Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CÔNG tác CHUẨN hóa TRÌNH độ đội NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG đại học hà TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.16 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

CƠNG TÁC CHUẨN HĨA TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết; ThS. Nguyễn Thị Cẩm
Trường Đại học Hà Tĩnh
Tóm tắt: Giảng viên là một trong những lực lượng quan trọng của trường.
Trong đó chuẩn hóa trình độ giảng viên là một khâu trọng tâm có tính đột phá và chiến
lược góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của trường trong xu thế hội nhập và phát
triển hiện nay.
Từ khóa: Chuẩn hóa, giảng viên
Abstract: Faculty is one of the important forces. In which standardization is a
qualified lecturer stitching breakthrough focus and strategies contribute to improving
the quality and status of the school in the integration and development today
Key words: Faculty, qualified
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ
và xu hướng tồn cầu hoá, để phát triển, các quốc gia cần phải khai thác, sử dụng tốt
nguồn lực con người. Chất lượng nguồn lực con người phụ thuộc vào chất lượng giáo
dục - đào tạo, chất lượng của giáo dục - đào tạo lại phụ thuộc trước hết vào đội ngũ
nhà giáo. "Muốn có một nền giáo dục tốt cần phải có những người giáo viên tốt". Vì
vậy, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ trọng tâm của
ngành Giáo dục - đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục- đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai, để đào tạo nên những
con người có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra địi hỏi
những người làm cơng tác quản lý phải tìm ra được biện pháp nâng cao chất lượng của
đội ngũ giảng viên đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, cụ thể đội ngũ
giảng viên phải được chuẩn hóa về trình độ chun mơn đào tạo, lương tâm nghề


nghiệp.
Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ giảng viên là vấn đề sống còn của bất kỳ trường
Đại học, Cao đẳng nào nếu như muốn tồn tại và phát triển. Nghị quyết Ban chấp hành
trung ương 2 khóa VIII đã xác định “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo
dục”, chỉ thị 40 –CT/TV của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất

626


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD cũng chỉ rõ “ Nhà giáo và cán bộ QLGD là
lực lượng nịng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển Giáo dục –Đào tạo
trước tiên phải chăm lo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Trong thời kỳ đổi mới giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng như sự
phát triển về quy mơ, các loại hình đào tạo. Tuy nhiên GD-ĐT vẫn còn bộc lộ những
yếu kém như sự bất cập giữa số lượng và chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục
chưa tương xứng với quy mô phát triển… Do đó để phát triển GD-ĐT trong thời kỳ
CNH-HĐH cần quan tâm trước tiên đến vấn đề xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ giáo
viên.
Xác định điều đó nên trong nhiều năm qua trường Đại học Hà Tĩnh đã không
ngừng chăm lo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đặc biệt là trong vấn đề chuẩn
hóa đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao vị thế của trường trong thời kỳ hội nhập và phát
triển.
2.Thực trạng công tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên của Trường Đại học
Hà Tĩnh
2.1. Vài nét khái quát về Trường Đại học Hà Tĩnh Trường Đại học Hà Tĩnh
được thành lập ngày 19 tháng 3 năm 2007 theo quyết định số 318/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp 3 đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm
Hà Tĩnh, Trường Trung học Kinh tế Hà Tĩnh và Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh.

Nhà trường đang đào tạo hơn 9000 sinh viên với 54 mã ngành khác nhau.
Chương trình đào tạo được dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT và thực hiện
chương trình đào tạo từ bậc trung học, cao đẳng và đại học. Nhà trường liên tục mở
rộng quy mô đào tạo, liên kết và đa dạng hóa chương trình đào tạo với các trường đại
học trong nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà
Nẵng... mở chương trình đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ của tỉnh nhà.
Cở sở vật chất của nhà trường không ngừng được đầu tư, xây dựng đáp ứng cho
nhu cầu dạy và học. Hệ thống các phòng thực hành được trang bị đầy đủ với thiết bị
hiện đại đạt tiêu chuẩn. Hệ thống thư viện điện tử cùng với hơn 8.000 đầu sách và tài
liệu tạp chí chuyên ngành, hệ thống máy tính được nối mạng trong tồn trường đã tạo
thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập.
Ngồi việc hợp tác có hiệu quả với các trường đại học trong nước, hợp tác quốc
tế là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu để trao đổi chương trình đào tạo. Nhà trường
chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học ở nước ngoài như: Đại học

