Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nghiệp vụ tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu thép nguyên liệu của công ty thép tấm lá phú mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.88 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
Ký hiệu
viết tắc
B/L

Từ tiếng Anh

Từ tiếng Việt

Bill of Lading

Vận đơn đường biển


C/O
CFR
CIF
CIP
ETA
ETD
FOB
GDP
GTGT
HĐ- KD
IMF
ISO
LD


P.O
PFS
SX- KD
VSA
WB
WTO
XNK

Certificate of Origin
Cost and Freight
Cost, Insurance and Freight
Carriage and Insurance Paid to
Estimated time arrival

Giấy chứng nhận xuất xứ
Thời gian dự kiến tàu đến
Thời gian dự kiến tàu khởi

Estimated time departure
Free On Board
Gross Domestic Product
International Monetary Fund
International Organization for

hành
Tổng sản phẩm nội địa
giá trị gia tăng
Hoạt động kinh doanh
Quỹ tiền tệ thế giới
Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu


Standardization
Pickled & Oiled
PHUMY FLAT STEEL
World bank
World Trade Organnization
-

Chuẩn Hóa
Liên danh
Thép cuộn
Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ
Sản xuất kinh doanh
Hiệp hội thép Việt Nam
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Tấm Thép Lá Phú Mỹ …………………………4
Sơ đồ 2.1 : quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép nguyên liêu tại Công ty
Thép Tấm Lá Phú Mỹ ……………………………………………………………..11
Sơ đồ 2.2: Nghiệp vụ tín dụng thư chứng từ giữa Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ và
chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ……………………..12
Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ tín dụng thư chứng từ theo lý thuyết. ……………18
BẢNG


Bảng 1.1: Tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận của Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ

(2008-2012) …………………………………………………………………………7
Bảng 1.2 : Khối lượng và giá trị nhập khẩu thép phục vụ sản xuất của Công Ty
Thép Tấm Lá Phú Mỹ (giai đoạn 2008- 2012) ……………………………………..9
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2 : Tương quan tình hình SX- KD của Công ty Thép Tâm Lá Phú Mỹ với
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam (giai đoạn 2008-2012) ……………………………..8


4

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế
thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến
hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nền kinh tế bao
cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đến hôm nay,
sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có những bước tiến vững vàng về mọi
mặt. Với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại” Việt nam
đã thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại với hơn 170 quốc gia trên thế giới, thiết
lập mối quan hệ tích cực với các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB), đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế
giới như ASEAN, ASEM, APEC. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm
2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Sau 5 năm tham gia WTO, hoạt động kinh tế đối ngoại là lĩnh vực đạt được
những bước phát triển mạnh mẽ nhất, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng, với
tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm gấp khoảng 1,5 lần GDP. Đáng chú ý,
dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2012, kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Bên cạnh đó không

thể phủ nhận tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam muốn hướng tới.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu như vậy cùng với yêu cầu
của nhà trường em đã xin thực tập 3 tuần tại Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ, với
kiến thức được học cùng những hoạt động thực tiễn hữu ích trong thời gian thực
tập, em xin chọn đề tài “Nghiệp vụ tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu thép
nguyên liệu của Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ” nhằm có cái nhìn đầy đủ hơn về
hoạt động nhập khẩu.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ


5

Chương 2: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép nguyên liệu tại Công ty
Tấm Thép Lá Phú Mỹ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép
nguyên liệu tại Công ty Tấm Thép Lá Phú Mỹ
Để hoàn thành tốt đề tài này, trước hết, em xin cảm ơn; Ban Giám Đốc, phòng
kế hoạch- vật tư- nơi em trực tiếp thực tập, phòng tổ chức hành chính Công ty Thép
Tấm Lá Phú Mỹ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty trong thời
gian qua. Đặc biệt em xin cảm ơn tới chị Nguyễn Thị Quế Linh đã trực tiếp giúp đỡ,
đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu, chứng từ và chỉ dẫn những kinh nghiệm quý báu
trong quá trình em thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo ThS. Trương Bích Phương – Người đã
hết lòng hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giải đáp những thắc mắc cho em trong quá
trình viết đề tài.
Mặc dù đã rất nổ lực, cố gắng nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót về
nội dung cũng như hình thức. Rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý công ty và giáo viên hướng dẫn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phi Giảng


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÉP TẤM LÁ
PHÚ MỸ
Quá trình hình thành và phát triển

1.

Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ hoạt động trên lĩnh vực sắt thép gang, có
chức năng SX- KD thép tấm, thép lá cán nguội, hợp kim các loại.
Công ty thành lập ngày 24/12/2003 theo Quyết định số 228/2003/QĐ-BCN.
-

Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ
Tên giao dịch đối ngoại: PHUMY FLAT STEEL
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, H. Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Điện thoại: 064.921457 Fax: 064.921458
Mã số thuế: 0100100047003
Email:
Website: />Những cột một đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của công ty :
Năm 2003 Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ (PFS) được thành lập với danh

nghĩa là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam với tổng vốn đầu tư
129 triệu đô-la Mỹ. Hệ thống sản xuất của PFS theo công nghệ cán 4 trục (4-high)
tiên tiến của Ý, được xem là hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Năm 2004 sau một năm đi vào hoạt động, PFS đạt sản lượng cung cấp ra thị
trường 400 nghìn tấn thép cán nguội/ năm.
Năm 2006, PFS chính thức bán ra thị trường thép P.O (Pickled & Oiled) cho
các công ty nước ngoài hoặc liên doanh tại Việt Nam như Công ty TNHH Sunsteel,
Công ty LD ống thép Sài gòn (SGC), Công ty Hanoi Steel Center…
Năm 2008 PFS đã trúng thầu hơn 30.000 tấn thép cán nguội xuất khẩu sang
Hàn Quốc, đánh dấu lô hàng xuất khẩu đầu tiên của PFS sau 5 năm thành lập.
Năm 2010 PFS đã vượt ngưỡng doanh thu 1000 tỷ đồng chiếm 17,4% tổng
doanh thu của Tổng công ty thép Việt Nam.
Không chỉ quan tâm SX- KD có hiệu quả, PFS còn cam kết thực hiện tốt
việc bảo vệ môi trường; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 14001: 2004; lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải tuần hoàn, nhà máy xử lý
axit, hệ thống xử lý khói, bụi và tiếng ồn với công nghệ tiên tiến trên thế giới.


