Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh nghệ a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.12 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------o0o----------

ĐỖ THỊ THANH TÂM

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐINH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------o0o----------

ĐỖ THỊ THANH TÂM

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số:60340410

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐINH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đào Thị Phƣơng Liên

HÀ NỘI - 2015
ii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua,cùng với quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế,
hoạt động của ngân sách nhà nước có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện qua việc huy động
và phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, lành mạnh tình hình tài chính; đảm
bảo thực hiện công bằng xã hội; thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững, từ
đó đưa nước ta từ một nước nông nghiệp, kém phát triển trở thành một nước công nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn lực huy động phục vụ cho phát triển của đất nước là có hạn, tình hình
quản lý ngân sách thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, tham nhũng, kém hiệu trong
sử dụng vốn ngân sách nhà nước, gây bất bình trong dư luận xã hội và quần chúng nhân
dân nên yêu cầu huy động và sử dụng có hiệu lực, hiệu quả các nguồn lực thông qua công
cụ ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết không chỉ ở cấp quốc gia mà đòi hỏi các cấp
chính quyền địa phương phải thực hiện.
XDCB giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò và ý nghĩa của
XDCB có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh vực này trong quá trình tái sản xuất
TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo sữa chữa
hoặc khôi phục các công trình hư hỏng hoàn toàn. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư XDCB
để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho sản xuất xã hội nhằm thúc đẩy
kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, làm thay đổi diện mạo của cả nước: các đô thị mới ra
đời, các khu công nghiệp được hình thành, hệ thống giao thông thuỷ lợi, sân bay, bến cảng
phát triển, nhiều công trình phúc lợi như bệnh viện, trường học được xây dựng khang
trang. Tốc độ và quy mô đầu tư XDCB đã góp phần quan trọng tăng trưởng, phát triển kinh
tế hàng năm, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Nguồn NSNN chi cho đầu tư phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định
tốc độ phát triển kinh tế. Trong những năm qua tổng mức đầu tư cho toàn xã hội bình quân
mỗi năm đạt khoảng 600 nghìn tỷ và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Trong đó
vốn đầu tư của Nhà nước chiếm tỷ trọng cao trên tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo trong
cơ cấu vốn của xã hội, góp phần định hướng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, thu hút đầu tư của
các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên trước thực trạng của nền kinh tế đang trong giai
1


đoạn phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế Quốc tế nên khó tránh khỏi những hạn chế
trong đó có lĩnh vực đầu tư XDCB, đặc biệt là công tác quản lý chi ngân sách cho đầu tư
XDCB đang tồn tại khá nhiều hạn chế gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí tiêu cực. Tình
trạng này đã và đang diễn ra ở tất cả các khâu quan trọng trong quá trình đầu tư vốn cho
XDCB, gây nhức nhối cho xã hội và đang được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan
tâm chỉ đạo thực hiện ngăn ngừa tình trạng này.
Mặt khác trong vài năm trở lại đây, tình trạng khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên
khắp thế giới, đặc biệt là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu; thất nghiệp lạm phát, sản xuất
và tiêu dùng bị đình trễ, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, và gánh nặng này lại
đặt lên vai của những nhà quản lý. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khá rõ nét từ cuộc
khủng hoảng chung này. Hiện nay Chính Phủ đang thắt chặt chi tiêu công để nhằm kìm
hãm lạm phát và thanh lọc những cơ sở làm ăn không hiệu quả nhằm vực nền kinh tế phát
triển một cách thực sự để cùng với nhân dân cả nước vượt qua thời kỳ khó khăn này. Cùng
với xu hướng hội nhập kinh tế đặt ra cho nền tài chính Quốc gia mà NSNN là trung tâm
phải ngày càng trở thành công cụ cực kỳ quan trọng.Việc quản lý chi tiêu NSNN trong đó
có chi cho đầu tư XDCB phải được tiếp tục nghiên cứu để thực hiện một bước về cơ chế,
chính sách, quy trình, thủ tục nhằm mục tiêu sử dụng nguồn lực ngân sách thật sự đúng
luật, linh hoạt, hiệu quả làm đòn bẩy thật sự để phát triển kinh tế hạ tầng đô thị, thu hút đầu
tư, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích 16.487km2, dân số trên 3
triệu người, có đường biên giới dài 419 km giáp với 03 tỉnh của nước bạn Lào. Với những