627


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Quốc gia Lào, Đại học KhonKean (Thái Lan), Học viên Anh Hoa Quảng Tây .... và
các trường đại học ở một số nước như Ấn Độ, Australia.... Ngoài ra các tổ chức quốc
tế đã gửi tình nguyện viên nước ngồi đến giảng dạy tại trường. Nhà trường cịn là nơi
đào tạo chuyên ngành tiếng Việt cho học sinh các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
Trường Đại học Hà Tĩnh đã được nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý như:
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công An; UBND
tỉnh Hà Tĩnh. Trường Đại học Hà Tĩnh vinh dự là một trong 10 trường đại học của cả
nước được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạt thành tích xuất sắc toàn

diện, năm 2013 nhà trường vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
nhất.
2.2. Thực trạng công tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên trường Đại học Hà
Tĩnh
Trường Đại học Hà Tĩnh là một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo
nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên
Nhà trường có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức ln là nhiệm vụ
thường xun và lâu dài của Nhà trường.
Kể từ khi thành lập trường Đại học Hà Tĩnh(2007 ) đến nay, đội ngũ cán bộ,
giảng viên Nhà trường đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ được Tỉnh ủy và UBND tỉnh giao cho.
Năm 2007, đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường có 157 người, trong đó có 1
GS, 2TS và trên 70% có trình độ trên đại học. Hiện nay ( 2016 )đội ngũ giảng viên
nhà trường có 264 người, trong đó gồm có: 1 GS; 1PGS, 16TS,136 thạc sỹ.
Đội ngũ giảng viên nhà trường luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế
hệ giảng viên đi trước, trong giảng dạy và cơng tác ln thể hiện lập trường chính trị
vững vàng, tin tưởng vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt; lối sống trong sạch, lành mạnh. Đặc biệt, trong
cơ chế thị trường hiện nay, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn với đồng lương
khiêm tốn, vẫn ln gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nhà trường đang đứng trước những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển sang một
giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ. Với sự đoàn kết, tinh thần quyết tâm phấn đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức nhà trường; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và

628


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


UBND tỉnh; cùng với cơ sở vật chất của trường mới đầy đủ trang thiết bị khá hiện đại,
đồng bộ phục vụ cho dạy và học, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất
lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức.
Tuy nhiên, Nhà trường vẫn cịn rất nhiều những khó khăn, thử thách phải vượt
qua. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và của Tỉnh đang đặt ra
những đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng, đa dạng về nội dung, hình
thức đào tạo. Nhà trường phải không ngừng đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy
để sát với yêu cầu thực tiễn của người học. Để giải quyết những vấn đề đó, trước hết
phải có đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn, phương pháp sư
phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2009 - 2010 trường có 24 đơn vị trực thuộc gồm: 7 khoa, 2 bộ mơn, 9
phịng ban, 6 trung tâm. Tổng số CBCNV: 245 (158 giảng viên); trên 70% giảng viên
có trình độ trên đại học. Trường Đại học Hà Tĩnh đang đào tạo 47 mã ngành ( trong đó
có 15 mã ngành ĐH thuộc các nhóm ngành cơ bản: ngành sư phạm, ngành kỹ thuật công nghệ , ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, ngành kế tốn - tài chính, ngành du
lịch khách sạn, ngoại ngữ., 25 mã ngành CĐ, 7 mã ngành TCCN, CĐ, ĐH, liên kết đào
tạo sau đại học, dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục từ MN đến THCS. Số
lượng HSSV đang theo học tại trường gần 8000 người trong đó có 4.527 HSSV hệ
chính quy, 124 học viên cao học, 167 HSSV Lào và Trung Quốc).
Với những nổ lực phấn đấu kiên trì, bền bỉ cho cơng tác chuẩn hóa trình độ đội
ngũ giảng viên, công tác thu hút các giảng viên có trình cao về trường. Tính từ năm
2007 – 2010, nhà trường đã có thêm 5 tiến sĩ, 30 thạc sĩ đào tạo trong và ngồi nước
về trường làm cơng tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nâng tổng số giảng viên của
trường lên 218 người (chiếm 28,66 %, trong đó có 1 giáo sư, 5tiến sỹ)
Năm học 2010-2011 Trường Đại học Hà Tĩnh đang đào tạo 47 mã ngành (
trong đó có 15 mã ngành ĐH, 25 mã ngành CĐ, 7 mã ngành TCCN, với 5.483 HSSV
hệ chính quy, 141 học viên cao học, 219 HSSV Lào và Trung Quốc); Đã tổ chức 06
lượt giảng viên đi tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm về việc thi chứng chỉ Tiếng
Anh trên mạng tại trường Đại học Ngoại Thương. Một số giảng viên và Sinh viên khoa
Ngoại ngữ đã được cử đi tập huấn và phục vụ tốt cho Hội nghị tư vấn đầu tư CG do