7
2.

Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh
1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Tấm Thép Lá Phú Mỹ

Nguồn : phòng tổ chức hành chánh
Công ty Tấm Thép Lá Phú Mỹ hoạt động theo mô hình công ty THHH nhà

-

nước một thành viên theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP.
2.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban Giám đốc: (gồm 1 giám đốc và hai phó giám đốc) trực tiếp lãnh đạo, theo dõi,
điều hành công việc kinh doanh, sản xuất hằng ngày của công ty và tất cả các vấn
đề liên quan đến công ty. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng công ty mẹ và

-

trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phòng tổ chức hành chánh: với 7 nhân viên, phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn
thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Công ty, giải quyết
chính sách, chế độ đối với người lao động, xây dựng các phương án sắp xếp cán bộ,

-

công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất-kinh doanh.
Phòng kế toán: (9 nhân viên) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và
phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty. Thực hiện các chế độ, chính sách
tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính, lập báo cáo tài chính,

-

báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của nhà nước.
Phòng kỹ thuật: (gồm 17 nhân viên), thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty. Khắc phục các

-

sự cố liên quan đến hệ thống vận hành máy móc thiết bị của công ty.
Phòng quản lý chất lượng: (với 5 nhân viên), phòng có nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám
đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng. Hướng các hoạt
động tuân theo mọi tiêu chuẩn an toàn để phù hợp với nội dung chứng nhận tiêu



8

-

chuẩn của công ty.
Xưởng cơ điện: (6 nhân viên, 23 công nhân), có nhiệm vụ tổ chức lắp đặt, bảo
dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị, duy trì chúng ở trạng thái hoạt động bình

-

thường, vận hành hệ thống năng lượng phục vụ cho SX- KD của Công ty.
Xưởng cán- cuộn: (12 nhân viên, 135 công nhân), có nhiệm vụ tổ chức các hoạt

-

động sản xuất trực tiếp từ nguyên liệu ban đầu thành thép thành phẩm.
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: (7 nhân viên), thay mặt công ty chịu trách nhiệm

-

về các hoạt động kinh doanh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Phòng kế hoạch- vật tư: (15 nhân viên), phỏng đảm nhiệm cả hai vai trò như
phòng kinh doanh và phòng kế hoạch, phòng có chức năng tham mưu giúp Ban
Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh, Trực tiếp nghiên
cứu thị trường, nguồn hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại. Chịu trách
nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại.
Phòng kế hoạch- vật tư cũng là phòng tôi trực tiếp tham gia thực tập, trong
thời gian thực tập tôi được hướng dẫn về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

thép nguyên liệu, trực tiếp quan sát các nghiệp vụ cụ thể như kê khai hải quan, kiểm
tra và nhận hàng tại cảng… tôi nhận thấy đây thực sự là cơ hội bổ ích để tôi bổ sung
những kiến thức thực tế bên cạnh lý thuyết đã được học tại trường.
3.
1.

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008- 2012
Tình hình kinh doanh chung
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận của Công ty Thép Tấm Lá Phú
Mỹ (2008-2012)
Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm

2008

Doanh thu
Chi Phí
Lợi Nhuận

1.083.457

2009
911.265

2010
1.134.929

2011
1.206.192


2012
1.132.354

950.143
868.912
1.038.122
1.143.571
1.106.987
133.314
42.353
96.807
62.621
25.367
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2008- 2010)

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế và ngành công nghiệp sắt thép trong
giai đoạn từ 2008-2012 tình hình SX- KD của Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ gặp
phải những khó khăn đáng kể tuy nhiên vẫn đạt được những thành tựu nhất định.
Doanh thu của công ty ở giai đoạn này có nhiều biến động, cụ thể năm 2009
doanh thu giảm gần 16% so với năm 2008, năm 2009 cũng là năm mà cơn bão
khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, các đơn hàng của


9

PFS có sự suy giảm, bên cạnh đó sự sụp đổ của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam (Vinashin)- một khách hàng lớn của PFS. Đến các năm tiếp theo, năm
2010 và năm 2011 tình hình kinh tế dần hồi phục và có phần sáng sủa hơn, doanh
thu của PFS có sự hồi phục với mức tăng lần lược là 24,5% và 6,3% so với năm

trước đó. Bước vào năm 2012 là năm được đánh giá là khó khăn nhất của nền kinh
tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5,03% so với năm 2011- mức thấp
nhất kể từ khi đổi mới, nền kinh tế bộc lộ những yếu kém về vĩ mô, chỉ số lạm phát
cùng lãi suất rất cao quanh mức 20%, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng
đóng băng ảnh hưởng lớn đến ngành xây dựng làm cho doanh thu của PFS giảm đi
6,1% so với năm 2011 và chỉ đạt 1.132 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần xét đến cả yếu tố
chi phí và lợi nhuận để đánh giá hết mức độ hiệu quả trong việc sản xuất kinh
doanh.
Tương ứng với xu hướng biến động của doanh thu thì chi phí cũng giảm
tương ứng vào năm 2009 và 2012. Tuy nhiên chi phí ngày càng tiệm cận với doanh
thu, với năm 2009 trong khi doanh thu giảm gần 16% thì chi phí chỉ giảm gần 9%
so với năm 2008, tương tự với năm 2012 doanh thu giảm hơn 6% thì chi phí chỉ
giảm hơn 3% điều này chứng tỏ để tạo ra một đồng doanh thu thì chi phí phải bỏ ra
ngày càng cao. Chính điều này làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm
của giai đoạn này, cũng như doanh thu và chi phí, lợi nhuận giảm mạnh nhất vào
năm 2009 và 2012, năm 2009 giảm gần 3 lần so với năm 2008, đến năm 2012 thì
lợi nhuận của công ty đạt mức thấp nhất của giai đoạn chỉ đạt hơn 25 tỷ đồng với tỷ
suất sinh lợi trên doanh thu chỉ đạt 2,2%. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh nền
kinh tế của Việt Nam hiện nay, trong khi các yếu tố đầu vào như điện, than, xăng
dầu, nguyên liệu luôn tăng cùng với đà tăng của lạm phát, thì đầu ra của sản phẩm
lại gặp khó khăn do nhu cầu giảm sút.
Biểu đồ 1.2 : Tương quan tình hình SX- KD của Công ty Thép Tâm Lá
Phú Mỹ với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam (giai đoạn 2008-2012)
(Đơn vị : nghìn VNĐ, %)
Nguồn: sinh viên tự tổng hợp


