Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.28 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THANH THỦY

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THANH THỦY

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Dũng Chí
Hà Nội - 2014

2




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4
CHƢƠNG I: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NHẰM THỰC HIỆN QUYỀN
PHỤ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991 ............................................................... 11
1.1. Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế .............................................................. 11
1.1.1. Khái niệm quyền phụ nữ ..................................................................................... 11
1.1.2. Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế ................................................................ 12
1.2. Lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ trƣớc năm 1986 ....................................... 15
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về quyền phụ nữ ........................................... 15
1.2.2. Xây dựng hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ ..................................................
18
1.2..3. Kết quả thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam thời kỳ trước 1986 ..................... 19
1.3. Lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986 đến năm 1991 ...................... 23
1.3.1. Chủ trương của Đảng ......................................................................................... 23
1.3..2. Tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ .................................... 24
1.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986 đến
năm 1991 ....................................................................................................................... 25
CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG THỰC HIỆN
QUYỀN PHỤ NỮ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012 ................................................ 31
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng .....................................................31
2.1.1. Bối cảnh những năm 1990 và yêu cầu mới về quyền con người và quyền phụ
nữ

...................................................................................................................... 31

2.1.2. Chủ trương của Đảng .......................................................................................... 34
2.2. Chỉ đạo thực hiện quyền phụ nữ ....................................................................... 45
2.2.1. Chỉ đạo đạo xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền phụ nữ ....................... 45

2.2.2. Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ và
phát triển của phụ nữ ..................................................................................................... 57

3


2.2.3. Chỉ đạo xây dựng các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm bảo đảm quyền
phụ nữ

...................................................................................................................... 61

2.3. Kết quả thực hiện quyền phụ nữ ....................................................................... 66
2.3.1.Trong lĩnh vực chính trị ....................................................................................... 66
2.3.2.Trong lĩnh vực kinh tế, lao động .......................................................................... 69
2.3.3.Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo .......................................................................... 73
2.3.4. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ .................................................................... 76
2.3.5. Trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao ............................................ 77
2.3.6. Trong lĩnh vực y tế .............................................................................................. 80
2.3.7. Trong gia đình ..................................................................................................... 82
CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................. 85
3.1. Nhận xét ............................................................................................................... 85
3.1.1. Thành tựu và những tác động .............................................................................. 85
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................... 91
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................................. 98
3.2.1.Về hoạch định chủ trương, đường lối .................................................................. 99
3.2.2. Về tổ chức thực hiện ........................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 109
PHỤ LỤC


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH - Ban Chấp hành
BCHTW - Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH - Chủ nghĩa xã hội
ĐBHĐND - Đại biểu Hội đồng nhân dân
ĐBQH - Đại biểu Quốc hội
HĐND - Hội đồng nhân dân
LHPN - Liên hiệp phụ nữ
LHQ - Liên hợp quốc
UBND - Ủy ban nhân dân
VBQPPL - Văn bản quy phạm pháp luật
UBQG - Uỷ ban quốc gia
XHCN - Xã hội chủ nghĩa

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quyền bình đẳng của phụ nữ là khát vọng chung của mọi thời đại. Ngày nay,
cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ đang trở thành một nội
dung lớn, là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. Bởi lẽ, đời
sống của phụ nữ là một bộ phận của đời sống xã hội, của đời sống gia đình. Người
phụ nữ không hề tách biệt với phần còn lại của thế giới mà trái lại gắn liền và chi
phối mạnh mẽ đời sống gia đình và xã hội. Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, ngày
nay quyền của phụ nữ đã được thừa nhận và trân trọng trên phạm vi thế giới. Nhiều

văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã xác định và đề cao quyền của phụ nữ, coi
đó như là một trách nhiệm của văn minh thế giới.
Ở Việt Nam, phụ nữ hiện chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao
động xã hội. Thực tế lịch sử đã khẳng định, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan
trọng đóng góp vào sự phát triển toàn diện xã hội. Trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, phụ nữ tham gia tích cực trong nhiều hoạt động. Trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là
động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ xã hội.
Tuy nhiên, là một quốc gia châu Á, nơi tư tưởng Nho giáo, “trọng nam,
khinh nữ” in dấu đậm nét và hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội gây ra tâm lý tự
ti, an phận của một bộ phận không nhỏ phụ nữ khiến khái niệm “quyền phụ nữ” còn
xa lạ và ít được nhắc đến.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và lãnh đạo sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, nhất là sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời (1945), quyền con người của phụ nữ Việt Nam ngày càng được nhận thức sâu
sắc và được bảo đảm tốt hơn trên thực tế.