Ngân hàng thế giới WB tài trợ và được tổ chức tại Hà Tĩnh;
Cử giảng viên đi học tiến sỹ, thạc sỹ trong và ngoài nước 16 CBGV; Bồi
dưỡng nghiệp vụ Sư phạm cho 30 CBGV; Phối hợp với Học viện CBQLGD mở lớp
BDCBQL cho gần 58 CBQL đương nhiệm và diện quy hoạch; Cử CBGV tham gia các

629


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

lớp BD ngắn hạn do Tỉnh và Bộ tổ chức, khuyến khích, tạo điều kiện cho CBGV tự
học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; nhiều giáo viên được cử đi bồi dưỡng
ngắn hạn ở Ấn Độ và một số nước khác;
Đội ngũ cán bộ, giảng viên đang được bổ sung về số lượng và chất lượng, bảo
đảm thực hiện tốt “đổi mới quản lý và nâng cao chât lượng đào tạo”.
Nhằm phát triển lực lượng giảng viên có trình độ chun mơn cao, đồng thời
tạo động lực cho cán bộ trẻ được nhận về trường tiếp tục nâng cao trình độ, năm học
2011-2012 là năm thứ 5 thực hiện cuộc vận động “Nói khơng với đào tạo không đạt
chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội” và thực hiện chủ đề năm học “Năm đổi mới
quản lý và nâng câo chất lượng đào tạo”. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012,
Trường Đại học Hà Tĩnh đã chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học một cách nghiêm túc,
đúng tiến độ. Xác định đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, nhà
trường quan tâm thường xuyên đối với công tác tổ chức cán bộ, có kế hoạch bồi dưỡng
cán bộ, tuyển dụng giảng viên; tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh các chính
sách hỗ trợ, ưu đãi theo cơ chế đặc thù, trong đó xây dựng nhiều chính sách tạo nguồn lực
cho sự phát triển toàn diện của Trường, đặc biệt là các chính sách phát triển đội ngũ giảng
viên, cán bộ quản lý.
Năm học 2011- 2012 trường tuyển dụng 33 giảng viên; hợp đồng 03 nhân viên; cử

09 CBGV đi học tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước; Cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp
bồi dưỡng ngắn hạn do Tỉnh và Bộ tổ chức; Phối hợp với trường Đại học Vinh mở lớp
Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho 52 giảng viên; khuyến khích, tạo điều kiện cho
CBGV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ; nhiều giáo viên được cử đi bồi dưỡng ngắn
hạn ở Ấn Độ và một số nước khác;
Năm học 2012-2013: Trường đã tiến hành sắp xếp, thành lập mới một số
khoa, phòng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đơn vị và định hướng phát triên của
Trường; xem xét chuẩn bị bổ nhiệm một số cán bộ thay thế những người nghỉ hưu
trong năm 2012 và năm 2013;Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm;Triển khai thực hiện việc
tuyển dụng viên chức đảm bảo chất lượng, đúng quy chế;Xây dựng kế hoạch đi học,
có chế tài xử phạt đối với cán bộ, giảng viên trẻ trong diện phải đi học nhưng không
thực hiện theo kế hoạch;Xây dựng kế hoạch học tiếng Anh cho giảng viên đặc biệt là
giảng viên trẻ đồng thời phải xem đây như là một tiêu chuẩn trong xếp loại và đánh giá
năng lực của cán bộ, giảng viên; xếp loại chất lượng giảng viên theo bộ môn.Tạo điều
kiện để cán bộ giảng viên đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ GDĐT tổ chức.
Tiếp tục cử cán bộ đi học sau đại học, chú trọng đào tạo tiến sĩ;Tham mưu với lãnh

