Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

luận văn thạc sĩ báo chí học Đổi mới tổ chức thông tin cho báo công an nhân dân điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC THÔNG TIN
CHO BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ
(Khảo sát từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Cần thơ - 2015
i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAND
CAO
TKTS
BTV
PV
LLCAND
CATW
ANTT
ANTQ
TS - CT
VH - XH


PL - ANTT

: Công an nhân dân
: Báo CAND điện tử (CAND Online)
: Thư ký tịa soạn
: Biên tập viên
: Phóng viên
: Lực lượng Công an nhân dân
: Công an Trung ương
: An ninh trật tự
: An ninh Tổ quốc
: Thời sự - Chính trị
: Văn hóa - Xã hội
: Pháp luật - An ninh trật tự

ii


MỤC LỤC
39. Lá thư của Tổng biên tập báo New York Times gây xôn xao thế giới
truyền thông. 123
123

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỔ
39. Lá thư của Tổng biên tập báo New York Times gây xôn xao thế giới
truyền thông. 123
123


iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự bùng nổ của truyền thông trong thời gian qua đã giúp báo chí có
những bước phát triển thần kỳ, với những sự khác biệt khá rõ ràng so với
trước đây, cả về nội dung lẫn hình thức chuyển tải thơng tin. Có thể thấy rằng,
sự phát triển đó là kết quả tất yếu của những thành tựu khoa học kỹ thuật,
truyền thông đại chúng, chính sự phát triển bùng nổ của truyền thông thế giới
đã khiến việc chuyển tải thông tin không còn là một chiều nữa.
Thực tế những năm qua cho thấy, các báo mạng điện tử đã phát triển
với tốc độ đáng kinh ngạc và có những tác động sâu sắc đến báo chí thế giới.
Với khả năng truyền tải đa phương tiện, khơng dây, xóa nhịa khoảng cách về
khơng gian, thời gian cùng với khả năng tương tác mạnh mẽ, báo chí điện tử
thu hút được một lượng cơng chúng đáng kể ngay từ khi mới ra đời.
Tại Việt Nam, báo mạng điện tử khơng cịn q xa lạ, hạ tầng viễn
thông phát triển mạnh mẽ, cùng với đời sống kinh tế phát triển, việc sở hữu
các thiết bị di động hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng khơng
cịn q khó khẳn, cơng chúng Việt Nam đã có thói quen đọc, tìm kiếm tin tức
trên mạng. Thậm trí, giờ đây, cơng chúng đã có quyền lựa chọn thơng tin mà
họ thích thú cũng như những tờ báo mạng điện tử họ xem hàng ngày.
Theo báo cáo của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, tính đến tháng
12/2014, cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in
(86 báo Trung ương, 113 báo địa phương), 646 tạp chí (513 tạp chí Trung
ương, 133 tạp chí địa phương), 1 hãng thơng tấn quốc gia. Số lượng báo điện
tử có 98 báo, tạp chí điện tử, 265 trang thơng tin điện tử tổng hợp của các cơ
quan báo chí… [1]. Báo CAND điện tử là một trong những báo mạng điện tử
được hình thành và phát triển sớm tại Việt Nam, ngày 23/1/2004, CAO chính

thức hịa mạng.

1


Qua hơn mười năm phát triển, đến giai đoạn hiện nay, CAO đang vấp
phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các báo mạng điện tử khác. Với xu hướng
phát triển của báo chí thế giới nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, cách
thức đưa tin trên báo mạng điện tử đã có nhiều khác biệt so với 10 năm trước,
với phạm vi đề tài và chủ đề phản ánh rộng lớn hơn, tính cập nhật của sự kiện
diễn ra liên tục, chi tiết trong bản tin, hình thức thể hiện bản tin cần phải thiết
kế với tư duy hiện đại hơn. Những vấn đề tổ chức thông tin đó, chính là thách
thức đổi mới để tiếp cận cơng chúng hơn nữa của CAO.
Từ những yếu tố đó, tác giả luận văn tiến hành chọn đề tài: “Đổi mới tổ
chức thông tin cho báo Công an nhân dân điện tử” làm luận văn thạc sỹ báo
chí của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Có thể nói, đề tài nghiên cứu về tổ chức thông tin và khảo sát trực tiếp
trên CAO từ 1/6/2013 đến 1/6/2014 là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tổ chức
thông tin của báo mạng điện tử.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như liên quan đến đề tài về
đổi mới thơng tin báo chí nói chung và thơng tin báo mạng điện tử nói riêng,
Hiệp hội báo chí các nước hàng năm có các nghiên cứu, thống kê, báo cáo về
thực trạng phát triển cũng như xu hướng tiếp nhận báo chí của cơng chúng
trên nhiều phạm vi khác nhau, đặc biệt là các nước có nền báo chí phát triển
mạnh như Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Áo… Các tổ chức truyền
thông nổi tiếng như Nielsen, TNS, Kantar Media… cũng cung cấp nhiều dữ
liệu, phân tích, đánh giá về cơng chúng báo chí của thế giới, các châu lục,
quốc gia.
Ở Việt Nam, một số khóa luận, luận văn thạc sỹ của một số tác giả

cũng đã đề cập tới vấn đề này. Những khóa luận, luận văn trên có thể kể như:
Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng thông tin nội dung thông tin trên