6


Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện đất
nước. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu bước tiến mới của Đảng trong nhận thức lý luận
và lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam. Các văn kiện Đại hội của Đảng, từ
Đại hội VI đến Đại hội X, đều nhất quán khẳng định vai trò của phụ nữ, chú trọng
mục tiêu giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện các quyền
của mình. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ: “Nâng cao trình độ mọi mặt
và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ . Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiê ̣n pháp
luật, chính sách đối với lao động nữ , tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò
của mình; tăng tỷ lê ̣ phu ̣ nữ tham gia vào cấ p ủy và bô ̣ máy quản lý nhà n ước. Kiên
quyế t đấ u tranh chố ng các tê ̣ na ̣n xã hô ̣i và các hành vi ba ̣o lực , buôn bán , xâm ha ̣i

và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”…
Trên cơ sở đường lối của Đảng, quyền của phụ nữ đã được thể chế hóa bằng
pháp luật. Nếu Hiến pháp năm 1946 bước đầu khẳng định của quyền phụ nữ Việt
Nam, thì các bản Hiến pháp tiếp theo (Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến
pháp 1992), các quyền của công dân nói chung, quyền của phụ nữ nói riêng không
ngừng được bổ sung thêm quyền mới và được mở rộng về thêm về nội dung các
quyền.
Đến nay, pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tương thích với các công ước
nhân quyền mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, quá trình tham gia và thực hiện
Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã
tạo thêm khung pháp lý và các điều kiện để phụ nữ Việt Nam được bảo đảm trên
thực tế các quyền đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thực tiễn đổi mới đã chứng
minh, phụ nữ đã tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động kinh tế, chính trị,
xã hội; nhiều người đã phát huy tốt sở trường, năng lực của mình. Có thể khẳng
định, việc thực hiện đầy đủ quyền phụ nữ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện quyền của
phụ nữ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Tệ phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn
phổ biến ở mọi nơi, đã làm hạn chế sự đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực chính

7


trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đã và đang là rào cản đối với phụ nữ trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Với mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa những chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền phụ nữ và thực trạng bảo đảm quyền của
phụ nữ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã chọn đề tài “Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986 đến 2012” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp chương trình Cao học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của

mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Quyền con người của phụ nữ ở Việt Nam là chủ đề ngày càng thu hút được
sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu từ các chuyên ngành khoa
học khác nhau. Nhiều chương trình, dự án khoa học và bài viết về chủ đề này đã
được thực hiện và công bố. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
dưới đây.
Tiếp cận vấn đề quyền phụ nữ từ góc nhìn của khoa học luật có các công
trính nghiên cứu sau: Sách tham khảo của Văn phòng Quốc hội (2003), "Quyền của
phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam"; các bài
báo khoa học viết về quyền phụ nữ trong các bản Hiến pháp, trong pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế…đăng trên Tạp chí Luật học; Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp. Về các luận văn, luận án có: Luận văn Thạc sỹ Luật của Mai Thị Diệu Thúy
(2007), "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong một số lĩnh vực ở
Việt Nam" ; Luận văn Thạc sỹ Luật của Nguyễn Thị Mai Hiên (2008), "Quyền của
phụ nữ theo pháp luật Việt Nam"; Luận án Tiến sỹ Luật của Trần Thị Quốc Khánh
(2012), "Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam"; Luận văn Thạc sỹ Luật
của Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), "Quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Luật bình đẳng giới ở Việt
Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài".
Ngoài các công trình nghiên cứu về quyền phụ nữ ở Việt Nam nói chung còn
có các công trình nghiên cứu về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ trên các lĩnh vực

8


cụ thể của đời sống xã hội. Chẳng hạn: "Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị
của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" của Hoàng Mai Hương; "Hoàn thiện pháp luật về
lao động nữ ở Việt Nam hiện nay" của Dương Thị Ngọc Lan; "Bảo vệ quyền phụ nữ
theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam" của Bùi Thị Mừng…

Nghiên cứu về quyền phụ nữ dưới góc độ khoa học lịch sử và lịch sử Đảng,
cho đến nay chưa tìm thấy công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về Đảng
lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam, mới chỉ có các công trình nghiên cứu
ít nhiều có liên quan đến Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử, như: Nghiên cứu về chủ trương, đường lối vận động phụ nữ
của Đảng; Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ trong các giai đoạn lịch
sử; sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng…với các công trình tiêu biều sau: Sách
tham khảo của Lê Hải Triều (2007) với tiêu đề "Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới"; bài viết của Nguyễn Thị Ngân, Tạp chí
Lịch sử Đảng (2008), số 3, "Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải phóng phụ
nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam"; các luận văn Thạc sỹ Lịch sử "Đảng với cuộc
vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009" của Trần Thị Minh Hải (2010);
"Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm
1975" của Nguyễn Thị Huyền (2012); "Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của
Hội LHPN Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996" của Trương Thị Thủy (2012);
"Giải phóng phụ nữ từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn ở nước ta" của Nguyễn
Thị Kim Loan và một số bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng về chủ
trương, đường lối của Đảng đối với phụ nữ trên một số mặt công tác và lĩnh vực cụ
thể của đời sống xã hội.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về phụ nữ nói chung từ cách tiếp cận
lịch sử, lịch sử Đảng còn khá mờ nhạt; chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng trong việc bảo đảm quyền phụ nữ, ở
các giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước. Vì vậy
đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2012”