10

Từ biểu đồ có thể nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tấm

Thép Lá Phú Mỹ trong giai đoạn 2008- 2012 khá nhạy cảm với những biến động
của nền kinh tế. Đặc biệt xu hướng trong tăng trưởng của PFS khá đồng điệu với xu
hướng biến động của tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp.
Trong bối cảnh khó khăn chung, việc giữ được lợi nhuận ở mức dương
không xảy ra tình trạng thua lỗ cũng được xem là một điều đáng khích lệ đối với
công ty.
2. Tình hình nhập khẩu thép nguyên liệu bằng đường biển của Công ty Thép

Tấm Lá Phú Mỹ
Bảng 1.2 : Khối lượng và giá trị nhập khẩu thép phục vụ sản xuất của
Công Ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ (giai đoạn 2008- 2012)
Đơn vị : tấn, nghìn USD
Loại hình

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Lượng

Trị giá

Lượng


Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Phôi thép 17.500
Thép cuộn

13.935

15.705

10.237

16.265

13.385

15.780

13.435


15.125

13.038

23.675

20.537

19.873

17.845

20.900

18.278

16.890

14.925

17.010

15.205

41.175

34.472

35.578


28.082

37.165

31.663

32.670

28.360

32.135

28.243

cán nóng
Tổng

(Nguồn: báo cáo kết quả HĐ- KD giai đoạn 2008- 2012)
Dựa trên bảng số liệu cho thấy tình hình nhập khẩu thép nguyên liệu phục vụ
sản xuất kinh doanh của PFS có xu hướng giảm đều cả về số lượng lẫn giá trị trong
giai đoạn 2008- 2012. Nếu năm 2008 PFS nhập hơn 40 nghìn tấn thép các loại trị
giá hơn 34 triệu USD thì đến năm 2012 việc nhập khẩu của PFS đã giảm hơn 22%
về lượng và 18% về giá trị. Việc giảm sút này tác động bởi ba nguyên nhân chính:
Đầu tiên, trong giai đoạn này tình hình SX- KD của công ty gặp phải những khó
khăn do nhu cầu giảm sút bởi tác động của suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó giai đoạn
này trước khó khăn của ngành thép- hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã kiến nghị
hạn chế nhập khẩu sắt thép nguyên liệu, thép thành phẩm để tạo điều kiện giải quyết
hàng sắt thép tồn kho trong nước trong những năm gần đây. Cuối cùng là việc tự
chủ trong việc sản xuất nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước, thay vì phải

nhập khẩu PFS có thể mua nguyên liệu từ các công ty trong nước.
4.

Vai trò của đề tài đối với công ty


11

Sắt thép là yếu tố đầu vào quan trọng của tất cả các ngành công nghiệp, xây
dựng, cũng là ngành có vai trò quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa đất nước.
Trước xu thế đó PFS đã không ngừng nỗ lực trong hoạt động SX- KD của mình.
Thực tế cho thấy để tạo ra sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, thì yếu tố
nguyên liệu đầu vào thông qua hoạt động nhập khẩu vô cùng quan trọng. Quy trình
nhập khẩu sắt thép rất phức tạp, cụ thể trong xu hướng hội nhập hiện nay với sự
khác nhau giữa các nguồn luật điều chỉnh, tập quán đa dạng cùng nhiều trường hợp
tranh chấp đòi hỏi công ty phải nắm vững và vận dụng một cách thích hợp.
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài tác giả lựa chọn sẽ đề ra định hướng
hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thép nguyên liệu của công ty. Đề tài giúp công ty nhìn nhận lại quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu, có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế, dựa vào đó công ty có
thể tham khảo những kiến nghị mà tác giả đã đưa ra để hoàn thiện hơn những quy
trình của mình. Cụ thể hơn tác giả tập trung vào các biện pháp nhằm hoàn thiện các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C và nghiệp vụ giành quyền thuê tàu cũng như
mua bảo hiểm. Thực hiện các nghiệp vụ trên giúp công ty giảm đi khá nhiều chi phí
(được thể hiện ở chương 3) đồng thời vị thế của công ty trước các đối tác nước
ngoài cũng tăng cao.

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THÉP NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY THÉP TẤM LÁ
PHÚ MỸ

1. Sơ đồ thực hiện

Sơ đồ 2.1 : quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép nguyên liêu tại
Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ


12

Nguồn: Phòng kế hoạch- vật tư
Mô tả quy trình thực hiện

2.2.

Sau khi hoàn thành việc giao kết hợp đồng, cụ thể với hợp đồng số 0213/VNS-MISI/HRC được ký vào ngày 25/02/2013 với công ty MARUBENIITOCHU STEEL INC (được dẫn chiếu theo hóa đơn thương mại số 3J10122) với
vai trò là người nhập khẩu (người mua), Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ sẽ có trách
nhiệm hoàn thành các bước sau đây để thực hiện hợp đồng.
2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu

Theo Quyết định số 24/2008/QĐ- Bộ Công Thương, các sản phẩm sắt hoặc
thép cần xin giấy phép nhập khẩu tự động, công ty phải chuẩn bị các văn bản sau
đây để trình lên Bộ Công Thương bao gồm:
-

Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành

-

kèm theo Quyết định này.
Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của công ty)


-

(số 02-13/VNS-MISI/HRC).
L/C hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán của ngân hàng: 01

-

bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của công ty) (L/C số 902101300052).
Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y
bản chính của công ty) (số KMZPMY02-01).
Sau khi nhận được bộ hồ sơ của công ty, Bộ Công Thương đã cấp giấy phép

nhập khẩu số 4V350 (dẫn chiếu theo COMMERCIAL INVOICE NO. 3J810122).
2.2.2. Mở L/C

Sơ đồ 2.2: Nghiệp vụ tín dụng thư chứng từ giữa Công ty Thép Tấm Lá
Phú Mỹ và chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Nguồn: Phòng kế hoạch- vật tư