630


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

đạo Trường để thực hiện tốt chế độ chính sách đối với lao động nữ; Tuyển dụng
CBGV mới có chất lượng theo chỉ tiêu của tỉnh, cử đi đào tạo nâng cao trình độ từ 1015 CBGV (trong đó đào tạo tiến sĩ từ 5-7 người);
Năm học 2013-2014, Trường có 337 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó biên
chế: 275; cịn lại là hợp đồng có thời hạn. Giảng viên và kiêm giảng: 205. Trình độ
chun mơn và chức danh khoa học: 01 GS.TS, 01 PGS.TS, tiến sỹ: 14, thạc sỹ: 119;
đang tham gia học tập, NCS: 21, thạc sỹ: 31. Điều chuyển 03 cán bộ, viên chức theo
yêu cầu công tác; bổ nhiệm lại Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh; bổ nhiệm
trưởng, phó các đơn vị: Trưởng khoa Ngoại ngữ, Phó Trưởng khoa SP Xã hội - Nhân

văn, Trưởng phịng và Phó Trưởng phịng QLKH&HTQT, Giám đốc Trung tâm Giáo
dục thường xun, Giám đốc TT Cơng nghệ thơng tin, Phó Trưởng phịng Quản trị, PTP
Thanh tra; Trưởng, Phó các Bộ môn trực thuộc khoa: Trưởng các Bộ môn Luật, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và Đường lối Cách mạng của Đảng CS Việt Nam; Trưởng, Phó các Bộ mơn
Kinh tế, Quản trị kinh doanh; Trưởng, Phó các Bộ mơn thuộc Khoa Ngoại ngữ;
- Bố trí, sắp xếp cơng việc cho 26 cán bộ, viên chức nhập từ Trường TC Nông
nghiệp; thành lập khoa Nơng nghiệp, bổ nhiệm Trưởng, phó khoa và trưởng 02 bộ môn
thuộc khoa;
- Tuyển dụng mới: 03 giảng viên, hợp đồng 01 giảng viên, 06 nhân viên; xét
công nhận hết tập sự, thử việc cho cho 18 viên chức, nhân viên. Quản lý tốt hồ sơ cán
bộ; thực hiện chế độ nghỉ hưu cho 04 người. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ
chính sách đối với cán bộ viên chức, như: nâng lương thường xuyên cho 65 người;
nâng lương trước thời hạn cho 19 người; tăng thâm niên giáo dục cho 119 người; thực
hiện chế độ thai sản cho 32 người; dưỡng sức cho 25 người. Cử đi học 22 thạc sĩ, 10
NCS;
Hiện tại Trường có 340 cán bộ viên chức, trong đó có 15 tiến sỹ (01 GS, 01
PGS) , 123 thạc sỹ, 24 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, 41 CBGV đang học thạc
sĩ ở trong và ngồi nước
- Về cơng tác tổ chức: Trường ln quan tâm rà sốt, sắp xếp ổn định tổ chức
bộ máy. Trong năm học 2014 - 2015, Trường đã tách Trung tâm Giới thiệu việc làm ra
khỏi phịng Cơng tác học sinh sinh viên và thành lập mới Trung tâm Giới thiệu việc
làm và Dịch vụ hỗ trợ sinh viên; Kết quả của công tác tổ chức đã giúp Nhà trường có
được cơ cấu tổ chức hợp lý hơn, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của từng bộ
phận, từ đó đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Trường