9


còn là một đề tài mới mẻ. Mặc dù như vậy, tác giả vẫn có thể kế thừa được những

thành quả nhất định từ các công trình nghiên cứu có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
* Mục đích của Luận văn
Luận văn nhằm làm sáng tỏ vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo thực hiện
quyền phụ nữ ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012; trên cơ sở đó rút
ra những bài học kinh nghiệm, nhằm củng cố thêm sự lãnh đạo của Đảng, trong đó
có việc lãnh đạo thực hiện quyền bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ của Luận văn
- Làm rõ quyền phụ nữ là quyền con người của phụ nữ; các quyền này được
ghi nhận và bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người; làm
rõ trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm quyền con người của
phụ nữ.
- Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về quyền của phụ
nữ thể hiện trong các văn kiện của Đảng.
- Nghiên cứu việc Đảng chỉ đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam (thể
hiện ở việc lãnh đạo Nhà nước quy định quyền phụ nữ trong Hiến pháp, pháp luật;
chỉ đạo các cơ quan Nhà nước và hệ thống chính trị tổ chức, nhằm bảo đảm trên
thực tế quyền của phụ nữ ở Việt Nam).
- Hệ thống hóa những thành tựu và hạn chế trong việc thực thi quyền phụ nữ
ở Việt Nam.
- Phân tính nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc thực thi quyền
phụ nữ ở Việt Nam.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm góp phần vào việc hoàn thiện sự
lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ ở
Việt Nam nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Báo cáo số 119/BGDĐT - TCCB ngày
10/1/2011 Về chuẩn bị báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng
giới.

2.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo số 23/BC - CP ngày
9/3/2011 của Chính phủ Về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng
giới năm 2010.

3.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Đề án kiện toàn tổ chức và
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp
ngành, Hà Nội.

4.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo ngày 25/9/2012 Về việc lồng
ghép giới trong dự án Luật đất đai (sửa đổi).

5.

Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Hà Nội


6.

Bộ Y tế (2011), Báo cáo số 28/BC - BYT ngày 14/01/2011 Về tình hình thực
hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới từ tháng 3/2009 - tháng 12/2010.

7.

Chính phủ (1997), Quyết định Số: 822/TTg ngày 04 tháng 10 năm 1997 của
Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.

8.

Chính phủ (1998), Báo cáo quốc gia lần thứ 2 về thực hiện Công ước Xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).

9.

Chính phủ (2000), Báo cáo quốc gia lần thứ 3 và lần thứ 4 về thực hiện Công
ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).

10. Chính phủ (2002), Quyết định số 19/2002/QĐ - TTg ngày 21/01/2002 của Thủ
tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ đến năm 2010.
11. Chính phủ (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện bình đẳng giới 5 năm
(2001 - 2005) lần đầu tiên trình Quốc hội, tháng 6/2006

11



12. Chính phủ (2007), Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và lần thứ 6 về thực hiện Công
ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).
13. Chính phủ (2009), Báo cáo số 63/BC - CP ngày 08/05/2009 Về việc thực hiện
các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
14. Chính phủ (2010), Báo cáo số 158/BC - CP ngày 22 tháng 10 năm 2010 Đánh
giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 2010 và đề xuất danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011
- 2015.
15. Chính phủ (2010), Báo cáo số 36/BC - CP ngày 22/10/2010 Về thực hiện các
mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2009.
16. Chính phủ (2010), Quyết định số: 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ Về phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2011 - 2020.
17. Chính phủ (2011), Báo cáo quốc gia lần thứ 7 và lần thứ 8 về thực hiện Công
Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).
18. Chính phủ (2011), Quyết định số: 1241/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm
2011của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011 – 2015.
19. Chính phủ (2012), Báo cáo số 61/BC - CP ngày 6/4/2012 Về việc thực hiện
các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
20. Nguyễn Văn Cư (2004), Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), Nghị quyết số 152 – NQ/TW ngày
10/01/1967 của Ban Bí thư Về một số vấn đề về tổ chức lãnh đạo công tác phụ
vận.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), Nghị quyết số 153 – NQ/TW
10/01/1967 của Ban Bí thư Về công tác cán bộ nữ.