13

Đa phần nguồn nguyên liệu mà Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ nhập khẩu
đến từ các nước có hệ thống ngân hàng hiện đại khá phát triển như Nhật, Hàn Quốc,
Nga…, họ yêu cầu rất cao về tính an toàn và tốc độ trong thanh toán nên phương
thức thanh toán được ưu tiên sử dụng là thư tín dụng, nhờ thu trơn và nhờ thu kèm
chứng từ. Tuy nhiên sử dụng thư tín dụng L/C được xem là phương thức an toàn
nhất. Ở Công ty Thép Tấm Lá Phú Mỹ có tới 70% hợp đồng áp dụng phương thức
thanh toán L/C trả tiền ngay (Letter of credit at sight). Cụ thể với L/C số

902101300052 lập ngày 04/03/2013 của hợp đồng số 02-13/VNS-MISI/HRC nhập
khẩu 15.437,720 tấn thép cuộn của công ty MARUBENI- ITOCHU STEEL INC
(Nhật Bản) với giá trị 10.308.117,87 USD sẽ được thực hiện với trình tự như sau:
Bước 1: Gửi yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ
Dự vào L/C số 902101300052 ngân hàng phát hành L/C trong hợp đồng này
là VietinBank, Hà Nội (Issued by VIETNAM JOINT- STOCK COMMERCIAL
BANK FOR INDUSTRY AND TRADE (VIETINBANK) HANOI, VIETNAM)
nhân viên phòng kế hoạch- vật tư phải xuất trình cho nhân viên phụ trách của bộ
phận thanh toán quốc tế của chi nhánh ngân hàng VietinBank Vũng Tàu các văn
bản sau:
-

Đơn yêu cầu mở L/C trả ngay.
Hợp đồng nhập khẩu bản sao (số 02-13/VNS-MISI/HRC)
Giấy phép nhập của bộ công thương (số 4V350).
Ngoài ra công ty phải hoàn thành và nộp các giấy tờ có liên quan đến thủ tục

thanh toán như :
-

Giấy yêu cầu chi trả ngoại tệ để trả thủ tục phí cho ngân hàng.
Giấy yêu cầu cho ngoại tệ ký quỹ để mở L/C.
Thông thường các công ty thường ký quỹ với tỷ lệ từ 10% đến 30% giá trị

của lô hàng, tuy nhiên thông qua mối quan hệ khách hàng lâu dài và uy tín giữa PFS
và ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam nên mức ký quỹ chỉ ở mức 10%.
Bước 2: Phát hành thư tín dụng qua ngân hàng thông báo cho người
xuất khẩu hưởng lợi
Sau khi xác nhận tỷ lệ ký quỹ và kiểm tra nội bộ của đơn yêu cầu mở L/C,
nếu không có gì sai sót thì cán bộ ngân hàng sẽ mở L/C bằng điện.



14

Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng ở nước của người xuất khẩu có
quan hệ đại lý với Viettin Bank cụ thể là ngân hàng Mizuho, Tokyo, Nhật Bản. Sau
khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo chỉ có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ L/C.
Bước 3: Ngân hàng thông báo sẽ thông báo và tiến hành chuyển bản gốc
thư tín dụng cho người hưởng lợi
Khi L/C được gửi đi cho ngân hàng thông báo, thanh toán viên của ngân
hàng Mizuho sẽ gửi một bản sao L/C cho công ty MARUBENI- ITOCHU STEEL
INC. Đề xuất cần sửa đổi những điều khoản không chính xác trong L/C nếu người
xuất khẩu chấp nhận thì sẽ yêu cầu tu chỉnh L/C.Nếu không có sai sót thì Mizuho sẽ
gửi bản gốc tới người xuất khẩu.
Bước 4: Giao hàng
Dựa trên nội dung của hợp đồng đã được ký kết, MARUBENI- ITOCHU
STEEL INC sẽ tiến hàng giao hàng cho PFS, thông thường bên bán sẽ thực hiện
những yêu cầu trong L/C để thực hiện nhằm đảm bảo việc thu được tiền của mình.
Bước 5: Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành thư tín dụng
Khi nhận được điện đòi tiền kèm với bộ chứng từ của ngân hàng nước người
bán thì Viettin Bank Vũng Tàu sẽ mở kiểm tra bộ chứng từ. Bộ chứng từ được
thành lập dựa theo yêu cầu của L/C, vì thế Ngân hàng nước xuất khẩu chỉ cần kiểm
tra bộ chứng từ đó là thật và đẩy đủ số lượng cũng như loại chứng từ.
Bước 6: Ngân hàng phát hành thư tín dụng thông báo thanh toán hay từ
chối thanh toán
VietinBank kiểm tra mức độ hợp lệ của bộ chứng từ, nếu đúng họ sẽ thanh
toán cho bên bán. Nếu bộ chứng từ có sai sót, ngân hàng sẽ thông báo cho công ty,
công ty chấp nhận sai sót đó thì ngân hàng sẽ thanh toán. Nếu công ty không chấp
nhận thì ngân hàng sẽ lưu bộ chứng từ và chờ phía người bán giải quyết.
2.2.3. Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

2.2.3.1. Nghiệp vụ thuê phương tiên vận tải

Thông thường do mặt hàng sắt thép nhập khẩu với khối lượng lớn nên công
ty sử dụng phương thức thuê tàu chuyến. Theo như B/L số KMZPMY02-01, lô
hàng này sử dụng con tàu CORESHING OL_ 1302 của hãng INCHCAPE
SHIPPING SERVICES (Nhật Bản), với quy trình sáu bước như sau:


15

Bước 1: Công ty thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để
vận chuyển hàng hoá cho mình
Ở bước này công ty phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về
hàng hoá như: tên hàng (thép cuộn cán nóng), bao bì đóng gói (cuộn), số lượng
hàng (15.442,585), hành trình của hàng (cảng Kimitsu, Nhật Bản đến cảng Thép
Phú Mỹ, Việt Nam).... để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu
Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người thuê tàu cung cấp, người
môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hoá.
Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu
Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán các điều khoản
của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ....
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu
Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết
quả đàm phán cho công ty chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
Bước 5: Công ty ký kết hợp đồng với chủ tàu
Trước khi ký kết hợp đồng công ty phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản
của hợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù
hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung.
Bước 6: Thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện. Công
ty sẽ vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã được xếp lên
tàu, chủ tàu sẽ cấp vận đơn cho công ty, (bill of lading to charter party).
2.2.3.2. Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu.