2


báo chí điện tử” của Phạm Thị Hằng, đã trình bày cơ sở lý luận chung về báo
điện tử và sự phát triển của báo điện tử tại Việt Nam. Từ đó khảo sát một số
tờ báo điện tử, nêu hoạt động của báo điện tử và chất lượng thông tin trên báo
điện tử ở Việt Nam hiện nay; Luận văn Thạc sỹ báo chí “Giải pháp nâng cao
chất lượng thơng tin trên Tạp chí Cộng sản điện tử” của tác giả Lê Phạm
Tuấn Vinh, đã trình bày những thành cơng và hạn chế, ngun nhân của
những mặt cịn tồn tại và những vấn đề đang đặt ra đối với chất lượng thơng
tin trên Tạp chí Cộng sản điện tử. Đồng thời đề xuất, kiến nghị và các giải
pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa nội dung thông tin trên báo điện tử
nói chung và Tạp chí Cộng sản điện tử nói riêng.
Bên cạnh đó, cũng có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí, các báo
chuyên ngành như: “Vấn đề lãnh đạo quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới”
tác giả Bùi Đình Khơi - Tạp chí Người làm báo số tháng 6/1997; “Báo điện
tử sẽ là loại hình truyền thơng chủ lực" tác giả Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng
TTTT đăng trên vnExpress ngày 21/11/2013;
Như vậy đã có một vài tác phẩm nghiên cứu về thông tin trên báo mạng
điện tử, nhưng chỉ nghiên cứu về nâng cao chất lượng thông tin chứ không
xem xét một cách tồn diện về tổ chức thơng tin cả về nội dung lẫn hình thức
trình bày như luận văn. Ngoài ra, tác giả luận văn là một TKTS của CAO, qua
tìm hiểu trong 10 năm hình thành và phát triển, CAO đang bộc lộ sự “tụt hậu”
so với các báo điện tử khác của Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài này hi vọng
sẽ góp phần đổi mới thực sự về tổ chức thông tin trên báo CAND điện tử.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về tổ chức thông tin trên báo
mạng điện tử, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về tổ chức
thông tin trên CAO cả về nội dung lẫn hình thức. Từ đó, luận văn sẽ đề xuất

3


các giải pháp nhằm đổi mới tổ chức thông tin trên CAO, góp phần giúp CAO
cạnh tranh được trên thị trường báo mạng điện tử Việt Nam
3.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan
đến tổ chức thông tin trên báo mạng điện tử và áp dụng đối với CAO
- Thứ hai, phân tích làm rõ thực trạng tổ chức thông tin trên CAO, thấy
được những thành công và hạn chế.
- Thứ ba, đề xuất những giải pháp để đổi mới tổ chức thông tin trên CAO
3.2. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức thông tin trên báo mạng
điện tử
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát về tổ chức thông tin trên CAO,
thời gian khảo sát: Từ tháng 1/6/2013 đến 1/6/2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng cụ thể là
Phương pháp nghiên cứu chung: Dựa trên cơ sở có tính ngun tắc của
lơ - gíc biện chứng, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung
như: phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, mơ hình hóa - khái quát hóa.
Nghiên cứu cũng sử dụng lý luận Mác-Lênin - phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Nghiên cứu, phân tích tài liệu: Thơng qua việc tìm kiếm và tập hợp tài
liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ các cơ sở lý thuyết và thực tiễn
cho đề tài. Phương pháp này chủ yếu dùng trong chương 1 luận văn.
- Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập những ý
kiến của lãnh đạo CAO cũng như các chuyên gia về tổ chức thông tin báo chí
trên báo mạng điện tử.

4


- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích: Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu trong chương 2 luận văn, thực hiện trên các tin bài của CAO
trong thời gian khảo sát, từ đó nhận ra thực trạng tổ chức thơng tin trên CAO
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Bước đầu nghiên cứu một cách khoa học lý luận về tổ chức thông tin
trên báo mang điện tử vào khảo sát thực tế trên CAO, từ đó đi vào nhận diện,
tìm hiểu vấn đề, góp phần giúp những người làm báo, nhất là CAO và lãnh
đạo CAO kịp thời có những điều chỉnh, nhằm đổi mới thông tin trên báo, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
“Đổi mới tổ chức thông tin trên báo Công an nhân dân điện tử” là
một luận văn nghiên cứu báo chí mà đối tượng là CAO, khảo sát từ 1/6/2013
đến 1/6/2014. Tìm hiểu đặc điểm, thực trạng của tổ chức thông tin trong bối
cảnh phát triển mới của báo chí điện tử, góp phần hệ thống hóa những nhận
thức lý luận về tổ chức thông tin trên báo chí điện tử
Luận văn có ý nghĩa tích cực, góp phần tổng kết, đánh giá tổ chức
thông tin trên CAO, nhằm góp phần đưa ra những giải pháp phát triển CAO
một cách bền vững, hiệu quả.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn

gồm 3 chương và các phụ bản minh họa.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC THÔNG TIN
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Những khái niệm cơ bản về báo mạng điện tử
1.1.1. Những khái niệm về báo mạng điện tử
1.1.1.1. Khái niệm báo mạng điện tử
Nói đến báo điện tử trước hết phải nói đến sự xuất hiện của Internet,
một phát minh vĩ đại của loài người. Internet ra đời đã làm thay đổi mọi cách
thức liên lạc truyền thống. Con người có thể trị chuyện, thông tin, liên lạc với
nhau ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất. Internet trở thành một một siêu thị thơng
tin, một mặt trận truyền thơng có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của nhiều
người, và từ đó, báo mạng điện tử ra đời.
*Sự ra đời của Internet
Thời kỳ phôi thai của Internet bắt nguồn từ việc năm 1969 Bộ Quốc
phòng Mỹ xây dựng dự án ARPANET (Advanced Research Projects AgencyARPA). Đây là Cơ quan Dự án nghiên cứu tiên tiến, tiền thân của cơ quan sau
này được thành lập với nhiệm vụ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa quốc
gia [24]. Cơ quan này nghiên cứu lĩnh vực mạng, với ý đồ là chia sẻ thông tin
giữa các trung tâm nghiên cứu được chính phủ bảo trợ, liên kết 4 địa điểm đầu
tiên vào tháng 7/1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học
California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara.
Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được
xây dựng.
Trong 10 năm sau đó (từ năm 1972 đến năm 1982), các nhà khoa học
cùng một số các trường đại học tại Mỹ, Anh, Na- uy… đã nhiều lần cải tiến,
thay đổi, nâng cấp các đời mạng từ mạng ARPANET liên kết 40 máy thông


6


qua các bộ xử lí giao tiếp giữa các trạm cuối (Terminal Interface ProcessorTIP), thiết lập giao thức bắt tay (agreed-upon), phát minh ra E-mail để gửi
thông điệp trên mạng. Từ đó đến nay, E-mail là một trong những dịch vụ
được dùng nhiều nhất…
Tiếp theo, năm 1976, phịng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra
dịch vụ truyền tệp cho mạng FTP (File Transfer Protocol - giao thức chuyển
giao tệp tin).
Năm 1978, Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET
dành cho những người sử dụng UNIX. Mạng USENET là 1 trong những
mạng phát triển sớm nhất và thu hút nhiều người nhất.
Năm 1981 ra đời mạng CSNET(Computer Science NETwork) cung cấp
các dịch vụ mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy
cập vào mạng ARPANET.
Năm 1982 các giao thức TCP và IP được DAC và ARPA dùng đối với
mạng ARPANET, sau đó TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn.
Năm 1983, được đánh dấu là một mốc quan trọng bởi ARPANET được
tách ra thành ARPANET và MILNET. MILNET tích hợp với mạng dữ liệu
quốc phịng, còn ARPANET trở thành 1 mạng dân sự với quy mô nhỏ hơn.
Như vậy, ở thời kỳ phôi thai này, ARPANET, mạng toàn khu vực đầu tiên
và tiền thân của Internet được thiết lập tại “bốn điểm nút” là Viện nghiên cứu
Stanford, UCLA, Đại học California ở Santa Barbara và Đại học Utah [24]
Giai đoạn bùng nổ thứ nhất vào năm 1986, mạng NSFnet chính thức
được thiết lập. Khi cơng nghệ mạng đã phát triển, nhiều mạng mới đã hình
thành và đều được kết nối với ARPANET, CSNET và NSFNET, tất cả các
mạng này nối với nhau và trở thành Internet. Cuối cùng thì ARPANET và
CSNET suy thối, chỉ cịn NSFNET là 1 mạng khá tốt trở thành mạng chính
liên kết các mạng khác trên Internet. Lúc này đối tượng sử dụng internet chủ


7


yếu là những nhà nghiên cứu và dịch vụ phổ biến nhất là E-mail và FTP.
Internet đã là 1 phương tiện đại chúng.
Cuộc bùng nổ thứ hai với sự phát triển của www. Năm 1991, Tim
Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát minh ra
World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted
Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là 1 cuộc cách mạng trên Internet
vì người ta có thể truy cập, trao đổi thơng tin 1 cách dể dàng, nhanh chóng.
Trước sự phát triển “chóng mặt” của mạng Internet, ngôn ngữ đánh dấu
siêu văn bản HTML (HyperText Mark- up Language) cùng với giao thức
truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol), đã thay đổi những
khái niệm truyền thống của con người về thư tín, giải trí và thông tin.
Đến cuối thời kỳ này, Internet bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail bởi
công ty Hotmail vào tháng 7/1996. Sau đó nó được Microsoft mua lại với giá
400 triệu USD. Cũng trong năm đó triển lãm Internet 1996 World Exposition
là triển lãm thế giới đầu tiên trên mạng Internet.
Ngày nay Internet đã “thâm nhập” vào cuộc sống với nhiều tiện ích
thiết thực mà nổi bật ở 3 hoạt động như:
- Hoạt động thư điện tử (E-mail) là sự tiến bộ nhất trong lĩnh vực
truyền thông. Mạng Internet, dịch vụ E-mail đã đánh bại dịch vụ bưu điện
truyền thống.
- Internet trở thành một thư viện khổng lồ của thế giới, và trên những
giá sách của thư viện này mỗi người sử dụng Internet đều có thể đặt lên đấy
những tư liệu muốn giới thiệu cho mọi người biết hoặc để thương mại hóa,
cũng như tham khảo mọi cuốn sách đã được ghi nhớ vào bộ nhớ.
Ngày nay, Internet đang có cuộc cách mạng chủ yếu trong xã hội
truyền thông cả về mặt quảng cáo lẫn thông tin. Do đó, ngành báo chí cũng

