Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TRÁCH NHIỆM xã hội về sử DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM ở DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.16 KB, 4 trang )

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở PHƯỜNG
CỬA NAM – TP.VINH – TỈNH NGHỆ AN
1. Các khái niệm
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao
động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo
đảm chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.”
- Lao động trẻ em :” là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần do những người dưới 16
tuổi thực hiện”
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghẹp đối với lao động trẻ em là gì?
“Là việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tạo điều kiện cho lao động trẻ em
được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, được làm việc trong điều kiện đảm bảo các
quyền lợi về chế độ lao động, điều kiện về lao động và môi trường theo quy định của pháp luật.
2.

Thực trạng trách nhiệm xã hội về sử dụng lao động trẻ em ở Phường
Cửa Nam – TP.Vinh – Tỉnh Nghệ An
Từ những vấn đề kinh tế - xã hội nêu trên có thể thấy rằng tình trạng trẻ em phải bỏ học lao động
sớm rơi vào vùng phía Tây của phường nơi có trình độ dân trí thấp hơn và người dân chủ yếu là hoạt
động nông nghiệp, đặc biệt là ở khối 12, nơi được chọn làm địa bàn nghiên cứu.

2.1

Thực trạng sử dụng lao động trẻ em ở Phường Cửa Nam
Tại địa bàn phường Cửa Nam theo ước tính toàn phường có khoảng 2300 trẻ em, và có khoảng 7%
trong đó rơi vào tình trạng lao động sớm. Tại điạ bàn nghiên cứu thuộc khối 12 của phường có tổng số trẻ
em là 175 em, trong đó có 65 em độ tuổi từ 10 – 15 tuổi, 50 em từ 16 – 18 tuổi. Theo thống kê của phòng
Chính sách và Xã hội phường, thì có 12% số trẻ em của khối phải đi làm kiếm sống.
Qua tìm hiểu có rất nhiều trường hợp trẻ em làm việc trong những điều kiện nặng nhọc độc hại với
tiền lương ít ỏi.


Em N.V.H (16 tuổi) hiện đang làm thợ phụ tại xưởng sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp. H kể lấy lý
do nhà ở gần xưởng ông chủ thường bắt H phải đến sớm dọn dẹp lại xưởng, làm những việc lặt vặt nhưng
không kém phần nặng nhọc. Ông chủ còn nói những việc đó mới phù hợp với số tiền lương 600.000
đ/tháng.Rất nhiều những đứa trẻ làm việc trong xưởng cơ khí tư nhân này phải làm việc từ 5 giờ sáng,
đến tận 7 giờ tối thì được nghỉ, hôm nào nhiều hàng thì phải tăng ca nhưng lại không được tăng lương.
Công việc thường không được định trước mà do chủ giao việc gì thì làm việc đó, lúc thì vận chuyển hàng,
giao hàng cho khách, có khi các em phải mang những thanh sắt nặng gấp mấy lần cơ thể mình trên vai.H
chăm chỉ làm việc ở đây là vì đã được ông chủ hứa dạy nghề cho, nhưng 3 năm trôi qua em vẫn chỉ là một
thợi phụ, chân sai vặt của chủ với đồng lương ít ỏi.


Em H.T.T (14 tuổi) nhà ở khối 12, đã làm thuê cho một nhà hàng ở khối 10 được hơn 1 năm nay.
Ngày nào cũng như ngày nào em phải thức khuya dậy sớm dọn dẹp, rửa bát, quạt than, bưng bê cho
khách và hàng trăm việc lặt vặt khác; tiền lương mỗi tháng chỉ được hơn 700.000đ.


2.2 Nguyên nhân về sử dụng lao động trẻ em
Từ phía gia đình và bản thân trẻ em

Nguyên nhân chính là do đói nghèo, thu nhập thấp. Gia đình không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu
cho con em mình nên trẻ em buộc phải lao động sớm phụ giúp gia đình
Tình trạng “đói thông tin”, nhận thức kém của gia đình và bản thân trẻ em, cộng đồng về Luật lao
động, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục sức khỏe trẻ em, coi việc trẻ em lao động sớm để “nên
người”,nâng cao tính tự lập vươn lên
Một số cha mẹ trẻ em vì hám lợi trước mắt, vô lương tâm giao con em cho những kẻ “chăn dắt” bắt
con em lao động sớm kiếm thu nhập
Một bộ phận trẻ em không còn nơi nương tựa như gia đình tan vỡ do ly hôn, mồ côi cha mẹ, gia đình
vô trách nhiệm mà phải lao động sớm
Mặt khác, một số trẻ em buộc phải di cư theo gia đình ra các thành phố lớn kiếm việc làm làm tăng
số lao động trẻ em. Chúng thường ít được quan tâm chăm sóc từ cha mẹ

Một số trẻ em suy nghĩ nông nổi, học kém bỏ học đi làm sớm kiếm tiền tiêu xài và muốn chứng tỏ
bản thân


Từ phía người sử dụng lao động:

Chủ sử dụng lao động rất chuộng sử dụng lao động trẻ em vì giá nhân công rẻ, dễ phục tùng


Từ phía nhà nước:

Chính sách pháp luật về lao đông trẻ em còn chưa đồng bộ, sức răn đe chế tài của pháp luật đối với
những sai phạm còn nhiều sơ hở
Việc thực hiện qủan lý lao đông trẻ em còn gặp nhiều khó khăn như: kinh phí hạn hẹp,đội ngũ cán bộ
chuyên trách về chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương còn thiếu, không thể quan tâm sâu sát đến
từng cơ sở, các gia đình bao che không khai báo với chính quyền địa phương,…
2.5. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm.
-. Đối với bản thân các em:
Các em phải bỏ học, thất học nên không có cơ hội phát triển, thu nhập thấp. Các em còn có
thể chịu nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bị khủng hoảng về tinh thần,
mất niềm tin, dễ bị tha hoá về đạo đức lối sống, hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trộm cắp,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân gia đình các em. Trong thực tế nhiều trường hợp các


em ra thành phố kiếm sống, không có chút kỹ năng và hiểu biết gì nên đã dễ dàng bị lôi kéo
gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân các em.
- Đối với gia đình:
“Trẻ em lao động sớm” chịu nhiều những thiệt thòi và hậu quả nghiêm trọng. Khi trong gia
đình có một em lao động sớm mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều
đến kinh tế gia đình, nhất là trong việc chữa trị sức khoẻ cho các em.

- Đối với xã hội:
“Trẻ em lao động sớm” gây tình trạng đói nghèo, kém phát triển, làm cho các giá trị đạo đức
và tinh thần chung bị phai nhạt. Lực lượng lao động què quặt không đáp ứng được các yêu
cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Khi trẻ tham gia lao động sẽ làm cho lao động người lớn
thất nghiệp gia tăng, bởi lẽ lao động trẻ em có thể làm những công việc của người lớn
nhưng chỉ phải trả đồng lương thấp hơn. Điều này có hại cho các em, gia đình, và toàn xã
hội nhưng lại có lợi cho một số người sử dụng lao động. Nếu như tình trạng sử dụng lao
động trẻ em diễn ra ở mức độ lớn, phạm vi rộng thì một số mặt hàng được sản xuất bằng
sức lao động trẻ em phải đối mặt với sự tẩy chay trên thị trường Quốc tế, nhất là khi gia
nhập WTO.

3.Giải pháp
Về phía xã hội :
Trước hết cần hoàn thiện chính sách pháp luật về vấn đề lao động trẻ em đầy đủ, đồng bộ
Thanh tra ngành lao động thương binh xã hội cần lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm tại các
doanh nghiệp, đặc biệt tập trung rà soát các cơ sở có khả năng sử dụng lao động trẻ em. Cần kết hợp
chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể địa phương nơi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đống trụ sở
Cần sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật đưa vấn nạn bóc
lột trẻ em vào trong luật, có chế tài xử lý mạnh tay nghiêm minh
Khuyến khích các hoạt động đấu tranh, phát hiện, tố giác về các trường hợp sử dụng lao động trẻ em
trái quy định pháp luật cũng như tuyên dương, khen thưởng các cơ sở,doanh nghiệp chấp hành
nghiêm minh quy định pháp luật
Gắn liền với xóa đói giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm bền vững để các bậc cha mẹ có
thu nhập ổn định, từ dó không bắt trẻ em lao động sớm
Tăng cường truyền thông cả bề rộng lẫn bề sâu pháp luật tới mỗi gia đình, chủ sử dụng lao động
phù hợp với điều kiện, đặc thù từng vùng miền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi


Nếu có trường hợp trẻ em buộc phải mưu sinh, chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm liên hệ với
trung tâm có uy tín tạo điều kiện cho các em được học nghề sau đó có việc làm phù hợp với độ tuổi

và sức khỏe


Về phía người sử dụng lao động:

Thực hiện tốt quy định của pháp luật trong vấn đề thuê mướn lao đọng trẻ em như: không sử dụng
lao động trẻ em vào các công việc mà pháp luật cấm, đối với các công việc được sử dụng lao động
trẻ em cần tuân thủ nghiêm minh quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để trẻ có thể phát
triển bản thân, cải thiện điều kiện lao động như không để trẻ lao động ngoài trời, trang bị phương
tiện bảo hộ cá nhân cần thiết cho trẻ, chế độ bồi dưỡng đầy đủ, trả lương đầy đủ đúng thời hạn , cần
kiểm tra sức khỏe trẻ em xem có đủ điều kiện hay không trước khi nhận vào làm việc và định kỳ kiểm
tra sức khỏe cho trẻ. Tuyệt đối không đánh đập , ngược đãi trẻ
Đăng ký đầy đủ thông tin về Sở lao động thương binh xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi sử dụng
lao động trẻ em và hàng năm phải báo cáo tình hình sử dụng lao động trẻ em với Sở


Về phía gia đình trẻ em:

Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra về vấn đề lao động trẻ em
Quan tâm đầy đủ đến con em mình, định hướng cho trẻ để không xuất hiện tình trạng bỏ học đi làm
kiếm thu nhập tiêu xài. Tuyệt đối không bắt trẻ làm công việc không phù hợp lứa tuổi sức khỏe

-



×