Công ty chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện cơ sở
giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP) theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu điều kiện bảo hiểm cần mua (A, B, C)
Lựa chọn điều kiện bảo hiểm tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tuyến đường,
thời tiết khí hậu trong thời gian vận chuyển hàng hóa, loại tàu dự kiến cần thuê…
Bước 2: Lập giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa


16

Do nhiều thông tin công ty chưa nắm bắt được như: tên và quốc tịch tàu, đặc
điểm số lượng và giá trị hàng thực giao, ETA, ETD … cho nên để kịp thời ký hợp
đồng bảo hiểm, công ty thường đề nghị người bán gửi các thông tin trước khi tàu
rời cảng: thông tin về thuê tàu, về kết quả giao hàng…để ký hợp đồng bảo hiểm.
Bước 3: Ký hợp đồng bảo hiểm
Khi ký hợp đồng thì bên được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho
công ty bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
2.2.4. Làm thủ tục hải quan
-

PFS tiến hành lập tờ khai hải quan cho lô hàng (theo mẫu quy định) nhân viên
phòng kế hoạch- vật tư được yêu cầu phải chuẩn bị tờ khai hải quan, kiểm tra kĩ về

-


sự chính xác của mã số thuế, thuế nhập khẩu, phụ thu thuế GTGT…
- Bộ chứng từ nộp cho chi cục hải quan Vũng Tàu gồm :
• Tờ khai hải quan
• Hóa đơn thượng mại (số 3J810122)
• Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có)
• Vận đơn gốc (B/L) (số KMZPMY02-01)
• Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty (số 4V350)
• L/C (số 902101300052)
• Hợp đồng (số 02-13/VNS-MISI/HRC)
• Bảng tự kê khai chi tiêt lô hàng (Detailed packing list BJ81)
2.2.5. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa
Lô hàng được nhận vào ngày 10/05/2013 đến ngày 12/05/2013 (theo thư thông báo
số 66/TLPM-KHVT). Khi nhận hàng công ty cần trình vận đơn (B/L), hóa đơn

-

thương mại (invoice), packing list và tờ khai hải quan đã được xác nhận.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, được thực hiện theo biên bản nghiệm thu
số MH-BM-11, lô hàng được giao đạt với yêu cầu.
2.2.6. Thanh toán
Hợp đồng này thanh toán bằng L/C VietinBank đã thay mặt công ty để thanh
toán cho đối tác, về phần mình công ty phải có trách nhiệm trả số tiền còn lại (trừ
phần đã kỹ quỹ) cộng với phần lãi suất cho VietinBank.
2.3.
Nhận xét đánh giá chung về quy trình
2.3.1. So sánh với lý thuyết

Giống :
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty khá giống với những lý
thuyết nghiệp vụ đã được học cũng gồm 6 bước như sơ đồ 2.1. từ bước đầu tiên là

xin giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng theo quy định của nhà nước trong
đó có mặt hàng sắt thép, tiếp đến nhà nhập khẩu sẽ mở L/C trong trường sử dụng


17

phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, bước thứ 3 người nhập khẩu sẽ thuê
phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng của mình, sau đó tiến hành làm
các thủ tục thông quan hàng hóa đồng thời kiểm tra hàng hóa và tiến hành thanh
toán nếu hàng hóa phù hợp với hợp đồng.
Khác :
Tuy nhiên trong hoạt động thực tế của công ty có những bước được thực
hiện một cách tinh gọn, đơn giản những cũng có một số bước lại thực hiện quá
rườm rà không cần thiết cụ thể :
-

Ở bước thứ nhất, với lý thuyết được học việc cấp giấy phép cho một số mặt hàng
bắt buộc phải có giấy phép khi nhập khẩu vào Việt Nam có áp dụng dưới hình thức
cấp phép nhập khẩu qua mạng, việc này được các công ty thực hiện khá phổ biến,
tuy nhiên ở PFS việc này còn tiến hành một cách thủ công sau đó được gửi cho
Tổng công ty Thép Việt Nam ở Hà Nội, từ đó Tổng công ty sẽ trực tiếp gửi cho Bộ
Công Thương. Nguyên nhân tồn tại quy trình này là ở mối quan hệ công ty mẹ- con,
công ty mẹ muốn kiểm soát tất cả các quan hệ của công ty con với cơ quan nhà

-

nước. Như ở công ty đang làm là không cần thiết và tốn kém cả chi phí và thời gian.
Cách lập L/C mà công ty đang thực hiện lại không chặt chẽ như lý thuyết được học,
trước khi gửi tới ngân hàng chưa có sự thống nhất giữa hai bên trong các điều
khoản của L/C, nếu có một bên không đồng ý với các điều khoản thì coi như L/C

phải được tu chỉnh lại gây tốn kém thời gian.
Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ tín dụng thư chứng từ theo lý thuyết.

Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế- ĐH Ngoại Thương
-

Vẫn còn sự thiếu chặt chẽ trong bước thanh toán giữa ngân hàng và người nhập
khẩu (PFS), công ty dường như đã giao phó toàn bộ trách nhiệm kiểm tra bộ chứng


18

từ cũng như thanh toán cho ngân hàng, mà theo lý thuyết thì ngân hàng chỉ kiểm
tra sơ bộ bên ngoài bộ chứng từ và người nhập khẩu phải kiểm tra bộ chứng từ
trước khi chấp nhận là ngân hàng được thanh toán. Tức là ở quy trình lý thuyết
người nhập khẩu chủ động trong việc kiểm tra chứng từ được thể hiện bằng việc bổ
sung thêm hai bước :
Bước 6: Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra sơ bộ chứng
từ cho người yêu cầu
Ở bước này, việc cho rằng L/C đúng hay sai và nếu sai có tiến hành tu chỉnh
hay không đều thuộc quyền quyết định của công ty nhập khẩu, trong một số trường
hợp ngân hàng có kiến nghị L/C sai nhưng người nhập khẩu vẫn chấp nhận L/C vì
cho rằng đó không phải là lỗi lớn không ảnh hưởng đến việc giao hàng, hoặc sai sót
đó có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua trong quy định pháp luật trong một số
trường hợp như gia hạn thời gian giao hàng hoặc một số trường hợp bất khả kháng.
Bước 7: Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
Ở quy trình thực tế tại PFS khi ngân hàng kiểm tra sơ bộ và kết luận bộ
chứng từ là phù hợp để thanh toán thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán ngay mà
không có sự thông qua của PFS, thực tế tuy với một tỷ lệ rất thấp nhưng không phải
là không có những bộ chứng từ được lập sai và cũng có cả những trường hợp bộ