khơng thể đứng ngồi cuộc

8


* Sự ra đời của báo mạng điện tử
Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra thứ mà họ
tự tin gọi là tờ báo Internet đầu tiên. Cũng có tài liệu cho rằng năm 1992, tờ
báo Chicago Online của Mỹ mới là tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới[30].
Một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới là CNN (Mỹ) đã
chạy thử phiên bản báo mạng từ năm 1993. Sau đó, BBC (Anh) online từ
13/9/1994. Đó là sự khởi nguồn của loại hình báo chí này.
Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internet của hãng dịch vụ thống kê
truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web
thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Có lẽ đó cũng chính là
một động lực khiến các tờ báo giấy - vừa là để cạnh tranh vừa là khơng thể
cưỡng lại xu thế điện tử hóa - cũng đã phải lập tức triển khai phiên bản điện
tử, trong đó phần lớn phát hành lại các bài báo từ bản giấy và có cập nhật
thêm thơng tin riêng.
Phần lớn website tin tức hồi đó đều là phiên bản điện tử của báo giấy
hoặc truyền hình. Cịn báo điện tử thuần túy (online-only newspaper) phải sau
này mới phát triển.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các cơng nghệ kết nối, giúp đẩy
nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế
giới, truyền tải thơng tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống
cung cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text),
báo nói (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật
tin tức dưới dạng chữ viết mà cịn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và
xem truyền hình ngay trên các website báo chí [31].
Số đầu báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập

internet cũng như số lượng độc giả. Theo một số liệu thống kê khơng chính
thức, độc giả báo điện tử ở các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nhật… hiện đã
chiếm tới 1/4 tổng dân số của những nước này [32].

9


Tóm lại báo mạng điện tử ra đời như một sản phẩm tất yếu trong kỷ
nguyên Internet cộng với sự phát triển “siêu tốc” của khoa học công nghệ.
* Khái niệm báo mạng điện tử
Thực tế hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ báo mạng điện tử
như: báo mạng, báo điện tử, báo chí Internet, báo trực tuyến,... Chúng ta cần
phải làm rõ từng thuật ngữ
“Báo mạng” là thuật ngữ gọi tắt của “báo chí mạng Internet”, dễ gây
cảm giác mơ hồ trong việc nắm bắt ý nghĩa của thuật ngữ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác vốn đã được sử
dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước ngồi, đó là “online”. Từ
điển tin học định nghĩa, “online” dùng theo nghĩa thơng dụng để chỉ trạng
thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng Internet và sẵn sàng hoạt động,
“online” dịch sang tiếng Việt là “trên mạng” và chuyên ngành là “trực tuyến”
“Báo trực tuyến” là thuật ngữ mới được sử dụng và chủ yếu phổ biến
những người làm trong lĩnh vực tin học, những người nghiên cứu, giảng dạy,
học tập về báo chí sử dụng. Hiểu một cách chung nhất, báo trực tuyến là loại
hình báo chí phát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ world wide
web, với ngôn ngữ HTML, dành cho công chúng sử dụng Internet.
Tuy nhiên, hiện nay đại đa số người đọc đã quen với thuật ngữ báo
mạng điện tử, nó ngắn gọn và cũng chỉ đích danh những ấn phẩm cần đề cập
đến như Nhân dân điện tử, Thanh niên điện tử, Tuổi trẻ điện tử, Lao động
điện tử, Hànội mới điện tử, CAND điện tử... Do vậy, luận văn này tôi xin sử
dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử” để chỉ loại hình báo chí này. Các loại hình

báo chí ra đời trước như báo in, phát thanh, truyền hình, luận văn tạm gọi là
báo chí truyền thống.
Theo cách hiểu thông dụng và đơn giản hiện nay, báo mạng điện tử là
hình thức phát hành trên mạng Internet, là những trang báo điện tử độc lập
hay là sự nối dài của báo in có sẵn phát hành trên mạng