12


ngày


23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Chỉ thị số 44 – CT/TW ngày 7/6/1984 của
Ban Bí thư Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ..
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Chỉ thị 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban
Bí thư Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 04 – NQ/TW ngày 12/7/1993
của Bộ Chính trị Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong
tình hình mới.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Chị thị số 37 – CT/TW của Ban Bí thư Về
một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại
hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 27/04/2007
của Bộ Chính trị Về công tác phụ nữ thới kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đỗ Thị Hiện (2013), Luận án Tiến sỹ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo
đảm quyền con người từ năm 1986 đến năm 2010, Hà Nội.
32. Hội LHPN Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ VI, lưu trữ tại Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
33. Hội LHPN Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ VII, lưu trữ tại Trung ương Hội LHPN Việt Nam
34. Hội LHPN Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ VIII, lưu trữ tại Trung ương Hội LHPN Việt Nam
35. Hội LHPN Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ IX, lưu trữ tại Trung ương Hội LHPN Việt Nam


13


36. Hội LHPN Việt Nam (2002), Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội.
37. Hội LHPN Việt Nam, BCH Hội LHPN Liên khu 3 (2002), Lịch sử phụ nữ
đồng bằng Bắc bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1946 - 1955), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hội LHPN Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt Nam lần
thứ X, lưu trữ tại Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
39. Hội LHPN Việt Nam (2010), Báo cáo số 64/BC - ĐCT ngày 19/8/2010 Đánh
giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội phu nữ toàn quốc lần thứ X.
40. Hội LHPN Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả
hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2012, phương
hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2012-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Hội
LHPN Việt Nam khóa X trình Đại hội.
41. http: //dangcongsan.vn/Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
42. http: //dangcongsan.vn/Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
43. http: //dangcongsan.vn/Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
44. http: //dangcongsan.vn/Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.
45. http: genic.molisa.gov.vn (Website của UBQGVSTBCPN Việt Nam)
46. http:// www.thuvienphapluat.vn (WebsiteThư viện pháp luật)
47. , "Khuyền khích các doanh nghiệp tạo nhiều việc
làm cho phụ nữ" của Lương Thăng, ngày 6/3/2012.
48. , "Tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ"
của Phương Mai, ngày 30/4/2009.
49. (Webside Hội LHPN Việt Nam).
50. , "Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực giáo
dục" của Minh Ngọc, ngày 20/8/2012.

51. Trần Thị Quốc Khánh (2012), Luận án Tiến sỹ Thực hiện pháp luật về bình
đẳng giới ở Việt Nam, Hà Nội.

14


52.

Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.

53. Phạm Bình Minh (2009), "Thành tựu to lớn trong việc thực hiện đường lối của
Đảng về bảo đảm và phát triển quyền con người", Tạp chí Cộng sản (801),
tr.8-14.
54.

Nguyễn Thị Mỹ (2007), Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị, Tạp
chí Lý luận chính trị, số 3.

55. Nguyễn Thị Nghĩa (2012), "Phụ nữ ngành giáo dục với các mục tiêu quốc gia
về bình đẳng giới", tham luận tại Đại hội đại biểu phụ nữ lần thứ XI.
56. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt (năm 1946, 1959,
1980,1992 và sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Quốc hội (2009), Báo cáo số 1346/BC - UBXH12 ngày 11/5/2009 của Uỷ ban
Về các vấn đề xã hội Kết quả giám sát tình hình thực hiện bình đẳng giới và
triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới.
58. Quốc hội (2011), Báo cáo số 2894/BC - UBXH12 ngày 18/3/2011 của Uỷ ban
Về các vấn đề xã hội Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hiện các mục
tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2010.

59. Lê Thị Quý (1998), "Bất bình đẳng nam nữ nhìn từ góc độ lịch sử", Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, (2), tr.39
60. Lê Thị Quý, Khoa học nghiên cứu về giới ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra,
báo cáo chuyên đề, Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển.
61. Quỹ Phát triển phụ nữ LHQ (2006), Thiết lập lại quyền cho phụ nữ, Hà Nội.
62. Phan Thị Thanh (2001), Tiến bộ về bình đẳng giới trong công việc ở Việt Nam,
Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
63. Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội.
64. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011), Thống kê giới ở Việt Nam giai đoạn
2000 - 2010.

15


65. Lê Hải Triều (2007), Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và
công cuộc đổi mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
66. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh (2002), Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà
Nội.
67. Trung tâm Thông tin – Thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng
Quốc hội phối hợp với Văn phòng UNICEF (2003), Quyền của phụ nữ và trẻ
em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà nội.
68. Văn phòng Quốc hội (2002), Đại biểu Quốc hội từ khóa I khóa X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
69. Viện Nghiên cứu quyền con người phối hợp với Quỹ Phát triển phụ nữ LHP
(2008), 25 năm thực hiện Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) - thực tiễn tại Việt Nam, Nxb Hà Nội.
70. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người

(1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Nxb Viện Thông tin Khoa
học Xã hội.

16



×