chứng từ được làm giả theo L/C để chiếm đoạt tiền hàng. Vì thế để củng cố mức độ
chắc chắn của việc thanh toán thì qui trình lý thuyết có bổ sung bước 7 với mục
đích khi có sai sót hay giả mạo trong bộ chứng từ thì phía người mua có quyền ngăn
không cho ngân hàng thanh toán.
2.3.2. Đánh giá
2.3.2.1. Thuận lợi

a. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu được đơn giản hóa
Theo Quyết định số 24/2008/QĐ- Bộ Công Thương cùng với văn bản hướng
dẫn thực hiện, việc có được giấy phép nhập khẩu mà cụ thể là mặt hàng sắt thép
được diễn ra khá nhanh chóng trong vòng 7 ngày với những chứng từ đơn giản. Bộ
Công Thương đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong đó có PFS. Chính vì thế
một quy trình nhập khẩu của PFS được rút ngắn một cách đáng kể.


19

b. Các thủ tục thông quan và tính thuế được đơn giản hóa
Trong giai đoạn này các việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu được
từng bước đơn giản hóa trong các khâu thông qua việc ban hành nhiều nghị định
thông tư hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Cụ thể, đơn giản hóa thủ tục thanh
toán thuế nhập khẩu theo điều 128 Thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài
chính, nhất là từ đầu năm 2009 khi nhiều văn bản pháp luật mới về lĩnh vực hải
quan bắt đầu có hiệu lực, đó là Thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hoá
XNK; một số quy trình nghịêp vụ hải quan mới.
c.Nhân sự của phòng kế hoạch- vật tư đa phần am hiểu kiến thức tổng
quát về nghiệp vụ
Tất cả 15 nhân viên của phòng đều có trình độ đại học, khá am hiểu nghiệp

vụ xuất nhập khẩu nên họ đã trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ trên mà không thông
qua bất kì khâu trung gian nào như dịch vụ khai hộ hải quan, dịch vụ vận tải giao
nhận nên đã tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Số nhận viên của phòng kế
hoạch- vật tư tương đối ít, tuy nhiên mỗi nhân viên của phòng có thể đảm nhận và
thực hiện độc lập một đơn hàng lớn có giá vài triệu đô la từ đầu cho đến khi kết
thúc đơn hàng.
d. Các phòng ban trong công ty luôn có sự phối hợp nhịp nhàng dưới sự
chỉ đạo của ban giám đốc:
Các đơn hàng được thực hiện kịp thời, giao hàng đúng, đủ. Dù ở khâu nào có
sự chậm trễ thực hiện thì cũng được kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hỗ trợ giải quyết
từ đồng nghiệp và cấp trên để đảm bảo các bước được hoàn thành đúng tiến độ.
2.3.2.2. Khó khăn
a. Sự phức tạp trong nghiệp vụ thanh toán bằng L/C

Trong số các bước trong quy trình nhập khẩu thì các nhân viên phòng kế
hoạch- đầu tư đánh giá quy trình thanh toán được xem là bước khó nhất, đặc biệt
với nghiệp vụ thanh toán bằng L/C. Nghiệp vụ thanh toán L/C là một nghiệp vụ
ngân hàng hiện đại, nó đòi hỏi các nhân viên mở L/C phải nắm rất kỹ nội dung của
hợp đồng, và những bộ chứng từ đi kèm, thêm vào đó L/C được thành lập hoàn toàn
bằng tiếng anh với rất nhiều nội dung gây khó khăn không nhỏ đối với các nhân


20

viên của phòng. Chính những khó khăn trên, ở PFS thường phụ thuộc rất lớn vào
phòng thanh toán của các ngân hàng thương mại.
b. Sự bị động trong đàm phán giành quyền thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm

Với mặt hàng sắt thép có khối lượng rất lớn trong khi đó đội tàu biển của
Việt Nam lại rất hạn chế, nên nếu có giành được quyền thuê tàu xem ra đó cũng là

một khó khăn đối với công ty, họ không thể tìm một con tàu có sẵn để vận chuyển
lô hàng của công ty vào đúng thời điểm mà công ty phải giao hàng, thông thường
công ty phải phụ thuộc vào thời gian biểu của tàu để sắp xếp. Không những thế đội
ngũ nhân viên của phòng kế hoạch- vật tư không có nhiều kinh nghiệm trong việc
thuê tàu cũng như mua bảo hiểm, vô hình chung họ sẽ có xu hướng không thích
giành những quyền này vì nó nằm ngoài những kinh nghiệm của họ. Do đó những
hợp đồng nhập khẩu có điều kiện cơ sở giao hàng là CIF luôn chiếm hơn 80% tổng
số hợp đồng nhập khẩu.
c. Nhân viên phòng kế hoạch- vật tư còn gặp phải nhiều khó khăn trong các

nghiệp vụ hiện đại
Nhân viên còn khá bối rối với các nghiệp vụ mới như mở L/C, tu chỉnh L/C,
đa phần họ đều dựa vào phía ngân hàng, bên cạnh đó họ chưa có nhiều kinh nghiệm
trong các hoạt động đàm phán quốc tế. Ngoại ngữ cũng là một trở ngại lớn cho nhân
viên của phòng, phần lớn các nhân viên vẫn chưa có thể giao tiếp tự tin với các đối
tác nước ngoài. Vẫn còn một số hợp đồng nhập khẩu quan trọng từ nước ngoài,
Tổng công ty thép Việt Nam vẫn còn đảm nhận vai trò là người nhập khẩu, PFS chỉ
với vai trò là người dùng cuối cùng, điều này cho thấy nhân viên của PFS vẫn còn
phần nào chưa chủ động trong các nghiệp vụ kinh doanh của mình.
d.Khó khăn xuất phát từ các thủ tục hành chính
Việc chi cục hải quan Vũng Tàu vẫn còn hạn chế trong việc kê khai hải quan
điện tử như ở tp.Hồ Chí Minh hay Đồng Nai, Bình Dương cũng là một thiệt thòi đối
với doanh nghiệp, thay vì tốn cả ngày, thì với việc sử dụng tờ khai hải quan điện tử
các nhận viên có thể hoàn thành công việc tại văn phòng, các chứng từ đi kèm cũng
được chuyển tới cơ quan hải quan bằng thông điệp điện tử.
Bên cạnh đó hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh, điều này
gây cho doanh nghiệp một số khó khăn trong hoạt động của mình. Cụ thể là Điều
19 và Điều 22 Luật Hải quan hiện hành quy định về hồ sơ hải quan, thời hạn công