10


Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tại địa chỉ
cũng có đề cập đến định nghĩa của báo điện tử như sau:
Báo mạng điện tử là loại báo mà người ta có thể đọc trên máy tính khi
kết nối với đường truyền internet qua modem (dial-up hoặc ADSL) có dây
hoặc khơng dây (Wi-Fi và WiMax). Cùng với máy tính, có thêm điện thoại di
động, máy tính bảng, thiết bị không dây di động khác.. [33].
Tiến sỹ Thang Đức Thắng, Phó Giám đốc FPT Internet, Tổng biên tập
Vnexpress, định nghĩa loại hình báo chí này là “Tờ báo thực hiện các chức
năng báo chí bằng phương tiện Internet”.
Cũng có khơng ít người quan niệm báo mạng điện tử là một loại hình
báo chí có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy
trên mơi trường điện tử (Ơng Mai Kinh - Trung tâm điều hành thông tin mạng
Internet Việt Nam).
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó trưởng Khoa Phát thanh
- Truyền hình Học viện Báo chí và Tun truyền thì: Báo mạng điện tử là
loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát
hành trên mạng Internet.
Tại Điều 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm
1999 cũng đề cập đến báo điện tử. “Báo điện tử là loại hình báo chí được
thực hiện trên mạng thơng tin máy tính”.
Như vậy, có thể dù được gọi theo tên gọi nào và được hiểu theo nghĩa

rộng, hẹp khác nhau thì Báo mạng điện tử có thể được hiểu là một phương
tiện truyền thơng đại chúng sử dụng công nghệ kỹ thuật mạng Internet để
chuyển tải thông tin.
Báo mạng điện tử là tờ báo của một tổ chức chính trị, chính trị - xã hội
nhất định, phải đăng ký và được chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước
trước khi hoạt động; là hoạt động chính trị, phục vụ cơng tác tư tưởng, lợi ích

11


của Tổ quốc, nhân dân; hoạt động theo Luật Báo chí. Báo điện tử cung cấp
nguồn thơng tin chính thống, mang tính định hướng, được kiểm duyệt, kiểm
tra chặt chẽ trước khi đăng, góp phần quản lý xã hội. Đội ngũ sản xuất thông
tin trên báo điện tử là các nhà báo chuyên nghiệp.
1.1.1.2. Phân biệt báo mạng điện tử với trang thông tin điện tử
Với sự phát triển của cơng nghệ và mạng máy tính, chỉ với một
chiếc máy tính cá nhân, chúng ta có thể tiếp nhận được vô số thông tin
khác nhau được cung cấp từ những chủ thể khác nhau như những trang
blog cá nhân, mạng xã hội (facebook, twitter...), báo mạng điện tử và
trang thông tin điện tử.
Đối với những trang blog cá nhân hay trang thơng tin mạng xã hội,
chúng ta hồn tồn có thể dễ dàng nhận biết. Nhưng đối với những trang
thông tin điện tử, độc giả hồn tồn có thể nhầm lẫn đó là những trang báo
mạng điện tử.
Vụ việc gần đây nhất là ngày 7/3/2013, báo Năng Lượng mới đã có
cơng văn u cầu baomoi.com chấm dứt vi phạm bản quyền, qua việc sử dụng
tin bài không xin phép.
Theo thông báo của báo Năng Lượng mới, hiện nay có một số website
công khai lấy tin bài của báo điện tử khác, trong đó có baomoi.com, và việc tự
động lấy lại tin bài và kinh doanh là "ăn cắp" chất xám của các cơ quan báo

chí, vi phạm nghiêm trọng về bản quyền. Baomoi.com là một website tổng
hợp thông tin tiếng Việt thuộc Công ty cổ phần công nghệ EPI, được cấp phép
hoạt động theo giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 13/1/2012. Mỗi ngày trang
này tổng hợp, phân loại khoảng 3.500 tin từ 60 nguồn chính thức của các báo
điện tử và trang tin điện tử VN. Theo quy định của Bộ Thông tin - truyền
thông, giấy phép này cho phép tổng hợp thông tin từ các báo nhưng với điều
kiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của các báo.

12


Tuy nhiên trên thực tế, VnExpress, Dân Trí, Năng Lượng Mới... chưa
có bất cứ một văn bản nào đồng ý cho phép trang này khai thác lại thông tin
[34]. Đến 10/2013, Báo Năng Lượng mới và trang tin baomoi.com có một ký
kết thỏa thuận thì baomoi.com mới được khai thác thông tin trên Báo điện tử
petrotimes.vn (Báo điện tử của Năng Lượng mới).
Và chỉ đến khi vụ việc được “đưa ra ánh sáng” thì độc giả mới có thể
hình dung ra được đâu là báo mạng điện tử và đâu là trang thơng tin điện tử
tổng hợp.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển báo mạng điện tử tại Việt Nam
Vào đầu năm 1993, mạng VARENET (Vietnam Academic Research
Education Network) được thành lập, tạo tiền đề cho sự hình thành mạng lưới
Internet ở Việt Nam. VARENET là mạng máy tính phục vụ nghiên cứu khoa
học và giáo dục ra đời từ chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, triển
khai cơng nghệ thông tin thuộc trung tâm khoa học tự nhiên về Công nghệ
Quốc gia Việt Nam với sự hợp tác khoa học của Đại học quốc gia Australia
(ANU). Máy chủ của mạng VARENET được đặt tại trường Đại học Quốc gia
Australia.
Đây là thời gian Internet còn quá mới mẻ ở Việt Nam, quá đắt nên
không mấy ai đủ điều kiện tài chính để truy cập Internet qua điện thoại viễn

thơng quốc tế. VARENET chỉ có một chức năng duy nhất là phục vụ thư điện
tử. Số khách hàng thường xuyên của mạng này khoảng 3.000, trong đó khách
hàng là người Việt chỉ chiếm 10%. Vào thời điểm 1993 đến 1997, VARENET
là mạng máy tính duy nhất ở Việt Nam kết nối Internet (kết nối ngoại tuyến).
Chính vì vậy, VARENET độc quyền phục vụ người có nhu cầu.
Sau VARENET, mạng máy tính diện rộng thứ hai hình thành ở Việt
Nam là mạng VINANET (Vietnam Network), mạng này tuy không kết nối
Internet nhưng lại là mạng duy nhất cung cấp thông tin thương mại vào thời