631


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Về công tác cán bộ: Điều chuyển 02 cán bộ quản lý của 2 đơn vị phòng Tổ
chức - Hành chính và khoa Lý luận chính trị theo u cầu cơng tác; bổ nhiệm trưởng,
phó các đơn vị: Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dịch vụ tư
vấn hỗ trợ sinh viên; Phó trưởng khoa Kỹ thuật - Công nghệ. Tuyển dụng mới 06 nhân
viên hợp đồng, làm thủ tục tiếp nhận 01 viên chức là giảng viên ở đơn vị khác chuyển
đến; làm hồ sơ cử đi học cho 12 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 tiến sĩ, 11Thạc sỹ;
theo dõi sát sao tình hình học tập nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên; thực hiện
chế độ nghỉ hưu cho 04 người; Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối
với cán bộ viên chức, như: nâng lương thường xuyên cho 81 người; nâng lương trước
thời hạn cho 9 người; tăng thâm niên giáo dục cho 134 người;
Như vậy, trong gần10 năm qua số lượng thạc sỹ của trường tăng lên nhanh
chóng nhưng bên cạnh đó số lượng tiến sỹ thì chưa cao chưa tương xứng với số lượng
tăng lên nhanh chóng của thạc sỹ. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có cả
nguyên nhân khách quan ( chủ yếu là kinh phí học tập quá lớn so với thu nhập còn hết
sức hạn chế của giảng viên) và nguyên nhân chủ quan chủ yếu là nguyên nhân chủ
quan( Phần lớn đội ngũ giảng viên có độ tuổi trẻ, cuộc sống cịn nhiều khó khăn, vốn
ngoại ngữ hạn chế) nên việc học tập nâng cao trình độ đáp ứng u cầu của trường
cịn chưa được kịp thời. Tuy nhiên để giải quyết triệt để nguyên nhân đó cần có thời
gian và đặc biệt là vấn đề chế độ, chính sách, những ưu đãi đối với người đi học để
giảng viên có động lực phấn đấu học lên tiến sỹ đáp ứng yêu cầu của nhà trường trong
giai đoạn hiện nay.
2.3. Một số biện pháp chuẩn hóa đội ngũ giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh
2.3.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng:
Quy hoạch đội ngũ giáo viên theo quy mô đào tạo của trường và xây dựng đội
ngũ giảng viên phù hợp theo quy định của Bộ GD-ĐT và UBND Tỉnh, muốn thực hiện
được điều đó hiệu trưởng cần:
+ Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, quy mơ đào tạo phát

triển của trường, có kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung giảng viên kịp thời.
+ Quan tâm, động viên tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để giảng viên có
điều kiện học tập nâng cao trình độ chun mơn, n tâm cơng tác.
+ Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia bồi dưỡng theo hướng chun mơn
hóa

632


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

2.3.2. Phổ biến và áp dụng chuẩn hóa trong cơng tác phát triển đội ngũ GV
Xây dựng một kế hoạch khoa học, hợp lý để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng
viên sẵn có của trường
Mở rộng các nguồn dự tuyển, chuẩn hóa các khâu của q trình tuyển dụng
giảng viên
2.3.3.Tăng cường cơng tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Xem xét lựa chọn đối tượng giảng viên phù hợp tham gia các lớp đào tạo bồi
dưỡng theo đúng mục tiêu đã xác định
Xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát triển theo hướng
chuẩn hóa
2.3.4.Tổ chức, xây dựng và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giảng
viên
Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giảng viên, đặc biệt là chính sách đầu
tư và chính sách tiền lương
Hiệu trưởng luôn quan tâm và làm cho mọi người quan tâm đến vấn đề chất
lượng giảng dạy coi chất lượng đào tạo là yếu tố đảm bảo sự phát triển.
3. Kết luận
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển nhà trường. Điều đó khơng chỉ quyết định bằng các chủ trương

chính sách mà cần có sự tích cực hưởng ứng và tự giác thực hiện của tồn thể CBVC.
Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần quan trọng khẳng định uy tín và vị thế của
nhà trường trong xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết năm học, Phịng Tổ chức- Hành chính (cung cấp)
[2]. Chỉ thị 40 –CT/TV của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD
[3]. Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 2 khóa VIII
[4]. Trần Hồng Hảo(2015),Cơng cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng chuẩn mực đội
ngũ giảng viên của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Nguyễn Hồng Lương (2015),Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

