Đắc Hiến (2004), “Hệ thống chính trị cơ sở với việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn có đông
tín đồ Công giáo”, Nghiên cứu Tôn giáo (1), tr. 53 - 59.
52. Nguyễn Thị Thu Hiền (1999), Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Thiên Chúa trong
thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
53. Đỗ Lan Hiền (2002), Sự thống nhất giữa kính Chúa và yêu nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thời cận, hiện đại, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Công tác xây dựng Đảng ở những vùng có đông đồng bào theo đạo
Thiên Chúa ở các tỉnh phía Nam hiện nay, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
56. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên
cứu khoa học, Hà Nội.
57. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định 69 - HĐBT ngày 21 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định về các
hoạt động tôn giáo, Hà Nội.

- 16 -


58. Hội nghị khoa học Toàn quốc - 8,9,10/6/1988 tại TP. Hồ Chí Minh, Vấn đề phong thánh tử đạo và lịch sử dân tộc Việt
Nam, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Ban Tôn giáo Chính phủ.
59. Hồ Trọng Hoài (1995), Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Luận
án Phó tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
60. Huyện ủy Vạn Ninh (2012), Báo cáo số 89 - BC/HU ngày 14 tháng 9 năm 2012 về tổng kết việc thực hiện Quy định số
123 - QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có
đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo”.
61. Huyện ủy Cam Ranh (1997), Báo cáo số 10 - BC/HU ngày 30 tháng 5 năm 1997 về tổng kết thực hiện Nghị quyết 24 của
Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (1990 - 1997)”.
62. Huyện ủy Cam Ranh (1998), Báo cáo số 11 - BC/HU ngày 20 tháng 10 năm 1998 về tình hình tôn giáo từ sau ngày thực
hiện công văn số 07 ngày 30/10/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ
Chính trị (khóa VI) “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”.
63. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
64. Nguyễn Quang Hưng (2004), “Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơne năm 1954”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo (6), tr. 22 - 26.
65. Nguyễn Văn Khánh và tập thể tác giả (2003), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Nguyễn Hữu Khuyến (2013), “Phát triển đảng viên là người có đạo ở Lâm Đồng”, Tạp chí Xây dựng Đảng (1), tr. 28 - 30.


- 17 -


67. Phanh Thanh Kiều (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở vùng có đông đồng
bào theo đạo Thiên chúa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
68. Trần Lê (2002), “Về đường hướng Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam và một số quan
điểm của Đảng về công tác tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (5), tr. 32 - 42.
69. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 11, NXB Tiến Bộ Matxcơva.
70. Nguyễn Văn Long (1999), Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên Chúa giáo hiện nay ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
71. Lê Văn Lợi (2008), Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
72. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
73. Nguyễn Đức Lữ (2005), “Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam - Một dấu mốc quan trọng trên con đường
Công giáo đồng hành cùng dân tộc”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (5), tr. 26 - 34.
74. Nguyễn Công Lý (2006), “Phật giáo ở Khánh Hòa và những danh lam cổ tự”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (6), tr. 20 - 26.
75. Nguyễn Công Lý (2007), “Về một số tôn giáo ở Khánh Hoà: Quá khứ và hiện tại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (12), tr.
38 - 44.
76. Kiều Linh (2010), “Sóc Trăng phát triển đảng viên trong chức sắc tôn giáo”, Tạp chí Xây dụng Đảng (7), tr. 8 - 9.
77. C.Mác và Ph.Ănghen (2004), Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- 18 -


78. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng (1998), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
81. Nguyễn Hồng Nam (1998), “Kinh nghiệm lãnh đạo của một số đảng bộ vùng có đồng bào Công giáo”, Tạp chí Xây dựng
Đảng (11), tr. 11 - 12.

82. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên - 2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, NXB
Tôn giáo, Hà Nội.
83. Nhiều tác giả (2001), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, NXB Tôn giáo.
84. Nhiều tác giả (2003), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, Tập 2, NXB Tôn giáo.
85. Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 65 (5.2000).
86. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai,
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
87. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Khánh Hòa (2003), Những điển hình trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa mới ở Khánh Hòa.
88. Ngô Hữu Thảo (1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Trung tâm Tôn giáo, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
89. Ngô Hữu Thảo (1999), “Phát triển Đảng trong các vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa”, Tạp chí Xây dựng Đảng (4), tr.
26 - 27.

- 19 -


90. Huỳnh Chí Thắng (2000), Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng đối với đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
91. Mạch Quang Thắng (2006), Vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
92. Nguyễn Thị Kim Thanh (2001), Công tác vận động quần chúng của các tổ chức cơ sở đảng đối với tín đồ Công giáo ở
các xã ven biển phía Bắc nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
93. Thành ủy Cam Ranh (2012), Báo cáo số 126 - BC/TU ngày 23 tháng 8 năm 2012 về tổng kết việc thực hiện Quy định số
123 - QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có
đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo”.
94. Huy Thông (2000), “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hoá Công giáo và văn hoá Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2),
tr. 56 - 60.