đặc điểm đó, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân
dân và đảm bảo an ninh quốc phòng thì đầu tư XDCB nói chung và đầu tư XDCB từ
NSNN nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Trong thời gian qua, công tác quản lý chi
ngân sách cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Đầu
tư giàn trải, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả…Trước thực trạng đó để quản lý chi đầu tư
XDCB trên địa bàn Tỉnh có hiệu quả vì thế tôi chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý chi ngân
sách cho đầu tƣ XDCB của Tỉnh Nghệ An” nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành Quản lý Kinh tế.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận
và thực tiễn của công tác quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An từ đó
đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
trong hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Nghệ An nói riêng và hoạt động
quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Việt Nam nói chung hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu đề ra, luận văn xác định những mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa lý luận về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, những vấn đề cần
nghiên cứu giải quyết.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ
An để thấy rõ những thành công và hạn chế trong công tác này, từ đó chỉ ra.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp có tính thiết thực lý luận và thực tiễn trong
quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Hoạt động đầu tư XDCB là một hoạt động phức tạp vì vậy trong khuôn khổ luận
văn thạc sỹ chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý

chi NSNN cho đầu tư XDCB.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh
Nghệ An.
- Không gian: Tỉnh Nghệ An
- Thời gian: từ năm 2010 đến 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, dựa trên chủ trương đường lối của Đảng
cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các
3


chính sách của Nhà nước quy định về công tác quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN
cho đầu tư XDCB nói riêng.
Ngoài ra, để thực hiện được những nhiệm vụ trên tác giả còn sử dụng các phương
pháp như: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp thông
kê hóa…
Nguồn số liệu tác giả thu thập từ báo cáo của, Sở kế hoạch và đầu tư, kho bạc Nhà
nước tỉnh Nghệ An, Phòng đầu tư XDCB - Sở tài chính Tỉnh Nghệ An.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sáng rõ các vấn đề lý luận
về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An; đồng thời đưa ra những giải
pháp góp phần hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An.
Các kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho
đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với các đơn vị trên địa
bàn tỉnh và các địa phương khác có điểm tương đồng trong cả nước.

4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoàn thiện quản lý chi ngân sách là một chủ đề được sự quan tâm của rất nhiều nhà
khoa học, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này, tiêu biểu là các luận án, đề tài
nghiên cứu khoa học sau đây:
* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: “Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của ngân
sách Nhà nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường” (Nguyễn Thị Hoài Thu
- Năm 1991).
- Đề tài : “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công
trình từ ngân sách thành phố Hà Nội” (2008), Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của
Nguyễn Thị Thanh.
Đề tài đã phân tích mô ̣t số nội dung quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư
XDCB thông qua các công cụ pháp luật , cơ chế chính sách , tổ chức thực hiện và kiểm tra ,
thanh tra công tác quản lý dự án đầ u tư xây dựng công trin
̀ h từ ngân sách .
- Đề tài: “Vai trò nhà nước đối với đầ u tư xây dựng cơ bản bằ ng vố n ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Nam Định” (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của Trầ n Chí
Hiề n.
Đề tài đã đề câ ̣p đế n những vấn đề lý luận liên quan đến vai trò quản lý Nhà nước
đối đầu tư XDCB bằng vốn NSNN . Đề tài đã phân tích đươ ̣c vai trò nhà nước đối với đầu
tư XDCB trong viê ̣c ta ̣o ra ha ̣ tầ ng cơ sở vâ ̣t chấ t theo đúng quy hoa ̣ch