633


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIỆP
VỤ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY.
TS. Trần Đình Thám
Trường ĐH Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi
Tóm tắt: Từ thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên các
trường đại học địa phương, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ
sư phạm của giảng viên các trường đại học địa phương dưới góc nhìn của Bộ Giáo dục

và Đào tạo và các trường đào tạo sư phạm ở các địa phương.
Từ khóa: giảng viên đại học, năng lực nghiệp vụ sư phạm, giải pháp
Abstract: From the status of pedagogical abilities of lecturers from local
universities, the authors proposed solutions to enhance the pedagogical abilities base
on view of Ministry of Education and Training and universities training teacher
training in the locality
Key words: lecturers, pedagogical ability, solution
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho các trường đại học địa
phương nhiều cơ hội và thách thức lớn. Đào tạo giáo viên phải bám sát những thay đối
trong thực tế giáo dục vì thành cơng của đổi mới căn bản giáo dục phổ thông phụ
thuộc rất nhiều đội ngũ giáo viên do các trường này đào tạo ra.
Với yêu cầu đo, các trường đại học địa phương phải quyết tâm thực hiện đổi
mới, mà trước hết là nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên.
1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giảng viên các trường
đại học địa phương
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm cho tri thức lồi người thay đổi
nhanh chóng. Người giảng viên khơng chỉ có chức năng truyền đạt kiến thức mà phải
dạy cho người học cách học, năng lực gia công, xử lý các thông tin khoa học thành
vốn riêng của bản thân mình. Phải đào tạo người ta tư duy, dạy năng lực xử lý thơng
tin. Muốn làm được điều đó người giảng viên phải là nhà giáo dục, nhà tổ chức, nhà

634


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

khoa học và là nhà văn hóa vừa có kiến thức chun mơn sâu rộng, có kỹ năng phong

phú và phải có nghệ thuật sư phạm.
Ngày nay, giảng viên phải đảm nhận nhiều chức năng hơn, các chức năng đó
khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Chính vì vậy, việc nâng cao năng
lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên là một việc làm cấp thiết đối với các
trường đại học địa phương hiện nay. Vì giảng viên là yếu tố hàng đầu quyết định đến
chất lượng giáo dục. Một giảng viên giỏi, ngồi kiến thức chun mơn tốt cịn phải có
năng lực nghiệp vụ sư phạm.
2. Thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên các
trường đại học địa phương
Qua qua tìm hiểu năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên các
trường đại học địa phương cho thấy một số vấn đề sau đây:
2.1. Về phương pháp dạy học
Cùng với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đa dạng hố các
loại hình đào tạo, phát triển quy mô đào tạo, các trường đại học địa phương đã coi đổi
mới phương pháp dạy học là khâu đột phá, quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà
trường. Giảng viên cũng nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học thực chất là
một cuộc cách mạng trong giáo dục nói chung và trong trường nói riêng.
Các trường đại học địa phương cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, triển
khai các đề tài khoa học các cấp về đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức thí điểm
các hình thức dạy học theo hướng đổi mới có ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra,
cịn tổ chức bồi dưỡng và cử giảng viên đi bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ, xây
dựng chương trình đào tạo.
2.2. Về các kỹ năng
Giảng viên rất chú ý đến phát triển kỹ năng tư vấn học tập, nghiên cứu khoa
học cho sinh viên. Do đào tạo theo học chế tín chỉ nên thay đổi mơ hình quản lý sinh
viên từ giáo viên chủ nhiệm lớp sang quản lý lớp, việc quản lý, hướng dẫn sinh viên
học tập được giao cho cố vấn học tập. Công tác tư vấn học tập, nghiên cứu khoa học
cho sinh viên trở thành một khâu, một mắt xích của q trình đào tạo. Cố vấn học tập
là những giảng viên có kinh nghiệm để giúp cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu
khoa học.

Có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục sinh
viên.