13


điểm này. Chính vì vậy, cũng có nhiều người sử dụng và VINANET đã lan
dần vào Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 600 khách hàng thường xuyên
thuê bao VINANET.
Đến 19/11/1997, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức kế nối
Internet thì tên miền.vn được phía Australia bàn giao cho tổng cục Bưu điện
Việt Nam. Từ đây, bắt đầu hình thành hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ
Internet - ISP. VARENET và VINANET bắt đầu thoái trào mở đầu cho cao
trào của Internet tại Việt Nam.
Ngay lập tức, tại thời điểm kết nối toàn cầu, tờ báo trực tuyến đầu tiên
tại Việt Nam là tờ Tạp chí Quê hương điện tử ra đời vào năm 1997. Đây là tờ
tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngồi trực thuộc Bộ Ngoại
giao, chính thức khai trương ngày 3/12/1997. Sự kiện có ý nghĩa mở đường
này được ghi nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta.
Từ đây các phương tiện truyền thơng đại chúng của nước ta có thêm một
thành viên mới, hiện đại và rất hữu ích trong khả năng truyền tải thông tin đến
công chúng và thông tin đối ngoại.
Hai năm 2003, 2004 là thời điểm “bùng nổ” các tờ báo, trang tin điện
tử ở Việt Nam. Những tờ báo in vốn đã rất có tiếng trong làng báo Việt Nam

như Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, CAND, Thanh niên, Tiền phong...
cũng cho ra đời trang tin điện tử trên mạng Internet.
Tiếp đó là Website Đảng Cộng sản Việt Nam, ở dạng web tĩnh, đã đưa
lên mạng một kho dữ liệu chính thống về Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ
thống chính trị ở Việt Nam. Đó là tồn bộ văn kiện của Trung ương Đảng
(nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo của BCT, BBT), văn bản của các ban
Đảng qua các thời kỳ. Cho đến nay, phần lớn các báo, tạp chí lớn của Trung
ương, các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều
có thêm trang tin điện tử hoặc báo, tạp chí điện tử. Đặc biệt, sự ra đời của

14


những tờ báo điện tử độc lập như vnexpress.net, dantri.com.vn hay
vietnamnet.vn đã tạo ra luồng gió mới thúc đẩy báo điện tử Việt Nam phát
triển. Từ đó đến nay, báo mạng điện tử đã khẳng định vị thế trên các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thơng, tính đến tháng
12/2014, cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in
(86 báo Trung ương, 113 báo địa phương), 646 tạp chí (513 tạp chí Trung
ương, 133 tạp chí địa phương), 1 hãng thơng tấn quốc gia. Số lượng báo điện
tử có 98 báo, tạp chí điện tử, 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ
quan báo chí…[29]
Như vậy với sự phát triển mạnh mẽ và lan toả mạnh, Báo mạng điện tử
đang có vị trí, vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của báo chí nói
chung và sự phát triển xã hội ngày nay.
Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí ngồi các ấn phẩm báo giấy, tạp
chí... đều có báo điện tử riêng biệt. Ngồi những tịa soạn chỉ có báo điện tử
như: Vnexpress.net, dantri.com.vn, vietnamnet.vn... thì giờ đây chúng ta cịn
có các tờ báo như cánh tay nối liền của báo giấy như: tuoitre.vn,

thanhnien.com.vn, cand.com.vn…
Từ khi báo điện tử xuất hiện đã phần nào phá vỡ tính định kỳ trong đặc
điểm truyền thống của báo chí. Thơng tin trên báo điện tử ngày nay không
phải là hàng ngày mà nó được cập nhật hàng giờ, thậm chí là từng phút.
1.2. Sự ra đời và phát triển của Báo CAND
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của Báo CAND
Nói đến Báo điện tử CAND, trước tiên chúng tơi xin đề cập đến hoàn
cảnh ra đời của tờ báo mẹ tức là tờ Báo CAND.
Cách đây gần 70 năm, trước yêu cầu của công tác tuyên truyền xây
dựng lực lượng Công an vừa mới thành lập Nha Công an Trung ương đã xuất