, đinh
̣ hướng phát

triể n kinh tế xã hô ̣i , đinh

̣ hướng phát triể n cơ cấ u kinh tế theo hướng tić h cực , thu hút đầ u
tư...
Một nghiên cứu khác của Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi ngân
sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh” (2013), Luận án tiến sỹ kinh tế của Bùi Thị Quỳnh Thơ, đã
hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế
xã hội; NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường với những nội dung
5


cụ thể: mục tiêu, nguyên tắc và phương thức của quản lý chi NSNN.
Bên cạnh những Luận án tiến sỹ kinh tế trên, còn một số Luận án, sách chuyên khảo
cũng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý chi NSNN, như: "Đổi mới cơ cấu
chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam" (2003), Bùi
Đường Nghiêu, Luận án tiến sỹ - Học viện Tài chính; "Vận dụng phương thức lập ngân
sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam" (2005), TS. Sử Đình
Thành, Nxb Tài chính; "Đổi mới quản lý chi ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng
Sông Hồng" (2009), Trần Quốc Vinh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội; “Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”
(2006), PGS,TS Lê Chi Mai, NXB Chính trị Quốc gia; "Quản lý ngân sách theo kết quả
đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam" (2008), PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: “Thực trạng và giải pháp tài
chính nhằm thực hiện khoán chi đối với cơ quan hành chính và cơ chế tự trang trải ở đơn
vị sự nghiệp có thu” (TS Bạch Thị Minh Huyền - Chủ nhiệm đề tài - Năm 2001).
* Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: “Cơ chế, chính sách tài chính
đối với hệ thống an sinh xã hội” (PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS Nguyễn Đình Ánh Đồng chủ nhiệm đề tài - Năm 2003).
* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách Nhà nước
trong lĩnh vực y tế ở Việt nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước” (NCS Nguyễn Trường Giang - Năm 2003).
* Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã

hội hoá giáo dục ở Việt Nam” (NCS Bùi Tiến Hanh - Năm 2006).
Tài liệu hội thảo về “Kiểm soát và nâng cao hiệu lực của chi NSNN” (Hà Nội ngày
2/6/2009), các bài viết tham gia tại hội thảo đã phân tích tình hình kiểm soát và hiệu quả
của chi NSNN, đã nhấn mạnh các tồn tại trong kiểm soát và quản lý chi NSNN, đặc biệt
theo như các chuyên gia nhấn mạnh: “thực trạng chi NSNN càng khó kiểm soát, tình trạng
bội chi, tham nhũng và thất thoát vẫn còn diễn ra trên thực tế”.

6


Tài liệu hội thảo về "Cơ chế quản lý NSNN-Thực trạng và giải pháp" (2012) do
Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính tổ chức. Các bài viết trong tài liệu đã khát quát
được Những vấn đề lý luận chung về quản lý NSNN, những vấn đề về quản lý chi NSNN,
những vấn đề về bội chi NSNN và nợ công, kinh nghiệm quốc tế về quản lý NSNN, và một
số những vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu bài viết để tham gia hội
thảo, nên các tác giả chỉ khát quát một số vấn đề cơ bản nhất về lý luận quản lý NSNN,
những vấn đề nỗi cộm và giải pháp khắc phục chung nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
NSNN.
Nhìn chung các luận án, đề tài này đã tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu về từng vấn
đề như: cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi NSNN (dự toán, kiểm soát chi, quản lý định
mức chi tiêu), quản lý tài sản công... hoặc nghiên cứu theo từng đối tượng cụ thể như: lĩnh
vực giáo dục, lĩnh vực y tế... Các luận án, đề tài đã đưa ra những kết luận, kiến nghị chủ
yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc, những nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn
trước năm 2010. Điều có thể nhận thấy rõ nhất là hầu như các luận án, đề tài chỉ tập trung
vào vấn đề lĩnh vực quản lý chi tiêu công, hay nói cụ thể hơn là chỉ mới nghiên cứu việc
quản lý chi NSNN cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chưa có một luận
án, đề tài nào đề cập đến nghiên cứu về tổng quan chung về quản lý và hoàn thiện quản lý
chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An. Phần lớn các tác giả đều xuất phát từ
mục tiêu tăng cường, nâng cao hiệu quản lý chi tiêu của NSNN cho các hoạt động sự
nghiệp, nên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu chưa thật sự thoát ra khỏi tư duy bao cấp, chỉ

mới nghiên cứu để tháo gỡ những vấn đề bất cập trong thực tế mà thôi; chưa có tác giả nào
trực tiếp nghiên cứu hoànquản lýchi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ
An - đây chính là khởi điểm quan trọng cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện quản lý
chi ngân sách nhà nướccho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An.
1.2. Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ XDCB
1.2.1. Ngân sách Nhà nƣớc
1.2.2.1.

Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành
phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi
7


trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại
chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các
trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn
nhất định của quốc gia, Hay:
Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm.
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ
bản của nhà nước.
Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước
huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau .
Về hình thức, các khái niệm trên có thể không giống nhau, nhưng nhìn chung,
chúng đều phản ánh về kế hoạch, dự toán thu, chi của nhà nước trong một thời gian nhất
định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nhà nước sử dụng quỹ
tập trung đó để trang trải cho các khoản chi tiêu của mình.

Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
-

Hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
NSĐP là một bộ phận của NSNN. NSĐP là khái niệm chỉ ngân sách của các cấp
chính quyền địa phương phù hợp với địa giới hành chính và với hiến pháp, pháp luật; là dự
toán thu, chi ngân sách của chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
trong một thời gian nhất định, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở địa phương.
NSTW phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống
NSNN. Bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương được hiến pháp quy định
đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước. NSTW cấp phát
kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương (sự
8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề tài : “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình từ
ngân sách thành phố Hà Nội” (2008), Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của Nguyễn Thị
Thanh.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: “Thực trạng và giải pháp tài chính
nhằm thực hiện khoán chi đối với cơ quan hành chính và cơ chế tự trang trải ở đơn vị sự
nghiệp có thu” (TS Bạch Thị Minh Huyền - Chủ nhiệm đề tài - Năm 2001).
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nghiên cứu về: “Cơ chế, chính sách tài chính đối với
hệ thống an sinh xã hội” (PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS Nguyễn Đình Ánh - Đồng chủ
nhiệm đề tài - Năm 2003).
- Đề tài : “Vai trò nhà nước đối với đầ u tư xây dựng cơ bản bằ ng vố n ngân sách nhà nước

trên đi ̣a bàn tỉnh Nam Đi ̣nh” (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của Trầ n Chí Hiề n .
- Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: “Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của ngân sách Nhà
nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường” (Nguyễn Thị Hoài Thu - Năm
1991).
- Luận án tiến sỹ kinh tế của Bùi Thị Quỳnh Thơ, “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà
nước tỉnh Hà Tĩnh” (2013),
- Luận án tiến sỹ của Bùi Đường Nghiêu "Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện
công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam" (2003).
- Học viện Tài chính; "Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong
quản lý chi NSNN của Việt Nam" (2005), TS. Sử Đình Thành, Nxb Tài chính.
- Luận án tiến sỹ kinh tế "Đổi mới quản lý chi ngân sách địa phương các tỉnh Đồng bằng
Sông Hồng" (2009), Trần Quốc Vinh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày
19/6/2009;
- Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực y tế ở Việt nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước” (NCS Nguyễn Trường Giang - Năm 2003).
9


- Luận án Tiến sỹ, nghiên cứu về: “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hoá
giáo dục ở Việt Nam” (NCS Bùi Tiến Hanh - Năm 2006).
- Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về Hơ ̣p đồ ng trong hoa ̣t đô ̣ng xây dựng.
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
- “Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” (2006), PGS,TS
Lê Chi Mai, NXB Chính trị Quốc gia.
- Quyết định số 63/2008/QĐ-BTC ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Về việc

ban hành mã nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Biểu mã nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
- Quyế t đinh
̣ số 109/2009/QĐ.UBND ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về viê ̣c
ban hành Quy đinh
̣ về quản lý đầ u tư xây dựng công trình và đấ u thầ u trên điạ bàn Nghê ̣
An.
- "Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam" (2008),
PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
- Quyết định số 54/QĐ-BTC ngày 12/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - V/v đính
chính Thông tư số 198/2010/TT-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi,
bổ sung Mục lục ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư hướng d ẫn
lâ ̣p kế hoa ̣ch đấ u thầ u .
- Thông tư số 188/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính - Quy định tiêu thức
phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương.
- Tài liệu hội thảo về “Kiểm soát và nâng cao hiệu lực của chi NSNN” (Hà Nội ngày
2/6/2009),
- Tài liệu hội thảo về "Cơ chế quản lý NSNN - Thực trạng và giải pháp" (2012) do Khoa
Tài chính công.

10


- Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 20/01/2007 của Bộ Tài chính - Hướng dẫn xét duyệt,
thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

11




×