635


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

* Ưu điểm
Đa số giảng viên của các trường đại học địa phương đã chịu khó đổi mới
phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện
phương pháp tự học của sinh viên. Các phương pháp dạy học truyền thống được cải
tiến, các phương pháp dạy học mới được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi. Công
nghệ thông tin được khai thác, phục vụ đắc lực cho đối mới phương pháp dạy học.
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên thực sự trở thành
động lực cho đổi mới phương pháp dạy học.
* Hạn chế
Vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa ý thức đúng đắn, đầy đủ tầm
quan trọng của việc nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm nên họ chưa tích cực, chưa
tiên phong, đơi lúc cịn thụ động trong tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao
năng lực nghiệp vụ sư phạm của mình.
Năng lực sư phạm của các giảng viên không đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu
của đào tạo tín chỉ, vẫn cịn một bộ phận giảng viên chưa thực sự đổi mới.
Nhiều giảng viên sư phạm cịn thiếu kinh nghiệm thực tế, gặp khó khăn trong tổ
chức các hoạt động giáo dục hình thành các kỹ năng mềm cũng như giáo dục các phẩm
chất và đạo đức nghề nghiệp cho sinh.
Có nhiều giảng viên có trình độ chun mơn tốt nhưng khơng chú trọng về
nghiệp vụ sư phạm nên đã gặp nhiều khó khăn trong cơng tác giảng dạy của mình.

Việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên vẫn chưa có sự theo dõi, quản lý chặt
chẽ của bộ mơn, của khoa; chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích, động viên
giảng viên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Công tác kiểm tra, đánh giá sau khi đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm
đúng mức của các cấp trong trường.
3. Các giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên các
trường đại học địa phương
Để khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ sư
phạm, các trường đại học địa phương chú trọng đến các giải pháp sau đây:
Một là, hàng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc cử đi học, bồi
dưỡng trình độ, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ sư phạm cho từng giảng viên.
Hai là, đề nghị nhà trường tổ chức các hội thảo, tọa đàm chia sẽ kinh nghiệm về
nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên.

636


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Ba là, tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm, bắt buộc các giảng viên
phải đi dự giờ đồng nghiệp, đặc biệt dự giờ các giảng viên giảng dạy lâu năm, các
giảng viên có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm giảng dạy, từ đó rút ra kinh
nghiệm cho bản thân mình.
Bốn là, tăng cường công tác trợ giảng đối với giảng viên trẻ mới về trường.
Năm là, nhà trường phối hợp với Sở GD&ĐT địa phương tổ chức cho giảng
viên đi dự giờ một số tiết ở các trường phổ thông để nắm được thực tế giảng dạy, từ đó
điều chỉnh kịp thời việc giảng dạy của mình trong quá trình đào tạo sinh viên sư phạm.
Sáu là, thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên.
Bảy là, khuyến khích các giảng viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

về nghiệp vụ sư phạm.
Tám là, xây dựng cơ chế pháp lý sao cho việc phát triển nghề nghiệp của giảng
viên không phải là chuyện của mỗi cá nhân mà là nhiệm vụ chung của toàn trường,
đồng thời tăng trách nhiệm vụ cá nhân trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó,
cử giảng viên lâu năm, có kinh nghiệm trực tiếp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các
giảng viên trẻ.
4. Đề xuất, kiến nghị
4.1. Về phía các trường
Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Chương trình phát triền ngành sư phạm và các
trường sư phạm giai đoạn từ 2011-2020, trong đó tập trung vào chương trình phát triển
đội ngũ giảng viên.
Xây dựng chuẩn và tiêu chí đánh giả chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
của giảng viên.
Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, trên cơ
sở đó tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
4.2. Về phía Bộ GD&ĐT
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên các trường đại học địa phương thông qua các chuyên đề gắn liền với công tác
giảng dạy.
Xây dựng chương trình và viết tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học địa phương. Chương trình
và tài liệu hướng dẫn phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và khả thi. Việc bồi

637


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học địa phương cần phải
được xây dựng theo một lộ trình cụ thể.
Tổ chức các hội thảo khoa học về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
các trường đại học địa phương để các trường có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
"Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp
hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế".
[2]. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
''Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020".
[3]. Thông tư liên lịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 về Quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục đại học công lập.
[4]. Kỷ yếu hội thảo nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên
các cơ sở đào tạo giáo viên (Bộ GD&ĐT tổ chức tại Đồng Tháp vào tháng
12/2014).

638



×