15


bản một tờ báo chuyên ngành mang tên là Công an mới, phát hành rộng rãi
trong ngành và ngoài xã hội. Công an mới ra đời với tôn chỉ mục đích phục
vụ nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa chưa đầy một tuổi, tăng cường mối liên hệ giữa Công an với
nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự.
Với tiêu chí, mục đích ấy, ngay từ số 1, phát hành ngày 1/11/1946
Công an mới đã thu hút sự chú ý của đơng đảo bạn đọc trong ngành và ngồi
xã hội. Cơng an mới ra đến số 3 thì bầu khơng khí chiến tranh đã bao trùm
trên khắp đất nước ta. Trong bối cảnh đó, Ban biên tập quyết định ra số 4, là
số đặc biệt về "Hải Phòng cảm tử" chống bọn thực dân Pháp xâm lược quay
trở lại Việt Nam.
Số báo vừa in xong, chưa kịp phát hành, thì cuộc kháng chiến tồn
quốc bùng nổ. Cơng an mới phải chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Sau Tết Mậu
Tý năm 1948, tại căn cứ địa Việt Bắc, với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn
thử thách ban đầu, Nha Công an Trung ương đã tiếp tục xuất bản tờ nội san
mang tên Rèn Luyện nhằm tiếp bước người mở đường Công an mới.

Cùng với việc củng cố tổ chức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, ít lâu
sau vào giữa năm 1948, bộ phận ấn phẩm của Nha Công an Trung ương cũng
đã được hình thành, bắt đầu in nội san Rèn Luyện bằng phương pháp in đá.
Số lượng phát hành tờ báo đã nâng lên được 500 bản mỗi kỳ.
Ngày 15/7/1957, nội san Rèn Luyện chuyển sang bước ngoặt mới, thay
đổi hình thức hoạt động và hình thức tờ báo, được đổi tên là Báo CAND,
nhưng vẫn là tờ báo lưu hành nội bộ.
Từ Báo CAND bán nguyệt san trong giai đoạn: 1957 - 1965 chuyển
thành tuần báo. Đó là cuộc hành trình gian khổ vượt qua bao khó khăn và thử
thách. Đặc biệt là trong những năm miền Bắc bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt,
việc đi lại gặp nhiều khó khăn, song các cán bộ phóng viên của Báo vẫn luôn

16


có mặt ở mọi miền Tổ quốc, đến với vùng sâu, vùng xa, các vùng có chiến sự
ác liệt để phản ánh cuộc sống chiến đấu của nhân dân ta cũng như các hoạt
động của LL CAND.
Trong đà phát triển về nhiều mặt của đội ngũ những người làm báo trong
LL CAND, giữa những năm 1990 của thế kỷ 20, được phép của các ban ngành
chức năng, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo cho ra mắt bạn đọc ấn phẩm báo
chí mới: Văn hóa - Văn nghệ Cơng an và sau đó là tờ An ninh thế giới.
Từ năm 2004, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư
Trung ương Đảng về cơng tác báo chí, Bộ Cơng an là một trong số ít địa chỉ
đã có quyết định hợp nhất đầu mối các cơ quan báo chí thuộc Bộ quản lý bằng
việc sáp nhập Báo CAND, An ninh thế giới và Văn nghệ Cơng an về một
ngơi nhà chung. Từ đó đến nay Báo CAND và các ấn phẩm chuyên đề như
An ninh thế giới Giữa tháng, Cuối tháng, Cảnh sát toàn cầu. Và CAO cũng
được ra đời vào thời điểm đó.
1.2.2. Những đặc thù thông tin trên Báo CAND

Cách đây 10 năm, ngày 23/11/2004, CAO ra đời. Qua những chặng
đường phấn đấu và trưởng thành, CAO đã dần khẳng định mình trong lịng
độc giả trong và ngồi nước. Là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy CATW và
Bộ Công an, CAO không chỉ nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo Bộ Công an, của lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND (nay là Tổng cục
Chính trị CAND) mà cịn dành được tình cảm u mến, tin tưởng của đơng
đảo bạn đọc, cũng như đã tìm được chỗ đứng riêng, phù hợp với xu thế của
báo chí thời đại mới…
Trong những năm qua, Báo CAND và CAND điện tử đã phản ánh
nhanh nhạy, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các hoạt động của lãnh đạo các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Cơng
an và tồn LLCAND.

17


Không đi theo xu hướng giật gân câu khách, “ăn xổi” câu “view” của
một số báo mạng “lá cải”, Báo cập nhật, phản ánh thơng tin một cách chính
xác, khách quan, bám sát tơn chỉ mục đích của báo, đồng thời tạo cho mình
một hướng đi riêng, dành một vị trí xứng đáng trong làng báo điện tử nói
riêng và báo giới Việt Nam nói chung.
CAO đã góp phần to lớn, tích cực trong cơng tác đấu tranh phịng,
chống các loại tội phạm. Nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong
công tác đảm bảo an ninh, trật tự; cũng như tham gia tích cực các hoạt động
xã hội, từ thiện trên CAO đã góp phần xây dựng và làm nổi bật hình ảnh đẹp
của người chiến sỹ Cơng an trong lòng nhân dân.
CAO còn là cầu nối thân thiện, uy tín, tin cậy giữa độc giả với những
người nổi tiếng, lãnh đạo các bộ, ngành; giữa người dân với LLCAND.
Vào thời điểm ra đời CAO với tiêu chí "Nhân văn - Tin cậy - Kịp thời"
thực sự là cánh tay nối dài của các ấn phẩm báo giấy trong lực lượng Công an.