95. Huy Thông (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Hoàng Thị Thơ (2002), “Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo (1), tr. 44 - 49.
97. TS Trần Minh Thư (2005), Tìm hiểu pháp luật Việt Nam về tôn giáo tín ngưỡng, NXB Tư Pháp, Hà Nội.
98. Linh mục Trần Tam Tỉnh (1988), Thập giá và lưỡi gươm, NXB Trẻ.
99. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (1995), Báo cáo số 78 - BC/TU ngày 23 tháng 10 năm 1995 về Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 24
của Bộ Chính trị (khóa VI) về công tác tôn giáo.

- 20 -


100. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (1997), Báo cáo số 03 - BC/TU ngày 20 tháng 6 năm 1997 về tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết
24 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) về “tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”.
101. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2000), Hướng dẫn số 603 - BC/TU ngày 07 tháng 9 năm 2000 về thực hiện Thông báo số 184 TB/TW của Thường vụ Bộ Chính trị và Thông báo 255 - TB/TW của Bộ Chính trị về chủ trương đối với đạo Tin lành
trong tình hình mới.
102. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2002), Báo cáo số 19 - BC/TU ngày 26 tháng 6 năm 2002 về Sơ kết 3 năm thực hiện Thông báo số
184 - TB/TW và 255 - TB/TW của Bộ Chính trị về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới.
103. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2006), Báo cáo số 28 - BC/TU ngày 01 tháng 11 năm 2006 về Sơ kết thực hiện Quy định số 123 QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quy định số 127 - QĐ/TW và Thông tri số 06 - TT/TW của Ban Bí thư Trung ương.
104. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2007), Thông báo số 181 - TB/TU ngày 10 tháng 8 năm 2007 về kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh
ủy tại buổi làm việc với các cơ quan chức năng về giải quyết khiếu kiện liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo
trên địa bàn tỉnh.
105. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2007), Báo cáo số 41 - BC/TU ngày 11 tháng 01 năm 2007 về Công tác xây dựng Đảng năm 2006.
106. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2008), Báo cáo số 79 - BC/TU ngày 07 tháng 01 năm 2008 về Công tác xây dựng Đảng năm 2007.
107. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2009), Báo cáo số 126 - BC/TU ngày 06 tháng 01 năm 2009 về Công tác xây dựng Đảng năm
2008.
108. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2009), Báo cáo tháng 8 năm 2009 về thực trạng cốt cán trong tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- 21 -



109. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2009), Báo cáo số 166 - BC/TU ngày 31 tháng 12 năm 2009 về Công tác xây dựng Đảng năm 2009 và
một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2010.
110. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (1989), Chỉ thị số 05 - BC/TU ngày 30 tháng 10 năm 1989 về việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới.
111. Tỉnh uỷ Khánh Hoà (2006), Chỉ thị số 06 - CT/TU ngày 24 tháng 11 năm 2006 về Công tác phát triển đảng viên giai
đoạn 2006 - 2010.
112. Tỉnh ủy Khánh Hòa (4/1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 1996 - 2000.
113. Tỉnh ủy Khánh Hòa (1/2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2001 - 2005.
114. Tỉnh ủy Khánh Hòa (12/2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2005 - 2010.
115. Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay - Mấy vấn
đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Hà Nội.
116. Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Những đặc điểm cơ
bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Hà Nội.
117. Bảo Trung (2010), “Phát triển đảng viên là người có đạo và dân tộc thiểu số”, Tạp chí Xây dụng Đảng (7), tr. 10 - 12.
118. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (2002), Báo cáo phụ lục một số kết quả năm năm (1997 - 2002) thực hiện
phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo và hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo các tỉnh, thành
phố, Hà Nội.

- 22 -


119. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (2003), Kỷ yếu Đại hội đại biểu những người Công giáo Việt Nam xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc lần thứ IV, NXB Tôn giáo.
120. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
121. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (2005), Kỷ yếu tọa đàm khoa học - Nửa thế kỷ người Công giáo Việt Nam đồng
hành cùng dân tộc, Hà Nội, ngày 21,22/12/2004, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
122. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (9/2002), Báo cáo tại Đại hội đại biểu những người Công giáo
Việt Nam tỉnh Khánh Hòa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ III, Nha Trang.

123. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (8/2005), Báo cáo sơ kết thực hiện phong trào thi đua yêu nước
của đồng bào Công giáo tỉnh Khánh Hòa trong “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” (2002 - 2005).
124. Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (2007), Báo cáo tại Đại hội đại biểu những người Công giáo
Việt Nam tỉnh Khánh Hòa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ IV, Nha Trang.
125. Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (11/2002), Gương sáng những người tình nguyện.
126. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên - 1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
127. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
128. Văn kiện Đảng (2007), Toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- 23 -


×