21

chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Theo đó, 5 loại chứng từ bắt buộc phải có
trong hồ sơ khai hải quan gồm: Tờ khai, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán,
giấy phép XK, NK (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, trong thực tế cơ quan Hải quan chỉ cần đầy đủ các chứng từ trên trong một số
trường hợp cần thiết. Ngoài ra Luật chưa quy định cụ thể thời hạn công chức hải
quan kiểm tra hồ sơ hải quan nên dễ dẫn đến tùy tiện gây khó khăn cho người khai
hải quan.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP NGUYÊN LIỆU TẠI
CÔNG TY THÉP TẤM LÁ PHÚ MỸ
1. Một số dự báo về cơ hội và thách thức đối với Công ty Thép Tấm Lá
3.1.1

Phú Mỹ khi nhập khẩu thép nguyên liệu
Cơ hội
Việc kinh doanh có hiệu quả và là một khách hàng có uy tín làm cho PFS có

cơ hội nhập được những nguồn hàng chất lượng với giá cả hợp lý.
Những nỗ lực trong việc khôi phục lại thị trường bất động sản, đồng thời đây
cũng là giai đoạn nhà nước tăng cường đầu tư cơ bản, nên sắp tới đây hứa hẹn là
những năm rất tích cực cho ngành thép.
Bên cạnh đó các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế
giới, cũng như việc gia nhập vào liên minh thuế quan với Nga và các nước Đông
Âu- nơi có thế mạnh về nền công nghiệp luyện kim, cũng là cơ hội lớn đối với
ngành thép Việt Nam cũng như PFS, công ty có thể nhập được nguồn nguyên lieu
chất lượng với thuế suất thấp cùng các ưu đãi trong việc thực hiện các thủ tục hải
quan.

3.1.2

Thách thức
Môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định: Lãi suất tuy có điều chỉnh giảm

nhưng vẫn ở mức cao, tỷ giá USD/VNĐ tăng. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay,
đặc biệt là ngoại tệ của doanh nghiệp để nhập khẩu khó khăn... Doanh nghiệp khi
phải bỏ thêm nhiều chi phí để huy động vốn, để mua USD nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất... khiến chi phí sản xuất tăng.


22

Mất cân đối cung cầu: Với năng lực thép xây dựng cả nước hiện đó đạt 7,83
triệu tấn/năm, sản xuất và tiêu thụ thép năm 2011 sẽ ở mức khoảng 6 triệu tấn.
Đánh giá về sản lượng thép, các chuyên gia nhận định rằng ngành thép Việt Nam
đang trong giai đoạn cung vượt xa cầu nên nhiều doanh nghiệp đang tập trung đẩy
mạnh xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào và Campuchia, vì thế việc hạn chế
nhập khẩu thép là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, PFS và ngành thép nói chung phải cạnh tranh với lượng thép
giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc khi Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi cao về
chính sách thuế theo lộ trình WTO, thêm vào đó lại phải nhập khẩu những nguồn
thép nguyên liệu có chất lượng có nguồn gốc từ Nhật và Nga vốn có giá khá cao.
Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao: Giá cả các loại nguyên vật liệu chính (dầu,
điện, than) có xu hướng tăng làm cho chi phí tăng, ảnh hưởng đến giá thành thép
nhập khẩu.
2. Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2013- 2015
-

Các chỉ tiêu kế hoạch chính

• Duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm
• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ trên 12%/năm
• Thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 5-10%/năm
• Duy trì và cũng cố vị trí dẫn đầu về doanh thu trong lĩnh vựt sản suất

thép tấm lá trong cả nước.
- Kế hoạch đầu tư:
• Tự chủ về nguồn nguyên liệu tiến tới việc dừng nhập khẩu.
• Mở rộng nhà máy với công suất 500.000 tấn/năm
• Tiếp tục xây dựng kho bãi
• Xây dựng tòa nhà trụ sở chính tại tp.HCM
- Về tài chính:
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và kinh doanh, ngoài việc huy động
nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, Công ty dự kiến phát hành cổ phần lần đầu ra
công chúng vào năm 2015.
3. Giải pháp hoàn thành nghiệp vụ
1. Hoàn thiện nghiệp vụ mở L/C

Như đã nêu ở mục 2.2.2, nghiệp vụ thanh toán L/C là một nghiệp vụ khó.
Hiện tại, các nhân viên của PFS chỉ soạn L/C và nhờ ngân hàng phát hành chuyển
tới ngân hàng của nước người xuất khẩu. Điều này sẽ gây một số khó khăn và tốn


23

kém nếu trường hợp L/C bị sai và có yêu cầu tu chỉnh L/C từ phía người xuất khẩu.
Chính vì vậy tác giả kiến nghị nên thực hiện theo 3 bước dưới đây:
Bước1: Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngoại tệ (nếu chưa có)
Bước2: Doanh nghiệp làm đơn yêu cầu mở L/C theo mẫu của ngân hàng mà
doanh nghiệp chọn là ngân hàng phát hành.

Bước3: Doanh nghiệp soạn 3bản draft L/C (bản nháp) theo mẫu của ngân
hàng phát hành.
-

Một bản gửi cho NHPH để kiểm tra nội dung được soạn có phù hợp với L/C sẽ phát

-

hành của NH không?
Một bản gửi cho người bán xem xét là với mẫu L/C được mở như vậy có thể thực
hiện được việc thông báo và trả số tiền bên NHPH chuyển cho người bán hay
không? Nếu người bán đồng ý thì yêu cầu người bán ký xác nhận vào bản draft và

-

chuyển cho người mua. Người bán đến ngân hàng phát hành tiến hành mở L/C.
Nếu nhà XK không đồng ý thì 2 bên có thể thoả thuận về các điều không đồng ý,
chỉnh sửa draft và sau đó tiến hành mở L/C.
Ba bước trên được thực hiện khá đơn giản nên có thể thực hiện được ngay và
được thực hiện bởi chính nhân viên của phòng kế hoạch- vật tư. Nếu thực hiện được
các bước này sẽ tiết kiệm được rất nhiều từ việc loại trừ khả năng tu chỉnh L/C, việc
chỉnh sửa và gửi qua lại giữa các các ngân hàng cũng tốn một số phí nhất định (với
phí phát hành L/C thông thường là 0,05% giá trị hợp đồng, 50 USD với một lần sửa
L/C cộng với phí do tăng trách nhiệm của ngân hàng sau khi chỉnh sửa).