Thời gian đầu, các ấn phẩm báo in với phần thông tin được “bê nguyên
bản” và đặt vào các chuyên mục được chia theo chuyên mục đặc trưng của
như: Thời sự, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Thể thao…
Bên cạnh đó, với một giao diện được thiết kế khá hiện đại, bắt mắt,
CAO đã có thêm các chuyên mục được nhiều độc giả quan tâm như phóng sự
ảnh, video clip… và đặc biệt là mục giao lưu trực tuyến được tổ chức 3
tháng/lần.
Dựa vào thương hiệu Báo CAND - An ninh thế giới, với tiêu chí:
“Nhân văn - Tin cậy - Kịp thời”, CAO đã thu hút một lượng lớn độc giả đọc
báo mạng thời điểm đó. Có những ngày truy cập lên tới 1 triệu lượt, đây là
con số mà rất nhiều tờ báo mạng điện tử mong muốn.
Nhưng sau 10 năm hoạt động, với một định hướng không thật sự rõ
ràng, Báo CAND điện tử đang bộc lộ những hạn chế và có thể nói là “tụt hậu”

18


so với các tờ báo mạng điện tử khác tại Việt Nam. Rất nhiều độc giả trung
thành đã tìm đến những tờ báo mạng điện tử chất lượng hơn thông tin nhanh,
nhạy hơn do vậy, lượng truy cập hiện tại của CAO chỉ khoảng 100.000
lượt/ngày.
Nhận thấy sự hạn chế và cần phải có sự tăng tốc trở lại, trong hơn 1 năm
trở lại đây, CAO đã và đang tìm cách thay đổi sao cho bắt kịp được với mặt bằng
chung của “làng báo”. Nhưng với đặc thù là một tờ báo mạng điện tử nằm trong
tòa soạn báo in, CAO đang gặp rất nhiều vấn đề không phát huy được sức mạnh
vốn có, tạo nên bản sắc riêng biệt của tờ báo mạng điện tử độc lập.
Độc giả truy cập địa chỉ cand.com.vn đều có cảm nhận chung là khơng
khác gì mấy so với ấn phẩm báo giấy mặc dù các thông tin trên CAO là khá
phong phú và đa dạng.
1.3. Tổ chức thông tin trên báo mạng điện tử tại Việt Nam hiện nay

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thơng tin báo chí
1.3.1.1. Khái niệm thơng tin báo chí
Thơng tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái
niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt
động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thơng tin nào đó.
Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn
ra, về những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm. Và điều đó ln xác định
bản chất và chất luợng của những mối quan hệ của con người.
Sự quan tâm đến hiện tượng thông tin gia tăng đột biến vào thế kỷ XX
và ngày nay chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành chun
mơn, trong đó có ngơn ngữ học, thơng tin học và báo chí truyền thơng cùng
nhiều ngành khoa học xã hội.
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin.
Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình

19


thành trong q trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ
người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng
dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung
quanh[12].
Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v... hay nói rộng hơn
bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.
Thậm chí ngay các từ điển cũng khơng thể có một định nghĩa thống nhất.
Ví dụ: Từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là "điều mà
người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức"; Từ điển khác thì đơn giản
đồng nhất thơng tin với kiến thức: "Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc

"thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người"...
Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính
là do thơng tin khơng thể sờ mó được. Người ta bắt gặp thơng tin chỉ trong
q trình hoạt động, thơng qua tác động trừu tượng của nó.
Từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại “information” (thơng tin) có
hai nghĩa. Thứ nhất, chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng
(forme). Thứ hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý
tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển
của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo.
Theo Từ điển tiếng Việt thì thơng tin với nghĩa là động từ là truyền tin
cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin
truyền đi[12].
Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản.
Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong
xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó
lại được truyền cho người khác trong q trình thảo luận, truyền đạt mệnh

20


lệnh, trong thư từ và tài liệu, hoặc qua các phương tiện truyền thông khác.
Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành
một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách
hệ thống.
Trong hoạt động của con người thơng tin được thể hiện qua nhiều hình
thức đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh v.v...
Thuật ngữ thơng tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng
ngôn ngữ tự nhiên. Thơng tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ
thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ. Hơn nữa con người còn được cung
cấp thông tin dưới dạng mã di truyền. Những hiện tượng này của thông tin

thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, cùng với sự đa dạng
phong phú của nó đã khiến khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về
thơng tin. Thơng tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Các số liệu, dữ
kiện ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thơng tin ngun liệu,
cịn gọi là dữ liệu (data). Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ
thu được những thơng tin có giá trị cao hơn, gọi là thơng tin có giá trị gia tăng
(value added information).
Như vậy, thơng tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ
hiện thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá
của con người. [6]
Hiểu theo nghĩa này, thông tin “thông tin” và “tin tức” mang ý nghĩa
tương đương. Tuy nhiên, nếu xét về mặt chức năng, “thông tin” thường được
sử dụng như một khái niệm rộng lớn, chỉ một lĩnh vực, một ngành bao gồm
trong nó nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Cịn “tin tức” có phạm vi sử
dụng hẹp hơn, nó gắn bó mật thiết với hoạt động báo chí, là đối tượng phản

21


×