24

2. Hoàn thiện nghiệp vụ và giành quyền vận tải
Ở PFS các hợp đồng nhập khẩu được thực hiện chủ yếu trên cơ sở giao dịch

CIF Incoterm 2010, người xuất khẩu giành quyền thuê phương tiện vận tải và mua
bảo hiểm. Điều này làm cho giá nhập khẩu ở mức cao hơn so với việc PFS giành
được quyền thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm và đặt biệt nếu các nghiệp vụ này
được thực hiện bởi các hãng tàu và công ty bảo hiểm trong nước.
Tuy nhiên việc giành được quyền thuê vận tải và bảo hiểm không phải là
một công việc đơn giản, nó đòi hỏi rất lớn ở nguồn nhân lực của công ty mà trực
tiếp là phòng kế hoạch- vật tư với những kỹ năng như đàm phán ký kết hợp đồng,
ngoại ngữ, mối quan hệ với các chủ tàu và công ty bảo hiểm. Tuy nhiên nếu nỗ lực
cùng với những điều kiện hiện tại những kỹ năng trên có thể được bổ túc trong
vòng 1 đến 2 năm. Sau khi nguồn nhân lực của công ty có thể đảm nhiệm được
những công việc trên, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
Công ty cần tích cực đàm phán với đối tác khi ký kết hợp đồng nhằm giành
được quyền chủ động thuê tàu. Việc vận chuyển hàng từ cảng về kho của công ty
không mấy phức tạp và công ty có thể thu xếp tốt, vấn đề mà công ty cần chú trọng
là khâu vận chuyển hàng xuất từ cảng của nước xuất khẩu đến cảng ở Việt Nam
(Cái Mép- Vũng Tàu), điều đó đồng nghĩa với việc công ty cần chuyển dần từ
phương thức CFR hoặc CIF sang sang phương thức FCA hoặc FOB Incoterm 2010.
Đồng thời tìm kiếm thông tin các hãng tàu trong nước và nước ngoài, lựa
chọn phương thức thuê tàu chợ hay tàu chuyến phù hợp với lượng hàng hóa cần
phải nhập, bên cạnh đó cần chú trọng lựa chọn hãng vận tải cung cấp dịch vụ uy tín
với giá phù hợp, công ty cũng cần ưu tiên cho các hãng tàu của Việt Nam như: Vận
tải Viễn Dương Vinashin, Vận tải biển Container Vinalines, Vận tải Biển Đông,
Vận tải Biển Nam Triệu…, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí ở mức tối ưu. Khi đã
giành được quyền thuê tàu thì thường là đi kèm với nghĩa vụ mua bảo hiểm, hiện
nay các công ty bảo hiểm của Việt Nam như: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo hiểm Dầu
Khí (PVI)…đều có những dịch vụ cho vận chuyển hàng hải quốc tế.
Việc thay đổi dần thói quen trên giúp cho công ty tăng doanh thu, giảm chi
phí và từ đó gián tiếp tạo cơ hội cho đội tàu cũng như các công ty bảo hiểm Việt
Nam phát triển. Cụ thể với mức biểu phí của công ty vận chuyển Viễn Dương



25

Vinashin đối với mặt hàng sắt thép trung bình là 30USD/ Tấn so với các hãng tàu
nước ngoài với mức trung bình là 32- 33 USD/tấn, mức phí bảo biểm loại C của
Bảo Minh cho mặt hàng sắt thép là 0,1% cho tổng giá trị lô hàng, nếu phía nước
người bán họ sẽ có quyền chọn mua bảo hiểm loại A với mức phí là 0,16% cho tổng
giá trị. Như vậy nếu giành được thuê quyền vận tải và mua bảo hiểm cho một lô
hàng 10.000 tấn với giá trung bình khoảng 700 USD/tấn thì công ty sẽ tiết kiệm
được một khoảng 24.200 USD tương đương với khoảng 500 triệu đồng. Với tổng
giá trị nhập khẩu năm 2012 là 32.135 tấn thì có thể ước lượng công ty sẽ tiết kiểm
khoảng 1,5 tỷ đồng nếu thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm của các công ty
trong nước.
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên

Công ty cần khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên phòng kế hoạchvật tư có cơ hội học tập và nghiên cứu kinh nghiệm trong các nghiệp vụ ngoại
thương, nhân viên có thể tham gia các khóa học ngắn hạn của các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đặt biệt các khóa học về giao nhận vận tải,
thành toán quốc tê và bảo hiểm trong vận tải hàng hóa quốc tế, ngoại ngữ chuyên
ngành…, những nghiệp vụ mà đại học Ngoại Thương luôn có thế mạnh. Công ty
nên có chính sách khuyến khích cho những người đi học vẫn được hưởng lương đầy
đủ, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực
tế.
4. Kiến nghị
-

Đối với hiệp hội sắt thép Việt Nam: Trước tình hình đầu ra ngày một khó khăn tác
giả kiến nghị hiệp hội có biện pháp kịp thời khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm
thép Việt Nam đang dư thừa sang các nước trong khu vực và trên thế giới bằng cách
đề xuất Chính phủ giảm thuế VAT cho sản phẩm thép xuất khẩu, ưu đãi thuế xuất

khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp thép có cơ hội tiếp cận với thị trường xuất khẩu thép

-

thế giới.
Đối với Bộ Công Thương: Bộ nên có quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép một
cách rõ ràng và dài hạn, tránh tình trạng cấp phép ồ ạt mà không đánh giá được nhu
cầu tiêu thụ trong nước, trong khi việc hướng tới xuất khẩu vẫn gặp khó khăn do sự
cạnh tranh của các nước láng giềng như Indonesia, Thái Lan hay Trung Quốc.


×